Tải bản đầy đủ (.ppt) (62 trang)

Bài bệnh học hệ tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 62 trang )

BỆNH HỌC HỆ TIÊU HÓA
BsCk1 Lê Hồng Hà
Bv Cấp cứu Trưng Vương
Trường Nam Sài Gòn

Mục tiêu
1. Nêu được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng chính, biến chứng,
cách điều trị và dự phòng một số bệnh tiêu hóa thường gặp
2. Trình bày được chức năng sinh lý của gan, nguyên nhân, triệu
chứng lâm sàng, cách điều trị và dự phòng một số bệnh gan mật

Nội dung
1. Loét dạ dày – tá tràng
2. Bệnh tiêu chảy
3. Bệnh tả
4. Bệnh lỵ
5. Bệnh giun sán
6. Viêm ruột thừa cấp
7. Bệnh viêm gan virus
8. Bệnh xơ gan
9. Bệnh sỏi mật

Giải phẫu học hệ tiêu hóa

I. Loét dạ dày – tá tràng
1. Đại cương
- Bệnh khá phổ biến ở Việt Nam.
- Nam nhiều hơn nữ, lứa tuổi trung niên (từ 30-50 tuổi)
- Nguyên nhân do mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ niêm mạc
dạ dày (lớp chất nhầy, tế bào mô dạ dày và sự tuần hoàn của niêm
mạch dạ dày) với các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày (HCl, một


số thuốc aspirin, corticoid, yếu tố thần kinh), xoắn khuẩn gram âm
Helicobacter pylori

I. Loét dạ dày – tá tràng
2. Triệu chứng lâm sàng
- Hội chứng dạ dày – tá tràng:
+ Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, có khi trội lên thành cơn đau
có tính chu kỳ.
+ Cơn đau có liên quan đến bữa ăn: đau sau ăn no thường là
loét dạ dày, đau lúc đói là loét tá tràng.
- Cảm giác nóng rát vùng thượng vị
- Ợ hơi, ợ chua, có khi nôn hoặc buồn nôn.

1
2
3
4
5
6
7
8
9

I. Loét dạ dày – tá tràng
3. 4 biến chứng thường gặp:
3.1. Xuất huyết dạ dày:
Trường hợp nhẹ: đi cầu phân đen
Trường hợp nặng: vừa đi cầu phân đen, vừa nôn ra máu
3.2. Thủng dạ dày: đau bụng vùng thượng vị đột ngột, bụng co cứng
3.3. Hẹp môn vị: ăn uống khó tiêu, nôn liên tục, nôn ra thức ăn của

ngày hôm trước. Nôn kéo dài nhiều ngày làm bệnh nhân kiệt sức
3.4. Ung thư tiêu hóa: biến chứng nguy hiểm dễ tử vong. Những vết
loét ở bờ cong nhỏ của dạ dày dễ tiến triển thành ung thư (thường là
hậu quả của loét dạ dày)

Tổn thương dạ dày – tá tràng

I. Loét dạ dày – tá tràng
4. Điều trị
4.1. Chế độ sinh hoạt
- Ăn các chất dễ tiêu, chia làm nhiều bữa ăn trong ngày
- Tránh các chất kích thích như rượu, chè, thuốc lá, cà phê…
- Tránh căng thẳng thần kinh
4.2. Điều trị nội khoa
- Thuốc làm giảm co thắt và giảm đau:
+ Atropin 1/4mg, tiêm dưới da 1-2 ống/ngày
+ No-spa: 0,04g, uống 2-4 viên trong ngày khi đau
- Thuốc trung hòa dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng:
+ Alusi uống 2-3 gói/ngày
+ Maalox
+ Phosphalugel
+ Vitamin B1, B6, PP: bảo vệ, điều hòa độ acid, hấp thu nhanh chất dinh dưỡng

I. Loét dạ dày – tá tràng
4. Điều trị
4.2. Điều trị nội khoa
- Các thuốc chống bài tiết:
+ Cimetidin uống 800mg/ngày từ 4-6 tuần
+ Famotidin uống 60-120mg.ngày x 4 tuần
+ Hiện nay có rất nhiều biệt dược phối hợp nhiều tác dụng như

Omeprazol, Pantoprazol… tạo thuận tiện cho bệnh nhân
- Thuốc diệt vi khuẩn
+ Amoxicillin 0,25 x 4-6 viên/ngày uống trong 10 ngày
+ Metronidazol (Klion) 0.25 x 4-6 viên/ngày, uống trong 10 ngày
- Thuốc an thần: meprobamat, seduxen…
- Đông y: dùng cao da cẩm uống 30ml x 3 lần/ngày hoặc mật ong kết hợp
với bột nghệ


I. Loét dạ dày – tá tràng
4. Điều trị
4.3. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ 1/3 hoặc 2/3 dạ dày khi:
- Đã điều trị nội khoa thật tích cực, có hệ thống, đúng phương pháp
trên 2 năm mà bệnh nhân không đỡ
- Có biến chứng cần phải phẫu thuật

II. Bệnh tiêu chảy
1. Đại cương
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày (>3 lần), phân lỏng, có nhiều nước
do thức ăn qua ruột quá nhanh nên nước không được hấp thu lại
- Khi bị tiêu chảy, người bệnh dễ bị mất muối, nước gây rối loạn
tuần hoàn, nhiễm độc thần kinh. Nguyên nhân thường gặp là:
- Nhiễm khuẩn tại ruột: tả, lỵ, thương hàn, siêu vi khuẩn
đường ruột, ký sinh trùng…
- Nhiễm khuẩn ngoài ruột: viêm tai giữa mạn tính, viêm VA…
- Nhiễm độc: thủy ngân, asenic, ure máu cao…
- Dị ứng thức ăn: tôm, cua, cá…

II. Bệnh tiêu chảy

2. Triệu chứng lâm sàng
2.1. Tiêu chảy thường (Rối loạn tiêu hóa)
Đi ngoài từ 3-5 lần/ngày, phân loãng, đau bụng ít
Không có dấu hiệu mất nước, không có các rối loạn khác
2.2. Tiêu chảy mất nước (Tiêu chảy nhiễm độc)
Bệnh tiến triển rất nặng, biểu hiện bằng các hội chứng sau:
2.2.1. Hội chứng tiêu hóa
- Đi ngoài rất nhiều lần/ngày, phân nhiều nước, mùi chua tanh hoặc
thối khẳm, kèm theo nhày
- Nôn ra thức ăn có khi lẫn mật
- Đau bụng quặn từng cơn

II. Bệnh tiêu chảy
2. Triệu chứng lâm sàng
2.2. Tiêu chảy mất nước
2.2.2. Hội chứng mất nước
- Da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô, thóp lõm (trẻ em), khát nước
rất nhiều, véo da (+)
2.2.3. Hội chứng thần kinh
- Trường hợp nhẹ: lơ mơ, vật vã, quấy khóc (trẻ em)
- Trường hợp nặng: co giật, có khi li bì hoặc hôn mê
Bệnh nhân thường biểu hiện sốt cao, rối loạn tim mạch và hô hấp như
mạch nhanh, huyết áp hạ, rối loạn nhịp thở

II. Bệnh tiêu chảy
3. Điều trị
3.1. Trường hợp tiêu chảy chưa có mất nước
- Uống nước cháo muối hoặc dung dịch Oresol. Cứ sau mỗi lần đi
ngoài lại cho bệnh nhân uống từ 100 – 200 ml
Nếu sau 2 ngày không đỡ, phải chuyển đến cơ sở y tế

3.2. Trường hợp tiêu chảy có mất nước
Trước hết cần truyền nước và các chất điện giải để khôi phục khối
lượng tuần hoàn bằng các dung dịch: Glucose 5%, NaHCO3 12.5%
- Điều trị các triệu chứng: hạ nhiệt, an thần, chống co giật…
- Dùng kháng sinh đường ruột: biseptol

II. Bệnh tiêu chảy
4. Phòng bệnh
- Ăn uống hợp vệ sinh, khoa học, không ăn các thức ăn đã ôi thiu.
- Tích cực chăm sóc, bảo vệ nguồn sữa mẹ cho trẻ còn bú mẹ
- Diệt ruồi nhặng, xử lý tốt các nguồn phân, rác.
- Điều trị triệt để các ổ vi khuẩn ở tai, mũi, họng…

III. Bệnh tả
1. Đại cương
Bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh có khi thành những vụ
đại dịch.
Bệnh do phẩy khuẩn gram âm Vibrio choleara gây nên.
- Mầm bệnh có trong phân của bệnh nhân và cả người lành
mang vi khuẩn
- Bệnh lây từ người này qua người khác bằng đường tiêu hóa

Vibrio choleara

III. Bệnh tả
2. Triệu chứng lâm sàng
2.1. Thời kỳ ủ bệnh: nhanh nhất là 4 giờ, lâu nhất là 4 ngày
2.2. Thời kỳ khởi phát: xảy ra đột ngột, với nôn và tiêu chảy liên tục.
Có trường hợp đi tiêu chảy vài ngày mới chuyển sang đi tả.
2.3. Thời kỳ toàn phát

- Tiêu chảy nhiều, liên tục, có khi hàng trăm lần/ngày, phân toàn nước
trắng như nước vo gạo, có cục trắng như hạt gạo, không máu, thối
- Nôn nhiều nước, có khi lẫn mật
- Mất nước và muối, biểu hiện da khô, mắt trũng, má lõm, toan máu,
hay bị chuột rút làm đau đớn cơ bắp, tay chân cơ cứng, hàm cứng…
- Đái ít nước hoặc vô niệu, huyết áp hạ, chân tay lạnh, mạch nhanh,
thở nhanh, với trẻ em dễ bị co giật  tử vong cao (tới 50%)

III. Bệnh tả
3. Điều trị
3.1. Bù nước và các chất điện giải để chống truy tim mạch là chủ yếu
Dùng dung dịch Lactat Ringer là tốt nhất, hoặc các loại huyết thanh
mặn ngọt, kiềm (truyền tĩnh mạch liên tục), kết hợp uống Oresol…
3.2. Trợ tim mạch: Long não, Ouabain…
3.3. Dùng kháng sinh đặc hiệu
- Tetracyclin 250mg
- Biseptol 480 mg x 6 viên/ngày
- Ampicillin 250 mg x 6 viên/ngày

III. Bệnh tả
4. Phòng bệnh
4.1. Chưa có dịch
- Vệ sinh ăn uống, quản lý phân nước thật tốt, diệt ruồi nhặng
- Tiêm phòng vaccin tả
4.2. Khi có dịch
- Điều tra ổ bệnh đầu tiên, cách ly, bao vây chặt chẽ
- Uống thuốc dự phòng khi vào vùng dịch: tetracyclin
- Tẩy uế chất nôn, phân bệnh nhân bằng nước vôi
- Nếu người chết, phải chôn sâu, rắt vôi bột hoặc thiêu xác


IV. Bệnh lỵ
1. Đại cương
- Bệnh truyền nhiễm dễ lây và có thể gây thành dịch
- Nguyên nhân gây bệnh: trực khuẩn Shigella và ký sinh trùng amib
- Gây viêm đại tràng co thắt, tiết nhày và chảy máu
- Mầm bệnh có ở phân người bệnh và cả người lành mang khuẩn,
lây qua đường thức ăn và nước uống
- Bệnh lỵ trực khuẩn và lỵ amib có một số triệu chứng giống nhau
và một số triệu chứng khác nhau cần phân biệt rõ để điều trị đúng
nguyên nhân.

×