Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU THẬP THẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.85 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu (Lý do chọn đề tài)
I.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài
I.2.1 Mục tiêu
I.2.2 Nội dung
I.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
I.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
I.4.1 Đối tượng:
I.4.2 Phạm vi nghiên cứu
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG
CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM
II.1 Cơ sở lý luận
II.1.1 Định nghĩa và khái niệm người thu nhập thấp
II.1.1.1 Người thu nhập thấp là
II.1.1.2 Người thu nhập thấp bao gồm
II.1.2 Các đặc trưng kinh tế xã hội tác động đến nhà ở cho người thu nhập
thấp tại các đô thị ở Việt Nam.
II.1.2.1 Các yếu tố tác động vào việc phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp
II.1.2.2 Nguyện vọng về nhà ở của người thu nhập thấp
II.1.3 Các quan điểm về nhà ở cho người thu nhập thấp
II.1.3.1 Quan điểm xóa đói giảm nghèo
II.1.3.2 Quan điểm chính trị về giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp
II.1.3.3 Quan điểm chỉ đạo việc thực hiện giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu
nhập thấp
II.2 Thực trạng các chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
II.2.1 Các chính sách tại Hà Nội
II.2.2 Các chính sách tại Thành phố Hồ Chí Minh
II.2.3 Các chính sách ở địa phương khác.
1
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ


CÁC CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU THẬP THẤP
III.1 Chưa thực sự hiểu và lường hết vấn đề trong công tác xét duyệt cho người
thực sự có thu nhập thấp
III.2 Những cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện, triển khai cụ
thể
III.3 Bất cập trong công tác quản lý
III.4 Bất cập trong khâu tổ chức, xét duyệt
III.5 Tư duy cũ về nhà ở không còn phù hợp
III.6 Cần thay đổi tư duy về nhà ở
PHẦN IV
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH
IV.1 Kiến nghị các chính sách phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp
IV.2 Chính sách cho vay vốn
IV.3 Huy động các nguồn vốn
IV.4 Chính sách về sử dụng đất
2
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT HỌ VÀ TÊN NỘI DUNG THỰC HIỆN GHI CHÚ
01 Đào Văn Thơ
(Nhóm trưởng)
- Ngiên cứu đề tài và phân công nhiệm
vụ cho các thành viên trong nhóm
- Tổng hợp, biên tập các báo cáo của
các thành viên.
- Hoàn thiện báo cáo tổng thể của nhóm
- Viết tiểu luận phần I bao gồm:
I.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu
(Lý do chọn đề tài)
I.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
của đề tài

I.2.1 Mục tiêu
I.2.2 Nội dung
* Trình bày báo cáo (Hoặc đồng chí Hà)
02 Nguyễn Bảo Trung
* Trình bày đề tài (Hoặc đ/c Thơ)
I.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
I.4 Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu:
I.4.1 Đối tượng:
I.4.2 Phạm vi nghiên cứu
03 Vũ Ngọc Hà
Xây dựng câu hỏi cho các nhóm khác và
trả lời các câu hỏi liên quan tới đề tài
II.1 Cơ sở lý luận
II.1.1 Định nghĩa và khái niệm
người thu nhập thấp
II.1.1.1 Người thu nhập thấp là
II.1.1.2 Người thu nhập thấp bao
gồm
04 Nguyễn Lan Hương
II.1.2 Các đặc trưng kinh tế xã hội
tác động đến nhà ở cho người thu
nhập thấp tại các đô thị ở Việt
3
Nam.
II.1.2.1 Các yếu tố tác động vào việc
phát triển nhà ở cho người thu nhập
thấp
II.1.2.2 Nguyện vọng về nhà ở của
người thu nhập thấp

05 Phạm Mai Linh
II.1.3 Các quan điểm về nhà ở cho
người thu nhập thấp
II.1.3.1 Quan điểm xóa đói giảm
nghèo
II.1.3.2 Quan điểm chính trị về giải
quyết nhà ở cho người thu nhập thấp
II.1.3.3 Quan điểm chỉ đạo việc thực
hiện giải quyết vấn đề nhà ở cho
người thu nhập thấp
06 Trịnh Đình Trường
III.1 Chưa thực sự hiểu và lường hết
vấn đề trong công tác xét duyệt cho
người thực sự có thu nhập thấp
III.2 Những cơ chế, chính sách của
Nhà nước chưa được thực hiện, triển
khai cụ thể
III.3 Bất cập trong công tác quản lý
07 Trần Liên Tuyết
III.4 Bất cập trong khâu tổ chức, xét
duyệt
III.5 Tư duy cũ về nhà ở không còn
phù hợp
III.6 Cần thay đổi tư duy về nhà ở
08 Trần Thị Thu
Hưởng
II.2 Thực trạng các chính sách nhà
ở cho người thu nhập thấp
II.2.1 Các chính sách tại Hà Nội
II.2.2 Các chính sách tại Thành phố

Hồ Chí Minh
4
II.2.3 Các chính sách ở địa phương
khác.
09 Nguyễn Hải Nam
Ngiên cứu các Quyết định, nghị
quyết, thông tư, hướng dẫn các chính
sách của Nhà nước như: Quyết định
167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008
của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ
hộ nghèo về nhà ở; Nghị quyết số
18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của
Chính phủ và các Quyết định số
65/2009/QĐ-TTg; Quyết định số
66/2009/QĐ-TTg; Quyết định số
67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009
của Thủ tướng Chính phủ về một số
cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh
phát triển nhà ở cho học sinh, sinh
viên các cơ sở đào tạo, nhà ở cho
công nhân lao động tại các khu
công nghiệp tập trung và nhà ở cho
người có thu nhập thấp tại khu vực
đô thị.
* Trả lời các câu hỏi liên qua tới
các quyết định của Nhà nước
10 Lê Đình Hưng
IV.1 Kiến nghị các chính sách phát
triển nhà ở cho người thu nhập thấp
IV.2 Chính sách cho vay vốn

IV.3 Huy động các nguồn vốn
IV.4 Chính sách về sử dụng đất
5
PHẦN MỞ ĐẦU
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH NHÀ Ở
CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP TẠI VIỆT NAM
I.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu (Lý do chọn đề tài)
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, đô thị hoá ngày
càng tăng
nhanh
dẫn đến sự phân hoá giữa người nghèo và người giàu tại
các đô thị khá rõ rệt.
Những
người thu nhập thấp ở đô thị đang phải đương
đầu với vấn đề thiếu nhà ở hoặc ở trong
các
khu tồi tàn, chật chội và hệ
thống hạ tầng quá tải do họ không có khả năng về kinh tế để
tự
cải thiện chỗ
ở của mình. Do vậy Nhà nước cần phải xây dựng các cơ chế, chính sách đảm
bảo việc phát triển nhiều loại hình nhà ở phù hợp cho các đối tượng trong xã hội
đặc biệt là những người thu nhập thấp, họ luôn được Chính phủ quan tâm trong
thực hiện các giải pháp an sinh xã hội trong bối cảnh đất nước ta hiện nay.
Tiểu luận: “Phân tích chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp ở Việt
Nam” là cơ sở lý luận và thực tiễn
để bổ xung cho các chính sách của Nhà
nước sao cho phù hợp hơn với thực tiễn. Bởi vì,
chính sách phát triển nhà ở cho
người thu nhập thấp tại các khu vực đô thị đã có dấu hiệu "đuối", dù cả mục tiêu

ngắn hạn lẫn dài hạn của chính sách đều chưa đến đích. Khả năng đổ bể của
chính sách ngày một hiện hữu khi hàng loạt khó khăn đang ngáng đường chủ đầu
tư, người mua nhà và cả cơ quan quản lý. Chính vì vậy chúng ta càng phải
nghiên cứa sâu hơn và đưa ra các kiến nghị phù hợp với thực tế góp phần giúp
các nhà hoạch định chính sách có cơ sở lý luận để bổ xung hoặc đưa ra những
chính sách mới phù hợp hơn với thực tế.
I.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài:

I.2.1 Mục tiêu:
6
- Nghiên cứu, phân tích các chính sách của Nhà nước về nhà ở cho người
thu nhập thấp ở Việt Nam
- Kiến nghị các giải pháp, chính sách, cơ chế tài chính cho Nhà nước
đối với người thu nhập thấp tại các đô thị Việt
Nam.
I.2.2 Nội dung:
Nghiên cứu thực trạng nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị
Việt Nam giải quyết vấn đề nhà ở cho
người
TNT phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội hiện tại. Đề xuất các giải pháp đồng bộ từ khâu
quy
hoạch sử
dụng đất, các giải pháp kiến trúc, công nghệ xây dựng cho
nhà
ở đối với
người thu nhập
thấp.
- Đề xuất các giải pháp thiết kế, xây dựng, nâng cấp hạ tầng cho việc
hoàn thiện

nơi
ở và môi trường ở cho người thu nhập thấp. Kết hợp việc
xây dựng các khu ở mới với
việc
bảo tồn cải tạo và nâng cấp các khu ở
cũ.
- Kiến nghị các chính sách, cơ chế tài chính cho công tác xây dựng
các khu nhà

cho người thu nhập thấp tại các đô thị Việt Nam, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc
cho
người thu nhập thấp hoàn thiện nơi ở của
mình.
- Phát triển các chính sách tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc hoàn
thiện
nơi ở cho người thu nhập
thấp
.
I.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:

Đề tài: “Phân tích chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp ở Việt
Nam”. thành công sẽ đem lại hiệu quả to lớn cả về cơ sở lý luận và thực
tiễn
của
việc xây dựng các chính sách về nhà ở cho người thu nhập
thấp tại các đô thị Việt Nam một
cách
chặt chẽ, có cơ sở khoa

học.
I.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

I.4.1 Đối tượng:
7
- Nhà ở cho người thu nhập thấp ở đô thị gồm những người hưởng
lương có thu nhập thấp,
các
đối tượng chính sách, người có công với Cách
mạng, sinh viên mới ra
trường
- Các chính sách về nhà ở cho người thu nhập thấp của Nhà nước đã ban
hành.
I.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị Việt Nam : Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí
Minh và một số địa phương khác
Theo yêu cầu của môn học Phân tích chính sách kinh tế xã hội, Nhóm 2 – tổ
1 – Lớp Cao học Quản lý Kinh tế K19-L2 được phân công làm tiểu luận với đề tài
“Phân tích chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp”. Đây là một đề tài tương
đối rộng, có tính học thuật cao. Ý thức được điều này, ngay từ khi nhận đề tài
Nhóm đã chủ động phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên, mỗi người phụ trách
một vấn đề với nguồn tài liệu chủ yếu là giáo trình, bài giảng của các trường thuộc
khối kinh tế - xã hội và các Quyết định của Nhà nước như: Quyết định
167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ
nghèo về nhà ở; Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ và các
Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg; Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg; Quyết định số
67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế,
chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào
tạo, nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung và nhà ở

cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
Do đề tài rộng và thời gian chuẩn bị ngắn trong quá trình làm tiểu luận chắc
chắn không tránh được có sai sót cần bổ sung, sửa chữa, vì vậy chúng tôi rất mong
muốn nhận được sự phản biện, góp ý của các thành viên trong Lớp 2 Quản lý
Kinh tế – Khóa 19, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
8
Tập thể nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Phạm Văn Dũng Chủ
nhiệm khoa Kinh tế Chính trị – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà
Nội đã phân công và hướng dẫn tập thể nhóm hoàn thành tiểu luận này ./.
9
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG
CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM
II.1 Cơ sở lý luận
II.1.1 Định nghĩa và khái niệm người thu nhập thấp
II.1.1.1 Người thu nhập thấp là:
Người có thu nhập tương đối ổn định. Có khả năng tích lũy vốn để tự
cải thiện điều
kiện
ở, nhưng cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà nước về
vay vốn dài hạn trả góp, về
chính
sách đất đai và cơ sở hạ tầng (người vay
vốn làm nhà có khả năng hoàn
trả)
Trước tiên phải thấy rằng, người thu nhập thấp là người chưa có đủ khả
năng thanh toán một lần cho nhu cầu mua nhà ở của mình. Vì nếu họ có đủ khả
năng thanh toán theo các bản hợp đồng mua nhà thương mại thì họ không còn là
người thu nhập thấp.
Chính vì vậy, người thu nhập thấp là những đối tượng cần được hỗ trợ về

mặt tài chính để nâng cao khả năng thanh toán của mình trong các hợp đồng
mua nhà.
II.1.1.2 Người thu nhập thấp bao gồm
Công chức, viên chức nhà nước (lớp trung lưu trở xuống). Giáo viên
các trường
phổ
thông và một bộ phận giảng viên trường đại học, cao đẳng.
Cán bộ ngành y tế (lớp trung
lưu
trở xuống). Công nhân các nhà máy, khu
công nghiệp. Dân lao động và buôn bán nhỏ ở đô thị, dân cư
các
khu tái định
cư.
II.1.2 Các đặc trưng kinh tế xã hội tác động đến nhà ở cho người thu nhập
thấp tại các đô thị ở Việt Nam.
II.1.2.1 Các yếu tố tác động vào việc phát triển nhà ở cho người thu nhập
thấp:
a/. Mức độ di cư và mô hình di cư theo lứa tuổi, giới
tính:
10
b/. Đặc điểm kinh tế-xã hội của dân di cư từ nông thôn ra thành
thị:
Đa số lao dộng di cư có nghề nghiệp tham gia ngành dịch vụ, công
nghiệp, xây
dựng
và chủ yếu làm công ăn lương. Lý do kinh tế (việc làm,
thu nhập, học tập) và đoàn tụ
gia
đình là yếu tố quan trọng nhất của dòng

dân di cư tới đô thị, do đó khi chuyển về đô
thị
người dân di cư có nhu cầu
rất lớn về nhà ở để ổn
dịnh cuộc sống.
c/. Các ảnh hưởng của di dân tự do đối với nhà ở đô
thị
Làm tăng số lượng người thu nhập thấp trong các đô thị. Tăng nhu cầu
về nhà ở,
đặc
biệt là cho người thu nhập thấp làm ảnh hưỏng đến quản lý và
bộ mặt đô thị. Tăng ô
nhiễm
môi trường đô thị, mất trật tự đường phố, hè
phố, khu công cộng, g ây ùn tắc giao
thông Làm
xuống cấp hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội đô
thị.
II.1.2.2 Sự phân hoá giàu nghèo với vấn đề nhà ở của dân cư đô
thị:
a/. Sự phân tầng xã hội có tác động trực tiếp tới các công việc quy
hoạch, xây
dựng,
quản lý và phát triển đô thị. Dẫn dến việc tồn tại các khu
ổ chuột bên cạnh các biệt
thự
khách sạn sang trọng và chúng ta không dễ
dàng có thể giải toả chúng để quy hoạch
lại.

b/.Các loại nhà ở của người thu nhập thấp dưới tác động của sự phân hoá
giàu
nghèo
trong đô thị: Loại nhà căn hộ trong các khu tập thể, khu chung cư
nhiều tầng; Loại nhà
nằm
trong các khu vực ngõ phố, ngõ xóm, đã có quy
hoạch là khu đất ở; Loại nhà nằm trong
các
khu vực ngõ, xóm lao dộng chưa
có quy hoạch; xây dựng lấn chiếm vào đất quy hoạch;
đất
lưu
không.
c/. Sự phân tầng ảnh hưởng mức chênh lệch về nhà ở người thu nhập thấp

người
thu nhập cao ở đô thị: Trong sự phân tầng, điều kiện nhà ở và môi
trường ở quá tồi tệ
trở
thành thực tế điển hình cho sự nghèo khổ ở đô
thị.
11
II.1.2.3 Các đặc tính xã hội của người thu nhập thấp ảnh hưởng vào nhà

a/. Đặc tính về thành phần xã
hội:
b/. Đặc tính quy mô nhân khẩu, trình độ văn
hoá:
c/. Đặc tính mức thu nhập và chi

tiêu:
Nguồn thu nhập của người thu nhập thấp chủ yếu từ lương, từ tiền
công do dịch
vụ,
từ lãi do buôn bán nhỏ. Trong đó những nguồn thu nhập
không từ lương thường bấp
bênh
không ổn
định.
II.1.2.4 Nguyện vọng về nhà ở của người thu nhập thấp
* Diện tích sử dụng m2/hộ: 35 – 50
m2;
* Các loại hình cải tạo nhà ở: Sửa chữa nâng cấp nhà ở là loại hình
chủ
yếu;
Mua đất xây nhà - là một bộ phận nhỏ; Mua căn hộ chung cư; Thuê
căn hộ chung
cư.
* Các loại hình cải thiện nhà ở của người thu nhập
thấp: Cải
tạo, nâng
cấp nhà ở hiện có. Xây dựng nhà chung cư bán trả góp cho người
thu
nhập
thấp. Nhà chung cư cho
thuê.
*Các nguyện vọng về nhà ở tại một số đô thị: Cải tạo, nâng cấp và xây
dựng mới.
II.1.3 Các quan điểm về nhà ở cho người thu nhập thấp
II.1.3.1 Quan điểm xóa đói giảm nghèo

Là nhiệm vụ chiến lược của phát triển
kinh
tế-xã hội trong giai đoạn
tới, là cơ sở cho việc cải thiện điều kiện ở và môi trường ở
cho
người
nghèo tại đô
thị.
II.1.3.2 Quan điểm chính trị về giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp
Trước hết đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước từ cấp
Trung
ương
đến địa phương. Quan tâm giải quyết vấn đề này là thể hiện tính
ưu việt của chế độ
XHCN,
bảo đảm tính truyền thống nhân ái của dân tộc,
thực hiện mục tiêu văn minh, công bằng

hội, tạo ra môi trường tốt, góp
phần ổn định về phát triển kinh tế xã
hội.
12
II.1.3.3 Quan điểm chỉ đạo việc thực hiện giải quyết vấn đề nhà ở cho người
thu nhập thấp
- Bảo đảm từng bước quyền có nhà ở, quyền sử dụng đất ở và sở hữu
nhà ở của
dân
- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong việc xây dựng và quản
lý nhà
ở.

- Xã hội hoá việc xây dựng nhà
ở.
- Phát triển nhà ở theo các dự án quy hoạch được
duyệt.
- Thực hiện đồng bộ trong xây
dựng.
II.2. Thực trạng các chính sách
II.2.1 Các chính sách tại Hà Nội
• Thực trạng:
Thành phố Hà Nội (cũ) rộng 920,97 km
2
, dân số tính đến đầu năm 2008
khoảng 3,5 triệu người, trong đó số đăng ký hộ khẩu thường trú chiếm 90%, còn
lại là diện KT3, KT4. Những năm gần đây dân số Hà Nội tăng tự nhiên là
1,37% và tăng cơ học là 1,63%/năm. Theo số liệu của Sở Địa chính – Nhà đất
Hà Nội thì vào đầu năm 2002 tổng quỹ nhà ở toàn Thành phố chỉ có 348.743
căn nhà (trong đó 153.000 căn thuộc sở hữu nhà nước và 195.743 căn thuộc sở
hữu tư nhân), tức chỉ bằng non một nửa số nhà cần thiết để đáp ứng nhu cầu mỗi
hộ gia đình được sống riêng trong 1 căn nhà. Nói cách khác, hiện tại ở Hà Nội,
mỗi căn nhà dù thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân thì trung bình cũng có hơn 2
hộ gia đình đang sinh sống. Theo số liệu của Sở Quy hoạch – kiến trúc Thành
phố Hà Nội, hiện nay bình quân nhà ở theo đầu người chỉ đạt khoảng
7m
2
/người, trong đó có tới 30% dân số nội thành ở dưới 4m
2
/người; về chất
lượng nhà ở tới 60% xuống cấp cần cải tạo nâng cấp cả ngôi nhà và tiện nghi…
Hà Nội hiện đang thiếu nhà ở nghiêm trọng, nhất là nhà cho người có thu
nhập trung bình và thấp, và trước mắt cần ít nhất tới 7 triệu m

2
nhà ở, tương
đương 120.000 căn hộ cho các đối tượng có nhu cầu bức xúc về nhà ở trên địa
13
bàn. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất, thì chỉ riêng năm
2006 – 2007, Thành phố cần khoảng 7.700 căn hộ quỹ nhà tái định cư phục vụ
các dự án lớn của Thành phố, song Thành phố mới chỉ lo được khoảng 5.000
căn. Thậm chí, đến năm 2010, 80 dự án xây dựng nhà tái định cư của Thành phố
dù được hoàn thành với tổng số 29.400 căn hộ, thì Thành phố vẫn thiếu tới
13.000 căn hộ. Theo điều tra của tổ chức JICA (Nhật Bản), thì nhu cầu nhà ở
cho thuê, thuê mua của các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân… vào
khoảng 18.000 căn hộ, trong đó nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, bức
xúc cần cải thiện điều kiện chỗ ở chiếm 30%.
Theo Cục Thống kê Hà Nội, hiện tại, ở Hà Nội có đến 70% hộ gia đình (số
tuyệt đối là 560.000 hộ) có thu nhập dưới mức trung bình 825.000 đồng/
người/tháng – tức xấp xỉ 10 triệu đồng/người/năm. Còn nếu xét theo mức chuẩn
nghèo mà UBND Thành phố Hà Nội ban hành năm 2005 để áp dụng cho giai
đoạn 2006-2010 là 350.000đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và
270.000đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn, thì năm 2004 Hà Nội có
tới 10,6% dân số có thu nhập dưới mức nghèo này (trong đó thành thị là 4,3%
và nông thôn là 25,3% – tỷ lệ dân số nông thôn/thành thị của Hà Nội năm 2003
là 7/8).
Về tổng quát, có thể khẳng định, các hộ gia đình có thu nhập thấp đang
chiếm đa số trong dân cư Thành phố, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội
(trong đó khoảng 50% số hộ công nhân viên chức Thành phố) không có khả
năng tích lũy từ thu nhập tiền lương của mình để mua nhà, xây nhà mới cho
mình nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Về con số tuyệt đối, theo
ước tính của Sở Tài nguyên – Môi trường – Nhà Đất Hà Nội thì có tới 10.000
hộ gia đình ở Hà Nội đang thực sự bức xúc về nhà ở và Thành phố cũng chỉ mới
có giải pháp cho khoảng 30% số này. Nói cách khác, một lượng tổng cầu khổng

14
lồ trên thị trường tài chính nhà ở cho người có thu nhập thấp đã, đang và sẽ vẫn
tiếp tục hiện hữu và mở rộng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Cùng với sự gia tăng
dân số và tách hộ do lấy vợ, lấy chồng, cũng như do nhu cầu nhà cho giải phóng
mặt bằng triển khai các dự án đô thị hóa và phát triển kinh tế, và do sự xuống
cấp của Quỹ nhà hiện có (nhất là nhà do nhà nước sở hữu, nhà chung cư) v.v thì
nhu cầu về nhà ở sẽ càng trở nên gay gắt hơn cho những người dân Thủ đô.
Hà Nội là Thành phố có quỹ nhà ở lớn thứ hai trong cả nước, có vào
khoảng 12 triệu m
2
(450.000 căn hộ) chiếm gần 15% quỹ nhà ở toàn quốc.
Trong đó: Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước có khoảng 5 triệu m
2
chiếm hơn 40%
quỹ nhà ở toàn Thành phố (bao gồm nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do ngành
Địa chýnh. Nhà đất quản lý cho thuê khoảng 2 triệu m
2
với 65.000 hợp đồng
thuê nhà ở; nhà ở do các cơ quan tự quản khoảng 3 triệu m
2
với 85.000 căn hộ).
Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân và các sở hữu khác khoảng 7 triệu m
2
chiếm gần
60% quỹ nhà. Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 40% các nhà ở tư nhân có giấy
tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc sử dụng đất
hợp pháp.
Ngoài ra, theo số liệu thống kê hiện tại Hà Nội có khoảng gần 10 triệu m
2
nhà trụ sở làm việc của các cơ quan Nhà nước; trụ sở giao dịch, điều hành của

các doanh nghiệp; khách sạn văn phòng làm việc cho thuê của các dự án đầu tư
nước ngoài và đầu tư trong nước.
Trong toàn bộ quỹ nhà ở của Hà Nội có khoảng 80% là nhà thấp tầng (1 –
3 tầng); 20% là nhà chung cư cao tầng (4 – 5 tầng). Những năm vừa qua, quỹ
nhà ở tư nhân do nhân dân tự đầu tư xây dựng nhà cao tầng (4- 5 tầng) khoảng
20% quỹ nhà ở tư nhân. Phần lớn các khu nhà ở của Hà Nội không được xây
dựng đồng bộ, hạ tầng kỹ thuật chắp vá, thiếu tiện nghi, thiếu công trình phúc
lợi công cộng, môi trường bị ô nhiễm, mật độ dân cư phân bổ không đồng đều
15
quá tải ở khu trung tâm; Khu vực 36 phố cổ có mật độ dân số tới 40.000
người/km
2
so với mật độ dân số trung bình toàn Thành phố là 26.000
người/km
2
.
Từ khi Nhà nước thực hiện xoá bỏ bao cấp về nhà ở, do có nhiều khó khăn
Nhà nước ít đầu tư xây dựng nhà ở, 80% diện tích nhà ở do nhân dân tự đầu tư
xây dựng hoặc cán bộ công nhân viên của các cơ quan tự đầu tư xây dựng. Từ
năm 1998 trở về trước các mô hình phát triển nhà ở thực hiện riêng lẻ, tự phát,
không theo dự án dẫn đến tình trạng lộn xộn trong xây dựng, cải tạo nhà. Từ
năm 1998 đến nay, phát triển nhà ở đã dần thực hiện theo các dự án và hình
thành các khu đô thị mới trên cơ sở quy hoạch phát triển đô thị đồng bộ cả nhà ở
và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển đô thị thành phố Hà Nội đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, về cơ bản thành phố Hà Nội đã xây dựng và
được duyệt quy hoạch chi tiết các quận huyện và quy hoạch chi tiết các khu đô
thị mới; các dự án phát triển nhà ở. Kết quả đến cuối năm 2001 và đầu năm
2002 đã có 49 dự án khu đô thị mới đã có quyết định phê duyệt đầu tư, đang
triển khai thực hiện như: khu đô thị mới Trung Yên; làng Quốc tế Thăng Long,

khi đô thị mới Trung Hoà – Nhân Chính; khu đô thị mới Định Công – Thanh
Trì; khu đô thị mới Linh Đàm; khu đô thị mới Định Công – Đại Kim vv…
Ngoài ra còn thực hiện nhiều dự án xây dựng nhà ở chung cư xen kẽ tại các
quận nội thành cũ.
Theo quy hoạch thành phố Hà Nội có 56 dự án lớn, 140 dự án nhỏ với quỹ
đất 2000ha, tương ứng 23 – 25 triệu m
2
nhà ở và khoảng 6 triệu m
2
trụ sở, công
trình công cộng, bảo đảm cho 37 vạn người cư trú trong nhà ở cao tầng (tiêu
chuẩn 36 m
2
/người) và 15 vạn người trong nhà ở thấp tầng (tiêu chuẩn 4 người/
biệt thự bình quân 200 m
2
đất). Tính riêng năm 2003 diện tích nhà ở có từ các
16
khu đô thị mới là 650.000m
2
. Đến năm 2004, Hà Nội đã triển khai thực hiện 115
dự án phát triển nhà, theo quy hoạch diện tích đất xây dựng nhà ở trên 3,8 triệu
m
2
, diện tích đất hạ tầng kỹ thuật gần 5,4 triệu m
2
, đất xây dựng công trình sản
xuất kinh doanh dịch vụ trên 694.000 m
2
. Hiện nay, ngoài 60 khu đô thị đã được

quy hoạch, một số khu mới đang tiếp tục triển khai quy hoạch như Bắc Cổ Nhuế
– Chèm, Xuân Phương – Từ Liêm, Sài Đồng – Gia Lâm…
Thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc thực
hiện phát triển nhà ở và giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan: trong 5 năm
2001 – 2005, tổng số m
2
nhà ở xây dựng mới thực hiện được 5.461.000m
2
đạt
126,4% kế hoạch và bình quân thời kỳ này mỗi năm xây dựng được
1.092.000m
2
, tăng gấp 5 lần so với những năm 1991 – 1997 và 2,5 lần so với
những năm 1998 – 2000, đưa diện tích bình quân nhà ở trên đầu người từ 4,6
m
2
/người năm 1991, lên 6,0m
2
năm 2000 và lên 7,5m
2
năm 2006.
Tháng 02/2006, thành phố mới tìm được hướng giải quyết cho thông qua
việc đặt hàng mua quỹ nhà này để phục vụ tái định cư. Nguyên tắc thực hiện
hợp đồng đặt hàng mua nhà là thanh toán 70% giá trị dự đoán được duyệt của
các dự án để giảm bớt khó khăn về tài chính cho các đơn vị. Phần còn lại sẽ bố
trí vốn thanh toán khi có kết quả thẩm tra quyết toán của Hội đồng thẩm định
giá thành phố.
Thị trường nhà ở Hà Nội hiện nay mất cân đối ở chỗ quá chú trọng đến
nhà ở để bán hơn là nhà ở cho thuê. Nhà ở cho thuê sinh lợi được nhiều hơn,
nhưng có những yếu tố sau đây hạn chế sự phát triển của nó:

+ Nhà kinh doanh bất động sản không có vốn lớn, do đó muốn thu hồi vốn
nhà bằng cách bán ngay sau khi xây dựng xong.
+ Người mua muốn có nhà ở thuộc sở hữu của mình để có tài sản thế chấp
vay vốn kinh doanh hoặc truyền lại cho con cháu.
17
Nhà kinh doanh bất động sản sợ khó thu được tiền thuê nhà, khó đòi lại
nhà cho thuê vì luật pháp, chính sách Nhà nước, dư luận xã hội thiên vị người
thuê nhà.
Nhà cho thuê thực sự là nhu cầu cấp thiết của nhiều người như công chức
và quân nhân khi thuyên chuyển đến đô thị khác, các hộ nghèo không đủ tiền
mua nhà, các gia đình trẻ mới thành lập, những người ly hôn hoặc gia đình bất
hạnh, sinh viên đi học xa, người nước ngoại v.v…
Việc đầu tư xây dựng nhà ở nói chung và nhà ở phục vụ người thu nhập
thấp nói riêng là trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp chính quyền. Xã hội hoá
nhà ở là tất yếu trong sự phát triển chung, đồng thời huy động được mọi nguồn
lực, các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp tham gia.
UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở
phải dành 30% – 50% quỹ nhà ở chung cư cao tầng để bán cho cán bộ công
nhân viên các cơ quan theo danh sách giới thiệu của UBND thành phố. Điều
này đã giảm sức ép về nhu cầu nhà ở của cán bộ công nhân viên trên địa bàn
thành phố. Tuy nhiên do vấn đề thiết kế cũng như quy mô và mức độ đầu tư của
công trình quá cao, nhiều cán bộ công nhân viên chức không mua được nhà,
không phù hợp với tiêu chuẩn và khả năng của đối tượng mua nhà.
Mặc dù Thành phố đã chủ động chỉ đạo triển khai một số dự án thí điểm
nhưng do cơ chế lựa chọn đối tượng thụ hưởng (người thu nhập thấp) còn thiếu
đồng nhất, cơ chế mua bán trả góp, cho thuê, xử lý rủi ro khi triển khai thiếu sự
ràng buộc trách nhiệm nghĩa vụ giữa các bên và các ngành liên quan còn thiếu
khả thi. Do đó một số dự án không đáp ứng được theo mục tiêu ban đầu, như:
Làng Sinh viên Hacinco; Thí điểm xây dựng nhà ở thu nhập thấp như khu nhà ở
B4, B5 Cầu Diễn; khu nhà ở 9 tầng Xuân Đỉnh; Một số khu nhà ở Quân đội

quản lý
18
+ Kinh nghiệm rút ra từ làng Sinh viên Hacinco là ngoài các ưu điểm mà
chúng ta dễ nhận thấy như đã tạo ra được một quần cư hiện đại cho Sinh viên
thuê, nhưng thực tế còn nhiều vấn đề cần trao đổi đó là: Đa phần sinh viên thuê
tại đây có gia đình mà mức thu nhập tương đối khá giả (số lượng ít), số lượng
lớn các công ty, cơ quan, tổ chức kinh tế cũng thuê văn phòng tại đây; rất nhiều
các hoạt động, các dịch vụ cho sinh viên mặc dù đã được duyệt trong báo cáo
nghiên cứu khả thi xong vẫn chưa được xây dựng v.v… Làng Sinh viên hiện
nay khó có khả năng thu hồi vốn nếu đầu tư xây dựng đúng những tiêu chí được
duyệt và nếu chỉ cho Sinh viên thuê. Như vậy mục đích sử dụng ban đầu đã bị
thay đổi.
+ Các khu nhà thu nhập thấp xây dựng thí điểm B4, B5 Cầu Diễn hay 9
tầng Xuân Đỉnh thì mới chỉ đầu tư được ngôi nhà, cũng không khác mấy căn hộ
gia đình hiện nay. Đối tượng sử dụng hiện nay cũng chưa xác định được đúng
thành phần như chủ trương ban đầu mà chuyển thành nhà ở tạm cư cho các hộ
dân tại khu nhà Gỗ ở ngoài đê sông Hồng và phục vụ giải phóng mặt bằng, tái
định cư. Như vậy mục đích cho xây dựng nhà cho người thu nhập thấp vẫn chưa
thực hiện được.
Tính đến ngày 30/8/2011, Hà Nội đã có 11 dự án đầu tư xây dựng nhà thu
nhập thấp với tổng số 11.714 căn hộ, đáp ứng nhu cầu ở cho 41.645 người. Tuy
nhiên, khi những căn nhà thu nhập thấp đầu tiên đến tay người tiêu dùng thì
cũng là lúc hàng loạt những bất cập được phơi bày.
Dự án cho người thu nhập thấp tại lô N010A và N012-3 khu đô thị mới
Sài Đồng (quận Long Biên, Hà Nội) có giá tạm tính (đã được các đơn vị chức
năng thẩm định) là 13,27 triệu đồng/m2. Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư
đợt đầu 6 dự án nhà dành cho người thu nhập thấp, trong đó, tại Sài Đồng (Long
Biên) xây dựng hai khu gồm khu có diện tích đất 7.500 m
2
và khu có diện tích

19
8.100 m
2
; dự án nhà ở cho công nhân tại Kim Chung (Đông Anh) 5,1 ha; dự án
nhà ở công nhân tại Phú Nghĩa 3,6 ha; nhà ở cho cán bộ, công nhân tại Bắc Phú
Cát 8,8 ha. Nếu so sánh với giá các căn hộ thương mại đang rao bán cũng tại
khu này thì sự chênh lệch là rất nhỏ. Cụ thể, các căn hộ chung cư tại lô N017-2
cũng của khu đô thị Sài Đồng đang được rao bán với giá gốc 15 triệu đồng/m2 +
1,5 triệu đồng/m2 chênh lệch. Khu nhà đã được khởi công từ ngày 29/7/2010,
dự kiến sau 24 tháng sẽ hoàn thành.
Theo ước tính, Hà Nội (cũ) hiện đang thiếu nhà ở nghiêm trọng và cần ít
nhất tới 7 triệu m2 nhà ở, tương đương 120.000 căn hộ cho các đối tượng có
nhu cầu bức xúc về nhà ở trên địa bàn. Các hộ gia đình có thu nhập thấp đang
chiếm đa số trong dân cư thành phố, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong
đó có khoảng 50% số hộ công nhân viên chức) không có khả năng tích lũy từ
tiền lương của mình để mua nhà, xây nhà mới cho mình nếu không có sự hỗ trợ
tài chính từ bên ngoài.
Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, có tới 10.000 hộ gia
đình ở Hà Nội đang thực sự bức xúc về nhà ở và thành phố cũng chỉ mới có giải
pháp cho khoảng 30% trong số này. Theo điều tra của tổ chức JICA nhu cầu nhà
ở cho thuê, thuê mua của các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân là
vào khoảng 18.000 căn hộ, trong đó nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn,
bức xúc cần cải thiện điều kiện chỗ ở chiếm 30%.
• Định hướng tương lai:
Nhà ở cho người thu nhập thấp nằm trong chương trình phát triển nhà ở
hàng năm và 5 năm của thành phố. Một phần ngân sách xây dựng cơ bản hàng
năm của Hà Nội (gồm vốn trung ương cấp) phục vụ cho công tác tái xây dựng
và tái định cư nhà ở, trong đó có nhà ở cho người thu nhập thấp.
20
“Đến 2015, Hà Nội sẽ xây dựng 15.500 căn hộ cho người có thu nhập

thấp” Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quốc Tuấn- Phó Giám đốc Sở Xây
dựng trong cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều ngày 13/9. Theo đó,
từ nay đến năm 2015, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng khoảng 15.500 căn hộ
tương ứng với khoảng 1,5 triệu m2.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày
20/4/2009 về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho
học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các
khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập tại khu vực đô thị, Hàng loạt dự
án nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội đã được triển khai trên địa bàn Hà Nội.
Thành phố phấn đấu đến năm 2015 đạt được 60% sinh viên có nhu cầu
được thuê nhà; 50% công nhân tại các khu công nghiệp có nhu cầu được thuê
nhà ở.
Về nhà ở cho sinh viên, thành phố đã dành những khu đất sạch, đã có hạ
tầng để đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên các trường đại học hiện có (Pháp
Vân – Tứ Hiệp, Mỹ Đình II) đồng thời tổ chức xây dựng ký túc xá trong khuôn
viên các trường đại học phù hợp với quy hoạch bằng nguồn vốn trái phiếu của
Chính phủ.
Về nhà ở công nhân, Hà Nội đã tổ chức đầu tư xây dựng thí điểm nhà ở
cho công nhân cho khu công nghiệp Bắc Thăng Long tại xã Kim Chung – Đông
Anh, đang triển khai tiếp giai đoạn 2 để phục vụ cho công nhân khu công
nghiệp Bắc Thăng Long đồng thời kêu gọi đầu tư tại các khu tập trung vừa và
nhỏ trên địa bàn TP. Hiện TP đang đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại khu
công nghiệp Phú Nghĩa, Bắc Phú Cát.
Riêng vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị, Hà Nội đã
tổ chức Hội nghị mời các nhà đầu tư tham gia Chương trình phát triển nhà ở cho
21
người thu nhập thấp khu vực đô thị. Kết quả, đến nay cơ bản số lượng nhà đầu
tư đăng ký các dự án đã đảm bảo kế hoạch đề ra đến năm 2015.
Hiện, một số dự án đang triển khai xây dựng như: Khu nhà ở cho người
thu nhập thấp tại khối nhà chung cư cao tầng CT1, CT2 thuộc Dự án khu dân cư

Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội do Liên danh Công ty CP bê tông và
xây dựng Vinaconex Xuân Mai và Công ty CP xây dựng Vinaconex 21 làm chủ
đầu tư 328 căn hộ. Tại dự án này chủ đầu tư đang tiếp nhận hồ sơ và đến 25/9
này sẽ chính thức xét duyệt hồ sơ cho đối tượng thu nhập thấp được mua nhà.
Bên cạnh đó có Khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại Lô đất N05, N010
khu đô thị mới Đặng Xá, huyện Gia Lâm do Tổng công ty Thủy tinh và gốm
xây dựng Viglacera làm chủ đầu tư cung cấp 1.000 căn hộ, đã khởi công ngày
1/8/2010. Khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm,
Hà Nội do Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng Viglacera làm chủ đầu tư
cũng sẽ cung cấp 124 căn hộ.
Mặt khác, Khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại Khu tái định cư Kiến
Hưng, quận Hà Đông do Liên danh Công ty CP bê tông và xây dựng Vinaconex
Xuân Mai và Công ty CP xây dựng Vinaconex 21 làm chủ đầu tư cung cấp
1.512 căn hộ, ngày 1/8/2010 đã khởi công và dự kiến hoàn thành sau 18 tháng
thi công.
Trong thời gian tới,Hà Nội sẽ chỉ đạo tiếp tục triển khai một số dự án như:
Khu nhà ở cho người thu nhập thấp Mê Linh, Đại Thịnh II do Tập đoàn HUD
làm chủ đầu tư. Dự kiến, trong tháng 10/2010 khởi công dự án này, sẽ cung cấp
cho thị trường hơn 4.000 căn hộ.
Khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại quỹ đất dự trữ 18ha khu đô thị Bắc
An Khánh, Hoài Đức do Tổng công ty Vinaconex và Tổng công ty Handico làm
chủ đầu tư với quy mô 10.000 căn hộ, dự kiến khởi công trong tháng 11/2010.
22
Bên cạnh đó, bằng nguồn vốn ngân sách, Hà Nội đã làm chủ đầu tư xây
dựng Khu nhà ở xã hội tại Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên. Dự án này
có 515 căn hộ đã xây dựng xong, chuẩn bị cho thuê trong năm 2010; đang xây
dựng 300 căn nhà cho thuê mua, sẽ hoàn thành trong tháng 12/2010.
Cũng tại cuộc họp giao ban báo chí khi trả lời câu hỏi về công tác hậu
kiểm nếu người mua nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội chuyển nhượng, cho thuê
bất hợp pháp để kiếm lời, trong khi quy định của Thành phố là trong 10 năm

đầu không được chuyển nhượng, cho thuê, ông Tuấn đã khẳng định, người mua
lại căn nhà thu nhập thấp sẽ gặp rủi ro rất lớn vì 10 năm sau sẽ không được làm
giấy tờ nhà ở hợp pháp. Mặt khác, chính quyền, cơ quan xác nhận đối tượng
mua nhà không phải là thu nhập thấp sẽ phải chịu trách nhiệm truy cứu hình sự;
người khai mua nhà gian dối phải trả lại nhà; chủ đầu tư xây dựng nhà thu nhập
thấp có biểu hiện làm trái quy định của Nhà nước sẽ bị đình chỉ dự án, thu hồi
giấy phép kinh doanh…
Thực hiện công khai thông tin về dự án nhà ở cho người thu nhập thấp Bộ
Xây dựng đang lấy ý kiến của các địa phương về dự thảo Thông tư hướng dẫn
việc bán, cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp tại khu vực
đô thị. Theo dự thảo, điều kiện để được xét thuê, mua nhà thu nhập thấp là
những hộ gia đình chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội
(dưới 5m2/người).
II.2.2 Các chính sách tại Thành phố Hồ Chí Minh
*Thực trạng
Trong những năm từ 1990-1999 thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng thí
điểm 1500 căn nhà bán trả góp cho các gia đình chính sách và các gia đình cán
bộ công nhân viên chức, đã thực hiện chương trình di dời, tái định cư dân sống
trên và ven kênh rạch, cải thiện điều kiện ở tại các khu nhà lụp xụp và nhà ở cho
23
đối tượng thu nhập thấp. Chương trình tái xây dựng nhà ở cũng được thực hiện
ở từng cụm dân cư với phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” bằng sự
tự nguyện bỏ một phần kinh phí của cư dân và sự hỗ trợ của Nhà nước. Chương
trình xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương. Chính sách kết hợp sự tham giá của
các tổ chức phi chính phủ (NGO) vào chương trình nhà ở cho người thu nhập
thấp của thành phố.
Thực tế nhiều năm qua tại TPHCM, trong khi các dự án nhà ở thuộc phân
khúc trung - cao cấp dư thừa thì nhà ở xã hội, nhà dành cho người thu nhập thấp
chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Thực trạng đó đã làm cho quan hệ cung - cầu về nhà ở vẫn mất cân đối,

nảy sinh nhiều bất cập. Theo số liệu gần đây của Sở Xây Dựng TPHCM, trong
số 100 dự án nhà ở xã hội, nhà giá thấp đã đăng ký chỉ có 6 dự án đang xây
dựng với tổng số 2.800 căn hộ và gần 20 dự án khác đã được chấp thuận chủ
trương đầu tư.
Tuy nhiên, đến nay những dự án trên vẫn còn trên giấy hoặc thi công ì
ạch, khó hoàn thành trong ngắn hạn. Trong đó có thể kể đến 2 dự án 35 Hồ Học
Lãm (quận Bình Tân) và chung cư khu A phường Hiệp Thành (quận 12), với
tổng cộng 1.713 căn hộ, do Quỹ phát triển nhà TPHCM làm chủ đầu tư.
Tính đến ngày 30/8/2011, tại TP Hồ Chí Minh cũng đã có 6 dự án được
triển khai với quy mô xây dựng 7.659 căn, phục vụ cho khoảng 27.422 người.
Theo số liệu của Liên minh Hợp tác xã TP Hồ Chí Minh, hiện nay TP cần
một quỹ nhà ở khoảng 70.000 căn hộ để đáp ứng nhu cầu của cán bộ công chức,
lực lượng vũ trang, giáo viên… Đây là những đối tượng nếu không có sự hỗ trợ
của Nhà nước, với thu nhập như hiện tại rất khó tạo dựng được một chỗ ở.
Thành phố đã nỗ lực kêu gọi các DN tham gia xây dựng nhà ở xã hội, nhưng
đến nay chỉ lác đác vài dự án được xây dựng. Cuối năm 2010, 112 căn nhà ở xã
24
hội đầu tiên được xét duyệt tại chung cư Đông Hưng Thuận, quận 12 - một con
số quá ít ỏi so với nhu cầu.
Trong số hơn 100 dự án nhà ở xã hội, nhà giá thấp được đăng ký, đến nay
TP Hồ Chí Minh mới có 2 dự án đang xây dựng và 4 dự án xong phần thủ tục.
Ngoài quỹ đất, nguồn vốn thì thủ tục, cơ chế là hai rào cản lớn nhất đối với DN
tham gia chương trình này. Các chủ đầu tư không mặn mà với việc bỏ vốn xây
dựng nhà ở thu nhập thấp vì khả năng thu hồi vốn chậm. Chưa kể khi tham gia
đầu tư xây dựng loại nhà này, các chủ đầu tư phải chủ động bồi thường giải
phóng mặt bằng, trong khi giá căn hộ thì do Nhà nước thẩm định, đối tượng
được mua lại hạn chế và Nhà nước thì chưa có cơ chế hỗ trợ tài chính trực
tiếp… Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP cho rằng, đối
với chương trình nhà ở xã hội, Nhà nước phải thể hiện vai trò chính. Cụ thể, đối
với việc xây dựng chỗ lưu trú cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên, dứt khoát

phải bằng nguồn vốn của Nhà nước. Riêng đối với người có thu nhập thấp thì
nên xã hội hóa bằng cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn DN tham gia.
Được biết, dự kiến đến cuối quý III-2012 dự án 35 Hồ Học Lãm và đến
quý III-2013 dự án nhà cho người thu nhập thấp tại chung cư phường Hiệp
Thành mới có thể đưa vào khai thác.
• Hướng phát triển
UBND TPHCM vừa đưa ra dự thảo kế hoạch phát triển các chung cư với
quy mô khoảng 30.000 căn hộ để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu
nhập thấp trên địa bàn trong 5 năm tới.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TPHCM, TP đặt mục tiêu sẽ phát triển 7
dự án chung cư trên diện tích 22,6ha đất với quy mô 10.000 căn hộ, đồng thời
25

×