Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MARKETING ĐẾN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.25 KB, 62 trang )

NỘI DUNG TÓM TẮT

BÙI THỊ PHƯƠNG LAN. Tháng 07 năm 2009. “Nghiên Cứu Ảnh Hưởng
Của Marketing Đến Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài
Gòn – Hà Nội, Chi Nhánh Bình Dương”.

BUI THI PHUONG LAN. July 2009. “Research On Influence Of Marketing
To Mobilizing Capital By Saigon – Hanoi Joint Stock Commercial Bank, Binh
Duong Branch”.

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của Marketing đến vốn huy động
tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Bình Dương để biết
được Marketing ảnh hưởng như thế nào đến doanh số huy động vốn và hình ảnh của
ngân hàng trong năm 2008. Bằng việc phân tích các hoạt động Marketing hiện tại ở chi
nhánh Bình Dương và tình hình huy động vốn của chi nhánh, khóa luận đã làm rõ ảnh
hưởng của Marketing và kiến nghị đề xuất các phương án nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động Marketing ngân hàng.
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận đã sử dụng phương pháp điều tra phỏng
vấn 85 khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh về đánh giá của khách hàng về các sản
phẩm, dịch vụ của chi nhánh trong năm 2008 vừa qua, thu thập các số liệu thứ cấp từ
các phòng ban trong chi nhánh về tình hình huy động vốn, nhân sự… Khóa luận dùng
phương pháp thống kê mô tả và so sánh để phân tích các biến động, phân tích ảnh
hưởng của các chương trình khuyến mãi, các hoạt động Marketing đến doanh số huy
động vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chương trình khuyến mãi về lãi suất, tặng
thưởng có ảnh hưởng rất đến tình hình huy động vốn của chi nhánh, ngoài ra hình ảnh
mà ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Bình Dương tạo dựng được là rất
tốt, được khách hàng đánh giá rất cao. Cuối cùng là những đề xuất nhằm nâng cao hiệu
quả của hoạt động Marketing ngân hàng.


MỤC LỤC



Trang
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình x
Danh mục phụ lục xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦUU
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Phạm vi thời gian 2
1.3.2. Phạm vi không gian 2
1.4. Cấu trúc khóa luận 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Đặc điểm tổng quát của tỉnh Bình Dương 4
2.1.2.Điều kiện tự nhiên 4
2.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội 5
2.2. Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 7
2.2.1.Bộ máy tổ chức 9
2.2.2. Hệ thống các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng 11
2.3. Kết luận 12
2.3.1. Thuận lợi 12
2.3.2. Khó khăn 13
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu 14
3.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
14
3.1.2. Tổng quan về Marketing 18

3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá 19

v


3.2. Phương pháp nghiên cứu 20
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả 20
3.2.2. Phương pháp phân tích và so sánh. 20
3.2.3. Phương pháp phỏng vấn điều tra, thu thập số liệu 20
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điểm qua một số hoạt động Marketing của các ngân hàng trên tòan quốc 21
4.2. Tình hình nhân sự tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
chi nhánh Bình Dương 24
4.3. Các hình thức huy động vốn tại chi nhánh 25
4.3.1. Hình thức huy động vốn không kỳ hạn 25
4.3.2. Hình thức huy động vốn ngắn hạn 25
4.3.3. Hình thức huy động vốn trung và dài hạn 26
4.4. Lãi suất huy động tiền gửi năm 2008 26
4.5. Kết quả hoạt động huy động vốn 28
4.6. Các hoạt động Marketing 31
4.6.1. Các hoạt động truyền thông, báo chí 31
4.6.2. Hoạt động Marketing về lãi suất 32
4.6.3. Công tác khen thưởng nhân viên 41
4.6.4. Các hoạt động Marketing khác 42
4.7. Đánh giá của khách hàng 42
4.7.1. Nhận biết của khách hàng về ngân hàng 42
4.7.2. Đánh giá sự gắn bó của khách hàng đối với chi nhánh 43
4.7.3. Đánh giá của khách hàng về các sản phẩm tiền gửi 44
4.7.4. Mức độ hài lòng của khách hàng về các chương trình khuyến mãi của chi nhánh 44
4.7.5. Đánh giá của khách hàng về thái độ phục vụ 45

4.7.6. Đánh giá của khách hàng thủ tục, thời gian giải quyết giấy tờ 46
4.8. Chiến lược phát triển Marketing trong thời giai đoạn mới 47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận 51
5.2. Kiến nghị 52

vi

5.2.1. Đối với chính quyền 52
5.2.2. Đối với chi nhánh 52
TÀI LIỆU THAM KHẢOError! Bookmark not defined.3






















vii


DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT

ACB Ngân hàng Á Châu
DongA Bank Ngân hàng Đông Á
ĐTDĐ Điện thoại di động
EUR Đồng Euro
ez pay Thanh toán điện tử
FDI Đầu tư nước ngoài trực tiếp
GDP Tăng trưởng kinh tế
internet-
banking
Tra cứu thông tin tài khoản qua internet
IT Công nghệ thông tin
NV Nhân viên
PCI Chỉ số Năng lực cạnh tranh
PNJ Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận
SCB Ngân hàng Sài Gòn
SHB ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
SJC Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn
sms-banking Tra cứu thông tin tài khoản qua tin nhắn
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TD Tín dụng
TD DN Tín dụng doanh nghiệp
TK Tài khoản

TM Thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
TP Thành phố
TV Ti vi
USD Đô la Mỹ
VNĐ Đồng Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới





viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân Loại Đất của Tỉnh Bình Dương 4
Bảng 2.2. Cơ Cấu Dân Số Tỉnh Bình Dương 5
Bảng 4.1 Tình Hình Lao Động tại Chi Nhánh Năm 2008 24
Bảng 4.2. Lãi Suất Huy Động Tiền Gửi VNĐ Trung Bình Mỗi Tháng Năm 2008 27
Bảng 4.3. Kết Quả Hoạt Động Huy Động Vốn Năm 2008 28
Bảng 4.4. Chi Tiết Kết Quả Huy Động Vốn Theo Quý 30
Bảng 4.5. Tóm Tắt Các Chương Trình Khuyến Mãi Thực Hiện tại Chi Nhánh Bình Dương 33
Bảng 4.6. Cơ Cấu Thưởng Chương Trình Khuyến Mãi “Cơn Mưa Vàng” 35
Bảng 4.7. Tổng Hợp Chi Phí và Thu Nhập từ Chương Trình “Cơn Mưa Vàng” 36
Bảng 4.8. Tổng Thu Nhập và Chi Phí Thực Hiện Chương Trình Khuyến Mãi Quý IV Năm 2008 37
Bảng 4.9. Cơ Cấu Thưởng Chương Trình Khuyến Mãi “SHB Tháng Vàng Doanh Nghiệp” 38
Bảng 4.10. Cơ Cấu Thưởng Chương Trình Khuyến Mãi “Tiết Kiệm Dự Thưởng” 39
Bảng 4.11. So Sánh Kết Quả Hoạt Động Khuyến Mãi Của Chi Nhánh 41

Bảng 4.12. Chế Độ Khen Thưởng Cho Cá Nhân và Tập Thể Xuất Sắc Năm 2008 41
Bảng 4.13. Thống Kê Khảo Sát Sự Nhận Biết của Khách Hàng về Ngân Hàng 42
Bảng 4.14. Đánh Giá của Khách Hàng về Các Sản Phẩm Tiền Gửi tại Chi Nhánh 44
Bảng 4.15. Đánh Giá của Khách Hàng về Các Chương Trình Khuyến Mãi của Chi Nhánh 44
Bảng 4.16. Đánh Giá của Khách Hàng về Thủ Tục, Thời Gian Giải Quyết Giấy Tờ 46








ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi Nhánh Bình Dương 10
Hình.4.1. Cơ Cấu Huy Động Vốn Năm 2008 29
Hình 4.2. Thời Gian Khách Hàng Gửi Tiền tại Chi Nhánh 43
Hình 4.3. Đánh Giá Của Khách Hàng về Các Chương Trình Khuyến Mãi của Chi Nhánh 45



















x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn




















xi



Chương 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, Việt Nam đang trong thời buổi hội nhập nhất là sau khi chính thức
gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cơ hội phát triển kinh tế là rất lớn nhưng
thách thức đặt ra trước mắt cũng không phải là nhỏ. Một khi nền kinh tế có thêm
những cơ hội mới thì nó phải luôn sẵn sàng về nguồn lực phát triển như thế thì mới
không bỏ qua những cơ hội tốt. Các nhà đầu tư thì luôn trong tư thế sẵn sàng tuy nhiên
nguồn lực của chúng ta lại không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ và kịp thời. Ngoài lao
động ra thì vốn được xem là yếu tố cực kì quan trọng cho sự phát triển của một quốc
gia. Trước đây, nước ta chỉ có một hệ thống ngân hàng với 100% vốn quốc doanh chịu
sự quản lí của nhà nước và như vậy rõ ràng là không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư cũng
như tiết kiệm của dân chúng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hệ thống ngân hàng nước ta đã có
những bước phát triển vượt bậc. Hàng loạt các ngân hàng mới ngoài quốc doanh, ngân
hàng thương mại ra đời, ngành ngân hàng trở thành một ngành kinh doanh đem lại lợi
nhuận rất lớn và thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh doanh tài chính. Thị trường các
ngân hàng ngày càng trở nên đông đúc và cạnh tranh nhau ngày một khốc liệt. Để có
được nguồn vốn đủ cung cấp cho các doanh nghiệp vay sản xuất và kinh doanh cũng

như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hộ gia đình ngày càng tăng thì việc huy động tối đa
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng trở nên rất cần thiết để tạo lập và duy trì hoạt
động cho các ngân hàng. Và chỉ vài năm trở lại đây, thuật ngữ Marketing ngân hàng
xuất hiện ngày càng nhiều, hàng tỷ đồng bỏ ra cho hoạt động tiếp thị và quảng cáo cho
các ngân hàng trên khắp các phương tiện truyền thông. Hàng loạt các hoạt động có các
nhà tài trợ là các ngân hàng, hàng triệu tờ rơi, bướm, pano quảng cáo xuất hiện khắp
phố phường…nhằm mục đích quảng bá hình ảnh ngân hàng và mời gọi các nhà đầu tư.
Để có cái nhìn cụ thể hơn và xem xét hoạt động Marketing ngân hàng cũng như
hiệu quả của nó xét trên khía cạnh huy động vốn như thế nào, đề tài “Nghiên Cứu Ảnh
Hưởng Của Marketing Đến Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài
Gòn – Hà Nội, Chi Nhánh Bình Dương” sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Khóa luận nghiên cứu ảnh hưởng của Marketing đến vốn huy động tại ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần (TMCP) Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Bình Dương trong
bốn quý năm 2008.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Khảo sát nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi
nhánh Bình Dương.
Tìm hiểu các hoạt động Marketing của chi nhánh.
Phân tích tác động của hoạt động Marketing đến lượng vốn huy động được tại
ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Bình Dương trong năm 2008.
Khảo sát các đánh giá của khách hàng về hoạt động Marketing của chi nhánh.
Đề xuất kiến nghị.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Khóa luận được thực hiện với các số liệu thu thập được từ ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Bình Dương.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Từ ngày 10/02/2009 đến ngày 10/05/2009.

1.4. Cấu trúc khóa luận
Bài nghiên cứu gồm năm chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu cụ thể cần thực hiện và phạm vi
nghiên cứu của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan

2

Khái quát về địa bàn tỉnh Bình Dương, những khó khăn và thuận lợi mà địa
phương mang lại cho ngành ngân hàng. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của
ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội và chi nhánh Bình Dương.
Chương 3: Nội dung và phương pháp thực hiện
Tìm hiểu một số khái niệm và nội dung có trong khóa luận về Marketing,
Marketing ngân hàng, hoạt động tín dụng, huy động vốn …
Mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Các hoạt động Marketing của các ngân hàng khác trên toàn quốc
Các hoạt động Marketing hiện tại của chi nhánh.
Kết quả tình hình huy động vốn của ngân hàng trong năm 2008.
Các đánh giá của khách hàng về hoạt động của chi nhánh, cung cấp dịch vụ,
thái độ nhân viên.
Xác định hiệu quả hoạt động Marketing ngân hàng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ những phân tích trên sẽ rút ra một số kết luận và kiến nghị.













3



Chương 2
TỔNG QUAN


2.1. Đặc điểm tổng quát của tỉnh Bình Dương
2.2.1. Vị trí địa lý
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía
nam và tây nam giáp
thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp
Đồng Nai.
Bình Dương có 1 thị xã và 6 huyện (với 89 xã, phường và thị trấn). Thị xã Thủ
Dầu Một là trung tâm của tỉnh và là một đô thị có tiềm năng phát triển rất cao cách
trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
Diện tích tự nhiên 269.554km
2
(chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ
42/61 về diện tích tự nhiên)
Bảng 2.1. Phân Loại Đất của Tỉnh Bình Dương

ĐVT: km
2
Loại đất Diện tích
Đất ở 5.845
Đất nông nghiệp 215.476
Đất lâm nghiệp 12.791
Đất chuyên dùng 22.563
Đất chưa sử dụng 12.879
Tổng diện tích 269.554
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với
đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng,
đất
chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây
công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
Với địa hình cao trung bình từ 6-60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình
Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc
xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.
Về khí hậu, Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa
rõ rệt
là mùa mưa, từ tháng 5 - 11, và mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến
tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là
120 ngày
.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5
0
C. Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm
khoảng 9.500 - 10.000
0

C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Dân số
Bình Dương là tỉnh có số dân đông đúc, nguồn lao động nhập cư dồi dào tập
trung trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Cơ cấu dân số tương đối cân bằng
giữ nam và nữ. Đây chính là tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm
thị trường tiêu thụ và cung cấp lao động.
Bảng 2.2. Cơ Cấu Dân Số Tỉnh Bình Dương năm 2007
ĐVT: người
Nguồn: Tổng cục thống kê
Phân loại dân số theo Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)
Nam 494.000 48,33
Nữ 528.700 51,76
Tổng dân số
1.022.700 100,00
b) Phát triển kinh tế

Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài
Gòn - Đồng Nai. Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà

5

Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút
đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại
Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án
đầu tư nước ngoài trực tiếp
(
FDI) với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu đô la Mỹ (USD). Năm 2007, tỉnh Bình Dương
đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần
so với năm ngoái. Vào năm 2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và
nhận được sự hợp tác rất tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực
nguyện vọng của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Theo bảng xếp hạng Chỉ số
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu với
76,23 điểm, trong khi thủ độ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn
nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.
Năm 2008, chỉ số CPI của Bình Dương xếp thứ 2 sau tỉnh có chỉ số về giáo dục rất cao
và đang phát triển rất mạnh là Đà Nẵng.
Bình Dương có 23 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công
nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A,
Việt Hương, Sóng Thần 1.Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án
đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3
.483 triệu USD và 225
dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư; hiện
nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến
độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc
của tỉnh (Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp trong Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-
đô thị Bình Dương, Tân Uyên).
Mục tiêu kinh tế xã hội của Bình Dương thời kỳ 2006 -2010
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII năm 2006 đã nêu mục
tiêu phấn đấu thời kỳ 2006-2010 về kinh tế-xã hội của tỉnh như sau:
Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 15%. Quy mô GDP (giá
hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ Đôla

6

Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, để nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp giảm xuống còn 15-16%, công nghiệp và
xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%. Với tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn
ở mức cao như hiện nay là 35%/năm (2001-2005) thì Bình Dương sẽ là một trong

những tỉnh về đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
2.2. Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiền thân là ngân hàng TMCP
Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập từ cuối năm 1993 tại Thành Phố Cần Thơ. Từ
năm 2005, SHB đã được chuyển đổi thành ngân hàng đô thị, vốn điều lệ đã phát triển
lên 500 tỷ đồng, trong năm 2007 vốn điều lệ đạt 2000 tỷ đồng. Với hơn 3.000 khách
hàng cá nhân và 700 khách hàng doanh nghiệp hoạt động trên các loại ngành nghề
khác nhau, mạng lưới hoạt động kinh doanh của SHB rộng khắp trong toàn quốc.
Trong hoạt động kinh doanh, xét trên phương diện an toàn vốn SHB là một ngân hàng
phát triển bền vững minh bạch với cơ sở vốn hiện tại đủ và đảm bảo SHB tiếp tục phát
triển nhanh trong thời gian tới với cơ sở vốn vững mạnh và tỉ lệ an toàn vốn cao cùng
với văn hóa tín dụng thận trọng, chính sách và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng tài
sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả qua. Các kết quả hoạt động kinh
doanh của SHB năm sau luôn cao hơn năm trước các chỉ tiêu tính chất đều đạt và vượt
chỉ tiêu đề ra. SHB luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng những
dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất.
với mong muốn trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu và là ngân
hàng bán lẻ hiện đại đa năng tại Việt Nam, SHB cam kết sẽ phục vụ khách hàng một

7

cách tận tâm, tất cả vì khách hàng, các cổ đông và các đối tác của mình với uy tín và
chất lượng cao nhất.
SHB tập trung mở rộng dịch vụ hướng vào đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chú trọng liên kết với các khách hàng là các Tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh có tốc độ tăng trưởng cao như: ngành công nghiệp than; ngành
công nghiệp cao su; công nghiệp đóng tàu; giao thông; cảng biển; thuỷ nhiệt điện; kinh
doanh xây dựng địa ốc SHB còn hướng đến khách hàng ở nông thôn, các hộ kinh
doanh cá thể, các cá nhân và các hộ gia đình. Hiện nay, mạng lưới kinh doanh của
SHB đã phát triển ở các thành phố lớn trên cả nước bao gồm hội sở chính, hơn 30 chi

nhánh và phòng giao dịch.
Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng cao do SHB đã không
ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, đến thời điểm 31/12/2006, tổng vốn huy động
đạt 770.001 triệu đồng, năm 2007 đạt 9.948.553 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn
huy động duy trì ở mức cao, năm 2006 tăng 290 % so với năm 2005; năm 2007 tăng
1192 % so với tổng nguồn vốn huy động cả năm 2006. Tại thời điểm 30/06/2008,
nguồn vốn huy động đã gần bằng cả năm 2007.
Năm 2008 vừa qua, SHB đã chuyển trụ sở từ thành phố Cần Thơ về Hà Nội,
hoàn tất thủ tục niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội và
mới đây đã là thành viên chính thức của Thị trường Ngoại tệ Liên Ngân hàng.
Hiện nay SHB có hơn 3.000 cổ đông. Các cổ đông lớn và đối tác chiến lược là
Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) (chiếm 15% vốn điều lệ), Tập đoàn
Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) (chiếm 15% vốn điều lệ), Tập đoàn T&T.
T
Khẩu hiệu của ngân hàng là “Đối tác tin cậy, giải pháp phù hợp”
Logo của ngân hàng

SHB chi nhánh Bình Dương nằm trên trục lộ chính của thị xã Thủ Dầu Một, là
một chi nhánh mới thành lập chưa lâu, đi vào hoạt động từ quý IV năm 2007 đến nay
chi nhánh đã có một lượng khách hàng đáng kể. SHB Bình Dương được xem là nằm

8

trong khu vực ngân hàng vì trong khoảng 1km đã có tới gần hai mươi ngân hàng cùng
hoạt động.
Địa chỉ: 302 Đại lộ Bình Dương, Phường Phú Hòa, Thủ Dầu Một – Bình
Dương
Số điện thoại: 0650 3834101 - 0650 3834102 - 0650 3834103
Số fax: 0650 3834100
Hiện tại ngoài trụ sở chính trên Đại Lộ Bình Dương chi nhánh đã có ba phòng

giao dịch tại phường Phú Cường (gần chợ Thủ Dầu Một), khu công nghiệp sóng thần
và Bến Cát đi vào hoạt động năm 2008 thu hút một lượng lớn tiền nhàn rỗi từ phía
người dân địa phương và thực hiện các giao dịch với các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tuy mới thành lập chưa lâu, trang thiết bị và nhân sự chưa đầy đủ song ngân hàng
TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Bình Dương đã dần đi vào khuôn khổ hoạt động
thu hút được ngày càng nhiều khách hàng.
2.2.1. Bộ máy tổ chức


















9



Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi

Nhánh Bình Dương

Giám đốc
P. Giám đốc
P. Giao
dịch
khách
hàng và
Ngân quỹ
P. Tín
dụng và
tài trợ
TM
P. Kế
toán
P. Hành
chính
Bộ
phận
thanh
toán
quốc tế
Bộ phận
Dịch vụ
tiền gửi
Ngân quỹ
Giao dịch
viên
Kiểm
soát TD

Quản lí
nợ
TD DN
TD cá
nhân
Kế toán
chi tiêu
Kế toán
thu
Kinh
doanh
ngoại tệ
Tổ IT
Nguồn tin : phòng hành chính
Ban giám đốc
- Giám đốc phụ trách hội sở : có trách nhiệm quản lí toàn bộ các mặt hoạt động
của chi nhánh.
- Phó giám đốc phụ trách phòng kế toán : phụ trách phòng kế toán, ngân quỹ, tín
dụng và tài trợ thương mại.
- Phó giám đốc phụ trách phòng dịch vụ khách hàng.
Phòng giao dịch khách hàng và ngân quỹ

10

- Tiếp nhận giao dịch với khách hàng, thực hiện các hoạt động gửi, rút tiền tiết
kiệm, giải đáp thắc mắc.
- Thực hiện các hoạt động ký quỹ, rút séc, giải ngân hợp đồng tín dụng.
Phòng tín dụng và tài trợ thương mại
- Thực hiện các hợp đồng tín dụng, các hoạt động cho vay và đầu tư tài chính của
cá nhân và doanh nghiệp.

- Kiểm soát, thẩm định các hợp đồng tín dụng.
- Quản lí dư nợ.
Phòng kế toán
- Trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê, quyết toán kế toán thu chi
tài chính, quỹ tiền lương, thu đổi ngoại tệ.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ về hoạch toán kế toán và báo cáo theo quy định.
- Tổng hợp tình hình kinh doanh tài chính của chi nhánh.
Phòng hành chính quản trị
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh.
- Trực tiếp quản lí các vấn đề về nhân sự, cơ sở vật chất và quy trình làm việc tại
chi nhánh.
Tổ IT
Thành lập, kiểm tra giám sát hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và hệ thống
mạng của ngân hàng.
Bộ phận thanh toán quốc tế
Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, các dịch vụ chuyển tiền.
2.2.2. Hệ thống các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Tiền gửi tiết kiệm : VNĐ và USD
- Tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang.
- Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt.
Cho vay :
- Cho vay tín chấp tiêu dùng.
- Cho vay doanh nghiệp thương mại.
- Cho vay bổ sung vốn lưu động.

11

- Cho vay bất động sản.
- Cho vay làm việc – du học nước ngoài.

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.
- Cho vay thấu chi.
Dịch vụ :
- Dịch vụ phone-banking bao gồm : ez pay, sms-banking, internet-banking.
- Dịch vụ bão lãnh.
- Dịch vụ thu hộ - chi hộ
- Dịch vụ thẻ.
2.3. Kết luận
2.3.1. Thuận lợi
Một trong những lợi thế hàng đầu của các ngân hàng tại Bình Dương trong đó
có SHB chính là vị trí thuận lợi của Bình Dương, mảnh đất quanh năm mưa thuận gió
hòa, ít chịu ảnh hưởng của bão lụt, người dân sống ổn định. Hơn nữa, Bình Dương lại
nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, là tỉnh có cơ cấu kinh tế hợp lí của
một tỉnh theo hướng công nghiệp – thương mại và dịch vụ – nông nghiệp với tỷ lệ
tương ứng 59%, 25% và 14%, hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông tương đối
hoàn thiện nối liền các tỉnh công nghiệp phát triển như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh,
Vũng Tàu Được mệnh danh là vùng “đất lành”, Bình Dương luôn có những chính
sách hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư và trở thành một trong những ví trí đứng đầu cả
nước về phát triển kinh tế với rất nhiều các khu, cụm công nghiệp, khu liên hợp đô thị,
vùng chuyên canh sản xuất.
Thứ hai, thủ tục hành chính tương đối dễ chịu cũng là một thuận lợi cho các nhà
đầu tư khi đến với Bình Dương. Với chính sách trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư, Bình
Dương trở thành một trong số những tỉnh được các nhà đầu tư đánh giá là tỉnh có thủ
tục hành chính gọn nhẹ.
Thứ ba, Bình Dương là tỉnh có mật độ dân số đông, thị trường tiêu thụ tiềm
năng và là nguồn cung lao động cho các doanh nghiệp. Bình Dương hiện là tỉnh có số
lao động nhập cư đông từ các tỉnh phía Bắc và Tây Nam Bộ vào làm trong các cơ quan
xí nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp.

12


Chính vì thế, hoạt động của các ngân hàng rất thuận lợi. Các ngân hàng có rất
nhiều cơ hội để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng và cung cấp
nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp.

2.3.2. Khó khăn
Tuy điều kiện kinh doanh tại Bình Dương là rất thuận lợi nhưng cũng chính vì
thế mà sự cạnh tranh lại rất gay gắt. Hiện đã có 36 trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch
ngân hàng và 11 tổ chức tín dụng trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một. Do đó, để có thể
đứng vững các ngân hàng luôn phải tìm cách đổi mới phương thức hoạt động và cạnh
tranh nhau về lãi suất, các chương trình hỗ trợ, khuyến mãi, lãi suất thưởng…
Ngoài ra tâm lí người gửi, vay tiền vẫn đang xem trọng các ngân hàng Nhà
Nước hơn vì họ luôn ngĩ rằng các ngân hàng Nhà Nước thường an tòan hơn các ngân
hàng thương mại ngoài quốc doanh nên dù lãi suất thấp hơn, chăm sóc khách hàng
kém hơn họ vẫn muốn gửi tiền tại các ngân hàng Nhà Nước.
Cơn khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Châu Mỹ đang lan rộng ra toàn thế
giới, Việt Nam cũng là một bộ phận của thế giới nên chịu ảnh hưởng là điều tất yếu.
Các ngân hàng Việt Nam tuy chưa có nhiều biểu hiện đáng kể từ ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng song đây cũng là một khó khăn lớn cho các ngân hàng trước mắt và trong
tương lai.

13



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


3.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
a) Ngân hàng thương mại là ngân hàng có một lịch sử hình thành, tồn tại và
phát triển hàng trăm năm cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Ngày nay
cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại ngày càng
hoàn thiện và trở thành một định chế tài chính không thể thiếu cùng với hệ thống ngân
hàng quốc doanh và tổ chức tín dụng khác.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng thực hiện các giao dịch trực tiếp với
khách hàng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…về các dịch vụ gửi tiền tiết kiệm, cho vay
và cung cấp các dịch vụ kèm theo như thanh toán, thu hộ chi hộ, chuyển tiền…Ngân
hàng thương mại mang tính chất một doanh nghiệp kinh doanh tài chính sử dụng
nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng cho cá nhân, tổ chức khác với lãi suất chênh
lệch và thực hiện các hình thức đầu tư tài chính khác mang lại lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại có nhiều loại như ngân hàng thương mại quốc doanh,
ngân hàng thương mại cổ phần. Trong đó, ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng
có nguồn vốn điều lệ của các cổ đông, cũng giống như các công ty cổ phần ngân hàng
thương mại cổ phần chịu sự quản lí, điều hành và giám sát của hội đồng quản trị.
Nghiệp vụ huy động vốn: là nghiệp vụ của ngân hàng dùng để huy động tiền
gửi từ phía khách hàng cá nhân và tổ chức nhằm mang lại nguồn vốn cho ngân hàng
thực hiện các nghiệp vụ khác. Nghiệp vụ này gồm nhiều kênh huy động như tiền gửi
tiết kiệm. huy động vốn thông qua phát hành các loại giấy tờ có giá, huy động vốn từ
các tổ chức tín dụng và ngân hàng Nhà Nước.
- Huy đông vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm: là hoạt động huy động vốn
thông qua khoản tiền của các cá nhân được gửi và tài khoản tiết kiệm, được xác nhận
trên thẻ tiết kiệm, hưởng lãi theo quy định của ngân hàng và được bảo hiểm tiền gửi
theo quy định của pháp luật.
Tài khoản tiết kiệm: là tài khoản (TK) đứng tên một cá nhân hoặc một số cá
nhân và được sử dụng để thực hiện một số giao dịch theo quy định và quy chế ban
hành.
Sổ tiết kiệm: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu TK tiết kiệm
hoặc đồng chủ sở hữu TK tiết kiệm đã gửu tại ngân hàng.

Tiền gửi thanh toán: là hình thức huy động vốn của ngân hàng bằng cách mở
cho khách hàng một TK gọi là TK tiền gửi thanh toán. TK này mở cho các khách hàng
là cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng như chuyển tiền. Số
dư trong tài khoản của khách hàng được hình thành từ hai nguồn: do khách hàng nộp
tiền mặt vào và do nhận tiền chuyển khoản từ cá nhân tổ chức khác. Số dư này nhằm
duy trì khả năng thanh toán và chi trả của khách hàng ở bất cứ thời điểm nào và trở
thành nguồn vốn của ngân hàng vào những thời điểm TK tạm thời nhàn rỗi cho đến
khi thực hiện giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, do tính bất thường của hoạt động thanh
toán từ TK tiền gửi thanh toán, tức là khách hàng có thể rút hay thực hiện giao dịch
thanh toán mà không cần báo trước cho ngân hàng do đó ngân hàng gặp khó khăn
trong việc lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn này. Tuy vậy, nó vẫn được sử dụng linh
hoạt trong hoạt động chu chuyển của ngân hàng vì tập trung nguồn vốn lớn từ phía tất
cả các khách hàng.
Kỳ hạn: là thời gian khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Có hai loại kỳ
hạn tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: sản phẩm này được thiết kế dành cho cá
nhân tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh
lời hoặc thanh toán qua ngân hàng. Khách hàng sử dụng TK không kỳ hạn này có thể
tự do rút hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán bất cứ lúc nào. Số tiền trong TK của
họ hoàn toàn linh hoạt để đảm bảo tối đa nhu cầu của khách hàng. Đối với các ngân
hàng, họ phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả nên khó lập kế hoạch cho vay tín dụng nguồn
vốn này do đó ngân hàng thường rả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này.

15

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: khác với tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi tiết
kiệm có kỳ hạn được thiết kế dành cho các cá nhân có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an
toàn, sinh lợi và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn nay trong tương la. Khách hàng gửi
tiền tiết kiệm có kỳ hạn thường là những cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường
xuyên từ nguồn vốn sẵn có, đáp ứng chi tiêu định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Đa số

khách hàng ưa thích loại hình gửi này là người cao tuổi, hưu trí công nhân viên chức
với mong muốn sự an toàn cho số tiền của họ và khả năng sinh lợi định kỳ. Tiền gửi
tiết kiệm có kỳ hạn có thể chia làm nhiều loại tùy theo kỳ hạn: từ 1 tháng đến 12 tháng
và trên 12 tháng. Việc phân chia phân chia kỳ hạn gửi làm cho sản phẩm tiền gửi của
ngân hàng đa dạng.
Lãi suất: là tỷ lệ phần trăm của số tiền gửi, đó chính là khoản lợi nhuận mà
khách hàng được hưởng khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng
Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong hoạt động huy động vốn của một ngân
hàng. Các ngân hàng thường có biểu lãi suất riêng thay đổi tùy thuộc vào tình hình
thực tế và nhu cầu của khách hàng. Đa số khách hàng gửi tiền tiết kiệm đều mong
muốn nhận được một mức lãi suất cao nhất có thể. Để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi càng
nhiều các ngân hàng thường xây dựng biểu lãi suất bậc thang theo kỳ hạn hay theo số
tiền. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là mức lãi suất thấp nhất áp dụng cho
tiền gửi tiết kiệm vì tính chất loại tiền gửi này là khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào
nên ngân hàng không thể sử dụng vốn này vào những mục tiêu lâu dài. Lãi suất tiền
gửi tiết kiệm có kỳ hạn thay đổi theo độ dài kỳ hạn và loại hình rút lãi. Thông thường,
lãi suất tăng theo kỳ hạn: kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao (kỳ hạn dưới 12 tháng),
lãi suất theo phương thức rút lãi trước thấp hơn phương thức rút lãi hàng tháng, thấp
hơn lãi suất rút cuối kỳ. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm do tổng giám đốc quy định đối với
từng loại sản phẩm tiền gửi và căn cứ vào diễn biến của thị trường trong từng thời kỳ
hoặc từng khu vực cụ thể.
Thời hạn áp dụng lãi suất tiền gửi tiết kiệm thay đổi:
+ Áp dụng ngay đối với các giao dịch phát sinh tiền gửi tại ngày thông báo thay
đổi lãi suất có hiệu lực.
+ Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tổng giám đốc quy định cụ thể về thời
hạn áp dụng lãi suất thay đổi với từng loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm.

16

Phương thức tính lãi suất:

+ Công thức tính tiền lãi phải trả đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn tuần:

lãi suất quy đổi theo năm

Số tiến lãi = số tiền gửi *
(số dư)
360
* số ngày gửi

+ Công thức tính tiền lãi đối với tiền gửi có kì hạn từ 01 tháng trở lên:
lãi suất quy đổi theo năm

Số tiến lãi = số tiền gửi *
(số dư)
12
* số tháng gửi


- Huy động vốn qua phát hành các loại giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác
nhận nghĩa vụ trả nộ một khoản tiền trong một thời han nhất định, điều kiện trả lãi, các
điều khoản cam kết giữa các tổ chức tín dụng và người mua.
Để huy động vốn ngắn hạn các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá
ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá, có thời hạn thấp hơn 12 tháng bao
gồm ký phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu cùng các giấy tờ có giá khác. Để
huy động vốn trung và dài hạn từ 5 đến 10 năm Ngân Hàng còn phát hành kỳ phiếu,
trái phiếu hoặc cổ phiếu. Thông thường các ngân hàng TMCP thường phát hành cổ
phiếu.
- Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng Nhà Nước
Một bộ phận vốn của ngân hàng thương mại hình thành từ việc các tổ chức tín

dụng mở TK tại ngân hàng khi tham gia các hoạt động thanh toán do đó ngân hàng
TM có thể sử dụng nguồn vốn này cho hoạt động của mình. Ngoài ra ngân hàng Nhà
Nước cũng cung cấp vốn cho ngân hàng thương mại dưới hình thức cấp vốn hoặc tái
chiết khấu.



17

×