Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.89 KB, 8 trang )

Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng
thương mại ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Huế

Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật kinh tế; Mã Số: 60 38 50
Nghd: TS. Nguyễn Thị Lan Hương
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Nghiên cứu, đánh giá những quy định hiện hành của pháp luật Việt nam về phát
hành trái phiếu của ngân hàng thương mại (NHTM), thực tiễn áp dụng pháp luật của các
NHTM trong hoạt động phát hành trái phiếu và so sánh những quy định này với pháp luật
của một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét đánh giá và phương
hướng hoàn thiện pháp luật Việt nam về phát hành trái phiếu của các ngân hàng thương
mại.
Keywords: Pháp luật Việt Nam; Phát hành trái phiếu; Ngân hàng thương mại
Contents:
Mở đầu
11.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Những năm gần đây, Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền
với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Các ngân hàng thương mại đã áp dụng nhiều kênh huy
động vốn khác nhau trong đó hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM là tạo ra một kênh
huy động vốn rất hiệu quả, nhất là trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trái phiếu
NHTM được nhận định là rất thanh khoản, có thể sinh lời cao, lãi suất hấp dẫn, điều kiện linh
hoạt nên các NHTM nhờ phát hành trái phiếu mà thu về hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn. Vì
thế, pháp luật cần có các quy định chặt chẽ về phát hành trái phiếu của các các ngân hàng thương
mại để tăng cường hoạt động hiệu quả trong hoạt huy động vốn doanh cuả các ngân hàng thương
mại.
Vì vậy việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu
của ngân hàng thương mại ở Việt Nam là một vấn đề mang tính cấp thiết.


2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có rất nhiều sách báo, tạp chí khoa học chuyên ngành nghiên cứu về phát hành trái
phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam như tạp chí ngân hàng, tạp chí luật học, trong đó
các tài liệu này đã nói khái quát về tổ chức và hoạt động của NHTMCP. Pháp luật Việt nam hiện
hành cũng có các quy định về phát hành trái phiếu của các ngân hàng thương mại. Các nghiên
cứu trước đó đã đánh giá một các khái quát về phát hành trái của các doanh nghiệp nói chung bao
gồm cả ngân hàng thương mại ở Việt Nam, theo đó các nghiên cứu này đã đánh giá cao vai trò
của hoạt động phát hành trái phiếu trong việc huy động vốn của các ngân hàng. Các nghiên cứu
này cũng đã nhận xét về những ưu điểm cũng như nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành
về phát hành trái phiếu của các Doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào
chuyên sâu về phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề nghiên cứu là nhằm tăng cường hoạt động
hiệu quả cho hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM ở Việt Nam và hạn chế rủi ro trong
hoạt động phát hành trái phiếu của các ngân hàng này.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam hiện hành về quy chế pháp lý của
hoạt động phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và đối chiếu, so sánh với
các quy định của pháp luật các nước khác trên thế giới về để khắc phục, bổ sung, hoàn thiện các
quy định của pháp luật Việt Nam về phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Luận văn nghiên cứu, đánh giá những quy định hiện hành của pháp luật Việt nam về phát hành
trái phiếu của NHTM, thực tiễn áp dụng pháp luật của các NHTM trong hoạt động phát hành trái
phiếu và so sánh những quy định này với pháp luật của một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó
luận văn đưa ra những nhận xét đánh giá và phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt nam về phát
hành trái phiếu của các ngân hàng thương mại.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về phát hành trái phiếu của
các NHTM và việc áp dụng các quy định này của pháp luật vào thực tiễn hoạt động của các

NHTM.
Phạm vi nghiên cứu là các quy định hiện hành của pháp luật Việt nam và pháp luật cuả
một số nước trên thế giới về phát hành trái phiếu của NHTM.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên đề cập một
cách có hệ thống và toàn diện những vẫn đề lý luận và thực tiễn về phát hành trái phiếu của NHTM
ở Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học với những đóng góp về mặt khoa học đã nêu trên.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những
quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu của NHTM ở Việt Nam, so sánh với một số nước
trên thế giới, và chỉ ra những nguyên nhân tồn tại, yếu kém của hoạt động phát hành trái phiếu
của các NHTM ở Việt Nam, cũng như những vướng mắc và bất cập của những quy định của
pháp luật trong quá trình áp dụng. Nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về phát hành
trái phiếu của NHTM ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Những vấn đề khái quát về hoạt động phát hành trái phiếu của Ngân hàng
thương mại (NHTM) ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam đối với hoạt động phát hành trái phiếu của
NHTM.
CHƯƠNG 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động phát hành trái phiếu của
NHTM ở Việt Nam. Một số kiến nghị và giải pháp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. VĂN BẢN PHÁP LÝ.
1. Bộ Tài chính, Thông tư số 75/2004/TT-BTC ngày 23/7/2004 về phát hành trái
phiếu doanh nghiệp ra công chúng.
2. Bộ Tài chính, Thông tư số 17/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 hướng dẫn hồ sơ
3. đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Bộ Tài chính, Quyết định số 86/QĐ-BTC
ngày 15/01/2008 về việc phê duyệt Đề án xây dựng thị trường giao dịch trái phiếu chính

phủ chuyên biệt.
4. Chính phủ, Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 ban hành Quy chế tạm thời về việc phát
hành trái phiếu, cổ phiếu Doanh nghiệp nhà nước.
5. Chính phủ, Nghị định 23/CP ngày 22/3/1995 về việc phát hành trái phiếu quốc tế.
6. Chính phủ, Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị trường
chứng khoán.
7. Chính phủ, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường
chứng khoán.
8. Chính phủ, Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về việc phát hành trái
phiếu doanh nghiệp.
9. Quốc hội khóa X, Luật Doanh nghiệp 1999 ngày 12/6/1999.
10. Quốc hội khóa XI, Luật Doanh nghiệp 2005 ngày 29/11/2005.
11. Quốc hội khóa XI, Luật Chứng khoán ngày 29/6/2006.
12. Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Quyết định số 212/QĐ/NH1 ngày 22/9/1994 về thể lệ
phát hành trái phiếu Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và hướng dẫn
việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng.
13. Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 của
Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước
của tổ chức tín dụng.
14. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 128/2007/QĐ-
TTg ngày 02/8/2007 về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020.
15. Chính phủ, Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu
doanh nghiệp.
15.1 Quốc hội, Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, Luật các tổ chức tín dụng.
II. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.
16. TS Phạm Trọng Bình (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển thị trường
trái phiếu ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Hà Nội.
17. GS.TS Nguyễn Thị Cành (2009), “Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát triển và những
tác động của quá trình hội nhập”, Tạp chí Phát triển kinh tế (tháng 01/2009), trang 15 – 22.

18. Thạc sĩ Lê Quang Cường (2007), “Xây dựng mô hình tổ chức định mức tín nhiệm ở
Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế (tháng 4/2007), trang 31 – 32.
19. Phạm Thúy Lan (2001), Thị trường trái phiếu công ty của một số nước Châu Á sau
khủng hoảng và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Ủy ban
chứng khoán nhà nước, Hà Nội.
20. TS. Vũ Tiến Lộc (2009), “Kế hoạch phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực tiễn
triển khai và kiến nghị”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp (tháng 01/2009), trang 32 – 33.
21. TS. Vũ Thị Kim Liên (2012), Phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt
Nam trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống tài chính, Uỷ ban chứng khoán
khoán nhà nước, Hà Nội.
22. Đỗ Hoa Quỳnh (2008), “Phát hành trái phiếu – Kênh huy động vốn hiệu quả cho Doanh
nghiệp”, Tạp chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ (số 01+02 ngày 01.01.2008), trang 52 – 53.
23. Trần Đắc Sinh (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Nhà xuất bản TP.HCM.
24. TS. Nguyễn Đình Thọ (2008), “Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu Hàn Quốc
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế (tháng
10/2008), trang 30 – 36.
25. PGS.TS Trần Ngọc Thơ chủ biên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất
bản Thống kê.
26.Nguyễn Lê Trung (2009), “Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát
triển”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo (số 02/2009), trang 26 – 28.
27.TS. Trần Thị Thanh Tú (2008), “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Thực trạng và
giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (tháng 6/2008), trang 22 – 26.
28. Phùng Tuấn (2008), “Trái phiếu doanh nghiệp: Lạc quan trong năm mới”, Tạp chí Tài
chính (tháng 01/2008).
29. Hải Vân (2013), “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Đường cong chưa rõ nét”, Tạp
chí Thông tin Tài chính (số 01+02 tháng 01/2013), trang 32 -33.
30. PGS.TS Bùi Kim Yến – TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Thị trường tài chính, Nhà
xuất bản Thống kê.
31. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, 2012, Thị trường Trái phiếu Chính phủ
2011Techcombank, 2011, Thị trường TPCP sơ cấp 2011 - Sự ra đời và tác động của Nghị định

01/2011/NĐ-CP.
32. Thông tin tham khảo trên các Website và Internet.
III. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
32. ADB, 2011, Asia Bond Monitor, Nov 2011
34. Autralian Security Commission and The Treasury, 2008, Review of credit rating
agencies and research houses.
35. Byoung-Jo Chun, Shigeko Hattori, Xuenchun Zhang, Jin W. Cyhn, Bui Trong Nghia,
2003, Vietnam Capital Market Roadmanp - Challenges and Policy Options, ADB.
36. Eric Chan, Michael Chui, Frank Packer and Eli Remolona, 2012, Local currency bond
markets and the Asian Bond Fund 2 Initiative, BIS Papers No. 63.
37. Eric Foster, 2006, Corporate Bond Market Liquidity: Lession for China from the US
and Euro Markets.
38. Fransis Braeckevelt, 2006, Clearing, settlement and depository issues, BIS Papers No
30.
39. OICV-IOSCO, 2003, Report on the activities of credit rating agencies.
40. Peter Dunne, Michael Moore, Richard Portes, 2006, European Government Bond
Markets: transparency, liquidity, efficiency, CEPR
41. Thai Thu Hong and Margerete O. Biallas, 2007, Vietnam Capital Market Diagnostic
Review, IFC
42. The 21st Century Public Policy Institute, Asian Bond Markets Development and
Regional Financial Cooperation.
43. The Economist, 2012, Credit Rating Agencies: Letter from India, Mar 2012
44. Vuong Quan Hoang & Tran Tri Dung, 2009, Vietnam's Corporate Bond Market,
1990-2006: Some Reflections, Journal of Economic Policy and Research, Vol. 6, No. 1.
45. WB, 2001, Developing government bond markets: a handbook
46. Yosef Ardi, 2007, The Indonesian Bond Market, Alpha Southeast Asia
47. Yutaka Shimomoto, 1999, Developing the Capital Maket - Viet Nam, Rising to the
Challenge in Asia: A Study of Financial Markets: Volume 12 - Viet Nam, ADB.

×