TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BỘ MÔN KẾ TOÁN
BÀI GIẢNG MÔN HỌC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
(Dành cho Sau đại học)
Hà Nội, 2012
0
MỤC LỤC
Chương I: Những vấn đề cơ bản về Tài chính công 5
I. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công 5
1. Khái niệm Tài chính công 5
2. Đặc điểm của Tài chính công 7
2.1. Đặc điểm về tính chủ thể của Tài chính công 8
2.2. Đặc điểm về nguồn hình thành thu nhập của Tài chính công……………… 8
2.3. Đặc điểm về tính hiệu quả của chi tiêu Tài chính công 9
2.4. Đặc điểm về phạm vi hoạt động của Tài chính công 10
II. Chức năng của tài chính công 11
1. Chức năng phân bổ nguồn lực 11
2. Chức năng tái phân phối thu nhập 12
3. Chức năng điều chỉnh và kiểm soát 14
III. Hệ thống tài chính công (TCC) 16
1. Theo chủ thể quản lý trực tiếp có thể chia tài chính công thành các bộ phận: 16
1.1. Tài chính công tổng hợp 17
1.2. Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước 17
1.3. Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước 17
2. Theo nội dung quản lý có thể chia tài chính công thành các bộ phận 18
2.1. Ngân sách Nhà nước 18
2.2. Tín dụng Nhà nước 19
2.3. Các quỹ tài chính Nhà nước ngoài Ngân sách Nhà nước (gọi tắt là các quỹ
ngoài Ngân sách) 19
IV. Vai trò của tài chính công 22
1. Vai trò của TCC trong việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy
Nhà nước 22
2. Vai trò của TCC trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân. 23
3. Vai trò của TCC trong việc thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô 24
Chương 2: Những vấn đề chung về quản lý TCC 27
I. Khái niệm và đặc điểm của quản lý TCC 27
1. Khái niệm quản lý TCC 27
2. Đặc điểm của quản lý TCC 28
2.1. Đặc điểm về đối tượng quản lý TCC 28
2.2. Đặc điểm về việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý TCC 29
2.3. Đặc điểm về quản lý nội dung vật chất của TCC 29
II. Những nội dung cơ bản của quản lý TCC 30
1. Quản lý Ngân sách Nhà nước 30
1.1. Quản lý quá trình thu của NSNN 30
1.2. Quản lý quá trình chi của NSNN 32
1.3. Quản lý và thực hiện các biện pháp cân đối thu, chi Ngân sách Nhà nước 34
1.4. Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước 35
2. Quản lý các quỹ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước 36
III. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công 36
1. Những căn cứ và nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý TCC 36
1.1. Những căn cứ xác lập tổ chức bộ máy quản lý TCC 36
1.2. Những nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý TCC 38
1
2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tài chính công hiện nay ở Việt Nam 40
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính (Tham khảo Nghị định của Chính phủ
số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ - quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính) 41
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành 42
Chương 3: Ngân sách Nhà nước và quản lý chu trình ngân sách Nhà nước 52
I. Ngân sách Nhà nước 52
1. Khái niệm ngân sách Nhà nước 52
2. Phân loại thu, chi ngân sách Nhà nước. 52
2.1. Phân loại thu ngân sách Nhà nước. 52
2.2. Phân loại chi ngân sách Nhà nước 55
3. Mục lục ngân sách Nhà nước 57
3.1. Chương 58
3.2. Loại- khoản: 58
3.3. Nhóm, Tiểu nhóm, Mục và Tiểu mục: 59
II. Quản lý chu trình ngân sách Nhà nước 59
1. Nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước 59
1.1. Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ 59
1.2. Nguyên tắc công khai, minh bạch. 59
1.3. Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm 61
1.4. Nguyên tắc đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước 62
2. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước. 62
2.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 62
2.2. Sự cần thiết phải phân cấp quản lý ngân sách 63
2.3. Các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 64
2.4. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 65
3. Quản lý chu trình ngân sách Nhà nước 67
3.1. Lập dự toán ngân sách Nhà nước 68
3.2. Chấp hành ngân sách Nhà nước 72
3.3. Quyết toán ngân sách Nhà nước 74
3.4. Kiểm tra, thanh tra, kế toán, kiểm toán ngân sách Nhà nước 76
Chương 4: Quản lý thu Ngân sách Nhà nươc (NSNN) 81
I. Quản lý thu Thuế 81
1. Những vấn đề cơ bản về thuế 81
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế 81
1.2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 83
1.3. Hệ thống thuế và các tiêu thức thiết lập một hệ thống thuế 84
2. Quản lý thu thuế 86
2.1. Mục tiêu, yêu cầu và các nguyên tắc quản lý thu thuế 86
2.2. Nội dung của công tác quản lý thu thuế 88
2.3. Thanh tra thuế 91
3. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam 91
II. Quản lý phí, lệ phí 92
1. Một số vấn đề cơ bản về phí và lệ phí 92
1.1. Bản chất và đặc điểm của phí và lệ phí 93
1.2.Phân loại phí và lệ phí 93
2
2. Quản lý thu phí và lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước 94
2.1. Phân cấp thẩm quyền quy định về phí và lệ phí 94
2.2. Xác định mức thu phí và lệ phí 94
2.3. Đối tượng nộp phí, lệ phí và các tổ chức, cá nhân được thu phí, lệ phí 95
2.4. Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước 96
3. Hệ thống phí và lệ phí hiện hành ở Việt Nam (xem phụ lục 4.1- Mục 2100-3050
tiểu mục 3061) 97
Chương 5: Quản lý chi đầu tư phát Triển của Ngân sách Nhà nước 99
I. khái niệm, nội dung và đặc điểm chi đầu tư phát triển của NSNN 99
1. Khái niệm 99
2. Nội dung chi đầu tư phát triển của NSNN 99
3. Đặc điểm chi đầu tư phát triển của NSNN 100
II. Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN 101
1. Những vấn đề chung về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN 101
1.1. Nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN 101
1.2. Các dự án đầu tư thuộc đối tượng cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của
NSNN 106
1.3. Lập và thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của
NSNN 108
1.4. Điều kiện cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN 112
2. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử
dụng nguồn vốn NSNN 116
2.1. Cấp phát thanh toán vốn xây lắp 116
2.2. Cấp phát thanh toán vốn thiết bị 120
2.2.1. Xác định giá trị dự toán chi phí mua sắm thiết bị công trình xây dựng 120
2.2.2. Cấp phát tạm ứng và thu hồi tạm ứng 120
2.3. Cấp phát thanh toán vốn chi phí khác 122
2.4. Những điểm chú ý khi cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản 124
3. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 128
3.1. Quyết toán thực hiện vốn đầu tư năm 128
3.2. Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành 129
III. Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển khác của NSNN 132
1. Quản lý chi đầu tư vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước 132
2. Quản lý chi trợ cấp tài chính và trợ giá đối với doanh nghiệp 133
Chương 6: Quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước 136
I. Nội dung, đặc điểm chi thường xuyên của NSNN 136
1. Nội dung chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước 136
1.1. Nếu xét theo từng lĩnh vực chi 136
1.2. Theo nội dung kinh tế của các khoản chi thường xuyên 138
2. Đặc điểm chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước 140
II. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước 141
l. Nguyên tắc quản lý theo dự toán 141
2. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả 142
3. Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước 143
III. Tổ chức quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước 144
l. Xây dựng định mức chi 144
3
1.1. Các loại định mức và yêu cầu đối với định mức chi thường xuyên của NSNN
144
2.2. Phương pháp lập dự toán chi thường xuyên 149
3. Chấp hành dự toán chi thường xuyên 152
3.1. Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên 152
3.2. Các yêu cầu cơ bản trong tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên. 153
3.3. Các biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên của NSNN trong
quá trình chấp hành. 154
4. Quyết toán và kiểm toán các khoản chi thuờng xuyên của NSNN 155
4.1. Yêu cầu đối với công tác quyết toán và kiểm toán chi thường xuyên 155
4.2. Các loại báo cáo quyết toán chi thường xuyên của NSNN 156
4.3. Lập, gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán 157
Chương 7: Tổ chức cân đối ngân sách Nhà nước 160
I. Lý luận cơ bản về cân đối ngân sách Nhà nước. 160
1. Khái niệm cân đối ngân sách Nhà nước. 160
2. Một số học thuyết về cân đối ngân sách Nhà nước. 160
2.1. Lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách. 160
2.2. Lý thuyết về ngân sách chu kỳ 161
2.3. Lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt. 162
II. bội chi ngân sách Nhà nước. 163
1.Khái niệm và cách tính bội chi ngân sách Nhà nước. 163
2. Nguyên nhân bội chi ngân sách Nhà nước và nguồn bù đắp. 164
III. Tổ chức cân đối ngân sách Nhà nước ở nước ta. 165
1. Cách tính bội chi ngân sách Nhà nước và nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách
Nhà nước ở nước ta. 166
1.1. Cách tính bội chi ngân sách Nhà nước ở nước ta. 166
1.2. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Nhà nước ở nước ta. 166
2. Biện pháp quản lý tài chính để cân đối ngân sách Nhà nước. 167
2.1. Trong khâu lập dự toán ngân sách Nhà nước. 167
2.2. Trong khâu chấp hành ngân sách Nhà nước. 168
2.3. Trong khâu quyết toán ngân sách Nhà nước. 169
3. Tác động của cân đối thu-chi TCC tới sự phát triển kinh tế-xã hội 170
3.1. Tác động của cân đối thu – chi NSNN tới sự phát triển kinh tế - xã hội 170
3.2. Tác động của cân đối thu – chi các quỹ ngoài NSNN tới sự phát triển kinh tế -
xã hội 170
Phụ lục 4.1. MỤC THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ………………………………172
4
Chương I: Những vấn đề cơ bản về Tài chính công
I. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công
1. Khái niệm Tài chính công
Tài chính công (TCC) một bộ phận hữu cơ của nền tài chính quốc gia. Nó ra đời,
tồn tại và phát triển gần với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước và sự phát triển
của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn lực vật chất
nhất định để nuôi sống bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội do
cộng đồng giao phó.
Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, các nguồn lực vật chất đó, không những đã
được tiền tệ hoá mà còn ngày càng trở nên dồi dào. Chính trong những điều kiện nh vậy,
tài chính Nhà nước mới ra đời, tồn tại và phát triển.
Ngày nay, tài chính công không chỉ là công cụ động viên, khai thác mọi nguồn
lực tài chính của xã hội tạo nên sức mạnh tài chính của Nhà nước mà còn là công cụ quản
lý, điều chỉnh mọi hoạt động kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Xuất phát từ tầm quan
trọng đó, sự tồn tại, phát triển tài chính công là một đòi hỏi khách quan và hết sức cần
thiết.
Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả phạm trù tài chính công trong thực tiễn, đòi hỏi
trước hết phải nhận thức một cách đầy đủ, chính xác phạm trù đó. Trong thực tiễn đời
sống xã hội, hoạt động tài chính thể hiện ra nh các hiện tượng thu, chi bằng tiền - sự vận
động của các nguồn tài chính - gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất
định. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, gắn liền với sự hoạt động của các chủ thể trong
các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau có các quỹ tiền tệ khác nhau được hình thành và
được sử dụng. Có thể kể như:
Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình; quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp; quỹ tiền tệ của
các tổ chức bảo hiểm , tín dụng; quỹ tiền tệ của Nhà nước … Quỹ tiền tệ của Nhà nước là
một bộ phận của hệ thống của các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế và có mối quan hệ hữu cơ
với quỹ tiền tệ khác đi liền với mối quan hệ ràng buộc phụ thuộc giữa các chủ thể kinh tế
- xã hội trong khi tham gia phân phối các nguồn tài chính. Gắn với chủ thể là Nhà nước,
các quỹ tiền tệ của Nhà nước được tạo lập và sử dụng gắn liền với quyền lực chính trị của
Nhà nước và việc thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Nói một cách khác, các quỹ tiền tệ của Nhà nước là tổng số các nguồn lực tài
chính đã được tập trung vào trong tay Nhà nước, thuộc quyền nắm giữ của Nhà nước và
được Nhà nước sử dụng cho việc thực hiện các sứ mệnh xã hội của mình. Trên quan niệm
đó, quỹ tiền tệ của Nhà nước, có thể được xem như sự tổng hợp của các quỹ tiền tệ chung
của Nhà nước và quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước.
5
Các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước lại bao gồm: Quỹ Ngân sách Nhà nước và
các quỹ ngoài NSNN.
Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước kể trên chính là quá
trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu, chi
bằng tiền của tài chính Nhà nước. Các hoạt động thu, chi bằng tiền đó là mặt biểu hiện
bên ngoài của tài chính công, còn các quỹ tiền tệ Nhà nước nắm giữ là biểu hiện nội dung
vật chất của tài chính công.Tuy vậy, cần nhận rõ rằng, quá trình diễn ra các hoạt động
thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành trên cơ sở các luật lệ do Nhà nước quy định đã
làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó
chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối và sử
dụng các nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Các quan
hệ kinh tế đó chính là mặt bản chất bên trong của tài chính công, biểu hiện nội dung kinh
tế - xã hội của tài chính công.
Để có được khái niệm về TCC, người ta có thể vận dụng cách tiếp cận nó trên một
số giác độ sau:
- Về mặt sở hữu: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong TCC thuộc sở hữu công
cộng, sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, thường gọi là sở hữu nhà nước.
- Về mục đích sử dụng: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong TCC được sử
dụng vì lợi ích chung của toàn xã hội, của toàn quốc, của cả cộng đồng, vì các mục tiêu
kinh tế vĩ mô, không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Về mặt chủ thể: Các hoạt động thu, chi bằng tiền trong TCC do các chủ thể công
tiến hành. Các chủ thể công ở đây là Nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức của Nhà nước
được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động thu, chi đó (gọi chung là Nhà
nước).
- Về mặt pháp luật: Các quan hệ TCC chịu sự điều chỉnh bởi các “luật công”, dựa
trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh - quyền uy. Các quan hệ TCC là các quan hệ kinh
tế nảy sinh gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ công mà một bên của quan hệ là
các chủ thể công.
Trong thực tiễn đời sống xã hội, hoạt động tài chính thể hiện ra nh là các hiện
tượng thu, chi bằng tiền - sự vận động của các nguồn tài chính - gắn liền với việc tạo lập
hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, gắn liền với sự
hoạt động của các chủ thể trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau có các quỹ tiền tệ
khác nhau được hình thành và được sử dụng. Với chủ thể là Nhà nước, các quỹ công
được tạo lập và sử dụng gắn liền với quyền lực kinh tế, chính trị và việc thực hiện các
nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng- an ninh của Nhà nước trong từng thời gian
cụ thể.
Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ công chính là quá trình Nhà nước tham gia
phân phối các nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền của TCC. Các
hoạt động thu, chi bằng tiền đó là mặt biểu hiện bên ngoài của TCC, còn các quỹ công là
6
biểu hiện nội dung vật chất của TCC. Quá trình diễn ra các hoạt động thu, chi bằng tiền
do Nhà nước tiến hành trên cơ sở các luật lệ do Nhà nước quy định đã làm nảy sinh các
quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó chính là các quan hệ
kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối và sử dụng các nguồn tài
chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ công. Các quan hệ kinh tế đó chính là bản chất của
TCC, biểu hiện nội dung kinh tế - xã hội của TCC.
Từ những phân tích trên đây có thể rút ra khái niệm về TCC như sau:
TCC là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành. Nó phản
ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ
công nhằm đáp ứng cho các nhu cầu gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng- an ninh trong từng giai đoạn cụ
thể.
Tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ
thể khác trong xã hội nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn
tài chính.
Quan niệm tài chính công nh trên cho phép nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện
về tài chính công, quan niệm đó vừa chỉ ra mặt cụ thể, hình thức bên ngoài - nội dung vật
chất của tài chính công là các quỹ tiền tệ của Nhà nước; vừa vạch rõ mặt trừu tượng, mặt
bản chất bên trong - nội dung kinh tế - xã hội của tài chính công là các quan hệ kinh tế
nảy sinh trong quá trình nhà nước phân phối nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các
quỹ tiền tệ của Nhà nước.
Như đã phân tích ở trên, các quan hệ kinh tế cấu thành bản chất tài chính công nảy
sinh do Nhà nước tiến hành các khoản thu, chi trên cơ sở các luật lệ do Nhà nước quy
định. Điều đó có nghĩa là, các quan hệ kinh tế đó do Nhà nước định hướng điều chỉnh
thông qua các hoạt động thu, chi của tài chính công
Từ đó cho thấy, bản chất của tài chính công cũng chịu sự quy định bởi bản chất và
phạm vi chức năng của Nhà nước thích ứng với những điều kiện kinh tế - xã hội khác
nhau. Tài chính công thực sự trở thành công cụ của Nhà nước để phục vụ và thực hiện
các chức năng của Nhà nước. Nhà nước sử dụng tài chính công thông qua các chính sách
thu, chi của tài chính công để tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm giữ vững
các quan hệ tỷ lệ hợp lý và thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô do Nhà nước định
hướng.
2. Đặc điểm của Tài chính công
Luôn luôn gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhiều mặt của Nhà nước,
hoạt động của tài chính công cũng rất đa dạng, liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội
và tác động đến mọi chủ thể trong xã hội. Chính nét đặc thù đó là nhân tố có ảnh hưởng
quyết định tới các đặc điểm của tài chính công. Có thể khái quát đặc điểm của tài chính
công trên các khía cạnh sau đây:
7
2.1. Đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công
Tài chính công thuộc sở hữu Nhà nước, do đó, Nhà nước là chủ thể duy nhất
quyết định việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước.
Việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước, luôn
luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ
máy nhà nước, cũng như thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nhà nước đảm nhận.
Các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ phát
triển được quyết định bởi Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, do đó,
Quốc hội cũng là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các thu, chi Ngân
sách Nhà nước - quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước - tương ứng với các nhiệm
vụ đã được hoạch định nhằm đảm bảo thực hiện có kết quả nhất các nhiệm vụ đó.
Nhận thức đầy đủ đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công có ý nghĩa quan
trọng trong việc đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của Nhà nước, loại trừ sự
chia xẻ, phân tán quyền lực trong việc điều hành Ngân sách Nhà nước. Nhận thức kể trên
cũng cho phép xác định quan điểm định hướng trong việc sử dụng tài chính làm công cụ
điều chỉnh và xử lý các quan hệ kinh tế - xã hội, rằng, trong hệ thống các quan hệ kinh tế,
quan hệ lợi ích nảy sinh khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính thì lợi ích
quốc gia, lợi ích toàn thể bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích
khác.
2.2. Đặc điểm về nguồn hình thành thu nhập của tài chính công
Xét về nội dung vật chất, tài chính công bao gồm các quỹ tiền tệ thuộc quyền nắm
giữ và sử dụng của Nhà nước. Các quỹ tiền tệ đó là một lượng nhất định các nguồn tài
chính của toàn xã hội đã được tập trung vào tay Nhà nước, hình thành thu nhập của tài
chính công, trong đó NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Việc hình
thành thu nhập của tài chính công mà đại diện tiêu biểu là NSNN có các đặc điểm chủ
yếu là:
Thứ nhất, Thu nhập của tài chính công có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau,
cả trong nước và ngoài nước; từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất, lu
thông và phân phối, những nét đặc trưng là luôn gắn chặt với kết quả của hoạt động kinh
tế trong nước và sự vận động của các phạm trù giá trị khác nh: giá cả, thu nhập, lãi suất…
Kết quả của các hoạt động kinh tế trong nước được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu
nh: mức tăng trưởng GDP, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế Đó là các nhân tố khách
quan quyết định mức động viên của tài chính công.
Sự vận động của các phạm trù giá trị khác vừa có tác động đến sự tăng giảm mức
động viên của tài chính công, vừa đặt ra yêu cầu sử dụng hợp lý các công cụ thu tài chíh
công để điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội cho phù hợp với sự biến động của các
phạm trù giá trị.
8
Nhận thức đầy đủ đặc điểm trên có ý nghĩa quan trọng, rằng trong tổng thu nhập
của tài chính công phải coi nguồn thu trong nước là chủ yếu, trong đó, chủ yếu là nguồn
của cải mới được sáng tạo ra trong các ngành sản xuất. Khái niệm sản xuất ngày nay
được hiểu bao gồm không chỉ các hoạt động sản xuất, mà cả các hoạt động dịch vụ. Từ
đó, của cải mới được sáng tạo trong các ngành sản xuất không chỉ do các hoạt động sản
xuất vật chất, mà còn do các hoạt động dịch vụ tạo ra. ở các quốc gia phát triển và các xã
hội văn minh, các hoạt động dịch vụ phát triển rất mạnh và nguồn của cải xã hội được tạo
ra ở đây cũng có xu hướng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn. Đối với Việt Nam, xu
hướng đó cũng là tất yếu.
Như vậy, cùng với các hoạt động sản xuất vật chất, các hoạt động dịch vụ là nơi
tạo ra nguồn tài chính chủ yếu của quốc gia, nguồn thu chủ yếu của tài chính công. Do
đó, để tăng thu tài chính công, con đường chủ yếu phải là tìm cách mở rộng sản xuất và
nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
Thứ hai, Thu nhập của tài chính công có thể được lấy về bằng nhiều hình thức và
phương pháp khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả, ngang
giá và không ngang giá… nhng, nét đặc trưng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của
Nhà nước thể hiện tính cưỡng chế bằng hệ thống luật lệ do Nhà nước quy định và mang
tính không hoàn trả là chủ yếu.
Ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức đầy đủ đặc điểm này là ở chỗ, để việc sử
dụng các hình thức và phương pháp động viên của tài chính công hợp lý đòi hỏi phải xem
xét đến tính chất, đặc điểm của các hoạt động kinh tế - xã hội và yêu cầu phát huy vai trò
đòn bẩy của các công cụ tài chính trong phân phối và phân phối lại các nguồn tài chính
phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng thời kỳ phát triển xã hội.
2.3. Đặc điểm về tính hiệu quả của chi tiêu tài chính công
Chi tiêu tài chính công là việc phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ (vốn) của Nhà
nước. Các quỹ tiền tệ của Nhà nước được đề cập ở đây bao gồm quỹ NSNN và các quỹ
tài chính công ngoài NSNN, không bao gồm vốn và các quỹ của DNNN.
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị kinh tế cơ sở, hiệu quả của
việc sử dụng vốn thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng nh: Tổng số lợi
nhuận thu được trong kỳ, số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ, hệ số doanh lợi (lợi
nhuận/vốn, lợi nhuận/giá thành, lợi nhuận/chi phí).
Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh ở cơ sở, tầm vi mô, việc dựa vào các chỉ
tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả các khoản chi của tài chính công sẽ gặp phải khó
khăn và sẽ không cho phép có cái nhìn toàn diện. Bởi vì, chi tiêu của tài chính công
không phải là những chi tiêu gắn liền trực tiếp với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở
các đơn vị cơ sở, mà là những chi tiêu gắn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà
nước, tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn xã
hội - tầm vĩ mô. Mặc dù hiệu quả của các khoản chi tiêu của tài chính công trên những
9
khía cạnh cụ thể vẫn có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng nh vay nợ, một số vấn
đề xã hội… nhng xét về tổng thể, hiệu quả đó thường được xem xét trên tầm vĩ mô. Điều
đó có nghĩa là, hiệu quả của việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước phải được xem
xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế -xã hội đã đặt ra mà
các khoản chi của tài chính công phải đảm nhận.
Thông thường việc đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính công dựa vào hai tiêu
thức cơ bản: kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết quả ở đây được hiểu bao gồm: kết quả
kinh tế và kết quả xã hội, kết quả trực tiếp và kết quả gián tiếp.
Nhận thức đúng đắn đặc điểm kể trên có ý nghĩa quan trọng trong việc định
hướng và có biện pháp sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước tập trung vào việc xử lý các
vấn đề của kinh tế vĩ mô nh: đầu tư để tác động đến việc hình thành cơ cấu kinh tế mới;
cấp phát kinh phí cho việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; hỗ trợ giải quyết
việc làm và xoá đói, giảm nghèo; góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, giá cả;
đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện mục tiêu xoá bỏ các tệ nạn xã hội và đảm bảo trật tự
an toàn xã hội, bảo vệ môi trường thiên nhiên… với yêu cầu là chi phí bỏ ra là thấp nhất
mà kết quả đem lại là cao nhất.
2.4. Đặc điểm về phạm vi hoạt động của Tài chính công
Gắn liền với bộ máy Nhà nước, phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của
Nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế, phạm vi ảnh
hưởng của tài chính công rất rộng rãi, Tài chính công có thể tác động tới các hoạt động
khác nhau nhất của mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Thông qua quá trình phân phối các nguồn tài chính, tài chính công có khả năng
động viên, tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia vào tay Nhà nước từ mọi lĩnh vực
hoạt động, từ mọi chủ thể kinh tế xã hội; đồng thời, bằng việc sử dụng các quỹ tiền tệ của
Nhà nước, tài chính công có khả năng tác động tới mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã
hội, đạt tới những mục tiêu đã định.
Nhận thức đầy đủ đặc điểm kể trên có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng tài
chính công thông qua thuế và chi tài chính công, để góp phần giải quyết các vấn đề kinh
tế - xã hội được đặt ra trong từng thời kỳ khác nhau của sự phát triển xã hội. Cần thiết
phải nhấn mạnh rằng, trong các vấn đề kinh tế - xã hội được đặt ra và đòi hỏi phải được
giải quyết, các vấn đề về xã hội và môi trường là những vấn đề mà khu vực tư nhân và hộ
gia đình không có khả năng hoặc chỉ có thể góp được một phần rất nhỏ thì việc sử dụng
tài chính công, đặc biệt là chi tài chính công để khắc phục những mặt còn hạn chế, tiêu
cực và đạt tới những mặt tiến bộ, tích cực là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần
quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu và yêu cầu cần đạt được của sự phát triển xã
hội.
10
II. Chức năng của tài chính công
Phạm trù tài chính vốn có hai chức năng là phân phối và giám đốc. Tài chính công
cũng có những chức năng khách quan như vậy.
Tuy nhiên, do tính đặc thù của nó là luôn gắn liền với Nhà nước và phát huy vai
trò của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, tài chính công lại biểu lộ khả năng
khách quan phát huy tác dụng xã hội của nó trên các khía cạnh cụ thể phù hợp với tính
đặc thù đó. Đó là ba chức năng: phân bổ nguồn lực, tái phân phối thu nhập, điều chỉnh,
giám sát và kiểm soát.
1. Chức năng phân bổ nguồn lực
Chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính công là khả năng khách quan của tài
chính công mà nhờ vào đó các nguồn tài lực thuộc quyền chi phối của Nhà nước được tổ
chức, sắp xếp, phân phối một cách có tính toán, cân nhắc theo những tỷ lệ hợp lý nhằm
nâng cao tính hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng các nguồn tài lực đó đảm bảo
cho nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định theo các tỷ lệ cân đối đã định của chiến
lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Đương nhiên, ngày nay trong một nền kinh tế đang chuyển đổi nhà nước ta, việc
phân bổ nguồn lực không chỉ duy nhất do tài chính công (TCC) thực hiện mà còn có sự
tham gia của các khâu tài chính khác. Xu hướng chung là chức năng này đối với TCC
đang có chiều hướng giảm dần.
Ở nước ta, trong những năm trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế vận hành theo cơ
chế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp nguồn tài chính từ Ngân
sách cho phần lớn các hoạt động kinh tế- xã hội. Trong điều kiện đó, có người đã lầm
tưởng mà ngộ nhận rằng, NSNN ta là Ngân sách của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thực
ra, khi đó NSNN chỉ giữ vai trò nh một cái túi đựng số thu của Nhà nước về để rồi chia
nhỏ nó cho các hoạt động mà không biết đến tính hiệu quả của nó. Cũng chính trong điều
kiện đó, chức năng phân bổ của TCC tưởng nh một chức năng rất quan trọng, bao trùm
của TCC nhng lại không phải là một khả năng để phát huy vai trò thực sự quan trọng của
TCC đối với các hoạt động kinh tế - xã hội đối với sự điều khiển của Nhà nước.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, với việc Nhà nước từ bỏ dần những sự can
thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế - xã hội, để chủ yếu thực hiện chức năng quản lý
và điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, việc bao cấp nguồn tài chính từ NSNN cho các hoạt
động kinh tế - xã hội cũng giảm dần. Trong điều kiện mới đó, chức năng phân bổ của
TCC cho các hoạt động kinh tế xã hội cũng được sử dụng theo cách khác hơn. Các nguồn
lực tài chính từ Ngân sách được phân bổ có sự lựa chọn, cân nhắc, tính toán hơn, có trọng
tâm, trọng điểm hơn. Điều đó thể hiện xu hướng mới trong việc sử dụng chức năng này
của TCC.
Vận dụng chức năng phân bổ nguồn lực của TCC vào đời sống thực tiễn, con
người tổ chức quá trình động viên các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của Nhà
11
nước để tạo lập các quỹ tiền tệ của Nhà nước và tổ chức quá trình phân phối, sử dụng các
quỹ tiền tệ đó cho các mục đích đã định.
Trong các quá trình kể trên, Nhà nước là chủ thể phân bổ với tư cách là người có
quyền lực chính trị, hoặc là người có quyền sở hữu, hoặc là nguời có quyền sử dụng các
nguồn tài chính và các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của Nhà nước chính là
đối tượng phân bổ.
Kết quả trực tiếp của việc vận dụng chức năng phân bổ nguồn lực qua TCC là các
quỹ tiền tệ của Nhà nước được tạo lập, được phân phối và được sử dụng. Đến lượt nó,
việc tạo lập, phân phối và sử dụng một cách đúng đắn, hợp lý các quỹ tiền tệ đó, tức là sự
phân bổ một cách tối ưu các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của Nhà nước lại
có tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính; thúc đẩy hoàn
thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế - xã hội bằng việc tính toán, sắp xếp các tỷ lệ cân đối
quan trọng trong phân bổ các nguồn tài chính. Một sự phân bổ nh thế sẽ là nhân tố có ảnh
hưởng quan trọng tới sự phát triển vững chắc và ổn định của nền kinh tế. Những kết quả
cần phải đạt được đó của sự phân bổ có thể coi là những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ
đúng đắn, hợp lý của việc sử dụng công cụ TCC trong việc phân bổ các nguồn lực tài
chính. Bên cạnh các tiêu chuẩn đó, đòi hỏi sự phân bổ phải được tính toán trên cơ sở thực
lực nguồn tài chính của toàn xã hội và của Nhà nước, có cân nhắc cho phù hợp với đặc
điểm, tình hình của đất nước trong từng thời kỳ và theo sát các kế hoạch, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của Nhà nước cũng là một tiêu chuẩn không kém phần quan trọng.
Chức năng phân bổ nguồn lực của TCC là chức năng được đề cập với sự quan
tâm nhiều hơn tới khía cạnh kinh tế của sự phân phối. Phân bổ nguồn lực tài chính qua
TCC mà Nhà nước là chủ thể phải nhằm đạt tới các mục tiêu của kinh tế vĩ mô là hiệu
quả, ổn định và phát triển. Nhằm đạt những mục tiêu kể trên, phân bổ nguồn lực tài chính
của TCC phải chú ý xử lý mối quan hệ giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân .
Những tỷ lệ hợp lý trong phân bổ nguồn lực tài chính sẽ đảm bảo nâng cao tính hiệu quả
trên cả hai khía cạnh thuế khoá và chi tiêu của Nhà nước, từ đó, có tác dụng vừa thúc đẩy
tập trung vốn vào tay Nhà nước, vừa thúc đẩy tích tụ vốn ở các đơn vị cơ sở; vừa thúc
đẩy tăng tiết kiệm trong khu vực Nhà nước, vừa thúc đẩy tăng tiết kiệm và tăng đầu tư
trong khu vực tư nhân. Những điều đó sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát
triển và ổn định kinh tế.
2. Chức năng tái phân phối thu nhập
Chức năng phân phối và tái phân phối thu nhập của TCC là khả năng khách quan
của TCC mà nhờ vào đó TCC được sử dụng vào việc phân phối và phân phối lại các
nguồn tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong phân phối
và hưởng thụ kết quả của sản xuất xã hội.
Trong chức năng này, chủ thể phân phối là nhà nước chủ yếu trên tư cách là người
có quyền lực chính trị, còn đối tượng phân phối là các nguồn tài chính đã thuộc sở hữu
12
nhà nước hoặc đang là thu nhập của các pháp nhân và thể nhân trong xã hội mà nhà nước
tham gia điều tiết.
Công bằng trong phân phối biểu hiện trên 2 khía cạnh là công bằng về mặt kinh tế
và công bằng về mặt xã hội. Nh đã biết, công bằng về kinh tế là yêu cầu nội tại của nền
kinh tế thị trường. Do giá cả thị trường quyết định mà việc đưa các yếu tố vào (chi tiêu)
và việc thu nhận các yếu tố (thu nhập) là tưương xứng với nhau, nó được thực hiện theo
sự trao đổi ngang giá trong môi trường cạnh tranh bình đẳng. Chẳng hạn, việc phân phối
vật phẩm tiêu dùng cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động,
trong đó, cá nhân bằng việc bỏ ra lao động mà có được thu nhập, nhng thu nhập mà họ
nhận được (thù lao cho lao động) là tưương xứng với số lượng và chất lượng lao động mà
họ bỏ ra. Đó là sự công bằng về kinh tế.
Tuy nhiên, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, do những yếu tố sản xuất
của các chủ thể kinh tế hoặc các cá nhân không giống nhau, do sự không giống nhau về
sức khoẻ, độ thông minh bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình… mà thu nhập của các chủ thể
kinh tế hoặc của các cá nhân có sự chênh lệch. Sự chênh lệch thu nhập này vượt quá giới
hạn nào đó sẽ dẫn đến vấn đề không công bằng xã hội. Nh vậy, công bằng xã hội là yêu
cầu của xã hội trong việc duy trì sự chênh lệch về thu nhập trong mức độ và phạm vi hợp
lý thích ứng với từng giai đoạn mà xã hội có thể chấp nhận được. Trong lĩnh vực này,
TCC, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước, được sử dụng làm công cụ để điều chỉnh lại thu
nhập mà các chủ thể trong xã hội đang nắm giữ. Sự điều chỉnh này được thực hiện theo
hai hướng là điều tiết bớt các thu nhập cao và hỗ trợ các thu nhập thấp. Đối với những thu
nhập do thị trường hình thành nh tiền lưương của người lao động, lợi nhuận doanh
nghiệp, thu nhập về cho thuê, thu nhập về tài sản, thu nhập về lợi tức cổ phần… thì chức
năng của TCC là thông qua việc phân phối lại để điều tiết. Những nhu cầu nh y tế, bảo vệ
sức khoẻ, phúc lợi xã hội, bảo đảm xã hội… thì TCC thực hiện sự phân phối tập trung, hỗ
trợ thu nhập từ nguồn tài chính đã được tập trung trong tay Nhà nước (cùng với việc thực
hiện xã hội hoá và đa dạng hoá các nguồn tài chính cho các hoạt động này). Trong việc
điều tiết thu nhập, thu thuế là biện pháp chủ yếu. Thông qua các thứ thuế gián thu để điều
tiết tưương đối giá cả của các loại hàng hoá, từ đó điều tiết sự phân phối các yếu tố sản
xuất của các chủ thể kinh tế. Thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp để điều tiết lợi nhuận
của doanh nghiệp. Thông qua thuế thu nhập cá nhân để điều tiết thu nhập lao động và thu
nhập phi lao động của cá nhân (thu nhập về tài sản, tiền cho thuê, lợi tức…). Thông qua
công cụ thuế, các thu nhập cao được điều tiết bớt một phần và được tập trung vào Ngân
sách Nhà nước.
Trong việc hỗ trợ thu, chi TCC là biện pháp chủ yếu. Ngân sách Nhà nước
sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung được, trong đó có một phần là nguồn tài chính
điều tiết từ các thu nhập cao, để chi cho các biện pháp văn hoá xã hội kể trên nhằm hỗ trợ
thu nhập cho những người có thu nhập thấp. Nh vậy, với tư c ách là chủ thể của chức
năng phân phối thu nhập, Nhà nước đóng vai trò nh người trung gian trong việc điều hoà
13
thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, hạ thấp bớt các thu nhập cao và nâng cao thêm các thu
nhập thấp nhằm rút ngắn độ chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân.
Những phân tích kể trên cho thấy tái phân phối thu nhập trở thành một đòi hỏi
khách quan của xã hội. Kết quả của việc thực hiện chức năng này của TCC chính là nhờ
vào nó có thể điều chỉnh để có được một khoảng cách hợp lý về thu nhập giữa các tầng
lớp dân cư nhằm hướng tới mục tiêu công bằng xã hội cho mọi thành viên xã hội.
Khác với chức năng phân bổ nguồn lực, chức năng tái phân phối thu nhập của
TCC được đề cập với sự quan tâm nhiều hơn tới khía cạnh xã hội của sự phân phối. Tuy
nhiên, vấn đề được đăt ra ở đây là cần nhận thức và xử lý hợp lý mối quan hệ giữa mục
tiêu công bằng và mục tiêu hiệu quả của kinh tế vĩ mô. Trong nhiều trường hợp, để đạt
tới mục tiêu công bằng, sự phân phối lại làm tổn hại tới mục tiêu hiệu quả. Chẳng hạn:
một sự đánh thuế quá cao vào thu nhập sẽ hạn chế tác dụng thúc đẩy tăng tiết kiệm và
tăng đầu tư của tư nhân, đồng thời, có thể dẫn đến hiện tượng tìm cách trốn thuế tức là
làm giảm tính hiệu quả của việc thu thuế do tình trạng quá tải của thuế mang lại.
Một ví dụ khác: Một sự trợ cấp xã hội tràn lan, thiếu tính toán cân nhắc dễ dẫn
đến tâm lý chờ được cứu tế, giảm tính tích cực lao động đồng thời làm giảm tác dụng
tăng tiết kiệm của khu vực Nhà nước…Do đó, một sự tính toán cân nhắc trong chính sách
phân phối và tái phân phối thu nhập để có thể đạt tới mục tiêu công bằng trên cơ sở đảm
bảo tính hiệu quả kinh tế của sự phân phối và ít ảnh hưởng nhất tới mục tiêu hiệu quả là
điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm sử dụng TCC làm công cụ thực hiện các mục
tiêu kinh tế vĩ mô.
3. Chức năng điều chỉnh và kiểm soát
Để quản lý một cách hữu hiệu các hoạt động kinh tế - xã hội, việc tiến hành điều
chỉnh và kiểm soát thường xuyên là sự cần thiết khách quan. Với tư cách là một công cụ
quản lý trong tay Nhà nước, TCC thực hiện chức năng điều chỉnh và kiểm soát nh một sứ
mệnh xã hội tất yếu.
Chức năng điều chỉnh và kiểm soát của TCC là khả năng khách quan của tài
chính Nhà nước để có thể thực hiện việc điều chỉnh lại quá trình phân phối các nguồn lực
tài chính và xem xét lại tính đúng đắn, tính hợp lý của các quá trình phân phối đó trong
mọi lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân.
Đối tượng điều chỉnh và kiểm soát của TCC trước hết là quá trình phân bổ các
nguồn lực thuộc quyền chi phối của Nhà nước. Nói khác đi, đó là quá trình tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ mà Nhà nước nắm giữ. Tuy nhiên cần nhận rõ rằng, việc tạo lập,
phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước lại luôn có mối liên hệ hữu cơ với
việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của mọi chủ thể kinh tế - xã hội khác
và được tiến hành trên cơ sở các chính sách, chế độ do Nhà nước quy định. Do đó, đối
tượng điều chỉnh và kiểm soát của tài chính Nhà nước không chỉ là bản thân quá trình
14
phân phối của TCC mà còn là các quá trình phân phối các nguồn tài chính ở mọi chủ thể
kinh tế xã hội theo các yêu cầu đặt ra của các chính sách thu, chi tài chính.
Với đối tượng điều chỉnh và kiểm soát Nh vậy, có thể nhận thấy rằng, phạm vi
điều chỉnh và kiểm soát của TCC là rất rộng rãi, nó bao trùm mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội
trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động phân phối các nguồn tài chính để tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ.
Điều chỉnh và kiểm soát có cùng đối tượng quản lý và tác động, đó là quá trình
phân bổ các nguồn lực tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhng giữa
chúng vẫn có những sự khác nhau về nội dung và cách thức quản lý và tác động.
Nội dung của kiểm soát - kiểm tra quá trình vận động của các nguồn tài chính là:
kiểm tra việc khai thác, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính; Kiểm tra tính cân
đối, tính hợp lý của việc phân bổ và kiểm tra tính tiết kiệm, tính hiệu quả của việc sử
dụng chúng.
Còn nội dung của điều chỉnh quá trình vận động của các nguồn tài chính là: điều
chỉnh về mặt tổng lượng của nguồn tài chính nhằm đạt tới cân đối về mặt tổng lượng
cung cấp vốn và tổng lượng nhu cầu vốn; điều tiết cơ cấu và mối quan hệ tỷ
lệ giữa các mặt trong phân bổ các nguồn tài chính nh: quan hệ tỷ lệ giữa tích luỹ với tiêu
dùng, giữa tiêu dùng xã hội với tiêu dùng cá nhân, giữa trung ưương với địa phương, giữa
các ngành…Kiểm soát quá trình vận động của các nguồn tài chính được thực hiện thông
qua đồng tiền và dựa vào kế hoạch, nó được tiến hành trong suốt quá trình kế hoạch hoá
tài chính từ khi xây dựng, xét duyệt, quyết định, thực hiện kế hoạch và cả sau khi kế
hoạch được thực hiện xong.
Thông qua hoạt động của con người việc kiểm tra - kiểm soát được thực hiện ở
trạng thái tĩnh, trong phạm vi nhất định và thường mang tính chất độc quyền. Còn điều
chỉnh quá trình vận động của các nguồn tài chính có thể được thực hiện thông qua nhiều
công cụ nh kế hoạch, pháp luật, hành chính, các đòn bẩy kinh tế, trong đó quan trọng và
chủ yếu nhất là các đòn bẩy tài chính và tín dụng. Điều chỉnh được thực hiện trong trạng
thái động - trạng thái biến đổi và có phạm vi rộng lớn, mang tính khách quan nhiều hơn.
Mặc dù có những nét khác nhau Nh vậy, nhng giữa điều chỉnh và kiểm soát lại gắn bó
mật thiết với nhau, đều nhằm mục đích cuối cùng là thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược
đã đặt ra, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển một cách cân đối, ổn định và vững
chắc. Mối quan hệ giữa điều chỉnh và kiểm soát được thể hiện trên hai mặt:
a. Trên cơ sở kết quả của kiểm tra phát hiện những mất cân đối, bất hợp lý trong
quá trình phân bổ các nguồn tài chính mà tiến hành những điều chỉnh cần thiết để đảm
bảo cho quá trình đó được hợp lý, đúng đắn hơn. Nh vậy, kiểm tra là chỗ dựa và quỹ đạo
của điều chỉnh;
b. Ngược lại, kiểm tra có thực hiện được hay không và vận dụng có kết quả hay
không lại phụ thuộc vào sự hợp lý, đúng đắn của điều chỉnh. Bởi vì, các quan hệ tỷ lệ
15
trong phân bổ các nguồn lực tài chính do điều chỉnh tiến hành chính là cơ sở để kiểm tra
xem xét tính đúng đắn, hợp lý của nó. Vì những quan hệ nội tại khăng khít đó, điều chỉnh
và kiểm soát gắn bó với nhau cấu thành nội dung chức năng điều chỉnh và kiểm soát của
tài chính công.
Kết quả của điều chỉnh và kiểm soát của TCC được thể hiện trên các khía cạnh:
Thứ nhất, đảm bảo cho việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà
nước được đúng đắn, hợp lý, đạt kết quả tối đa nhất theo các mục tiêu, yêu cầu đã định.
Việc bảo đảm đó được thực hiện, trước hết, nhờ tính tự động của điều chỉnh đối với các
quá trình phân bổ trên cơ sở các điều kiện thực tế và đòi hỏi khách quan của sự phát triển;
sau nữa được thực hiện nhờ qua kiểm tra mà phát hiện ra những bất hợp lý của quá trình
phân bổ để có thể hiệu chỉnh lại quá trình đó theo các mục tiêu và yêu cầu đã định.
Thứ hai, góp phần điều chỉnh quá trình phân phối các nguồn tài chính, quá trình
tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội khác, đảm bảo cho các
hoạt động thu, chi bằng tiền ở đó được thực hiện theo đúng các quy định của chính sách,
chế độ Nhà nước.
Các chức năng của tài chính Nhà nước là sự thể hiện bản chất của tài chính công.
Vận dụng các chức năng này vào hoạt động thực tiễn, tài chính công sẽ phát huy những
vai trò to lớn của nó.
III. Hệ thống tài chính công (TCC)
Chủ thể của các quan hệ tài chính công là các cấp chính quyền Nhà nước, các cơ
quan quản lý Nhà nước, gọi chung là Nhà nước. Gắn với chủ thể là Nhà nước, các quỹ
tiền tệ thuộc tài chính công có tính đặc thù là việc tạo lập và sử dụng chúng luôn gắn liền
với quyền lực chính trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, còn
các chức năng của Nhà nước lại được thực hiện thông qua các bộ phận cấu thành của bộ
máy Nhà nước theo một cơ cấu tổ chức thích hợp với từng thời kỳ lịch sử của sự phát
triển xã hội. Từ đó có thể cho rằng, xét về mặt cơ cấu, tài chính công được xem là một hệ
thống bao gồm nhiều bộ phận hợp thành.
Từ những phân tích kể trên có thể có khái niệm về hệ thống tài chính công như
sau :
Hệ thống Tài chính Nhà nước là tổng thể các hoạt động tài chính gắn liền với
việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước và cơ cấu tổ chức của bộ máy
Nhà nước nhằm phục vụ và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về kinh tế - xã hội mà Nhà
nước đảm nhận.
Tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau dựa trên các tiêu thức khác nhau có thể có
các cách phân loại khác nhau về hệ thống tài chính công.
1. Theo chủ thể quản lý trực tiếp có thể chia tài chính công thành các bộ phận:
- Tài chính công tổng hợp.
16
- Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước.
- Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước.
1.1. Tài chính công tổng hợp
Tài chính công tổng hợp tồn tại và hoạt động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng
các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động của bộ máy Nhà nước
và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước.
Theo tính chất của các quỹ tiền tệ, tài chính công bao gồm các bộ phận: Ngân sách Nhà
nước và các quỹ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước.
Chủ thể trực tiếp quản lý Ngân sách Nhà nước là Nhà nước (Chính phủ TW và chính
quyền địa phương các cấp) thông qua các cơ quan chức năng của Nhà nước (cơ quan tài
chính, Kho bạc Nhà nước ).
Chủ thể trực tiếp quản lý các quỹ công ngoài Ngân sách Nhà nước là các cơ quan Nhà
nước được Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức và quản lý các quỹ.
1.2. Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước
Ở nước ta, bộ máy Nhà nước được tổ chức bao gồm 3 hệ thống: Các cơ quan lập
pháp, các cơ quan hành pháp và các cơ quan tư pháp từ trung ưương đến địa phương. Các
cơ quan hành chính thuộc bộ phận thứ 2 trong hệ thống kể trên. Tuy nhiên, do hoạt động
của các cơ quan lập pháp và các cơ quan tư pháp cũng mang tính chất “hành chính” như
các cơ quan hành chính, đồng thời chúng cũng có những đặc điểm tưương đồng về nguồn
tài chính đảm bảo cho hoạt động và yêu cầu sử dụng kinh phí, do đó, trong lĩnh vực quản
lý tài chính, 3 loại cơ quan kể trên được xếp vào cùng một dạng là các cơ quan hành
chính.
Các cơ quan hành chính Nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cộng
cho xã hội. Các cơ quan này được phép thu một số khoản thu về phí và lệ phí nhng số thu
đó là không đáng kể. Do đó, nguồn tài chính đảm bảo cho các cơ quan hành chính hoạt
động gần nh do Ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ. Nguồn tài chính ở đây được sử dụng để
duy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nước và thực hiện các nghiệp vụ hành chính, cung cấp
các dịch vụ công cộng thuộc chức năng của cơ quan. Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính
các cơ quan hành chính Nhà nước
là các cơ quan hành chính Nhà nước.
1.3. Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước
Các đơn vị sự nghiệp Nhà nước là các đơn vị thực hiện cung cấp các dịch vụ xã
hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh
tế quốc dân. Hoạt động của các đơn vị này không nhằm mục tiêu lơi nhuận mà chủ yếu
mang tính chất phục vụ. Các đơn vị này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - xã
hội. Hoạt động trong lĩnh vực kinh tế có các đơn vị sự nghiệp của các ngành nh: sự
nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi Do hoạt động mang tính chất
17
phục vụ là chủ yếu, ở các đơn vị sự nghiệp số thu thường không lớn và không ổn định
hoặc không có thu. Do đó, thu nhập của các đơn vị này chủ yếu do Ngân sách Nhà nước
cấp toàn bộ hoặc một phần. Cá biệt, có một số đơn vị sự nghiệp có số thu khá lớn, Nhà
nước có thể cho các đơn vị này áp dụng chế độ tài chính riêng. (Chính phủ về chế độ tài
chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu) Với các dịch vụ kể trên, chi tiêu của các
đơn vị này chính là nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước. Chủ thể trực
tiếp quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp Nhà nước là các đơn vị sự nghiệp Nhà nước.
Tài chính công có những đặc trưng cơ bản là:
Một là, Về hình thức sở hữu: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài chính
công thuộc sở hữu công cộng mà Nhà nước là người đại diện, thường gọi là sở hữu Nhà
nước.
Hai là, Về mục đích hoạt động: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài
chính công được sử dụng vì lợi ích chung của toàn xã hội, của toàn quốc, của cả cộng
đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Ba là, Về chủ thể quyết định: Các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ trong
tài chính công do các chủ thể công quyết định. Các chủ thể công ở đây là Nhà nước hoặc
các cơ quan, tổ chức của Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các thu, chi
bằng tiền trong khi tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Bốn là, Về pháp luật điều chỉnh: Các quan hệ tài chính công chịu sự điều chỉnh
bởi các “luật công”, dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh - quyền uy. Khác với tài
chính công, các quan hệ tài chính tư được điều chỉnh bằng các “luật tư”, dựa trên các quy
phạm pháp luật hướng dẫn, thoả thuận. Các quan hệ tài chính công là các quan hệ kinh tế
nảy sinh gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ công mà một bên của quan hệ là các
chủ thể công.
Từ các nội dung và đặc điểm kể trên của tài chính công có thể nhận thấy: chính
sách tài chính công là phương thức mà Nhà nước sử dụng để tác động tới các hoạt động
kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô, trong đó chính sách Ngân sách là bộ phận hạt nhân giữ vai trò
quyết định.
2. Theo nội dung quản lý có thể chia tài chính công thành các bộ phận
- Ngân sách Nhà nước.
- Tín dụng Nhà nước.
- Các quỹ tài chính nhà nước ngoài Ngân sách Nhà nước.
2.1. Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là mắt khâu quan trọng nhất giữ vai trò chủ đạo trong tài
chính Nhà nước.
18
Thu của Ngân sách Nhà nước được lấy từ mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau,
trong đó thuế là hình thức thu phổ biến dựa trên tính cưỡng chế là chủ yếu. Chi tiêu của
Ngân sách Nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại hoạt động của bộ máy Nhà nước và phục vụ
thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước là một hệ thống bao gồm các cấp Ngân sách phù hợp với hệ
thống chính quyền Nhà nước các cấp. (Xem Luật Ngân sách Nhà nước 2002) Tương ứng
với các cấp Ngân sách của hệ thống NSNN, quỹ NSNN được chia thành: quỹ Ngân sách
của Chính phủ Trung ương, quỹ Ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và tưương đưương,
quỹ Ngân sách của chính quyền cấp huyện và tương đương, quỹ Ngân sách của chính
quyền cấp xã và tưương đưương. Phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính
quyền Nhà nước các cấp, quỹ Ngân sách lại được chia thành nhiều phần nhỏ để sử dụng
cho các lĩnh vực khác nhau, nh: phần dùng cho phát triển kinh tế; phần dùng cho phát
triển văn hoá, giáo dục, y tế; phần dùng cho các biện pháp xã hội, an ninh, quốc phòng
Đặc trưng cơ bản của các quan hệ trong tạo lập và sử dụng Ngân sách Nhà nước
là mang tính pháp lý cao gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước và không mang
tính hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
2.2. Tín dụng Nhà nước
Tín dụng Nhà nước bao gồm cả hoạt động đi vay và hoạt động cho vay của Nhà
nước. Tín dụng Nhà nước thường được sử dụng để hỗ trợ Ngân sách Nhà nước trong các
trường hợp cần thiết. Thông qua hình thức Tín dụng Nhà nước, Nhà nước động viên các
nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi của các pháp nhân và thể nhân trong xã hội nhằm đáp
ứng nhu cầu tạm thời của các cấp chính quyền Nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, chủ yếu là thông qua việc cấp vốn thực hiện các chưương
trình cho vay dài hạn. Việc thu hút các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi qua con đường
tín dụng Nhà nước được thực hiện bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ nh: Tín
phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu công trình (ở Việt
Nam hiện có hình thức trái phiếu đô thị), công trái quốc gia (ở Việt Nam là công trái xây
dựng Tổ quốc) trên thị trường tài chính.
Đặc trưng cơ bản của các quan hệ trong tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ qua hình
thức tín dụng Nhà nước là mang tính tự nguyện và có hoàn trả.
2.3. Các quỹ tài chính Nhà nước ngoài Ngân sách Nhà nước (gọi tắt là các quỹ ngoài
Ngân sách)
Các quỹ TCC ngoài NSNN là các quỹ tiền tệ tập trung do Nhà nước thành lập,
quản lý và sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến động
bất thường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và để hỗ trợ thêm cho NSNN trong
trường hợp khó khăn về nguồn lực tài chính. Sự hình thành và phát triển các quỹ TCC
ngoài NSNN là một sự cần thiết khách quan bắt nguồn từ chính yêu cầu nâng cao hiệu
quả quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Đó là:
19
Thứ nhất, Để huy động thêm các nguồn lực tài chính hỗ trợ NSNN thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù NSNN là một quỹ TCC lớn nhất, có phạm vi
ảnh hưởng lớn nhất đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội, song do quy mô thu, chi NSNN
luôn có giới hạn trong khi nhu cầucủa nền kinh tế - xã hội lại rất lớn nên trong từng giai
đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể, để thực hiện có hiệu quả các chức năng của mình nhằm thực
hiện các mục tiêu phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, Nhà nước cần phải huy động
thêm các nguồn lực tài chính trong xã hội. Điều đó được thực hiện bằng cách thành lập
các quỹ TCC ngoài NSNN thích ứng.
Thứ hai, Để tạo thêm công cụ phân phối lại tổng sản phẩm quốc dân (TSPQD)
nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội trong phát triển. Mặc dù NSNN là công cụ quan
trọng nhất trong phân phối lại TSPQD, nhng trong những thời kỳ lịch sử nhất định, trong
những hoàn cảnh cụ thể nhất định, chỉ bản thân công cụ NSNN không thể xử lý vấn đề
một cách có hiệu quả cao nhất, đặc biệt là vấn đề công bằng trong phát triển.
Trong những trường hợp đó, sự ra đời của các quỹ TCC ngoài NSNN sẽ cùng với
NSNN tạo thành một bộ công cụ thực hiện có hiệu quả hơn chức năng phân phối lại
TSPQD, thực hiện tốt hơn yêu cầu công bằng trong phát triển.
Thứ ba, Trợ giúp Nhà nước trong việc khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế
thị trường và chuyển dần nền kinh tế - xã hội sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Các
quỹ TCC ngoài NSNN, một mặt, giúp xử lý các tình huống bất thường nảy sinh do biến
động của nền kinh tế, trong đó có những biến động do nguyên nhân của cơ chế thị
trường. Mặt khác cơ chế hoạt động của các quỹ này lại có tính đan xen giữa cơ chế quản
lý Nhà nước thuần tuý và cơ chế quản lý thị trường. Do đó là sự bổ sung quan trọng cho
các cơ chế, chính sách khác trong quá trình chuyển đổi kinh tế. So với quỹ NSNN và các
quỹ tiền tệ khác, các quỹ TCC ngoài NSNN có các đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, Về chủ thể: Chủ thể của các quỹ TCC ngoài NSNN là Nhà nước. Nhà
nước là chủ thể quyết định việc thành lập quỹ, huy động nguồn tài chính, sử dụng quỹ và
tổ chức bộ máy quản lý quỹ. Nhà nước ở đây được hiểu là các cơ quan công quyền thuộc
khu vực hành pháp được Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức và quản lý quỹ.
Hai là, Về nguồn tài chính: Nguồn tài chính hình thành các quỹ TCC ngoài
NSNN bao gồm:
- Một phần trích từ NSNN theo quy định của Luật NSNN. Nguồn tài chính này
đóng vai trò nh vốn “mồi” cho quỹ hoạt động. Tỷ trọng của nguồn tài chính này lớn hay
nhỏ tuỳ thuộc vào chức năng hoạt động của từng loại quỹ.
- Một phần huy động từ các nguồn tài chính, trong đó có nguồn tài chính tạm thời
nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế - xã hội và các tầng lớp dân cư.
Với loại quỹ TCC ngoài NSNN đảm nhận chức năng dự trữ, dự phòng cho những rủi ro
bất thường ảnh hưởng đến toàn cục thì nguồn tài chính trích từ NSNN thường có tỷ trọng
lớn, nh: Quỹ dự trự quốc gia; Quỹ dự trữ tài chính; Quỹ dự trữ ngoại hối… Với loại quỹ
20
TCC ngoài NSNN đảm nhận chức năng hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng kinh tế, có khả
năng thu hồi vốn thì tỷ trọng nguồn tài chính từ NSNN nhỏ, phần chủ yếu là huy động từ
các nguồn tài chính, trong đó có nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức xã hội
và các tầng lớp dân cư, nh: Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở
một số tỉnh, thành phố trực thuộc TW, quỹ BHXH…
Ba là, Về mục tiêu sử dụng: Các quỹ TCC ngoài NSNN được sử dụng nhằm giải
quyết những biến động bất thường không dự báo trước trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội, không có trong dự toán NSNN nhng Nhà nước phải có trách nhiệm xử lý.
Bốn là, Về cơ chế hoạt động: So với NSNN, cơ chế huy động và sử dụng vốn của
các quỹ TCC ngoài NSNN tưương đối linh hoạt hơn. Phần lớn việc huy động và sử dụng
vốn của các quỹ TCC ngoài NSNN được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật do các cơ
quan hành pháp quyết định mà không cần có sự tham gia của các cơ quan quyền lực.
Tính chất linh hoạt đó bắt nguồn từ mục tiêu sử dụng của các quỹ TCC ngoài
NSNN. Đặc trưng này tạo ra hành lang rộng trong việc sử dụng nguồn lực tài chính để xử
lý tình huống. Việc sử dụng các quỹ TCC ngoài NSNN thường có mục tiêu, địa chỉ cụ
thể, theo sự điều khiển của Nhà nước đối với từng loại quỹ, đồng thời được thực hiện
theo cơ chế tín dụng nhng với lãi suất ưu đãi.
Năm là, Về điều kiện hình thành và tồn tại: Sự ra đời và tồn tại của từng loại quỹ
TCC ngoài NSNN tuỳ thuộc vào sự tồn tại các tình huống, các sự kiện kinh tế - xã hội.
Khi các tình huống, sự kiện đó được giải quyết dứt điểm, trở lại trạng thái bình thường thì
cũng là lúc từng loại quỹ TCC ngoài NSNN để giải quyết các tình huống, sự kiện đó cũng
sẽ không có lý do tồn tại.
Hiện nay ở Việt nam hệ thống các quỹ TCC ngoài NSNN đang được sắp xếp lại
và bao gồm các quỹ chủ yếu sau:
- Quỹ Dự trữ quốc gia (dưới hình thức hiện vật)
- Quỹ Dự trữ tài chính
- Quỹ Dự trữ ngoại hối (do NHNN quản lý)
- Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài
- Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và Quỹ tín dụng đào tạo. Hiện nay 2 quỹ này đã
được sáp nhập vào Ngân hàng chính sách xã hội. Ngân hàng chính sách xã hội là cơ
quan quản lý nguồn tài chính sử dụng cho các mục tiêu kể trên.
- Quỹ Phòng chống ma tuý
- Hệ thống các quỹ môi trường
- Quỹ hỗ trợ phát triển (bao gồm cả Quỹ Bình ổn giá và Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã
được sáp nhập)
- Quỹ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưương
(7 địa phương)
- Quỹ bảo hiểm xã hội (bao gồm cả Quỹ Bảo hiểm y tế đã được sáp nhập).
- Và một số quỹ khác.
21
Ở các quốc gia khác nhau và ngay ở trong một quốc gia, trong các thời kỳ phát triển
khác nhau việc tổ chức bao nhiêu quỹ TCC ngoài NSNN là không giống nhau. Điều đó
phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ quản lý TCC của các quốc gia
trong các thời kỳ lịch sử nhất định.
Việc tổ chức các quỹ tiền tệ thuộc tài chính Nhà nước theo cơ chế nhiều quỹ thành
quỹ Ngân sách Nhà nước và các quỹ ngoài Ngân sách là phù hợp với việc thực hiện phân
cấp, phân công quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. Điều đó đảm bảo phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của các địa phương, các ngành, các đơn vị trong quản lý kinh
tế - xã hội và là điều kiện thực hiện chuyên môn hoá lao động trong quản lý tài chính Nhà
nước đảm bảo cho việc quản lý đó được chặt chẽ hơn, có hiệu quả hơn.
Từ các cách phân loại trên đây của tài chính công lại có thể rút ra nhận xét rằng, vốn
của tài chính công bao gồm vốn của Ngân sách Nhà nước và vốn ngoài Ngân sách Nhà
nước, trong đó, vốn của Ngân sách Nhà nước có quy mô lớn nhất và giữ vai trò quyết
định đến phạm vi cũng nh hiệu quả hoạt động của TCC. Tuy vậy, trong điều kiện đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế, phát huy quyền tự chủ của các ngành, các địa phương và các đơn
vị cơ sở, thực hiện phương châm đa dạng hoá các nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế -
xã hội, vốn ngoài Ngân sách cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng.
Trong những năm qua, các quỹ tài chính Nhà nước ngoài Ngân sách Nhà nước đã có
tác dụng tích cực trong việc khai thác, huy động các nguồn lực tài chính từ các chủ thể
khác, cùng với vốn Ngân sách Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu quan
trọng của kinh tế vĩ mô.
Thực tế đó cho thấy, trong chính sách tài chính công, bên cạnh bộ phận hạt nhân là
chính sách Ngân sách, việc nghiên cứu để có chính sách hợp lý đối với việc quản lý và sử
dụng vốn ngoài Ngân sách là cần thiết.
IV. Vai trò của tài chính công
Vai trò của Tài chính công có thể được xem xét trên hai khía cạnh: là công cụ tập
trung nguồn lực đảm bảo duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy Nhà nước và là công cụ
của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường.
1. Vai trò của TCC trong việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy
Nhà nước
Để duy trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy Nhà nước cần phải có nguồn tài chính
đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu. Các nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước được đáp
ứng bởi TCC, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước. Vai trò kể trên của TCC được thể hiện
trên các khía cạnh sau đây:
Một là, Khai thác, động viên và tập trung các nguồn tài chính để đáp ứng đầy đủ,
kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu đã được Nhà nước dự tính cho từng thời kỳ phát triển.
Các nguồn tài chính này có thể được động viên cả ở trong nước và từ nước ngoài, từ mọi
22
lĩnh vực hoạt động và mọi thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau, có bắt
buộc và tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả, trong đó, tính bắt buộc và không hoàn
trả là nét đặc trưng.
Hai là, Phân phối các nguồn tài chính đã tập trung được vào tay Nhà nước cho
các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước theo những quan hệ tỷ lệ hợp lý nhằm vừa đảm bảo
duy trì sự tồn tại và tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, vừa bảo đảm thực hiện
các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh
tế.
Ba là, Kiểm tra giám sát để đảm bảo cho các nguồn tài chính đã phân phối được
sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của
quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Vai trò của tài chính công trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân.
Dựa trên cách tiếp cận về cơ cấu sở hữu và khu vực kinh tế có thể chia hệ thống
tài chính quốc dân thành hai bộ phận: Tài chính của khu vực Nhà nước và tài chính khu
vực phi Nhà nước.
Tính đặc thù của TCC là ở chỗ các hoạt động thu, chi bằng tiền trong quá trình
phân phối các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước luôn
gắn liền trực tiếp với các hoạt động kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và phục vụ
cho các nhu cầu chung - nhu cầu có tính xã hội mà Nhà nước phải đảm nhận do sự đòi
hỏi phải thực hiện các chức năng của Nhà nước. Do tính chất đặc biệt kể trên về vị trí,
nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của nó, trong hệ thống tài chính quốc dân, tài chính Nhà
nước, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước luôn giữ vai trò lãnh đạo và chủ đạo gắn liền với
vai trò lãnh đạo của Nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Có thể nhận thấy
vai trò đó của tài chính Nhà nước trên các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, Tài chính công có vai trò chi phối các hoạt động của tài chính khu vực
phi Nhà nước. Sự chi phối đó được thể hiện trên hai mặt của quá trình phân phối các
nguồn tài chính. Một mặt, Tài chính phi Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các khoản thu
của TCC để tạo lập các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước, đóng góp cho việc thực hiện các
nhu cầu chung của xã hội. Mặt khác, với quy mô lớn của các quỹ tiền tệ chung của Nhà
nước, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước, TCC có thể đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội tạo thuận lợi cho hoạt động của khu vực kinh tế phi Nhà nước, đồng
thời có thể thực hiện sự trợ giúp về tài chính cho khu vực kinh tế này duy trì và đẩy mạnh
hoạt động.
Thứ hai, TCC có vai trò hướng dẫn các hoạt động của tài chính phi Nhà nước.
Hoạt động của TCC luôn gắn liền và phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, do đó, các hoạt động thu, chi của TCC nh
là tấm gưương phản ánh các định hướng phát triển đó, từ đó có tác dụng hướng dẫn các
hoạt động thu, chi trong hoạt động kinh tế xã hội của khu vực phi Nhà nước. Chẳng hạn,
23
chính sách thuế có tác dụng hướng dẫn đầu tư, hướng dẫn tiêu dùng, đầu tư của Nhà nước
có tác dụng “châm ngòi” thu hút đầu tư và hướng dẫn đầu tư của khu vực phi Nhà
nước…
Thứ ba, TCC có vai trò điều chỉnh các hoạt động của tài chính phi Nhà nước.
Vai trò này được thể hiện, thông qua hoạt động kiểm tra của TCC có thể phát hiện
những điểm bất hợp lý, những sự chệch hướng của các hiện tượng thu, chi trong các hoạt
động phân phối nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của
tài chính phi Nhà nước, từ đó, đòi hỏi và có biện pháp hiệu chỉnh các quá trình kể trên
đảm bảo cho các nguồn tài chính vận động đúng hướng và nâng cao hiệu quả của việc sử
dụng chúng.
3. Vai trò của TCC trong việc thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, việc đề cao vai trò của Nhà nước trong
quản lý vĩ mô nền kinh tế và phát huy vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước ở một giới
hạn hợp lý là một trong những nhân tố cơ bản để điều tiết sự phát triển của nền kinh tế
nhằm đạt tới ổn định, hiệu quả và công bằng. Do vị trí đặc biệt của mình, tài chính Nhà
nước trở thành công cụ đóng vai trò chủ yếu trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế -
xã hội nhằm đạt tới các mục tiêu đã định của kinh tế vĩ mô. Có thể khái quát vai trò kể
trên của tài chính Nhà nước trên các khía cạnh chủ yếu sau đây.
Thứ nhất, Tài chính Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát
triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế xã hội -
Vai trò kinh tế của tài chính Nhà nước.
Vai trò này được phát huy nhờ vào việc vận dụng chức năng phân bổ nguồn lực
của tài chính Nhà nước trong hoạt động thực tiễn. Bằng việc tạo lập, phân phối và sử
dụng một cách đúng đắn và hợp lý các quỹ tiền tệ của Nhà nước, TCC tác động tới việc
phân bổ và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính của toàn xã hội, từ
đó tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thông qua công cụ thuế với các mức thuế suất khác nhau và ưu đãi về thuế, TCC
có vai trò định hướng đầu tư; điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo các định hướng phát
triển của Nhà nước cả về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng lãnh thổ; kích thích hoặc hạn chế
sản xuất kinh doanh theo ngành hoặc theo sản phẩm…
Thông qua hoạt động phân phối các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước, đặc biệt là
quỹ Ngân sách Nhà nước, cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư vào các ngành then chốt,
các công trình mũi nhọn, hình thành các doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ tài chính cho các
doanh nghiệp cần nâng đỡ khuyến khích (qua biện pháp trợ giá, trợ cấp…), TCC góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hình thành và
hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế - xã hội, đảm bảo các tỷ lệ cân đối của nền
kinh tế, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển và tăngtrưởng.
24