Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học sinh phần hai sinh học tế bào, sinh học 10, trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.5 KB, 9 trang )

Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm
khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu
đúng một phần để kiểm tra-đánh giá kết quả
học tập của học sinh Phần hai Sinh học tế bào,
Sinh học 10, Trung học phổ thông


Dương Thị Tuyết


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Người hướng dẫn : PGS. TS. Lê Đình Trung
Năm bảo vệ: 2013
108 tr .

Abstract. Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết liên quan đến: trắc nghiệm, phương pháp
kiểm tra đánh giá, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan dạng câu nhiễu đúng một phần của giáo viên trong kiểm tra - đánh
giá kết quả học tập của học sinh để làm cơ sở xây dựng phần lý luận của đề tài nghiên
cứu. Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra giáo viên về: tình hình sử dụng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần trong kiểm tra đánh
giá kết quả học tập. Thiết kế câu hỏi tự luận ngắn để kiểm tra học sinh làm cơ sở xây
dựng câu nhiễu cho câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu
đúng một phần. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu
nhiễu đúng một phần để kiểm tra – đánh giá học sinh sau khi học xong bài mới.
Keywords.Phương pháp dạy học; Kiểm tra đánh giá; Sinh học;
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện hiện nay, để hoà cùng với sự phát triển như vũ bão của nền văn
minh hiện đại, sự phát triển toàn diện của khoa học kĩ thuật trên thế giới, sự tiến bộ


vượt bậc của khoa học công nghệ, đó là một thách thức lớn của toàn ngành giáo dục
Việt Nam. Nhiệm vụ trước mắt phải tìm được giải pháp hữu hiệu, bước đi hợp lý để
đưa nền giáo dục tiến lên tránh được nguy cơ tụt hậu so với các nền giáo dục trong khu
vực, đáp ứng nhu cầu nhân lực của nước nhà. Với tư cách sẽ là yếu tố quyết định cho
sự phát triển xã hội, nền giáo dục cần phải đổi mới để đáp ứng những xu hướng lớn đó.
Muốn vậy, giáo dục phải dựa trên bốn trụ cột, đó là: “học để biết; học để làm; học
cùng chung sống; học để tự khẳng định mình.” [32]
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới trong giáo dục THPT đòi hỏi phải đổi mới đồng
bộ từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học
đến cách thức đánh giá kết quả dạy học. Trong suốt một thời gian dài vừa qua, toàn
ngành giáo dục đã và đang thực hiện đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Cụ thể đã
có rất nhiều hội nghị, hội thảo ở các cấp lãnh đạo Bộ, Ngành viết và bàn về các vấn đề
đổi mới giáo dục bao gồm: đổi mới về chương trình nội dung, cơ sở vật chất, sách,
thiết bị, kiểm tra đánh giá, cơ chế thi cử trong đó, kiểm tra đánh giá là một thành tố
rất quan trọng trong quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, đây là một
khâu có ý nghĩa quyết định lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Trang bị cho giáo viên những kĩ thuật kiểm tra đánh giá là một việc làm cần thiết trong
xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Kiểm tra là hình thức và là phương tiện góp phần
vào quá trình đánh giá. Thông qua kết quả của các loại bài kiểm tra, giáo viên sẽ có
những thông tin cần thiết để xác định thành tích học tập của học sinh đồng thời phát
hiện những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được từ đó điều chỉnh qua kiểm tra
nhằm thúc đẩy quá trình dạy và học .
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những phương pháp và kỹ
thuật đánh giá được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước bởi phương pháp này khắc phục
được những nhược điểm của phương pháp tự luận, đáp ứng được yêu cầu cung cấp
thông tin một cách chi tiết ở từng nội dung và mức độ kiến thức khác nhau trong một
thời lượng nhất định.
Ở Việt Nam, từ năm 2006 Bộ Giáo dục đã thực hiện chuyển đổi từ hình thức
thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong kì thi tốt nghiệp THPT, kì
thi Đại học và Cao đẳng ở một số môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh. [5]

Do đó, hướng nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu, xây dựng và sử dụng câu
hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm tra
- đánh giá kết quả học tập của học sinh Phần hai Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm tra - đánh giá kết
quả học tập của học sinh Phần Sinh học Tế bào (Chương I & II), Sinh học 10, THPT.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình dạy học Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT.
- Giáo viên thuộc 4 trường THPT tại TP Hà Nội là: THPT Hoàng Văn Thụ, THPT
Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Yên Hòa, THPT Trương Định.
- Học sinh lớp 10 tại 2 lớp thuộc trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội là 10A3 và
10A5.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế, sưu tầm và chọn lọc được một bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan
nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần đạt tiêu chuẩn và đề xuất được biện
pháp đánh giá phù hợp thì sẽ góp phần đánh giá được chính xác chất lượng học tập của
học sinh sau khi học Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết liên quan đến: trắc nghiệm, phương pháp kiểm tra
đánh giá, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan dạng câu nhiễu đúng một phần của giáo viên trong kiểm tra - đánh giá kết
quả học tập của học sinh để làm cơ sở xây dựng phần lý luận của đề tài nghiên cứu.
- Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra giáo viên về: tình hình sử dụng câu hỏi trắc

nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần trong kiểm tra đánh
giá kết quả học tập.
- Thiết kế câu hỏi tự luận ngắn để kiểm tra học sinh làm cơ sở xây dựng câu nhiễu cho
câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần.
- Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một
phần để kiểm tra – đánh giá học sinh sau khi học xong bài mới.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu
nhiễu đúng một phần để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh Phần Sinh
học Tế bào (Chương I,II), Sinh học 10, THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản, chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương
pháp dạy học.
- Nghiên cứu tổng hợp tài liệu, các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT, chuẩn kiến thức kỹ
năng, các giáo trình về Sinh học Tế bào và các tài liệu làm cơ sở cho việc xây
dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.
6.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra
Điều tra thực trạng kiểm tra đánh giá Phần Sinh học Tế bào ở các trường THPT
tại Hà Nội bằng bảng hỏi để xác định:
- Việc sử dụng các phương pháp kiểm tra – đánh giá môn Sinh học ở các trường
THPT.
- Cách thức giáo viên thiết kế, sưu tầm, chọn lọc và chỉnh sửa các câu TNKQ để kiểm
tra đánh giá Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10 ở các trường THPT.
6.3. Phương pháp chuyên gia
- Thu thập và tổng hợp các tài liệu xây dựng bộ câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng
câu nhiễu đúng một phần của nội dung kiến thức Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10,
THPT và lấy ý kiến của chuyên gia, GV phổ thông, cán bộ quản lý am hiểu sâu sắc về

vấn đề nghiên cứu để chỉnh sửa hoàn thiện vào luận văn.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tổ chức thực nghiệm bộ câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một
phần để kiểm định chất lượng của bộ câu hỏi:
Sử dụng các câu TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần được
xây dựng trong bộ câu hỏi để kiểm tra sau mỗi bài học hoặc kiểm tra 15 phút trước khi
vào bài mới để xác định chất lượng lĩnh hội tri thức của học sinh.
- Tổ chức thực nghiệm đánh giá kết quả học tập của học sinh phần Sinh học tế bào,
Sinh học 10, THPT:
Sau khi học hết phần Sinh học Tế bào, tổ chức cho học sinh thực hiện bài kiểm
tra 45 phút bằng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần được
thiết kế trong bộ câu hỏi để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.


7. Những đóng góp mới của luận văn
- Xây dựng nguyên tắc, quy trình sưu tầm, chọn lọc, thiết kế, bổ sung hệ thống câu hỏi
TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần cho nội dung kiến thức Phần
Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT làm cơ sở cho kiểm tra – đánh giá kết quả học tập
của học sinh.
- Xây dựng bộ câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần đảm bảo
các tiêu chuẩn để kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh phần Sinh học Tế
bào, Sinh học 10, THPT.
- Đề xuất nguyên tắc, quy trình sử dụng TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng
một phần vào kiểm tra – đánh giá nội dung kiến thức phần Sinh học Tế bào, Sinh học
10, THPT.
- Đã triển khai thực nghiệm sư phạm trên một quy mô đại diện đã khẳng định giá trị
của Bộ câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần của nội dung
kiến thức Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội

dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh
phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Phương Anh (2005), Vai trò của trắc nghiệm khách quan trong giảng
dạy và học tập, Trường ĐHSP TP.HCM, TP. HCM.
2. Vũ Thị Phương Anh (2005), Một số vấn đề về kiểm tra và đánh giá trong dạy
và học, Trường ĐHSP TP.HCM.
3. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2003), Lí luận dạy học sinh học phần
đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh Bình (2005), Lí luận giáo dục học Việt Nam, NXB Đại học Sư
Phạm, Hà Nội.
5. Bộ GD&ĐT (2006), Công văn số 3041/BGD&ĐT-H&SĐH.
6. Bộ GD&ĐT (2007), Tài liệu phân phối chương trình THPT môn Sinh học,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Bộ GD&ĐT (2009), Sách giáo khoa Sinh học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Bộ GD&ĐT (2009), Sách Giáo viên Sinh học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Phúc Chỉnh, Phạm Đức Hậu (2007), Ứng dụng tin học trong nghiên
cứu và kiểm tra đánh giá môn Sinh học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
11. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Trần Dụ
Chi, Trinh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty (2009), Sinh học 10, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
12. Trần Khánh Đức, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng ĐHQG
HN.

13. Trịnh Nguyên Giao, Nguyễn Văn Tư (2006), Bài tập trắc nghiệm Sinh học
10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỹ (2002), Giáo
dục thế giới đi vào thế kỉ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Trần Bá Hoành (1996), Đánh giá trong Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Thu Huyền (2012), Xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ nhiều lựa
chọn vào dạy học Sinh học 10, THPT. Luận án Tiến sĩ.
18. Ngô Văn Hưng (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị
Hồng Liên (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh
học lớp 10, NXB Giáo dục, Hà Nội
19. Trần Văn Kiên (2007), Luyện tập câu hỏi và bài tập Sinh học 10, NXB Giáo
dục Hà Nội.
20. Vũ Đức Lưu (2006), Bài tập chọn lọc Sinh học 10, NXB Giáo dục.
21. Vũ Đức Lưu, Ngô Văn Hưng (2006), Hướng dẫn học và ôn tập Sinh học 10
nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội
22. Huỳnh Thiên Lương (2012), “Sử dụng các phần mềm thông dụng để xây dựng
ngân hàng câu hỏi Trắc nghiệm khách quan môn Hóa học”, Tạp chí Khoa học
trường Đại học Trà Vinh, (Số 3,2012), tr.74-78.
23. Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Thị Hồng (2008), Kiểm tra đánh giá thường
xuyên và định kì môn Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Lê Đức Ngọc (2000), Bài giảng Đo lường đánh giá trong giáo dục, Trung tâm
đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục.
25. Nguyễn Lan Phương (2004), “Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan”, Tạp chí Giáo dục, (Số 11), tr91.
26. Phan Thị Hồng The (2013), Xác định các phương án nhiễu trong xây dựng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn bằng cách phân tích nội dung
trả lời câu hỏi tự luận của học sinh trong dạy học Sinh học 6, Luận án Tiến sĩ,
ĐHSP Hà Nội.
27. Lâm Quang Thiệp, Nghiêm Xuân Nùng (biên dịch) (1995), Trắc nghiệm và

đo lường cơ bản trong giáo dục, Hà Nội.
28. Lâm Quang Thiệp (2007), Đo lường và đánh giá kết quả học tập trong các
trường cao đẳng, đại học”, Kỷ yếu Hội thảo: Đổi mới nội dung và phương pháp
đào tạo giáo viên THCS theo chương trình CĐSP mới, Hà Nội.
29. Đỗ Thị Hương Trà (2012), Xây dựng và sử dụng câu nhiễu của câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức
chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12, THPT, Luận văn Thạc sĩ ĐHSP
Hà Nội.
30. Lê Đình Trung (2004), Câu hỏi bài tập trong dạy học Sinh học, Bài giảng cao
học, ĐHSP Hà Nội.
31. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao (2005), Tuyển tập Sinh học 1000 câu hỏi
và bài tập, NXB Hà Nội
32. UNESCO (1997), Học tập - một kho báu tiềm ẩn, NXB Giáo dục, Hà Nội.


×