TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN
LIỆU CỦA HỘ NÔNG DÂN XÃ XUÂN PHÚ,
HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HểA
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN XUÂN THUỶ
Lớp : KTNNA - K51
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Niờn khoá : 2006 - 2010
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. NGễ THỊ THUẬN
HÀ NỘI - 2010
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, khoa Kinh tế và Phát triển Nông
Thôn đã truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, cũng như hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS
Ngô Thị Thuận đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt
thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cỏc cụ chỳ cán bộ Phòng nguyên liệu Công
ty cổ phần mía đường Lam Sơn, UBNN xó Xuõn Phỳ đó tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại địa phương. Đặc biệt, tôi xin cảm
ơn các hộ nông dân xó Xuõn Phỳ đó cung cấp số liệu trong suốt quá trình
điều tra thực tế của bản thân.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã
động viên cũng như quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường và thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Xuân Thủy
i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ở Việt Nam, mía là cây công nghiệp xóa đói giảm nghèo và từng bước
làm giàu cho nhiều hộ nông dân, các đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn hai thập
kỉ qua, tại vựng mớa Lam Sơn cây mía đã mang lại công việc cho hàng vạn
lao động, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Trong đó xó Xuõn Phỳ huyện
Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa là một điển hình. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất mớa nờn cây mía đã
trở thành cây trồng chủ đạo, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân xó
Xuõn Phỳ. Tuy nhiên thời gian gần đây, năng suất bình quân toàn xã có xu
hướng giảm, nông dân gặp nhiều khó khăn: kĩ thuật canh tác nhỏ lẻ, đất đai
manh mỳn… nờn kết quả sản xuất mía chưa tương xứng với tiềm năng và còn
thấp. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài:“Đỏnh giá kết quả sản xuất mía
nguyên liệu của hộ nông dân xó Xuõn Phỳ huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh
Húa”.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài đánh giá kết quả sản xuất mía nguyên liệu
của các hộ nông dân xó Xuõn Phỳ, phân tích khó khăn, nhân tố ảnh hưởng tới
kết quả sản xuất của hộ, từ đó đưa ra biện pháp để nâng cao kết quả sản xuất
mía nguyên liệu của các hộ nông dân xó Xuõn Phỳ trong các vụ tiếp theo.
Phương pháp được sử dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp phân
tích, trong đó thống kê mô tả và so sánh là hai phương pháp được sử dụng
nhiều nhất. Thống kê mô tả sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối,
tương đối, tăng giảm, bình quân để làm rõ mức độ, biến động sản xuất mía
nguyên liệu. Đối với phương pháp phân tích so sánh, dùng kiểm định T
(T.test) để kiểm định các giá trị như năng suất, giá trị sản xuất… để thấy sự
khác biệt giữa các nhóm hộ. Bên cạnh đó, phân tích SWOT cũng được áp
dụng để phân tích thuận lợi khó khăn tìm ra cơ hội cho phát triển cây mía tại
xó Xuõn Phỳ.
ii
Tại xó Xuõn Phỳ cú 2 hình thức sản xuất mía nguyên liệu: hộ, tổ hợp
tác; HTX, trong đó hộ, tổ hợp tác chiếm 80% diện tích. Thời gian gần đây,
diện tích mía nguyên liệu của xã có xu hướng giảm dần (100 ha/vụ), năng
suất thất thường bình quân toàn xã đạt 51,35 tấn/ha (toàn vùng đạt gần 60
tấn/ha). Bên cạnh đó, diện tích của giống mớa nhúm chớn muộn có xu hướng
giảm dần, thay vào đó là sự tăng lên của giống mớa nhúm chớn trung bình và
sớm. Do mía là cây trồng chủ đạo nên sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông
dân được sự quan tâm rất nhiều của chính quyền địa phương như chính sách,
dự án, giống mới…
Trong tổng đầu tư chi phí cho sản xuất mía nguyên liệu, chi phí lao
động luôn chiếm tỷ lệ lớn (dao động từ 9,95 triệu đồng/ha đến 11,45 triệu
đồng/ha). So với nhiều loại cây trồng khác, công lao động dùng cho trồng mía là
rất cao, với 1 ha công lao động bỏ ra gần 200 công. Tiếp theo chi phí lao động là
chi phí phân bón, đặc biệt là phân HCVS, cũng luôn chiếm trên 30% chi phí sản xuất
mía nguyên liệu.
Giá trị sản xuất mía nguyên liệu của hộ đạt 35,77 triệu đồng/ha, thu
nhập hỗn hợp đạt 17,46 triệu đồng/ha. So sánh với một số cây trồng khỏc,
mớa cho thu nhập hỗn hợp cao hơn (sắn 12 triệu đồng/ha). Với việc đầu tư
cao kết hợp với kĩ thuật sản xuất tốt nhóm hộ có diện tích dưới 0,5 ha (QMN)
thu được giá trị sản xuất và hiệu quả là cao nhất. Tuy nhiên, giá trị cây mía
thu được chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Nguyên nhân chủ yếu do
kĩ thuật canh tác, trình độ của hộ còn thấp nên năng suất, chất lượng mía thất
thường, bên cạnh đó hộ đang còn sử dụng giống mớa kộm hiệu quả (nhiều
giống MY) và không đầu tư nhiều cho mía với tâm lý “lo sợ” không thu được
kết quả. Đặc biệt là nhóm hộ có diện tích mớa trờn 1 ha (QML). Tuy mới
được đưa vào trồng trong thời gian gõn đõy nhưng giống QĐ94-119 (giá trị
sản xuất 36 triệu đồng/ha) cho kết quả sản xuất mía cao hơn hẳn giống MY.
iii
Bởi vậy, các hộ cần cân đối điều kiện gia đình mà chuyển đổi sang trồng
giống QĐ94-119 trong thời gian tới.
Đối với các hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu xó Xuõn Phỳ có
nhiều khó khăn, trong đó vấn đề đầu tiên là đất đai và vốn. Đất đai manh
mún, thiếu đất cho mở rộng sản xuất khó khăn của các hộ QMN (dưới 0,5 ha)
và QMV (từ 0,5-1ha). Chính sự chiếm giữ những mảnh đất manh mún đã làm
giảm thu nhập của hộ. Ngoài ra điều này làm giảm khả năng áp dụng kĩ thuật,
cơ giới hóa vào sản xuất. Đa phần các hộ nông dân thiếu vốn sản xuất, nghịch
lý là thiếu vốn ở nhóm hộ QML. Thiếu kiến thức sản xuất cũng là vấn đề
được nhiều hộ nông dân đề cập tới trong việc nâng cao kết quả sản xuất mía
nguyên liệu của hộ, bên cạnh đó xảy ra tình trạng thiếu lao động lúc thời vụ.
Theo điều tra, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất mía
nguyên liệu của hộ nông dân, trong đó thời tiết khí hậu ảnh hưởng không nhỏ
tới sản xuất mía. Do chủ yếu sản xuất trên đất đồi, lại ít đầu tư nên kết quả
sản xuất mía đất đồi kém hơn đất vườn 3,07 triệu đồng giá trị sản xuất. Đa số
các hộ trồng theo kinh nghiệm là chủ yếu, với các hộ có kinh nghiệm lâu năm
kết quả sản xuất cũng cao hơn các hộ còn lại. Công tác xử lý, chọn lọc giống
cũng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ. Đối với hộ chọn lọc, xử lý giống
trước khi trồng cho giá trị sản xuất cao hơn nhóm còn lại 2-3 triệu đồng/ha.
Bởi vậy, các hộ nên chọn lọc giống trước khi trồng, nó không chỉ ảnh hưởng
tới vụ mía tơ mà còn ảnh hưởng tới năng suất cả vụ mía lưu gốc.
Để nâng cao kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xó
Xuõn Phỳ, điều đầu tiên nên cung cấp vốn, kĩ thuật mới, nâng cao trình độ
cho hộ nông dân đồng thời là việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Không
những vậy, quy hoạch lại đất đai, chuyển diện tích đất đồi cao không hiệu quả
sang trồng mía, dồn đổi đất đai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là
hệ thống thủy lợi cho người dân.
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HèNH, SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
PHẦN 3. ĐẶC ĐIấM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHẦN PHỤ LỤC 99
v
DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN
Bảng 2.1 Năng suất, sản lượng mía của 1 số nước trên thế giới 20
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai xó Xuõn Phỳ qua 3 năm 2007-2009 30
Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động xó Xuõn Phỳ qua 3 năm 2007-2009
32
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xó Xuõn Phỳ năm 2009 33
Bảng 3.4 Giá trị sản xuất của xó Xuõn Phỳ qua 3 năm 2007-2009 35
Bảng 3.5 Số hộ được chọn điều tra tại xó Xuõn Phỳ 38
Bảng 3.6 Cách thu thập nguồn thông tin thứ cấp 39
Bảng 3.7 Cách thu thập nguồn thông tin sơ cấp 39
Bảng 3.8 Phân tích lý thuyết SWOT 41
Bảng 3.9 Các chỉ tiêu kết quả và cỏch tớnh 42
Bảng 4.1 Diện tích mía nguyên liệu toàn xã theo đơn vị hành chính 48
Bảng 4.2 Diện tích mía nguyên liệu theo loại hình sản xuất và giống mía
49
Bảng 4.3 Đặc điểm chủ hộ và điều kiện sản xuất của cỏc nhúm hộ sản
xuất mía nguyên liệu xó Xuõn Phỳ 54
Bảng 4.4 Số năm sản xuất, cơ sở vật chất cho sản xuất mía của hộ điều
tra 58
Bảng 4.5 Năng suất, diện tích, sản lượng mớa cỏc nhúm hộ điều tra 61
Bảng 4.6 Chi phí sản xuất bình quân 1 ha mía nguyên liệu của hộ điều
tra xó Xuõn Phỳ 66
Bảng 4.7 Bảng kiểm định sự khác nhau về chi phí giữa các nhóm hộ theo
quy mô diện tích mía 67
vi
Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả sản xuất của cỏc nhúm hộ có quy mô sản
xuất khác nhau (tính bình quân 1 ha) 70
Bảng 4.9 Bảng kiểm định sự khác nhau về chỉ tiêu kết quả của cỏc nhúm
hộ có quy mô sản xuất khác nhau 72
Bảng 4.10 Kết quả và hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân
theo giống mía (tính bình quân 1 ha) 74
Bảng 4.11 So sánh kết quả sản xuất nguyên liệu mía và sắn (bình quân 1
ha) 77
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của loại đất 79
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của kinh nghiệm 81
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của xử lý giống, đặt ngọn mía 81
Bảng 4.15 Kế hoạch phát triển sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân
85
Bảng 4.16 Phân tích SWOT về thực trạng sản xuất mía nguyên liệu của
hộ nông dân xó Xuõn Phỳ 89
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HèNH, SƠ ĐỒ
Biều đồ 2.1 Tình hình năng suất và chữ đường mía của Thái Lan Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.2 Tình hình năng suất, sản lượng mía Việt Nam Error: Reference
source not found
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu giống mía xã Xuân Phú qua 3 Vụ Error: Reference source
not found
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu đất đai sản xuất nông nghiệp của hộ Error: Reference
source not found
Đồ thị 4.1 Giá bán mía nguyên liệu các nhóm hộ Error: Reference source not
found
Sơ đồ 2.1: Quá trình sản xuất mía nguyên liệu Error: Reference source not
found
Sơ đồ 2.2 Các sản phẩm sản xuất ra Error: Reference source not found
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật
CC Cơ cấu
CCS Độ đường
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT Đơn vị tính
GĐ Giai đoạn
GTSX Giá trị sản xuất
GTGT Giá trị gia tăng
HCVS Hữu cơ vi sinh
HTX Hợp tác xã
NS Năng suất
LASUCO Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
LĐ NN Lao động nông nghiệp
LĐ Lao động
LĐ CN-DV-TM Lao động công nghiệp, dịch vụ, thương mại
QMN Quy mô nhỏ
ix
QMV Quy mô vừa
QML Quy mô lớn
SL Số lượng
THKT Tập huấn kĩ thuật
TNHH Thu nhập hỗn hợp
UBNN Ủy ban nhân dân
x
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở Việt Nam, mía là cây công nghiệp đã góp phần xóa đói giảm nghèo
và từng bước làm giàu cho người dân ở vựng sõu vựng xa, vùng đồng bào các
dân tộc thiểu số. Đối với công nghiệp chế biến đường nguyên liệu mía là hết
sức quan trọng vỡ nú chiếm 60 –70% giá thành sản xuất đường (Lê Văn Tam,
2005). Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty mía đường phụ thuộc
phần lớn vùng nguyên liệu mía.
Hơn hai thập kỉ qua, tại vựng mớa Lam Sơn cây mía đã mang lại công
việc cho hàng vạn lao động. Vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn (Lasuco) được đánh giá là tương đối ổn định, đáp ứng được
yêu cầu phát triển của Công ty. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây diện
tích, năng suất và chất lượng mía của Lasuco có xu hướng giảm (năng suất
chỉ đạt 50 tấn/ha, trữ lượng đường thấp), nhiều giống mía cũ vẫn sử dụng.
Các hộ nông dân bỏ mía sang trồng các loại cây trồng khác như sắn…
Xó Xuõn Phỳ huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa là một trong những
vựng mớa nguyên liệu lớn của Lasuco và của huyện Thọ Xuân. Do có điều
kiện tự nhiên thuận lợi nên việc trồng mía, cây công nghiệp ở xã rất phát
triển. Những năm qua thu nhập của hộ nông dân xó Xuõn Phỳ từ trồng mớa
luụn chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của hộ, cũng như của
toàn xã. Năm 2009, tổng thu nhập toàn xã đạt 43,375 tỷ đồng, riêng thu nhập
từ trồng mía là 11,225 tỷ đồng, chiếm 25,88% tổng thu của toàn xã (Xuõn
Phú, 2009). Tuy là xó cú diện tích sản xuất mía nguyên liệu lớn nhất Thọ
Xuân và cũng là xó cú diện tích lớn nhất trong cỏc xó sản xuất mía nguyên
liệu cho Lasuco. Nhưng một số năm trở lại đây, năng suất mía bình quân của
toàn xã có chiều hướng giảm. Sản xuất mía nguyên liệu của hộ gia đình gặp
nhiều khó khăn như kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, đất đai nhỏ lẻ, thu hoạch
1
không đúng thời vụ. Ngoài ra, do giỏ cỏc loại vật tư đều tăng, dịch bệnh phát
triển, năng suất bấp bênh, kết quả còn chưa cao. Vì vậy, đời sống người dân
xó Xuõn Phỳ nói chung và người dân trồng mía nguyên liệu nói riêng cũng
chưa ổn định. Công tác tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân sản xuất mía
nguyên liệu cũng gặp nhiều trở ngại, do đa số hộ nông dân trong xã là người
dân tộc, chiếm tỷ lệ khá cao (Trên địa bàn Xó Xuõn Phỳ cú 3 dân tộc chủ yếu
là Kinh (1919 hộ), Mường (4079 hộ), Thái (50 hộ), dân tộc khác (1 hộ). Như
vậy người Kinh chiếm 31,7%, Mường chiếm 67,4 %, Thái và dân tộc khác
chiếm 0,9 %).
Với thực trạng này, việc đánh giá kết quả sản xuất mía nguyên liệu của
hộ nông dân xó Xuõn Phỳ là rất cần thiết. Các câu hỏi đặt ra cho các cấp lãnh
đạo của xã, Lasuco, các hộ nông dân như: Kết quả sản xuất mía nguyên liệu
của hộ nông dân như thế nào? Khó khăn trong việc sản xuất mía nguyên liệu
của hộ nông dân là gỡ? Cỏc nhân tố nào ảnh hưởng tới kết quả sản xuất mía
nguyên liệu của hộ nông dân trong xã?
Để góp phần làm rừ cỏc câu hỏi trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Đỏnh giá kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xó Xuõn
Phỳ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Húa”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân
xó Xuõn Phỳ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa; mà kiến nghị một số biện
pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xó
Xuõn Phỳ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về kết quả sản xuất nói chung và kết quả
sản xuất mía nguyên liệu nói riêng.
2
(2) Đánh giá thực trạng sản xuất và kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ
nông dân xó Xuõn Phỳ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
(3) Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất mía nguyên
liệu của hộ nông dân xó Xuõn Phỳ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
(1) Các hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu cho Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn.
(2) Các yếu tố đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất mía nguyên liệu như:
đất đai, vốn, lao động, kĩ thuật trồng mớa…
(3) Các hoạt động dịch vụ có liên quan như: bảo vệ đồng ruộng, bảo hiểm,
vay vốn ngân hàng…
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
(1) Phạm vi nội dung
- Đánh giá kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xó Xuõn Phỳ,
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất mía nguyên liệu
của hộ nông dân xó Xuõn Phỳ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời
gian tới.
(2) Phạm vi thời gian
- Số liệu phục vụ cho nghiên cứu về sản xuất mía nguyên liệu của xó Xuõn
Phỳ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa được thu thập trong thời gian 3 năm
(2007-2009).
- Số liệu sơ cấp thu thập từ hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu của xó
Xuõn Phỳ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong năm 2010.
- Các biện pháp đề xuất cho vụ mía 2010- 1011.
3
(3) Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn xó
Xuõn Phỳ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, một số nội dung chuyờn sõu
được khảo sát ở các hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Sản xuất và kết quả sản xuất là gỡ? Cỏch xác định kết quả sản xuất?
- Thực trạng sản xuất mía nguyên liệu xó Xuõn Phỳ, huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa qua 3 năm 2007 – 2009 như thế nào?
- Kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xó Xuõn Phỳ, huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa như thế nào?
- Những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất mía nguyên
liệu của hộ nông dân xó Xuõn Phỳ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là gì?
- Làm thế nào để nâng cao kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân
xó Xuõn Phỳ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới?
4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về sản xuất và kết quả sản xuất
2.1.1.1 Các khái niệm cơ bản
a. Sản xuất
Hiện nay, theo quan điểm phổ biến trên thế giới sản xuất được hiểu là
quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Đó là quá trình tác động giữa con
người với tự nhiên nhằm biến đổi vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm
phù hợp nhu cầu của mình.
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất của cải vật
chất luụn cú sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản là sức lao động, tư liệu
lao động và đối tượng lao động.
- Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người sử dụng
trong quá trình lao động. Sức lao động khác với lao động. Sức lao động mới
chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong
hiện tại.
- Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Trong sản xuất
mía nguyên liệu thì đối tượng lao động gồm: Giống mía, phân bón, thuốc
BVTV…
- Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ
truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi
đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu vầu của con người. Có thể
nói tư liệu lao động của sản xuất mía nguyên liệu là hệ thống máy móc, cày
cuốc, dao…làm nhiệm vụ biến đổi giống mía thành cây mía và nguyên liệu
mía cho chế biến đường.
5
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của ba yếu tố sản xuất cơ bản
nói trên theo công nghệ nhất định. Trong đó lao động giữ vai trò là yếu tố
chủ thể còn đối tượng lao động và tư liệu lao động là yếu tố khách thể của
sản xuất. Nói một cách đơn giản sản xuất là quá trình kết hợp đầu vào để
sản xuất ra đầu ra thỏa mãn nhu cầu của con người dưới dạng sản phẩm
hoặc dịch vụ. Quá trình sản xuất mía nguyên liệu được thể hiện thông qua sơ
đồ 2.1 dưới đây.
Sơ đồ 2.1: Quá trình sản xuất mía nguyên liệu
Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất được
thông qua hàm sản xuất, nó có dạng như sau:
Y = f (X
1
, X
2
, X
3
…X
n
)
Trong đó: Y là đầu ra
X
1
, X
2
, X
3
…X
n
là các đầu vào
- Các đầu vào có thể kiểm tra và định lượng như phân bón, giống…
- Các đầu vào có thể kiểm tra định tính như quản lý…
- Các đầu vào có thể là yếu tố quyết định như thời tiết, mưa… nhưng không
thể kiểm tra. Như vậy, hàm sản xuất thể hiện các đầu ra có thể sản xuất với
cỏc cỏch kết hợp các đầu vào khác nhau, nó có thể là tăng, giảm, không đổi…
Đầu ra:
- Cây mía
nguyên liệu
- Ngọn mía
- Lá mía
Đầu vào:
- Đất đai
- Lao động
- Vốn
+ Máy móc
+ Thiết bị
…
Quá trình
sản xuất:
Đó là việc
chuyển hóa
đầu vào
thành các
đầu ra thông
qua quá
6
Tuy nhiên, đầu vào của sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi quy luật
năng suất cận biên giảm dần: “ Khi bổ sung các đơn vị đầu vào biến đổi vào
một hoặc nhiều đầu vào cố định thì sau một điểm nào đó các đơn vị bổ sung
này sẽ tạo ra ngày càng ít hơn các đầu ra”. (Đỗ Kim Chung và cộng sự,
2009). Nó yêu cầu phương pháp sản xuất không thay đổi mà chỉ thay đổi tỷ
lệ giữa đầu vào biến đổi và đầu vào cố định, cũng không áp dụng khi tất cả
các đầu vào đều là cố định.
TP GĐ II TPP
Y GĐ I
0 X
Hình 2.1 Ba giai đoạn của hàm sản xuất
b. Kết quả sản xuất nông nghiệp
Là toàn bộ khối lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ do lao động nông
nghiệp tạo ra trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm. Trong đó sản
phẩm vật chất là những sản phẩm của các ngành nông lâm nghiệp, thủy sản,
công nghiệp khỏi thỏc, công nghiệp chế biến, ngành xây dựng. Sản phẩm dịch
vụ là những sản phẩm của các ngành thương nghiệp, giao thông vận tải
Như vậy, kết quả sản xuất mía nguyên liệu là toàn bộ khối lượng mía nguyên
liệu được sản xuất ra trong thời gian 1 vụ của sản xuất mía. Kết quả sản xuất
của mía nguyên liệu chỉ có sản phẩm vật chất đó là mía nguyên liệu.
GĐ III
7
Sơ đồ 2.2 Các sản phẩm sản xuất ra
Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất do sử dụng các yếu tố đầu
vào nhằm tạo ra đầu ra nhằm đáp ứng tiêu dùng. Sản phẩm được chia thành:
Thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm quy đổi.
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình sản xuất, trong
nông nghiệp thành phẩm là những sản phẩm đã được thu hoạch, sản xuất mía
nguyên liệu là cây mía.
Bán thành phẩm là sản phẩm chưa trải qua tất cả các giai đoạn của quá
trình sản xuất.
Sản phẩm quy đổi là sản phẩm được quy đổi về một loại sản phẩm nào
đó thông qua hệ số quy đổi.
2.1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất
a. Chất lượng và khối lượng đầu vào
Sản xuất là quá trình kết hợp các đầu vào để sản xuất ra các đầu ra nhất
định đáp ứng nhu cầu con người. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là
sinh vật, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, nên có thể với ít đầu vào
nhưng với điều kiện thuận lợi cũng cho đầu ra lớn. Càng nhiều đầu vào sự
phụ thuộc của năng suất càng bị chi phối bởi nhiều yếu tố.
Sản phẩm vật chất
Kết quả sản xuất
Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm bán trên
thị trường
Sản phẩm không bán
trên thị trường
8
Vốn, lao động, đất đai… là những nhân tố cần thiết cho quá trình sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt sản xuất mía nguyên liệu. Do chịu ảnh hưởng của
quy luật năng suất cận biên giảm dần nên sản xuất nông nghiệp cần thiết phải
có sự kết hợp của các đầu vào sao cho phù hợp. Chứ không phải nhất thiết số
lượng đầu vào lớn sẽ cho ra khối lượng đầu ra lớn.
Tuy nhiên, ngày nay ngoài số lượng đầu vào thì chất lượng đầu vào
cũng vô cùng quan trọng, nó có thể làm tăng năng suất cũng như khối lượng
sản phẩm. Trong sản xuất mía nguyên liệu chất lượng của giống, lao động với
tay nghề thành thạo cũng đem lại hiệu quả sản xuất tăng. Đặc biệt khoa học
kỹ thuật ngày càng phát triển, chất lượng của đầu vào cũng càng ngày được
nâng cao để đáp ứng nhu cầu xã hội.
Các loại đầu vào quan hệ với nhau thường là hai mối quan hệ: một là
bổ xung, hoặc quan hệ thay thế nhau.
Quan hệ bổ xung giữa các đầu vào được thể hiện ở chỗ khi sử dụng đầu
vào này đồng thời kéo theo sử dụng thêm đầu vào kia. Trong sản xuất nông
nghiệp điều này càng thể hiện rừ nột.Vớ dụ như sản xuất lúa khi tăng mức
phân đạm đồng thời đời hỏi tăng mức phân lân, kali cho lúa. Sản xuất mía
nguyên liệu làm cỏ cho mía đồng thời phải phạt lá cho mía.
X
1
X
2
Hình 2.2 Quan hệ giữa hai loại đầu vào X1, X2
Quan hệ thay thế giữa các đầu vào thể hiện ở chỗ tăng mức sử dụng
đầu vào này làm giảm mức sử dụng đầu vào kia. Như tăng thuốc trừ cỏ cho
9
mía làm giảm công lao động cho chăm sóc mía, làm cỏ bằng tay. Trong thực
tế người ta quan tâm tới mối quan hệ thứ hai: quan hệ thay thế. Việc đơn giản
sẽ cho ta các kết hợp của các đầu vào, cụ thể là hai loại đầu vào X
1
, X
2
.
Lúc đó hàm sản xuất như sau:
Y = f (X
1
X
2
/X
3
…X
n
) Với Y năng suất, X
1
X
n
đầu vào
Như vậy, tăng lượng đầu vào X
1
thì đồng thời phải giảm lượng đầu vào
X
2
. Thực chất mối quan hệ trên phụ thuộc vào công nghệ và kỹ thuật áp dụng,
ngoài ra nú cũn phụ thuộc vào mức độ đầu tư của từng hộ nông dân.
b. Lựa chọn sản phẩm
Với việc sản xuất một sản phẩm chúng ta không cần lựa chọn giữa sản
phẩm với nhau, tuy nhiên khi đó ta lại cần kết hợp các loại đầu vào sao cho
khối lượng đầu ra là tối ưu. Đó là sự đánh đổi của các loại đầu vào, tăng đầu
vào này thì cần phải giảm đầu vào khác với nguồn lực có hạn. Khi ấy, lựa
chọn các loại đầu vào theo quy luật năng suất cận biên giảm dần sẽ cho mức
sản lượng nhất định với chi phí tối thiểu nhất.
Do tính đa dạng của sản xuất nông nghiệp (đất đai, lao động…) mà
người ta có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm, tức là nhiều loại sản phẩm
đầu ra. Các loại sản phẩm này có quan hệ với nhau theo ba hướng cơ bản: bổ
trợ, cùng tồn tại, cạnh tranh.
Quan hệ cạnh tranh là sản xuất sản phẩm này đồng thời làm giảm
khả năng phát triển sản phẩm kia. Ví dụ như lựa chọn hai sản phẩm Y
1
và Y
2
tăng sản phẩm này cần giảm sản phẩm kia với cùng đầu vào cho trước. Càng
nhiều sản phẩm sẽ có nhiều phương án đem lại hiệu quả hơn là một phương
án. Lúc đó cần xem xét nên lựa chọn sản phẩm nào mà đem lại chi phí thấp,
thu lợi cao.
Quan hệ bổ trợ nghĩa là sự phát triển của sản phẩm này đồng thời tạo
điều kiện để phát triển sản phẩm kia. Như sản xuất mía nguyên liệu lấy lá mía
cho bò ăn, thúc đẩy nuụi bũ phát triển.
10
Quan hệ cùng tồn tại là sản xuất sản phẩm này không làm ảnh hưởng
tới việc sản xuất sản phẩm kia.
Y
1
Y
2
Hình 2.3 Quan hệ giữa hai loại sản phẩm Y1, Y2
Tuy nhiên cũng cần kết hợp các đầu vào sao cho tối ưu, chứ không phải
chỉ là sản phẩm nhiều mà cần làm sao có hiệu quả kinh tế. Như vậy, tất cả
những điểm nằm trên đường cong thể hiện sự kết hợp giữa hai loại sản phẩm
Y
1
và Y
2
khi sử dụng chung một nguồn lực khan hiếm.
c. Chủ trương chính sách
Đối với việc sản xuất thì chính sách có tác động nhất định tới phát triển
sản xuất cũng như thu hẹp sản xuất. Các chính sách có thể thúc đẩy hoặc kìm
hãm một ngành nào đó phát triển. Ví dụ như: Với các chính sách kích thích áp
dụng công nghệ trong sản xuất thì chất lượng sản phẩm cũng như năng suất
lao động tăng, từ đó làm giảm chi phí nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu
biết tận dụng các chính sách hợp lý thì có cơ hội phát triển sản xuất tốt.
d. Một số yếu tố khác
Điều kiện tự nhiên là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất đặc
biệt là sản xuất nông nghiệp. Với thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa sản
xuất nông nghiệp có điều kiện phát triển cũng như được mùa. Đối với hầu hết
sản phẩm nông nghiệp điều kiện tự nhiên là rất quan trọng, đặc biệt là đối với
nền nông nghiệp nước ta, một nền nông nghiệp mà đang còn phụ thuộc khá
11
nhiều vào tự nhiên. Vì vậy, phải nắm bắt rừ cỏc quy luật của tự nhiên để làm
giảm sự lệ thuộc, nâng cao năng suất cây trồng.
Thị trường: Với việc thị trường tiêu thụ có sẵn các sản phẩm sản xuất
ra sẽ được tiêu thụ hết. Đặc biệt, giá cả có ảnh hưởng không nhỏ tới việc mở
rộng sản xuất, nếu giá cả tăng sản xuất được mở rộng, cũn khụng ngược lại sẽ
làm giảm quy mô cũng như chất lượng của sản phẩm.
2.1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh vật: Đối với các ngành sản
xuất khác, đối tượng thường là vật vô tri giác. Sinh vật có khả năng sinh
trưởng và phát triển (cây trồng vật nuôi), bởi vậy nông nghiệp có sự khác
biệt với ngành khác.
Thời gian lao động không ăn khớp với thời gian sản xuất mà thường
xen kẽ vào thời gian sản xuất. Đặc biệt khối lượng đầu ra và đầu vào thường
không tương xứng nhau, nếu thuận lợi đầu ra lớn hơn đầu vào, cũn khụng
ngược lại.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được: Nhờ có đất
đai mà sinh vật mới có thể sinh trưởng và phát triển, các sinh vật muốn phát
triển được cần có đất. Bên cạnh đó, đất đai có độ phì nhiêu, cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây phát triển. Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên một địa
bàn rộng lớn và phụ thuộc điều kiện tự nhiên. Ở đâu có đất ở đó có thể tiến
hành sản xuất nông nghiệp được, chính điều kiện tự nhiên quy định hệ thống
sản xuất nông nghiệp vùng.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao: Tính thời vụ trong sản
xuất nông nghiệp đã làm cho cung nông sản và cầu vật tư sản xuất nông
nghiệp cũng mang tính thời vụ. Vì vậy, giá cả nông sản và vật tư nông sản
cũng biến động theo thời vụ. Do sản xuất nông nghiệp là sinh vật nên cung
nông sản cũng chậm muộn, muốn cung cấp nhanh cũng không được.
12
2.1.1.4 Cách xác định kết quả sản xuất
(1) Kết quả sản xuất của nông nghiệp phải do lao động nông nghiệp tạo ra
trong thời gian 1 kỳ thường là 1 năm. Đối với mía nguyên liệu, kết quả sản
xuất được tính trong thời kì một vụ sản xuất.
(2) Các sản phẩm vật chất được tính vào kết quả sản xuất bao gồm: Sản phẩm
chính (mía nguyên liệu) và sản phẩm phụ (lá mía), sản phẩm tự tiêu dùng
(như ngọn mía để sản xuất năm sau…). Sản phẩm phụ được hộ nông dân
dùng cho chăn nuôi, làm phõn khú đo đếm do không tính giá trị, nên không
tính vào kết quả sản xuất hộ nông dân.
2.1.1.5 Các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất
(1) Khối lượng sản phẩm: Là lượng sản phẩm cụ thể theo hình thái hiện
vật mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ. Khối lượng sản phẩm thường
được xác định:
Thành phẩm: là khối lượng sản phẩm từng loại đã trải qua tất cả các
giai đoạn của công nghệ sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhất định, đạt tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm. Thành phẩm là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối
cùng đối với mỗi loại sản phẩm.
Bán thành phẩm là khối lượng sản phẩm đã hoàn thành ở một hoặc một
số giai đoạn của công nghệ sản xuất.
Sản phẩm qui ước: là lượng sản phẩm tính đổi từ các lượng sản phẩm
cùng tên nhưng khác nhau về mức độ, phẩm chất và qui cách.
(2) Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ mà lao
động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.
Trong đề tài, chỉ gồm giá trị sản xuất cây nguyên liệu trong một chu kỳ
sản xuất.
GO = ∑ Q
i
* P
i
Q
i
là khối lượng sản phẩm thứ i
P
i
giá bán thứ i
13
(3) Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và
dịch vụ trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, dịch vụ trong 1 chu kỳ
sản xuất.
IC = ∑ C
i
C
i
là toàn bộ chi phí vật chất, dịch vụ sản phẩm thứ i
Để có được sản phẩm là mía nguyên liệu các hộ nông dân phải sử dụng các
loại hàng hóa và dịch vụ có từ bên ngoài như: giống mớa, phõn, thuốc BVTV…
các dịch vụ khỏc đó được sản xuất ra từ các cơ sở sản xuất khỏc. Cỏc hàng
hóa và dịch vụ này sẽ được biến đổi nhờ lao động và các phương tiện sản xuất
của hộ để thành hàng hóa có giá trị hơn. Trong đó chi phí vật chất là những
chi phí như : Giống, vật tư chi phí dịch vụ gồm: chi phí làm đất, thủy lợi
phí, bảo vệ mùa màng…, chi phí lao động: lao động thuê, lao động gia đình.
(4) Giá trị gia tăng (VA) là toàn bộ kết quả cuối cùng sau khi trừ đi IC
VA = GO – IC
(5) Thu nhập hỗn hợp (MI) là khoản thu nhập của hộ sau khi trừ đi các khoản
chi phí. Cho biết khả năng tái sản xuất của hộ.
MI = VA – (A + T+ TCt)
A khấu hao tài sản cố định, chi phí phân bổ
TCt Tiền thuê lao động làm thuê
Đối với cây nguyên liệu tính cho một chu kỳ sản xuất nên được miễn
thuế nông nghiệp nên: MI = VA- (A+TCt)
2.1.2 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật cây mía
2.1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật cây mía
a. Mía là cây cần nóng ẩm và biên độ nhiệt lớn
Mía là cõy cú nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nờn nú cần
nóng ẩm và sợ băng giá. Mía là cây nhiệt đới ưa nhiệt độ cao, ánh sáng đầy
đủ, mưa nhiều. Trong điều kiện khí hậu thích hợp thì cây mía cho sản phẩm
cuối cùng có hiệu quả nhất. Nhiệt độ thích hợp cho cây mía từ 25
0
C - 26
0
C.
14