i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, bằng tấm lòng chân thành, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo
ThS.Huỳnh Ngọc - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình hoàn
thành đề tài này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng các thầy giáo, cô giáo Khoa
Du lịch - Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân
viên Phòng Hướng dẫn - Thuyết minh thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập cũng như cung cấp những tài liệu, số liệu giúp
tôi hoàn thành đề tài này.
Với sự giúp đỡ tận tình đó cùng những nỗ lực hết mình, tôi đã hoàn thành đề tài
nghiên cứu này, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu do những hạn chế nhất định về
kiến thức, thời gian cũng như nguồn tài liệu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được nhiều sự chỉ bảo, góp ý quý báu để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với điểm
tham quan lăng Khải Định và lăng Tự Đức” là kết quả của quá trình học tập và
nghiên cứu của tôi. Những số liệu trong đề tài được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ
ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Ngày 15 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Viết Quốc Bảo
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Khách thể nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
4.1. Về mặt không gian 3
4.2. Về nội dung khoa học 3
4.3. Về thời gian 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3
4.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 4
6. Kết cấu của đề tài 5
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
6
1.1. Cơ sở lý luận chung về du lịch 6
1.1.1. Du lịch và khách du lịch 6
1.1.1.1. Thuật ngữ du lịch 6
1.1.1.2. Khái niệm du lịch 6
iv
1.1.1.3. Khách du lịch 8
1.1.2. Sản phẩm du lịch và các đặc tính của sản phẩm du lịch 8
1.1.2.1. Sản phẩm du lịch 8
1.1.2.2. Các đặc trưng của sản phẩm du lịch 9
1.1.3. Các loại hình du lịch 10
1.1.4. Chương trình du lịch 15
1.1.5. Du lịch văn hóa 15
1.1.6. Sự hài lòng của khách du lịch 17
1.1.6.1. Khái niệm 17
1.1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 17
1.1.6.3. Đặc điểm của du khách ảnh hưởng đến sự hài lòng 17
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 19
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch Thừa Thiên - Huế 19
1.2.1.1. Tổng lượt khách và tổng ngày khách 19
1.2.1.2. Cơ sở lưu trú và số ngày lưu trú 20
1.2.1.3. Kết quả kinh doanh du lịch 21
1.2.2. Thực tiễn phát triển loại hình du lịch văn hoá tại Huế 21
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ĐIỂM
THAM QUAN LĂNG KHẢI ĐỊNH VÀ LĂNG TỰ ĐỨC 24
2.1. Khái quát quá trình điều tra 24
2.1.1. Thời gian điều tra 24
2.1.2. Địa điểm lấy phiếu điều tra 24
2.1.3. Đối tượng điều tra 24
2.1.4. Số phiếu điều tra 24
2.2. Kết quả điều tra 24
2.2.1. Kết quả điều tra tại lăng Khải Định 24
2.2.1.1. Phân tích tần số về nhân khẩu học của du khách 30
2.2.1.2. Hành vi du lịch của du khách 29
v
2.2.1.3. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách 32
2.2.1.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 38
2.2.1.5. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách khi phân loại theo các nhân tố
nhân khẩu học 39
2.2.2. Kết quả điều tra tại lăng Tự Đức 45
2.2.2.1. Phân tích tần số về nhân khẩu học của du khách 45
2.2.2.2. Hành vi du lịch của du khách 48
2.2.2.3. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách 49
2.2.2.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 55
2.2.2.5. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách khi phân loại theo các nhân tố
nhân khẩu học 56
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TẠI LĂNG KHẢI ĐỊNH VÀ LĂNG TỰ ĐỨC 65
3.1. Giải pháp 62
3.1.1. Giải pháp giữ gìn, bảo tồn lăng tẩm Huế 62
3.1.1.1. Trùng tu, tôn tạo lại các di tích đang bị xuống cấp 62
3.1.1.2. Chú trọng công tác xã hội hoá các di tích 65
3.1.2. Giải pháp phát huy giá trị lăng tẩm Huế 66
3.1.2.1. Xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch 66
3.1.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch 67
3.1.2.3. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để thu hút du khách 67
3.1.2.4. Tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị cho di tích Huế 69
PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 70
1. Kết luận 70
2. Những vấn đề mà đề tài đã giải quyết được và những mặt hạn chế của đề tài. 71
2.1. Những vấn đề mà đề tài đã giải quyết được 71
2.2. Những mặt hạn chế của đề tài 72
vi
3. Kiến nghị 72
3.1. Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và các ban ngành có liên quan 72
3.2. Đối với Sở Giao thông vận tải 73
3.3. Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch 73
3.4. Đối với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ctv : Cộng tác viên
DSVHTG : Di sản Văn hóa thế giới
DT : Doanh thu
ĐVT : Đơn vị tính
GDP : Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
HDV : Hướng dẫn viên
KS : Khách sạn
NV : Nhân viên
NXB : Nhà xuất bản
QTDTCĐH : Quần thể Di tích Cố đô Huế
SL : Số lượng
UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc
UNWTO : United National World Tourist Organization
Tổ chức Du lịch thế giới
VSMT : Vệ sinh môi trường
WTTC : World Travel and Tourism Council
Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Cơ sở lưu trú ở Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2010 - 2012 20
Bảng 2.1: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách đến tham quan lăng Khải Định 25
Bảng 2.2: Đánh giá của du khách về “Cảnh quan, môi trường” tại lăng Khải Định 32
Bảng 2.3: Đánh giá của du khách về “An ninh, an toàn” tại lăng Khải Định 33
Bảng 2.4: Đánh giá của du khách về “Cơ sở hạ tầng du lịch” tại lăng Khải Định 34
Bảng 2.5: Đánh giá của du khách về “Yếu tố con người” tại lăng Khải Định 36
Bảng 2.6: Đánh giá của du khách về “Dịch vụ, giá cả” tại lăng Khải Định 37
Bảng 2.7: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (Lăng Khải Định) 39
Bảng 2.8: Sự khác biệt về mức độ hài lòng theo các nhân tố nhân khẩu học (Lăng Khải
Định) 40
Bảng 2.9: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách đến tham quan lăng Tự Đức 45
Bảng 2.10: Đánh giá của du khách về “Cảnh quan, môi trường” tại lăng Tự Đức 48
Bảng 2.11: Đánh giá của du khách về “An ninh, an toàn” tại lăng Tự Đức 50
Bảng 2.12: Đánh giá của du khách về “Cơ sở hạ tầng du lịch” tại lăng Tự Đức 50
Bảng 2.13: Đánh giá của du khách về “Yếu tố con người” tại lăng Tự Đức 53
Bảng 2.14: Đánh giá của du khách về “Dịch vụ, giá cả” tại lăng Tự Đức 54
Bảng 2.15: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (Lăng Tự Đức) 55
Bảng 2.16: Sự khác biệt về mức độ hài lòng theo các nhân tố nhân khẩu học (Lăng Tự
Đức) 56
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 17
Biểu đồ 1.1: Tình hình khách du lịch đến Huế giai đoạn 2010 - 2012 20
Biểu đồ 1.2: Doanh thu du lịch Huế giai đoạn 2010 - 2012 21
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tuổi của du khách đến tham quan lăng Khải Định 26
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giới tính của du khách đến tham quan lăng Khải Định 27
Biểu đồ 2.3: Trình độ học vấn của du khách đến tham quan lăng Khải Định 28
Biều đồ 2.4: Thu nhập của du khách đến tham quan lăng Khải Định 28
Biểu đồ 2.5: Số lần đến Huế của du khách 29
Biểu đồ 2.6: Dự định quay trở lại Huế của du khách 29
Biểu đồ 2.7: Số lần đến Huế và khả năng quay lại của du khách 30
Biểu đồ 2.8: Nguồn thông tin du khách biết đến lăng Khải Định 31
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu tuổi của du khách đến tham quan lăng Tự Đức 46
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu giới tính của du khách đến tham quan lăng Tự Đức 46
Biểu đồ 2.11: Trình độ học vấn của du khách đến tham quan lăng Tự Đức 47
Biểu đồ 2.12: Thu nhập của du khách đến tham quan lăng Tự Đức 47
Biểu đồ 2.13: Nguồn thông tin du khách biết đến lăng Tự Đức 48
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng Việt Nam có
những tiềm năng rất lớn trong việc phát triển du lịch. Trong những năm vừa qua, du
lịch Việt Nam đã có những tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Trong
năm 2012, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6,8 triệu lượt, cao nhất từ trước
tới nay. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 160.000 tỷ đồng. Đây là những con số thực
sự ấn tượng trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Du lịch đang từng bước trở thành một
trong những ngành kinh tế trọng điểm, là đầu tàu kinh tế của cả nước. Theo quan điểm
x
“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến năm 2020, du lịch sẽ cơ bản trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Để thực hiện được mục tiêu đó, ngành du lịch cần phải tập trung phát triển và thu
hút khách du lịch đến các điểm du lịch nổi tiếng, các trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Trong đó, Huế nổi bật lên như một trung tâm du lịch lớn của miền Trung và cả nước.
Được đánh giá là một trong sáu thành phố du lịch lớn của quốc gia và là thành phố sở
hữu hai DSVHTG - Quần thể Di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế, cùng với
bề dày văn hóa - lịch sử hơn 700 năm, Thừa Thiên - Huế đang là điểm đến được nhiều
du khách trong nước và quốc tế lựa chọn. Thừa Thiên - Huế đang từng bước hướng đến
là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, trở thành một trong những trung tâm văn
hóa, du lịch đặc sắc của cả nước. Như lời của ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng
Tổng cục Du lịch Việt Nam đã nói: “Du lịch Huế có một vị trí không thể thay thế trên
bản đồ du lịch Việt Nam”.
Được UNESCO công nhận là DSVHTG từ năm 1993 đến nay, QTDTCĐH đã thu
hút hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Với những giá trị to
lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, cảnh quan, QTDTCĐH nói chung cũng như quần thể
lăng tẩm Huế nói riêng là những điểm tham quan không thể thiếu của du khách trong
chuyến hành trình đến với mảnh đất Thần kinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những gì
mà du lịch Huế làm được vẫn chưa tương xứng với sự “giàu có” sẵn có trong nó. Với
một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn to lớn, đặc biệt là số lượng lăng tẩm đồ sộ và có
chất lượng, thế nhưng số lượng du khách viếng thăm lăng vẫn còn hạn chế, chưa khai
thác một cách có hiệu quả những giá trị của các lăng tẩm cũng như trong quá trình khai
thác xuất hiện hàng loạt những khó khăn bất cập nảy sinh.
Chính bởi tầm quan trọng lớn lao của ngành du lịch đối với Huế cũng như cả
nước, vai trò nòng cốt của hệ thống lăng tẩm trong phát triển du lịch Huế và những tồn
tại thực tiễn xung quanh việc khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa này, tôi đã mạnh dạn
thực hiện đề tài “Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với điểm tham quan lăng
xi
Khải Định và lăng Tự Đức” để làm khóa luận tốt nghiệp đại học của mình, nhằm
nghiên cứu và đưa ra những đánh giá về mức độ hài lòng của du khách đối với điểm
tham quan lăng Khải Định và lăng Tự Đức. Từ đó, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải
pháp thiết thực nhằm khai thác có hiệu quả và bền vững, phát huy những giá trị văn
hóa tại hai điểm di sản này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch và du lịch văn hóa.
- Xác định các nhân tố tác động tới sự hài lòng của du khách đối với điểm tham
quan lăng Khải Định và Tự Đức.
- Tiến hành kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng của du khách theo các yếu
tố nhân khẩu học.
- Đưa ra một số định hướng và giải pháp cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả và
bền vững tại hai điểm tham quan lăng Khải Định và lăng Tự Đức.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
du khách đối với điểm tham quan lăng Khải Định và lăng Tự Đức.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách du lịch nội địa đến tham quan lăng Khải Định và lăng Tự Đức.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Về mặt không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu tại 2 điểm tham quan là lăng Khải Định và lăng Tự
Đức.
4.2. Về nội dung khoa học
Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu sự hài lòng của du khách và đề xuất các
giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị tại lăng Khải Định và lăng Tự Đức.
4.3. Về thời gian:
xii
- Số liệu sơ cấp (kết quả điều tra) từ tháng 2/2013 đến tháng 4/2013.
- Số liệu thứ cấp từ năm 2010 - 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Đối với số liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra khảo sát dành cho khách du lịch
nội địa có mặt tại lăng Khải Định và lăng Tự Đức.
Bước 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức của Linus Yamane:
2
(1 * )
N
n
N e
Trong đó: n: Quy mô mẫu
N: Kích thước của tổng thể, N = 180.997 (tổng lượt khách đến tham quan
lăng Khải Định năm 2012 là 180.997 khách). Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và
sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể là e =10% . Lúc đó:
Như vậy quy mô mẫu là 100 mẫu.
Dự phòng để đảm bảo tính khách quan của mẫu, phòng trường hợp khách không
đủ thời gian để hoàn thành bảng hỏi nên tổng số mẫu dự kiến là 110 mẫu.
Áp dụng công thức này tương tự với lăng Tự Đức, N = 141.206 (tổng lượt khách
đến tham quan lăng Tự Đức năm 2012 là 141.206 khách).
2
141.206
99,93
(1 141.206*0,1 )
n
Như vậy quy mô mẫu tại lăng Tự Đức cũng là 100 mẫu.
Tuy nhiên do dự phòng để đảm bảo tính khách quan của mẫu nên tổng số mẫu dự
kiến là 110 mẫu.
Bước 2: Sau khi đã xác định quy mô mẫu ta tiến hành chọn mẫu điều tra. Do
những hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tiến hành điều tra đối với du khách nội địa.
2
180.997
99,94
(1 180.997*0,1 )
n
xiii
Bước 3: Về phương pháp chọn mẫu điều tra: Phương pháp chọn mẫu mà đề tài
nghiên cứu sử dụng là phương pháp chọn mẫu phi xác xuất, chọn mẫu ngẫu nhiên.
Bước 4: Tổ chức điều tra trực tiếp tại lăng Khải Định và lăng Tự Đức để phỏng
vấn du khách.
- Đối với các số liệu thứ cấp: Các số liệu về tình hình phát triển du lịch tại địa
phương, lượng khách du lịch tại các điểm tham quan, kết quả kinh doanh du lịch,…qua
các năm được thu thập qua các trang thông tin của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Thừa Thiên - Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và một số công trình nghiên
cứu đã được công bố.
5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tập hợp và phân tích dữ liệu điều tra. Bao gồm:
- Thống kê mô tả: Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), giá trị trung bình
(Mean).
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:
Kiểm định nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong
quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha.
- Kiểm định Independent Samples T-test, phân tích phương sai một yếu tố
(One-way ANOVA): Phân tích sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa các nhóm du khách
theo các nhân tố: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập.
* Chú thích:
● Sig. (P-value) > 0,1 (ns): Không có sự khác biệt ý kiến giữa các nhóm khách.
● 0,05< Sig. (P-value) <= 0,1 (*): Khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp.
● 0,01< Sig. (P-value) <= 0,05 (**): Khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình.
● Sig. (P-value) <= 0,01 (***): Khác biệt có ý nghĩa thống kê cao.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài bao gồm 3
chương:
xiv
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương II: Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với điểm tham quan lăng Khải
Định và lăng tự Đức
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tại lăng Khải Định và
lăng Tự Đức
Do kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong Quý thầy cô và các bạn đọc góp ý chỉnh sửa để khóa luận
tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
PHẦN III
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng, Thừa Thiên - Huế có rất
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch văn hóa. Được vinh dự
mang trên mình hai di sản văn hóa của nhân loại, có QTDTCĐH với kinh thành, lăng
tẩm, đền đài cùng hàng trăm di tích chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử, song
những giá trị văn hóa đó vẫn đang còn “ngủ quên” chưa được đánh thức. Qua phần
đánh giá về sự hài lòng của du khách, chúng ta vẫn còn thấy nhiều yếu tố bất cập trong
việc khai thác những giá trị của lăng tẩm Huế nói riêng cũng như quần thể di tích Huế
nói chung. Một số vấn đề về giao thông, cơ sở hạ tầng du lịch cũng như những dịch vụ,
hàng lưu niệm vẫn đang còn yếu kém, chưa thực sự hấp dẫn được du khách.
Để khai thác có hiệu quả và bền vững những giá trị của lăng tẩm Huế, chúng ta
cần phải cải thiện nhiều mặt, đồng thời không ngừng học hỏi, đầu tư, sáng tạo ra các
sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách
cũng như thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến với Huế. Bên cạnh đó cũng cần
phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành có liên quan để việc khai thác được
hiệu quả và bền vững hơn. Hy vọng rằng trong một tương lai không xa, du khách khi
đến với Huế không chỉ được nhìn những công trình lịch sử kia mà còn được hoà mình
xv
vào một không gian văn hóa để cảm nhận được hết những vẻ đẹp văn hóa xưa cũ. Một
khi những không gian văn hóa xưa được sống lại, Huế sẽ trở thành một điểm đến hấp
dẫn đối với du khách, sẽ là một vẻ đẹp “chẳng nơi nào có được” đúng với cái chất dịu
dàng và trầm tư của nó. Làm được như vậy thì trong tương lai, du lịch sẽ trở thành một
ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần hình thành nền tảng tinh thần của xã
hội, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của quê
hương Thừa Thiên - Huế nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung.
2. Những vấn đề mà đề tài đã giải quyết được và những mặt hạn chế của đề tài
2.1. Những vấn đề mà đề tài đã giải quyết được
Trước hết lăng tẩm Huế là một vấn đề không hề mới bởi nó đã có lịch sử tồn tại
hàng trăm năm và trên thực tế có hàng loạt các công trình nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu, các học giả cùng hàng trăm sách báo bàn về các vấn đề xung quanh chúng.
Nếu kể đến sách viết về Huế chúng ta không thể không nhắc đến các tác phẩm của 2
nhà “Huế học” nổi tiếng - Nguyễn Đắc Xuân và Phan Thuận An. Nếu kể đến tạp chí thì
xuất hiện hai tờ tạp chí tiêu biểu là Tạp chí Huế xưa và nay với 7 bài viết tổng hợp nói
về 7 lăng tẩm của các vị vua Nguyễn và Tạp chí Sông Hương số 19 tháng 6/1986 với
bài viết đáng chú ý do Phan Hương Thủy viết “Vài suy nghĩ quanh lăng tẩm Huế”. Bên
cạnh đó là hàng trăm bài viết của các nhà nghiên cứu, các học giả cùng các công trình
nghiên cứu do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Trung tâm nghiên cứu Huế, Hội
sử học Thừa Thiên - Huế, thực hiện.
Nhìn chung, về lịch sử các nghiên cứu lăng tẩm Huế thì khá phong phú về chất
lượng cũng như chủng loại bởi lẽ lăng tẩm Huế là chủ đề hay và không mới. Tuy nhiên
theo cá nhân em, về khía cạnh đánh giá sự hài lòng của du khách ở lăng tẩm Huế là
một góc cạnh mới. Mặc dù đã có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị để bàn về các vấn đề
phát triển những giá trị văn hóa trong lăng tẩm Huế nói riêng và du lịch Huế nói chung,
tuy nhiên vẫn còn thiếu những nghiên cứu cụ thể để có thể đánh giá về sự hài lòng của
khách du lịch đối với hệ thống lăng tẩm ở Huế.
xvi
Về nội dung, đề tài cơ bản giải quyết được những mục tiêu đã đề ra. Cụ thể, thông
qua quá trình điều tra thu thập và xử lý số liệu, đề tài đã tổng hợp những đánh giá của
du khách về các yếu tố cảnh quan, môi trường; an ninh, an toàn; cơ sở hạ tầng du lịch;
yếu tố con người và dịch vụ, giá cả, qua đó biết được mức độ hài lòng của du khách đối
với từng yếu tố. Đồng thời đề tài cũng đã chỉ ra được sự khác biệt về mức độ hài lòng
giữa những nhóm du khách khác nhau về các nhân tố nhân khẩu học như giới tính, độ
tuổi, trình độ học vấn, thu nhập.
Dựa trên những đánh giá này của du khách đề tài đã đưa ra được một số giải pháp
cơ bản nhằm bảo tồn cũng như phát huy những giá trị của lăng tẩm Huế nói riêng, di
sản Huế nói chung. Hầu hết những giải pháp này đều dựa trên những đánh giá thực tế
khách quan cùng với những góp ý chân thành của du khách nên mang tính thiết thực
khá cao.
2.2. Những mặt hạn chế của đề tài
Bên cạnh những điều đã làm được, đề tài cũng không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ thực hiện điều tra đối với khách du lịch nội
địa, trong khi đó lượng khách du lịch quốc tế đến các điểm tham quan của QTDTCĐH
chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế,
năm 2012 có hơn 1,7 triệu lượt khách đến tham quan các điểm di tích Huế (có thu vé),
trong đó lượng khách quốc tế chiếm đến gần một nửa (hơn 881.000 lượt). Hơn nữa,
tổng lượt khách quốc tế đến tham quan là một chỉ tiêu quan trọng đối với ngành du
lịch, bởi khách quốc tế vẫn là nguồn doanh thu chính không chỉ của du lịch Huế mà
còn là du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó tâm lý của du khách nội địa và du khách quốc tế
về cơ bản là khác nhau nên sẽ có những đánh giá khác nhau về mức độ hài lòng. Do đó
tôi hy vọng những đề tài tiếp theo sẽ có những nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về vấn đề
này.
3. Kiến nghị
Để thực hiện tốt công tác quản lý và phát huy mạnh mẽ giá trị của điểm tham
quan lăng Khải Định và lăng Tự Đức, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
xvii
3.1. Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và các ban ngành có liên quan
Thứ nhất, nghiên cứu và tìm hiểu để đưa ra những giải pháp bảo tồn hiệu quả cho
hệ thống lăng tẩm ở Huế nói riêng cũng như Quần thể Di tích Huế nói chung. UBND
tỉnh phải có chỉ đạo cụ thể tới các ban ngành liên quan để thực hiện khoanh vùng và
bảo vệ di tích một cách nghiêm ngặt theo đúng những quy định của Luật Di sản văn
hoá và Công ước Di sản. Bên cạnh đó cần phải đưa ra những chính sách cụ thể nhằm
giải quyết tình trạng xâm lấn di tích đang diễn ra ở một số nơi như lăng Dục Đức, khu
vực thượng Thành,
Thứ hai, chỉnh trang lại VSMT xung quanh lăng cũng như hệ thống hàng quán
xung quanh lăng Khải Định và lăng Tự Đức để đảm bảo trật tự cũng như mỹ quan cho
hai điểm tham quan này.
Thứ ba, lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu sáng tại các điểm di tích để tăng thêm vẻ
hấp dẫn về đêm cũng như đảm bảo an ninh, an toàn cho các điểm di tích.
3.2. Đối với Sở Giao thông vận tải
Thứ nhất, tiếp tục sửa chữa và nâng cấp hệ thống giao thông đặc biệt là những
con đường dẫn đến các điểm du lịch này.
Thứ hai, mở rộng bãi đỗ xe tại các điểm tham quan để đáp ứng nhu cầu ngày càng
lớn của khách du lịch.
3.3. Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Thứ nhất, trước hết Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần đề ra những chiến lược
dài hạn trong việc phát triển du lịch tại địa phương, trong đó phải xác định được thế
mạnh của du lịch tỉnh nhà, thị trường khách trọng điểm để có những phương hướng và
giải pháp khai thác hiệu quả. Việc khai thác du lịch phải theo hướng chuyên sâu, trọng
điểm, tập trung vào một hay một vài loại hình du lịch trọng điểm chứ không nên phát
triển tràn lan.
Thứ hai, xây dựng những chiến lược, kế hoạch marketing, quảng bá cho du lịch
Thừa Thiên - Huế một cách bài bản và chuyên nghiệp, đặc biệt là ở các thị trường
trọng điểm và tiềm năng.
xviii
Thứ ba, theo tôi Thừa Thiên - Huế nên lấy du lịch di sản kết hợp với văn hoá, lễ
hội làm trọng tâm tạo thành một điểm nhấn đáng chú ý của vùng đất Cố đô, từng bước
xây dựng thương hiệu du lịch riêng cho mình trong mắt du khách cũng như bè bạn
quốc tế.
3.4. Đối với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Thứ nhất, cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn sự hài lòng của du khách đến tham quan.
Thứ hai, có những chính sách về giá thích hợp để thu hút nhiều hơn du khách đến
tham quan.
xix
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Lương (2011), Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với
điểm đến du lịch Đà Nẵng, Tóm tắt luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
2. Trần Đức Anh Sơn (2012), “Những giải pháp cho việc bảo tồn hiệu quả Di sản văn
hoá Huế”, tham luận trình bày tại Hội nghị các thành phố lịch sử thế giới lần thứ 13, tổ
chức tại thành phố Huế, tháng 4/2012.
3. Lê Văn Thăng, Trần Anh Tuấn và Bùi Thị Thu (2008), Du lịch và Môi trường, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Tuệ và ctv (1997), Địa lý du lịch, NXB Trẻ, Tp. HCM.
5. Nguyễn Minh Tuệ, Trần Văn Thắng và Nguyễn Đức Vũ (2009), Giáo trình Địa lý
Du lịch, NXB Đại học Huế, Huế.
6. Luật Du lịch, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày
14 tháng 6 năm 2005.
7. Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 13/07/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
8. Quyết định số 2295/QĐ-UBND ngày 05/12/2012 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thừa
Thiên - Huế phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích Cố đô
Huế đến năm 2020.