Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bài tập về công ty hợp danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.32 KB, 24 trang )

1_ Khái niệm công ty hợp danh:
Cũng như pháp luật nhiều nước trên thế giới không có một định nghĩa
chung cụ thể và chính xác về loại hình công ty hợp danh, pháp luật Việt Nam
hiện hành mà cụ thể là Luật Doanh nghiệp 2005 đã định nghĩa công ty hợp
danh dưới dạng liệt kê các đặc điểm cơ bản của nó.
Khoản 1 Điều 130 của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 định nghĩa:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung ( sau đây gọi là thành viên hợp danh);
ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Định ngĩa này cho thấy hai vấn đề lớn cần phải bàn:
Vấn đề lớn thứ nhất, công ti hợp danh theo quan niệm của Luật Doanh
nghiệp năm 2005 phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, có ngĩa là hai người
chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ của công ti.
Điều này là đúng nếu Luật Doanh ngiệp năm 2005 không quan niệm công ti
hợp danh bao gồm cả công ti hợp vốn đơn giản. Như trên đã nói, bản chất của
công ti hợp danh (general partnership) đúng ngĩa là sự liên kết của các thương
nhân đơn lẻ (sole trader hay sole proprietorship) để kinh doanh dưới một tên
hãng chung. Vì vậy, công ti hợp danh phải có từ hai thành viên hợp trở lên,
nếu không thì sẽ vẫn chỉ là thương nhân đơn lẻ. Còn đối với công ti hợp vốn
đơn giản thì chỉ cần có một thành viên hợp danh (hay “thành viên nhận vốn”
– gọi một cách dễ hiểu hơn và đỡ bị nhầm hơn về ngữ ngĩa) và một thành viên
góp vốn là đủ. Ngay ở Hoa Kì người ta quan niệm: “Công ti hợp danh hữu
hạn (limited partnership) bao gồm hai hay nhiều người, với ít nhất một thành
viên hợp danh và một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn”. Cần lưu ý thêm:
“công ti hợp danh hữu hạn: gọi theo cách của chúng ta xưa kia là “công ti hợp
vốn đơn giản” hay “công ti hợp tư đơn thường”. Để thấy hết quan niệm sai


lầm về công ti hợp danh theo pháp luật của Việt Nam hiện nay, cần khảo sát
tình huống sau: Lại Thị Lợi và Cù Thị Như Lan cùng nhau thành lập một
công ti hợp danh mang tên Lại Cù. Công ti hoạt động rất hiệu quả, đóng góp
lớn cho ngân sách nhà nước, giải quyết được rất nhiều việc làm cho một địa
bàn có nhiều người thất nghiệp, thực hiện chính sách kij tế lớn của địa
phương. Khôw may Cù Thị Như Lan qua đời để lại tài sản cho người thừa kế
duy nhất mang tên Cù Thị Khoái, không có khả năng kinh doanh và không
được sự tin tưởng về mặt kinh doanh của Lại Thị Lợi. Khoái không muốn rút
khỏi công ti, nhưng cũng đồng ý chỉ là thành viên góp vốn của công ty. Lợi
không muốn kết nạp thêm bất kì ai vào công ti vì không tin tưởng và không
muốn chia xẻ cơ hội kinh doanh. Biết rằng tỉ lệ quyền lợi của Lợi và Lan
trong công ti Lại Cù bằng nhau.
Để giải quyết tình huống này, có các giải pháp sau:
Thứ nhất, Khoái rút khỏi công ti. Điều này trái với ý chí của Lợi và
Khoái. Lưu ý: Luật tư không thể buộc bất kì ai hành động trái với ý muốn của
họ, nếu không có lí do chính đáng từ phía cộng đồng. Giả định Khoái rút khỏi
công ti, công ti chỉ còn lại mình Lợi. Lúc này công ti không thể còn là công ti
hợp danh nữa, vì nó chống lại bản chất thực sự của công ti hợp danh, và xét
về luật thực định thì nó cũng chống lại các qui định về công ti hợp danh.
Thứ hai, công ti Lại Cù chuyển đổi thành công ti tráz jiệm hữu hạn. Điều này
trái với ý muốn của Lợi. Hơn nữa, pháp luật Việt Nam hiện không dự liệu
trường hợp chuyển đổi hình thức giữa công ti đối vốn và công ti đối nhân.
Thứ ba, Khoái thay thế vị trí thành viên hợp danh của Lan trong công ti Lại
Cù. Điều này trái với ý chí của Lợi và Khoái, đồng thời chống lại tính chất
đối nhân (tin tưởng lẫn nhau và nhắm tới nhân thân của nhau giữa các thành
viên hợp danh) của công ti hợp danh.
Thứ tư, công ti Lại Cù kết nạp thêm thành viên hợp danh mới. Điều này
cũng trái với ý chí của Lợi và Khoái, đồng thời chống lại tính chất đối nhân
của công ti hợp danh.
Thứ năm, công ti Lại Cù giải thể để Lợi thành lập công ti khác. Giải

pháp này chống lại lợi ích của cộng đồng vì công ti đang phát triển và có
nhiều đóng góp cho xã hội. Đồng thời, Lợi bị mất cơ hội làm ăn và gánh chịu
chi phí lớn cho việc tạo dựng lại công ti…
Các giải pháp trên đều có các khiếm khuyết lớn có thể khiến cho luật
không đi vào đời sống xã hội, nhiều khi còn cản trở việc phát triển kinh tế, xã
hội. Tốt nhất là chúng ta nên chọn giải pháp mà các hệ thống tài phán trên thế
giới hiện nay vẫn đang sử dụng. Đó là thiết kế qui chế pháp lí riêng cho công
ti hợp danh và cho công ti hợp vốn đơn giản. Nhưng trước hết cần phải nhận
thức công ti hợp danh và công ti hợp vốn đơn giản là hai hình thức công ti
khác biệt. Đồng thời nhà làm luật cần thiết kế đầy đủ các giải pháp đối với
việc chuyển đổi hình thức công ti.
Vấn đề lớn thứ hai, thành viên hợp danh theo Luật Doanh ngiệp năm
2005 phải là cá nhân, có ngĩa là pháp nhân không thể góp vốn thành lập công
ti hợp danh. ở trên đã nói, bản chất thủa ban đầu của công ti hợp danh là sự
liên kết giữa các thương gia thể nhân hay thương nhân đơn lẻ để cùng kinh
doanh dưới một tên hãng chung. Tuy nhiên, ngày nay khi đã cách xa cái thủa
ban đầu đó hàng thiên niên kỉ, thì công ti hợp danh mang bản chất là sự liên
kết giữa các thương nhân mà trong đó có cả thương gia thể nhân và thương
gia pháp nhân, có ngĩa là thành viên của công ti hợp danh có thể là pháp nhân.
Về mặt lí thuyết cho thấy pháp nhân mô phỏng vị trí pháp lí của thể nhân. Nó
có tên gọi, cơ sở, quốc tịch, ý chí, sản nghiệp, trách nhiệm, có ngĩa là nó có
các quyền dân sự như thể nhân trừ một số quyền đặc trưng của thể nhân như
về gia đình, về chính trị… Đứng trước pháp luật, thể nhân hay pháp nhân đều
được gọi là người, nhưng để phân biệt giữa chúng người ta gắn vào đó các
tính từ. Sự phân biệt như vậy là cần thiết để thiết lập đời sống pháp lí khác
nhau cho chúng, song sự phân biệt đó không làm cản trở tới việc tham gia vào
các hoạt động kinh tế của pháp nhân. Về mặt pháp luật thực định, chúng ta đã
thấy Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 có một hình thức đầu tư
là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hay hợp đồng hợp tác kinh doanh
mà các luật gia trên thế giới quan niệm đó chính là hình thức công ti hợp

danh, mặc dù khi xây dựng Luật Doanh ngiệp năm 1999, nhiều quan điểm ở
Quốc hội cho rằng, hình thức công ti hợp danh là quá mới đối với Việt Nam,
nên đã cắt xén dự thảo để chỉ thông qua vỏn vẹn năm điều về công ti hợp
danh. Điều đáng lưu ý rằng, các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh theo
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể là pháp nhân. Vậy tại sao Luật
Doanh ngiệp năm 2005 cho rằng thành viên của công ti hợp danh chỉ có thể là
thể nhân? Có lẽ nhà làm luật ngĩ, thành viên hợp danh của công ti hợp danh
phải chịu trách nhiệm vô hạn định đối với các khoản nợ của công ti nên buộc
phải là cá nhân, vì xem điểm b, khoản 1, Điều 130 của Luật Doanh ngiệp năm
2005 có bóng dáng của những nhận thức như vậy. Chịu trách nhiệm vô hạn
định có ngĩa là phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình hiện có
hoặc sẽ có trong tương lai. Vậy cả thể nhân và pháp nhân đều phải chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của họ, chỉ có điều
khác biệt là pháp nhân khi đã bị thanh lí hết tài sản thì có thể không tồn tại
nữa, còn thể nhân thì vẫn có cơ hội để làm ăn, có ngĩa là có thể có tài sản
trong tương lai. Câu chuyện này còn liên quan tới luật phá sản mà chúng ta sẽ
có dịp đề cập tới. Ngày nay, các công ti thường lựa chọn các hình thức đầu tư
rất linh hoạt. Họ có thể sử dụng hình thức công ti hợp danh để tạo ra các chi
nhánh chung hoặc để kiểm soát hữu hiệu một công ti hoặc nhiều công ti khác
trong việc khai thác một cơ hội kinh doanh nào đó. Vậy tại sao Luật Doanh
ngiệp năm 2005 lại hạn chế quyền tự do lựa chọn hình thức đầu tư của các
thương nhân mà không có lí do chính đáng từ phía cộng đồng? Để lí giải đầy
đủ cho quan niệm thành viên hợp danh có thể là pháp nhân, chúng ta còn phải
nắm được vị thế pháp lí của thành viên hợp danh.
Công ti hợp danh và công ti dân sự rất gần gũi nhau, nhưng không
chuyển đổi được sang nhau. Các thành viên của công ti hợp danh mặc nhiên
được coi là có tư cách thương gia và liên đới chịu trách nhiệm với các khoản
nợ của công ti. Cơ cấu tổ chức của công ti hợp danh gọn nhẹ, do đó nó rất thiz
hợp với việc tổ chức các doanh ngiệp nhỏ. Hình thức công ti này xuất hiện
ngày càng jiều trong mối liên hệ giữa các công ti để hình thành một chi nhánh

chung giữa các công ti, các tập đoàn, làm cơ sở cho việc phân nhánh mới.
Trong Giáo trình Luật kij tế, Tập 1: Luật doanh ngiệp, Tình huống – Phân tích
– Bình luận của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, có đoạn viết: “Luật sư
thường được xem là cơ quan bổ trợ công lí, bởi vậy các hãng luật thường hoạt
động dưới dạng hợp danh chứ không phải các công ti thương mại” (3). Đọc
đoạn văn này ai đó băn khoăn: Phải chăng hợp danh hay công ti hợp danh
không phải là công ti thương mại? Có lẽ vẫn cấn cá ở việc xem dịch vụ pháp
lí có phải là hành vi thương mại hay không và việc tổ chức dịch vụ pháp lí
dưới hình thức hợp danh phải chăng là một hợp đồng dân sự, nên sự ra đời
của đoạn văn trên chỉ đề cập riêng tới các công ti luật mà không nhằm nói tới
công ti hợp danh nói chung. Trong khi đó, từ trước tới nay ở đâu người ta
cũng nói công ti hợp danh là công ti thương mại, là thương nhân bởi hình thức
và nó được phân biệt với công ti dân sự.
Trong các đặc điểm pháp lí của công ti hợp danh còn có một vấn đề
phải bàn là: công ti hợp danh có tư cách pháp nhân hay không? Nhiều luật gia
Việt Nam cho tới bây giờ vẫn chưa đồng tình với việc Luật Doanh ngiệp năm
2005 quan niệm công ti hợp danh có tư cách pháp nhân. Rõ ràng, công ti hợp
danh cũng có tên gọi, trụ sở, quốc tịch, sản nghiệp, ý chí và trách nhiệm. Điều
đó cho thấy không thể quan niệm nó là một cái gì đó khác hơn pháp nhân.
Còn các thành viên của nó xét về mặt pháp lí là những người bảo lãnh liên đới
cho các hoạt động của công ti. Hoàn toàn có sự tách bạch giữa tài sản của
công ti và tài sản của các thành viên,
Từ định nghĩa trên có thể nhận thấy pháp luật Việt Nam ghi nhận công
ty hợp danh bao gồm cả hai loại: hợp danh thông thường và hợp danh hữu
hạn. Tuy nhiên, nếu pháp luật nhiều nước Đông Nam Á khác phân tách hai
loại hình công ty hợp danh riêng biệt: thứ nhất là công ty hợp danh mang bản
chất “ hợp danh tuyệt đối”- tức công ty hợp danh thông thường, chỉ bao gồm
một loại thành viên duy nhất là thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn
đối với các nghĩa vụ của công ty; thứ hai là công ty hợp danh mang bản chất “
hợp danh tương đối”- tức công ty hợp danh hữu hạn, ngoài thành viên hợp

danh còn có loại thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi
vốn góp vào công ty, thì ở Việt Nam cả hai loại công ty hợp danh này đều
được ghi nhận nhưng không có sự phân tách mà gộp chung dưới một tên gọi
duy nhất là “ công ty hợp danh”.
Thật vậy, pháp luật Việt Nam quy định công ty hợp danh là doanh
nghiệp phải có ít nhất là hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp
danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn. Nói như vậy có nghĩa là công ty
hợp danh theo pháp luật Việt Nam có thể chỉ có một loại thành viên duy nhất
là thành viên hợp danh, và phải có số lượng ít nhất là hai thành viên hợp danh
mới được thành lập hợp pháp. Đây chính là hình thức công ty hợp danh thông
thường mang bản chất “ hợp danh tuyệt đối” giống như quy định của pháp
luật nhiều nước trên thế giới. Những điểm khác biệt ở đây là pháp luật Việt
Nam đồng thời quy định “ ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên
góp vốn”, tức là đã ghi nhận loại hình công ty hợp danh hữu hạn hay chính là
công ty hợp vốn đơn giản theo quy định của pháp luật các nước, và đây cũng
là một loại hình công ty đối nhân. Đối với công ty hợp danh hữu hạn ở Việt
Nam cũng phải đáp ứng điều kiện cần thiết đó là phải có ít nhất hai thành viên
hợp danh và không quy định số lượng thành viên góp vốn, sự xuất hiện của
chỉ một thành viên góp vốn cũng đủ làm cho bản chất của công ty hợp danh
trở thành “ hợp danh không tuyệt đối”
Như vậy, nếu pháp luật các nước chỉ ghi nhận một loại hình công ty
hợp danh hay có sự phân tách riêng biệt hai loại hình của nó, thì pháp luật
Việt Nam đã đồng thời ghi nhận sự tồn tại của cả hai loại hình công ty công ty
hợp danh là: hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn và được gộp dưới
một cái tên chung nhất đó là “ công ty hợp danh”. Đó cũng chính là điểm
khác biệt cơ bản của pháp luật Việt Nam so với pháp luật các nước trên thế
giới cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng nhìn chung, khái niệm
công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam có nội hàm công ty
đối nhân theo pháp luật các nước. Việc quy định về công ty hợp danh, Luật
Doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam..

2_ Thành viên công ty hợp danh:
Theo luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 quy định công ty hợp danh bao
gồm hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Vì vậy,
tìm hiểu quy chế thành viên trong công ty hợp danh tức là phân tích hai loại
thành viên này cùng những quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của nó.
2.1_ Thành viên hợp danh:
Thành viên hợp danh là loại thành viên cơ bản trong công ty hợp danh,
là điều kiện cần thiết và tiên quyết cho sự ra đời của công ty hợp danh. Đối
với Việt Nam, muốn thành lập công ty hợp danh phải có ít nhất là hai thành
viên hợp danh. Điểm b Khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:
“ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của công ty”.
Theo đó, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh ở Việt Nam chỉ
có thể là cá nhân, pháp luật không cho phép một pháp nhân, một tổ chức trở
thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Đối với một số trường
hợp đặc biệt, nếu công ty hợp danh hoạt động trong những ngành nghề như
dịch vụ pháp lý, khám chữa bệnh, dược phẩm, dịch vụ thú y, thuốc thú y, thiết
kế công trình, kiểm toán, môi giới chứng khoán,...thì thành viên hợp danh
trong công ty đó phải có chứng chỉ hành nghề, trình độ chuyên môn hoặc
bằng cấp, nghiệp vụ nhất định.
Thành viên hợp danh chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty. Chủ
nợ có quyền yêu cầu bất cứ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ
của công ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn
bộ tài sản của mình ( tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu
trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
Với một chế độ trách nhiệm vô hạn như vậy, Luật Doanh nghiệp đồng
thời trao ch thành viên hợp danh những quyền hạn chủ yếu trong việc điều
hành và quản lý công ty. Nói cách khác, thành viên hợp danh giữ vai trò
quyết định sự hình thành, phát triển và tồn tại của công ty hợp danh về cả mặt

pháp lý lẫn thực tế. Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định những
quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp danh. Cụ thể, thành viên
hợp danh trong công ty hợp danh có quyền từ việc điều hành, quản lý công ty,
sử dụng tài sản của công ty vào việc kinh doanh nhân danh công ty đến những
việc nội bộ khác của công ty...Bên cạnh đó, thành viên hợp danh phải có
nghĩa vụ quản lý công ty theo đúng quy định của pháp luật, liên đới chịu trách
nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty...Có thể thấy, Luật Doanh
nghiệp đã trao cho thành viên hợp danh quyền của một chủ công ty thực sự,
đồng thời cũng áp dụng một chế độ trách nhiệm vô hạn mà loại thành viên
này phải chịu khi thực hiện các hoạt động nhân danh công ty. Thành viên hợp
danh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty kể từ khi đăng ký
vào danh sách thành viên công ty, bất kể thành viên đó có trực tiếp tham gia
vào các hoạt động phát sinh trách nhiệm ấy hay không, trừ trường hợp thành
viên đó và các thành viên còn lại có thoả thuận khác ( Khoản 3 Điều 139 Lụât
Doanh nghiệp 2005). Ngay cả khi đã chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp
danh thì trong thời hạn hai năm, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty
đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên ( Khoản 5 Điều 138 Luật
Doanh nghiệp 2005).
Xuất phát từ việc thành viên hợp danh nắm giữ vai trò quan trọng trong
việc thành lập và quản lý công ty hợp danh mà điều kiện để trở thành thành
viên hợp danh cũng chính là điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 13
Luật Doanh nghiệp 2005, theo đó, các cá nhân sau đây không thể trở thành
thành viên hợp danh của công ty hợp danh:
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt
Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn

sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để
quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành
nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Cũng chính từ vai trò quan trọng và chế độ trách nhiệm vô hạn của
thành viên hợp danh mà Luật Doanh nghiệp 2005 ( Điều 133) đã có một số
quy định hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh, đó là:
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc
làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác; trừ trường hợp được sự
nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
- Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân
danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công
ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tố chức, cá nhân khác.

×