Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thị Kim Liên
Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành công nghiệp được mệnh danh là ngành công nghiệp không
khói nhưng lợi ích nó mang lại là vô cùng to lớn. Du lịch đóng góp vào doanh thu của
đất nước, mang đến công ăn việc làm cho người dân, là phương tiện quảng bá hình ảnh
đất nước mạnh mẽ nhất, là sự xuất khẩu hàng hóa tại chỗ nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2009 là
3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước. Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam
là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt
Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng, 160.000 tỷ đồng năm 2012 .Du lịch
đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang chú trọng vào việc phát triển ngành kinh tế đầy tiềm
năng này, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã và đang đưa du lịch vào ngành kinh tế mũi
nhọn để đầu tư phát triển trong định hướng phát triển của đất nước, Huế nằm trong khu
vực được đầu tư trọng điểm. Thừa Thiên Huế là một vùng đất văn hiến,có bề dày lịch
sử, văn hóa đặc sắc với Huế là cố đô duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu được khá
nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình,với hệ thống thành quách,cung
điện, miếu đường, đền đài, lăng tẩm.
Quần thể di tích Cố đô Huế thu hút được nhiều khách tham quan cũng như nhà
nghiên cứu phát triển về du lịch, hệ thống di tích rất phong phú và đa dạng về kiểu
dáng, qui mô, kiến trúc. Mặc dầu số lượng khách tham quan mỗi di tích là rất lớn, việc
khai thác hầu như đều đặn mỗi ngày nhưng việc đầu tư, nâng cấp, bảo tồn tại mỗi điểm
di tích thì vẫn chưa được quan tâm cụ thể. Đa số khách đến tham quan lần đầu và tỷ lệ
khách quay lại vần còn khá ít. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là hoạt
động du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đa dạng, các dịch vụ bổ sung chưa
phong phú đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch. Hạn chế lớn nhất của ngành
du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế là công tác tiếp thị, quảng bá du lịch chưa thật sự hiệu
quả. Mặt khác, du lịch ngày càng phát triển, khách du lịch ngày càng có nhiều sự lựa
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thị Kim Liên
Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 2
chọn hơn do vậy họ cũng trở nên khắt khe hơn trong việc lựa chọn loại hình du lịch
phù hợp.
Chính vì vậy việc đưa ra các chính sách, biện pháp, nghiên cứu phát triển, bảo tồn
là hết sức quan trọng và cấp bách để loại hình du lịch văn hóa-lịch sử ngày càng phát
triển và thu hút du khách hơn. Đề tài “Đánh giá của du khách đối với di tích lăng
Minh Mạng-Huế” được chọn nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về những cảm nhận của du
khách trên mọi miền đất nước cũng như những du khách quốc tế về di tích lăng Minh
Mạng. Qua đó có thể biết được các ý kiến đánh giá, mong muốn của du khách về loại
hình du lịch văn hóa – lịch sử này cùng với những khả năng phát triển cũng như cách
thức để giữ gìn, bảo tồn các lăng,tẩm để phục vụ nhu cầu của du khách ngày càng tốt
hơn.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài “Đánh giá của du khách đối với di tích lăng Minh Mạng – Huế” được
chọn nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra nói trên. Trên cơ sở
khái quát một số vấn đề lý luận, tìm hiểu những đánh giá của khách du lịch khi tham
quan tại di tích lăng Minh Mạng Huế dựa trên những cơ sở thực nghiệm, đề tài tiến
hành nghiên cứu, phân tích thực trạng để xác định những ưu điểm, hạn chế, cũng như
những nguyên nhân của nó trong công tác phục vụ khách khi tham quan tại lăng. Từ
đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, thoả mãn tối đa nhu cầu
của khách nhằm thu hút thêm một lượng lớn du khách tham quan tại lăng Minh Mạng
Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Là khách du lịch nội địa và quốc tế đến tham quan tại di tích lăng Minh Mạng
Huế
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu:do những hạn chế về thời gian nên đề tài tập trung nghiên
cứu những dữ liều thứ cấp từ năm 2010-2012 và thu thập dữ liệu sơ cấp từ tháng 3 đến
tháng 4 năm 2013.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thị Kim Liên
Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 3
+ Không gian nghiên cứu: Lăng Minh Mạng- Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Đây là phương pháp nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, nắm bắt những nội dung
của những người đi trước đã làm, nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu. Nội dung phân
tích bao gồm: Phân tích nguồn, phân tích tác giả, phân tích nội dung và tổng hợp tài
liệu.
- Nghiên cứu định tính: được sử dụng trong thời gian đầu khi tiến hành đề tài
nghiên cứu. Các bước nghiên cứu định tính được sử dụng là việc tìm kiếm các dữ liệu
thứ cấp sẵn có có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn
chuyên gia về lĩnh vực du lịch và nghiên cứu khách hàng sẽ cung cấp những thông tin
hữu ích trong việc triển khai các mô hình nghiên cứu vào thực tiễn.
- Nghiên cứu định lượng: đây là bước nghiên cứu dựa trên các dữ liệu sơ cấp thu
thập được từ phiếu phỏng vấn. Các dữ liệu sẽ được phân tích bằng các phép thông kê
mô tả định lượng và các kiểm định cần thiết để có thể kết luận nhằm đạt được các mục
tiêu nghiên cứu đã đề ra.
5.Bố cục đề tài
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương này nêu ra lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phần này gồm 3 chương.
Chương I: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
- Trình bày cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
Chương II: Đánh giá của du khách đối với di tích lăng Minh Mạng
- Trình bày tổng quát về lăng Minh Mạng Huế
- Phân tích ý kiến đánh giá của du khách đối với lăng Minh Mạng Huế
Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút du khách đối với di tích lăng Minh
Mạng Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thị Kim Liên
Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 4
- Một số giải pháp cụ thể
- Một số định hướng nhằm thu hút du khách đến với di tích lăng Minh Mạng
Huế
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận và đề xuất các kiến nghị đối với các cấp nhằm thực hiện các giải pháp
đã nêu ra.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thị Kim Liên
Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ngày nay, khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu của con người trở nên đa dạng
hơn, trong đó nhu cầu đi du lịch đang ngày càng trở thành một nhu cầu đang được quan
tâm, chính vì điều đó hoạt động kinh doanh du lịch cũng không ngừng phát triển và trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Hòa chung với xu
hướng phát triển chung của du lịch thế giới, ngành du lịch nước ta nói chung, du lịch
Thừa Thiên Huế nói không ngừng phát triển, trở thành một ngành quan trọng.
Quần thể di tích Cố đô Huế thu hút được nhiều lượng khách tham quan cũng như
nhà nghiên cứu phát triển về du lịch, hệ thống di tích rất phong phú đa dạng về kiểu
dáng, qui mô, kiến trúc… Mặc dầu số lượng khách tham quan mỗi di tích là rất lớn,
việc khai thác gần như đều đặn mỗi ngày nhưng việc đầu tư, nâng cấp, bảo tồn tại mỗi
điểm di tích thì vẫn chưa được quan tâm đáng kể. Chính vì điều này mà số lượng khách
quay lại vẫn còn rất ít. Và đề tài này được nghiên cứu nhằm đánh giá sự hài lòng của
du khách ở mức độ nào để đưa ra những giải pháp tăng thêm sự hài lòng cũng như sự
quay trở lại và thu hút thêm du khách tới tham quan.
Đề tài nghiên cứu tiến hành nghiên cứu trong thời gian hơn 2 tháng và đối tượng
phỏng vấn là khách du lịch tại lăng Minh Mạng Huế. Đề tài nghiên cứu đã cơ bản đáp
ứng được hai mục tiêu nghiên cứu chính đề ra: (1) Xác định được các nhân tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của khách du lịch tại lăng Minh Mạng Huế, (2) Đánh giá của du khách
đối với các nhân tố đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của khách du lịch tại lăng Minh Mạng đó là
“Trang thiết bị phục vụ”, “Cảnh quan, môi trường”, “Nhân viên phục vụ”, “Hoạt động
tại di tích” , và “Yếu tố an ninh, an toàn”. Chính những nhân tố này ảnh hưởng đến việc
đánh giá của khách du lịch tại lăng Minh Mạng Huế.
Du khách khá hài lòng khi tham quan tại lăng Minh Mạng và nếu muốn thu hút
được thêm nhiều khách du lịch hơn nữa thì rất cần sự cố gắng và nỗ lực từ nhà quản lý
cho tới nhân viên cũng như người dân tại đây.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thị Kim Liên
Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 59
2. Kiến nghị
Du lịch Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển mãnh mẽ, đặc biệt nhờ phát
huy giá trị di sản văn hóa Huế đã thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham
quan. Việc khai thác và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể di tích Cố Đô
Huế là giải pháp tốt nhất bảo tồn di tích, làm cho di tích sống động hòa vào cuộc sống
xã hội đương đại, có tác dụng nâng cao đời sống văn hóa con người, đồng thời góp
phần phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh lợi để bảo tồn di tích.
2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- Có chính sách thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là những người có chuyên môn
trong lĩnh vực công tác quản lý bảo tồn di tích, có chính sách đãi ngộ hợp lý.
- Tạo cơ chế thông thoáng cho khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài khi
đến tỉnh Thừa Thiên Huế tham quan và du lịch.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, đưa hình ảnh Quần thể Di
tích Cố Đô Huế đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và công tác pháp lý cho điểm di
tích để quản lý hiệu quả và toàn diện hơn trong công tác bảo tồn văn hóa, kiến trúc và
con người.
- Nghiên cứu, cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý các di
sản văn hóa Huế theo một cơ chế tách bạch, rành rọt, thực hiện ba chức năng lớn: bảo
vệ, trùng tu và khai thác.
- Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia công tác bảo tồn
di tích, bảo vệ môi trường cảnh quan bên trong và xung quanh các điểm di tích.
2.2.Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo du lịch xoay quanh việc bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề cần thiết.
- Cần có những chiến lược lâu dài và bền vững về quy hoạch nói chung, công tác
bảo tồn và phát huy các tiềm năng du lịch sẵn có nói riêng nhằm phát triển du lịch theo
hướng bền vững.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thị Kim Liên
Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 60
- Tiến hành các buổi tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý các khu di
tích, trau dồi thêm khả năng và kinh nghiệm chuyên môn, nhằm nâng cao nhận thức
của những đối tượng trực tiếp phục vụ khách.
2.2. Đối với Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế
- Xây dựng chiến lược và duy trì nguồn nhân lực mạng tính dài hạn, tạo điền kiện
tốt nhất để nhân viên phát huy hết khả năng, sáng tạo của mình để đem lại hiệu quả cho
đơn vị.
- Có chế độ khen thưởng kịp thời cho những nhân viên hoàn thành nhiệm vụ suất
sắc mà lãnh đạo giao.
- Tạo điều kiện thông thoáng để tăng cường quảng bá hình ảnh của di tích thông
qua các đơn vị lữ hành, các cá nhân đến hợp tác với đơn vị.
- Tăng cường, phát huy và đa dạng hóa các sản phẩm hàng lưu niệm mang tính
đặc trưng của Lăng.
- Thường xuyên thăm hỏi những nhu cầu của du khách trong từng thời điểm cụ
thể để có những điều chỉnh hợp lý đối với các sản phẩm dịch vụ của mình để ngày càng
hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của du khách.