Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

đặc điểm dịch tễ học mô tả ung thư cộng đồng dân cư hà nội giai đoạn 2001-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 172 trang )

Đặt vấn đề
Theo nhận định của Bộ Y tế, mô hình bệnh tật ở nước ta là mô hình
kép, trong đó song song với các bệnh lây nhiễm của các nước đang phát triển
như tả, đậu mùa, sốt rét từng bước được đẩy lùi thì các bệnh không lây
nhiễm bao gồm ung thư (UT), tim mạch, đái tháo đường, rối loạn tâm thần
đang có xu hướng gia tăng giống với mô hình bệnh tật của các nước phát
triển [4]; [11]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi
năm trên toàn cầu có khoảng 11 triệu người mới mắc và 6 triệu người chết
do UT, trong đó trên 60% là ở các nước đang phát triển [5], [6], [17], [109].
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau bệnh tim
mạch ở các nước phát triển và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau
các bệnh lây nhiễm và bệnh tim mạch ở các nước đang phát triển [1], [2],
[13], [30], [34].
Tuổi thọ được tăng lên nhờ các tiến bộ của y học hiện đại; công
nghiệp hóa để tạo đà cho xã hội phát triển nhưng kèm theo là các sản phẩm
công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, lối sống thiếu lành
mạnh (hút thuốc, dinh dưỡng không hợp lý, sinh hoạt tình dục không an
toàn), bảo hộ lao động chưa được thỏa đáng, nguồn nước bị ô nhiễm, cùng
hậu quả của chiến tranh với các chất độc màu da cam, bom nguyên tử là
các lý do giải thích vì sao tỷ lệ mắc bệnh UT ngày càng tăng lên [9], [15], [26],
[29], [35], [40], [45], [59].
Ở các nước phát triển và trong khu vực đều đã có Chương trình quốc
gia về phòng chống ung thư (PCUT) với 4 nội dung là: phòng bệnh UT; sàng
lọc phát hiện sớm bệnh UT; nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị UT và
cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân UT [3], [7], [24], [53], [60], [73],
[75], [77], [80].
Để xây dựng một chương trình PCUT hiệu quả, có thể nói ghi nhận
ung thư (GNUT) đóng vai trò hết sức quan trọng [14], [41], [58], [61], [67],
1
[84], [92], [98], [103], [109]. Kết quả của GNUT giúp đánh giá được gánh
nặng của bệnh UT lên cộng đồng và tình hình, đặc điểm, xu hướng mắc UT,


qua đó xác định được các hướng ưu tiên cho chương trình PCUT ở mỗi quốc
gia [18], [21], [32], [37], [43], [74], [86], [87], [95], [105]. Đây cũng là
phương tiện để giám sát, đánh giá hiệu quả của chương trình PCUT và các
can thiệp khác vào cộng đồng [18], [86], [102]. Các số liệu nghiên cứu cơ
bản này là cơ sở cho việc đặt giả thiết cho các nghiên cứu dịch tễ học phân
tích về UT để tìm hiểu nguyên nhân bệnh và giải thích một cách khoa học lý
do sự khác biệt nguy cơ giữa các cộng đồng [14], [106], [107]. Hai chỉ số
quan trọng trong đánh giá tình hình UT là tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong
[104]. Tỷ lệ mới mắc UT chỉ có được từ những ghi nhận dựa vào quần thể
[94]. Tỷ lệ tử vong do UT ở các Quốc gia đều dựa vào các thống kê tử vong
theo nguyên nhân bệnh tật. Loại thống kê này có ở hầu hết các nước phát
triển và một số các nước đang phát triển [20], [47], [69]. Tại một số quốc gia
đang phát triển khác, các chứng nhận tử vong thường không có xác nhận của
thầy thuốc về nguyên nhân tử vong [14]. Do đó, tại những nơi này không thể
tính được tỷ lệ tử vong do UT hoặc những số liệu đưa ra thấp hơn nhiều so với
thực tế [14], [19], [38], [48].
Tại Việt Nam, công tác PCUT cũng ngày càng được quan tâm, đặc
biệt ở một số tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động PCUT
đều tập trung vào các nội dung chính là nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều
trị, sàng lọc phát hiện bệnh sớm, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân
UT [6], [8], [22], [25]. Các nghiên cứu về dịch tễ học UT còn Ýt được quan
tâm. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ học mô
tả ung thư cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2001-2005” với các mục
tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc thô và mắc chuẩn theo tuổi các loại ung thư
2
trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001-2005.
2. Lập biểu đồ diễn tả xu hướng mắc bệnh ung thư tại Hà Nội.
Chương 1

tổng quan
1.1. Ghi nhận ung thư
1.1.1. Định nghĩa bệnh ung thư
Ung thư là bệnh lý của tế bào, vì một nguyên nhân nào đó có thể chỉ là
một yếu tè, thậm chí một nhóm các yếu tố nguy kích thích hoặc làm rối loạn
quá trình sinh sản của tế bào mà các tế bào trở nên sinh sản vô hạn độ không
chịu sự kiểm soát của cơ thể, tế bào không chết theo chương trình định sẵn
(appotosis) mà trở nên bất tử. Các tế bào này ác tính vì xâm lấn các mô lân
cận đồng thời dễ dàng rời khỏi u nguyên phát theo đường bạch mạch, hệ
thống tuần hoàn chung hoặc “nhảy dù” trong các khoang ảo để đến các cơ
quan xa khác nhau tiếp tục phát sinh, phát triển.
Cho đến nay người ta đã ghi nhận được trên 200 loại bệnh ung thư
khác nhau. Về nguyên nhân thực sự vẫn chưa có một loại bệnh ung thư nào
tìm được nguyên nhân trực tiếp. Tuy nhiên, có một số bệnh ung thư liên
quan đến một số yếu tố tương đối khăng khít: ví dụ ung thư vòm mũi họng
liên quan đến virus Epstain-Bar, ung thư cổ tử cung liên quan mật thiết đến
virus gây u nhú ở người (HPV), ung thư dạ dày 1/3 dưới liên quan đến vi
khuẩn HP (Helicobacter pylory), 1/3 các ung thư khác liên quan đến thuốc lá
và hút thuốc lá: ung thư phổi, ung thư tâm phình vị, ung thư tuỵ, ung thư tiền
liệt tuyến [3], [10], [38], [39], [51].
1.1.2. Định nghĩa Ghi nhận Ung thư
3
- Ghi nhận Ung thư (GNUT) là quá trình thu thập một cách có hệ
thống và liên tục số liệu về tình hình mắc và đặc điểm của những loại
ung thư được ghi nhận [17].
- Một cơ sở GNUT là cơ quan làm nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, phân
tích và lý giải số liệu về những ca ung thư [17].
1.1.2.1. Các loại hình ghi nhận
Ghi nhận ung thư là một bộ phận của hệ thống thu nhận thông tin, lưu
trữ, phân tích, phiên giải và báo cáo.

Có hai loại ghi nhận ung thư: ghi nhận ung thư tại bệnh viện và ghi
nhận ung thư tại quần thể.
Ghi nhận ung thư tại bệnh viện là ghi nhận những trường hợp ung thư
dựa trên bệnh án được điều trị và lưu giữ tại bệnh viện. Mục đích chính của
ghi nhận ung thư tại bệnh viện là góp phần đánh giá được sự tiếp cận các
thông tin chăm sóc điều trị bệnh nhân và kết quả điều trị. Nguồn số liệu sử
dụng chính là từ hồ sơ bệnh án khám chữa bệnh. Những số liệu ghi nhận từ
bệnh viện không cho phép đo lường được tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể vì
nó không cho phép xác định được quần thể của những người bị ung thư đã
có những bệnh nhân ung thư này [19].
Ghi nhận ung thư tại quần thể là thu thập được tất cả các trường hợp
mới mắc ung thư trong một quần thể đã được xác định. Thường thường,
quần thể mà các đối tượng ung thư sinh sống ở trong các vùng địa lý đặc
biệt. Kết quả thường là trái ngược với kết quả ghi nhận tại bệnh viện, mục
tiêu chính của ghi nhận ung thư này là thống kê được các trường hợp ung thư
đã được xác định trong quần thể và cung cấp cho chóng ta cách tiếp cập và
kiểm soát được tác động của ung thư rtong cộng đồng, vì vậy, nó có vai trò
quan trọng dịch tễ học và y tế công cộng [19], [76], [78].
4
1.1.3.2. Các điểm khác nhau cơ bản của hai loại hình ghi nhận chính [17]
Ghi nhận bệnh viện Ghi nhận quần thể
Mục đích
Nghiên cứu lâm sàng và
hoạt động của bệnh viện
Nghiên cứu tình hình
mắc của quần thể
Bản chất
Thu thập các ca trong một
bệnh viện
Thu thập các ca trong

một quần thể xác định
Nhất thiết phải hiểu biết
về quần thể dân cư
Không Có
Vai trò đối với nghiên
cứu lâm sàng
Cung cấp thông tin khá đầy
đủ
Thử nghiệm lâm sàng
Thông tin hạn chế
Sống thêm
Vai trò đối với nghiên
cứu dịch tễ
Tần xuất tương đối
Không cho phép đánh giá
tỷ lệ mắc.
Tạo nguồn cho các nghiên
cứu ca chứng.
Tỷ lệ mắc và biến
thiên theo thời gian,
không gian nhằm đưa
ra các giả thiết dịch
tễ.
Tạo nguồn cho các
nghiên cứu ca chứng
và nghiên cứu thuần
tập.
Ví dô
Ghi nhận Bệnh viện của
Bệnh viện K

Ghi Nhận Ung Thư
Hà Nội
1.1.3. Lịch sử ghi nhận ung thư
Với một loạt các cố gắng ban đầu ở một số nước châu Âu đã cho phép
ước lượng được số ca mới mắc và số ca hiện mắc ở trong quần thể ở những
năm của thể kỷ thứ 18. Ở nước Đức việc ghi nhận ung thư đã bắt đầu từ năm
1900, ghi nhận tất cả các trường hợp bị ung thư đã được điều trị. Bộ câu hỏi
đã gửi đến tận tay các thày thuốc lâm sàng để ghi lại tất cả các trường hợp
ung thư vào ngày 15 tháng 10 năm 1900. Một bộ câu hỏi nh thế đã được
thông qua vào giữa năm 1902 và 1908 ở Đức, Hungary, Iceland, Hà Lan, Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Tuy nhiên, những cố gắng trong ghi
5
nhận ung thư đã không thành công, do sự không hợp tác của các thầy thuốc ở
các bệnh viện. Một số nghiên cứu tương tự nh vậy đã được tiến hành ở Mỹ.
Ghi nhận ung thư quần thể đầu tiên được thực hiện ở Hamburg (Đức)
năm 1926. Ba nữ y tá đã đến các bệnh viện và các phòng khám ở thành phố
đều đặn. Họ đã ghi lại tên của các bệnh nhân mới mắc ung thư và nhập số
liệu vào phòng thống kê. Những số liệu này được so sánh một lần một tuần
với nơi cấp giấy chứng tử. Một số ghi nhận quần thể khác cũng được thực
hiện vào những năm trước năm 1955.
Hiện nay, có hơn 200 tổ chức ghi nhận ung thư quần thể ở các nước và
các vùng khác nhau trên toàn thế giới, chiếm khoảng 5% dân số thế giới,
nhưng ghi nhận ung thư quần thể thực hiện nhiều ở các nước phát triển hơn
các nước đang phát triển. Vả lại, ở các nước đang phát triển, việc ghi nhận
ung thư thường chỉ thực hiện ở vùng thành thị, nơi mà việc tiếp cận chẩn
đoán và điều trị bệnh tốt nhất.
Hệ thống ghi nhận ung thư quần thể thực hiện rộng rãi ở các nước nh
Anh, Sø Wale, Scotland, các nước ở Bắc Âu, Canada, Óc, New Zealand,
Israel, Cuba, Giambia. Đan Mạch là nước ghi nhận ung thư phủ khắp toàn
quốc từ những năm 1942. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước, ghi nhận ung thư

quần thể mới chỉ thực hiện được ở một tỷ lệ nhỏ (nh Colombia, Ên Độ, Ý,
Mỹ). Một số ghi nhận đặc biệt chỉ ghi nhận ung thư ở những nhóm tuổi nhất
định (ung thư trẻ em ở Oxford, Anh) hoặc vị trí đặc biệt (ung thư dạ dày ruột
ở Dijon, Pháp). Và ghi nhận ung thư ở bệnh viện được thực hiện ở nhiều
nước trên thế giới.
Hội ghi nhận ung thư thế giới (IACR) được thành lập từ năm 1966.
Mục tiêu chính của Hội là phát triển và chuẩn hoá phương pháp thu thập
thông tin qua ghi nhận.
6
1.1.4. Vai trò của Ghi nhận Ung thư
* Trong dịch tễ học
1.1.4.1. Đánh giá gánh nặng bệnh ung thư trên cộng đồng
- Đánh giá quy mô của bệnh ung thư: cung cấp số liệu về số trường
hợp ung thư mới mắc trên cộng đồng. NÕu có số liệu về dân số có thể ước
tính tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ tử vong và thời gian sống thêm của
bệnh nhân ung thư trong cộng đồng đó [17].
- Phân tích các đặc điểm ung thư trong cộng đồng theo thời gian, các
đặc điểm khác nhau giữa các nhóm dân cư (tuổi, giới tính, chủng tộc, đặc
điểm kinh tế xã hội) [17], [88], [89], [91].
- Từ các số liệu của ghi nhận ung thư trên các quần thể riêng biệt có
thể ước tính gánh nặng bệnh ung thư trong cộng đồng lớn hơn [17], [93].
1.1.4.2. Đưa ra các giả thiết về nguyên nhân
- Việc so sánh các ung thư theo thời gian và không gian là những
thông tin quan trọng cho việc xây dựng các giả thiết về nguyên nhân đặc
biệt là tìm hiểu vai trò các yếu tố sinh ung thư là cơ sở cho các hoạt động
phòng ngừa [14].
- Sù so sánh theo không gian: Có thể là giữa các nước, giữa các vùng
trên cùng một quốc gia, giữa các nhóm dân cư có đặc điểm khác nhau trong
cùng quần thể (giới, tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, chủng tộc, hoàn cảnh kinh
tế xã hội) [70].

- Nghiên cứu trên những nhóm người di cư là việc so sánh những cá
thể có cùng nguồn gốc, sống ở những vùng khác nhau với những khoảng thời
gian khác nhau. Các nghiên cứu này giúp Ých cho việc đánh giá vai trò riêng
biệt của yếu tố di truyền và môi trường lên bệnh ung thư. Các nghiên cứu
7
cũng cho thấy khả năng có thể phòng ngừa được bệnh bằng cách chỉ ra rằng
nếu thay đổi môi trường sống thì nguy cơ mắc bệnh cũng thay đổi [17].
8
1.1.4.3. Hỗ trợ cho các nghiên cứu dịch tễ học phân tích
- Trong các nghiên cứu thuần tập: GNUT cung cấp các thông tin về số
trường hợp ung thư xuất hiện trong các nhóm phơi nhiễm khác nhau [14].
- Trong các nghiên cứu bệnh chứng: GNUT là nguồn cung cấp ca cho
các nghiên cứu bệnh chứng, đặc biệt trong các nghiên cứu dựa vào quần thể
và cung cấp số liệu trong việc lập kế hoạch và đánh giá chất lượng của
nghiên cứu [17].
- Trong các nghiên cứu tương quan hay nghiên cứu sinh thái học:
Người ta so sánh tỷ lệ mắc ung thư trong các nhóm dân cư với số liệu về tình
hình phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ của các nhóm dân cư đó. Các nhóm dân
cư ở đây có thể là các quốc gia, các vùng khác nhau, các nghề nghiệp khác
nhau [78].
1.1.4.4. Hỗ trợ các thử nghiệm lâm sàng trong việc theo dõi sống thêm của
các bệnh nhân tham gia vào thử nghiệm
 Trong chương trình phòng chống ung thư
- PCUT bao gồm tất cả các biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ
tử vong do ung thư. Các biện pháp đó bao gồm: phòng ngừa bước 1, sàng
lọc, phát hiện sớm, điều trị, phục hồi chức năng và chống đau/ chăm sóc
triệu chứng. GNUT cung cấp số liệu về tỷ lệ mắc các ung thư trong cộng
đồng để chọn các ưu tiên cho chương trình PCUT có hiệu quả. Các số liệu
của GNUT cho phép dự báo tình hình và đặc điểm bệnh ung thư trong tương
lai để các chương trình PCUT có thể điều chỉnh cho phù hợp [4], [26].

- Đánh giá hiệu quả của các chương trình phòng ngừa, ví dụ như
Chương trình Phòng chống Tác hại Thuốc lá tác động lên bệnh ung thư phổi,
9
hay chương trình tiêm phòng viêm gan B tác động lên tỷ lệ mắc ung thư gan
nguyên phát như thế nào [28].
- Đánh giá hiệu quả của chương trình sàng lọc phát hiện sớm. Việc
đánh giá này có thể thông qua các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học khác nhau:
mô tả, phân tích, thử nghiệm có so sánh (kinh phí cao, không phù hợp với
các nước nghèo) [1].
- Xu hướng bệnh ung thư theo thời gian sẽ cung cấp thông tin về hiệu
quả của các chương trình sàng lọc lên tỷ lệ mắc/ chết do một loại UT [26].
- Các nghiên cứu phân tích (bệnh chứng, thuần tập) so sánh hiệu quả
của việc sàng lọc/ không sàng lọc [26].
- Các chỉ số đánh giá khác:
+ Tỷ lệ mắc UT của quần thể trong thời gian sàng lọc.
+ Phân bè giai đoạn lâm sàng của các UT được phát hiện sớm trong quá
trình sàng lọc.
+ Tỷ lệ mắc UT giai đoạn muộn so với trước sàng lọc [17].
 Trong lập kế hoạch và giám sát công tác chăm sóc y tế
- Hiểu biết xu thế bệnh UT cho phép dự báo tình hình bệnh trong
tương lai, phục vụ cho việc lập kế hoạch đầu tư về chăm sóc y tế (giường
bệnh, cán bộ) [1].
- GNUT cung cấp thông tin về cách thức và quá trình luân chuyển
bệnh nhân trước khi đến được nơi điều trị. Những thông tin này cần thiết
phải được xem xét trong quá trình xây dựng chương trình chẩn đoán sớm
bệnh ung thư [6].
1.2. Tình hình ung thư trên thế giới và việt nam
10
1.2.1. Trên thế giới
Dựa vào số liệu của các Ghi nhận quần thể UT tại nhiều vùng khác

nhau, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hàng năm trên thế giới có
khoảng 11 triệu trường hợp mới mắc UT. Các UT hàng đầu trên thế giới ở
nam giới là ung thư phổi, dạ dày, đại - trực tràng, tiền liệt tuyến, gan; ở nữ
giới là vú, đại - trực tràng, cổ tử cung, dạ dày và phổi [1].
WHO cũng ước tính mỗi năm có khoảng trên 6 triệu người chết do vì
căn bệnh này. Ở các nước phát triển UT là nguyên nhân gây tử vong đứng
hàng thứ hai sau bệnh tim mạch. Ở các nước đang phát triển ung thư đứng
hàng thứ ba sau bệnh nhiễm trùng/ký sinh trùng và tim mạch [105].
Các loại UT phổ biến ở nam là UT phổi, tiền liệt tuyến, đại-trực tràng,
dạ dày. Ở nữ phổ biến là UT vú, dạ dày, cổ tử cung, thân tử cung, phổi [88].
Tình hình mắc bệnh UT trên thế giới rất khác biệt giữa các nước và
các vùng khác nhau. Sự khác biệt của một số loại ung thư có thể lên tới hàng
trăm lần, tuỳ thuộc vào mức độ tiếp xúc của cộng đồng với các yếu tố nguy cơ
và yếu tố di truyền. Ngay trong một quốc gia, tỷ lệ mắc các ung thư khác nhau
còng dao động rất lớn. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trên người
Việt Nam di cư tới Anh và xứ Wales, Los Angeles, Óc, các tác giả cũng nhận
thấy nguy cơ tử vong và mắc những loại UT vòm họng, gan, dạ dày, cổ tử cung
ở người Việt mới di cư sang cao hơn so với dân bản xứ. Trong khi đó, ung thư
đại - trực tràng, phổi, vú lại thấp hơn dân bản xứ [83], [85].
Tại Ên Độ, Hội nghiên cứu y học đã hình thành hệ thống ghi nhận ung
thư trên toàn bộ lãnh thổ Ên Độ từ tháng 12 năm 1981. Từ hệ thống ghi nhận
này, Ên Độ thấy cấp thiết phải củng cố lại hệ thống ghi nhận ung thư và tổ
chức những cơ sở ghi nhận ung thư mới trên các miền của Ên Độ.
11
Chương trình ghi nhận ung thư quần thể ở Ên Độ bắt đầu thực hiện từ
ngày 1 tháng 1 năm 1982 ở Bangalore, Chennai và Mumbai, và cũng tiến hành
ghi nhận ung thư bệnh viện ở Chandigath, Dibrugảh và Thiruvananthapuram.
Từ năm 1986 hai thành phố nữa cũng đã tiến hành ghi nhận ung thư quần thể,
đó là Delhi và Bhopal. Ghi nhận ung thư quần thể ở vùng nông thôn cũng được
Hội nghiên cứu y học tiến hành vào năm 1987 ở Barshi của bang

Maharashtra. Với phạm vi đánh giá chăm sóc bệnh nhân ung thư, ghi nhận
ung thư bệnh viện cũng bắt đầu ở Bangalore, Chennai và Mumbai vào năm
1984.
Chương trình ghi nhận ung quốc gia là hoạt động của Hội nghiên cứu
y học Ên Độ. Chương trình này là một trong những hoạt động chính của Vụ
phòng chống bệnh không nhiễm trùng. Ghi nhận ung thư ở Ên Độ là một
hoạt động đòi hỏi tất cả các thành viên phải đến bệnh viện thường xuyên và
xem xét cẩn thận các bệnh án ở các khoa phòng khác nhau bao gồm khoa
giải phẫu bệnh lý, khoa X quang, khoa xạ trị, khoa điều trị bệnh nhân nội trú
và ngoại trú để thu thập những thông tin cần thiết của những bệnh nhân ung
thư. Các bệnh viện được ghi nhận là những bệnh viện ung thư, các bệnh viện
đa khoa công lập và tư nhân. Giấy chứng tử cũng được ghi nhận từ các hội
đồng thành phố. Kết quả ghi nhận ung thư của Ahmedabad - Ên Độ trong 5
năm (1993 - 1997) [] tại 52 cơ sở y tế, tỷ lệ mắc thô tất cả các ung thư đối
với nam là 68,8/100.000, đối với nữ là 56,8/100.000, nhưng sau khi đã chuẩn
hoá theo tuổi chuẩn của thế giới tỷ lệ mắc chuẩn ở nam giới lại là
107,2/100.000, ở nữ là 82,9/100.000. Những ung thư có tỷ lệ mắc chuẩn cao
nhất đối với nam giới ở Ahmedabad là ung thư phổi (11,4/100.000), lưỡi
(9,3/100.000), thực quản (8,0/100.000), hầu họng (7,6/100.000), miệng
(6,5/100.000); đối với nữ ung thư thường gặp là ung thư vú (19,1/100.0000),
cổ tử cung (13,4/100.000). Ở vùng Bangalore, tỷ mắc thô đối với nam là
12
58,1/100.0000, nữ là 73,5/100.000; tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi đối với nam là
88,3/100.000, đối với nữ là 110,7/100.000. Và những ung thư có tỷ lệ mắc
chuẩn cao nhất đối với nam là ung thư dạ dày (8,2/100.000), thực quản
(8,2/100.000), phổi (6,7/100.0000), hầu họng (5,5/100.000); đối với nữ là ung
thư cổ tử cung (23,5/100.000), vó (21,1/100.000), thực quản (7,1/100.000), dạ
dày (4,6/100.000). Ở Chennai (Madras) từ ghi nhận ở hơn 200 nguồn, tỷ lệ mắc
thô đối với tất cả các ung thư là 82,4/100.000, nữ là 94,8/100.000, tỷ lệ mắc
chuẩn theo tuổi ở nam là 108,0/100.000, nữ là 118,0/100.000. Những ung

thư có tỷ lệ mắc chuẩn cao nhất ở nam là ung thư dạ dày (13,6/100.000),
phổi (11,1/100.000), thực quản (8,7/100.000), miệng (6,6/100.000). lưỡi
(5,6/100.000, tuyến tiền liệt (4,9/100.000). Ở Delhi, tỷ lệ mắc thô ở nam cho tất
cả các vị trí ung thư ở nam là 74,4/100.000, ở nữ là 86,9/100.000, tỷ lệ mắc
chuẩn theo tuổi ở nam là 123,7/100.000, ở nữ là 135,6/100.000. Những ung thư
có tỷ lệ mắc chuẩn cao nhất ở nam giới là ung thư phổi (13,4/100.000), thanh
quản (9,4/100.000), tuyến tiền liệt (6,8/100.000), thực quản (6,1/100.000), bàng
quang (5,8/100.000), u não và hệ thống thần kinh (4,6/100.000).
Kết quả ghi nhận ung thư ở nước Anh với số liệu năm 2003 tỷ lệ mới
mắc tất cả ung thư ở nam giới cao nhất là vùng Bắc nước Anh
(446,9/100.000) và thấp nhất là vùng Mount Vernon (320,8/100.000; đối với
nữ là vùng Avon - Somerset - Witshire (376,0/100.000), thấp nhất là vùng
Tây London (292,5/100.000). Ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở các vùng của
nước Anh đối với nam là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi - phế quản,
ung thư đại/trực tràng, bàng quang. Đối với nữ là ung thư vú, phổi - phế
quản, thân tử cung, buồng trứng
Trong tổng số 93.194 trường hợp mới mắc ung thư được ghi nhận ở
Australia trong năm 2003, trong đó số mới mắc ở nam là 51.418 trường hợp
và ở nữ là 41.776 trường hợp, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi thế giới khi đã loại
13
ung thư da không phải do hắc tố ở nam là 548,2/100.000 và ở nữ là
386,5/100.000. Những ung thư có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi chung cho cả hai
giới cao nhất là ung thư hắc tè da (46,9/100.000), phổi - khí phế quản
(40,4/100.000), đại tràng (39,8/100.000), trực tràng (21,5/100.000), u
lympho non - Hodgkin (18,1/100.000), bàng quang (10,9/100.000), thận
(9,9/100.000), tuyến tụy (9,7/100.000), dạ dày (9,2/100.000). Tính riêng theo
giới, những ung thư có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi cao nhất ở nam là ung thư
tuyến tiền liệt (144,2/100.000), u hắc tố (57,9/100.000), phổi - khí phế quản
(57,1/100.000), đại tràng (45,2/100.000), trực tràng (28,0/100.000), bàng
quang (18,3/100.000), thận (13,6/100.000), dạ dày (13,2/100.000) và tuyến

tụy (11,3/100.000); ở nữ là ung thư vú (111,8/100.000), u hắc tố
(37,9/100.000), đại tràng (35,4/100.000), phổi - khí phế quản (27,1/100.000),
trực tràng (15,7/100.000), thân tử cung (15,1/100.000), buồng trứng
(10,1/100.000).
Israel thực hiện chương trình ghi nhận ung thư từ năm 1960 và chương
trình này là một bộ phận trong chương trình của Trung tâm khống chế bệnh
tật. Việc ghi nhận ung thư dựa trên cơ cở các thông tin đã sửa đổi từ năm
1982 do trung tâm ghi nhận ung thư phát triển. Tỷ lệ mắc thô ở tất cả các vị
trí đối với nam là người Do Thái là 334,4/100.000, nữ là 353,3/100.000, tỷ lệ
mắc chuẩn theo tuổi là 277,6/100.000, nữ là 267,9/100.000. Những ung thư
có tỷ lệ mắc chuẩn cao nhất ở nam là ung tuyến tiền liệt (43,4/100.000), đại
tràng (28,9/100.000), thư phổi (28,7/100.000), bàng quang (27,0/100.000), u
lympho non-Hodgkin (15,3/100.000), dạ dày (11,9/100.000), Melanoma
(11,7/100.000), trực tràng (11,6/100.000), thận (11,2/100.000); ở phụ nữ là
ung thư vú (87,1/100.000), đại tràng (23,5/100.000), buồng trứng
(12,3/100.000), u lympho non - Hodgkin (12,1/100.000), tử cung thể cơ vân
(11,5/100.000), hắc tố da (melanoma) (11,3/100.000), phổi (10,3/100.000).
14
Đối với những người Do Thái sinh ra tại Israel, tỷ lệ mắc thô đối với nam là
83,8/100.000, đối với nữ là 113,5/100.000, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi đối với
nam là 255,1/100.000, nữ là 254,4/100.000. Những ung thư có tỷ lệ mắc
chuẩn cao nhất đối với nam là ung thư tuyến tiền liệt (47,5/100.000), bàng
quang (27,7/100.000), đại tràng (21,2/100.000), phổi (20,2/100.000), u hắc
tố (17,5/100.000), u lympho non - Hodgkin (15,7/100.000), trực tràng
(9,2/100.000); đối với nữ là ung thư vú (89,5/100.000), đạ tràng
(18,1/100.000), u hắc tố (14,6/100.000), u lympho non - Hodgkin
(11,7/100.000), thân tử cung (11,1/100.000), buồng trứng (11,1/100.000)
phổi (10,9/100.000). Đối với người Do Thái sinh ra ở châu Phi hoặc châu Á,
tỷ lệ mắc thô cho tất cả các ung thư ở nam giới là 628,9/100.000, nữ là
534,2/100.000, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 240,0/100.000, nữ là

213,3/100.000. Ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam là ung thư tuyến tiền
liệt (41,3/100.000), phổi (28,7/100.000), bàng quang (24,5/100.000), đại tràng
(22,2/100.000), u lympho non - Hodgkin (14,5/100.000), trực tràng
(10,0/100.000), dạ dày (8,7/100.000); đối với nữ là ung thư vú (65,1/100.000),
đại tràng (18,1/100.000), tuyến giáp (11,4/100.000), , non - Hodgkin
(9,9/100.000), thân tử cung (8,0/100.000), phổi (7,5/100.000).
Năm 1997 bệnh viện ung thư ở Arkhagelskaja cùng với Trường đại
học tổng hợp Tromso (Norway) đã tiến hành ghi nhận ung thư quần thÓ và
việc ghi nhận ung thư đi vào hệ thống thì mới bắt đầu từ năm 1999 và tất cả
các trường hợp bị ung thư đã được ghi nhận từ năm 1993 đều được tính vào
chương trình ghi nhận ung thư quần thể. Với tổng số 35.224 ca ung thư được
ghi nhận từ năm 1993 đến năm 2001, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi đối với tất cả
các vị trí ung thư ở nữ là 164/100.000, ở nam là 281/100.000. Những ung thư
có tỷ lệ mới mắc chuẩn theo tuổi cao nhất đối với nam là ung thư phổi
(77,4/100.000), dạ dày (45,9/100.000), da (14,4/100.000), trực tràng
15
(13,4/100.000), thực quản (13,0/100.000), đại tràng (12,2/100.000), bàng
quang (11,6/100.000), tuyến tiền liệt (11,1/100.000) và tuyến tụy
(9,2/100.000); ở nữ là ung thư vú (28,5/100.000), dạ dày 19,7/100.000), da
(12,9/100.000), đại tràng (12,2/100.000), buồng trứng (9,0/100.000), cổ tử
cung (8,4/100.000), thân tử cung (8,1/100.000), và trực tràng (7,8/100.000).
Hiroshima - Nhật Bản, bắt đầu ghi nhận ung thư từ năm 1957 và đến
năm 1973 việc ghi nhận ung thư đã được mở rộng ra tất cả các cơ sở khám
chữa bệnh ở đây. Kết quả trong 5 năm ghi nhận (từ năm 1991 đến 1995), tỷ
lệ mắc thô đối với nam là 485,3/100.000, nữ là 329,0/100.000), tỷ lệ mắc
chuẩn ở nam là 369,3/100.000, nữ là 215,4/100.000). Những vị trí có tỷ lệ
mắc cao nhất đối với nam là ung thư dạ dày (85,5/100.000), đại tràng
(59,2/100.000), gan (43,2/100.000), phổi (40,3/100.000), trực tràng
(27,4/100.000), bàng quang (14,6/100.000), tuyến tiền liệt (14,1/100.000), thực
quản (11,7/100.000), tuyến tụy (8,8/100.000), u lympho non - Hodgkin

(7,4/100.000); đối với phụ nữ là ung thư vú (36,6/100.000), dạ dày
(33,9/100.000), đại tràng (28,0/100.000), gan (13,4/100.000), trực tràng
(11,9/100.000), phổi (11,8/100.000), cổ tử cung (11,7/100.000), tuyến giáp
(10,5/100.000). Ở Miyagi - Nhật Bản, tỷ lệ mắc thô ở nam giới là 457,9/100.000,
ở nữ là 312,5/100.000, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 291,5/100.000, ở nữ là
175,6/100.000. Những ung thư có tỷ lệ mắc chuẩn cao nhất ở nam giới là ung thư
dạ dày (69,0/100.000), phổi (41,9/100.000), đại tràng (34,6/100.000), trực tràng
(20,5/100.000), gan (17,1/100.000), thực quản (14,4/100.000), tuyến tiền liệt
(12,7/100.000), tuyến tuỵ (10,2/100.000); đối với nữ là ung thư vú
(33,1/100.000), dạ dày (27,1/100.000), đại tràng (19,6/100.000), phổi
(11,6/100.000), trực tràng (9,7/100.000), buồng trứng (7,1/100.000). Ở Nagasaki,
tỷ lệ mắc thô ở nam giới là 565,0/100.000, nữ là 367,6/100.000, tỷ lệ mắc chuẩn
theo tuổi ở nam là 310,9/100.000, nữ là 180,7/100.000. Những ung thư có tỷ lệ
16
mắc cao nhất ở nam là ung thư dạ dày (65,4/100.000), phổi (43,9/100.000),
đại tràng (36,9/100.000), gan (30,7/100.000), trực tràng 922,0/100.000),
tuyến tiền liệt (12,6/100.000), bàng quang (11,2/100.000), tuyến tuỵ
(8,8/100.000), túi mật (8,1/100.000); đối với nữ giới là ung thư vú
(29,8/100.000), dạ dày (25,6/100.000), đại tràng (19,5/100.000), phổi
(12,9/100.000), cổ tử cung (10,9/100.000), trực tràng (10,0/100.000), gan
(8,4/100.000). Ở Osaka, tỷ lệ mắc thô đối với nam là 394,3/100.000, nữ là
265,3/100.000, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 273,7/100.000, nữ là
155,5/100.000. Những ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam là ung thư dạ
dày (59,9/100.000, phổi (44,6/100.000), gan (44,5/100.000), trực tràng
(13,5/100.000), thực quản (10,0/100.000), tuyến tụy (9,4/100.000), tuyến
tiền liệt (9,0/100.000); đối với nữ là ung thư vú (27,9/100.000), dạ dày
(23,8/100.000), đại tràng (14,3/100.000), phổi (13,3/100.000), gan
(11,9/100.000), cổ tử cung (7,1/100.000). Ở Saga, tỷ lệ mắc thô đối với nam
là 495,2/100.000, nữ là 324,2/100.000, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là
272,9/100.000, nữ là 154,5/100.000. Những ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở

nam là ung thư dạ dày (63,6/100.000, phổi (40,5/100.000), gan
(38,4/100.000), đại tràng (24,6/100.000), trực tràng (15,1/100.000), tuyến
tiền liệt (10,5/100.000), tuyến tụy (9,0/100.000); đối với nữ là ung dạ dày
(24,9/100.000), vó (23,6/100.000), đại tràng (15,0/100.000), gan
(11,5/100.000), phổi (10,5/100.000), cổ tử cung (9,8/100.000). Ở Yamagata,
tỷ lệ mắc thô đối với nam là 567,9/100.000, nữ là 389,5/100.000, tỷ lệ mắc
chuẩn theo tuổi ở nam là 284,8/100.000, nữ là 174,7/100.000. Những ung
thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam là ung thư dạ dày (91,6/100.000, phổi
(39,8/100.000), đại tràng (33,9/100.000), trực tràng (20,8/100.000), gan
(15,4/100.000), thực quản (12,2/100.000), tuyến tụy (9,5/100.000), tuyến
tiền liệt (9,3/100.000); đối với nữ là ung thư dạ dày (38,9/100.000), vó
17
(28,3/100.000), đại tràng (22,0/100.000), phổi (11,3/100.000), trực tràng
(10,8/100.000), túi mật (7,0/100.000).
Năm 1991, Ireland, bắt đầu thực hiện chương trình ghi nhận ung thư
và đến tháng giêng năm 1994 thì chương trình này triển khai ra toàn quốc.
Các thông tin thu thập từ chương trình này giúp cho Ireland sử dụng trong
nghiên cứu nguyên nhân ung thư, trong chương trình giáo dục truyền thông
phòng chống ung thư và trong đào tạo, đồng thời lập kế hoạch chăm sóc cho
những bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư.
Theo kết quả ghi nhận ung thư ở Ireland dự đoán số người mắc ung
thư ngày càng tăng, và số ca mới mắc tăng theo từng năm một. Số liệu ghi
nhận ung thư mới nhất của Ireland từ năm 1994 đến năm 2005 cho thấy nhìn
chung tổng thể mỗi năm tăng dưới 3% số trường hợp mới mắc ung thư. Tuy
nhiên, theo tính toán của cơ quan ghi nhận ung thư ở Ireland ung thư ở nước
này tăng theo tuổi và dặc biệt ở những người cao tuổi. Hầu hết ung thư ở
nam giới (65%) và ở nữ giới (54%) gặp ở những người có tuổi đời từ 65 tuổi
trở lên. Theo dự đoán ở những phụ nữ trong quần thể nhóm tuổi 65 trở lên số
mắc ung thư tăng từ 235.000 năm 1995 lên đến 521.000 người vào năm 2030
và số nam giới mắc ung thư từ 176.000 người lên đến 454.000 người. Cũng

trong cùng thời kỳ này dân số phụ nữ tuổi từ 65 trở lên tăng từ 13% lên đến
19% và của nam giới từ 11% lên 16%, đồng thời các nguyên nhân tử vong
do ung thư chiếm khoảng 1,5% sè ca tử vong trong toàn quốc. Và theo ghi
nhận, một số ung thư ở nam giới tăng hàng năm nh ung thư tiền liệt tuyến
hàng năm tăng 7%, ung thư thận tăng 4%, ung thư hắc tố tăng 4%, ung thư
hạch hệ thống tăng 2%; đối với nữ ung thư thận hàng năm tăng 4%, ung thư
vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi hàng năm mỗi loại này cũng tăng thêm
2% và ung thư trực tràng cũng tăng lên. Theo dự đoán số ca mới mắc sẽ tăng
khoảng 90% (từ 22.019 lên đến 41.743) giữa thời kỳ 1998 - 2002 đến năm
18
2020, trong đó nam giới tăng 97%, nữ giới tăng 83%, nếu chỉ tính riêng ung
thư thể xâm lấn thì tỷ lệ này sẽ tăng lên đến 109% trong đó ở nam giới tăng
lên tới 117% và nữ giới tăng 101%. Đồng thời trong ghi nhận ung thư của
Ireland cũng đã so sánh tỷ lệ sống thêm 5 năm sau điều trị của những người
bị mắc ung thư với 21 nước ở châu Âu, các tác giả nhận thấy tỷ lệ sống sau 5
năm ở Ireland cũng tương tự với nước Anh, kém hơn so với các nước ở vùng
Xcăng-đi-na-vi và tốt hơn so với các nước ở vùng đông Âu. Trong giai đoạn
1995 - 1999, những ung thư thường gặp như ung thư trực tràng, phổi, vú,
tiền liệt tuyến và ung thư buồng trứng ở Ireland và nước Anh có tỷ lệ tử vong
thấp nhất. Trong giai đoạn 2000 - 2002, tỷ lệ bệnh nhân sống thêm 5 năm
sau điều trị ung thư .
Busan - Hàn Quốc, bắt đầu chương trình ghi nhận ung thư bệnh viện
với sự hợp tác của 4 bệnh viện đại học y và được sự giúp đỡ của Sở y tế
cộng cộng và vệ sinh môi trường của Busan và Hội y học Busan và được
Chương trình quốc gia về kiểm soát ung thư Hàn Quốc hỗ trợ về kinh phí và
sau đó chuyển từ ghi nhận ung thư bệnh viện sang ghi nhận ung thư quần thể
từ 54 bệnh viện của Busan. Tỷ lệ mắc thô trong 2 năm ghi nhận (1996 -
1997) đối với nam là 220,0/100.000, nữ là 175,7/100.000, tỷ lệ mắc chuẩn
theo tuổi ở nam là 304,0/100.000, nữ là 169,1/100.000. Những ung thư có tỷ
lệ mắc cao nhất ở nam là ung thư dạ dày (72,5/100.000, gan (59,4/100.000),

phổi (51,3/100.000), đại tràng (11,5/100.000), trực tràng (10,1/100.000),
bàng quang (10,1/100.000), thực quản (10,0/100.000); đối với nữ là ung dạ
dày (30,4/100.000), cổ tử cung (21,1/100.000), vó (18,6/100.000), gan
(17,1/100.000), phổi (12,4/100.000), đại tràng (7,4/100.000), túi mật
(7,4/100.000), và trực tràng (6,7/100.000). Ở Daegu chương trình ghi nhận
ung thư bắt đầu từ tháng 1 năm 1997, tỷ lệ mắc thô sau 2 năm ghi nhận
(1997 - 1998) đối với nam là 200,7/100.000, nữ là 172,3/100.000, tỷ lệ mắc
19
chuẩn theo tuổi ở nam là 270,5/100.000, nữ là 164,8/100.000. Những ung
thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam là ung thư dạ dày (70,8/100.000, phổi
(46,2/100.000), gan (45,7/100.000), đại tràng (11,3/100.000), trực tràng
(10,6/100.000), túi mật (8,9/100.000), thực quản (7,3/100.000), tuyến tụy
(6,8/100.000), bàng quang (6,7/100.000), tuyến tiền liệt (6,6/100.000); đối
với nữ là ung thư dạ dày (30,0/100.000), vó (20,0/100.000), cổ tử cung
(19,3/100.000), phổi (13,3/100.000), gan (12,6/100.000), trực tràng
(8,2/100.000), đại tràng (7,7/100.000), túi mật (6,8/100.000). Ở Kangaha, ghi
nhận ung thư từ 17 phòng khám đa khoa, 7 phòng khám răng hàm mặt, 5
phòng khám định hướng, 1 trung tâm y tế cộng đồng, 12 trung tâm y tế vùng
và 16 trạm y tế, tỷ lệ mắc thô sau 5 năm ghi nhận (1993 - 1997) đối với nam
là 337,0/100.000, nữ là 183,2/100.000, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là
239,7/100.000, nữ là 115,8/100.000. Những ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở
nam là ung thư dạ dày (66,5/100.000, phổi (44,8/100.000), gan
(32,6/100.000), bàng quang (10,1/100.000), túi mật (7,8/100.000), thực quản
(7,4/100.000), đại tràng (7,4/100.000), tuyến tụy (7,2/100.000), trực tràng
(6,8/100.000), tuyến tiền liệt (5,4/100.000); đối với nữ là ung thư dạ dày
(190,5/100.000), cổ tử cung (15,2/100.000), vó (12,7/100.000), gan
(8,9/100.000), phổi (6,7/100.000), tuyến tụy (4,7/100.000), túi mật
(4,6/100.000), trực tràng (4,5/100.000), đại tràng (4,4/100.000). Ở Seoul, tỷ
lệ mắc thô sau 5 năm ghi nhận (1993 -1997) đối với nam là 188,1/100.000,
nữ là 164,7/100.000, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 286,8/100.000, nữ là

172,9/100.000. Những ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam là ung thư dạ
dày (45,1/100.000, gan (34,6/100.000), phổi (27,9/100.000), trực tràng
(8,4/100.000), đại tràng (8,3/100.000), bàng quang (6,6/100.000), túi mật
(5,0/100.000), tuyến tụy (4,7/100.000), thực quản (4,5/100.000); đối với nữ
là ung thư dạ dày (28,5/100.000), cổ tử cung (22,3/100.000), vó
20
(20,8/100.000), gan (13,2/100.000), phổi (12,7/100.000), đại tràng
(8,7/100.000), tuyến giáp (8,5/100.000), trực tràng (7,6/100.000), túi mật
(6,3/100.000).
Kuwait, bắt đầu thực hiện chương trình ghi nhận ung thư từ năm 1971
do Khoa điều trị tia xạ của bệnh viện Al-Sabah tiến hành. Mục đích ghi nhận
ban đầu là nghiên cứu tỷ lệ mới mắc và hình thái học về ung thư ở cộng đồng
dân cư Kuwait và sử dụng những thông tin cơ bản này trong việc chẩn đoán,
điều trị, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân. Đến năm 1982 trung tâm phòng
chống ung thư ở Kuwait ra đời và tiến hành ghi nhận ung thư ở tất cả các
khoa của bệnh viện. Tỷ lệ mắc thô ở người gốc Kuwait sau 4 năm ghi nhận
(1994 - 1997) đối với nam là 58,3/100.000, nữ là 61,9/100.000, tỷ lệ mắc
chuẩn theo tuổi ở nam là 123,4/100.000, nữ là 112,4/100.000. Những ung
thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam là ung thư phổi (21,5/100.000), tuyến tiền
liệt (11,4/100.000), u lympho non - Hodgkin (8,6/100.000), gan
(8,4/100.000), đại tràng (6,3/100.000), dạ dày (5,6/100.000, u não
(5,2/100.000), tuyến tụy (4,7/100.000), bàng quang (4,6/100.000); đối với nữ
là ung thư vó (32,8/100.000), tuyến giáp (7,6/100.000), buồng trứng
(5,6/100.000), đại tràng (5,4/100.000), cổ tử cung (4,2/100.000). Đối với
những người không là gốc Kuwait, tỷ lệ mắc thô sau 4 năm ghi nhận (1994 -
1997) đối với nam là 33,7/100.000, nữ là 54,9/100.000, tỷ lệ mắc chuẩn theo
tuổi ở nam là 122,3/100.000, nữ là 137,3/100.000. Những ung thư có tỷ lệ
mắc cao nhất ở nam là ung thư phổi (23,8/100.000), tuyến tiền liệt
(10,9/100.000), bàng quang (9,1/100.000), gan (8,3/100.000), u lympho non
- Hodgkin (7,2/100.000), u não (5,0/100.000), dạ dày (4,6/100.000); đối với

nữ là ung thư vú (34,3/100.000), đại tràng (9,1/100.000), u lympho non -
Hodgkin (8,5/100.000), phổi (8,4/100.000), cổ tử cung (8,3/100.000), buồng
trứng (7,4/100.000), dạ dày (5,6/100.000), tuyến giáp (5,5/100.000).
21
Oman, bắt đầu ghi nhận ung thư bệnh viện từ năm 1983 đến năm 1986
chuyển sang ghi nhận ung thư quần thể. Tỷ lệ mắc thô trong 5 năm (1993 -
1997) đối với nam là 55,4/100.000, đối với nữ là 45,5/100.000 và tỷ lệ mắc
chuẩn theo tuổi thế giới cho tất cả các vị trí ung thư ở nam là 104,2/100.000,
với nữ là 83,6/100.000. Những ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất đối với nam là
ung thư dạ dày (13,4/100.000), tuyến tiền liệt (8,9/100.000), u lympho non -
Hodgkin (8,1/100.000), phổi (7,7/100.000), da (6,0/100.000), gan
(5,6/100.000), bàng quang (5,5/100.000); đối với nữ là ung thư vú
(12,7/100.000), cổ tử cung (7,7/100.000), dạ dày (7,1/100.000), u lympho
non - Hodgkin (5,7/100.000), tuyến giáp (5,3/100.000).
Pakistan vùng Nam Karachi, bắt đầu tiền hành ghi nhận ung thư quần
thể từ tháng giêng năm 1995, tỷ lệ mắc thô cho tất cả các loại ung thư đối với
nam là 80,7/100.000, nữ là 91,9/100.000 và tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam
là 139,1/100.000, nữ là 169,5/100.000. Những ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất
đối với nam là ung thư phổi (21,0/100.000), bàng quang (9,0/100.000), thanh
quản (8,8/100.000), thực quản (6,5/100.000), gan (5,9/100.000), tuyến tiền
liệt (5,3/100.000), u lympho non - Hodgkin (5,1/100.000); đối với nữ những
ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất là ung thư vú (53,1/100.000), buồng trứng
(10,9/100.000), thực quản (6,9/100.000), cổ tử cung 6,8/100.000), thân tử
cung (6,4/100.00), tuyến giáp (4,2/100.000).
Trong chương trình điều tra ghi nhận ung thư quần thể của Malaysia
thực hiện giữa năm 1998 đến năm 1990, tỷ lệ mới mắc ung thư nam là 56,3
và nữ là 56,9/100.000. Kết quả ghi nhận này so với thực tế còn thấp hơn
nhiều theo với ghi nhận năm 1994 thực hiện ở Penang tỷ lệ mới mắc chuẩn
theo tuổi ở nam là 115,9 và ở nữ là 119,7/100.000. Tỷ lệ mới mắc thấp hơn
so với ước lượng là có một số vấn đề xảy ra trong quá trình điều tra, theo

ước lượng con số mới mắc phải là 150/100.000. Tỷ lệ số người mới mắc
22
hàng năm ở Malaysia theo ước lượng có khoảng 30.000 ca mới mắc/năm. Số
hiện mắc ung thư ở Malaysia ước lượng khoảng 90.000. Năm 1998 dân số
của Malaysia là 21,4 triệu người trong đó có khoảng 4% dân số có tuổi đời
trên 65 tuổi. Tỷ lệ mới mắc ung thư của Malaysia hy vọng tăng theo tuổi của
cộng đồng dân cư. Năm 1957 tỷ lệ dân cư ở tuổi từ 60 trở lên chiếm 4,6%
đến năm 1990 lên đến 5,7% và dự kiến đến năm 2020 lên đến 9,8%. 10 bệnh
ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam giới là bệnh ung thư phổi, mũi - họng,
dạ dày, bàng quang - tiết niệu, trực tràng, lympho non - Hodgkin, thanh
quản, gan, đại tràng và thực quản, ở nữ giới là ung thư cổ tử cung, vú, buồng
trứng, phổi, hầu - họng, thực quản, tuyến giáp, đại tràng, trực tràng và u
lympho non - Hodgkin. Ung thư ở trẻ em hay gặp nhất là bạch cầu cấp, u
não, u tuỷ sống, u lympho, u tế bào thần kinh, u tế bào mầm sinh dục, u thận,
sarcome phần mềm, và u tế bào thần kinh thị giác. Tỷ lệ mắc thô ở trẻ em là
77,4/1.000.000 trẻ em dưới 15 tuổi ở Malaysia.
Theo ghi nhận ung của Malaysia đến năm 2003 đã ghi nhận được tổng
42.895 trường hợp mắc ung thư, riêng năm 2003 có 23.746 trường hợp mới
mắc. Trong tổng số 23.746 trường hợp mới mắc này có 22.622 trường hợp
có chẩn đoán về tế bào học chiếm 95,3% số các trường hợp được ghi nhận.
Tỷ lệ mắc thô ở nam là 97,4/100.000 và ở nữ là 127,6/100.000. Tỷ lệ mắc
chuẩn theo tuổi ở tất cả các vị trí đối với nam là 134,3/100.000, đối với nữ
giới là 154,2/100.000. Và nhìn chung tỷ lệ mới mắc ung thư của năm 2003
thấp hơn so với năm 2002. Tuổi mắc ung thư được chẩn đoán ở Malaysia đối
với nam là 59 tuổi, đối với nữ là 53 tuổi. Có 5 ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất
ở trẻ em (0 - 14 tuổi), đó là bệnh bạch cầu cấp, ung thư não, u ác tính
phympho, ung thư tổ chức liên kết và ung thư thận. Ung thư ở nhóm tuổi
trưởng thành (15 - 49 tuổi) gặp chủ yếu ở nam giới là ung thu mũi - họng,
bạch cầu cấp, u ác tính lympho, phổi, đại tràng; ở nữ giới là ung thư vú, cổ tử
23

cung, buồng trứng, thân tử cung, tuyến giáp trạng và bệnh bạch cầu cấp. Ở
nhóm tuổi từ 50 trở lên đối với nam chủ yếu là ung thư phổi, đại tràng, trực
tràng, mũi - họng, tuyến tiền liệt và dạ dày; đối với nữ là ung thư vú, cổ tử
cung, đại tràng, tử cung, phổi, trực tràng. Tỷ lệ mắc thô theo tuổi và giới đối
với nam giới ở nhóm tuổi 0 -19 tuổi là 18/100.000, nhóm tuổi 20 - 39 là
33/100.000, nhóm tuổi 40 - 59 là 168,6/100.000 và từ 60 tuổi trở lên là
731,8/100.000; đối với nữ ở nhóm tuổi 0 - 19 là 14/100.000, nhóm tuổi 20 -
39 là 54,8/100.000, nhóm tuổi 40 - 59 là 318,2/100.000 và từ 60 tuổi trở lên
là 591,1/100.0000.
Từ năm 1968 đến năm 2002, ở Singapore đã ghi nhận 16.178 trường
hợp ung thư vú, trong đó có 15.269 trường hợp là người Singapore gốc
Trung quốc (85,2%), 9,9% người gốc Malay và 4,8% người gốc Ên Độ có
tuổi đời từ 25 đến 79 tuổi. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở người gốc Trung
quốc trung bình tăng 3,1% năm, người gốc Malay tăng 2,8% và người gốc
Ên Độ tăng 1,7% năm. Tỷ lệ mắc theo tuổi đặc trưng có sự khác nhau rõ rệt
theo dân tộc đặc biệt ở phụ nữ có tuổi đời trên 50 với phụ nữ dưới 50 tuổi, tỷ
lệ mới mắc ở trong 3 nhóm dân tộc này chỉ có người gốc Ên Độ có tỷ lệ thấp
nhất, nhưng ngược lại ở phụ nữ trên 50 tuổi tỷ lệ này lại cao nhất ở phụ nữ
gốc Ên Độ, thấp nhất ở nhóm phụ nữ gốc Malay. Trong kết quả ghi nhận ung
thư giai đoạn 1993 – 1997, người Singapore gốc Trung Quốc, tỷ lệ mắc thô
ung thư tất cả các vị ở nam giới là 243,9/100.000, nữ là 235,2/100.000 và tỷ
lệ mắc chuẩn theo tuổi thế giới ở nam tỷ lệ này là 264,1/100.000, ở nữ là
202,4/100.000. Những ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam là ung thư phổi
(55,8/100.000), dạ dày (25,6/100.000), đại tràng (24,9/100.000), gan
(21,2/100.000), trực tràng (18,8/100.000), mũi - họng (16,3/100.000), tuyến
tiền liệt (14,4/100.000), da (10,7/100.000), u lympho non - Hodgkin và bàng
quang (7,6/100.000); đối với nữ những ung thư thường gặp là ung thư vú
24
(44,7/100.000), phổi (19,9/100.000), đại tràng (19,2/100.000), cổ tử cung
(15,0/100.000), dạ dày (12,4/100.000), trực tràng (12,1/100.000), buồng

trứng (10,3/100.000), da (8,3/100.000), thân tử cung (7,9/100.000). Người
Singapore gốc Ên Độ, tỷ lệ mắc thô ung thư tất cả các vị ở nam giới là
111,3/100.000, nữ là 107,4/100.000 và tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi thế giới ở
nam tỷ lệ này là 101,5/100.000, ở nữ là 107,4/100.000. Những ung thư có tỷ
lệ mắc cao nhất ở nam là ung thư phổi (10,0/100.000), tuyến tiền liệt
(9,9/100.000), dạ dày (9,0/100.000), gan (7,9/100.000), bàng quang
(5,3/100.000), đại tràng (4,5/100.000), trực tràng (3,8/100.000); đối với nữ
những ung thư thường gặp là ung thư vú (36,7/100.000), đại tràng
(9,3/100.000), buồng trứng (9,2/100.000), cổ tử cung (8,2/100.000), thân tử
cung (6,9/100.000), dạ dày (6,0/100.000), trực tràng (5,6/100.000), phổi
(5,4/100.000), miệng (5,1/100.000). Người Singapore gốc Malay, tỷ lệ mắc
thô ung thư tất cả các vị ở nam giới là 118,8/100.000, nữ là 127,5/100.000 và
tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi thế giới ở nam tỷ lệ này là 155,5/100.000, ở nữ là
148,8/100.000. Những ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam là ung thư phổi
(31,5/100.000), gan (16,0/100.000), tuyến tiền liệt (13,3/100.000), trực tràng
(10,6/100.000), đại tràng (9,4/100.000), u lympho non - Hodgkin
(8,8/100.000), mũi - họng (6,8/100.000), dạ dày (6,6/100.000), bàng quang
(5,9/100.000); đối với nữ những ung thư thường gặp là ung thư vú
(37,1/100.000), buồng trứng (11,2/100.000), phổi (10,7/100.000), cổ tử cung
(9,9/100.000), đại tràng (9,0/100.000), thân tử cung (7,5/100.000), trực tràng
(6,9/100.000), tuyến giáp (5,4/100.000).
BangKok là một trong 12 trung tâm ghi nhận ung thư ở Thailand và ở
Bangkok có hơn 50% số bệnh nhân ung thư điều trị ở đây, tỷ lệ bác sĩ trên
dân số lở Bangkok là 1/793 người trong khi đó ở các tỷnh khác là 1/6237
người. Ghi nhận ung thư ở Bangkok dựa trên việc thu thập thông tin từ các
25

×