Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Giáo án tự chọn ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.7 KB, 27 trang )

Tuần 01, Tiết 01
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được cách thức phân tích đề và cách lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội.
II. Tổ chức hoạt động dạy và học
Tuần 02, Tiết 02
VIẾT MỞ BÀI, KẾT BÀI HOẶC ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Mục tiêu cần đạt
Học sinh có kĩ năng viết phần mở, kết bài, đặc biệt là xây dựng đoạn trong bài văn nghị luận xã
hội.
II. chức hoạt động dạy và học
1
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
Đề bài:
Tuân Tử nói:
“Đường tuy gần,
chẳng đi chẳng
đến. Việc tuy
nhỏ, chẳng làm
chẳng nên”. Hãy
bình luận câu nói
trên.
(Dạy và học nghị
luận xã hội, tr 48)
Tìm hiểu đề và
lập dàn ý:
- Vấn đề cần nghị
luận là gì (ý nghĩa
của câu nói)?
- Cuộc sống đặt ra
những yêu cầu gì


đối với con
người?
- Để thực hiện,
đáp ứng những
yêu cầu cuộc
sống, con người
cần làm gì?
- Hành động có
thể mang lại điều
gì?
- Bài học kinh
nghiệm, liên hệ?
DÀN Ý THAM KHẢO
-Vấn đề cần nghị luận: Nếu không hành động và tích cực hành động sẽ không
giải quyết được dù là những yêu cầu đơn giản nhất của cuộc sống.
- Cuộc sống luôn đặt ra nhiều yêu cầu đối với con người:
+ Những vấn đề lớn và nhỏ, đơn giản và phức tạp cần giải quyết, những thử thách
cần vượt qua, những trách nhiệm phải gánh vác, …
+ Con người cần có khả năng suy xét và tri thức hành động. Thiếu khả năng suy
xét sẽ dẫn đến làm việc mù quáng, không có ý thức hành động thì mọi việc sẽ giữ
nguyên hiện trạng ban đầu mà không thể tiến triển để có được diễn biến, kết quả.
-Đáp ứng, thực hiện những yêu cầu của cuộc sống, con người cần:
+ Nhận diện, xác định bản chất của vấn đề, của công việc cần giải quyết để định
hướng hành động.
+ Xây dựng ý thức, cách thức hành động: biết phải làm gì, cần bắt đầu từ đâu, việc
nào trước, khâu then chốt ở chỗ nào, mục đích cuối cùng của hành động…
+ Giải quyết từng phần của công việc, từng bước của quá trình, từng khía cạnh nhỏ
của vấn đề, từng khâu của thử thách… bằng những việc làm cụ thể.
-Hành động có thể mang lại nhiều điều:
+ Con người có cơ hội kiểm nghiệm lại năng lực của chính mình để thấy điểm

mạnh, điểm yếu mà điều chỉnh bản thân.
+ Các phần việc sẽ dần dần được giải quyết, cái đích cần tới sẽ gần lại, rõ hơn và
hiện thực hơn.
+ Cảm giác e ngại sẽ bớt dần, niềm vui sẽ đến trong những thành quả cụ thể.
+ Hành động đồng nghĩa với tạo cơ hội và xây dựng niềm tin vào sự thành công.
-Bài học:
+ Mọi khoảng cách đều có thể khắc phục, mọi thử thách đều có thể được giải
quyết bằng ý thức hành động. Sự thất bại, bế tắc, cùng đường chỉ có khi ý thức
hành động bị triệt tiêu.
+ Cần hành động ngay và cần bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất để giải
quyết những công việc cụ thể trước mắt.
+ “Cây lớn một ôm khởi sinh từ một cái mầm nhỏ, đài cao chín tầng khởi đầu từ
một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân” (Lão Tử, Đạo đức kinh).
Tuần 03, Tiết 03
TỰ TÌNH (Bài II) – Hồ Xuân Hương
CÂU CÁ MÙA THU – Nguyễn Khuyến
THƯƠNG VỢ - Trần Tế Xương
I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh Xuân Hương; hiểu được tài năng nghệ thuật
thơ Nôm của tác giả.
Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ và vẻ
đẹp tâm hồn của thi nhân; thấy được nghệ thuật tả cảnh và sử dụng từ ngữ của Nguyễn Khuyến.
Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm yêu quý mà Tú Xương dành cho người vợ của mình.
Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giàu sức biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn
từ văn học dân gian.
II. Tổ chức hoạt động dạy và học
2
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
Đề bài:
Tuân Tử nói: “Đường tuy gần, chẳng

đi chẳng đến. Việc tuy nhỏ, chẳng làm
chẳng nên”. Hãy bình luận câu nói
trên.
(Dạy và học nghị luận xã hội, tr 48)
Yêu cầu: Hs viết mở, kết bài và một
đoạn văn phần thân bài cho đề bài trên.
Gv gọi hs trình bày kết quả trước lớp để
lớp tham khảo, góp ý. Gv nhận xét, bổ
sung hoặc sửa chữa…
-Hs căn cứ vào phần tìm hiểu đề, lập dàn ý của tiết học
trước để thực hiện yêu cầu.
- Gv góp ý:
+ Mở bài:
Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào vấn đề nghị luận.
Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu
trích (cả xuất xứ nếu có) và nhận định đúng hay không
đúng. Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nêu
nhận định phù hợp với đề bài.
+ Kết bài: Kết luận chung về vấn đề. Liên tưởng, liên hệ.
+ Viết một đoạn trong phần thân bài: hình thức đoạn
văn, cách xây dựng đoạn (diễn dịch, qui nạp, móc xích,
song hành), cấu trúc: luận điểm, luận cứ, luận chứng (dẫn
chứng và phân tích dẫn chứng)
Tuần 04, Tiết 04
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
I. Mục tiêu cần đạt
Củng cố, vận dụng những kiến thức về thao tác và cách phân tích vào việc xây dựng thao tác lập
luận phân tích trong một đoạn (một bài) văn nghị luận.
II. Tổ chức hoạt động dạy và học
3

HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Bản lĩnh, cá tính
của Hồ Xuân Hương
được thể hiện như
thế nào trong bài
“Tự tình” II? (PTL,
tr 22)
-Thủ pháp lấy động
tả tĩnh, sự hòa phối
màu sắc tinh tế và
nghệ thuật sử dụng
ngôn ngữ của
Nguyễn Khuyến
trong bài “Câu cá
mùa thu”? (PTL, tr
30,31)
-Hình ảnh thân cò
trong hai câu thực
của bài “Thương vợ”
gợi cho em liên
tưởng đến những câu
ca dao nào? So với
những câu ca dao đó,
cách dùng của Tú
Xương gợi ra cảm
nhận mới mẻ gì?
(PTL, tr 48)
1. “Tự tình” bài II của Hồ Xuân Hương
-Trơ cái hồng nhan với nước non
+ Trơ (phơi ra, bày ra) cái hồng nhan (kiếp hồng nhan phận hẩm duyên ôi) với

nước non (cuộc đời, không gian mênh mông).
+ Trơ: trơ trọi, lẻ bóng kết hợp với thủ pháp đối cái hồng nhan >< nước non
+ Trơ: bẽ bàng, tủi hổ cùng với thủ pháp đảo và nhịp điệu 1/3/3 của câu thơ.
Không chỉ thế mà còn thể hiện sự kiên cường, bền bỉ, thách thức, nó đồng nghĩa
với từ trơ trong câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan: Đá vẫn trơ gan cùng tuế
nguyệt (Thăng Long thành hoài cổ)
-Xiên ngang ……đá mấy hòn
+ Bản lĩnh, mạnh mẽ, không chấp nhận hoàn cảnh, số phận
+ Xiên ngang, đâm toạc làm cảnh vật trở nên sinh động và căng tràn sức sống-
một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương.
2. “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến
-Thủ pháp lấy động tả tĩnh: gợi rõ một bức tranh thu thanh vắng, quạnh hiu.
+ hơi gợn tí của sóng biếc mặt ao
+ khẽ đưa của lá vàng
+ cá đâu đớp động dưới chân bèo
-Sự hòa phối màu sắc tinh tế: thật dân dã, mang đậm nét hồn quê. “Cái thú vị
… chiếc lá thu rơi” (Xuân Diệu, Đọc thơ Nguyễn Khuyến) SGK, tr 121.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
+ Các từ láy vừa tạo hình vừa gợi cảm: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng,
+ Các tính từ và các từ chỉ mức độ: trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa
vèo, xanh ngắt, vắng teo, quanh co
+ Vần eo: gợi cảm nhận một cái gì mỗi lúc một thu hẹp diện tích.
3. “Thương vợ” của Trần Tế Xương
- Ca dao: Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non; Con
cò mày đi ăn đêm – Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao; Nước non lận đận
một mình – Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay …
- Trong thơ Tú Xương, cái cò, con cò trở thành thân cò chất chứa sự cảm thông,
chia sẻ với nỗi đau thân phận (hình ảnh con cò gắn với cảnh ngộ, số phận của
người phụ nữ, người nông dân trong ca dao xưa). Hơn thế, thân cò không chỉ
rợn ngợp, bé nhỏ trước bờ sông heo hút hay trong đêm tối mênh mông, trong

không gian rộng lớn mà còn heo hút, rợn ngợp trước cả hai chiều không gian và
thời gian (khi, buổi).
Tuần 05, Tiết 05
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được cách thức phân tích đề và cách lập dàn ý bài văn nghị luận văn học (về một bài thơ,
đoạn thơ).
II. Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
Đề bài:
Những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ
“Thương vợ” của Trần Tế Xương. (KTĐG, tr 132)
Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề bài trên.
-Xác định vấn đề cần nghị luận?
-Xác định luận điểm, luận cứ, luận chứng cho vấn
đề?
-Cần sử dụng thao tác lập luận nào?
DÀN Ý THAM KHẢO
-Vận dụng sáng tạo hình ảnh và ngôn ngữ dân
gian: thân cò.
-Vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian: một
duyên hai nợ; năm nắng mười mưa.
-Sử dụng từ láy đạt hiệu quả cao trong việc
biểu lộ tình cảm, cảm xúc: lặn lội, eo sèo,…
-Sử dụng tiếng chửi quen thuộc (thông tục)
trong dân gian, tạo thành lời thơ hợp lí và
nhuần nhuyễn: 2 câu kết.
Tuần 06, tiết 06
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT – Cao Bá Quát
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG – Nguyễn Công Trứ

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC (Phần một)
4
HOẠT ĐỘNG
KẾT QUẢ
Chia lớp
thành 2
nhóm làm
việc:
-Nhóm 1:
phân tích
các câu thơ
2,4,7,8 trong
bài “Tự
tình” II.
-Nhóm 2:
phân tích 4
câu đầu
trong bài
“Thương
vợ”.
Nhóm 1:
-Trơ cái hồng nhan với nước non: nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng của nhà thơ trước tình
cảnh của chính mình. Câu thơ còn thể hiện bản lĩnh, cá tính của Xuân Hương: sự kiên
cường, bền bỉ, thách thức.
-Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn
hay chính là cảm nhận về thân phận của nhà thơ: tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên
chưa trọn vẹn. Thật là cay đắng! (hai lần mang thân đi làm lẽ và cả hai lần hạnh phúc đều
đến và đi quá nhanh.)
-Ngán nỗi … tí con con!:
+ Ngán: chán ngán, ngán ngẩm => mệt mỏi, chán chường trước duyên phận éo le, bẽ

bàng.
+ Xuân: mùa xuân, tuổi xuân. Mùa xuân của thiên nhiên thì tuần hoàn, vĩnh cửu còn tuổi
xuân của đời người thì qua đi không bao giờ trở lại.
+ Lại
1
: thêm lần nữa, lại
2
: trở lại. Sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi của
tuổi xuân.
+ Mảnh tình-san sẻ-tí-con con: mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí
con con nên càng xót xa, tội nghiệp.
+ Âm điệu, nhịp điệu của câu thơ 8: 2/2/1/2 giống như một tiếng thở dài, buông xuôi theo
dòng đời.
Nhóm 2:
- Nỗi vất vả gian truân của bà Tú:
+ Hoàn cảnh làm ăn, cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi, vất vả đơn chiếc.
+ Cách nói thời gian, cách nêu địa điểm; mượn hình ảnh con cò trong ca dao, sự sáng tạo khi
vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian; cách đảo ngữ; nghệ thuật đối.
- Đức tính cao đẹp của bà Tú:
+ Đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con.
+ Cách nói khôi hài, trào phúng; dùng số từ.
- Tình thương yêu quí trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và
đức tính cao đẹp của bà Tú. Hs có thể tự rút ra bài học thiết thực cho riêng mình ( thấu hiểu, cảm
thông, chia sẻ với người thân và những người xung quanh mình; thêm yêu kính, trân trọng người
chị, người mẹ, người bà và tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam…).
I.Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được tâm hồn tự do, phóng khoáng cùng thái độ tự tin của tác giả. Thấy được những đặc
điểm nổi bật của thể hát nói.
Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trên đường đời. Hiểu được đặc điểm thơ
cổ thể và các hình ảnh biểu tượng.

Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình
Chiểu.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Vì sao tác giả đang đi trên đường
mà lại ca bài ca đường cùng? Em
hiểu thế nào về tâm sự của tác giả
gửi gắm ở câu cuối bài thơ?
(SBTC, tr 32)
-Em có suy nghĩ gì về mẫu hình con
người được xây dựng trong bài thơ?
-Lí tưởng đạo đức của NĐC được
xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình
cảm nào? Có điều gì gần gũi về tư
tưởng nhân nghĩa giữa NĐC và
Nguyễn Trãi? (SGV, tr 66)
1.Tâm sự của tác giả Cao Bá Quát trong câu thơ cuối
Ông muốn nhắn nhủ với người đời: hãy dũng cảm dứt bỏ con
đường công danh vô nghĩa, tự tìm cho mình một con đường đi
khác để thực hiện lí tưởng của mình.
(Bài ca có 6 câu năm chữ, 9 câu bảy chữ, 1 câu tám chữ. Bài
sử dụng nhiều vần khác nhau, cả vần bằng và vần trắc, nhịp
điệu, tiết tấu biến hóa tạo điều kiện cho sự diễn tả tâm trạng có
nhiều thay đổi- cách xưng hô của tác giả.)
2.Mẫu hình con người được xây dựng trong Bài ca ngất
ngưởng
Sống ở đời cần phải có trách nhiệm với đời, cần phải tận lực
cống hiến và cống hiến một cách có kết quả. Tuy nhiên, con
người cũng cần biết chơi, biết hưởng thụ những niềm vui mà
cuộc sống dành cho mình, và chính cái chơi ấy đã làm cho

cuộc sống thêm phần vui vẻ.
3.Cuộc đời và tư tưởng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
(SNCV, tr 33, 35)
Tuần 07, tiết 07
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC – Nguyễn Đình Chiểu
(Phần hai)
I.Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân và thái độ cảm phục xót thương
của tác giả đối với những con người xả thân vì nước. Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế: tính trữ
tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Phân tích nét đặc sắc của hình
tượng người nông dân nghĩa sĩ?
(SNCV, tr 29-30)
-Trận chiến đấu của các nghĩa sĩ đã
được miêu tả như thế nào?
(SBTC, tr 22)
-Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ
được miêu tả nổi bật với những
phẩm chất gì?
(SBTC, tr 23)
1.Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài văn tế
(SNCV, tr 29-30)
2.Tính chất trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng
ngôn ngữ
-Ôi!
-Khá thương thay!
-Ôi thôi thôi!
-Lời văn tế là lời tâm tình của tác giả: câu 20.

-Lời văn tế nghe như là lời của người chết: câu 7, 22, 23, …
3.Những phẩm chất nổi bật của người nông dân nghĩa sĩ
-Căm thù giặc sâu sắc.
-Sẵn sàng đánh giặc bằng bất cứ phương tiện nào mình có.
-Vượt qua gian khổ, hi sinh.
Tuần 08, tiết 08
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I.Mục tiêu cần đạt
Nắm được cách thức phân tích đề và cách lập dàn ý bài văn nghị luận văn học (về một tác phẩm,
một đoạn trích văn xuôi).
5
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
Tìm hiểu và nêu
hướng lập ý cho
đề bài:
(SNCV, tr 29-30)
Đề: Phân tích những nét đặc sắc của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ
trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
-Những nét đặc sắc:
+Hình tượng của những người nông dân yêu nước, căm thù giặc do thiếu vắng
quân đội chính quy của triều đình, họ đã đứng lên đánh giặc bằng vũ khí thô sơ
và hi sinh oanh liệt.
+Nghĩa sĩ thể hiện một tinh thần tự giác cao độ, anh dũng vô song làm cho kẻ
địch kinh hồn, bạt vía.
-Nghệ thuật:
+Thủ pháp so sánh thể hiện tâm lí của người nông dân.
+Thủ pháp đặc tả cuộc chiến đấu với các chi tiết tả thực.
+Thủ pháp đối lập (Đối ý, đối thanh)
Tuần 09, tiết 09

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH – Lê Hữu Trác
CHIẾU CẦU HIỀN – Ngô Thì Nhậm
I.Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu
Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.
Hiểu được chủ trương đúng đắn của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài; nhận thức
được vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. Thấy được nghệ thuật
lập luận và thể hiện cảm xúc của Ngô Thì Nhậm. Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Cách viết kí của Lê Hữu
Trác có gì đặc sắc? (SNCV,
tr 7)
-Dựng lại hình tượng nhân
vật Lê Hữu Trác qua đoạn
trích?
(SBTC, tr 8)
-Thái độ của vua trước ứng
xử của sĩ phu Bắc Hà? Viết
đoạn 2, tác giả nhằm mục
đích gì?
1.Đặc sắc trong cách viết kí của Lê Hữu Trác
-Quan sát tinh tế, bộc lộ thái độ một cách kín đáo, để sự vật tự nói.
-Kết hợp giữa văn xuôi với thơ ca.
-Tỏ thái độ mỉa mai, phê phán chúa Trịnh: “Mình vốn … khác hẳn
người thường”.
2.Hình tượng nhân vật Lê Hữu Trác qua đoạn trích
-Nhà văn, nhà thơ.
-Nhà nho tính tình thâm trầm, hóm hỉnh.
-Danh y từ tâm và lỗi lạc.

3.Thái độ của vua Quang Trung đối với hiền tài – trí thức Bắc

-Tế nhị, châm biếm nhẹ nhàng, vừa tỏ ra có kiến thức sâu rộng, có
tài văn chương, khiến người nghe không tự ái, nể trọng và tự cười về
thái độ ứng xử chưa đúng của chính mình.
-Thuyết phục nho sĩ Bắc Hà hợp tác và phò tá triều Tây Sơn một
cách thành tâm, nhiệt huyết để gánh vác công việc quốc gia.
Tuần 10, tiết 10
HAI ĐỨA TRẺ - Thạch Lam
I.Mục tiêu cần đạt
Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn quanh, buồn tẻ của những
người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng
hơn. Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Nhận xét về cảm hứng thiên nhiên
của Thạch Lam qua truyện ngắn
“Hai đứa trẻ”? (SBT, tr 64)
1.Cảm hứng thiên nhiên của Thạch Lam qua truyện ngắn
“Hai đứa trẻ”
- Tác giả đã miêu tả khá thành công nhiều bức tranh thiên
6
- Ấn tượng của em về ánh sáng và
bóng tối, tiếng trống thu không và
tiếng còi tàu khi đọc truyện? (SBTC,
tr 80)
- Bình giảng đoạn văn tả hình ảnh
đoàn tàu đêm đi qua phố huyện
(“Trống cầm canh ở huyện đánh
tung lên một tiếng ngắn khô khan,

không vang động ra xa, rồi chìm
ngay vào bong tối… tịch mịch và
đầy bong tối”.)
nhiên thơ mộng, đầy gợi cảm (những âm thanh, hình ảnh quen
thuộc của mùa hạ lúc chiều tà, …).
- Thiên nhiên và con người ở đây luân được khắc họa trong sự
hòa hợp với nhau.
- Qua cảm hứng về thiên nhiên, tác giả đã ít nhiều gợi được ở
người đọc những tình cảm đối với quê hương xứ sở.
2.Ánh sáng và bóng tối, tiếng trống thu không và tiếng còi
tàu
Qua các chi tiết khá đặc biệt ấy, người đọc có ấn tượng về
thiên nhiên, cuộc sống, tâm trạng con người nơi phố huyện mà
nhà văn miêu tả trong tác phẩm.
3.Bình giảng đoạn văn tả hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua
phố huyện (SBTC, tr 82)
Tuần 11, tiết 11
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ – Nguyễn Tuân
I.Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao; quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu
nước kín đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.
Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện.
Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một truyện ngắn hiện đại. Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Tình huống truyện
của tác phẩm là gì?
Tác dụng của tình
huống này đối với
việc thể hiện tính

cách nhân vật và
kịch tính của
truyện?
-Phân tích cảnh cho
chữ của Huấn Cao?
(PTL, tr 146)
-Chứng minh rằng
trong truyện, tác giả
đã bộc lộ thầm kín
tấm lòng yêu nước?
(Tác giả đã “phục
chế” rất thành công
không khí cổ xưa.
SBT, tr 71 )
1.Tình huống truyện
Mối quan hệ đặc biệt éo le giữa những tâm hồn tri kỉ. Tác giả đặt họ trong tình
thế đối địch.
2.Cảnh cho chữ của Huấn Cao trong nhà ngục
-Trật tự kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược
-Những quan hệ đối lập kì lạ
-Thủ pháp đối lập được sử dụng rất thành công
3.Tấm lòng yêu nước thầm kín của Tác giả
-Nhà văn thể hiện tình cảm yêu mến, ca ngợi Huấn Cao đồng thời qua quản
ngục, thầy thơ lại, gián tiếp thể hiện sự tiếc nuối những người như ông Huấn.
Mà ông Huấn lại là người kết tinh, lưu giữ vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân
tộc, cho nên nhà văn đã kín đáo thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng đối với
những giá trị văn hóa truyền thống. Đó chính là tinh thần dân tộc, long yêu
nước kín đáo của tác giả.
-Mấy người thưởng thức được mùi thơm của mực? Hãy biết tìm trong mực,
trongchữ hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là thiên lương đó

thôi. Chơi chữ đâu chỉ là chuyện chữ nghĩa. Đó là chuyện của nhân cách của
thiên lương, cách sống, của lối sống văn hóa. Tấm lòng yêu quý truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
-Thái độ tôn trọng tài năng, phẩm giá con người và vẻ đẹp của một tấm lòng
trọng nghĩa, một cách ứng xử cao thượng, đầy tinh thần văn hóa.
Tuần 12, tiết 12
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA – Vũ Trọng Phụng
NGỮ CẢNH
I.Mục tiêu cần đạt
Thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng. Hiểu được
những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình
huống hài hước; xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu châm biếm.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng.
7
Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp bằng
ngôn ngữ.
Biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có kĩ năng lĩnh hội, phân tích nội dung và hình
thức ngôn ngữ của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh.
Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản, …
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
- Phân tích cách miêu tả đám tang
trong hai đoạn cuối: “Đám ma đưa
đến đâu … của khổ chủ”. (SNCV, tr
167-168)
- Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong
đoạn trích đậm đà chất trào phúng.
Em hãy chọn một số dẫn chứng tiêu
biểu để làm rõ điều đó. (SNCV, tr
168)

- Tại sao khi tìm hiểu một tác
phẩm cụ thể (Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc, Chiếu cầu hiền, …) người
ta thường tìm hiểu tiểu sử của tác
giả và hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm? (SBTC, tr 70)
- Phân tích văn cảnh để thấy những
nghĩa khác nhau của từ ăn trong
những câu sau:
- Cơm ăn mỗi bữa một lưng
Nước uống cầm chừng để bụng
thương anh.
- Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
(Ca dao)
1.Cách miêu tả đám tang trong hai đoạn cuối: “Đám ma
đưa đến đâu … của khổ chủ”.
Có sự kết hợp tài tình đầy dụng ý nghệ thuật giữa miêu tả toàn
cảnh (viễn cảnh) và cận cảnh đám tang. Cách miêu tả như thế
đã tạo được hiệu quả trào phúng rõ rệt: vạch trần cái giả tạo,
thói đạo đcứ giả, thói hám lợi, thói chạy theo mốt, chuộng hư
danh. Tác giả cố tình tạo ra sự lập lờ thật – giả để rồi vạch trần
chân tướng cái giả.
2.Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích đậm đà
chất trào phúng
- Cách dùng từ;
- Cách so sánh, ví von hài hước;
- Cách đặt câu;
- Cách dựng đoạn;
- Cách tạo giọng văn (lối xen vào những lời nhận xét, bình

luận hài hước, những lối nói ngược thâm thúy; giọng văn hài
hước sâu sắc, thú vị).
3. Khi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể, việc tìm hiểu hoàn
cảnh ra đời và tiểu sử của tác giả đóng vai trò quan trọng,
bởi vì hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và tiểu sử tác giả là
những yếu tố thuộc ngữ cảnh của cuộc giao tiếp TÁC GIẢ -
TÁC PHẨM – NGƯỜI ĐỌC.
4. Hs tự làm
Tuần 13, tiết 13
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
I.Mục tiêu cần đạt
Hiểu vai trò của thao tác lập luận so sánh. Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn,
bài văn nghị luận.
Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong các văn bản. Viết bài văn bàn về một
vấn đề xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác chính là so sánh.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
- Dùng thao tác so sánh để phát triển các ý
kiến sau và viết thành đoạn văn:
a) Đọc cuốn sách hay cũng như trò chuyện
với người bạn thông minh.
b) Đọc cuốn sách hay đối với trí tuệ giống
như thể dục đối với cơ thể. (SNCV, tr 161)
- Chọn một trong các đề sau, dùng thao tác
so sánh viết đoạn văn trình bày luận điểm
của mình về các hiện tượng trái ngược:
a)Vị tha và ích kỉ
b)Cho và nhận
c)Tôn trọng pháp luật và bất chấp
pháp luật

1.Viết đoạn văn theo thao tác lập luận so sánh tương
đồng.
Đối với câu a), câu b) tự nó đã có một so sánh tương đồng.
Học sinh cần suy nghĩ để triển khai ý đó.
2.Viết đoạn văn theo thao tác so sánh tương phản
a) So sánh hai tính cách vị tha và ích kỉ. Khai thác các yếu
tố tương phản của mỗi loại tính cách để làm rõ sự khác biệt
của chúng, nhằm khẳng định người vị tha.
b) Đây là quan hệ so sánh giữa cống hiến và hưởng thụ,
một quan hệ có ý nghĩa phổ biến trong đời sống. Cho là thế
nào, nhận là thế nào, so sánh để thấy sự khác biệt của
chúng và khẳng định quan điểm của mình đối với quan hệ
đó.
8
Tuần 14, tiết 14
CHÍ PHÈO- Nam Cao
I.Mục tiêu cần đạt
Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân tích các nhân
vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo.
Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện nhắn Nam Cao : điển hình hóa nhân vật, miêu
tả tạm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, …
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu, tr 34), giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu,
tr 56, 57)
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Ý nghĩa chi tiết
tiếng chửi của Chí
Phèo? (SNCV, tr
178)
-Bi kịch lớn nhất

của Chí Phèo được
thể hiện trong
truyện là gì?
(SNCV, tr )179
-Nhận xét khái quát
về nội dung và
nghệ thuật của
truyện? (SNCV, tr
181)
1.Ý nghĩa chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo
-Tiếng chửi mở đầu truyện ngắn một cách bất ngờ và giới thiệu nhân vật một
cách ấn tượng.
-Đó là tiếng chửi của một kẻ say (vu vơ, mơ hồ), nhưng cũng có cái gì tỉnh táo
(vì có văn vẻ, lớp lang trời-đời-cả làng Vũ Đại-cha đứa nào không chửi nhau
với hắn-đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo). Đối tượng của tiếng chửi vì vậy
thực ra đã được xác định: cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo.
-Lời trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo.
-Tiếng chửi ấy thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực của Chí Phèo.
2.Số phận và tâm trạng bi kịch đau đớn của Chí Phèo
Số phận của Chí Phèo là số phận bi kịch, rất đau đớn. Số phận ấy được tác giả
miêu tả theo hai quá trình: bị tha hóa và bị cự tuyệt quyền làm người. Số phận ấy
còn được thể hiện tập trung qua tâm trạng đầy bi kịch và kết cục bi thảm của Chí
Phèo.
3.Khái quát về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyện
Hs tự trả lời
Tuần 15, tiết 15
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH
I.Mục tiêu cần đạt
Củng cố kiến thức, kĩ năng cơ bản về thao tác lập luận phân tích và so sánh. Vận dụng kết hợp thao
tác phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học.

Nhận ra và phân tích vai trò của sự kết hợp của thao tác phân tích và so sánh qua các văn bản. Vận
dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh trong việc tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
Chọn một trong các nội dung sau để
lập ý và viết đoạn văn (dùng ý trong
đề làm luận điểm và viết đoạn văn
triển khai luận điểm đó):
a)Nhà thơ Ấn Độ Ta-go nói: Yêu là
tên gọi khác của sự hiểu nhau.
b)Con người không thể thiếu bạn.
c)Tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và
con cái là tình cảm tự nhiên nhất,
chân thành nhất và thiêng liêng nhất.
d)Lòng tự tin
Hs chọn và luyện tập trên lớp một bài (vd bài d))
-Bài tập gồm hai khâu: lập ý và viết đoạn văn.
-Học sinh trao đổi, lập ý, sau đó viết đoạn văn.
-Yêu cầu là dùng ý trong đề làm luận điểm và viết đoạn văn
triển khai ý đó. Chẳng hạn: giải thích, phân tích về lòng tự tin,
vai trò, ý nghĩa của lòng tự tin. So sánh người có lòng tự tin và
người không có lòng tự tin. Kết luận về lòng tự tin.
-Hs viết một đoạn văn trong khoảng 10 phút. Sau đó thu lại
kiểm tra, cho một số hs đọc để cả lớp nhận xét. GV đánh giá,
nhận xét.
Tuần 16, tiết 16
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI – Nguyễn Huy Tưởng
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN - U. Sếch - xpia
I.Mục tiêu cần đạt
9

Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và
Đan Thiềm trong đoạn trích. Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của tác giả đối với những người nghệ sĩ có tâm
huyết và tài năng nhưng chịu số phận bi thảm.
Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu một đoạn trích kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại.
Cảm nhận được sức mạnh tình yêu lứa đôi chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận dòng tộc.
Hiểu được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.
Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Nhận biết được một vài đặc điểm cơ
bản của thể loại kịch: ngôn ngữ, hành động, bố cục, xung đột kịch.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
- Xung đột chính
của hồi kịch?
- Sự khác biệt
trong cách nhìn
của Vũ Như Tô
và dân chúng về
Cửu Trùng Đài?
Điều gì tạo nên sự
khác biệt đến đối
lập khi nhìn nhận
và đánh giá về
công trình ấy?
- Ý nghĩa của
đoạn trích “Tình
yêu và thù hận”?
1. Xung đột chính của hồi kịch
- Xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc với nhân dân đau khổ, lầm
than. Mâu thuẫn này được giải quyết theo quan điểm của nhân dân (Lê Tương Dực bị
giết, Nguyễn Vũ tự sát, …)

- Xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích
trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không thể giải quyết rạch ròi, dứt
khoát. Chân lí vừa thuộc về Vũ Như Tô, vừa thuộc về nhân dân.
2. Sự khác biệt trong cách nhìn của Vũ Như Tô và dân chúng về Cửu Trùng Đài
Lợi ích nghệ thuật mà Vũ theo đuổi đã mâu thuẫn với thực tế đời sống của nhân dân.
Kết thúc trên chỉ ra tính bi kịch không thể điều hòa của mâu thuẫn. Trên thực tế, đó là
mâu thuẫn muôn thuở. Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? chính tác giả
cũng băn khoăn vì điều đó. Chân lí chỉ thuộc về Vũ một nửa, nửa kia lại thuộc về phía
quần chúng nhân dân.
Việc quần chúng giết Vũ có lí đúng: nếu Vũ không xây CTĐ thì chắc vua không thể
xây được CTĐ, gây thiệt hại cho người dân. Nhưng quần chúng nhân dân trong cơn
nông nổi giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ. Quần chúng lúc đó cũng chưa nghĩ đến
công sức của chính mình bỏ ra cho công trình nghệ thuật mà có thể lưu lại cho con
cháu muôn đời sau. Việc nổi dậy giết vua là đúng, việc tạm hoãn xây CTĐ là đúng
nhưng việc giết Vũ là quá tay và việc phá CTĐ là không nên!
3.Ý nghĩa của đoạn trích “Tình yêu và thù hận”
-Ca ngợi tình yêu, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu. Khi có tình yêu chân chính,
tình người cao đẹp thì không có trở ngại nào con người không thể vượt qua.
- Tình yêu chân thành, không vụ lợi và cũng rất hồn nhien trong trắng. Cái đẹp
của bối cảnh (đêm khuya- trăng sáng, màn đêm thanh vắng với vầng trăng trên trời
cao tạo ra chiều sâu cho sự bộc lộ tình cảm của đôi tình nhân; trăng đóng vai trò trang
trí cho cảnh gặp gỡ tình tứ song rất mực đoan chính của đôi tình nhân: tường nhà giu-
li-ét – trên cửa sổ) làm nền cho sự phát triển của tình yêu trong trắng.
KIỂM TRA 15’
Nội dung ôn tập:
-Hai đứa trẻ
-Chữ người tử tù
Đề:
Câu 1(4,00 điểm):
Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?

Câu 2(6,00 điểm):
Trong truyện “Chữ người tử tù”, nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích
coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một
bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”? Theo anh/chị, qua nhân vật quản ngục, nhà văn Nguyễn
Tuân quan niệm như thế nào về con người và cái đẹp?
10
Tuần 17, tiết 17
THỰC HÀNH MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN
THỰC HÀNH LỰA CHỌN CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU
I.Mục tiêu cần đạt
Ôn luyện và nâng cao thêm một bước kiến thức cơ bản về một số kiểu câu (Câu bị động, câu có khởi ngữ,
câu có trạng ngữ chỉ tình huống) và tác dụng của các kiểu câu đó trong sự liên kết ý ở văn bản. Củng cố và
nâng cao kĩ năng nhận diện và phân tích câu trong văn bản, kĩ năng đặt câu theo những kiểu câu thích hợp
với ngữ cảnh để đảm bảo và tăng cường vai trò thể hiện ý, liên kết ý trong văn bản.
Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích được đặc điểm cấu tạo của ba kiểu câu, phân tích được tác dụng
về diễn đạt ý của ba kiểu câu đó trong văn bản. Lựa chọn cách đặt câu sao cho thích hợp với sự triển khai ý
trong văn bản.
Nâng cao thêm một bước nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận trong câu đối với việc thể
hiện nội dung và đối với việc liên kết ý trong văn bản.
Có kĩ năng nhận biết và phân tích tác dụng của trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu, đồng thời biết
sắp xếp trật tự trong câu khi nói, khi viết nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp nhất định.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
11
Câu Đáp án Điểm
1 Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện,
vì:
- Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống để bán hàng.
- Muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
- Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối
với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.

1
1
2
2 Phẩm chất của nhân vật quản ngục:
- Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quý trọng cái đẹp: thú chơi chữ, “sở nguyện cao
quý” là được treo ở nhà riêng một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết.
- Có tấm lòng “biết giá người, biết trọng người ngay”, cảm phục tài năng và
nhân cách Huấn Cao: thái độ cung kính, “biệt nhỡn liên tài” đối với ông Huấn,

Quan niệm của nhà văn:
- Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái
đẹp, cái tài. Không phải ai cũng xấu hết, bên cạnh những cái chưa tốt, mỗi người
còn có “thiên lương” (bản tính tốt của con người do trời phú cho).
- Có khi, có lúc, cái đẹp tồn tại ở trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng
không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại, nó càng mạnh mẽ và bền bỉ. Nó như hoa sen
mọc trên đầm lầy.
2
2
1
1
Tuần 18, tiết 18
ÔN TẬP
PHẦN ĐỌC VĂN HỌC KÌ I
I.Mục tiêu cần đạt
Trả lời chính xác câu hỏi tái hiện kiến thức cơ bản. Trả lời câu hỏi, bài tập tiếng Việt. Viết được một bài văn
nghị luận có luận điểm, luận cứ chính xác, lập luận hợp lí để thể hiện những ý kiến chân thực của bản thân
về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
(Xem tài liệu đính kèm trong Giáo án)
HỌC KÌ II

Tuần 20, tiết 19
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I.Mục tiêu cần đạt
Luyện tập viết đoạn văn nghị luận văn học (bài kiểm tra học kì I)
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
Đề:
Phân tích vẻ đẹp của
hình tượng nhân vật
Huấn Cao trong truyện
“Chữ người tử tù” của
nhà văn Nguyễn Tuân.
(Xem hướng dẫn chấm
đề kiểm tra học kì I,
năm học 2013-2014)
-Hs tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn
(- Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp (có dẫn chứng).
- Huấn Cao là một trang anh hùng, dũng liệt (có dẫn chứng).
- Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng (có dẫn chứng).
- Nghệ thuật: dùng nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng” để xây dựng nhân vật
(khắc họa tính cách nhân vật); tạo không khí cổ kính, trang trọng;
ngôn ngữ giàu tính tạo hình; tạo cho câu văn có nhịp điệu thong thả, đĩnh
đạc, từ tốn.)
-Hs viết phần mở và kết bài hoàn chỉnh trong khoảng 10 phút. Thời gian
còn lại, hs trao đổi, sửa chữa, …
-Gv nhận xét, sửa chữa, …
Tuần 21, tiết 20
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG– Phan Bội Châu
12
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ

- Vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận trong
câu?
- So sánh sự khác nhau về trọng tâm thông tin
giữa hai cách nói: Nó xấu người nhưng đẹp
nết/Nó đẹp nết nhưng xấu người. (Hs tự làm)
- Chuyển đổi kiểu câu theo bảng sau:
1a. Câu chủ động: Lão
Hạc rất yêu quý con
chó.
1b. Câu bị động:
2a. Câu không có khởi
ngữ: Tôi xem phim ấy
rồi.
2b. Câu có khởi
ngữ:
3a. Câu không có trạng
ngữ tình huống: Nó
xem xong thư, rất phấn
khởi.
3b. Câu có trạng
ngữ chỉ tình
huống:
-Tác dụng của việc đặt câu theo các kiểu câu bị
động, có khởi ngữ, có trạng ngữ chỉ tình huống?
1. Vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận
trong câu
Mỗi cách sắp xếp từ ngữ trong câu phụ thuộc vào
những điều kiện trong ngữ cảnh và phục vụ
những mục đích nhất định. Tác dụng liên kết ý
giữa các câu trong văn bản, phân biệt tin đã biết

và tin mới, tin quan trọng và tin thứ yếu. Muốn
xác định được điều kiện và tác dụng của một sự
sắp xếp trật tự các bộ phận trong câu câu, cần
phải đặt câu cần xét vào văn cảnh. Cần xem xét
quan hệ về ý giữa câu đó với những câu đi trước
và/hoặc những câu đi sau, cần phân tích nhiệm vụ
thông báo của từng câu?
2. Chuyển đổi kiểu câu theo bảng sau:
(Hs tự làm)
3. Tác dụng của việc đặt câu theo các kiểu câu
bị động, có khởi ngữ, có trạng ngữ chỉ tình
huống:
Tạo được sự liên kết về ý giữa các câu trong văn
bản, ngoài các tác dụng về thay đổi cách diễn đạt
cho linh hoạt, tác dụng phân biệt thông tin đã biết
với thông tin mới.
HẦU TRỜI – Tản Đà
I.Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìm
đường cứu nước. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: giọng thơ tâm huyết, sôi sục, đầy sức lôi cuốn.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 58).
Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà. Thấy được những
cách tân nghệ thuật trong bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mài, tự nhiên,
ngôn ngữ sinh động Rèn kĩ năng đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; bình giảng những
câu thơ hay.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Giải nghĩa bốn câu
thơ đầu trong bài
“Lưu biệt khi xuất

dương”?
- Từ ngữ nào cho
thấy thái độ quyết
liệt và tình cảm đau
đớn của tác giả trước
thực trạng đất nước?
- Những nét cách tân
trong nghệ thuật thơ
Tản Đà? (giọng điệu
và cách dùng các
yếu tố thuộc khẩu
ngữ SGVC, câu hỏi
4, tr 15)
- Những điểm gần
gũi và khác biệt giữa
cái “ngông” của Tản
Đà với cái “ngất
ngưởng” của
Nguyễn Công Trứ
trong “Bài ca ngất
ngưởng”?
1. Giải nghĩa bốn câu thơ đầu trong bài “Lưu biệt khi xuất dương”
-Câu 1: đã được bản dịch nghĩa làm rõ ý.
-Câu 2: lẽ nào để trời đất tự vần xoay tới đâu thì tới mà mình là kẻ đứng ngoài,
vô can?
-Câu 3: không chỉ xác nhận sự có mặt của “ta” ở trên đời mà còn hàm chứa một
tâm niệm: ta hiện diện không phải như một sự kiện ngẫu nhiên, vô ích và vì
vậy, ta phải làm được một việc gì đó có ý nghĩa cho đời.
-Câu 4: còn như chuyện ngàn năm sau thì có người sắp tới. Có thể nói rõ ý hơn
là: Ngàn năm sau lẽ nào chẳng có người nối tiếp công việc của người đi trước?

Như vậy, câu 3-4 cho thấy rõ cái tôi đầy trách nhiệm của nhà thơ: thấy việc
không thể không làm, không ỷ lại cho ai. Hơn thế, cái tôi ấy thấy rõ lịch sử là
một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt, sự tham gia gánh vác công việc của
nhiều thế hệ.
2.Thái độ quyết liệt và tình cảm đau đớn của tác giả trước thực trạng đất
nước
Tử hĩ (đã chết), nhuế (nhục), si (ngu)
3.Những nét cách tân trong nghệ thuật thơ Tản Đà
-Chia một bài thơ thành nhiều khổ, nhà thơ có điều kiện thể hiện được nhiều
cung bậc cảm xúc biến hóa đa dạng của con người cá nhân.
-Hình tượng mượn từ thơ ca dân gian, vì vậy, chúng trở nên gần gũi, dung dị, ít
mang vẻ cao sang, xa cách.
-Ngữ điệu nói, gần gũi, sống động.
-Hình thức kể chuyện, mở đường cho sự xâm nhập của chất văn xuôi vào thơ.
4.Những điểm gần gũi và khác biệt giữa cái “ngông” của Tản Đà với cái
“ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ trong “Bài ca ngất ngưởng”
-Ý thức rất cao về tài năng của bản thân
-Dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời, Tiên, Bụt
-Dám phô bày toàn bộ con người “vượt ngoài khôn khổ” của mình trước thiên
hạ, như muốn “giỡn mặt” thiên hạ, …
Điểm khác: ngông ở Tản Đà là của kẻ tuy không phải sông 1 vô trách nhiệm
với xã hội nhưng không còn xem vấn đề “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”
là chuyện hệ trọng nữa, cái tài mà Tản Đà muốn khoe về cơ bản là cái tài thuộc
phạm trù văn chương. Tác giả đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm
(mà thông thường các nhà nho vẫn đặt trên vai mình) để sống thoải mái hơn với
cái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới.
Tuần 22, tiết 21
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I.Mục tiêu cần đạt
Luyện tập viết đoạn văn nghị luận văn học.

II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
Đề: Phân tích vẻ đẹp của - Hs căn cứ vào phần tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài
13
hình tượng nhân vật Huấn Cao trong
truyện “Chữ người tử tù” của nhà
văn Nguyễn Tuân.
(Xem hướng dẫn chấm đề kiểm
tra học kì I, năm học 2013-2014)
đã nêu (trong tiết 19).
- Sau đó chọn một luận điểm trong phần thân bài viết
thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- Đại diện hs trình bày kết quả lên bảng.
- Hs trao đổi rút kinh nghiệm.
- Gv nhận xét, sửa chữa, …
Tuần 23, tiết 22
VỘI VÀNG – Xuân Diệu
I.Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của
Xuân Diệu. Thấy được sự kết hợp hài hòa giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc của bài thơ
cùng những sáng tạo trong hình thức thể hiện.
Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; phân tích một bài thơ
mới.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 58).
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Tác giả đã cảm nhận về
thời gian như thế nào?
-Hình ảnh thiên nhiên, sự
sống quen thuộc quanh ta

được tác giả cảm nhận và
diễn tả một cách hấp dẫn
như thế nào? Điều ấy thể
hiện quan niệm gì của Xuân
Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ
và hạnh phúc? (SGVN, tr 42
- 44)
-Qua bài thơ có thể hình
dung cái tôi Xuân Diệu như
thế nào?
1.Cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian
Thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không
trở lại. Vì thế, mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Xuân Diệu
lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian. Thậm chí, lấy quãng đời
ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh con người là tuổi trẻ ra để
làm thước đo. Và dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận của
những mất mát chia phôi, cho nên thời gian thấm đẫm hương vị của chia
lìa.
Cách cảm nhận về thời gian như vậy, xét đến cùng là xuất phát từ ý thức
sâu xa về giá trị của sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời cá thể
đều vô cùng quý giá. Nó quý giá chính vì một khi đã mất đi là mất đi
vĩnh viễn. Quan niệm ấy khiến cho con người biết quý từng giây phút
của đời mình. Và biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải
tràn đầy ý nghĩa. Có như thế mới là biết sống.
2.Quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc
-Xuân Diệu đã làm sống dậy nét quyến rũ, điệu tình tứ, vẻ kì thú và ngon
lành ngay trong những cảnh sắc sự vật thiên nhiên quen thuộc (Của ong
bướm … cặp môi gần). Đem đến những cảm nhận tinh vi về thời gian,
không gian, làm sống dậy vẻ thơ mộng và cả những tình thái tế nhị thật
bất ngờ trong thiên nhiên (Mùi tháng năm … độ phai tàn sắp sửa). Bao

trùm lên tất cả là cái nhìn tình tứ về sự vật. Nhờ đó mà từng cảnh sắc đều
tình tứ, mọi cảnh tượng đều tràn ngập xuân tình. Cái nhìn ấy đã quy
chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân. Từ những hình sắc cụ thể theo
lối đặc tả cận cảnh đến toàn thể thiên nhiên rộng lớn theo lối bao quát
toàn cảnh thường hiện ra trong đáng nét của giai nhân, tình nhân tràn trề
xuân sắc: Tháng giêng …; Hỡi xuân hồng …
3.Từ những phân tích quan niệm mới về thời gian-tuổi trẻ-hạnh phúc
trong toàn bài, có thể hình dung cái tôi Xuân Diệu thật điển hình cho
thời thơ mới:
-Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế.
-Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực.
Tuần 24, tiết 23
TRÀNG GIANG – Huy Cận
I.Mục tiêu cần đạt
14
Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc
đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả. Thấy được việc sử dụng nhuần nhuyễn những yếu
tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới; tính chất suy tưởng, triết lí, …
Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Phân tích, bình giảng tác
phẩm trữ tình.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 59), bảo vệ môi trường (tài liệu tr 35).
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Hãy nêu cảm nhận của
em về bức tranh thiên
nhiên được thể hiện
trong bài thơ? (SGVN,
tr 67, 68)
-Nhận xét về hình thức
tổ chức câu thơ và việc

sử dụng lời thơ trong
các cặp câu sau:
-Sóng gợn … nước
song song.
-Nắng xuống, … bến cô
liêu.
-Tại sao có thể nói tình
yêu thiên nhiện ở đây
cũng chứa đựng lòng
yêu nước thầm kín?
1.Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong bài thơ
Tạo vật được khắc sâu ở hai bình diện: mênh mông vô biên và hoang sơ
hiu quạnh.
2.Hình thức tổ chức câu thơ và việc sử dụng lời thơ
Có sự vận dụng và phát huy một cách sáng tạo những yếu tố cổ điển
Đường thi để thể hiện tâm tư. Cách sử dụng lời thơ như thế khiến cho các
câu thơ này nói riêng và toàn bài nói chung có được vẻ hiện đại mà vẫn
đượm một phong vị Đường thi. (SGVN, tr 69, 70)
3.Tình yêu thiên nhiên trong bài thơ cũng chứa đựng lòng yêu nước
thầm kín
Thời 1930 – 1945, văn học công khai tuy được lưu hành hợp pháp nhưng
bị chính quyền thực dân Pháp kiểm duyệt rất khắc khe. Tinh thần yêu
nước khó bộc bạch trực diện thoải mái. Những nghệ sĩ chân chính thường
bày tỏ tấc lòng gắn bó với nước non một cách gián tiếp, kín đáo, bóng
gió. Có khi phải mượn chuyện tình yêu đôi lứa (“Thề non nước” – Tản
Đà), có khi phải khéo léo gửi vào tâm tư của loài vật (“Nhớ rừng” – Thế
Lữ), mượn xưa để nói nay (“Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân),… Trong
bài “Tràng giang”, Huy Cận đã kín đáo gửi lòng yêu nước vào nỗi
buồn và niềm thiết tha trước thiên nhiên. Đó là nỗi buồn sầu của một
người dân thuộc địa trước giang sơn bị mất chủ quyền (nỗi buồn sông

núi) đã hòa lẫn vào nỗi bơ vơ trước thiên nhiên hoang vắng. Điều này đối
với các em thật khó nhận ra, vì nó không thể hiện qua ngôn từ cụ thể nào,
mà nó khuất sau cảm giác bơ vơ và thái độ thiết tha. Bởi tâm trạng buồn
vong quốc bao trùm trong tâm lí mọi người dân lúc bấy giờ đã khiến cho
con người sống trên quê hương mà luôn thấy thiếu quê hương, luôn thấy
bơ vơ ngay trên quê hương. Nên ẩn sâu trong nỗi bơ vơ của một cá thể
trước trời nước hoang vắng quạnh hiu, có tâm trạng bơ vơ của một người
dân vong quốc. Và thiết tha với thiên nhiên ở đây cũng chính là thiết tha
với giang sơn Tổ quốc mình.
Tuần 25, tiết 24
ĐÂY THÔN VĨ DẠ - Hàn Mặc Tử
I.Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh
xứ Huế. Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo
của Hàn Mặc Tử.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 59, 60), bảo vệ môi trường (tài liệu tr 36).
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Tính chất của các câu
hỏi trong bài thơ?
-Hãy dùng những hiểu
biết và trí tưởng tượng
của mình để cảm nhận
1.Tính chất của các câu hỏi trong bài thơ
(SGVN, tr 59)
2.Hình ảnh nắng hàng cau nắng mới lên
Hình ảnh này là ấn tượng hàng đầu về thôn Vĩ, nó đã in rất đậm trong kí
ức của người đi xa, đến nỗi vườn thôn Vĩ hiện lên trước tiên là bằng hình
15

và tái tạo vẻ đẹp của
hình ảnh nắng hàng
cau nắng mới lên?
(trong bài Mùa xuân
chín: “Trong làn nắng
ửng khói mơ tan”,
“Dọc bờ sông trắng
nắng chang chang”)
-Cảm nhận về ý nghĩa
của hai câu thơ: Gió
theo lối gió … hoa bắp
lay?
ảnh ấy. Hình ảnh gián tiếp gợi lên vẻ tinh khôi, thanh khiết và thanh
thoát: “nắng mới lên”. Cau là thứ cây cao trong vườn, thậm chí ở mảnh
vườn nào đó, nó là cây cao nhất. Vì thế, cau là thứ cây đầu tiện trong
vườn nhận được những tia nắng đầu tiên của một ngày. Tinh khôi là bởi
thế. Sau một đêm được gội trong sương, sắc xanh của lá cau dường như
được làm mới, được hồi sinh trong bóng đêm. Nắng trên lá cau là nắng
ướt, nắng tươi, nắng long lanh. Thanh khiết là bởi thế. Đồng thời, thân
cau là những nét mảnh mai vươn vào không gian. Nắng in lên thân cau
thành những nét sáng, hay bóng cau in xuống lối vườn thành những nét
sẫm, thì đều là những nét vẽ thật mảnh, thật tinh. Thanh thoát là bởi thế.
Tóm lại, hình ảnh trong câu htơ thuộc dạng hình ảnh giản dị nhưng rất
giàu sức gợi, Nó thú vị không chỉ bởi những gì chứa sẵn, mà còn bởi
những gì có thể gợi ra trong kí ức người đọc.
3.Ý nghĩa của hai câu thơ Gió theo lối gió … hoa bắp lay
-Về hình ảnh
Gió có thể bay theo lối gió, nhưng mây làm sao có thể tự bay theo đường
mây được. Gió có thổi thì mây mới bay. Mây luôn phải gắn bó và lệ
thuộc vào gió. Thế mà ở đây gió và mây, mỗi đằng đi một ngả. Sự chia

lìa này là ngang trái, phi hiện thực, phi lí. Vậy vì sao có thể có hình ảnh
như thế? Thi sĩ tạo ra hình ảnh này không phải bằng cái nhìn thị giác, mà
bằng cái nhìn của mặc cảm: mặc cảm chia lìa. Mang nặng mặc cảm của
một người thiết tha gắn bó với đời mà đang có nguy cơ phải chia lìa với
cõi đời, nên thi sĩ nhìn đâu cũng thấy chia lìa. Thậm chí, thấy cả những
chia lìa ở những thứ tưởng như không thể chia lìa.
-Về nhịp điệu
Cắt thành nhịp 4/3. Mỗi đối tượng bị cách li trong một khuôn nhịp riêng
biệt, làm nổi bật sự lìa xa nhau. Nhịp thơ cắt đôi tựa như sự chia rẽ, chia
phôi ngang trái.
Cả hai yếu tố trên quyện vào nhau khiến cho cuộc chia lìa gió mây càng
sắc nét, gây nên cảm xúc đau buồn.
Tuần 26, tiết 25
CHIỀU TỐI – Hồ Chí Minh
I.Mục tiêu cần đạt
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 60), giáo dục Hs học tập và làm theo tấm gương
đạo dức Hồ Chí Minh (tài liệu tr 31).
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Nhận xét Nghệ
thuật miêu tả thiên
nhiên trong hai câu
thơ đầu; màn đêm
đã buông xuống ở
hai câu cuối bài
thơ?
1.Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong hai câu thơ đầu; màn đêm đã
buông xuống ở hai câu cuối bài thơ
-Bài thơ trước hết là một bức tranh phong cảnh: cảnh rừng vào lúc chiều tối,
ánh sáng ban ngày lụi dần đến khi tắt hẳn. Phải đặt mình vào cảnh đó mới mà

tưởng tượng mới thấy được ngòi bút diễn tả thiên nhiên của nhà thơ rất chân
thật, tự nhiên, tuy thoạt xem tưởng như chỉ tả cảnh theo những ước lệ quen
thuộc của thơ ca xưa… Hãy tưởng tượng nhà thơ đang đứng giữa cảnh núi
rừng vào lúc chiều tối. Bốn phía rừng núi vây kín che khuất chân trời. Vậy thì
ánh sáng cuối cùng của một ngày tàn chỉ có thể còn sót lại trên đỉnh trời. Một
cách tự nhiên, nhà thơ nhìn lên cao và nhận ra một chòm mây lững thững trôi
và một cánh chim bay về tổ.
- Nhưng khi ánh trời tắt hẳn, màn đêm buông xuống, thì con mắt người tù- thi
sĩ hướng về đâu? Cũng một cách tự nhiên, nhà thơ phải hướng về nơi có ánh
sáng- không phải ánh sáng của thiên nhiên nữa mà ánh sáng của con người:
ấy là lò lửa đã rực hồng ở nhà ai đó bên xóm núi.Ba chữ ma bao túc ở cuối
câu 3 được diệp vòng ở đầu câu 4 đã tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng
như vừa diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô vừa thể hiện
16
-Hình ảnh lò than
đã rực hồng ở cuối
bài thơ có ý nghĩa
như thế nào trong
bức tranh chiều tối
của tác giả? Điều
này thể hiện đặc
điểm gì của tâm
hồn Hồ Chí Minh?
dòng lưu chuyển của thời gian từ chiều đến tối. Mặt khác, chữ hồng ở cuối
bài thơ giúp cho người đọc hình dung ra bóng tối đang buông xuống xóm núi.
Trời tối , người đi mới nhìn thấy ánh lửa rực hồng lên đến thế. Như vậy, với
một chữ hồng – trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là nhãn tự, Bác đã
làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mỏi mệt, sự vội vã trong
ba câu đầu.
2. Ý nghĩa của hình ảnh lò than đã rực hồng ở cuối bài thơ

Giữa núi rừng, một lò lửa bỗng rực đỏ, soi sáng hình ảnh một cô gái lao động
đang say sưa công việc bên cối xay ngô. Cùng với sự xuất hiện của hình ảnh
ấy, ta cảm thấy tâm hồn nhà thơ dường như cũng reo vui với ngọn lửa hồng.
Người tù bỗng quên nỗi cô quạnh, u buồn của cảnh ngộ mình, cảm thông với
niềm vui nho nhỏ đời thường của một người dân lao động. Một trong những
đặc điểm có thể nói là hết sức cao đẹp của Hồ Chí Minh là sẵn sàng chia sẻ
niềm vui, nỗi buồn dù nhỏ bé của những người cùng khổ, của nhân loại cần
lao.
Tuần 27, tiết 26
TỪ ẤY – Tố Hữu
I.Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng
cộng sản. Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, …
Rèn kĩ năng phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 60, 61).
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
- Tìm và nêu tác dụng
của những hình ảnh ẩn
dụ trong khổ 1? Các
động từ bừng, chói
được dùng có tác dụng
gì?
- Phân tích hình ảnh so
sánh trong 2 câu sau
của khổ 1?
- Tìm hiểu tâm trạng
của tác giả trong giây
phút bắt gặp lí tưởng
cộng sản. Qua hình

ảnh “Mặt trời chân lí
chói qua tim”, có thể
hiểu quan niệm của tác
giả về lí tưởng cộng
sản như thế nào?
- Nhận xét đặc điểm
1.Những hình ảnh ẩn dụ trong khổ 1
- Nắng hạ- ánh sáng rực rỡ của một ngày; mặt trời chân lí, chói qua tim- một sự
liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: mặt trời của đời thường tỏa ánh
sáng, hơi ấm và sức sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư
tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách
gọi như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình.
- Để nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý
thức tiểu tư sản và mở ta trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức,
tư tưởng và tình cảm.
- Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được
giác ngộ lí tưởng cách mạng.
2. Hình ảnh so sánh trong 2 câu sau của khổ 1
- Diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí
tưởng cộng sản. Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh
sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức
sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn. Cách
mạng không đối lập với nghệ thuật, trái lại, đã khơi dậy một sức sống mới, đem
lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.
- Hai câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng. Liên tưởng, so
sánh: Hồn tôi …tiếng chim thể hiện vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn cũng là
của hồn thơ Tố Hữu.
3. Qua hình ảnh “Mặt trời chân lí chói qua tim”, có thể hiểu quan niệm của
tác giả về lí tưởng cộng sản
“Từ ấy” là từ giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản – giây phút có lẽ là thiêng

liêng nhất trong cuộc đời Tố Hữu – đã đem đến cho ông niềm vui lớn. Tố Hữu ví
lí tưởng cộng sản là mặt trời chân lí, có nghĩa là ông quan niệm đây là nguồn
sáng vĩ đại làm bừng sáng cả trí tuệ và trái tim ông. Lí tưởng ấy không chỉ tác
động tới lí trí mà còn tới tình cảm của nhà thơ (chói qua tim). Điều đó nói rằng, lí
tưởng ấy còn bao gồm trong nội dung của chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.
4. Đặc điểm chung về giá trị biểu cảm của các từ ngữ: bừng, chói, rất đậm,
17
chung về giá trị biểu
cảm của các từ ngữ:
bừng, chói, rất đậm,
rộn?
rộn
Toàn là những từ tô thật đậm, nhấn thật mạnh tình cảm, cảm xúc của tác giả. Thế
giới nghệ thuật trong thơ Tố Hữu thường được soi chiếu bằng ánh sáng mặt trời.
Nhưng thường là ánh sáng dịu mát của buổi sáng mùa xuân, hoặc ánh sáng đẹp
của buổi chiều mùa thu. Ít khi có nắng hạ, nghĩa là nắng chói chang, rực rỡ. Điều
này cho thấy tâm trạng đặc biệt tác giả khi lần đầu gặp được lí tưởng cộng sản.
Theo Hoài Thanh, có một cái gì “choáng váng”, tựa như câu ca dao về tình yêu:
“Thấy anh như thấy mặt trời – Chói chang khó ngó, trao lời khó trao”.
Giác ngộ lí tưởng cộng sản với Tố Hữu, có nghĩa là giác ngộ lập trường giai cấp,
từ bỏ cái tôi cá nhân tiểu tư sản để nhập vào khối đời chung của nhân dân lao
khổ. Thoát ra khỏi cái tôi cô đơn bế tắc, gắn bó với các giai cấp cần lao, người
thanh niên cộng sản cảm thấy niềm vui và sức mạnh. Sau này, trong bài Nhớ
đồng, nhớ lại giây phút giác ngộ lí tưởng đó, Tố Hữu đã viết: Đâu những ngày
xưa, tôi nhớ tôi … Trên chín tầng cao bát ngát trời…
Tuần 28, tiết 27
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
I.Mục tiêu cần đạt
Biết cách lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận. Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến (về vấn
đề xã hội hoặc văn học) với các cách bác bỏ phù hợp.

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 59)
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
- Phân tích cách bác bỏ
trong hai đoạn trích sau:
a)Xã hội luân lí thật trong nước
ta … được công bình mới nghe.
(Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan
Châu Trinh)
b)Nhiều đồng bào chúng ta, … sự
bất tài của con người. (Tiếng mẹ
đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc
bị áp bức, Nguyễn An Ninh)
- Phải chăng: “Trong thời đại
công nghệ thông tin hiện nay, chỉ
cần học các môn khoa học tự
nhiên là đủ”. Em hãy viết đoạn
văn bày tỏ quan điểm của mình.
- Lập dàn ý cho các đề sau:
a)Nói về kinh nghiệm học giỏi
môn Ngữ Văn, có hai quan niệm:
+ Chỉ cần đọc nhiều sách, học
thuộc nhiều thơ văn.
+ Không cần đọc nhiều sách,
không cần học thuộc nhiều thơ
văn, chỉ cần luyện nhiều về tư
duy, về cách nói, cách viết là có
thể học giỏi Ngữ Văn.
Em hãy bác bỏ một trong hai
quan niệm đó, rồi đề xuất một

vài kinh nghiệm học Ngữ Văn
tốt nhất.
b)Chọn một trong hai thành ngữ
sau nhằm bác bỏ ý cũ và tìm ý
1.Phân tích cách bác bỏ trong hai đoạn trích
a) Cách bác bỏ của Phan Châu Trinh
- Nội dung bác bỏ: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên
không ai biết đến.
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ sách Nho có câu… và dẫn chứng, kết hợp
với so sánh bên Pháp … mới nghe để bác bỏ luận điểm.
- Cách diễn đạt: kết hợp từ Hán Việt với từ thuần Việt, khẩu ngữ,
câu kể với câu cảm thán; câu có nhiều vế … tạo nên giọng văn bác
bỏvừa thẳng thắn, sắc bén vừa nồng nàn tâm huyết, có sức thuyết
phục cao.
b) Cách bác bỏ của Nguyễn An Ninh
(Hs tự làm)
2. Viết đoạn văn bày tỏ quan điểm của mình
Đó là quan niệm phiến diện. Trong thời đại công nghệ thông tin,
rất cần kiến thức về các môn khoa học tự nhiên, có như vậy mới
nắm bắt, làm chủ khoa học công nghệ. Song, nếu chỉ học các môn
khoa học tự nhiên mà không học các môn khoa học xã hội và các
môn khác thì học sinh làm sao có kiến thức phổ thông toàn diện.
Điều đó dẫn đến sự thiếu hụt về tâm hồn, không biết lịch sử nước
nhà, thể chất ốm yếu…
3.Gợi ý
a)Bác bỏ quan niệm thứ nhất
-Nội dung bác bỏ: muốn học gỏi Ngữ Văn chỉ cần đọc nhiều sách,
học thuộc nhiều thơ văn.
- Cách bác bỏ: chỉ ra mặt phiến diện trong luận điểm: mặc dù đọc
nhiều sách, thuộc nhiều thơ văn để tích lũy kiến thức nhưng không

có tư duy, phương pháp, kĩ năng và sự cảm thụ thì gây tác hại: ảnh
hưởng xấu đến kết quả học tập, không thể tạo lập được văn bản
tốt. Thực tế có người đọc nhiều sách nhưng không giỏi văn…
b)Tìm khía cạnh có thể bác bỏ trong các thành ngữ.
+ Múa rìu qua mắt thợ là thành ngữ có ý chê những ai khoe tài
18
mới:
+ Múa rìu qua mắt thợ.
+ Bới lông tìm vết.
trước các bậc thầy đều là dại, vì như thế vừa dễ bộc lộ chỗ yếu
kém của mình, vừa tỏ ra thiếu khiêm tốn. Nhưng thành ngữ đó
cũng thể hiện một tâm lí tiêu cực là luôn sợ người gỏi hơn mà
không dám thi thố tài năng, vượt lên phía trước. Như thế thì làm
sao có được sự tiến bộ? Điều này chứng tỏ thành ngữ này có hạn
chế về mặt tư tưởng.
+ Bới lông tìm vếtlà thành ngữ chỉ một thái độ hay soi mói, bắt bẻ,
hàm ý chê bai. Tuy nhiên về khách quan, thành ngữ này cũng có ý
nghĩa tích cực giúp phát hiện những sơ hở, sai sót mà người ta
thường bỏ qua.
Tuần 29, tiết 28
NGƯỜI TRONG BAO – A.P. Sê -khốp
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN – V. Huy-gô
TÔI YÊU EM – A.X. Pu-skin
I.Mục tiêu cần đạt
Nắm được đặc điểm tính cách và ý nghĩa xã hội của hình tượng nhân vật Bê-li-cốp. Nhận biết được bút pháp
hiện thực sắc sảo trong việc xây dựng hình tượng điển hình của Sê-khốp.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 61), bảo vệ môi trường sống (tài liệu tr 36). Có
thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao: háo danh, xu nịnh, giáo điều, sợ hãi, hèn hạ
trước quyền lực. Từ đó, góp phần xây dựng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hòa với
mọi người vì lí tưởng cao đẹp.

Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.
Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn
khổ. Nắm được đặc trưng cơ bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô.
Rèn luyện kĩ năng đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột
nhân vật.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 62, 63).
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ. Nắm bắt được những đặc sắc
nghệ thuật thơ cổ điển Pu-skin: giản dị, tinh tế, hàm súc.
Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; phân tích theo những đặc trưng cơ bản của
thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 61, 62).
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
- Bê-li-cốp là
nhân vật mang
tính chất biếm
họa và hài
hước. Chỉ ra các
biện pháp nghệ
thuật làm nên
hiệu quả thẩm
mĩ đó.
-Hãy lí giải các
chi tiết nụ cười
trên đôi môi và
gương mặt rạng
rỡ của Phăng-
tin sau khi chị
đã chết.
-Phân tích hai

câu thơ cuối để
chứng minh xu
1.Bê-li-cốp là nhân vật mang tính chất biếm họa và hài hước. Các biện pháp nghệ
thuật làm nên hiệu quả thẩm mĩ đó là
Các chi tiết nghệ thuật:
-Thuật về lối sống của Bê-li-cốp.
-Chân dung Bê-li-cốp.
-Nghề nghiệp Bê-li-cốp.
-Cái chết của Bê-li-cốp.
-Tình yêu của Bê-li-cốp.
Biện pháp nghệ thuật biếm họa: một là tô đậm nét chính của hắn là người trong bao,
làm cho nhân vật trở nên kì quặc, quái lạ, gây ấn tượng: con người này tất cả đều trong
bao! Hai là, Bê-li-cốp là kẻ rất yếu đuối, trước sự phản ứng quyết liệt của Cô-va-len-cô
và tiếng cười hồn nhiên của Va-ren-ca là đủ làm hắn thương tổn. Các thứ bao không
cứu được hắn. Hắn chết là vì không còn dọa được ai nữa!
2.Ngòi bút lãng mạn của Huy-gô
-Phăng-tin đã chết rồi, vậy mà trên đôi môi nhợt nhạt của chị vẫn nở nụ cười. Thực tế
là vô lí. Nhưng người duy nhất chứng kiến và phát hiện điều đó là bà xơ – có chỗ, theo
lời Huy-gô trong tiểu thuyết, bà là người không bao giờ biết nói dối – vậy bà có nói sai
không? Người chết không thể cười được, nhưng một người khác xúc động khi chứng
kiến cảnh Giăng Van- giăng thì thầm bên tai Phăng-tin, tưởng rằng Phăng-tin nở nụ
19
hướng vươn tới
sự cao cả trong
tư tưởng, tình
cảm là đặc
trưng cơ bản
của thơ Pu-skin.
(Không khói
hoàng hôn cũng

nhớ nhà- Tràng
giang, Huy
Cận)
cười, thì đấy lại là một ảo tưởng có thể xảy ra.
-Người đã chết rồi làm sao khuôn mặt còn có thể rạng rỡ? Thực tế là phi lí. Nhưng
người kể chuyện khi kể đến đây, nhà văn Huy-gô khi viết đến đoạn này, xúc động
trước tình cảm của GiăngVan-giăng đối với Phăng-tin và tưởng chừng thấy khuôn mặt
Phăng-tin rạng rỡ lên, thì cũng lại là một ảo tưởng có thể có thật.
3. Phân tích hai câu thơ cuối trong bài Tôi yêu em
Câu thơ cuối là sự thăng hoa của tình yêu chân thành, đằm thắm. Vượt lên nỗi buồn
đau u ám, lòng ghen tuông ích kỉ, nhân vật trữ tình cầu chúc: Cầu em được người tình
như tôi đã yêu em. Bản thân lời cầu chúc ở đây cũng đã biểu hiện sự chân thành, cao
thượng trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, đây không đơn thuần chỉ là lời
cầu chúc tế nhị thay cho lời vĩnh biệt một tình yêu không thành. Trong lời cầu chúc
này, xuất hiện sự so sánh. So sánh ở đây làm tăng thêm ý nghĩa khẳng định. Nhân vật
trữ tình khẳng định tình yêu đích thực của mình: luôn chân thành, đằm thắm, không
bao giờ lụi tắt, luôn dạt dào, sáng tươi, … Mặt khác trong sự so sánh này dường như
còn hàm ẩn lời nhắn nhủ, mang tính thông điệp của một trái tim cao cả như trong một
bài thơ khác Pu-skin từng viết: Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn – Em thầm thì
hãy gọi tên lên – Và hãy còn đây một kỉ niệm – Em vẫn còn sống giữa một trái tim.
(Một chút tên tôi đối với nàng, Thúy Toàn dịch)
Tuần 30, tiết 29
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
I.Mục tiêu cần đạt
Nắm được các cách bình luận một vấn đề.
Rèn kĩ năng nhận diện đối tượng, nội dung và cách bình luận trong một số văn bản nghị luận. Vận
dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 62), bảo vệ môi trường sống (tài liệu tr 37).
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ

Hãy chọn một trong các vấn đề sau để viết đoạn văn bình luận:
1)Một sự nhịn, chín sự lành.
2)Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà.
3)Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?
(Lưu biệt khi xuất dương, Phan Bội Châu)
4)Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
………
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
(Vội vàng, Xuân Diệu)
5)Bàn về truyện Thầy bói xem voi.(Tham khảo SGKC, tr 140)
Gợi ý:
-Lập dàn ý cho vấn đề mình lựa chọn.
-Trình bày một luận điểm trong dàn ý
vừa lập thành một đoạn văn hoàn
chỉnh, có sử dụng thao tác lập luận
bình luận.
-Trình bày đoạn văn vừa hoàn thành
trước lớp, các hs khác góp ý, rút kinh
nghiệm.
-Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung, …
Tuần 31, tiết 30
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
NGHĨA CỦA CÂU
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I.Mục tiêu cần đạt
Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại
hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu.

Vận dụng được những hiểu biết về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tập và sử dụng
tiếng Việt, vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó, đồng
thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ.
Rèn kĩ năng vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt
và văn học, lí giải các hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và chữa sai sót trong sử dụng tiếng Việt.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 61).
20
Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
Nhận biết và phân tích được hai thành phần nghĩa của câu; biết diễn đạt được nghĩa sự việc và nghĩa tình
thái bằng câu thích hợp với ngữ cảnh; phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 58).
Nắm được nội dung các khái niệm ngôn ngữ chính luận, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ
chính luận. Có kĩ năng nhận biết và phân tích được đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận, nâng cao
một bước kĩ năng viết văn nghị luận.
Rèn kĩ năng viết văn nghị luận chính trị xã hội; dùng từ, đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản, …
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 63, 64).
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?
Có những đặc điểm gì?
-Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ lại trong
những câu sau:
a)Thằng bé chạy lại chỗ ông nội.
b)Giữa lúc cấp thiết ấy, con chó lại lăn ra
chết.
c)Thằng bé đọc lại bài thơ.
Theo anh/chị, có nhiều từ lại khác nhau hay
chỉ có một từ lại với nhiều chức năng khác
nhau?
-Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa hai câu

sau:
a)Cuộc săn những người nô lệ đã kết thúc.
b)Cuộc săn của những người nô lệ đã kết
thúc.
-Phân tích nghĩa tình thái trong các câu sau:
a)Trời mưa chắc?
b)Xong rồi mà!
-Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, -
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. (Dương
Từ - Hà Mậu, Nguyễn Đình Chiểu)
a)Hãy diễn đạt nội dung hai câu thơ trên
bằng văn xuôi theo phong cách ngôn ngữ
chính luận.
b)Hãy nói rõ những điểm khác nhau giữa
PCNN chính luận với PCNN nghệ thuật qua
so sánh đoạn văn anh/chị vừa mới viết với
hai câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu.
1.Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, có các đặc
điểm sau:
-Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng.
-Tất cả các từ đều không biến đổi hình thái.
-Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác
nhau là trật tự từ và hư từ.
2.Xác định nghĩa của từ lại:
a)Chỉ một sự di chuyển trong phạm vi rất gần.
b) Chỉ một sự ngược chiều với một hành động khác hay
với lẽ thường.
c) Chỉ sự tái diễn của hành động, thường do thấy là cần
thiết.

trong các câu trên, chỉ có một từ lại đa nghĩa.
3.Hs tự làm
4.Nghĩa tình thái
a)Chắc phỏng đoán về một sự việc mà người nói còn
nửa tin nửa ngờ.
b)Mà khẳng định một sự việc để đáp lại một thái độ nghi
ngại.
5.PCNN chính luận
a)Sứ mệnh của văn chương và nhà văn là tận lực giương
cao đạo nghĩa, đấu tranh không khoan nhượng chống lại
lũ gian tà.
b)Khác nhau ở những đặc điểm chung(tính công khai,
tính chặt chẽ, tính truyền cảm) và ở cách vận dụng
phương tiện ngôn ngữ(về từ ngữ, kiểu câu, bố cục trình
bày,…).
Tuần 32, tiết 31
VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA – Phan Châu Trinh
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA – Hoài Thanh
I.Mục tiêu cần đạt
Hiểu được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh. Cảm nhận được sức thuyết
phục của bài diễn thuyết.
Rèn luyện kĩ năng đọc-hiểu văn bản chính luận. Rèn kĩ năng viết bài nghị luận.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 63).
Hiểu được tinh thần thơ mới trên cả hai bình diện văn chương và xã hội. Thấy được những nét đặc sắc trong
cách nghị luận của Hoài Thanh.
Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Theo anh/chị, luân
lí xã hội mà tác giả

1.Luân lí xã hội mà tác giả nêu trong đoạn trích
Trước hết, đó là ý thức tương trợ lẫn nhau giữa các cá nhân trong xã hội. Tiếp đó,
21
nêu trong đoạn trích
này là gì?
-Anh/chị hiểu thế
nào về mối quan hệ
giữa việc tuyên
truyền ý thức công
dân, gây dựng đoàn
thể với sự nghiệp
giành tự do, độc lập
cho Tổ quốc?
-Đoạn văn Đời
chúng ta … trở về
hồn ta cùng Huy
Cận có gì đặc sắc về
nội dung và nghệ
thuật? Phân tích để
làm nổi bật những
nét đặc sắc ấy.
-Lòng yêu nước của
các nhà thơ mới và
của tác giả thể hiện
tập trung nhất ở
điểm nào?
luân lí xã hội là cái nghĩa vụ mỗi người trong nước, tức là ý thức công dân mà mỗi
người phải có. Cao hơn, luân lí xã hội là cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài
người, tức là tinh thần hợp tác của con người vượt lên các ranh giới dân tộc và lãnh
thổ. Có thể nói, theo Phan Châu Trinh, luân lí xã hội gắn liền với ý thức sẵn sàng

làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác.
2. Mối quan hệ giữa việc tuyên truyền ý thức công dân, gây dựng đoàn thể với
sự nghiệp giành tự do, độc lập cho Tổ quốc
Tác giả nhìn thấy mối quan hệ mật thiết giữa tuyên truyền ý thức công dân, gây
dựng đoàn thể với sự nghiệp giành tự do, độc lập. Ông luôn biết hướng về cái đích
cuối cùng(giành tự do, độc lập) nhưng cũng hết sức tỉnh táo trong việc lựa chọn
bước đi. Từ chỗ nhận thấy một sự thực nhức nhối là dân trí nước ta quá thấp và ý
thức đoàn thể của người dân rất kém(điều này gây trở ngại cho mưu đồ cứu nước),
ông kêu gọi gây dựng đoàn thể, dĩ nhiên, đi kèm với nó là việc đánh đổ chế độ vua
quan thối nát. Nhưng, muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ
nghĩa trong dân Việt Nam này (CNXH, theo cách hiểu của tác giả, có sự phát triển
cao ý thức công dân).
3. Những nét đặc sắc trong đoạn văn Đời chugn1 ta nằm trong vòng chữ tôi …
-Về ý tứ: Chủ đè bao trùm là luận giải về nỗ lực đào sâu mà cũnglà trốn chạy vào ý
thức cá nhân của thơ mới. Chủ đề được triển khai thành hai phần chính: một là,
khái quát về hướng tìm tòi và hệ quả chung; hai là, điểm qua những gương mặt
điển hình cùng những lãnh địa riêng tiêu biểu của thơ mới qua một số hà thơ, để
thấy được sự phân hóa đa dạng cùng sự quẩn quanh bế tắc của ý thức cá nhân.
-Về văn phong: Chú ý đến dạng ngôn từ phi khái niệm(không phải là những khái
niệm trừu tượng) dung dị, dễ hiểu mà vẫn súc tích, diễn đạt được bản chất của đối
tượng. Chú ý đến cách cấu tứ: tạo ra hình ảnh một độc giả cứ theo chân của những
nhà thơ tiêu biểu bước vào cõi thơ riêng của mỗi vị. Đặc biệt chú ý đến nhịp điệu
hết sức phong phú linh hoạt.
4. Lòng yêu nước của các nhà thơ mới
-Lòng yêu tổ quốc của con người có những biểu hiện vô cùng phong phú. Có lòng
yêu nước gắn liền với đấu tranh. Có lòng yêu nước gắn liền với lao động sản xuất.
Lại có lòng yêu nước biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị văn hóa, ở nỗ lực
sáng tạo ra những giá trị văn hóa.
-Lòng yêu nước của các nhà thơ mới nghiêng về dạng thứ ba. Tình yêu của họ thể
hiện tập trung nhất ở lòng yêu tiếng Việt và nền thơ ca dân tộc, ở niềm say mê sáng

tạo ra những giá trị văn hóa, trước hết là thơ ca. Họ muốn làm cho tiếng nói của
nòi giống đẹp hơn, giàu hơn, ngày càng trường tồn, bất diệt. Đó cũng là một lòng
yêu nước rất đáng ghi nhận và trân trọng.
Tuần 33, tiết 32
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I.Mục tiêu cần đạt
Củng cố vững chắc hơn kiến thức và kĩ năng về thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ và bình
luận. Nắm vững hơn nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong một văn bản nghị luận.
Vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài (đoạn) văn nghị luận, trong đó cósử dụng ít nhất
là hai trong bốn thao tác
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ
-Đọc văn bản NHẪN
NHỊN – PHẨM CHẤT
CỦA KẺ MẠNH (Theo
Mạnh Chiêu Quân)
(SGK tr 154)
Hãy cho biết các thao
tác lập luận sử dụng
trong văn bản? (SGVC
1.Luyện tập nhận biết kết hợp các thao tác lập luận
-Đoạn 1 nêu phản đề để khẳng định phẩm chất nhẫn nhịn của con người
được hình thành trong thực tiễn đời sống trên ba phương diện: chinh phục
thiên nhiên, xã hội và bản thân.
-Đoạn 2 chứng minh phẩm chất nhẫn nhịn nảy sinh trong hoạt động chinh
phục thiên nhiên …
-Đoạn 3, 4 lập luận tương phản.
-Đoạn 5 là kết luận, vận dụng thao tác khái quát theo lối tương phản.
22

tr 170)
-Đề: Bàn về sự nôn
nóng.
Lập dàn ý và cho biết có
thể vận dụng những thao
tác lập luận nào để viết
thành văn bản nghị
luận?
2.Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Nôn nóng là tâm lí sốt ruột, muốn có ngay cái mìh không có. Đang ốm yếu
muốn khỏe mạnh ngay, đang nghèo muốn giàu ngay, đang lạc hậu muốn
tiến bộ ngay, đang khổ muốn sướng ngay. Sự nôn nóng thường dẫn đến
việc làm bất chấp quy luật, pháp luật và dẫn đến đổ vỡ, thất bại, …
-Nôn nóng là gì?
-Người nôn nóng khác người không nôn nóng như thế nào?
-Các ví dụ về người nôn nóng?
Hs lập dàn ý, góp ý xây dựng dàn ý chung trên lớp.
-Vận dụng thao tác lập luận, hs đề xuất các thao tác lập luận để trình bày ý
có sức thuyết phục.
Tuần 34, tiết 33
ÔN TẬP ĐỌC VĂN HỌC KÌ II
I.Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nắm được một cách hệ thống các kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học
nước ngoài trong SGK tập hai. Biết vận dụng kiến thức về lí luận văn học vào việc phân tích các tác phẩm
theo đặc trưng thể loại, phân biệt phong cách nghệ thuật của một số tác phẩm, tiếp nhận các giá trị văn học.
Kiểm tra 15 phút.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
NGƯỜI TRONG BAO
1.Tác giả: Sêkhốp
Là một nhà văn lớn của Nga và thế giới. Ông là tác giả của hơn 500 truyên ngắn và nhiều vở kịch.

Truyện của Sêkhốp thường đặt nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân bản sâu xa, ý nghĩa xã hội to lớn.
2.Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác:Bối cảnh xã hội: chuyên chế ngột ngạt thời Nga hoàng cuối thế kỉ 19.
- Giá trị: là tác phẩm có tính triết lí sâu sắc, hình tượng nhân vật mang tính điển hình cao, tác giả đã
khái quát lên một kiểu người kì quái trong xã hội Nga đương thời.
- Đặc sắc nghệ thuật: xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc.
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
1.Tác giả: Huygô Là nhà văn lớn của Pháp, có nhiều thành tựu lớn trong tiểu thuyết, thơ ca và kịch.
2.Tác phẩm: sáng tác năm 1862
- Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính có thể sống bằng ánh sáng của tình
thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
1.Tác giả: Phan Châu Trinh
Là một nhà yêu nứơc, Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải
cách duy tân làm cho dân giàu nước mạnh, trên cơ sở đó tạo lập nền độc lập quốc gia.
2.Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Bài diễn thuyết vào đêm 19- 11- 1925, tại nhà Hội Thanh niên ở
Sài Gòn
- Vạch trần thực trạng đen tối của một xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, vì ngày mai
tươi sáng của đất nước.
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
1.Tác phẩm: -Xuất xứ và vị trí: Tiểu luận mở đầu Thi nhân Việt Nam
- Trong đoạn trích, tác giả đã nêu rõ nội dung cốt yếu của “tinh thần Thơ mới”: lần đầu tiên chữ tôi
với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca; đồng thời cũng nói lên cái bi kịch ngấm ngầm
trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ.
- Nghệ thuật: Lập luận khoa học, rõ ràng, chặt chẽ.
Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích tinh tế.
KIỂM TRA 15’
Nội dung ôn tập:
-Tràng giang
23

-Đây thôn Vĩ Dạ
-Từ ấy
Đề:
Câu 1(4,00 điểm):
Qua hình ảnh “Mặt trời chân lí chói qua tim” (“Từ ấy”), có thể hiểu quan niệm của Tố Hữu về lí
tưởng cộng sản như thế nào?
Câu 2(6,00 điểm):
Nhận xét về cách sử dụng lời thơ trong cặp câu:
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
(“Tràng giang” - Huy Cận)
Đáp án:
Tuần 35, tiết 34
ÔN TẬP ĐỌC VĂN HỌC KÌ II (Tiếp theo)
I.Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nắm được một cách hệ thống các kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học
nước ngoài trong SGK tập hai. Biết vận dụng kiến thức về lí luận văn học vào việc phân tích các tác phẩm
theo đặc trưng thể loại, phân biệt phong cách nghệ thuật của một số tác phẩm, tiếp nhận các giá trị văn học.
II.Tổ chức hoạt động dạy và học
VỘI VÀNG
1.Tác giả: Xuân Diệu
Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một
sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân
nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ. Từ sau cách mạng, thơ
Xuân Diệu hướng mạnh vào thức tế đời sống và rất giàu tính thời sự.
2.Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: Vội vàng in trong tập Thơ thơ (1933- 1938), xuất bản năm 1938
-Cảm hứng: Một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, đằng sau tình cảm ấy là một quan niệm
nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ truyền thống.
- Bài thơ thể hiện tâm hồn yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt của “cái tôi” hiện đại cùng với một
quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ một đi không bao giờ trở lại của Xuân Diệu.

24
Câu Đáp án Điểm
1 Qua hình ảnh “Mặt trời chân lí chói qua tim” (“Từ ấy”), có thể hiểu quan niệm
của Tố Hữu về lí tưởng cộng sản:
Giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản – giây phút có lẽ là thiêng liêng nhất trong cuộc
đời Tố Hữu – đã đem đến cho ông niềm vui lớn. Tố Hữu ví lí tưởng cộng sản là mặt trời
chân lí, có nghĩa là ông quan niệm đây là nguồn sáng vĩ đại làm bừng sáng cả trí tuệ và
trái tim ông. Lí tưởng ấy không chỉ tác động tới lí trí mà còn tới tình cảm của nhà thơ
(“chói qua tim”).
4
2 Về cách sử dụng lời thơ trong cặp câu:
“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
- Dùng những cụm từ theo cấu trúc thành ngữ bốn tiếng, cả về âm thanh, cả về ý
nghĩa: nắng xuống trời lên; sông dài trời rộng
- Tạo từ theo phong cách cổ điển: bến cô liêu
- Sâu chót vót: chót vót vốn là tính từ thường dùng diễn tả chiều cao, ở đây
được dùng để biểu đạt chiều sâu. Điều này có vẻ phi lí. Nhưng cái lí của việc sáng tạo
này là ở chỗ: tác giả không muốn dừng tầm nhìn ở vòm trời, đỉnh trời mà xuyên sâu
vào đáy vũ trụ. Vì vậy, chiều cao đã chuyển hóa thành chiều sâu thật tự nhiên. Cao cũng
là sâu, mà sâu cũng là cao. Đồng thời, đây là chiều sâu thuộc cái nhìn ngước lên (chứ
không phải cúi xuống), nên nó cho phép nhà thơ diễn thành sâu chót vót. Một sáng tạo
bất ngờ, mới mẻ, mà cũng thật hợp lí và hàm súc.
- Cách sử dụng lời thơ như thế khiến cho các câu thơ này nói riêng và toàn bài nói
chung có được vẻ hiện đại mà vẫn đượm một phong vị cổ điển.
1
1
2
1
1

- Sự sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của Xuân Diệu: nghệ thuật dùng từ, sáng tạo trong việc đặt câu,
hình ảnh thơ; sự kết hợp giữu mạch cảm xúc say mê, cuồng nhiệt, mãnh liệt dồi dào và mạch luân lí
chặt chẽ trong một hình ảnh thơ mới mẻ, táo bạo và quan niệm mới về hình ảnh và giọng điệu thơ.
TRÀNG GIANG
1.Tác giả: Huy Cận
Là nhà thơ của phong trào thơ mới, ông chịu ảnh hưởng của văn học Pháp, nhưng nghiêng về ảnh
hưởng thơ Đường, giọng thơ hàm súc giàu suy tưởng triết lí và thường mang nỗi sầu vũ trụ và nhân
thế.
2.Tác phẩm: -Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Theo tác giả, bài thơ được viết vào một buổi chiều mùa
thu năm 1939 và được in trong tập thơ “Lửa thiêng”
+ Cảm xúc của bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sông nước.
- Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn trong đó thấm đượm
tình người tình đời, lòng yêu nước thầm kín và thiết tha
- Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới (bốn khổ như là bốn bài thơ
tứ tuyệt tương đối độc lập nhưng thống nhất trong cảm xúc, hình ảnh thưo mới mẻ).
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
1.Tác giả: Hàn Mặc Tử
Cuộc đời có nhiều bi thương, nhưng ông đã vượt qua với nghị lực phi thường và có sức sáng tạo
mạnh mẽ. “Mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kì
mới này, chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử”(Chế Lan Viên).
2.Tác phẩm:
-Hoàn cảnh ra đời: Khi làm ở sở Đạc điền Bình Định, HMT quen Hoàng Cúc - người con gái chủ sở,
quê ở Vĩ Dạ - Huế. Về Quy Nhơn, Tử không gặp được Hoàng Cúc, vì cô đã theo cha về ở hẳn ngoài
Huế.
- Xuất xứ: Trích trong tập thơ “ Thơ Điên”
Thư Hàn Mặc Tử gửi Hoàng Cúc kèm theo bài
“Đây thôn Vĩ Dạ”:
- Bài thơ thể hiện tấm lòng thiết tha mà cũng đầy uẩn khúc của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và
con người. Phác hoạ nên một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước và cũng là tiếng lòng của một
con người yêu đời thiết tha với một nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm vô vọng.

- Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh gợi cảm.
CHIỀU TỐI
- Hoàn cảnh sáng tác: Mùa thu 1942,là bài thứ 31/134 trong “Nhật kí trong tù”. Bác bị chuyển tù từ
nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.
- Qua bài thơ Chiều tối hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của Bác: tình yêu thiên nhiên, cái nhìn lạc quan, trân
trọng cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại.
TỪ ẤY
1.Tác giả: Tố Hữu
Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân
thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của
dân tộc Việt Nam.
2.Tác phẩm: -Từ ấy” là bài thơ mở đầu cho phần thơ “Máu lửa” trong tập thơ “TỪ Ấy” của Tố Hữu (
sáng tác từ năm 1937 -1946).
- Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, lời tâm nguyện của Tố Hữu- một thanh niên yêu nước
giác ngộ lí tưởng cách mạng trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng, tác dụng kì diệu của lí tưởng
với cuộc đời nhà thơ.
- Sự vận động tâm trạng của nhà thơ được thể hiện sinh động bằng: hình ảnh tươi sáng, ngôn ngữ
giàu nhạc điệu.
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
1. Tác giả: Phan Bội Châu:
Học giỏi nổi tiếng, từng đỗ giải nguyên, từng bôn ba Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan gây dựng
25

×