Tải bản đầy đủ (.doc) (199 trang)

Giáo án ngữ văn 11 nâng cao học kì 2 trọn bộ đúng theo PPCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 199 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
Tiết 73
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Xuất dương lưu biệt)
Phan Bội Châu

A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS
- Giúp học sinh thấy được chí lớn, khí phách anh hùng, tinh thần quyết liệt của
nhân vật trữ tình trong bài thơ. Cảm nhận được nét đặc sắc về phương diện
nghệ thuật của bài thơ thể hiện qua giọng điệu, lối dùng từ ngữ, mạch liên
tưởng.
B. Phương tiện thực hiện:
- GV: SGK, SGV ngữ văn 11 chuẩn, giáo án, bảng phụ.
- HS: SGK, bài soạn, tài liệu tham khảo.
C. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc
sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi
thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động
của GV & HS
Nội dung cần đạt
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
1
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
Hoạt động 1
- Hướng dẫn
HS tìm hiểu


khái quát
- Hs làm việc
với SGK
- Gv định
hướng Hs khái
quát những ý
cơ bản
I. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn
Tác giả
+Phan Bội Châu (1867-1940). Thuở nhỏ có tên là Phan Văn
San. Hiệu là Sào Nam.
+Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, tại
làng Đan Nhiệm, Nam Hoà, Nam Đàn, Nghệ An
+Ông nổi tiếng thần đồng: 13 tuổi đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ
đầu xứ, 33 tuổi (1900) đỗ Giải nguyên trường Nghệ An .
+Phan Bội Châu là nhà Nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng
tìm đường cứu nước. Năm 1904, ông lập Hội Duy Tân-tổ
chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản.
+Năm 1905, theo chủ trương của Hội Duy Tân, Phan Bội
Châu lãnh đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang Nhật.
+Năm 1912, ông thành lập Việt Nam Quang phục hội. Cũng
năm này ông bị Nam triều (đứng sau là thực dân Pháp) kết án
tử hình vắng mặt.
Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc ở Trung Quốc,
chúng định đem ông về nước để thủ tiêu bí mật. Việc bại lộ,
thực dân Pháp phải đem ông ra xét xử công khai, trước sự đấu
tranh mạnh mẽ của nhân dân, chúng phải xoá án khổ sai
chung thân và đưa ông về quản thúc (giam lỏng) tại Huế. ông
mất ở đây năm 1940.

 Phan Bội Châu là người khởi xướng, là ngọn cờ đầu của
phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam, trong khoảng
20 năm đầu của thế kỉ XX.
Sự nghiệp cứu nước của ông tuy không thành, nhưng đã khơi
dậy tinh thần yêu nước mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân.
-Năm 17 tuổi, viết : Bình Tây thu Bắc, dán ở các cổng trong
làng, để kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào Cần
Vương.
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
2
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
Suy nghĩ của
em về sự
nghiệp cách
mạng của
Phan Bội
Châu?
Kể tên những
tác phẩm
trong sự
nghiệp văn
chương của
Phan Bội
Châu?
Nội dung
chính thơ văn
Phan Bội
Châu ?
-Trong quá trình hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu đã
sáng tác nhiều tác phẩm, thuộc nhiều thể loại khác nhau,

bằng chữ Hán và chữ Nôm.
+Bái thạch vi huynh phú (1987)
+Việt Nam vong quốc sử (1905)
+Hải ngoại huyết thư (1914)
+Ngục trung thư (1906)
+Trùng quang tâm sử (1921-1925)
+Văn tế Phan Châu Trinh (1926)
+Phan Bội Châu niên biểu (1929)
+Phan Bội Châu văn tập và Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn
thi tập (hai tập văn thơ này làm trong thời gian cụ Phan bị thực
dân Pháp giam lỏng tại Huế)
-Thơ văn Phan Bội Châu sôi sục, nóng bỏng tinh thần yêu
nước; Thơ văn ông đã thành công trong việc tuyên truyền, cổ
vũ tinh thần, ý chí dân tộc và hành động cứu nước. Thơ văn
ông giàu nhiệt huyết, có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân.
ông được coi là cây bút xuất sắc nhất trong những năm đầu thế
kỉ XX.
Tác phẩm:
- Duy Tân hội được thành lập năm 1905, khi phong trào Cần
Vương đã cho thấy sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư
tưởng phong kiến do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Phan Sào
Nam, lúc này còn rất trẻ đã biểu hiện quyết tâm vượt qua giáo
lí đã lỗi thời của đạo Nho để đón nhận luồng tư tưởng mới,
tìm hướng mới khôi phục giang sơn. Phong trào Đông Du
được nhóm lên, đặt cơ sở, tạo cốt cán cho phong trào cách
mạng trong nước và chủ trương cầu Nhật giúp Việt Nam đánh
Pháp.
-Lưu biệt khi xuất dương được viết trong bữa cơm ngày tết cụ
Phan tổ chức ở nhà mình, để chia tay với bạn đồng chí trước
lúc lên đường.

GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
3
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
Em hãy nêu
bố cục bài
thơ?
Hs đọc bốn
câu đầu
Câu thơ đầu
nói về điều gì?
Có phải cụ
Phan là người
đầu tiên nói về
chí làm trai
2. Văn bản
Thơ Nôm Đường luật cũng như thơ Đường Luật thường có bố
cục 4 cặp câu (Đề, thực, luận, kết) hay 4 câu trên, 4 câu
dưới.
Có thể chia bài thơ làm hai phần:
*Bốn câu trên:
Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy
trách nhiệm.
*Bốn câu còn lại:
ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn
cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành
trình cứu nước.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Bốn câu đầu
- Làm trai phải lạ ở trên đời
Sinh ra làm thân nam nhi, phải làm được những việc lớn lao

kì lạ, trọng đại cho đời.
Các bậc tiền nhân trước như: Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão,
Nguyễn Công Trứ đã từng nói nhiều về chí làm trai. . . .
- Há để càn khôn tự chuyển dời
Lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời chuyển đất, phải chủ
động, không nên trông chờ. (lẽ nào cuộc sống muốn đến đâu
thì đến, mình là kẻ đứng ngoài vô can.
“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có chí, có anh hùng”
(Nguyễn Trãi- Bảo kính cảnh giới số 5)
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
4
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
Cái lạ ấy theo
em là gì?
Chí làm trai
của cụ Phan
có điều gì
khác so với
các bậc tiền
nhân?
(Phạm Ngũ lão- Tỏ lòng)
“Làm trai sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Nguyễn Công Trứ- Chí làm trai)
Chí làm trai mà các bậc tiền nhân nhắc đến gắn với lí tưởng
phong kiến, gắn với nhân nghĩa, chí khí, với công danh sự
nghiệp.

Chí làm trai theo quan niệm mới mẻ của cụ Phan:
Phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, phải làm những
việc phi thường, phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước. ý
tưởng lớn lao, mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện
cái tôi đầy trách nhiệm của mình, trong những câu thơ tiếp
theo.
- Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Khẳng định đầy tự hào, đầy trách nhiệm: dành trọn cuộc đời
mình cho sự nghiệp cứu nước.
Tự nhận gánh vác việc giang sơn một cách tự giác,
Nói bằng cả tâm huyết, bằng tấm lòng sục sôi của mình. Phá
vỡ tính quy phạm của văn học trung đại
(Tính phi ngã).
Gv: nghệ thuật tuyên truyền chỉ đạt được hiệu quả, khi tác
phẩm được viết bằng cả tấm lòng, tâm huyết, niềm tin chân
thật!
- Sau này muôn thuở há không ai?
Cụ Phan không hề khẳng định mình và phủ nhận mai sau, mà
muốn nói lịch sử là một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt và
tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ! có niềm tin với
mình như thế nào, với mai sau như thế nào mới viết được
những câu thơ như thế.
2. Bốn câu cuối
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
5
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
Suy nghĩ của
em về hai câu
thơ tiếp theo?
Thái độ của

tác giả trước
tình cảnh đất
nước trong
hiện tại?
Hs đọc hai câu
thơ cuối.
- Non sông đã chết. . . . Hiền thánh còn đâu? . . .
Nhục. . . . hoài!
Việc học hành thi cử cũ, không còn phù hợp với tình hình đất
nước hiện tại. (Cụ không hề phủ nhận Nho giáo, cụ chỉ muốn
kêu gọi sự thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc! Con người tràn đầy nhiệt huyết, cá tính mạnh
mẽ ưa hành động đã dùng những từ phủ định đầy ấn tượng:
“Tử hĩ” (chết rồi); “Đồ nhuế” (nhơ nhuốc);
“Si” (ngu)
Các từ trong bản dị? nhục, hoài; chưa thể hiện được các từ
“Đồ nhuế”, “Si” trong nguyên tác.
-Khát vọng hành động, tư thế của nhân vật trữ tình được thể
hiện qua các từ chỉ không gian: “Trường phong đông hải”
“Thiên trùng bạch lãng” vừa kì vĩ, vừa rộng lớn gây ấn tượng
sâu sắc về con người của vũ trụ. (Con người trong thơ xưa
chưa phải là con người các nhân, cá thể mà là con người vũ
trụ)
Hình ảnh mang tính vũ trụ ấy có tác dụng tô đậm phẩm chất
của nhân vật trữ tình, đó là khát vọng là tư thế hăm hở lên
đường cứu nước.
- Con người như muốn lao ngay vào môi trường hoạt động
mới mẻ sôi động, bay lên cùng cơn gió lớn làm quẫy sóng đại
dương. Mạnh mẽ hơn nữa: cùng một lúc bay lên với muôn
trùng sóng bạc.

Thứ nhất:
Giọng điệu thơ đầy tâm huyết, khẳng định, tạo nên sức lôi
cuốn mạnh mẽ:
Hai câu đầu ý thơ mở ra có tính chất mạnh mẽ (hướng ngoại).
Những câu tiếp: khẳng định ý thức trách nhiệm cá nhân một
cách tự tin, giọng thơ lắng xuống khi nhìn vào thực trạng đất
nước.
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
6
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
Đọc lại toàn
bài thơ
Theo em?
yếu tố nghệ
thuật nào đã
tạo nên sức lôi
cuốn mạnh mẽ
của bài thơ?
ấn tượng của
em về hình
tượng nhân
vật trữ tình
trong bài thơ?
 Hs thảo
luận nhóm
Hai câu cuối: tứ thơ lại trào lên mạnh mẽ, hăm hở, với khát
vọng lên đường.
Nhân vật trữ tình được thể hiện rõ qua giọng điệu bài thơ: đó
là con người tự tin, dám khẳng định mình; ý thức rõ về nỗi
vinh nhục ở đời, có khát vọng lớn lao, trên hành trình đi tìm

đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Thứ hai:
Cách sử dụng từ ngữ:
Càn khôn, non sông, khoảng trăm năm
(những từ ngữ chỉ đại lượng không gian, thời gian rộng lớn,
mang tầm vóc vũ trụ-Đặc trưng thơ tỏ chí trung đại (múa giáo
non sông. . . ) đó cũng là đặc trưng trong bút pháp thơ của
Phan Bội Châu.
Những từ phủ định mạnh mẽ, đã tác động đến độc giả một
cách sâu sắc (Tử hĩ, đồ nhuế, si)
III. Củng cố
Hình tượng nhân vật trữ tình là hình tượng một người anh
hùng, tràn đầy ý thức về cái tôi của mình, cái tôi ý thức đầy
trách nhiệm về sự tồn vong của đất nước, để từ đó thể hiện
vai trò của mình với giang sơn đất nước.
 Luyện tập
Chí làm trai của Phan Bội Châu được khẳng định trên mấy cơ
sở sau đây:
+Sức vươn lên mạnh mẽ của tuổi trẻ, của cái tôi. làm trai
phải xoay trời chuyển đất, xuống đông đông tĩnh, lên đoài
đoài yên
+Vai trò của tuổi trẻ với sự tồn vong của dân tộc, thanh niên
là lực lượng cứu nước chính. Cứu nước phải tìm đường, phải
học hỏi. không thể theo lối mòn cũ!
+Nét mới: sự nhạy cảm của Phan Bội Châu trước đòi hỏi của
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
7
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
 Hướng
dẫn học bài,

chuẩn bị bài
sau:
Nghĩa của
câu
lịch sử, dứt khoát từ bỏ kiểu học vấn cũ. Chí làm trai gắn liền
với sự tồn vong của dân tộc, chuyện lưu danh muôn thuở
không phải là mục đích chính!
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
Tiết 74, 75
Đọc văn
HẦU TRỜI
( TẢN ĐÀ)
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà qua cách nhà thơ hư
cấu câu chuyện : “ Hầu trời”.
- Thấy được những nét cách tân trong nghệ thuật thơ Tản Đà và mối quan hệ
giữa chúng với quan niệm mới về nghề văn của ông.
II - Phương pháp, phương tiện.
1, Phương pháp.
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
8
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
-Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo
luận.
2, Phương tiện.
-Sử dụng SGK, SGV, Sách tham khảo.
Tiết 74
III - Tiến trình dạy học.
1, Ổn định lớp.

2, Kiểm tra bài cũ. Cảm nhận vẻ đẹp 2 câu thơ cuối của bài thơ : “
LBKXD”?
3, Dạy bài mới.
Hoạt động của GV
và HS
Yêu cầu cần đạt
? Nêu những nội
dung trong phần tiểu
dẫn trong sgk ?
- ấn tượng của Em
về tác giả.
- Hoàn cảnh sáng
tác bài thơ.
I/ Tiểu dẫn.
- Tản Đà ( 1889- 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc
Hiếu người làng Khê Thượng huyện Bất Bạt tỉnh Sơn
Tây ( Nay là xã Sơn Đà , Ba Vì, Hà Tây).
- Xuất thân trong một gia đình dòng dõi khoa bảng,
có học hành nhưng không đỗ đạt.
- Viết văn, làm thơ từ khá sớm, lấy đó là một nghề
để kiếm sống.
- Cá tính phóng khoáng táo bạo, thể hiện cái tôi cá
nhân khá độc đáo.
- Là gạch nối của thơ cũ và thơ Mới.
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
9
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
? Đọc bài thơ ?
Tóm tắt chuyện hầu
Trời ?


? Chia bố cục bài
thơ ?
? Nêu lí do mà tác
giả được lên hầu
Trời ?
Em có nhận xét gì
về lí do này ?
- Nghệ thuật dựng
chuyện, kể chuyện,
miêu tả tâm lí nhân
vật, đối thoại…của
nhà thơ ?
- Các sáng tác :
+ Còn chơi( 1021)
+ Thơ Tản Đà ( 1925)
II/ Đọc – chia bố cục.
1. Đọc – Tóm tắt chuyện hầu Trời.
- Tóm tắt :
+ Lí do cùng thời điểm được gọi lên hầu Trời.
+ Cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho Trời và chư tiên nghe
giữa chốn thiên môn đế khuyết.
+ Trần tình với trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo
đuổi nghề văn và thực hành thiên lương ở hạ giới.
+ Cuộc chia tay đầy xúc động với trời và chư tiên.
2. Bố cục.
- Phần I : Câu 1-> 20 : Lí do lên hầu Trời.
- Phần II : Câu 21 -> 98 : Cảnh hầu Trời
- Phần III : Câu 99-> 114 : Cảnh về hạ giới.
III/ Đọc hiểu.

1. Phần I : Câu 1-> 20 : Lí do lên hầu Trời.
- Thời gian : Đêm
- Hành động :
+ Nằm một mình buồn.
+ Đun nước uống.
+ Ngâm văn
+ Tiên xuống nêu lí do
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
10
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
III - Tiến trình dạy
học. 1, Ổn định
lớp.
2, Kiểm tra bài cũ
3, Dạy bài mới.
CH : Cảnh hầu
Trời được miêu tả
như thế nào ?
CH : Qua cảnh hầu
Trời Em thấy nhà
thơ nói gì về bản
thân và nghề văn và
văn chương ? Cách
nói thể hiện cá tính
của cái Tôi Tản Đà
như thế nào ?
+ Được tiên đưa lên trời để ngâm thơ.
-> Tình huống được đưa ra hết sức tự nhiên, chi tiết

sắp đặt rất lôgíc giống như một câu chuyện có thật tạo
ra sức hấp dẫn người đọc đi tìm hiểu cuộc hầu Trời
của tác giả.
- Nắm nội dung bài thơ.
- Soạn phần còn lại.
Tiết 75
2. Phần II : Câu 21 -> 98 : Cảnh hầu Trời
a. Cảnh hầu trời :
+ Cảnh thượng giới : Cửa son đỏ chói oai rực rỡ, ghế
bành như tuyết vân như mây, chư tiên ngồi quanh đã
tĩnh túc.
+ Cảnh tác giả đọc văn hầu Trời.
+ Lời ngợi khen của Trời về văn chương của tác giả.
b. Nhà thơ nói về bản thân.
- Các câu thơ thể hiện tài năng thơ của nhà thơ.
+ Văn dài hơi tốt ran cung mây
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay
+ Văn đã giàu thay, lại lắm lối
+ Trời lại phê cho : Văn thật tuyệt !
Văn trần được thế chắc có ít !
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng !
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển !
Êm như gió thoảng, tinh như sương !
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết !. . .
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
11
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
? Nêu những thành
công về nội dung và
nghệ thuật của bài

thơ ?
Chú ý cái tôi cá
nhân
-> Đó là một tài năng thơ hay cả về nội dung thơ lẫn
ý tứ, hơi thơ. Tác giả không tự khen mà để cho Trời
khen tạo ra sự khách quan trong đánh giá tài năng.
c. Nhà thơ nói về văn và nghề văn.
- Văn chương là một nghề kiếm sống mới có người
bán kẻ mua, có thị trường phức tạp. Nhà thơ ý thức
được sự cần thiết phải chuyên tâm với nghề, phải
sáng tác đa dạng về thể loại. Đây là những quan điểm
rất mới mẻ của nhà thơ trước nền thơ ca của thời đại
lúc bấy giờ.
IV/ Tổng kết.
1. Nội dung.
- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản
Đà qua cách nhà thơ hư cấu câu chuyện : “ Hầu trời”.
- Cái tôi cá nhân:
+ Cách xưng danh, xuất xứ của tác giả-> thể hiện ý
thức tự tôn dân tộc, niềm tự hào và tình yêu non nước
của nhà thơ.
2. Nghệ thuật.
- Lối kể chuyện bình dân
- Giọng điệu khôi hài
- Cách dùng từ
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
TIẾT 76 LÀM VĂN
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
12

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II

THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
Ngày soạn: 13/01/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Nắm được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị
luận.
- Biết bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã hội hoặc về văn học.
II - Phương pháp, phương tiện.
1, Phương pháp.
-Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo
luận.
2, Phương tiện.
-Sử dụng SGK, SGV, Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
1, Ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ
3, Bài mới.
Hoạt động của
GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Nêu các yêu cầu
của thao tác lập
1. Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
- Muốn bác bỏ một ý kiến nào đó phải có đầy đủ lập luận
để chứng minh ý kiến đó sai.
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
13
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II

luận bác bỏ?
? Có mấy cách sử
dụng thao tác lập
luận bác bỏ?
- Muốn bác bỏ một ý kiến sai trước hết phải:
+ Trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan trung
thực.
+ Nêu ý kiến ấy sai ở chỗ nào và vì sao như thế là sai.
- Khi vận dụng thao tác bác bỏ cần có sự cân nhắc, phân
tích từng mặt để tránh tình trạng khẳng định chung
chung, tràn lan hay bác bỏ, phủ nhận tất cả.
- Tuỳ theo tính chất đúng sai của các ý kiến mà vận dụng
lập luận bác bỏ cho thích hợp và nêu ra kết luận thoả
đáng.
- Lập luận bác bỏ phải được thực hiện một cách trung
thực, có mức độ và đúng quy cách.
2. Cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
a. Bác bỏ luận điểm.
- Tức là vạch ra cái sai của bản thân luận điểm. Có 2
cách bác bỏ sau:
+ Dùng thực tế để bác bỏ.
+ Dùng phép suy luận để làm cho cái sai của luận điểm
cần bác bỏ phải được bộc lộ đầy đủ.
b. Bác bỏ luận cứ:
- Là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn
chứng được sử dụng.
c. Bác bỏ cách lập luận là vạch ra sự mâu thuẫn, không
nhất quán, phi lô gích trong lập luận của đối phương, chỉ
ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập
luận.

Luyện tập
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
14
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
? Đọc đoạn đối
đáp sau và cho biết
lập luận bác bỏ
được vận dụng
theo thao tác nào?
? Lập luận để
phản bác sai lầm
trong luận điểm
sau: có tiền là có
hạnh phúc?
1. Bài 1 ( 16)
- Đây là luận điểm sai do lập luận sai, cho nên phương
pháp bác bỏ ở đây là bác bỏ cách lập luận. Lập luận của
cô vũ nữ chỉ suy luận một chiều, thiếu toàn diện, bỏ sót
mặt thứ hai, do đó kết luận rút ra cũng sai. Cách bác bỏ
ở đây là lật ngược lại, phơi bày khía cạnh mà cô vũ nữ
không nhìn ra.
2. Bài 2 ( 17)
- Học sinh tham khảo các ý kiến của nhà văn Anh để lập
luận phản bác luận điểm, kết hợp với phản bác luận cứ.
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
TIẾT 79

NGHĨA CỦA CÂU
Ngày soạn: 27/01/2008

I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
15
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- Hiểu được khái niệm " nghĩa sự việc", " nghĩa tình thái" hai thành phần nghĩa
của câu.
- Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu.
II - Phương pháp, phương tiện.
1, Phương pháp.
-Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo
luận.
2, Phương tiện.
-Sử dụng SGK, SGV, Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
1, Ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ
3, Bài mới.
Hoạt động của
GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Thế nào là
nghĩa sự việc và
nghĩa tình thái
của câu?
GV yêu cầu học
sinh lấy thêm các
ví dụ sgk
? Có mấy loại
nghĩa tình thái

I/ Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
1. Ví dụ - sgk.
2. Kết luận.
- Nghĩa của câu chia ra làm hai:
+ Thành phần phản ánh sự tình gọi là nghĩa sự việc.
+ Thành phần phản ánh thái độ, sự đánh giá của người
nói đối với sự việc, hay đối với người đối thoại gọi là
nghĩa tình thái.
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
16
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
quan trọng?
? Thế nào là
nghĩa tình thái
hướng về người
đối thoại?
? Làm các bài tập
trong sgk?
? Những từ ngữ
in đậm trong câu
sau đây biểu thị
nghĩa tình thái
nào trong các loại
nghĩa tình thái đã
học?
? Chỉ ra sự khác
biệt về nghĩa tình
thái giữa các câu (
a), ( b) và (c)
trong các câu sau?

Gv hướng dẫn
học sinh về nhà
làm bài tập 3 -
II/ Một số loại nghĩa tình thái quan trọng.
1. Nghĩa tình thái hướng về sự việc.
- Đây là loại nghĩa tình thái thể hiện thái độ và sự đánh giá
của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Có
ba loại sau:
+ Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra.
+ Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc.
+ Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một
đạo lí.
2. Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại.
- Đây là loại nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá
của người nói đối với người đối thoại.
Luyện tập
Bài 1( 24)
- Cam: NTThái được nhận như một đạo lí
- Vẫn: chỉ sự việc đã xảy ra.
- Liền: chỉ sự việc đã xảy ra ngay sau đó.
- Không thể: chỉ khả năng xảy ra.
- Câu 5, 6, 7, 8 đều là câu có nghĩa tình thái chỉ khả năng
xảy ra.
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
17
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
sgk - 25. Bài 2 ( 24)
- Trời mưa mất: phỏng đoán sự việc chắc chắn xảy ra.
- Trời mưa chắc: sự việc có thể xảy ra hoặc không.
- Xong rồi nhỉ: Sắc thái thân mật, chờ đợi sự đồng tình

- Xong rồi mà: Sắc thái nghi ngại.
3. Bài 3 ( 25)
TIẾT 80
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Nắm vững thao tác lập luận bác bỏ.
- Có kĩ năng vận dụng thao tác lập luận bác bỏ.
II - Phương pháp, phương tiện.
1, Phương pháp.
-Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo
luận.
2, Phương tiện.
-Sử dụng SGK, SGV, Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
18
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
1, Ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ
3, Bài mới.
Hoạt động của GV
và HS
Yêu cầu cần đạt
? Đọc các đoạn trích
sau và cho biết tác giả
đã sử dụng cách bác
bỏ nào?
GV chia nhóm làm bài
tập và yêu cầu hs lên

bảng chữa. GV gọi
nhận xét, bổ sung.
1. Bài 1 ( 41)
a. Đoạn văn của Nguyễn Đình Thi.
- Sử dụng cách bác bỏ luận điểm bằng luận cứ.
- Luận điểm cần bác bỏ là: Có người nghĩ rằng thơ là
những lời đẹp.
- Các luận cứ dùng để bác bỏ là:
+ Dưới ngòi bút Hồ Xuân Hương. . . . . . . . truyền
tụng mãi.
+ Nguyễn Du với câu thơ. . . . . . làm sao.
+ Không phải thơ . . . . . . . . . . . . . trong thơ.
b. Đoạn văn của Đặng Thai Mai.
- Bác bỏ luận điểm bằng cách dùng lập luận phân tích
để bác bỏ.
- Luận điểm cần bác bỏ là: trong sáng tác văn nghệ,
lí tính không tham dự.
- Dùng lập luận phân tích để bác bỏ:
+ lí tính tác động lựa chọn đề tài.
+ Sắp đặt tư tưởng, nghiên cứu hình thức, phân tích
tài liệu.
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
19
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
? Lập dàn ý để bác bỏ
luận điểm sau?
GV hướng dẫn học
sinh và yêu cầu về nhà
làm bài tập 3 ( 44).
+ Vận dụng kinh nghiệm về bút pháp.

+ Lí tính phải luân tỉnh táo để làm cho hình thức phù
hợp với nội dung.
c. Đoạn văn của Đỗ Kiên Cường.
- Tác giả đã bác bỏ luận điểm bằng cách dùng luận cứ
và lập luận.
- Luận điểm cần bác bỏ là: Có rồi hãy cho.
- Bác bỏ bằng các luận cứ:
+ Những người theo chủ nghĩa nhân văn chẳng tạo
hay sản xuất cái bóng đèn như Ê-đin-xơn.
+ Chẳng tạo cái xe ôtô như Pho.
+ Nước Mĩ chỉ 20% dân số là người sản xuất còn
80% là ăn bám.
+ Bin - ghết thì tốt hơn Mẹ Tê - rê-da.
+ Tuy là nhà văn nhưng Ây ren đơ lại khinh rẻ chủ
nghĩa nhân văn.
- Bác bỏ bằng lập luận: Về đạo lí . . . . . . . . . . . giàu
lòng sáng tạo khác.
2. Bài 2 (44)
- Luận điểm cần bác bỏ: chỉ có vào đại học thì cuộc
đời mới có tương lai.
- Lập dàn ý:
+ Đúng sai
3. Bài 3 ( 44)
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
20
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
Tiết 81 – 82
BÀI VIẾT SỐ 5
Ngày soạn: 27/01/2008
I - Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh:
- Biết viết bài văn nghị luận phân tích một vấn đề của tác phẩm văn xuôi hoặc
kịch.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích đề và kĩ năng viết bài văn nghị luận phân tích
một vấn đề của tác phẩm văn xuôi hoặc kịch.
- Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa. đúng quy
cách, khắc phục và hạn chế được những sai sót ở bài viết trước.
II - Phương tiện.
- Sử dụng SGK, SGV, Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
1, Ổn định lớp.
2, Ra đề kiểm tra.
Đề bài: Hãy nêu suy nghĩ của Em về một nhân vật hoặc một chi tiết mà em cho
là có ý nghĩa sâu sắc trong truyện ngắn : " Đời thừa" của Nam Cao?
I/ Kĩ năng.
- Học sinh biết cách làm một bài nghị luận văn học.
- Vận dụng những hiểu biết về văn học và cuộc sống xung quanh để làm bài.
II/ Kiến thức.
- Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau tuy nhiên phải đảm bảo được
những kiến thức cơ bản sau.
+ Biết chọn nhân vật hoặc chi tiết mà mình yêu thích trong tác phẩm, nhưng
nhân vật và chi tiết đó phải có vai trò và ý nghĩa quan trọng với thiên truyện.
+ Nó có ý nghĩa sâu sắc ở chỗ nào
+ Cụ thể là ý nghĩa về nội dung là gì.
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
21
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
+ Nó làm nổi bật tư tưởng chủ đề của thiên truyện ở chỗ nào.
+ Về nghệ thuật nó có vai trò và tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội
dung và tư tưởng.

+ Đánh giá chung về giá trị và ý nghĩa của nhân vật hoặc chi tiết ấy.
Tiết 83 – 84
VỘI VÀNG
-Xuân Diệu -

A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt của nhà
thơ với quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc.
Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận
sâu sắc trong bài thơ cùng những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV, thiết kế bài học+Thơ Xuân Diệu
- Giáo án cá nhân lên lớp
C. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng
tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo
luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động
của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 I. Tìm hiểu chung
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
22
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- Hướng dẫn
HS tìm hiểu
khái quát

- Hs làm việc
với SGK
- Gv định
hướng Hs khái
quát những ý
cơ bản
(? ) Nêu các
sáng tác chính
của Xuân
Diệu?
- Cá nhân trả
lời
1. Tác giả .
* Xuân Diệu (1916-1985)
Tên thật là: Ngô Xuân Diệu
- Ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: Vạn Gò Bồi, xã Tùng
Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
- Quê nội: Làng Trảo Nha, nay là xã Đại Lộc, huyện Can
Lộc, Hà Tĩnh.
+Học xong tú tài, ông đi dạy học tư, rồi làm cho sở Đoan ở
Mĩ Tho, Tiền Giang. Sau đó ông ra Hà Nội sống bằng nghề
viết văn, có chân trong nhóm “Tự lực Văn đoàn
+Năm 1943, Xuân Diệu bí mật tham gia Hội văn hoá cứu
quốc, dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt Minh. Trong hai
cuộc kháng chiến của dân tộc và những năm xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền bắc, Xuân Diệu lấy sự nghiệp văn chương
của mình phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.
Ông được bầu là đại biểu quốc hội khoá I, 1946.
Viện sĩ thông tấn viện Hàn lâm nghệ thuật, Cộng hoà dân chủ
Đức năm 1983.

Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Thơ:
Thơ Thơ (1938); Gửi hương cho gió (1945); Riêng chung
(1960); Mũi Cà Mau cầm tay (1962); Hai đợt sóng (1967); Tôi
giàu đôi mắt (1970); Thanh ca (1982)
Văn xuôi:
Phấn thông vàng (1939); Trường ca (1945); Những bước
đường tư tưởng của tôi (1958); Các nhà thơ cổ điển Việt nam
I, II (1981); Công việc làm thơ (1984)
Dịch thuật:
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
23
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
(? ) Nêu xuất
xứ bài thơ?
(? ) Bố cục
của bài thơ?
- Cá nhân dựa
sgk trả lời
 Hs đọc khổ
thơ đầu
(? ) Cách nhân
Các nhà thơ Hung-ga-ri
Dịch thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du sang tiếngPháp
=> Xuân Diệu đem đến cho thơ ca đương thời sức sống mới,
cảm xúc mới, cùng với cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông
là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, thơ Xuân Diệu hướng vào
thực tế đời sống, rất giàu tính thời sự.
2. Văn bản

* Vội vàng in trong tập “Thơ Thơ” (1938)
Là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách
mạng tháng Tám
* Bố cục: ba đoạn
- Đoạn một:
Từ đầu. . . đến “tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” (Miêu
tả cuộc sống trần thế như một thiên đường trên mặt đất và niềm
cảm xúc ngây ngất trước cuộc sống ấy.
- Đoạn hai:
Tiếp đó. . . đến “mùa chưa ngả chiều hôm”
(quan niệm về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ với nhận thức:
con người chỉ có thể tận hưởng nguồn hạnh phúc khi còn trẻ.
Tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi, thời gian có thể lại cướp đi tất
cả)
- Đoạn ba:
Còn lại (chạy đua với thời gian để tận hưởng cuộc sống tươi
đẹp nơi trần thế)
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Đoạn một
“Tôi” muốn bộc bạch với mọi người, với cuộc đời.
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
24
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO HỌC KỲ II
vật trữ tình
xưng tôi nói
lên điều gì
? Cảm nhận
của em về khổ
thơ đầu?
- Hs làm việc

theo nhóm,
trao đổi thảo
luận
- Đại diện các
nhóm trình
bày
(? ) Nhân vật
trữ tình muốn
nói với người
đọc điều gì?
 Hs đọc
đoạn hai
Quan niệm
của tác giả về
mùa xuân?
( ? ) Quan
niệm của tác
giả về tuổi
trẻ? tình yêu?
( ? ) Quan
niệm của nhà
(thơ mới).
Tôi muốn “tắt nắng” “ buộc gió”, muốn đoạt quyền của tạo
hoá, thiên nhiên, đề giữ lại hương vị, màu sắc, giữ lại cái đẹp
của cuộc đời.
Cuộc sống trần thế: hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ, khúc
tình si, ánh sáng hàng mi, ngon như cặp môi gần. . .
Cái đẹp say đắm của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ; nhân vật
trữ tình như đang ngây ngất trước cuộc sống thiên đường nơi
trần thế.

- Cuộc đời đẹp lắm, đáng sống, đáng yêu lắm! Hãy tận hưởng
cuộc đời đẹp ấy ngay trần thế này! Cần gì phải lên tiên (ý thơ
Thế Lữ).
2. Đoạn hai
- Mùa xuân: thời xuân sắc nhất của tuổi trẻ, cảnh vật (nào ong
bướm, tuần tháng mật, hoa đồng nội, lá cành tơ, khúc tình si,
tháng giêng, cặp môi gần)
Nhưng mùa xuân còn là dấu hiệu của bước chuyển thời gian:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”
Mùa xuân gắn liền với cái đẹp của tình yêu, tuổi trẻ, của cảnh
vật, nên “mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”
- Mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ, tình yêu, song quy luật cuộc
đời, tuổi trẻ không tồn tại mãi, nhà thơ xót xa, tiếc nuối nên
bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
- Nhà thơ không quan niệm thời gian tuần hoàn (thời gian liên
tục, tái diễn, lặp đi lặp lại, quan niệm lấy sinh mệnh vũ trụ
làm thước đo thời gian)
- Quan niệm của nhà thơ về quy luật thời gian: Thời gian như
một dòng chảy xuôi chiều, một đi không bao giờ trở lại. Nhà
thơ lấy sinh mệnh cá nhân con người làm thước đo thời gian,
lấy thời gian hữu hạn của đời người để đo đếm thời gian của vũ
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
25

×