Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.28 KB, 7 trang )

Quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho
trưởng các phòng, khoa trường Trung cấp nghề
Việt Đức Lạng Sơn


Trần Thị Hạnh


Trường Đại học Giáo Dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05
Người hướng dẫn : PGS.TS. Phạm Viết Vượng
Năm bảo vệ: 2013
101 tr .

Abstract. Phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ trưởng các phòng, khoa
trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc quản
lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của đội ngũ trưởng các phòng, khoa trường Trung cấp
nghề Việt Đức. Đề xuất 4 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của đội ngũ
trưởng các phòng, khoa trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn trong giai đoạn
hiện nay: Cụ thể hóa các tiêu chuẩn trưởng các phòng, khoa trường trung cấp nghề
Việt Đức Lạng Sơn; Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, nghiệp vụ
quản lý và khuyến khích trưởng các phòng, khoa tự bồi dưỡng; Tổ chức thường xuyên
công tác đánh giá năng lực lãnh đạo của của đội ngũ trưởng các phòng, khoa trực
thuộc trường trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn; Xây dựng chính sách khuyến khích,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực lãnh đạo của đội ngũ trưởng các
phòng, khoa.
Keywords.Trường trung cấp nghề; Quản lý giáo dục; Quản lý nhân sự
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Cán bộ lãnh đạo, quản lý là lực lượng chủ chốt giữ vai trò quan trọng trong việc
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mọi tổ chức, cơ quan, nhà trường. Năng


lực lãnh đạo (NLLĐ) là một phần của nhân cách cán bộ quản lý (CBQL), người lãnh
đạo có năng lực thì cơ quan, đơn vị sẽ vững mạnh và ngược lại cán bộ quản năng lực
lãnh đạo yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các
tổ chức, cơ quan. Do đó phát triển NLLĐ cho cán bộ quản lý là yêu cầu sống còn của
mọi tổ chức, cơ quan để góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà
nước giao cho.
Nhận thức được vai trò của giáo dục, ngày 29/10/2012, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã ký công bố Kết luận số 51-KL/TW Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng
khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó, Đảng ta nghiêm túc thừa nhận “Quản lý giáo
dục, đào tạo còn nặng về hành chính, chưa phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm
của các cơ sở giáo dục và đào tạo, chưa tạo được động lực đổi mới từ bên trong của
ngành giáo dục…” Như vậy, đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trường là một tất yếu
khách quan của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Để trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi toàn dân phải nỗ
lực phấn đấu đem hết tài năng và sức lực phục vụ Tổ quốc, bộ máy nhà nước phải
trong sạch, vững mạnh, có NLLĐ để hoạt động có hiệu lực. Do vậy, phải bồi dưỡng
phát triển NLLĐ cho đội ngũ cán bộ quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ, về ngoại ngữ,
tin học, phương pháp công tác sáng tạo và khả năng hội nhập cao.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ quản
lý của trường trung cấp nghề Việt - Đức Lạng Sơn (TCNVĐ) nói riêng còn nhiều bất
cập. Nhà trường có quá trình xây dựng và phát triển chưa lâu nên CBQL phòng khoa
chưa có cơ hội để đúc rút kinh nghiệm công tác, số lượng cán bộ quản lý chưa đủ,
phần lớn chưa được tham gia bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà nước và quản lý cơ
sở dạy nghề, do đó NLLĐ còn yếu so với yêu cầu thực tiễn công việc.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý bồi
dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng khoa trường Trung cấp nghề Việt –
Đức Lạng Sơn” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng luận văn sẽ đề xuất các
biện pháp quản lý phát triển năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng khoa (TPK) của
Trường TCNVĐ trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: năng lực lãnh đạo của trưởng các phòng khoa trường
TCNVĐ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý bồi dưỡng NLLĐ cho TPK trường
TCNVĐ
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển NLLĐ đội ngũ TPK trường trung cấp nghề.
4.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng NLLĐ của đội ngũ TPK TCNVĐ.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLLĐ cho TPK của TCNVĐ nhằm đáp
ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới.
5. Vấn đề nghiên cứu
- Thực trạng NLLĐ của CBQL cấp phòng khoa của trường TCNVĐ như thế
nào?
- Sử dụng biện pháp nào để quản lý bồi dưỡng NLLĐ cho TPK trường TCNVĐ
nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới ?
6. Giả thuyết nghiên cứu
NLLĐ của TPK trường TCNVĐ vẫn còn nhiều hạn chế chưa phát huy được hết
nội lực. Nếu ta có những biện pháp quản lý bồi dưỡng phù hợp thì sẽ khắc phục được
các hạn chế đó và góp phần nâng cao chất lượng công tác đáp ứng yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lực của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng NLLĐ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp
phòng khoa thuộc TCNVĐ từ năm 2008 đến nay.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1 Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa lý thuyết về biện pháp phát triển nâng cao NLLĐ
của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường dạy nghề.
8.2 Ý nghĩa thực tiễn: Xác định biện pháp Quản lý bồi dưỡng NLLĐ cho TPK trường

TCNVĐ.
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp các văn bản, tài liệu.
- Hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết.
9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thự tiễn
- Quan sát thực tiễn
- Điều tra, khảo sát
- Tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp khảo nghiệm
9.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
- Sử dụng các công thức thống kê để xử lý số liệu

10. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng
các phòng khoa trường trung cấp nghề.
Chương 2: Thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ trưởng các phòng khoa
trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn.
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng khoa
trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng, về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 16/6/2004.
2. Đặng Quốc Bảo (2008), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường.
3. Đặng Quốc Bảo (2008), Đề cương bài giảng Phát triển nguồn lực, phát triển con
người (Dành cho cao học QLGD).
4. Đặng Quốc Bảo (2008), Học để làm người.

5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2018), Điều lệ mẫu trường trung cấp nghề
6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2010), Quy định chuẩn giảng viên, giáo
viên dạy nghề.
7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2010) Phê duyệt nghề trọng điểm và trường
được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020.
8. Cac Mac – Ph. Angghen toàn tập (2009). Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
9. Chiến lược phát triển Giáo dục 2010 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
10. Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 -2020 của Thủ tướng Chính phủ.
11. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học. Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
12. Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (2010), Báo cáo Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ
XV nhiệm kỳ 2010-2015
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết TW6 khóa XI, Nxb Chính trị Quốc
gia
15. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận NCKH. Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội.
16. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 5.
17. Kỷ yếu hội thảo nguồn nhân lực quản lý giáo dục thế kỷ 21, Hà Nội (2008)
18. Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam (2005)
19. Luật Dạy nghề nước CHXHCN Việt Nam (2006)
20. Nhị Lê (2004), Góp phần nhận diện cán bộ lãnh đạo quản lý, Tạp chí Cộng sản số
715 (8-20040.
21. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương Khoa học quản lý,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Trọng Hậu – Nguyễn Quốc
Chí – Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý Giáo dục một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa – Trần Văn Tính (2009), Tâm lý

học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Trần Kiểm – Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường.
26. UBND Tỉnh Lạng Sơn (2009), Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề Tỉnh Lạng Sơn
đến 2015 tầm nhìn đến năm 2020
27. UBND Tỉnh Lạng Sơn (2011), phê duyệt Đề án dạy nghề cho LĐNT Tỉnh Lạng Sơn
đến năm 2020
28. UBND Tỉnh Lạng Sơn (2011), Phê duyệt Chương trình củng cố, đổi mới, phát triển
các trường cao đẳng và dạy nghề của Tỉnh giai đoạn 2011-2020
29. UBND Tỉnh Lạng Sơn (2013) Phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực của
UBND tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn đến năm 2020.
30. Tâm lý học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
32. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội

×