Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHAN THỊ LINH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHAN THỊ LINH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số:62340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ BẤT

Hà Nội, Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

PHAN THỊ LINH


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Tơi xin chân thành cảm ơn các tổ chức và cá
nhân đó.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Bất,
PGS.TS Lê Quốc Hội đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học thuộc Viện Ngân hàng – Tài chính
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Trường Cao Đẳng Lương Thực – Thực phẩm Đà
Nẵng; các chi nhánh của ngân hàng Ngoại Thương, ngân hàng Công Thương; ngân
hàng Đầu Tư và Phát triển; ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
đã giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ Viện Sau Đại học – Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Anh Phan Văn Hùng, Anh Trần Thái Liêu, Chị
Nguyễn Thị Thu Hoài, con gái Phan Quỳnh Giao cùng gia đình đã chia sẽ cùng tơi
những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án này.
Tác giả luận án


PHAN THỊ LINH


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 2
5. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................... 3
6. Kết cấu luận án ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 6
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ...................................................................... 6
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi .............................................................. 6
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam................................................................. 9
1.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 12
1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................. 12
1.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu ........................................................... 13
CHƯƠNG 2:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG VÀ PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................ 17
2.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng của NHTM ................................................. 17
2.1.1. Dịch vụ ................................................................................................................ 17
2.1.2. Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại ................................................ 24
2.1.3. Các loại dịch vụ phi tín dụng của NHTM ........................................................... 27

2.2. Phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại ................................... 34


2.2.1. Quan điểm về phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM ................................. 34
2.2.2. Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM ............................................. 37
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển DVPTD của NHTM .................................... 41
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVPTD của NHTM .......................... 46
2.3. Kinh nghiệm phát triển DVPTD của một số NHTM nước ngoài và bài học cho các
NHTM Việt Nam .......................................................................................................... 58
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng của một số NH nước ngồi .......... 58
2.3.2. Bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.............................................. 67
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ......................................... 70
3.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam .............................. 70
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các NHTMNN VN ................................ 70
3.1.2. Cơ hội và thách thức trong phát triển DVPTD của các NHTMNN VN ............. 72
3.1.3. Thực trạng các NHTMNN VN giai đoạn 2009 - 2013 ....................................... 78
3.2. Thực trạng phát triển DVPTD của các NHTMNN VN giai đoạn 2009 -2013 ...... 87
3.2.1. Đo lường mức độ phát triển DVPTD của các NHTMNN VN qua các chỉ tiêu
đánh giá ......................................................................................................................... 87
3.2.2. Thực trạng phát triển một số DVPTD chủ yếu của các NHTMNN VN ............. 95
3.2.3. Phân tích kết quả điều tra về nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ phi tín
dụng của các NHTMNN Việt Nam............................................................................. 100
3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển DVPTD của các NHTMNN ................ 114
3.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................................... 114
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 118
CHƯƠNG 4:GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ....................................... 125
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển DVPTD của các NHTMNNVN đến năm 2020
..................................................................................................................................... 125



4.1.1. Định hướng phát triển DVPTD của các NHTMNN VN đến năm 2020 ........... 125
4.1.2. Mục tiêu phát triển DVPTD của các NHTMNN VN đến năm 2020 ................ 126
4.2. Giải pháp phát triển DVPTD của các NHTMNN Việt Nam ............................... 128
4.2.1. Giải pháp chung về phát triển DVPTD của các NHTMNN VN....................... 128
4.2.2. Giải pháp cụ thể về sự phát triển từng loại hình DVPTD ................................. 148
4.3. Một số kiến nghị................................................................................................... 154
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ............................................................................. 154
4.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước ............................................................. 156
4.4.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng .............................................................. 158
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 159
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABC:

Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc

ANZ:

Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ (Australia and
New Zealand Banking Teller Machine)

ATM:

Hệ thống giao dịch tự động (Automatic Teller Machine)


Agribank:

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

BIDV:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CAR:

Hệ số an tồn vốn

CLDV:

Chất lượng dịch vụ

CSKH:

Chính sách khách hàng

DVPTD:

Dịch vụ phi tín dụng

DVNH:

Dịch vụ ngân hàng

HSBC:


Tập đồn Tài chính Hong Kong và Thượng Hải

L/C:

Thư tín dụng (Letter Of Credit)

NH:

Ngân hàng

NHTMNN:

Ngân hàng thương mại nhà nước

NHNO&PTNT: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
NLNH:

Nguồn lực ngân hàng

MLPP:

Mạng lưới phân phối

MT,CL:

Mục tiêu, chiến lược

GATS:


Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

VCB:

Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Vietinbank:

Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

VND:

Việt Nam Đồng

VN:

Việt Nam

XNK:

Xuất nhập khẩu


ST:

Số tiền

RRCV:

Rủi ro cho vay


TD:

Tín dụng

TCTD:

Tổ chức Tín dụng

UT&TH:

Uy tín và Thương hiệu

POS:

Điểm chấp nhận thẻ

QC,TT:

Quảng cáo, tiếp thị

WTO:

Tổ chức Thương Mại Thế Giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Vốn chủ sở hữu của các NHTMNN Việt Nam
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu hoạt động của hệ thống NHTM (tháng 9/2013)
Bảng 3.3: Hệ số CAR của các NHTMNN Việt Nam

Bảng 3.4: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay trên nợ xấu và tổng dư nợ
Bảng 3.5: Huy động tiết kiệm dân cư của các NHTMNN VN
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTMNN VN năm 2013
Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM năm 2013
Bảng 3.8: Doanh số các DVPTD chủ yếu của các NHTMNN VN
Bảng 3.9: Cơ cấu thu nhập – chi phí từ DVPTD của các NHTMNN VN
Bảng 3.10: Số lượng DVPTD chủ yếu của các NHTMNN năm 2013
Bảng 3.11: Số lượng máy ATM và POS của các NHTMNN VN
Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy
Bảng 3.13: Doanh số dịch vụ thanh toán của các NHTMNN VN
Bảng 3.14: Doanh số Thanh toán quốc tế của các NHTMNN VN
Bảng 3.15: Lượng tiền kiều hối chuyển về Việt Nam qua hệ thống ngân hàng
Bảng 3.16: Qui mô dịch vụ ngân hàng điện tử của các NHTMNN năm 2012
Bảng 3.17: Số lượng dịch vụ ngân hàng điện tử mới của các NHTMNN
Bảng 3.18: Minh họa kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến
Bảng 3.19: Kết quả kiểm định KMO (biến quan sát)
Bảng 3.20: Kết quả kiểm định KMO (biến phụ thuộc)
Bảng 3.21: Đánh giá nguồn lực ngân hàng
Bảng 3.22: Đánh giá về mạng lưới kênh phân phối dịch vụ
Bảng 3.23: Đánh giá về chất lượng dịch vụ phi tín dụng
Bảng 3.24: Đánh giá về chính sách khách hàng
Bảng 3.25: Đánh giá về quảng cáo tiếp thị


Bảng 3.26: Đánh giá về uy tín thương hiệu
Bảng 3.27: Đánh giá về năng lực quản trị
Bảng 3.28: Đánh giá về chiến lược phát triển dịch vụ
Bảng 3.29: Phân tích tương quan
Bảng 3.30: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ 3.1. Tổ chức hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng năm 2012
Biểu đồ 3.2: Thị phần dịch vụ sử dụng vốn toàn ngành ngân hàng năm 2012
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu phương tiện thanh toán giai đoạn 2007-2013
Biều đồ 3.4: Thị phần của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 -2013
Biểu đồ 3.5: Mức độ tăng trưởng số lượng máy ATM, POS của các NHTMNN
VN
Biểu đồ 3.6: Mô tả hàm hồi quy
Biểu đồ 3.7: Thị phần phát hành thẻ ghi nợ của các NHTMNN VN năm 2011
Biểu đồ 3.8: Doanh số dịch vụ ngân quỹ của các NHTMNN VN
Biểu đồ 3.9: Tần số của phần dư chuẩn hóa


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế buộc các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam
(VN) phải đương đầu với sức ép cạnh tranh quốc tế với sự thâm nhập của các NHTM
ngoài, mạnh hơn về cơng nghệ, năng lực tài chính, chủng loại và chất lượng dịch vụ,
tính chuyên nghiệp trong kinh doanh…Các NHTM VN buộc phải cũng cố và tăng
cường khả năng cạnh tranh thơng qua việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các
dịch vụ tài chính,đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng (DVPTD), khi mà dịch vụ tín
dụng(một dịch vụ mang lại thu nhập chính cho NH) ln chứa đựng rủi ro cao. Các
DVPTD khơng chỉ ít rủi ro mà còn mang lại các nguồn thu nhập bổ sung có tỷ trọng
ngày càng tăng cho các NHTM. Thực tế ở nhiều nước cho thấy, trong những giai đoạn
mà hoạt động tín dụng khó khăn như sau thời kỳ khủng hoảng và suy thoái kinh tế, sự
phát triển các DVPTD là cần thiết, thậm chí là cứu cánh cho nhiều NHTM.

Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc phát triển DVPTD, các NHTMVN
đã và đang nổ lực cố gắng thực hiện nhiều giải pháp để phát triển, đa dạng hóa và nâng
cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng(DVNH). Đặc biệt là DVPTD nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của khách hàng. Phát triển DVPTD đã trở thành một trong những
mục tiêu của chương trình tái cơ cấu hệ thống NHTM. Tuy nhiên, so với các nước
khác trong khu vực và trên thế giới, sự phát triển của dịch vụ tài chính nói chung và
DVPTD nói riêng ở VN cịn có khoảng cách q xa, địi hỏi phải được tập trung mọi
nguồn lực để đầu tư và phát triển. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, Tác giả đã
lựa chọn “Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước
Việt Nam” làm đề tài luận án của mình.

2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của luận án là trên cơ sở khoa học và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu,
phân tích thực trạng phát triển DVPTD, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển


2

dịch vụ phi tín dụng của các NHTMNN Việt Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Nghiên cứu mơ hình/ khung phân tích nào thích hợp và xây dựng hệ thống các câu
hỏi khảo sát để đánh giá phát triển DVPTD của các NHTMNN VN?
(2) Luận giải những vấn đề lý luận về DVNH, DVPTD NH, trên cơ sở đó vận dụng,
làm rõ được các khía cạnh cơ bản về phát triển DVPTD của các NHTMNN VN.
(3) Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển DVPTD đễ áp dụng vào
điều kiện thực tiễn ở VN.
(4) Đánh giá thực trạng phát triển DVPTD giai đoạn 2009-2013 thông qua các chỉ tiêu
và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ phi tín dụng.

(5) Tìm ra những cơ hội, thách thức thông qua đánh giá thực trạng phát triển DVPTD.
(6) Đề xuất các giải pháp để phát triển DVPTD của các NHTMNN VN.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Sự phát triển DVPTD của NHTM.
- Phạm vi không gian nghiên cứu:Hệ thống NHTMNN trên địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng,
TP Hồ Chí Minh.Các NHTMNN được chọn làm phạm vi nghiên cứu là:NHNgoại
Thương Việt Nam,NHCông Thương Việt Nam, NH Đầu Tư và Phát triển Việt Nam,
NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

-Phạm vi thời gian:
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2000 -2013
Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin đánh giá của nhân viên ngân hàng về nhân tố
tác động đến phát triển DVPTDtrong giai đoạn 2010 -2012
- Phạm vi nội dung: Đánh giá thực trạng phát triển DVPTD của các NHTMNN VN;
Một số giải pháp phát triển DVPTDcủa các NHTMNN VN.

4. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Dựa trên tổng quan nghiên cứu nào để xác định hướng nghiên cứu tiếp theo cho
luận án?


3

(2) Sử dụng khung phân tích/ mơ hình nào để đánh giá phát triển DVPTD?
(3) Áp dụng những nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển DVPTD
trên thế giới vào điều kiện thực tiễn ở các NHTM VN như thế nào?
(4) Đánh giá thực trạng phát triển DVPTD của các NHTMNN VNthông qua hệ thống
các chỉ tiêu, các nhân tố tác động đến phát triển DVPTD?
(5) Thông qua thực trạng phát triển DVPTD của các NHTMNN VN, phát triển

DVPTD đã có những thuận lợi và gặp những khó khăn, thách thức gì?
(6) Cần có những giải pháp gì để phát triển DVPTD của các NHTMNN VN?
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTMNN VN

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH

PTDVPTD

HƯỞNG PTDVPTD

Các chỉ tiêu
định tính

Các chỉ tiêu
định lượng

Các nhân tố
bên trong NH

Các nhân tố
bên ngoài NH

Đánh giá thực trạng phát triển DVPTD của các NHTMNN VN


Đề xuất một số giải pháp phát triển DVPTD của các NHTMNN VN

Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu


4

5. Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu từ trước
về phát triển DVPTD của các NHTM, luận án có một số đóng góp mới, khác biệt với
các nghiên cứu trước đây, cụ thể như sau:
(1) Dựa trên cơ sở so sánh chi phí và lợi ích để xác định giới hạn của việc tăng qui mô
các DVPTD của NHTM NN
(2) Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của 4 NHTMNN, luận án đã
xử lý số liệu nhằm phân tích, đánh giá và cho thấy có sự tác động tích cực của DVPTD
đến tình hình và kết quả hoạt động dịch vụchung của NH.
(3) Tác giả đã thực hiện khảo sát bằng phiếu điều tra đối với nhân viên NH và thông
qua xử lý nguồn số liệu này để thấy rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển DVPTD.
(4) Tác giả đã vận dụng hàm hồi qui để tiến hành đánh giá và chứng minh chi phí đầu
tư vào DVPTD có mối quan hệ đến lợi nhuận của NH. Và chứng minh được “Nếu chi
phí đầu tư vào DVPTD ở 30% thì lợi nhuận cực đại đạt được sẽ là 34%”.
(5) Tác giả đã sử dụng tối đa nguồn số liệu thứ cấp để thực hiện phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển DVPTD giai đoạn 2009 -2013. Từ đó, đưa ra một số giải pháp
phát triển DVPTD và kiến nghị đối với Chính Phủ; Ngân hàng nhà nước; Hiệp hội
ngân hàng.

6. Kết cấu luận án
Tên luận án: “Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại

nhà nước Việt Nam”.
Bố cục luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các cơng trình
nghiên cứu của tác giả đã cơng bố, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục phụ lục.
Luận án gồm có 4 chương:


5

Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan và phương pháp nghiên
cứu.
Chương 2:Những vấn đề cơ bản về dịch vụ phi tín dụng và phát triển dịch vụ phi tín
dụng của ngân hàng thương mại.
Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại
nhà nước Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại
nhà nước Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
- Chien-Chiang Lee , Shih-Jui Yang ,Chi-Hung Chang[41]:Non-interest income,
profitability, and risk in banking industry: A cross-country analysis: Nhóm tác giả đã
nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi (tức là thu nhập từ các DVPTD)đến lợi
nhuận và rủi ro từ các NHTM. Từ kết quả khảo sát cho 967 NHTM cổ phầnở Châu Á,
nhóm tác giả kết luận: Các hoạt động ngoài lãi của các NH Châu Á đã làm giảm rủi ro,

nhưng không làm tăng lợi nhuận (dựa trên số liệu khảo sát lớn). Cụ thể, khi xem xét
chuyên môn NH và mức thu nhập của một quốc gia, kết quả trở nên phức tạp. Hoạt
động ngoài lãi giảm, lợi nhuận và rủi ro tăng lên đối với các NH chuyên về tiết kiệm.
Các tác động cũng khác nhau đối với từng loại hình NH như hợp tác xã và các
NHTMđầu tư. Mặt khác, các hoạt động ngoài lãi tăng nguy cơ rủi ro cho các NH ở các
nước có thu nhập cao, trong khi tăng lợi nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro cho các NH ở
các nước thu nhập trung bình hoặc thấp. Và kết luận cuối cùng mà nhóm tác giả cho
thấy thu nhập ngồi lãi bị tác động bởi lĩnh vực hoạt động chuyên sâu củaNH và mức
thu nhập của một quốc gia. Các lĩnh vực hoạt động chuyên sâu củaNH quan trọng đối
với hiệu quả của việc đa dạng hóa nguồn doanh thu.
- Wahyu Yuwana Hidayat , Makoto Kakinaka , Hiroaki iyamoto [50]: Bank risk and
non-interest income activities in the Indonesian banking industry. Nhóm tác giả đã
nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro NHvàthu nhập ngoài lãi của hệ thống NH ở Ấn
Độtrong giai đoạn 2002 -2008. Phân tích đã cho thấy bằng chứng rõ ràng rằng tác động
của hoạt động DVPTD đến rủi ro NH phụ thuộc rất lớn vào qui mô tài sản của NH. Cụ
thể, mức độ thu nhập từ DVPTD thấp liên quan đến rủi ro cho các NH có qui mơ tài


7

sản nhỏ. Ngược lại, mức độ thu nhập từ DVPTD cao liên quan đến rủi ro cho các NH
có qui mô tài sản lớn. Phát hiện này cho thấy cần bãi bỏ qui định khuyến khích các NH
tham gia nhiều hơn vào các hoạt độngDVPTD có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống NH
nói chung mà các NH có qui mơ tài sản lớn đang đóng một vai trị quan trọng ở Ấn Độ.
- Matthias Köhler[45] : Does non-interest income make banks more risky? Retailversus investment-oriented banks. Tác giả đã nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài
lãi đến rủi ro NH giữa các loại hình hoạt động NH nhưretail- versus investmentoriented banks. Cụ thể hơn, các NH khác tập trung vào các dịch vụ cho vay và nhận
tiền gửi trở nên ổn định hơn nếu họ tăng thị phần của các hoạt động thu nhập ngồi lãi.
Cịn các NH như:Investment-oriented bankstrở nên rủi ro đáng kể. Họ không chỉ tạo ra
một tỷ lệ cao trong thu nhập từ các hoạt động phi truyền thống, mà còn tham gia vào
các hoạt động khác nhau từ các NH bán lẻ. Điều này có thể hạn chế những lợi ích tiềm

năng cho các NH đầu tư theo hướng đa dạng hóa thu nhập ngồi lãi. Ngụ ý của tác giả
nói lên rằng: có sự tác động khác nhau giữa thu nhập ngồi lãi đến rủi ro NH của các
loại hình NH: Retail- versus investment-oriented banks.

-

Ilias Santouridis ,Maria Kyritsi[42]: Investigating the Determinants of Internet

Banking Adoption in Greece.Nhóm tác giả nghiên cứu cụ thể với một DVNH là dịch
vụ internet banking. Dịch vụ internet banking giúp cho người sử dụng truy cập vào
dịch vụ NH nhanh hơn, giảm thời gian, truy cập trực tiếp từ bất cứ nơi nào trên thế
giới, chi phí thấp hơn và loại bỏ sự lo lắng do mang tiền mặt. Tuy nhiên, internet
banking vẫn chưa được tập trung rộng rãi. Nhóm tác giả nghiên cứu với mục đích là để
xác định những yếu tố nổi bật nhất ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng dịch vụ internet
banking ở Hy Lạp. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách sử dụng một bảng hỏi và
phỏng vấn khách hàng. Mục đích của nghiên cứu là đo lường nhận thức của khách
hàng về tính tiện ích, mức độ an tồn, n tâm, sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng
các dịch vụ internet banking. Nghiên cứu đã cho ra kết quả Cronbach's alphadao động
từ 0,88 và 0,93.


8

-

Tiago Oliveira , Miguel Faria , Manoj Abraham Thomas , Aleš Popovič[48]:

Extending the understanding of mobile banking adoption: When UTAUT meets TTF
and ITM.Nhóm tác giả đề xuất và nghiên cứu mơ hình về tầm quan trọng và mối quan
hệ giữa nhận thức của người sử dụng mobile banking (Mbanking), tin tưởng ban đầu

trong dịch vụ MBanking, và sự phù hợp giữa công nghệ và MBanking. Kết hợp sức
mạnh của 3 mơ hình: task technology fit (TTF), Usage of technology (UTAUT), Initial
trust model (ITM). Nghiên cứu cho thấy: điều kiện thuận lợi và ý định hành vi trực tiếp
ảnh hưởng MBanking. Tin tưởng ban đầu, đặc điểm công nghệ, và công nghệ phù hợp
với nhiệm vụ có tổng số ảnh hưởng đến ý định hành vi. Bài viết cung cấp thông tin giá
trị để ra quyết định có liên quan trong việc thực hiện và triển khai các dịch vụ
MBanking. Đối với các nhà nghiên cứu, bài viết nhấn mạnh tính hữu ích của việc tích
hợp TTF, UTAUT, ITM trong việc quyết định để nghiên cứu áp dụng công nghệ mới.

-

Li Li , Yu Zhang [43]: Are there diversification benefits of increasing noninterest

income in the Chinese banking industry? Bài viết của nhóm tác giảđề cập đến đa dạng
hóa các hoạt động kinh doanh phi truyền thống tác động đến thu nhập ngoài lãi của hệ
thống NH Trung Quốc, dựa trên dữ liệu toàn ngành NH Trung Quốc trong giai đoạn
1986-2008. Ở cấp độ tổng hợp, có những lợi ích của đa dạng hóa các hoạt động kinh
doanh phi truyền thống làm gia tăng thu nhập ngoài lãi. Tuy nhiên thu nhập ngồi lãi
có biến động cao hơn so với thu nhập lãi thuần, và lợi ích cận biên của đa dạng hóa
tiềm năng giảm với sự gia tăng thu nhập ngồi lãi, các hệ số tương quan của tốc độ
tăng trưởng thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi chủ yếu là khơng đạt. Qua phân
tích mơ hình của nhóm tác giả chỉ ra rằng tác động của thu nhập ngoài lãi trên doanh
thu và rủi ro ngành NH của Trung Quốc là khơng đáng kể. Nhìn chung, kết quả nghiên
cứu của nhóm tác giả cho thấy thu nhập ngồi lãi đã làm đa dạng hóa doanh thu
choNH, nhưng tăng sự phụ thuộc vào thu nhập ngồi lãi có thể làm trầm trọng thêm rủi
ro/ lợi nhuận phi thương mại cho NH Trung Quốc.


9


-

Van der Westhuizen, Gert[49]: The role of interest income and non-interest income

on the relative efficiency of bank regions: The case of a large south African bank.
Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu Envelopment Analysis (DEA) để ước lượng hiệu quả
kỹ thuật, phân bổ chi phí của 37 chi nhánh của các NH lớn ở Nam Phi. Hai mơ hình
được áp dụng để xác định tác động của thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả
hoạt động của NH. Kết luận của nghiên cứu là: NH có thể trở nên hiệu quả hơn bằng
các di chuyển ra khỏi thu nhập lãi với thu nhập ngoài lãi như nguồn thu nhập chính của
NH. Các NH cần phải được di chuyển ra khỏi vai trò truyền thống của các trung gian
(cách tiếp cận trung gian) cho một vai trò cung ứng các dịch vụ khác nhau. Thu nhập
lãi là đơn chiều theo ý nghĩa của NH dự trữ Nam Phi. Thu nhập ngoài lãi là đa chiều
với các tùy chọn khác nhau có sẵn trong cung ứng dịch vụ cho khách hàng (ví dụ bán
chéo dịch vụ và hướng tới NH 1 cửa).

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
Liên quan đến vấn đề “Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTMVN” đã có
một số tác giả tiếp cận ở các mảng nghiệp vụ và góc độ khác nhau. Một vài cơng trình
nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến các nghiệp vụDVPTDcủa các NHTMVN trong thời
gian qua như:
Nghiên cứu về các dịch vụ phi tín dụng hiện đại:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Tuấn Linh[16], Những giải pháp phát triển dịch
vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam.Luận án đã trình bày một
cách tổng quan về thẻ của các NHTM, đánh giá thực trạng phát triển thẻ của các
NHTMNN từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ trong nước và
ngang tầm với thế giới.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thu Hương[7], Phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án đã trình bày về những
vấn đề lý luận về phát triển DVNH điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,



10

phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển DVNH điện tử và các giải
pháp phát triển DVNH điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phùng Thị Lan Hương[6], Phát triển kinh doanh ngoại tệ
trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án đã trình bày
về những vấn đề lý luận về kinh doanh ngoại tệ từ đó phân tích một cách có hệ thống
và khoa học thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các
NHTM VN trong thời gian từ 2006 -2011. Đề xuất những định hướng và giải pháp
phát triển kinh doanh ngoại tệ của các NHTM VN trong thời gian tới.

- Giáo trình, Dịch vụ ngân hàng hiện đại của tác giả Nguyễn Thị Qui [23]. Nội dung
của giáo trình này nêu rõ những đặc trưng cơ bản về DVNH hiện đại, thực trạng cũng
như nhu cầu, định hướng và giải pháp phát triển DVNH hiện đại tại VN giai đoạn
2007-2010 và tầm nhìn 2020.
Nghiên cứu về các dịch vụ phi tín dụng truyền thống:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thúy[30], Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt
động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam. Luận án đã
nghiên cứu cơ sở, lý luận, thực trạng cơ chế và tổ chức quản lý hoạt động thanh toán
qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở VN, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể
nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán ở VN.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Hồng Tâm[31], Vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh trong
hoạt động ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý
luận cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh của NH trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá thực
trạng vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh hoạt động NHVN thời gian qua và đề xuất trong
thời gian tới.
Nghiên cứu về phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng:

- Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Minh Điển[4], Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa


11

tương đối đầy đủ, toàn diện những vấn đề lý luận về DVPTDcủa NHTM, nêu lên thực
trạng phát triển một số DVPTDđiển hình của NHNo&PTNT từ đó đưa ra các nhóm
giải pháp phát triển DVPTDcủa ngân hàng này.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Anh Thủy[28], Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam.Luận án đã hệ thống một cách toàn diện cơ sở lý
luận về DVPTDngân hàng, phân tích thực trạng phát triển DVPTD của hệ thống
NHTM Việt Nam, luận án sử dụng mơ hình để đo lường sự hài lịng của khách hàng
khi sử dụng DVPTDcủa NH.

Khoảng trống của các cơng trình nghiên cứu
- Một số nghiên cứu chỉ đề cập đến việc phân tích một DV cụ thể trong các DVPTD
như DV thẻ, DV NH điện tử,…mà chưa nghiên cứu phân tích tổng thể các DVPTD.
- Một số nghiên cứu chỉ xem xét DVPTD phát triển trên góc độ thu nhập từ DV này
mang lại cho NH và tác động của việc tăng thu nhập từ DVPTD đến rủi ro của NH, mà
chưa xem xét đến việc có nên hay không nên và bằng cách nào để phát triển toàn diện
các DVPTD của NHTM.
- Một số nghiên cứu đề cập đến việc phát triển DVPTD nhưng trong phạm vi hẹp, cụ
thể cho một NHTM, chưa mang tính đại diện cho nhiều NHTM.
- Có những cơng trình đã nghiên cứu vấn đề phát triển DVPTD nhưng trong phạm vi
quá rộng, cho tất cả các NHTM. Với mỗi nhóm NHTM (NHTMNN, NHTMCP…)lại
có những đặc trưng khác nhau. Những cơng trình nghiên cứu thuộc nhóm này chưa
đưa ra được các giải pháp mang tính đặc trưng riêng để phát triển DVPTD phù hợp với
đặc điểm của từng nhóm NHTM.
- Ngồi ra, các cơng trình nghiên cứu trước đây cũng chưa giải quyết triệt để được

các vấn đề như: Mức chi phí đầu tư vào DVPTD là bao nhiêu trên tổng thu nhập của
NH để cho NH đạt lợi nhuận cao nhất; Lượng hóa mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng
nhân tố đến sự phát triển DVPTD của các NHTMNN. Trên cơ sở đó đề xuất các giải


12

pháp thích hợp nhằm tác động cụ thể vào mỗi nhân tố với các mức độ khác nhau để
phát triển DVPTD của các NHTMNN.
Tất cả các “khoảng trống” trên đây sẽ là hướng nghiên cứu chính của luận án này.

1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng cả dữ liệu
thứ cấp và sơ cấp.

1.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về sự phát triển DVPTDtại các
NHTMNNVN dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo, trang web,
số liệu cơ quan thống kê, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo
cáo tài chính của các NHTM VN, số liệu từ Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia…

1.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DVPTD của NH như thế nào,
tác giả tiến hành khảo sát thu thập ý kiến đánh giá của 360 nhân viên tại chi nhánh của
04 NH (VCB, BIDV, AGRIBANK, VIETINBANK) trên địa bàn cả nước, tuy nhiên
tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, nơi nhu cầu
về DVPTD là nhiều và đa dạng. Nội dung khảo sát nhằm biết được mức điểm đánh giá
của các nhân viên NH về thực trạng hiện nay của từng yếu tố tác động tới sự phát triển
của DVPTD bao gồm: Nguồn lực ngân hàng, Mạng lưới phân phối, Chất lượng dịch

vụ, Chính sách khách hàng, Quảng cáo tiếp thị, Uy tín thương hiệu, Năng lực quản trị,
Mục tiêu-Chiến lược. Đồng thời qua kết quả khảo sát sẽ có thể tiến hành phân tích số
liệu bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS để đưa ra kết luận về thực trạng, mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển DVPTD tại các NHTMNN VN. Từ 360 phiếu
khảo sát phát ra, số phiếu hợp lệ thu về là 300 phiếu, kết quả khảo sát được tổng hợp
bằng phần mềm Excel trước khi đưa vào phần mềm SPSS16 để phân tích.


13

Để tiến hành khảo sát nhân viên NH, tác giả tiến hành xây dựng thang đo, sử
dụng thang đo Likert: Là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết được
khoảng cách giữa các thứ bậc. Thơng thường thang đo khoảng có dạng là một dãy các
chữ số liên tục và đều đặn từ 1 đến 5, từ 1 đến 7 hay từ 1 đến 10. Dãy số này có 2 cực
ở 2 đầu thể hiện 2 trạng thái đối nghịch nhau. Ví dụ: 1: hồn tồn khơng đồng ý; 2:
khơng đồng ý; 3: bình thường; 4: đồng ý; 5: hồn tồn đồng ý. Thuộc nhóm thang đo
theo tỷ lệ phân cấp, được biểu hiện bằng các con số để phân cấp theo mức độ tăng dần
hay giảm dần từ “không đồng ý” đến “đồng ý” hay ngược lại. Từ đây sẽ đánh giá được
mức độ đồng ý của nhân viên về các câu hỏi mà tác giả đã đưa ra khảo sát.

1.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu
1.2.2.1.Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
Trong q trình nghiên cứu, các thơng tin báo cáo về tình hình hoạt
độngDVPTDcủa NH được tác giả thu thập dưới dạng các báo cáo tổng hợp được NH
công bố. Trong đó có các nội dung về thu nhập, chi phí, lợi nhuận…của từng loại hình
DVPTD. Các số liệu trên được tác giả chọn lọc, xử lý và đưa vào nghiên cứu này dưới
dạng các bảng biểu, biểu đồ. Nội dung phân tích các số liệu này bao gồm phân tích so
sánh giá trị giữa các giai đoạn, ở đây là theo từng năm. Ngồi ra cịn có sự thống kê về
số lượng giao dịch, mạng lưới các chi nhánh…phục vụ cho các DVPTDtại các
NHTMNN VN.


1.2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp

-

Phương pháp thống kê mơ tả và thống kê suy luận
Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được

dưới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990). Các thống kê mô tả sử dụng
trong nghiên cứu này để phân tích, mơ tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung
bình và độ lệch chuẩn. Trong nghiên cứu này, sau khi tiến hành khảo sát nhân viên NH
và khách hàng của NH, tác giả tiến hành công việc tổng hợp dữ liệu và sử dụng phần
mềm phân tích thống kê SPSS16 để thực hiện cơng việc phân tích.


14

Thống kê suy luận cho phép các nhà nghiên cứu suy luận dữ liệu từ mẫu nghiên
cứu khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến, sự khác biệt trong một biến giữa các
nhóm mẫu khác nhau và giải thích mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
(Sekaran, 2000).Nghiên cứu này cũng sử dụng để thống kê suy luận để kiểm định các
giả thuyết nghiên cứu.

-

Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpa
Độ tin cậy là mức độ mà thang đo được xem xét là nhất quán và ổn định

(Parasuraman, 1991). Hay nói cách khác, độ tin cậy của một phép đo là mức độ mà
phép đo tránh được sai số ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ tin cậy

(reliability) của từng thang đo, đánh giá độ phù hợp của từng mục hỏi (items) hệ số
tương quan alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha) được sử dụng.
Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà
các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính tốn phương
sai của từng item và tính tương quan điểm của từng item với điểm của tổng các items
còn lại của phép đo.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên
đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà
nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường
hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh
nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng &
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.6
trở lên là chấp nhận được.
Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan
biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có độ
tin cậy bảo đảm (Nguyễn Cơng Khanh, 2005), các item có hệ số tương quan biến tổng
nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo.


×