Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đồ án phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần z e n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.09 KB, 91 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong những năm đổi mới trong đó
việc duy trì tốc độ trung bình 7%/năm trong những năm qua nhờ đó GDP đã tăng
hơn 4 lần kể từ 1990, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện.
Những thành công đó một phần được quyết định bởi những chính sách hợp lí và mô
hình tăng trưởng kinh tế được lựa chọn là lấy công nghiệp, dịch vụ làm chủ đạo khá
phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
Nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng, Nhà nước ngành vật
liệu xây dựng đã đi trước một bước, phát huy tiềm năng, nội lực sử dụng nguồn tài
nguyên phong phú, đa dạng với sức lao động dồi dào, ứng dụng công nghệ tiên tiến,
kỹ thuật hiện đại của thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Dần dần ngành
công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và
từng bước hòa nhập với thế giới, đã có một số sản phẩm đã ghi được dấu ấn trên
bản đồ vật liệu xây dựng thế giới như: gạch, ximăng…
Phương hướng phát triển ngành công nghiệp vật liệu trong thời gian tới là phát
huy nội lực về nguồn tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động dồi dào, tăng
cường hợp tác trong nước, ngoài nước, đầu tư phát triển nhiều công nghệ tiên tiến,
sản xuất các mặt hàng mới thay thế hàng nhập khẩu, hoàn thiện để tạo lập một thị
trường vật liệu đồng bộ phong phú, thỏa mãn nhu cầu của toàn xã hội với tiềm lực
thị trường to lớn trong nước, đủ sức cạnh tranh, hội nhập thị trường khu vực và thế
giới
Đất nước càng phát triển thì nhu cầu về vật liệu xây dựng càng cao, nắm bắt
được điều này năm 2002 nhà máy sản xuất gạch xây dựng đầu tiên thuộc Công ty
Cổ phần Z.E.N ra đời. Trải qua hơn mười năm hình thành và phát triển Công ty đã
trở thành đơn vị có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất gạch xây dựng tại thị
trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Mục đích của mỗi doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh
đều là có được lợi nhuận và tối ưu hóa lợi nhuận. Lợi nhuận chính là khoản chênh
lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. Vì vậy, muốn có được lợi nhuận các doanh
nghiệp phải tìm cách tăng doanh thu và hạ chi phí xuống thấp nhất có thể. Đặc biệt
trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp


đều có xu hướng thắt chặt chi tiêu cũng như tìm kiếm những hàng hóa dịch vụ có
chất lượng tốt nhưng với giá cả phải chăng. Do đó việc nghiên cứu hạ giá thành sản
phẩm là một việc làm quan trọng và cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, một kế hoạch giá thành hoàn
chỉnh, chi tiết sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn sâu sắc về các yếu tố trong giá thành
từ đó đưa ra những quyết định về giá thành hợp lí, chính xác và kịp thời.
Nội dung của bài đồ án gồm 2 chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của công
ty Cổ phần Z.E.N
Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần
Z.E.N trong năm 2013
Trong một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Z.E.N em đã tìm hiểu
nghiên cứu tổng quan về Công ty. Tuy trong một thời gian ngắn nhưng với sự giúp
đỡ tận tình của các cô chú trong Công ty đã cho em cái nhìn tổng quan thực tế về
Công ty. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Đức Thành đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án môn học: “ Phân tích kinh tế
hoạt động sản xuất kinh doanh”

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Sinh viên
Lương Thị Minh Loan
Hà Hương Dịu
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
2.1. Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Z.E.N 19
2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 22
2.2.1. Phân tích tình hình sản xuất của công ty 22
2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) 39
2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 39
2.4. Phân tích tình hình lao động tiền lương 44

2.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng và cơ cấu lao động 45
2.5. Phân tích giá thành sản phẩm 55
2.6. Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Z.E.N năm 2013 64
2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
Ty Cổ phần Z.E.N 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91



CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ
CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH
CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Z.E.N
1.1 Tình hình chung về công ty CP Z.E.N
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty CP Z.E.N
- Tên công ty: Công ty cổ phần Z.E.N
- Trụ sở chính: 100 Xuân Diệu – Tây Hồ - Hà Nội
- Điện thoại: 0915005157
- Số tài khoản: 012010000498333_ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Mã số thuế: 0600345951
Năm 2002 Công ty đầu tư xây nhà máy gạch TUYNEL công suất 10 triệu
viên/năm. Năm 2004 xây dựng nhà máy gạch TUYNEL thứ 2 công nghệ ITALIA
công suất 20 triệu viên/năm. Năm 2006 Công ty đã mở rộng sản xuất xây dựng
thêm dây truyền thứ 3 công suất 30 triệu viên/năm .
Tuy mới thành lập song Công ty không ngừng phát triển doanh thu và lợi
nhuận năm sau cao hơn năm trước, là đơn vị có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản
xuất vật liệu xây dựng từ đất sét nung tại Việt Nam. Ba năm liền ( 2005, 2006 ,

2007 ) Công ty đã được nhận Giải thưởng chất lượng cao do Bộ Khoa học Công
nghệ tặng.
1.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính
+ Sản xuất gạch đất sét nung, gạch Tuynel.
+ Thi công công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi.
+ Mua bán vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng và kinh doanh phát triển nhà ở,
khu đô thị, xây dựng hạ tầng khu đô thị, kinh doanh bất động sản.
1.2 Điều kiện địa lý tự nhiên kinh tế - nhân văn của công ty CP Z.E.N
1.2.1 Địa điểm xây dựng
Nhà máy được xây dựng trên khu đất có diện tích 93.551 m2 trên khu đất sát
đê sông Hồng. Sông này có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải
của các tỉnh ven đồng bằng sông Hồng
1.2.2 Điều kiện tổng mặt bằng nhà máy
Nhà máy được xây dựng trên khu đất rộng 93.551 m2 được chia làm 2 khu
vực:
- Khu vực xây dựng nhà máy rộng 20.000 m
2
- Khu vực khai thác nguyên liệu rộng 73.551 m
2
Khu đất tương đối bằng phẳng, cốt tự nhiên cao hơn so với mực nước sông
Hồng trung bình từ 1.0- 1.2 m. Khu vực nhà máy khi xây dựng đã đắp nền cao hơn
thêm 1.6 m. Như vậy, vào mùa lũ, nước sông Hồng không làm ảnh hưởng đến nhà
máy
Trong khu vực xây dựng nhà máy ngoài các hạng mục sản xuất còn có các
hạng mục khác như: nhà điều hành sản xuất, nhà ở tập thể, nhà ăn tập thể, hệ thống
đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng, khu vực trồng
cây xanh, vườn hoa tạo không gian xanh- sạch- đẹp và đảm bảo điều kiện vệ sinh
môi trường
1.2.3 Điều kiện khí tượng thủy văn và cơ sở hạ tầng
- Khí hậu: Theo kết quả thống kê của đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Bộ:

nhiệt độ trung bình hàng năm khu vực địa điểm của công ty tương đối cao
(27,10
o
C), độ ẩm trung bình 79%. Khí hậu chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài
từ tháng 5- tháng 9, tập trung chủ yếu vào tháng 6- tháng 8, lượng mưa trung bình
hàng năm 1700 mm
- Giao thông vận tải: Địa điểm nhà máy nằm sát đường đê và sông Hồng. Vì
vậy, rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm cho nhà máy cả
về đường bộ và đường thủy
- Nguồn cung cấp điện: Hiện tại khu vực nhà máy đã có đường điện cao thế đi
qua với khoảng cách 300m đến nhà máy
- Nguồn cung cấp nước: Nguồn nước phục vụ cho sản xuất được bơm trực
tiếp từ nước sông Hồng. Nguồn nước sinh hoạt là nước giếng khoan đã qua xử lí
- Thông tin liên lạc: Địa điểm nhà máy rất thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống
điện thoại, fax, Dcom 3G phục vụ cho việc giao dịch cũng như tìm hiểu thông tin
cho nhà máy
1.2.4 Điều kiện địa lý kinh tế - nhân văn
Địa điểm xây dựng nhà máy đặt tại, đây là địa điểm nằm trong khu quy hoạch
về phát triển khu công nghiệp sản xuất VLXD của quận. Địa điểm này cách khá xa
khu vực dân cư, không nằm trong khu danh lam thắng cảnh di tích lịch sử của nhà
nước quản lý. Vì vậy, không làm ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt xã hội, phong
tục tập quán của dân cư, không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và đảm bảo môi
trường sinh thái, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của vùng.
1.3 Công nghệ sản xuất
1.3.1 Công nghệ sản xuất
 Sơ đồ công nghệ sản xuất gạch của Công ty Cổ phần Z.E.N
Nhà chứa đất
Máy cấp liệu thùng
Máy cán thô
Máy cán mịn

Máy nhào 2 trục
Máy nhào đùn ép
liên hợp
Máy cắt gạch tự động
Băng tải ra gạch
Xếp xe vận chuyển
Sân phơi
Sấy Tuynel
Nước Nhà chứa than
Máy pha cấp than
Nhập kho thành
phẩm
Phân loại
sản phẩm
Than nghiền mịn

nung
Hình 1.1: Công nghệ sản xuất gạch Tuynel
 Đặc điểm tổ chức sản xuất
Nổi bật trong đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty là hình thức
tập trung. Trong nhà máy được chia thành các tổ chức phù hợp với từng công đoạn
của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Các tổ sản xuất này thực hiện công việc
liên hoàn với nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.
* Tên và nhiệm vụ từng tổ:
- Tổ than: Có nhiệm vụ nghiền than mịn cung cấp than đầy đủ, liên tục cho quá
trình sản xuất.
- Tổ mảy ủi: có nhiệm vụ pha trộn đất gom lên đống đưa vào cấp liệu thùng.
- Tổ tạo hình: Sau khi đất ở cấp liệu thùng đưa qua băng tải thô chuyển đến
máy cán thô, chuyển sang máy cán mịn – máy đùn ép đùn ra gạch mộc. Tổ tạo hình
có nhiệm vụ cắt gạch mang ra nhà kính phơi.

- Tổ phơi đảo vận chuyển: Có nhiệm vụ phơi đảo gạch tại nhà kính, vận chuyển
bán thành phẩm từ nhà kính phơi gạch vào khu xếp goòng .
-Tổ xếp goòng: Có nhiệm vụ xếp gạch khô lên các xe goòng chứa gạch cạnh lò
nung.
-Tổ đốt lò gạch: Có nhiệm vụ đưa các goòng chứa gạch vào hầm sấy và lò
nung, đảm bảo cho hầm sấy và lò nung tuynel hoạt động liên tục để đốt gạch đảm
bảo chất lượng cao.
-Tổ ra lò: Có nhiệm vụ ra lò và phân loại gạch theo từng phẩm cấp: A1 sẫm, A1
Hồng, A2 hồng xếp thành từng kho sau đó tổ trưởng cùng ban nghiệm thu sản
phẩm kiểm tra nhập kho. Khi có khách mua hàng có trách nhiệm bốc lên phương
tiện vận chuyển.
-Tổ xây dựng cơ bản: Sửa chữa nhà xưởng, nhà kính, xe goòng
-Tổ cơ điện: Làm nhiệm sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị.
 Đặc điểm quy trình công nghệ
Với dây chuyền công nghệ sản xuất gạch của Italia, Công ty tổ chức sản xuất
theo kiểu hàng loạt, chu kỳ ngắn và xen kẽ. Mỗi ngày Công ty có thể sản xuất ra
khoảng 150.000 đến 180.000 viên gạch các loại.
Quy trình sản xuất gạch của Công ty được chia làm 2 khâu chính.
- Khâu chế biến tạo hình: Đất mua về nhập tại kho để phong hóa từ 2 đến 3
tháng, (càng lâu càng tốt). Sau đó đất được đưa vào máy cấp liệu cùng với than đã
được nghiền mịn. Xuống máy cán thô, máy cán mịn, máy nhào hai trục, máy đùn ép
l và bàn cắt tự động tạo thành gạch mộc. Công nhân vận chuyển gạch mộc ra phơi
trong nhà kính. Gạch được phơi đảo theo đúng tiêu chuẩn quy định, đạt độ ẩm từ 10
đến 15% rồi được tiếp tục xếp lên các xe goòng.
- Khâu nung: xe goòng chứa gạch đưa vào hầm sấy tuynel rồi qua lò nung. Cứ
một xe goòng thành phẩm ra khỏi lò nung thì xe goòng chứa gạch mộc khác lại tiếp
tục đưa vào hầm sấy. Khi gạch chín ra lò, được phân thành các thứ hạng phẩm cấp
khác nhau, xếp thành các kiêu gạch, cuối cùng thủ kho cùng KCS và ban kiểm
nghiệm SP kiểm tra, làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
1.3.2 Những trang thiết bị chủ yếu của Công ty Cổ phần Z.E.N

Bảng 1.1: Danh sách máy móc thiết bị của Công ty
STT
Tên máy móc thiết
bị
Đơn vị Công suất
Nơi sản
xuất
Số
lượng
Tình
trạng kỹ
thuật
1
Dây truyền sx
gạch mộc
Cái
30 triệu
viên/năm
Italy 4 Loại B
- Máy cấp liệu Cái
17 ÷ 100
tấn/giờ
Italy 4 Loại A
- Máy cán thô Cái 50 tấn/giờ Italy 4 Loại A
- Máy cán mịn Cái 50 tấn/giờ Italy 4 Loại B
-
Máy nhào trộn 2
trục
Cái 45 tấn/giờ Italy 4 Loại B
-

Máy đùn hút chân
không
Cái
50,5
tấn/giờ
Italy 4 Loại B
- Máy cắt gạch Cái
9000
viên/giờ
Italy 4 Loại A
-
Lò nung Tuynel
(kiểu đường hầm)
Cái
30 triệu
viên/năm
Italy 4 Loại B
2
Máy xúc
HITACHI
Cái 0,8 m
3
Nhật 1 Loại B
3 Máy ủi KOMASU Cái Nhật 1 Loại B
4 Máy hàn Cái 2,2 kw/h V.Nam 1 Loại A
5 Máy hàn Cái 2,2 kw/h V.Nam 2 Loại B
6 Máy cắt thép Cái 2,2 kw/h Nhật 2 Loại A
STT
Tên máy móc thiết
bị

Đơn vị Công suất
Nơi sản
xuất
Số
lượng
Tình
trạng kỹ
thuật
7 Máy phát điện Cái 7,5 kw/h Nhật 1 Loại A
8
Máy bơm nước
HONDA
Cái 600 lít/phút Nhật 1 Loại A
9 Xe nâng Cái 1,3 ÷ 1,5 T Nhật 5 Loại A
10 Xe Toyota camry Cái 4 chỗ Nhật 1 Loại A
11 Xe Toyota Cái 4 chỗ Nhật 1 Loại B
12 Laptop Cái Mỹ 2 Loại A
13 Desktop Cái Mỹ 2 Loại A
14 Desktop Cái Mỹ 3 Loại B
15 Tivi Cái Nhật 2 Loại B
16 Máy in canon Cái Nhật 2 Loại A
17 Máy fax Cái Nhật 1 Loại A
18 Máy photo Cái Nhật 1 Loại B
Số lượng máy móc, trang thiết bị của Công ty đã phần nào đáp ứng được
cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên để cho quá trình sản xuất được thuận lợi hơn
và năng suất lao động tăng cao hơn thì Công ty cần thay mới những máy móc
đã cũ đồng thời trang bị thêm máy móc cho những bộ phận còn thiếu máy móc
trong quá trình làm việc.
1.4 Tình hình tổ chức quản lý, sản xuất và lao động
1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

Nhà máy là đơn vị sản xuất gạch ngói- mặt hàng có giá trị cao trong điều kiện
nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay. Do tính chất phức tạp của công việc sản
xuất kinh doanh đòi hỏi nhà máy phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ
cao, năng nổ và có nhiều kinh nghiệm trong công tác sản xuất kinh doanh. Quy mô
nhà máy tương đối lớn, cơ sở tổ chức bộ máy quản lý ngày càng gọn, năng suất lao
động ngày càng cao, phân công công tác đúng với nghiệp vụ chuyên môn tạo điều
kiện cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách dễ dàng và đạt
hiệu quả
Đối với công nhân đứng máy trực tiếp sản xuất làm theo ca. Đứng đầu mỗi ca là
ca trưởng chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong ca của mình và thực hiện
bàn giao ca kế tiếp theo quy trình của nhà máy. Số lao động gián tiếp được tổ chức
lao động theo đúng giờ hành chính, phân chia thành các phòng ban, mỗi phòng ban
có chuyên môn riêng của mình. Trong quá trình làm việc, mỗi phòng ban chịu trách
nhiệm báo cáo công việc của bộ phận mình cho ban giám đốc điều hành sản xuất
trong toàn bộ máy
- Đại hội cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất
của công ty. ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức mỗi năm 1 lần. ĐHĐCĐ quyết định
những vấn đề theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền
nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của công ty
co 03 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa bầu từng thành viên là 05 năm. Chủ tịch hội
đồng quản trị do HĐQT bầu ra

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần Z.E.N
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với
hội đồng quản trị và ban Tổng Giám Đốc, ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay
Ban kiểm soát
Phó giám đốc
Ban giám đốc

Hội đồng quản trị
Đại hội cổ đông
Phó giám đốc
Phòng
tài chính
kê toán
Phòng
kinh
doanh
tiếp thị
Phòng
kế hoạch
kỹ thuật
Phòng tổ
chức
hành
chính
Tổ
tạo
hình
Tổ
phơi
Tổ xếp
gòong
Tổ
xuống
goòng
Tổ

điện

Tổ
đốt

Tổ

giới
mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh cảu công ty, báo cáo
trực tiếp ĐHĐCĐ, ban kiểm soát của công ty có 07 thành viên
- Giám đốc: Là người đại diện cho nhà máy trước pháp luật và trước cơ quan
nhà nước. Giám đốc quyết định việc điều hành các hoạt động sản xuất của nhà máy
theo kế hoạch của UBND TP công nhận; chịu trách nhiệm của UBND TP về hiệu
quả sản xuất kinh doanh; chịu trách nhiệm trước nhà nước trong việc chấp hành
chính sách, chế độ hiện hành
- Phó giám đốc: Là người tham mưu cho giám đốc trong các vấn đề cần thiết
điều hành công việc do Giám đốc phân công, đôn đốc và giám sát hoạt động của các
bộ phận, đôn đốc tiến độ sản xuất sản phẩm, thực hiện việc nhận hợp đồng mua bán
với bên ngoài công ty giao dịch, dự toán, quyết toán, nghiệm thu. Có 02 phó giám
đốc:
+ Phó giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách kinh doanh: là người trực tiếp
lãnh đạo bộ phận quản lý nhà máy, gồm các bộ phận: tổ chức hành chính, kế toán
tài vụ, quản lý kho, kế hoạch cung ứng
+ Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách các phân xưởng sản xuất bao gồm các tổ
kỹ thuật tạo hình, phân xưởng nung sấy, phân xưởng thành phẩm. Ngoài ra giúp
việc cho phó giám đốc kỹ thuật còn có 01 quản đốc phân xưởng trực tiếp chịu trách
nhiệm chỉ đạo quá trình tổ chức sản xuất của nhà máy
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, theo dói và đề bạt
cán bộ, sắp xếp nhân sự, lo 1 số việc về chế độ chính sách như: vấn đề khen thưởng,
kỷ luật, lương bổng… đảm trách một số công việc mang tính chất phục vụ tiếp
khách khi có những liên hệ thuần túy về hành chính, quản lý, tiếp nhận và xử lý
công văn đến và đi nhằm tổ chức bộ máy gọn nhẹ và đạt hiệu quả hoạt động cao. Tổ

chức việc thực hiện kiểm tra, tuần tra bào vệ tài sản công, thành phẩm và tài sản
trong nhà máy
- Phòng Kế toán tài vụ: Gồm 4 người: kế toán tổng hợp, kế toán kho, kế toán
vật tư và TSCĐ, thủ quỹ. Bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi
tài chính, theo dõi việc sử dụng vốn của nhà máy, tổ chức ghi chép sổ sách kế toán,
tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, xác định doanh thu của nhà máy, theo dõi
tình hình thành toán công nợ, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ theo quy định
của nhà nước và quyết định của giám đốc nhà máy
- Phòng kế hoạch cung ứng: Có trách nhiệm giúp ban giám đốc về mọi mặt
hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, kế hoạch sản
xuất, cân đối nhu cầu tiêu thụ mua bán, dự trữ vật liệu và công cụ lao động đáp ứng
kịp thời cho sản xuất, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, lập kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm, tiếp xúc và giao dịch vơi khách hàng chuẩn bị mọi thủ tục
cần thiết để ban giám đốc ký hợp đồng
- Phòng kinh doanh tiếp thị: Tham mưu về kế hoạch sản xuất kinh doanh, khai
thác thị trường, tiêu thụ sản phẩm, phối kết hợp với các đơn vị trong công ty đảm
bảo tính đồng bộ cho sản xuất
1.4.2 Chế độ làm việc
Bộ máy điều hành: Gồm ban giám đốc, các phòng hành chính làm việc theo
giờ hành chính ngày làm 8 tiếng, làm việc tất cả các ngày trong tuần.
Công nhân trực tiếp sản xuất thì làm việc theo ca, ba ca một ngày, mỗi ca 8
tiếng. Ca 1 từ 7h - 15h, ca 2 từ 15h - 23h, ca 3 từ 23h -7h, và lịch sản xuất được bố
trí theo chế độ đảo ngược mỗi tuần một lần.
1.4.3 Bố trí lao động
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty năm 2013 là 425 người được
thống kê trong bảng 1.2 và 1.3
Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên có ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất lao động cũng như tới hiệu quả kinh doanh của một tổ chức kinh
doanh. Nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý điều hành
trong những năm qua của Công ty Cổ phần Z.E.N đã thực thi những bước quan

trọng trong việc củng cố bộ máy, cải tiến bộ máy sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu
mở rộng sản xuất. Song song với việc mở rộng sản xuất, lực lượng lao động cũng
không ngừng được bổ xung và hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp
ứng với những đòi hỏi cấp thiết của việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa mặt hàng
phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty. Công ty Cổ phần Z.E.N luôn chú
trọng tới công tác đào tạo từ mấy năm gần đây Công ty đã tổ chức cho cán bộ công
nhân viên đi đào tạo ngoài. Cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật thường xuyên được
cho đi đào tạo để nâng cao trình độ.
Bảng 1.2: Thống kê số lượng lao động của Công ty Cổ phần Z.E.N phân
theo trình độ
1 Đại học Người 11 12 12
2 Cao đẳng Người 8 9 9
3 Trung cấp Người 11 11 11
4 Công nhân Người 390 395 393
Tổng 420 427 425
Bảng 1.3: Phân theo độ tuổi lao động
TT Độ tuổi
Số lượng
(người)
Độ tuổi bình
quân
Tỷ trọng
1 Từ 18-30 tuổi 299 24 70.35
2 Từ 31-39 tuổi 78 35 18.35
3 Từ 40-49 tuổi 42 44.5 9.88
4 Từ 50-60 tuổi 6 55 1.42
Tổng 425 100
1.5 Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới
1.5.1. Phương hướng phát triển Công ty trong giai đoạn 2011 – 2015
Căn cứ vào định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Z.E.N với các nguồn

lực, lợi thế, cơ hội thị trường hiện có, lãnh đạo Công ty đưa ra các mục tiêu như
sau:
1.5.1.1. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh
− Tiếp tục hoàn thiện và phát triển trở thành một công ty mạnh trong lĩnh vực
sản xuất gạch xây dựng.
− Đảm bảo tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu hàng
năm trên 15%, hoạt động hiệu quả, có xu thế phát triển tốt, bền vững.
1.5.1.2. Chiến lược phát triển các nguồn lực
Phát triển các nguồn lực chất lượng cao bằng chính sách thu hút, đào tạo, phân
phối và sử dụng một cách có hiệu quả; xây dựng một cơ chế lãnh đạo, quản lí mới
một cách hệ thống, bài bản, tiếp thu các tri thức kinh doanh hiện đại; nâng cao năng
lực quản trị đạt tầm chuyên nghiệp và đẳng cấp; đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng
các công nghệ mới vào đầu tư, sản xuất kinh doanh; tăng cường mở rộng hợp tác
với các đối tác, nhà đầu tư, các đơn vị có tiềm năng trong nước và ngoài nước… để
tận dụng các cơ hội kinh doanh; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân
thiện.
1.5.2. Chương trình mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm năm 2013
Năm 2013 được dự báo là một năm nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực
từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Kinh tế đình trệ, nhiều
doanh nghiệp phá sản hoặc lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Cùng với đó, là
những thách thức khó lường của thị tài chính trong nước, chính sách tài khóa thắt
chặt, cát giảm đầu tư công của Chính phủ tiếp tục được duy trì sẽ tạo ra thách thức
rất lớn cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, gần đây đã có một số tín hiệu tích cực về
kinh tế vĩ mô, chủ yếu là lạm phát có xu hướng giảm, lãi suất đang được điều chỉnh
xuống…, nếu nền kinh tế phục hồi sẽ là cơ hội để Công ty tiếp cận các dự án, công
trình, nguồn vốn hợp lí, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.
1.5.2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2014
− Doanh thu: 74 tỷ đồng, bằng 105,77% so với thực hiện năm 2013.
− Lợi nhuận trước thuế: 3 tỷ đồng, bằng 115,38% so với thực hiện năm 2013.
− Lợi nhuận sau thuế: 2,25 tỷ đồng, bằng 113,06% so với thực hiện năm

2013.
1.5.2.2. Chương trình mục tiêu năm 2014
• Công ty Cổ phần Z.E.N kiên trì thực hiện các mục tiêu theo định hướng của
Hội đồng quản trị nhiệm kì 2011 – 2015, tuy nhiên có xem xét, điều chỉnh cho phì
hợp với tình hình thực tế. Năm 2014, toàn hệ thống lấy việc duy trì, ổn định sản
xuất kinh doanh, đảm bảo mức lợi nhuận hợp lí là mục tiêu xuyên suốt trong năm,
với các chỉ tiêu chính: doanh thu: 74 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế: 3 tỷ đồng.
• Đảm bảo công tác hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản
phẩm về kĩ – mĩ thuật.
• Củng cố và hoàn thiện bộ máy trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ quản lí Bất
động sản.
• Đảm bảo tài chính lành mạnh, trả kịp thời các nghĩa vụ thuế, tiền lương, cổ
tức, bảo hiểm, các khoản công nợ, quan hệ tín dụng tốt.
• Tăng cường đánh giá chất lượng lao động trong toàn hệ thống.
• Kiểm soát chặt chẽ, tăng cường quản lí để hạ giá thành SXKD, tiết giảm 5 –
10% chi phí quản lí
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua phân tích tình hình chung và các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh chủ yếu của Công tyCổ phần Z.E.N, nhận thấy Công ty có những
thuận lợi khó khăn sau:
 Thuận lợi
− Công ty Cổ phần Z.E.N là một trong những Công ty hàng đầu trong khu
vực cung cấp các loại gạch chất lượng cao phục vụ cho ngành xây dựng trong vùng.
− Đã có 12 năm kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh, có tốc độ phát
triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Doanh thu và lợi nhuận ổn định và
đảm bảo phát triển bền vững.
− Ban lãnh đạo Công ty năng động, sáng tạo, tận tụy, bản lĩnh và trách
nhiệm cao, có đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi về tay nghề.
− Công ty có chiến lược kinh doanh đúng đắn, chiến lược xây dựng các
nguồn lực đủ mạnh để phát triển Công ty (con người, cơ sở hạ tầng, cải tiến công

nghệ…) Công ty cam kết cung cấp các sản phẩm đạt chất lượng cao và luôn luôn ổn
định làm vừa lòng khách hàng. Thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN 1450-98).
− Các mặt hàng chủ yếu của Công ty như: gạch đất sét nung, gạch Tuynel 2
lỗ là các mặt hàng truyền thống của Công ty. Với các loại sản phẩm này thương
hiệu của Công ty Cổ phần Z.E.N đã có mặt không những trong khu vực Hà Nội,
một thị trường có mức tiêu thụ vật liệu xây dựng lớn nhất miền Bắc mà sản phẩm
của Công ty còn có mặt rộng khắp cả nước.
− Xung quanh nhà máy có nguồn đất sét dồi dào, chất lượng tốt với chi phí
sử dụng thấp.
− Do sử dụng được lực lượng lao động giá rẻ nên sản phẩm của Công ty có
thể cạnh tranh với sản phẩm của Công ty khác bằng giá thành sản phẩm.
− Công ty sử dụng công nghệ sản xuất tự động cho ra các sản phẩm mới chất
lượng hơn giá thành cạnh tranh để phục vụ các thị trường tiềm năng.
− Khách hàng của Công ty rất đa dạng phong phú như các khu công nghiệp
đến nhân dân từ nông thôn đến thành thị.
 Khó khăn
− Công ty đang bị các đối thủ cạnh tranh rất gay gắt cả về giá cả và chất
lượng sản phẩm.
− Lực lượng lao động phổ thông của Công ty chiếm tới 94.04% tổng số
người trong Công ty mà gần như đa số lực lượng này là tù nhân cải tạo. Lực lượng
này không có lợi ích gắn với Công ty cho nên rất khó khăn trong việc quản lý về
chất lượng sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm, rất khó khăn trong việc điều
hành cũng như việc thực hiện kế hoạch đặt ra. Một điểm nữa đó là có thời gian số
lượng lao động này hết hạn thì sẽ phải mất 1 thời gian khá dài để đào tạo lực lượng
lao động mới vào làm cho quá trình sản xuất bị chậm lại đôi chút.
− Đa số máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất đã cũ và thường xuyên bị
hỏng hóc dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa được cao.
Từ thuận lợi và khó khăn trên, muốn đứng vững và phát triển Công ty cần phải
tăng cường hiệu quả quản lý điều hành, sắp xếp bộ máy, đặc biệt chú trọng đến

công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cũng như kiến thức cho cán bộ quản lý của
mình. Hoàn thiện hệ thống phòng ban và hoàn thiện công tác lập định mức trong
sản xuất. Đầu tư có hiệu quả giữ vững và tích cực mở rộng thị trường, giảm chi phí
sản xuất, quản lý, thực hành tiết kiệm, phòng và chống lãng phí tiêu cực nhằm bảo
toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu nhập cho người lao động.
Trên đây mới chỉ là những nét chung nhất của Công ty. Để tìm hiểu về mọi
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích toàn
bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong chương 2 để đánh giá các
mặt mạnh, mặt yếu, từ đó xây dựng kế hoạch, đề ra chiến lược nhằm phát huy các
điểm mạnh và hạn chế điểm yếu tận dụng hết các nguôn lực để Công ty ngày càng
phát triển.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Z.E.N
NĂM 2013
2.1. Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Z.E.N
Bước vào năm 2013 Công Ty Cổ phần Z.E.N đã xác định được những thuận lợi
cũng như những khó khăn thách thức trong kinh doanh. Vì vậy mà ban giám đốc đã
đưa ra những chủ trương chính sách đúng đắn, đề ra những biện pháp tháo gỡ khó
khăn, phát huy triệt để những thuận lợi và tập trung sức mạnh tập thể.
Việc đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ
phần Z.E.N được trình bày trong bảng 2.1.
Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy: tổng số lượng sản phẩm sản xuất
trong năm 2013 đạt 84.805.887 viên tăng 3.322.248 viên tương ứng tăng 4,08%
so với năm 2012, tăng 5.805.887 viên so với kế hoạch tương ứng tăng 7,53%.
Nguyên nhân của hiện tượng số lượng sản phẩm năm 2013 vượt cả kế hoạch và
thực hiên năm 2012 là do một phần Công ty thực hiện tốt công tác sử dụng lao
động hợp lý đồng thời công ty cũng hạn chế tối đa để máy móc nhàn rỗi và bên
cạnh đó lượng lao động của Công ty cũng có tăng lên nhẹ so với năm 2012.
Trong một năm mà ngành bất động sản khá chật vật nên cũng khiến cho ngành sản

xuất vật liệu xây dựng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ thì kết quả Công ty đạt
được là một điều rất đáng khích lệ. Nguyên nhân là do sự tăng doanh số từ nhóm
khách hàng cá nhân. Ta có thể giải thích là tuy thị trường bất động sản ế ẩm nhưng
nhu cầu xây dựng nhà ở của các hộ gia đình vẫn còn rất lớn. Đạt được thành tựu
trên cũng không thể không nhắc tới việc Công ty đã thực hiện tốt công tác
marketing.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 của Công Ty là
69.963.215.055 đồng tăng 5.780.286.468 đồng so với năm 2012 tăng tương ứng
9,01%, tăng 1.593.215.055 đồng so kế hoạch tương ứng với số tăng tương đối là
2,33%. Do số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán tăng lên dẫn đến doanh thu tiêu
thu sản phẩm cũng tăng lên tương ứng.
Tổng số vốn kinh doanh năm 2013 là 635.627.323.626 đồng tăng
298.579.552.983 đồng tăng tương ứng 184,07% so với năm 2012, tăng
18.126.123.348 đồng tương ứng với tăng 102,85% so với kế hoạch đề ra. Đồng thời
ta cũng có thể thấy rằng quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp đó tăng gần như
là gấp đôi so với năm cũ. Điều này do năm vừa rồi Công ty có mở rộng sản xuất,
giá trị TSCĐ vô hình tăng một lượng đáng kể so với năm 2012, điều này chúng ta
sẽ thấy rõ hơn ở phần phân tích TSCĐ.
Trong năm 2013 số lượng công nhân theo dự kiến như kê hoạch thì sẽ tăng
thêm 7 công nhân nhưng trên thực tế chỉ tăng 5 công nhân, so với năm 2012 thì số
lao động tăng têm 1,19% nhưng so với kế hoạch đề ra cho năm 2013 thì con số này
giảm 0,5%,một con số không lớn, song số lượng sản phẩm sản xuất ra lại tăng lên
dẫn đến trong năm 2013 năng suất lao động tính theo chỉ tiêu hiện vật và tính chỉ
tiêu hiện vật đều tăng lên. Đây là dấu hiệu tốt bởi vì năng suất lao động là yếu tố
ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nó là một trong những yếu tố làm hạ
giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Tổng quỹ lương năm 2013 là 3.187.824.595 đồng tăng 438.214.760 đồng so
với năm 2012 tương ứng tăng 15,94%, và vượt kế hoạch đề ra là 160.361.621
đồng hoàn thành vượt mức là 5,3 %. Nguyên nhân mà tổng quỹ lương tăng hơn so
với năm 2012 một phần do số lượng lao động có chút biến động nhỏ một phần do

Công ty đó chăm lo hơn cho cuộc sống của công nhân.
Thu nhập bình quân của công nhân cũng tăng đáng kể, thu nhập bình quân năm
2013 tăng 4.642.991 đồng/người-năm, tương đương tăng khoảng 13% so với 2012,
vượt kế hoạch đề ra 2.029.893 đồng, ứng với 5,3%. Nguyên nhân có thể doanh thu
của Công ty tăng, năng suất lao động tăng khiến cho thu nhập của người lao động
tăng.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2013 là 1.992.704.587 đồng, giảm
905.928.886 đồng tương ứng giảm 31,25% so với kế hoạch và giảm 847.864.632
đồng tương ứng giảm 29,85% so với năm 2012. Đây là một nghịch lí trong hoạt
động kinh doanh năm vừa qua của Công ty khi mà doanh thu tăng thì lợi nhuận sau
thuế lại giảm với mức giảm khá lớn. Điều này được giải thích là do chi phí về
nguyên vật liệu tăng do ảnh hưởng của lạm phát, cạnh tranh gay gắt dẫn tới chi phí
bán hàng tăng, khả năng tiếp cận vốn cũng khó hơn các năm trước nên chi phí tài
chính cũng tăng cao hơn.
Nộp ngân sách nhà nước năm 2013 là 1.203.847.283 đồng, giảm 579.796.453
đồng so với kế hoạch và giảm 299.090.010 so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là
do trong năm 2013 Nhà nước cũng có những chính sách cắt – miễn – giảm một số
loại thuế nhằm chia sẻ với những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.
Qua số liệu tính tóan ở bảng 2.1 năm 2013 cho thấy tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt. Các chỉ tiêu kinh tế ngoại trừ lợi nhuận
đều tăng lên so với năm trước và so với kế hoạch. Tuy nhiên trong bối cảnh khó
khăn chung thì những gì Công ty làm được trong năm qua cũng rất đáng được khen
ngợi.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2013 của Công ty CP Z.E.N
S
i
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Kế hoạch 2013 Thực hiện 2013 SS TH2013/TH2012 SS TH2013/KH2013
± % ± %
1
Tổng sản

lượng SX
Viên 81.483.639 79.000.000 84.805.887 3.322.248 104,08 5.805.887 107,35
2
Tổng sản
lượng TT
Viên 80.313.826 82.300.000 83.861.233 3.547.407 104,42 1.561.233 101,9
3
Doanh thu
bán hàng và
CCDV
Đồng 64.182.928.587 68.370.000.000 69.963.215.055 5.780.286.468 109,01 2.883.215.055 104,3
4 Tổng tài sản
bq
Đồng 355.173.893.991 635.627.323.626 653.753.446.974 298.579.552.983 184,07 18.126.123.348 102,85
- TSNG
bq
Đồng 62.329.665.274 109.373.343.523 110.115.939.302 47.786.274.028 176,67 742.595.779 100,68
- TSDH
bq
Đồng 292.844.228.717 526.253.980.103 543.637.507.672 250.793.278.955 185,64 17.383.527.569 103,3
5 Tổng số LĐ Người 420 427 425 5 101,19 -2 99,532
- CBCNV Người 77 79 79 2 2,6 0 0
- Phạm nhân Người 343 348 346 3 0,87 -2 -0,57
6
Tổng quỹ
lương
Đồng 2.749.609.835 3.027.462.974 3.187.824.595 438.214.760 115,94 160.361.621 105,3
7
NSLĐ bình
quân


- Theo giá trị
Đồng/người
-năm
152.816.497 160.117.096 164.619.330 11.802.833 107,72 4.502.234 102,81
- Theo hiện vật
Đồng/người
-năm
194.009 185.012 199.543 5.535 102,85 14.532 107,85
8
Tiền lương
bình quân
Đồng/người
-năm
35.709.218 38.322.316 40.352.210 4.642.991 113 2.029.893 105,3
9 Tổng LNTT Đồng 3.787.425.626 3.800.000.000 2.656.939.449 -1.130.486.177 70,152 -1.143.060.551 69,919
10
Các khoản
nộp NSNN
Đồng 1.502.937.293 1.783.643.736 1.203.847.283 -299.090.010 80,1 -579.796.453 67,494
11 LNST Đồng 2.840.569.219 2.898.633.473 1.992.704.587 -847.864.632 70,152 -905.928.886 68,746
T
r
ư

n
g

Đ


i

h

c

M

-

Đ

a

c
h

t

















Đ


á
n

P
h
â
n

t
í
c
h

k
i
n
h

t
ế

h
o


t

đ

n
g

S
X
K
D
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án Phân tích kinh tế hoạt động SXKD
2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phép đánh giá một
cách toàn diện các mặt của hoạt động sản xuất trong mối liên hệ với thị trường và
các nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đặt ra. Từ đó doanh nghiệp đưa ra các
kết luận về quy mô sản xuất, tính nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra
qua việc phân tích này doanh nghiệp có thể đánh giá được tiềm năng sẵn có và đưa
ra chiến lược kinh doanh mới về sản xuất như: Phương án sản xuất mặt hàng, khối
lượng, quy cách phẩm cấp
2.2.1. Phân tích tình hình sản xuất của công ty
Đây là chỉ tiêu phân tích sản lượng, xem xét sự biến động về sản lượng thực tế
sản xuất ra so với kế hoạch nhằm khái quát được tình hình thực hiện kế hoạch của
công ty. Phân tích tình hình sản xuất bao gồm: Phân tích khối lượng sản phẩm sản
xuất bằng cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị, phân tích mặt hàng và chất lượng sản
phẩm
2.2.1.1. Phân tích tình hình sản xuất theo chỉ tiêu khối lượng
Với 4 dây chuyền sản xuất gạch Tuynel của ITALIA có công suất 180 triệu
viên 1 năm và cho ra lò nhiều loại gạch với chất lượng và phẩm cấp khác nhau, các

sản phẩm chủ yêu của công ty như gạch đặc A1, gạch đặc A2, gạch 2 lỗ A1 (R60),
gạch 2 lỗ A2 (R60), gạch 2 lỗ A3 (R60), gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ đa dạng đáp ứng được
như cầu khách hàng cho những công trình dân sinh phục vụ nhà ở hay cho những
công trình có quy mô lớn hang nghìn tỷ đồng.
Phân tích bảng số liệu 2.2 cho chúng ta thấy rõ được tình hình sản xuất của
công ty trong năm 2013 như sau:
Sản phẩm đứng thứ nhất trong bảng sản xuất sản phẩm của công ty là sản phẩm
gạch 2 lỗ A1 (R60) với khối lượng sản xuất chiểm khoảng gần phân nửa khối lượng
sản phẩm sản xuất ra. Theo bảng số liệu thì năm 2013 công ty sản xuất hơn năm
2012 là 1.863.822 viên, tương ứng với tăng 4,55% và vượt kế hoạch đề ra là
2.863.850 viên, tương ứng là 7,09%. Đây là sản phẩm đã làm nên thương hiệu và uy
tín cho Công ty trong những năm qua. Sản lượng tiêu thụ hàng năm rất lớn nên
được Công ty đặc biệt quan tâm chú trọng thúc đẩy sản xuất, nâng cao sản lượng.
Chiếm sản lượng đứng thứ 2 là gạch 4 lỗ và 6 lỗ. Trong năm 2013 khối lượng
sản xuất của hai sản phẩm này đều tăng so với năm 2012. Năm 2013 khối lượng sản
xuất gạch 4 lỗ và 6 lỗ lượt tăng hơn 2012 là 207.914 viên và 102.92 viên, tương ứng
là 2,39% và 2,92 %. So với kế hoạch đề ra cho năm 2013 thỡ gạch 4 lỗ vượt kế
hoạch là 910.733 viên tương đương với 11,38%, trong khi đó gạch 6 lỗ chỉ vượt kế
hoạch đề ra là 263.840 viên, tương đương với 3,3%. Với khả năng chịu nén ép, cách
Sinh viên: Lương Thị Minh Loan - Lớp: QTKD C – K56 22
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án Phân tích kinh tế hoạt động SXKD
âm cách nhiệt tốt gạch 4 lỗ và 6 lỗ chủ yếu được sử dụng trong thi công các công
trình công nghiệp hoặc nhà cao tầng.
Những sản phẩm còn lại như gạch đặc A1 tăng 3,03% so với năm 2012, vượt kế
hoạch đề ra là 2,91%; gạch đặc A2 tăng 4,42% ,vợt kế hoạch đề ra là 14,66%; gạch
2 lỗ A2 tăng 3,46%, vượt kế hoạch đề ra là 0,41%; gạch 2 lỗ A3 tăng 7.24% vượt kế
hoạch đề ra là 20.72%. Nhận thức được đây là những sản phẩm chịu sự cạnh tranh
rất lớn từ những lò gạch thủ công quan vùng nên Công ty không tập trung vào sản
xuất nhiều mà dồn lực sang dòng sản phẩm chủ lực của mình.
Nhìn chung năm 2013 công ty đạt được những thành công nhất định, sản lượng

sản xuất tăng nhẹ nhưng điều đó cũng đủ thấy Công ty đó cố gắng thế nào trong khi
nền kinh tế đang có nhiều khó khăn như vậy. Nguyên nhân cho những việc này là
do công ty đó tận dụng tốt nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, tuân
thủ đúng quy trình kỹ thuật và một phần do đặc điểm sản xuất đặc thù của Công ty.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất sản phẩm theo mặt hàng
ĐVT: Viên
TT
Tên sản
phẩm
Thực hiện
2012
Kế hoạch
2013
Thực hiện
2013
TH 2013/ TH 2012 TH 2013/ KH 2013
+ - % + - %
1 Gạch đặc A1 6.992.018 7.000.000 7.203.816 211.798
103,0
3
203.816 102,91
2 Gạch đặc A2 5.490.185 5.000.000 5.732.892 242.707 104,42 732.892 114,66
3
Gạch 2 lỗ A1
(R60)
40.973.028 40.000.000 42.836.850 1.863.822 104,55 2.836.850 107,09
4
Gạch 2 lỗ A2
(R60)
6.793.701 7.000.000 7.028.738 235.037

103,4
6
28.738 100,41
5
Gạch 2 lỗ A3
(R60)
4.502.870 4.000.000 4.829.018 326.148 107,24 829.018 120,72
6 Gạch 4 lỗ 8.702.819 8.000.000 8.910.733 207.914
102,3
9
910.733 111,38
7 Gạch 6 lỗ 8.029.018 8.000.000 8.263.840 234.822 102,92 263.840 103,3
Tổng
81.483.63
9
79.000.000
84.805.88
7
3.322.248
104,0
8
5.805.88
7
107,35
2.2.1.2. Phân tích kết cấu sản phẩm sản xuất
Việc phân tích kết sản phẩm sản xuất ra cho ta biết được kết cấu của sản phẩm
sản xuất ra trong năm qua đó ta có được cái nhìn tổng quát hơn.
Sinh viên: Lương Thị Minh Loan - Lớp: QTKD C – K56 23
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án Phân tích kinh tế hoạt động SXKD
Qua bảng phân tích số liệu bảng 2.3 về kết cấu sản phẩm ta thấy sản phẩm gạch

2 lỗ A1 (R60) chiếm tỷ trọng cao nhất trong bảng kết cấu sản phẩm, năm 2012 là
49,58%, năm 2013 là 50,51%, tuy mức độ tăng nhẹ xong đó là dấu hiệu khá đáng
mừng vì là sản phẩm có chất lượng tốt nhất trong mặt hàng gạch 2 lỗ và đây cũng là
sản phẩm chủ lực của Công ty. Phần còn lại của bảng kết cấu sản phẩm được chia
đều cho các mặt hàng còn lại như sau: đứng thứ 2 là gạch 4 lỗ chiếm tỷ trọng
10,51%, kế đến gạch đặc A1 chiếm 8,49%, gạch 2 lỗ A2 chiếm 8,29%. So với năm
2012 thì năm 2013 gần như không có sự biến động nào về thứ tự tỷ trọng của bảng
kết cấu sản phẩm. Một tỷ trọng một vài sản phẩm tăng nhẹ và hầu như đều là những
mặt hàng chính có chất lượng tốt của Công ty.
Bảng 2.3: Phân tích kết cấu sản phẩm
ĐVT: Viên
1 Gạch đặc A1 6.992.018 8,46 7.203.816 8,49 0,03
2 Gạch đặc A2 5.490.185 6,64 5.732.892 6,76 0,12
3 Gạch 2 lỗ A1 (R60) 40.973.028 49,58 42.836.850 50,51 0,93
4 Gạch 2 lỗ A2 (R60) 6.793.701 8,22 7.028.738 8,29 0,07
5 Gạch 2 lỗ A3 (R60) 4.502.870 5,45 4.829.018 5,69 0,24
6 Gạch 4 lỗ 8.702.819 10,53 8.910.733 10,51 -0,02
7 Gạch 6 lỗ 8.029.018 9,72 8.263.840 9,74 0,02
Tổng 81.483.639 100 84.805.887 100
2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực
hiện được giá trị sử dụng của sản phẩm và giá trị lao động thặng dư kết tinh trong
sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện để doanh nghiệp thu hồi các khoản chi phí sản
xuất và có lợi nhuận, từ đó làm nghĩa vụ nộp thuế nhà nước, tái sản xuất cũng như
tạo thu thập cho người lao động.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm dựa trên tính cân đối giữa sản xuất với
nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, số lượng và chất lượng sản phẩm.
2.2.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo khối lượng sản phẩm
Để đánh giá chính xác xu hướng tiêu thụ sản phẩm và có những giải pháp hợp

trong quản lý cũng như định hướng sản xuất thì vệc phân tích tình hình tiệu thụ sản
phẩm sẽ giúp nhà quản lý một phần nào đó.
Sinh viên: Lương Thị Minh Loan - Lớp: QTKD C – K56 24
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án Phân tích kinh tế hoạt động SXKD
Bảng 2.4 là bảng phân tích tình hính tiêu thụ sản phẩm, từ bảng số liệu chúng ta
có thể đưa ra một vài nhận xét sau:
Nhìn chung năm 2013 là năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp, và đối
với Công ty Cổ phần Z.E.N cũng không ngoại lệ, tuy sản lượng tiêu thụ cao hơn so
với năm 2012 nhưng Công ty đã không hoàn thành kế hoạch đề ra, điều này có thể
do tình hình kinh tế khó khăn khiến cho nhu cầu xây dựng giảm dần và một phần là
do chỉ tiêu để ra là quá cao đối với việc thụ sản phẩm trong giai đoạn này.
Tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm 2013 là 83.861.233 viên tăng so
với năm 2012 là 3.547.407 viên tương đương tăng 4,42% và tăng 1.561.233 viên so
với kế hoạch tương ứng mức tăng 1,89%. Nguyên nhân là do gạch 2 lỗ A1 có số
lượng tiêu thụ tăng. Trong năm 2013, gạch 2 lỗ A1 tiêu thụ được 42.683.926 viên
tăng so với kế hoạch 1.183.926 viên tương ứng với mức tăng 2,85% và tăng
2.156.978 viên so với năm 2012 tương ứng mức tăng 5,32%.
So với số lượng tiêu thụ năm 2012 thì trong năm 2013 tất cả các sản phẩm của
Công ty đều có số lượng tiêu thụ cao hơn. Trong đó, mức tăng tuyết đối nhỏ nhất là
của gạch đặc A2 với mức tăng 119.176 viên, mức tăng tuyệt đối lớn nhất là gạch 2
lỗ A1 với mức tăng 2.156.978 viên, mức tăng tương đối nhỏ nhất thuộc về gạch 4 lỗ
với mức tăng 1,78% và mức tăng tương đối lớn nhất là gạch 2 lỗ A3 với mức tăng
6,13%.
Trong khi đó khi so sánh với kế hoạch thì Công ty chỉ có 4/7 sản phẩm đạt và
vượt kế hoạch đặt ra. Ba sản phẩm không đạt được kế hoạch là gạch đặc A1 có mức
giảm 4,08%, gạch 2 lỗ A2 có mức giảm 8,81% và gạch 6 lỗ có mức giảm 1,94%.
Nguyên nhân của việc này là do khi lập kế hoạch Công ty đã không dự báo đúng
được nhu cầu của thị trường về loại gạch này khiến cho kế hoạch đặt ra cao hơn so
với khả năng tiêu thụ thực tế.
Sinh viên: Lương Thị Minh Loan - Lớp: QTKD C – K56 25

×