Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

đánh giá tác dụng điều trị hỗ trợ của cồn thuốc đắp boneal cốt thống linh kết hợp với bài thuốc độc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 72 trang )

Đặt vấn đề
Thoái hoá khớp (THK) là bệnh lý do sụn khớp bị thoái triển, bệnh được
xếp vào nhóm các bệnh không do viêm, tiến triển âm thầm, chậm chạp, từng đợt,
thường gặp ở người lớn tuổi. Theo Kenneth [31] kiểm tra X quang những người
trên 55 tuổi ở Hoa Kỳ thấy 80% c ó dấu hiệu thoái hoá khớp trong khi những
người từ 25 – 34 tuổi chỉ có 10% có dấu hiệu thoái hoá khớp. Tỷ lệ thoái hoá
khớp gối dưới 0,1% ở độ tuổi 25 – 34 và lên tới 10 – 20% ở độ tuổi 65 – 74 [31].
Theo ước tính Hoa Kỳ có tới 40 triệu người có biểu hiện thoái hoá khớp háng và
các khớp ở chi dưới ( chiếm 33% tổng số những người lao động). Ở Pháp thoái
hoá khớp chiếm 28,6% các bệnh về khớp [2]. Theo một thống kê của châu Âu,
trong sè 4326 bệnh nhân thoái hoá khớp được kiểm tra thì khớp háng và khớp
gối là các khớp bị tổn thương nhiều hơn cả, trong đó thoái hoá khớp gối
chiếm 92,1% [11].
Theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm ( 1979 – 1988 )
trong sè những bệnh nhân mắc bệnh ở cơ quan vận động thì các bệnh khớp do
thoái hoá chiếm 10,41% trong đó thoái hoá khớp gối chiếm 13%[1], [5].
Chức năng chính của khớp gối là chịu sức nặng của cơ thể và là khớp
hoạt động nhiều [21], khớp gối bị thoái hoá với các triệu chứng đau và hạn
chế chức năng đi lại, sinh hoạt của người bệnh, vì vậy thoái hoá khớp gối
không những làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà
còn hạn chế sự giao tiếp với xã hội và gây tổn hại đến kinh tế.
Mặc dù ngày nay y học thế giới và trong nước đã có những tiến bộ vượt
bậc, nhưng cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hoàn
toàn bệnh THK. Trong nhiều năm qua, việc điều trị THK chủ yếu là dùng các
nhóm thuốc giảm đau, chống viêm đường toàn thân, hoặc tiêm trực tiếp vào
khớp. Mặc dù các nhóm thuốc này đã phát huy được tác dụng làm giảm các
1
triệu chứng đau hay giúp làm chậm quá trình thoái hoá khớp, nhưng nó cũng
đang phần nào gây ra những e ngại cho các bác sỹ và bệnh nhân khi phải sử
dụng trong một thời gian kéo dài. Vì vậy, sự ra đời của các nhóm thuốc dùng
ngoài bôi, đắp tại chỗ, đặc biệt là các thuốc có nguồn gốc thảo dược đang


được quan tâm nghiên cứu và phát triển hết sức mạnh mẽ.
Cồn thuốc đắp Boneal Cốt Thống Linh (CTL) có xuất xứ từ Trung
Quốc, được đưa vào thị trường Việt Nam từ đầu năm 2007, là thuốc dùng
ngoài được bào chế hoàn toàn từ thảo dược, đã bắt đầu được sử dụng trong
điều trị một số bệnh lý về cơ xương khớp. Tuy nhiên cho đến nay, các công
trình nghiên cứu đánh giá tác dụng của Cốt Thống Linh trong thực tiễn điều
trị ở Việt Nam vẫn còn rất Ýt. Năm 2007, khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện
Bạch Mai đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá tác dụng của CTL có so sánh
với thuốc chống viêm giảm đau của y học hiện đại (YHHĐ) trong điều trị
bệnh nhân THK gối. Đồng thời với nghiên cứu trên, khoa y học cổ truyền
(YHCT) trường Đại học Y Hà Nội kết hợp với khoa YHCT bệnh viện Xanh
Pôn đã triển khai một nghiên cứu khác nhằm đánh giá tác dụng của CTL kết
hợp với thuốc YHCT trong điều trị bệnh nhân THK gối. Đề tài này là một
phần của nghiên cứu trên được thiết kế với hai mục tiêu cụ thể sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị hỗ trợ của cồn thuốc đắp Boneal Cốt
Thống Linh kết hợp với bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang trên
bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
2. Đánh giá các tác dụng không mong muốn của phác đồ điều trị trên.
2
Chương 1
Tổng quan
1.1. Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ THOÁI HOÁ KHỚP GỐI
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu khớp gối [12].
Khớp gối là một khớp phức hợp có bao hoạt dịch rất rộng, khớp lại ở
nông nên dễ bị va chạm và tổn thương.
Hình 1.1. Giải phẫu khớp gối [10]
3
Về mặt giải phẫu, khớp gối bao gồm các phần: Đầu dưới xương đùi,
đầu trên xương chày, sụn chêm, xương bánh chè.
- Vùng gối trước, từ ngoài vào trong gồm:

+ Líp da máng
+ Tĩnh mạch nông: gồm những nhánh nhỏ đổ vào tĩnh mạch hiển to
nằm ở phía sau trong vùng khớp gối, thần kinh nông cạnh tĩnh mạch.
+ Mạc: bao phủ phía trước và hai bên khớp gối. Phía ngoài bám vào lồi
cầu ngoài xương chày và chỏm xương mác.
+ Gân cơ: gân cơ tứ đầu đùi bám và trùm lên xương bánh chè.
- Vùng gối sau: Hè khoeo hình trám được giới hạn bởi bốn cạnh, một thành
sau và một thành trước.
+ Cạnh trên ngoài là gân cơ nhị đầu đùi, cạnh trên trong gồm cơ bám
gân ở nông và cơ bám mạc ở sâu. Hai cạnh trên giới hạn thành một hình tam
giác (tam giác đùi của trám khoeo). Cạnh dưới trong là đầu trong của cơ bụng
chân và cạnh dưới ngoài là đầu ngoài của cơ bụng chân.
+ Thành sau gồm: da, tổ chức tế bào dưới da có các tĩnh mạch hiển phụ
nối tĩnh mạch hiển to và tĩnh mạch hiển bé, các nhánh thần kinh đùi bì sau
+ Mạc khoeo liên tiếp với mạc cẳng chân, tách thành hai lá căng giữa
cơ của trám khoeo.
1.1.2. Bệnh thoái hoá khớp gối
1.1.2.1. Định nghĩa
- Thoái hoá khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất
cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn (cột sống và
đĩa đệm). Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di
truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương. Thoái hoá khớp liên quan đến
tất cả các mô của khớp động, cuối cùng biểu hiện bởi các thay đổi hình thái ,
sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến
4
nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai
xương và hốc xương dưới sụn [13].
- Bệnh có tính chất mạn tính gây đau đớn và biến dạng khớp nhưng
không do viêm đặc hiệu, thường tổn thương ở những khớp ngoại biên đặc
biệt ở những khớp phải chịu sức nặng của cơ thể nh khớp gối, háng [1], [2],

[13].
- Tên gọi của bệnh tuỳ theo từng nước [2], [5], [15].
+ Bệnh viêm xương khớp (Osteoarthritis) để chỉ những bệnh khớp thoái
hoá không do viêm mặc dù trong đó thường hay có viêm màng hoạt dịch thứ
phát. Tên gọi được sử dụng rộng rãi ở các nước nói tiếng Anh tuy nhiên dễ
gây nhầm lẫn.
+ Bệnh thoái hoá khớp (Arthrose or Arthrosis)
+ Bệnh suy thoái khớp (Degeneration joint disease)
Tuy nhiên THK hay được sử dụng nhiều nhất trong đó có Việt Nam.
1.1.2.2. Phân loại bệnh thoái hoá khớp gối [12]
-Thoái hoá khớp gối nguyên phát: Sự lão hoá là nguyên nhân chính,
bệnh thường xuất hiện muộn ở người trên 50 tuổi. Cùng với sự thay đổi của
tuổi tác, sự thích ứng của sụn khớp với các tác nhân tác động lên khớp ngày
càng giảm. Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể là do lượng máu đến nuôi
dưỡng vùng khớp bị giảm sút, ảnh hưởng tới sự nuôi dưỡng sụn, và sự phân
bố chịu lực của khớp bị thay đổi thúc đẩy quá trình thoái hoá khớp.
- Thoái hoá khớp gối thứ phát: có nhiều nguyên nhân, có thể là do dị tật
của trục khớp gối, có thể do tác động của các yếu tố cơ học, do chuyển hoá,
hoặc có thể do các di chứng của bệnh viêm khớp
1.1.2.3. Tổn thương giải phẫu bệnh của thoái hoá khớp gối [2],[5],[31],
[41], [42].
5
Trong bệnh lý THK gối, sụn khớp là tổ chức chính bị tổn thương. Sự
đánh giá những thay đổi về cấu trúc sụn khớp là mấu chốt để tìm hiểu sinh
bệnh học của bệnh.
- Bình thường sụn khớp gối dày khoảng 4mm - 6mm màu trắng ánh
xanh, nhẵn bóng, ướt, có độ trơ, có tính chịu lực và tính đàn hồi cao. Trong tổ
chức sụn không có thần kinh và mạch máu. Là vùng vô mạch nên sụn khớp
nhận các chất dinh dưỡng bằng sự khuyếch tán từ tổ chức xương dưới sụn
thấm qua các proteoglycan (PGs) và từ các mạch máu của màng sụn thấm qua

dịch khớp. Thành phần chính của sụn là chất căn bản và các tế bào sụn.
Những tế bào sụn có nhiệm vụ tổng hợp ra chất căn bản.
Chất căn bản của sụn có ba thành phần chính là nước chiếm 80%, các
sợi Collagen và PGs chiếm 5-10%. Các sợi Collagen bản chất là các phân tử
axit amin có trọng lượng phân tử lớn cấu tạo thành những chuỗi dài, sắp xếp
theo hình vòng cung tạo nên các sợi đan móc vào nhau thành từng mạng lưới.
Các đơn vị PGs được tập trung theo đường nối protein với một sợi hyaluronic
axit (HA) làm xương sống giống các cành cây. Chính các cấu trúc PGs giúp
cho sụn khớp dẻo dai, đàn hồi, trơn nhẵn và chịu lực tốt.
- Khi bị tổn thương thoái hoá, sụn khớp chuyển sang màu vàng nhạt,
mất dần tính đàn hồi, mỏng, dãn, khô và nứt nẻ. Những thay đổi này tiến triển
cùng với sự nặng lên của bệnh, cuối cùng làm xuất hiện những vết loét, mất
dần tổ chức sụn làm trơ ra các đầu xương phía dưới, phần diềm xương và sụn
mọc thêm các gai xương.
Quan sát trên vi thể có thể thấy được sự phồng lên của sụn cùng với sự
tăng thể tích nước là những thay đổi sớm nhất trong THK, điều này xảy ra
ngay khi có sự giảm PGs. Trong trường hợp muộn hơn có thể thấy chất căn
bản bị suy yếu đi, các tế bào sụn nằm lẫn lộn trong chất căn bản mới hình
thành, mặc dù có sự sửa chữa những quá trình mất sụn vẫn tiếp tục xảy ra.
6
Trong chất căn bản lượng nước giảm rõ rệt, các sợi Collagen và PGs bị yếu
đi, nhiều chỗ bị đứt gãy, cấu trúc trở nên lộn xộn. Các khuôn Calci ở vùng
đầu xương giáp với sụn bị xơ hoá dày lên, các bè xương bị nứt gãy và có thể
tạo thành những hốc nhỏ.
1.1.2.4. Nguyên nhân bệnh thoái hoá khớp gối
a. Nguyên nhân thoái hoá sụn khớp
Nguyên nhân chính xác của sự thoái hoá lớp sụn khớp do nhiều nguyên
nhân gây nên, chủ yếu là sự lão hoá của tế bào và tổ chức. Ngoài hiện tượng
lão hoá, thoái hoá khớp còn có thể do nguyên nhân cơ giới như: hiện tượng
tăng trọng tải (tăng cân, tăng tải trọng do nghề nghiệp…), các vi chấn thương

do sinh hoạt hoặc nghề nghiệp trong thời gian kéo dài, các dị tật bẩm sinh, các
biến dạng thứ phát sau chấn thương [5], [11].
Các nguyên nhân trên còn có thể kết hợp với một số yếu tố khác làm
góp phần thúc đẩy quá trình thoái hoá khớp nhanh hơn và nặng hơn như: tuổi,
giới, cân nặng, yÕu tố chấn thương và cơ học, mật độ xương, yÕu tè di
truyền, sự thiếu hụt chuyển hoá.
b. Nguyên nhân gây đau trong bệnh thoái hoá khớp gối.
Đau là một cơ chế bảo vệ cơ thể và bao giờ cũng có cảm giác chủ quan.
Cảm giác đau xuất hiện tại một vị trí nào đó khi bị tổn thương, nó tạo nên một
đáp ứng nhằm loại trừ tác nhân gây đau [4], [8], [12].
Trong bệnh thoái hoá khớp gối, triệu chứng đau chính là nguyên nhân
đầu tiên khiến bệnh nhân đi khám bệnh.
Có nhiều yếu tố gây đau:
Nguồn gốc gây đau Cơ chế đau
Màng hoạt dịch Viêm
Xương dưới sụn Rạn nứt rất nhỏ do gãy xương
Gai xương Kéo căng đầu mút thần kinh ở màng xương
Dây chằng Co kéo, giãn
7
Bao khớp Viêm, căng phồng do phù nề quanh khớp
Cơ Co thắt cơ
c. Nguyên nhân gây viêm khớp trong thoái hoá khớp.
Thoái hoá khớp thuộc nhóm bệnh không do viêm nhưng trên lâm sàng
hiện tượng viêm vẫn xảy ra. Viêm có thể do các mảnh sụn vỡ, hoại tử trở thành
vật lạ trôi nổi trong ổ khớp gây phản ứng viêm thứ phát của màng hoạt dịch.
Tổn thương màng hoạt dịch trong THK không trầm trọng nh tổn thương gặp
trong các viêm khớp khác (viêm khớp dạng thấp, viêm màng hoạt dịch thể
lông nốt ). Màng hoạt dịch trong THK dày hơn so với màng hoạt dịch bình
thường khi quan sát trên nội soi khớp hoặc trên cộng hưởng từ khớp gối.
1.1.2.5. Cơ chế bệnh sinh thoái hoá khớp

Tổn thương cơ bản trong THK xảy ra ở sụn khớp. Cã hai giả thuyết
được đưa ra [5], [13].
- Thuyết cơ học: dưới ảnh hưởng của các tấn công cơ học, các vi chấn
thương gây suy yếu các đám collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất
Proteoglycan trong tổ chức của sụn khớp.
- Thuyết tế bào: với các tế bào sụn, bị cứng lại do tăng áp lực, các tế
bào sụn giải phóng các enzym tiêu protein, các enzym này huỷ hoại dần dần
các chất cơ bản là nguyên nhân dẫn đến THK.
8
TểM TT C CH SINH BNH CA THK THEO
HOWELL [12], [30].
9
- Sự tái tạo của xơng sau gãy x
ơng và vi chấn thơng
(Microfractures).
- Sự béo phì, các dị dạng khớp
(Khớp lỏng lẻo).
- Chấn thơng.
- Tuổi
- Các bệnh toàn thể và các bệnh
chuyển hoá.
- Phản ứng miễn dịch.
Những Stress bất thờng
+
Sụn khớp bình thờng
Sụn khớp không bình thờng
+
Những Stress bình thờng
Sinh bệnh học
Suy yếu, đứt gãy mạng

lới Collagen
- Tế bào sụn tổn thơng.
- Tăng phản ứng thoái hoá.
- Tăng các men thuỷ phân Protein.
- Giảm sút các enzim ức chế dẫn tới h
hỏng Collagen, PGs và các Protein khác.
Sụn khớp bị rạn vỡ
Giải phóng các hạt nhỏ, mảnh vỡ từ sụn vào dịch khớp
Các đại thực bào ở màng hoạt dịch vào thực bào
Khởi động phản ứng viêm
PGs bị xơ gãy
Tái tạo lại của xơng
1.1.2.6. Chẩn đoán thoái hoá khớp gối
a. Triệu chứng lâm sàng THK gối [1], [2], [5], [12], [14], [23].
*Bệnh nhân THK gối thường có một số triệu chứng chính như sau:
+ Đau ở mặt trước hoặc trong khớp gối, tăng khi đi lại, lên xuống dốc,
ngồi xổm. Có thể đau cả khi nghỉ và ban đêm.
+ DÊu hiệu “phá gỉ khớp” (cứng khớp vào buổi sáng dưới 30 phót).
+ Hạn chế vận động (khó khăn với một vài động tác), đi lại khó khăn. Có
thể hạn chế nhiều phải chống gậy, nạng.
+ Có thể có tiếng lục khục trong khớp khi cử động.
+ Tăng cảm giác đau xương.
+ Sờ thấy ụ xương.
+ Nhiệt độ da tại khớp gối bình thường hoặc Êm lên không đáng kể.
*Ngoài ra có thể có các dấu hiệu:
+ Ên có điểm đau ở khe khớp: bánh chè - ròng rọc, chày - ròng rọc. Gõ
mạnh vào bánh chè thường đau.
+ Dấu hiệu bào gỗ: di động bánh chè trên ròng rọc như kiểu bào gỗ
thấy tiếng lạo xạo, gây đau tại khớp gối.
+ Có thể teo cơ: tổn thương kéo dài thường có teo cơ ở đùi.

+ Một số bệnh nhân xuất hiện khớp sưng to do các gai xương và phì đại
mỡ quanh khớp, có tràn dịch khớp (dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè), một
số trường hợp có thoát vị màng hoạt dịch ở vùng khoeo (kén Baker). Nói
chung không có dấu hiệu viêm nặng như sưng to, nóng, đỏ.
*Trong các triệu chứng trên, đau khớp gối là dấu hiệu lâm sàng chính, đau
tăng khi vận động, nghỉ ngơi đỡ đau.
10
b. Các phương pháp thăm dò chẩn đoán THK gối
- Chụp Xquang thường quy[12], [27].
Chẩn đoán THK thường dựa vào lâm sàng và đặc điểm trên phim
Xquang. Hình ảnh Xquang khớp gối cho biết tình trạng của sụn khớp một
cách trực tiếp thông qua việc đo chiều cao của khe khớp và sự thay đổi của
các đầu xương liền đó.
Có 3 dấu hiệu tổn thương cơ bản
+ Mọc gai xương: Gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương và sụn. Gai
xương có hình thô và đậm đặc, một số mảnh rơi ra nằm trong ổ khớp hoặc
phần mềm quanh khớp.
+ Hẹp khe khớp không đồng đều, hẹp không hoàn toàn.
+ Đặc xương dưới sụn ở phần đầu xương, hõm khớp. Phần xương đặc
có thể thấy một số hốc nhỏ sáng hơn.
• Phân loại giai đoạn THK trên X- quang theo Kellgren và Lawrence
(1987)
Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ
Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa
Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm đặc xương dưới sụn.
- Chụp cắt lớp vi tính khớp gối (CT scanner)
Cho phép chẩn đoán chính xác hơn những tổn thương rất nhỏ của sụn
khớp và phần xương dưới sụn mà trên Xquang thường quy có thể không phát
hiện thấy. Trên thức tế, cũng không thật cần thiết với mục đích chẩn đoán.

- Nội soi khớp [3],[12].
11
Phương pháp này có thể quan sát những tổn thương thoái hoá của sụn
khớp ở các mức độ khác nhau, đồng thời có thể kết hợp điều trị được xác
nhận là rất có hiệu quả.
- Các xét nghiệm khác [2], [35]
+ Xét nghiệm máu và sinh hoá: hầu như không có gì thay đổi. Số lượng
bạch cầu và máu lắng tăng nhẹ trong THK có phản ứng viêm.
+ Dịch khớp vàng, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ, có 100-200 tế
bào/1mm
3
, 50% là bạch cầu đa nhân trung tính, không có tế bào hình nho,
lượng protein, mucin và bổ thể bình thường. Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp,
tinh thể u rát âm tính.
Tóm lại các xét nghiệm cơ bản phải bình thường. Nếu có bất thường
phải tìm nguyên nhân khác. Chẩn đoán thoái hoá khớp là chẩn đoán loại trừ.
c. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp gối
Cho đến nay, đã có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp như:
+ Tiêu chuẩn Lequesne(1984)
+ Tiêu chuẩn ACR (1986)
+ Tiêu chuẩn ACR (1991)
Trong các tiêu chuẩn trên thì tiêu chuẩn ACR năm 1991 được cho là
phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam, vì tiêu chuẩn ACR 1991 cho phép chọn
bệnh nhân từ khi mới bắt đầu có triệu chứng THK gối nên Ýt bỏ sót bệnh
nhân so với ACR 1986, triệu chứng trong tiêu chuẩn ACR 1991 Ýt hơn nên
dễ sử dụng hơn, quan trọng nhất là độ nhạy của tiêu chuẩn ACR 1991 cao hơn
tiêu chuẩn ACR 1986 và tiêu chuẩn Lequesne.
12
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp gối Hội thấp khớp học Mỹ
(ACR) 1991 [12], [14].

Xquang và xét nghiệm Lâm sàng
1. Đau khớp gối
2. Gai xương ở rìa khớp (X quang)
3. Dịch khớp là dịch thoái hóa
4. Tuổi ≥ 40
5. Cứng khớp dưới 30 phót
6. Lạo xạo khi cử động
1. Đau khớp
2. Lạo xạo khi cử động
3. Cứng khớp dưới 30 phót
4. Tuổi ≥ 38
5. Sờ thấy phì đại xương
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2
hoặc 1,3,5,6 hoặc 1,4,5,6
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố
1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5
Độ nhạy < 94%, Độ đặc hiệu > 88% Độ nhạy < 94%, Độ đặc hiệu > 88%
1.1.2.7. Điều trị thoái hoá khớp gối
Trong THK khi dịch khớp còn bình thường, bệnh nhân có thể không
đau, không phải điều trị. Khi sụn khớp bị huỷ hoại nhiều và dịch khớp có biểu
hiện viêm thì bệnh nhân có đau. Có nghiên cứu chỉ ra rằng có sự liên quan
giữa đau khớp với sự giảm dịch khớp [34].
Điều trị THK gối bao gồm nhiều phương pháp tuỳ thuộc vào diễn biến
và giai đoạn của thoái hoá , bao gồm dùng thuốc, chế độ luyện tập, sinh hoạt.
Điều trị THK gối dựa trên nguyên tắc [7].
- Làm chậm quá trình huỷ hoại khớp, ngăn sự thoái hoá sụn khớp.
- Giảm đau, duy trì khả năng vận động và tối thiểu hoá sự tàn phế.
a. Điều trị nội khoa
- Dùng thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh[14].
+ Thuốc giảm đau:

Nhóm thuốc giảm đau cũng có nhiều tác dụng phụ như độc cho gan
(huỷ hoại tế bào gan cấp khi dùng liều cao), thận. Nhưng qua nghiên cứu nó
Ýt độc với dạ dày và thận hơn so với thuốc chống viêm không steroid [5], [6].
13
Hiện nay hay dùng nhóm paracetamol: paracetamol 1-2g/ngày hoặc
Efferalgan Codein 2-4 viên/ngày.
+ Thuốc chống viêm không Steroid (CVKS):
Việc sử dụng thuốc CVKS kéo dài cho những bệnh nhân THK thường
làm tăng tác dụng phụ và các biến chứng, do những bệnh nhân THK thường
là những người cao tuổi, mà người cao tuổi thường hay bị các bệnh mạn tính
khác kèm theo như: tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường [31]…
Hiện nay có các thuốc chống viêm không Steroid mới, dựa trên cơ chế
ức chế chọn lọc men đồng dạng COX-2 do đó giảm thiểu tác dụng trên thận và
đường tiêu hoá, dung nạp tốt cho người có tuổi như Mobic (Meloxicam) 7,5 –
15mg/ngày.
+ Corticosteroid: Tác dụng tiêm Corticoid tại khớp chỉ có tác dụng tạm
thời làm giảm mạnh các triệu chứng trong vài tuần nhưng không có tác dụng
lâu dài [33].
Tiêm Corticoid tại khớp có thể làm tổn thương sụn khớp, teo cơ, phì
đại tổ chức dưới da, teo tổ chức ở dưới da có thể là nguồn gốc sinh chồi
xương, nếu tiêm hàng tuần sẽ gây ra thoái hoá sụn khớp [38].
+ Thuốc dùng ngoài da [14], [34].
Vì các thuốc dùng đường toàn thân có nhiều tác dụng phụ nên dùng
thuốc tại chỗ đang được ưa dùng rộng rãi. Các thử nghiệm lâm sàng có kiểm
soát thấy thuốc dùng ngoài da có tác dụng giảm đau đặc biệt trong THK gối
và khớp háng.
Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc dùng ngoài rất đa dạng, phong phó
như: Voltarel Emugel, Profenid gel, Gendene, Salonpas…
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm [13], [14].
Là mét nhóm thuốc điều trị mới, không đạt hiệu quả tức thì mà sau một

thời gian dài (trung bình 2 tháng) và hiệu quả này được duy trì cả sau khi ngừng
14
điều trị (sau vài tuần đến 2-3 tháng). Các thuốc này được dung nạp tốt, dường như
không có tác dụng phụ nào.
Một số thuốc điều trị triệu chứng THK tác dụng chậm đang được sử dụng:
+ Acid hyaluronic (AH) tiêm nội khớp: Hyalgan 20mg, Hylane F20
+ Thuốc ức chế men tiêu sụn: Chondrosulf 400mg, Struectum 250mg…
+ Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự thoái hoá sụn: Piasclendine
+ Ức chế men tiêu protein: Glucosamin Sulfate
- Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau tốt, chữa tư thế xấu và dinh dưỡng
các cơ cạnh khớp, điều trị các đau gân và kết hợp. Có các phương pháp sau:
+ Nhiệt trị liệu (nhiệt nóng)gồm hồng ngoại, đắp parafin, tắm suối
khoáng, tắm bùn, siêu âm, sóng ngắn, vi sóng…
+ Điện dẫn thuốc (điện phân).
+ Siêu âm dẫn thuốc
+ Vận động: bao gồm các bài tập với mục đích duy trì tầm vận động
khớp, làm mạnh cơ, phòng chống teo cơ, cứng khớp, thoái hoá khớp
b. Điều trị ngoại khoa [13]
- Điều trị dưới nội soi khớp đơn thuần trong giai đoạn sớm hoặc phối hợp
nạo những phần bị tổn thương, cắt màng hoạt dịch bị viêm từng phần, tẩy gai
xương, rửa khớp, lấy dị vật trong khớp.
- Phẫu thuật:
+ Chỉ định trong các trường hợp hạn chế chức năng nhiều hoặc đau khớp
không đáp ứng điều trị nội khoa.
15
+ Phương pháp: chêm lại sụn khớp, gọt dũa xương để sửa chữa các
khớp, thay một phần hoặc toàn bộ khớp hoặc ghép sụn, cấy tế bào sụn tự thân,
thay khớp giả.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

- Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thoái hoá khớp gối từ nguyên
nhân cơ chế, bệnh sinh đến đặc điểm lâm sàng và điều trị… Dưới đây là
nghiên cứu về các phương pháp điều trị THK gối của một số tác giả:
Trong thập kỷ 50 Chandler, Wrigh và Hartfall đã tiến hành thử nghiệm
tiêm Costicosteroid tại khớp gối thấy có tác dụng giảm đau cải thiện chức
năng kéo dài 4-8 tuần [28].
Hollander và cộng sự đã nghiên cứu tiêm corticoid trên 20 năm và thấy
tác dụng giảm đau rõ rệt [29].
Kirwan và Rankin [33] đã so sánh tác dụng tiêm tại chỗ của Steroid với
placebo, tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng rõ hơn placebo trong vài
tuần nhưng không có tác dụng kéo dài.
Dieppe và cộng sự [34] và Williams và cộng sự [43] đều tiến hành
nghiên cứu tác dụng của thuốc CVKS trong 2 năm so sánh với thuốc giảm
đau đơn thuần Acetaminophen các tác giả nhận thấy thuốc CVKS có hiệu quả
trong thời gian 1-3 tháng, chỉ khoảng 50% bệnh nhân theo suốt quá trình điều
trị, số còn lại bỏ cuộc vì tác dụng phụ và không đạt hiệu quả mong muốn,
trong các nghiên cứu này tác dụng kéo dài của thuốc CVKS chỉ hơn thuốc
giảm đau đơn thuần một chút.
Kenneth D. Brandt MD đã xuất bản cuốn sách về chẩn đoán và điều trị
thoái hóa khớp không phẫu thuật, về tác dụng của các phương pháp điều trị
không dùng thuốc bằng cách tập luyện và dùng nhiệt. Trong sách nói rõ về
16
các bài tập và điều trị nhiệt cho khớp gối của khoa khớp trường Đại học Y
Indian [31].
Trước đây nhiều tác giả như Magnuson P.B, Pridie KH, Jackson R.W
đã có những nhận xét về chỉ định và kết quả điều trị cắt lọc tổ chức viêm phì
đại ở màng dịch, tổ chức sụn khớp, sụn chêm, dây chằng qua phẫu thuật mở
khớp. Các tác giả có chung nhận xét về mức độ giảm đau sau phẫu thuật đạt
được là tương đối khả quan nhưng đặc biệt là chức phận gấp duỗi bị ảnh

hưởng đáng kể [3].
Từ những năm 80 trở lại đây, đã có những báo cáo của các tác giả trên
thế giới nhận xét về kết quả điều trị cắt lọc tổ chức viêm thoái hoá phì đại ở
khớp gối bằng kỹ thuật nội soi. Những trường hợp thoái hoá còn chỉ định bảo
tồn người ta ứng dụng kỹ thuật nội soi để cắt lọc tổ chức thoái hoá làm sạch ổ
khớp đồng thời phối hợp điều trị thuốc chống viêm giảm đau và các phương
pháp vật lý trị liệu.
Deyle và cộng sự tiến hành nghiên cứu về tác dụng của phương pháp
điều trị bằng tay (kéo giãn, xoa bóp …). Kết hợp với việc tập luyện ở bệnh
nhân THK gối. Đánh giá kết quả sau 4 tuần các tác giả đã chỉ ra rằng phương
pháp này rất có hiệu quả đối với bệnh nhân THK gối và nó có thể làm chậm
lại hoặc ngăn chặn khỏi phẫu thuật [24].
Nicolakis P và cộng sự điều trị từ trường cho 36 bệnh nhân đã kết luận với
bệnh nhân THK gối có triệu chứng thì điều trị từ trường có thể làm giảm các
khiếm khuyết trong hoạt động hàng ngày và cải thiện chức năng khớp gối
[39].
Mc Carthy và cộng sự [36] tiến hành nghiên cứu 214 bệnh nhân THK
gối trong trong 1 năm đã có nhận xét về hiệu quả của phương pháp tập luyện
tại lớp giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Theo tác giả tuy đây là nghiên
17
cứu đầu tiên nhưng kết quả cho thấy nên giới thiệu phương pháp này cho
bệnh nhân THK gối và các nhà lâm sàng.
Puett và Griffin đã tiến hành 15 thử nghiệm điều trị THK gối và khớp
háng không dùng thuốc và các phương pháp không xâm nhập từ năm 1969
đến 1993 các tác giả kết luận rằng tập luyện làm giảm đau và cải thiện chức
năng ở bệnh nhân THK khớp gối nhưng chưa có bài tập nào được xác định là
tốt nhất [40].
- Ở Việt Nam
Ở Việt Nam còn Ýt các nghiên cứu về thoái hoá khớp gối. Chủ yếu tập
chung vào hai nhóm nghiên cứu: Nhóm mô tả đặc điểm lâm sàng (LS), cận lâm

sàng (CLS) và nhóm nghiên cứu về điều trị thoái hoá khớp gối.
+ Nguyễn Mai Hồng (2001) [12] nghiên cứu giá trị của nội soi trong
chẩn đoán và điều trị thoái hoá khớp gối. Tác giả kết luận nội soi khớp có tầm
quan trọng để chẩn đoán, chữa trị hoặc nghiên cứu bệnh thoái hoá khớp.
+ Nguyễn Tiến Bình và cộng sự 2002 [3] đã nghiên cứu phương pháp
cắt lọc tổ chức thoái hoá để điều trị bệnh thoái hoá khớp gối bằng kỹ thuật nội
soi.
+ Phạm Thị Cẩm Hưng (2004) [14] Đánh giá tác dụng điều trị nhiệt kết
hợp vận động trong điều trị thoái hoá khớp gối.
+ Nguyễn Văn Pho (2007) [22] Đánh giá hiệu quả của tiêm chất nhầy
Sodium- Hyaluronate (go-on) vào ổ khớp gối trong điều trị thoái hoá khớp
gối. Hiệu quả trên lâm sàng giảm triệu chứng đau, cải thiện biên độ vận động
khớp gối 96,1%. Tổn thương khớp gối giai đoạn II theo Kellgren – Lawrence
đáp ứng với liệu pháp tốt hơn so với giai đoạn III.
1.2. BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI THEO QUAN NIỆM CỦA Y HỌC
CỔ TRUYỀN.
18
Theo y học cổ truyền, bệnh thoái hóa khớp gối được qui vào nhóm
bệnh danh chứng tý và do can thận hư kết hợp với phong hàn thấp gây ra [16],
[17].
19
- Nguyên nhân gây bệnh
Do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong hàn thấp nhiệt
xâm phạm vào cân cơ, khớp xương, kinh lạc làm cho sự vận hành của khí
huyết tắc lại gây các chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp. Do người già can
thận bị hư hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút, can huyết hư không
nuôi dưỡng được nên cân, xương, khớp bị thoái hoá, biến dạng, cơ bị teo và
khớp bị dính.
- Triệu chứng
Triệu chứng giống kiểu phong hàn thấp tý thiên về hàn tý như: Đau dữ

dội ở một khớp, trời lạnh đau tăng, chườm nóng thì đỡ, tay chân lạnh, sợ lạnh,
rêu lưỡi trắng, kèm thêm triệu chứng về can thận hư như: đau lưng, ù tai, ngủ
Ýt, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế.
- Phương pháp điều trị
Các phương pháp điều trị đều nhằm lưu thông khí huyết ở gân cơ
xương đưa tà khí ra ngoài, bồi bổ khí huyết can thận để chống bệnh tái phát
và để chống lại các hiện tượng thoái hoá khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng
khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của khớp.
+ Pháp chữa: Bổ can thận khu phong trừ thấp tán hàn.
+ Phương dược:
Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang [18]
Độc hoạt 08g
Tang ký sinh 20g
Quế chi 04g
Phòng phong 08g
Xuyên khung 08g
Đỗ trọng 12g
Cam thảo 06g
Bạch thược 12g
Đương quy 12g
Tần giao 12g
Tế tân 04g
Ngưu tất 08g
20
Sinh địa 08g
Đẳng sâm 08g
Phục linh 04g
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Tác dông: Trõ phong thấp, chữa đau khớp thần kinh, bổ can, bổ khí
huyết.

Bài thuốc: Tam tý thang là bài Độc hoạt ký sinh thang bá tang ký
sinh, thêm Hoàng kỳ, Tục đoạn có tác dụng như bài trên
nhưng tác dụng bổ mạnh hơn.
+ Châm cứu: cứu là chính vào các huyệt bổ thận nh Quan nguyên, Khí
hải, Thận du, Tam âm giao… tại chỗ châm bổ, hoặc ôn
châm vào các huyệt tại khớp đau và vùng lân cận.
1.3. GIỚI THIỆU VỀ THUỐC BONEAL CỐT THỐNG LINH
Cồn thuốc đắp Boneal
Cốt Thống Linh là thuốc
chữa xương khớp được sản
xuất từ các cây thuốc quí và
nổi tiếng của vùng Vân Nam
Trung Quốc.
Bắt nguồn từ bài
thuốc truyền thống lâu đời
“Tuyết thượng nhất chi cao”
của người dân vùng Vân
Nam Trung Quốc dùng để
chữa các bệnh về cơ xương khớp rất hiệu quả [9], [19], công ty dược phẩm
Điền Hồng thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã bào chế, sản
21
H×nh 1.2. ChÕ phÈm Boneal cèt thèng linh
Hình 1.3. Hình ảnh cây Ô đầu
xut thnh cn thuc p Boneal Ct Thng Linh. Thuc ó v ang c s
dng rng rói Trung Quc v mt s nc khỏc.
Thuc c cụng ty trỏch nhim hu hn dc phm u Aeropha
a vo th trng Vit Nam t u nm 2007.
1.3.1. Thnh phn v tỏc dng ca thuc Boneal Ct Thng Linh
Cn thuc p Boneal Ct Thng Linh l cht lng trong, mu vng -
cam - , cú mựi d chu, khi lng thi gian di s hi b c nh v kt ta.

Thnh phn hot cht: mi 100ml cha chit xut t:
ễ u (Aconitin Brachypodum) 8,0g
Gng (Rhizoma Zingiberis) 11,0g
Huyt Kit (Resina Draconis) 0,1g
Nh hng (Boswelliae Cartevii) 0,5g
Mt Dc (Commiphora Myrrha) 0,5g
Bng Phin (Borneo-camphor) 0,15g
Tỏ dc: cn 50
0
v.
Cn thuc p ngoi Boneal Ct Thng Linh cú tỏc dụng: hot huyt,
phỏ , khu phong tr thp, gim au, chng viờm, gim sng, gión mao
mch, giỳp mỏu lu thụng, th cõn hot lc nờn rt thớch hp iu tr bnh
thoỏi hoỏ khp.
Thuc cha cỏc dc tho ó c s dng rt lõu i v thụng dụng
trong Y hc phng ụng. C th gm
cỏc tho dc sau õy[20]:
1.3.1.1. ễ u (Radix Aconiti)
- Tờn khoa hc: Aconitum sinense Paxt
- B phn dựng: r, c m ca cõy ễ u
22
H×nh 1.4. C©y gõng
- Thành phần hóa học: Ô đầu được xếp vào nhóm thuốc độc bảng A của Y
học cổ truyền. Hoạt chất chính của củ Ô đầu là aconitin (chất gây tê đầu lưỡi)
và các alcaloid khác. Ngoài ra còn tinh bột, đường, manit, chất nhựa, các acid
hữu cơ.
- Tính vị quy kinh: Ô đầu có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, có độc, vào 12 đường
kinh.
- Tác dụng: Chữa bán thân bất toại, chân tay co quắp, nhức mỏi chân tay, đau
nhức xương khớp, chữa ho, đạo hãn.

- Liều dùng: Ô đầu chỉ được dùng ngâm rượu để xoa bóp ngoài khi bị đau
nhức mỏi chân tay, đặc biệt lắm mới có người dùng uống để chữa bán thân
bất toại, chân tay co quắp. Liều dùng 3 – 4g sắc uống hay ngâm rượu.
1.3.1.2. Sinh khương (Rhizoma Zingiberis)
- Tên khoa học: Zingiber offcinale Rosc
- Bộ phận dùng: Rễ củ gừng
- Thành phần hóa học: Tinh dầu 2-3%,
chất nhựa 5%, chất béo 3%, còn lại là tinh
bột và các chất cay Zingeron, shogaola.
- Tính vị: Sinh khương có vị cay, tính hơi
ôn, vào ba kinh phế, tỳ, vị.
- Tác dụng: Có tác dụng phát biểu tán hàn,
ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, hành
thuỷ, giải độc.
- Liều dùng: 3 – 6 g/ ngày. 1.3.1.3. Huyết kiệt (Resina
Draconis)
23
H×nh 1.5. Nhùa Mét dîc
- Tên khoa học: Daemonorops draco Nred
- Bộ phận dùng: Trong bài thuốc Cốt Thống Linh bộ phận dùng là nhựa khô
lấy từ quả của cây huyết kiệt.
- Thành phần hóa học: Thành phần chủ yếu của huyết kiệt là Ether benzoic và
Benzoylacetic kèm theo mét Ýt acid benzoic tù do và tinh dầu, chất mầu, chất
nhựa.
- Tính vị: vị ngọt, mặn, tính bình vào hai kinh tâm bào và kinh can.
- Tác dụng: Có tác dụng tán ứ, sinh tân, hoạt huyết, làm hết đau.
- Liều dùng: Ngày dùng từ 2 đến 4g uống dưới dạng tán bột hay làm thành
viên.
1.3.1.4. Một dược (Commiphora Myrrha)
- Tên khoa học: Commiphora Myrrha

Engler
- Bộ phận dùng: Nhựa cây Một dược.
- Thành phần hóa học chủ yếu của Một dược
gồm 28-40% nhựa và tinh dầu, 61% gôm, 3-
4% tạp chất và một Ýt chất đắng.
- Tính vị : Thuốc có vị đắng, cay, tính bình,
không độc, vào các kinh tâm, can, tỳ, thận,
12 kinh lạc.
- Tác dụng: Thuốc có tác dụng tán huyÕt,
tiêu thũng, định thống, sinh cơ, hoạt huyết,
tiêu ung, bài nung, chứng đau do phong thấp tý, do chấn thương vấp ngã,
24
sưng đau. Chữa rối loạn tiêu hóa, táo bón. Ở một số nơi Một dược còn được
dùng làm thuốc phá thai.
- Liều dùng 3 – 5g /ngày, sắc cùng với một số vị thuốc khác, hoặc hấp với tim
lợn trong điều trị bệnh tim.
25

×