Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY RAU (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.47 KB, 53 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
CÂY RAU
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG)
Mã số môn học: TT2213
Số tín chỉ: 02
Lý thuyết: 20 tiết
Thảo luận: 04
Thực hành: 06 tiết
Phú Thọ, năm 2012
MỤC LỤC
PHẦN I. LÝ THUYẾT 1
MỞ ĐẦU 1
A) MỤC TIÊU: 1
B) NỘI DUNG: 1
1. Tầm quan trọng của cây rau đối với đời sống, kinh tế và xã hội 1
- Giá trị về kinh tế 1
2. Tình hình sản xuất rau ở nước ta 1
3. Nhiệm vụ 1
4. Những thuận lợi và khó khăn của ngành sản xuất rau 1
4.1. Thuận lợi 1
4.2. Khó khăn 2
4.3. Giải pháp chủ yếu 2
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP: 2
D) CÂU HỎI ÔN TẬP: 2
Chương 1 3
ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA CÂY RAU 3
A) MỤC TIÊU: 3
B) NỘI DUNG: 3
1.1. Phân loại cây rau 3
1.1.1. Phân loại theo đặc điểm thực vật học 3
1.1.2. Phân loại theo bộ phận sử dụng 3


1.1.3. Phân loại theo nguồn gốc 3
1.2. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sản xuất rau 3
1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ 4
1.2.2. Ảnh hưởng của ánh sáng 4
1.2.3. Ảnh hưởng của nước 5
1.2.4. Ảnh hưởng của đất và chất dinh dưỡng 5
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP: 6
D) CÂU HỎI ÔN TẬP: 7
Chương 2 8
NHỮNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỦ YẾU TRONG SẢN XUẤT RAU 8
A) MỤC TIÊU: 8
B) NỘI DUNG: 8
2.1. Phương thức sản xuất rau 8
2.1.1. Sản xuất rau ngoài trời 8
2.1.2. Sản xuất rau trong điều kiện bảo vệ 8
2.1.3. Trồng rau không cần đất 8
2.2. Đất trồng rau và kỹ thuật làm đất 9
2.2.1. Đất trồng rau 9
2.2.2. Kỹ thuật làm đất 9
2.4. Hạt giống rau và kỹ thuật gieo ươm 9
i
2.4.1. Tiêu chuẩn hạt giống rau tốt 9
2.4.2. Kỹ thuật gieo ươm cây giống và chăm sóc sau gieo 10
2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng 11
2.5.1. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý 11
2.5.2. Phương pháp trồng và mật độ trồng 11
2.5.3. Bón phân 12
2.5.4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại 12
2.6. Thu hoạch và bảo quản 12
2.6.1. Thu hoạch rau 12

2.6.2. Phẩm chất rau 13
2.6.3. Bảo quản, cất trữ 14
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP: 14
D) CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN: 14
Chương 3 14
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN 14
A) MỤC TIÊU: 15
- Kiến thức: Sinh viên phân tích các nguyên nhân dẫn đến rau không an toàn,
nêu được điều kiện để sản xuất rau an toàn, các giải pháp sản xuất an toàn 15
- Kỹ năng: Lựa chọn được đất, nguồn nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật phục vụ sản xuất rau an toàn 15
- Thái độ: Hiểu rõ được tầm quan trọng của rau an toàn từ đó khuyến cáo người
thân, người nông dân cùng tham gia sản xuất rau an toàn 15
B) NỘI DUNG: 15
3.1. Tầm quan trọng của sản xuất rau an toàn 15
3.2. Nguyên nhân rau chưa an toàn 15
3.2.1. Do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 15
3.2.2. Do dư lượng nitrat 15
3.2.3. Do nhiễm kim loại nặng 15
3.2.4. Ký sinh trùng và sinh vật gây bệnh 15
3.3. Quy định tiêu chuẩn rau an toàn 15
3.4. Tổ chức sản xuất rau an toàn 15
3.4.1. Điều kiện để sản xuất rau an toàn 15
3.4.2. Một số giải pháp sản xuất rau an toàn 16
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP: 16
Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 16
- Thực trạng về quy mô sản xuất 16
- Thực trạng về thị trường tiêu thụ rau an tòan 16
- Thực trạng về chất lượng rau an toàn ở Việt Nam 16
- Xu hướng phát triển của ngành sản xuất rau an toàn 16

Chương 4 17
KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY RAU CHÍNH 17
A) MỤC TIÊU: 17
ii
- Kiến thức: Sinh viên mô tả được đặc điểm sinh vật học của các cây rau : cà
chua, khoai tây, cải bắp, su hào, dưa chuột, bí, đỗ cove. Trình bày được kỹ
thuật trồng và chăm sóc các loại cây rau trên 17
- Kỹ năng: Có khả năng thực hành các kỹ thuật cơ bản để trồng các loại rau
phổ biến. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây rau 17
- Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để trồng rau có năng suất cao và
phẩm chất tốt 17
B) NỘI DUNG: 17
4.1. Cây rau họ cà 17
4.1.1. Giới thiệu chung về cây rau họ cà 17
4.1.2. Cây cà chua (Lycopersicon esculentum. Mill) 17
a. Luân canh 19
b. Thời vụ 20
c. Đất và phân bón 20
d. Kỹ thuật ươm cây giống 21
e. Mật độ và khoảng cách trồng 21
f. Chăm sóc 21
4.1.3. Cây khoai tây (đọc thêm) 23
4.2. Cây rau họ thập tự 28
4.2.1. Giới thiệu chung về cây rau họ thập tự 28
4.2.2. Cây cải bắp 28
4.2.3. Cây su hào (đọc thêm) 33
4.3. Cây rau họ bầu bí 34
4.3.1. Giới thiệu chung về cây rau họ bầu bí 34
4.3.2. Cây dưa chuột 34
4.3.3. Cây bầu (đọc thêm) 37

4.4. Cây rau họ đậu đỗ 38
4.4.1. Giới thiệu chung về cây rau họ đậu đỗ 38
4.4.2. Cây đậu Cove 39
4.4.3. Cây đậu đũa (đọc thêm) 40
PHẦN II. THỰC HÀNH 43
BÀI 1. PHÂN LOẠI HẠT GIỐNG RAU VÀ CÂY CON GIỐNG RAU 43
Số tiết: 01 tiết 43
BÀI 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG RAU CẢI BẮP 45
Số tiết: 01 tiết 45
BÀI 3. ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT RAU CÀ CHUA 46
Số tiết: 01 tiết 46
BÀI 4. KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY RAU 48
iii
PHẦN I. LÝ THUYẾT
MỞ ĐẦU
Số tiết: 01 tiết (Lý thuyết:01 tiết; thảo luận:0 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Sinh viên liệt kê được các giá trị của cây rau, kể tên các vùng trồng rau chính ở
nước ta. Nêu được phương hướng, nhiệm vụ và khó khăn, thuận lợi, giải pháp cho ngành trồng rau.
- Kỹ năng: Đánh giá được xu hướng phát triển của ngành trồng rau trong thời gian tới.
- Thái độ: Hiểu và nhận thấy tầm quan trọng của ngành trồng rau.
B) NỘI DUNG:
1. Tầm quan trọng của cây rau đối với đời sống, kinh tế và xã hội
- Giá trị về dinh dưỡng: Rau cung cấp cho cơ thể vitamin như vitamin A, B, C, E, PP ,….các
chất khoáng,….
- Giá trị về y học: Một số loại cây rau sử dụng làm dược liệu: hành, tỏi, gừng, nghệ, tía tô, cà
rốt, khoai lang.
- Giá trị về kinh tế
+ Rau là cây lương thực.
+ Rau là cây xuất khẩu.

+ Rau là nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm:
+ Giá trị về mặt xã hội
2. Tình hình sản xuất rau ở nước ta
Cây rau có thể sinh trưởng được ở mọi vùng sinh thái nhưng do yêu cầu về tiêu dùng của xã
hội nên được sản xuất tập trung ở một số vùng. Diện tích trồng rau nằm chủ yếu ở khu vực:
- Vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
- Vùng rau Lâm Đồng
- Vùng rau thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận
- Vùng rau đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Cần
Thơ, Sóc Trăng.
3. Nhiệm vụ
- Phấn đấu tăng năng suất, sản lượng, chất lượng rau quả. Hiệu quả kinh tế và kim ngạch xuất
khẩu không ngừng tăng.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật và hiểu biết thị trường đối với người sản xuất rau
- Đầu tư khoa học và công nghệ tiên tiến cùng với cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau.
- Sản xuất rau quanh năm, hạn chế hiện tượng rau giáp vụ.
4. Những thuận lợi và khó khăn của ngành sản xuất rau
4.1. Thuận lợi
- Nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm trải dài trên nhiều vĩ độ, địa
hình chia cắt nên có nhiều loại tiểu khí hậu và có thể sản xuất ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, có
nhiều chủng loại rau phong phú đa dạng cho năng suất cao.
- Ở những vùng chuyên canh tập trung nhiều người có kinh nghiệm.
- Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư cho phát triển rau quả.
1
- Thị trường đầu ra cho sản phẩm tạo ra được những thuận lợi.
- Nhu cầu về rau của nhân dân ngày càng cao.
4.2. Khó khăn
- Khí hậu cũng gây ra những khó khăn trở ngại như: nóng, rét, ẩm, mưa bão,…
- Bộ giống chưa phong phú, thiếu đồng bộ, chất lượng giống chưa cao.
- Chưa chọn tạo được những giống đặc trưng cho vùng nhiệt đới nóng ẩm.

- Cơ sở vật chất trồng rau còn quá nghèo nàn.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách, trình độ sản xuất của người lao động chưa
đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
4.3. Giải pháp chủ yếu
- Chọn tạo những giống rau có nhiều đặc trưng đặc tính tốt cho vùng nóng, ẩm, thích nghi với
nhiều vùng sinh thái.
- Tăng cường vốn đầu tư, trang thiết bị vật tư, giống cho sản xuất rau.
- Nhà nước cần có chính sách thỏa đáng về ruộng, lương thực, tín dụng, chính sách xuất
nhập khẩu,…
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho công nghệ sau thu hoạch.
- Đào tạo cán bộ chuyên ngành có trình độ cao.
- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền khuyến nông cho người sản xuất, giúp họ tăng
thêm hiểu biết về các tiến bộ kỹ thuật.
- Quy trình sản xuất rau sạch phải được xây dựng cho từng vùng sinh thái, cho mỗi loại rau.
- Hàng năm cần tổ chức hội chợ rau mang tính đặc trưng của vùng, miền.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), Ứng dụng công nghệ trong trồng rau, NXB Lao động,
Hà Nội.
D) CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Vai trò của cây rau đối với đời sống con người?
2. Nước ta có những vùng chuyên rau chính nào?
3. Thuận lợi, khó khăn của các vùng trồng rau chính?
2
Chương 1
ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA CÂY RAU
Số tiết: 03 tiết (Lý thuyết: 03 tiết; thảo luận:0 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Liệt kê được các cách phân loại, trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố ngoại
cảnh đến sinh trưởng và phát triển của cây rau.

- Kỹ năng: Phân loại được những cây rau phổ biến. Dựa vào các yêu cầu về ngoại cảnh để
phân loại nhóm rau theo từng yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, nước, phân bón.
- Thái độ: Trên cơ sở hiểu về các đặc tính sinh vật học của cây rau, khuyến cáo các biện pháp
kỹ thuật để tăng năng suất cây rau.
B) NỘI DUNG:
1.1. Phân loại cây rau
1.1.1. Phân loại theo đặc điểm thực vật học
1.1.1.1. Thực vật bậc thấp
- Họ nấm tán (Agricaceae) gồm có nấm rơm, nấm mỡ, nấm hương.
- Họ mộc nhĩ (Auricularia judae)
1.1.1.2. Thực vật bậc cao
- Lớp một lá mầm
- Lớp hai lá mầm
1.1.2. Phân loại theo bộ phận sử dụng
- Rau ăn rễ củ: củ cải, cà rốt, củ đậu,
- Loại rau ăn thân, thân củ: su hào, khoai tây,
- Loại rau ăn lá: xà lách, rau diếp, cải bẹ, cải bắp, mồng tơi, rau ngót, cải cúc,
- Loại rau ăn quả: cà chua, dưa chuột, xu xu, bí ngô, bí đỏ, bầu,
- Loại rau ăn nụ, hoa: súp lơ, thiên lý,
1.1.3. Phân loại theo nguồn gốc
N.I.Vavilop đã phân ra 8 trung tâm khởi nguyên cây trồng:
- Trung tâm Trung Quốc: phát sinh ra củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo, cải trắng, cải xanh,
dưa leo trái to, cà pháo, hành lá, khổ qua, mướp,
- Trung tâm Ấn Độ: phát sinh ra cà tím, dưa chuột, mướp khía, bầu, đậu rồng, xà lách,
- Trung tâm Trung Á: khởi nguyên của dưa melon, hành tây, tỏi, suplơ, cà rốt vàng, đậu hà lan.
- Trung tâm Cận đông: Khởi nguyên của dưa melon, bí đỏ, dưa leo, cà rốt, ngò tây, xà lách,
- Trung tâm Địa Trung Hải: khởi nguyên của cải bắp, củ cải đỏ, ngò tây, hành tây,
- Trung tâm biển Ả Rập: khởi nguyên của hành lá, đậu hà lan, các loại đỗ ăn quả,
- Trung tâm Trung Mỹ và nam Mehicô: khởi nguyên của bí đỏ, su su, ớt cay, ớt ngọt, cà chua,
ngô, khoai lang,

- Trung tâm Nam Mỹ: khởi nguyên của khoai tây, cà chua, ớt, bí đỏ,
Việc tìm hiểu nguồn gốc của các loại cây rau và điều kiện môi trường nơi phát sinh cho phép
giải thích nhiều đặc tính sinh học của cây rau và làm cơ sở cho kỹ thuật canh tác chung.
1.2. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sản xuất rau
3
1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp trong tế bào mô cây xảy ra sự thay đổi không thể phục hồi
dẫn đến việc chết toàn cây hay các cơ quan riêng biệt.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các sinh vật có lợi hay có hại đối với cây trồng.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ lên cây rau còn phụ thuộc vào yếu tố khác của môi trường. Dưới
cường độ chiếu sáng mạnh, sự cân bằng sản phẩm tạo ra do quang hợp và sản phẩm mất đi do hô
hấp chỉ xảy ra ở nhiệt độ tương đối cao; nhiệt độ thấp ban đêm sẽ giúp cây tích lũy chất hữu cơ
nhiều hơn.
1.2.1.1. Sự tương hợp giữa chế độ nhiệt của môi trường và nhu cầu của cây rau
- Loại chịu rét: hành tỏi, rau nhà chùa, măng tây, ngó sen….
- Loại rau chịu rét trung bình: cải trắng, cải bắp, cà rốt, đậu Hà Lan, rau cần, xà lách,…
- Loại rau ưa ấm áp: cà, cà chua, ớt, dưa chuột, …
- Loại rau chịu nóng: dưa hấu, dưa bở, bí ngô, bí xanh, đậu đũa…
1.2.1.2. Yêu cầu nhiệt độ của cây rau qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
* Thời kỳ hạt nảy mầm
Hầu hết các giống rau đều nảy mầm ở nhiệt độ 25-30
0
C. Nếu nhiệt độ quá thấp làm hạt giống
không hút được nước, nếu kéo dài thì hạt trong đất bị thiếu oxi hoặc do sâu bệnh hại sẽ bị thối.
* Thời kỳ cây con
Thời kỳ này cây còn non yếu, khả năng quang hợp của bộ lá còn hạn chế nên yêu cầu nhiệt độ
thấp hơn thời kỳ hạt nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp cho đa số các loại rau ở thời kỳ này từ 18-20
0
C.
Nhiệt độ cao làm cây hô hấp mạnh gây mất nước, tiêu hao dinh dưỡng, cây giống sẽ còi cọc.

* Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng
Ở thời kỳ này khối lượng thân lá tăng trưởng nhanh, nhiệt độ cao còn thuận lợi cho cây thực
hiện các nhiệm vụ quang hợp, hô hấp, hút nước…. Những loại rau ưa khí hậu mát lạnh phát triển tốt
nhất ở nhiệt độ 17-18
0
C. Những loại rau ưa khí hạu ấm áp nhiệt độ thích hợp là 20-30
0
C, nhiệt độ
thấp sẽ gây trở ngại cho loại rau này phát triển.
* Thời kỳ sinh trưởng sinh thực
Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 20
0
C, nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá đều ảnh hưởng
không tốt đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, dẫn đến rụng nụ rụng hoa.
1.2.2. Ảnh hưởng của ánh sáng
1.2.2.1. Yêu cầu của cây rau đối với thành phần ánh sáng
- Thành phần ánh sáng ảnh hưởng lên sự sinh trưởng, phát triển và phẩm chất cây rau.
+ Ánh sáng bước sóng 600-700Nm có tác dụng tích cực trong đồng hóa CO
2
+ Tia cực tím bước sóng dài 300-380Nm thúc đẩy quá trình tổng hợp Vitamin C.
- Cây rau ưa ánh sáng tán xạ hơn là trực xạ.
1.2.2.2. Yêu cầu của cây rau đối với cường độ ánh sáng
- Dựa vào yêu cầu đối với cường độ ánh sáng có thể phân loại rau như sau:
+ Rau yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh phải trồng ngòai sáng như dưa gang, dưa hấu, bí đỏ,
cà tím, ớt,
+ Rau yêu cầu cường độ ánh sáng trung bình như cải bắp, cải trắng, cải củ, hành, tỏi,
4
+ Rau yêu cầu cường độ ánh sáng yếu phải trồng trong điều kiện che bóng như cải cúc, mùi
tàu, gừng, rau diếp,
Căn cứ vào yêu cầu ánh sáng của các loại rau mà bố trí trồng xen, trồng lẫn cây ưa sáng và cây

chịu bóng.
1.2.2.3. Yêu cầu của cây rau đối với thời gian chiếu sáng
Căn cứ vào yêu cầu đối với thời gian chiếu sáng chia ra thành các nhóm rau:
- Nhóm rau ngày ngắn: đậu ván, dưa chuột, bầu bí, dưa hấu,
- Nhóm rau ngày dài: cải bắp, hành tỏi, cà rốt,
- Nhóm rau trung tính: cà chua, đậu hà lan, đậu xanh,
1.2.2.4. Yêu cầu ánh sáng của cây rau trong các giai đoạn khác nhau
Ánh sáng không ảnh hưởng tới giai đoạn nảy mầm. Giai đoạn cây mầm nếu thiếu ánh sáng,
cây mầm thiếu dinh dưỡng, vươn dài và chết dần. Thời gian thành lập cơ quan sinh sản nếu ánh sáng
yếu sẽ làm rụng nụ, hoa.
Yêu cầu ánh sáng giảm dần vào giai đoạn cuối của sự hình thành cơ quan tích lũy. Một số cây
giai đoạn cuối không cần ánh sáng.
1.2.3. Ảnh hưởng của nước
1.2.3.1. Ảnh hưởng của nước
- Rau chứa 75-95% nước.
- Thiếu nước sẽ làm giảm năng suất, làm giảm chất lượng.
- Thừa nước sẽ làm rau nhũn, chứa ít chất hòa tan, giảm khả năng chống chịu.
1.2.3.2. Nhu cầu nước của rau
- Mỗi loại rau khác nhau và các thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu đối với nước cũng khác
nhau. Các loại rau thường yêu cầu nước thấp ở giai đoạn đầu, khi cây càng lớn yêu cầu càng tăng,
lượng nước yêu cầu cao nhất khi cây trổ hoa kết trái và giảm dần đến khi thu hoạch sản phẩm.
- Nhu cầu về nước còn phụ thuộc vào khả năng ăn rộng, ăn sâu của hệ thống rễ. Dựa trên đặc
tính này chia cây rau thành 3 nhóm:
+ Cây có hệ thống phân nhánh mạnh, phân bố ở độ sâu và rộng từ 2-5 m như bí đỏ, dưa bở,
+ cây có hệ thống rễ phân nhánh tương đối mạnh và ăn sâu khỏi lớp đất cày ở độ sâu 1-2 m
như củ cải đỏ, cà chua, cà tím, dưa hấu,
+ Cây có hệ thống rễ ăn cạn, phân nhánh mạnh hay yếu, rễ chỉ phân bố trong lớp đất cày và
một phần rễ ăn sâu đến 0,5m như cải bắp, suplơ, khoai tây, dưa leo,
- Dựa vào khản năng hút nước và tiêu hao nước, chia thành 4 nhóm:
+ Nhóm hút nước mạnh, tiêu hao mạnh: củ dền

+ Nhóm hút nước mạnh, tiêu hao ít: dưa hấu, bí, cà chua, ớt, cà tím,
+ Nhóm hút nước yếu, tiêu hao nhiều: cải bắp, suplơ, dưa leo, xà lách,
+ Nhóm hứt nước ít, tiêu hao ít: hành, tỏi.
1.2.4. Ảnh hưởng của đất và chất dinh dưỡng
1.2.4.1. Đạm (N)
- Đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các cơ quan của sinh vật, các hợp
chất hữu cơ. Đạm thúc đẩy quá trình quang hợp, kích thân, lá phát triển, kéo dài thời gian sinh
trưởng và tuổi thọ lá.
5
- Thiếu đạm cây tăng trưởng chậm, lá nhỏ, xanh nhạt, năng suất kém. Thừa đạm làm cây mềm,
chống chịu kém, chậm hình thành cơ quan sinh sản.
- Phân đạm cần cho rau ăn lá như cải bắp, xà lách, Rau họ đậu yêu cầu lượng đạm thấp hơn.
1.2.4.2. Photpho (P
2
O
5
)
- P
2
O
5
là thành phần quan trọng của axit nucleic, protein. P
2
O
5
giữ vai trò quan trọng trong quá
trình hô hấp và quang hợp; tăng cường khả năng hút đạm.
- P
2
O

5
kích thích rễ phát triển, cần thiết cho giai đoạn cây con và khi cây ra hoa làm cho quả to
và hạt chắc, đủ lân sẽ nâng cao khả năng bảo quản của rau sau thu hoạch.
- Thiếu lân mặt dưới lá hay học gân lá có màu tím
1.2.4.3. Kali (K
2
O)
Trong cây, lân ở dạng ion và di chuyển theo nhựa cây. Kali tác động đến đặc tính vật lý và hóa
học của chất nguyên sinh vách tế bào.
Thiếu K
2
O làm giảm sức chống chịu của cây rau, quá trình đồng hoá CO
2
của cây rau gặp
nhiều khó khăn. Cây thiếu kali thường lùn, rìa lá khô vàng, lá già chết trước.
1.2.4.4. Canxi (Ca)
- Có nhiều trong bộ phận già, tập trung chủ yếu trên mặt đất, có nhiều trong hạt.
- Thiếu canxi thường xảy ra ở đất chua, mặn.
- Thiếu canxi thường ngưng hình thành lông hút, rễ bị thối hỏng, màng tế bào không hình thành.
1.2.4.5. Nguyên tố vi lượng
Là những yếu tố cây trồng cần một lượng rất ít, nhưng chiếm một vị trí hết sức quan trọng
trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
1.2.4.6. pH
Cây rau phản ứng với độ pH tùy thuộc vào từng chủng loại, thành phần của phân bón. phương
pháp bón phân. Đa số các loại rau có thể sinh trưởng trên đất hơi kiềm hoặc trung tính; sinh trưởng
tốt nhất ở độ pH từ 6,0 – 6,8.
1.2.4.7. Yêu cầu dinh dưỡng của cây rau
Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây rau có yêu cầu về chất dinh dưỡng khác nhau:
- Thời kỳ nảy mầm, cây sống nhờ vào chất dự trữ trong hạt.
- Rễ con hấp thụ N nhanh nhất rồi đến K, hấp thụ lân kém. Nhu cầu dinh dưỡng thời kỳ cây

con không cao nhưng rất mẫn cảm với sự thiếu hoặc thừa các yếu tố dinh dưỡng. Bón lót và xử lý
hạt giống bằng phân vi lượng, đa lượng giúp tăng cường sự tăng trưởng rễ cây con, tăng năng suất.
- Thời kỳ phát triển thân lá, phân hóa mầm hoa, thời kỳ tích lũy yêu cầu về N, P,K gia tăng.
- Cuối thời kỳ hình thành cơ quan tích lũy chất dinh dưỡng, hay cuối thời kỳ phát triển quả nhu
cầu lấy dinh dưỡng từ đất giảm mạnh.
1.2.4.8. Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ cho rau
Ảnh hưởng của phân hữu cơ rất đa dạng. Ảnh hưởng quan trọng nhất là cải thiện lý tính, sinh
tính đất đai. Đất càng bón đầy đủ phân hữu cơ thì cây rau sử dụng phân khoáng càng hiệu quả.
Hiệu quả của bón phân hữu cơ hoặc vô cơ gia tăng khi bón chung với nhau và không thay thế nhau.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6
2. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), Ứng dụng công nghệ trong trồng rau, NXB Lao động,
Hà Nội.
3. Lê Thị Khánh (2009), Bài giảng Cây rau, Đại học Huế.
D) CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Có những phương pháp phân loại rau nào? Hiểu biết về nguồn gốc cây rau có lợi ích gì?
2. Yêu cầu nhiệt độ của cây rau trong từng giai đoạn sinh trưởng có khác nhau không?
3. Giai đoạn nào của cây rau chịu ảnh hưởng của độ dài ngày?
4. Nhu cầu nước của các loại rau có giống nhau không? Dựa vào đặc tính nào của cây rau để biết
nhu cầu nước của cây rau?
5. Ảnh hưởng của yếu tố đạm tới cây rau? Cây rau nào cần nhiều đạm, cây rau nào cần ít đạm?
6. Giai đoạn nào cây rau cần nguyên tố lân nhất?
7. Biểu hiện thiếu kali trên cây rau?
7
Chương 2
NHỮNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỦ YẾU TRONG SẢN XUẤT RAU
Số tiết: 06 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; thảo luận: 01 tiết, kiểm tra: 01 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Mô tả được các phương thức sản xuất rau. Nêu được yêu cầu đất trồng rau, các

bước làm đất, tiêu chuẩn hạt giống tốt, các phương pháp xử lý hạt giống, tiêu chuẩn cây giống đạt
yêu cầu, phương pháp xác định thời vụ, mật độ khoảng cách khi trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc
sau trồng.
- Kỹ năng: Lựa chọn được các phương thức trồng rau, loại đất trồng rau phù hợp. Thực hiện
được các biện pháp xử lý hạt giống, lựa chọn thời vụ, mật độ phù hợp khi trồng. Thực hiện các biện
pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng.
- Thái độ: Hiểu rõ vai trò của từng biện pháp kỹ thuật để lựa chọn và áp dụng có hiệu quả.
B) NỘI DUNG:
2.1. Phương thức sản xuất rau
2.1.1. Sản xuất rau ngoài trời
Là phương thức áp dụng phổ biến. Các khâu từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đều
diễn ra ngoài trời.
Kỹ thuật sản xuất đơn giản, chi phí thấp, dễ mở rộng diện tích.
Phương thức này không khống chế được điều kiện ngoại cảnh nên thường gặp rủi ro, làm ảnh
hưởng tới năng suất và chất lượng rau.
2.1.2. Sản xuất rau trong điều kiện bảo vệ
Những vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt cây rau không thể sinh trưởng phát triển ngoài
đất trống. Muốn sản xuất được rau phải có trang thiết bị đặc biệt.
Tuy nhiên sản xuất theo phương thức này thì chi phí, nhưng sản xuất rau trong mọi điều kiện
khí hậu, cho năng suất cao, chất lượng tốt
2.1.3. Trồng rau không cần đất
* Thuỷ canh
- Trồng rau thuỷ canh hay trồng rau trong dung dịch là đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa lượng,
vi lượng cân đối, đầy đủ, pH thích hợp trong dung dịch trồng. Đây là phương thức canh tác tiên tiến
hiện nay rất có hiệu quả đã được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển Mỹ, Nhật, Úc, châu Mỹ La
Tinh và Nam Á.
- Ưu điểm: Kỹ thuật này thường áp dụng những cây rau ưa ẩm như cà chua, dưa leo, ớt, xà
lách, cải. Nó có nhiều ưu điểm không cần đất canh tác, không phải cày cấy, không có cỏ dại, chủ
động về thời vụ, chủ động tưới nước và bón phân. Tránh gió bão, sương muối, năng suất cao hơn
trồng đại trà, đảm bảo chất lượng cao, công nghệ và đồng nhất, dễ thương mại hóa.

- Nhược điểm: Trồng thuỷ canh phải đầu tư cơ bản lớn, giá thành cao.Yêu cầu kỹ thuật chặt
chẽ từ trồng đến thu hoạch. Pha dung dịch dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, pH phù hợp với từng
loại rau, phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng.
- Phân loại hệ thống thủy canh:
8
+ Hệ thống thủy canh không hồi lưu: Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng đặt trong hộp xốp
hoặc các vật chứa cách nhiệt khác, dung dịch nằm nguyên trong hộp chứa từ lúc trồng cây đến khi
thu hoạch.
+ Hệ thống thủy canh hồi lưu: Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng bơm tuần hoàn từ một
bình chứa có lắp đặt thiết bị điều chỉnh tự động các thông số của dung dịch để đưa tới các bộ rễ cây,
sau đó quay lại bình chứa để điều chỉnh các thông số
- Hệ thống bao gồm (theo trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau Châu Á)
+ Thùng xốp chứa dung dịch dinh dưỡng
+ Khung hoặc giá đỡ.
+ Môi trường hoặc giá thể.
* Khí canh
* Trồng rau trên các giá thể hữu cơ tự nhiên
- Dùng mùn cưa làm giá thể trồng cà chua, dưa chuột.
- Dùng các phế phụ phẩm nông nghiệp như bã mía, xơ dừa.
2.2. Đất trồng rau và kỹ thuật làm đất
2.2.1. Đất trồng rau
Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, dinh dưỡng cao, năng suất cao. Khâu chọn đất trồng rất
quan trọng, nó quyết định đến năng suất và chất lượng rau. Vì vậy đất trồng rau phải thỏa mãn yêu
cầu sau:
- Đất phải có lý hóa tính tốt.
- Đất phải đáp ứng yêu cầu cho từng loại rau.
- Khu trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân.
- Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thông phân phối sản phẩm.
2.2.2. Kỹ thuật làm đất
* Cày, bừa, phơi đất

- Cày sâu để tăng chiều dày tầng canh tác, cải thiện kết cấu đất. Tùy thuộc loại rau mà độ cày
sâu khác nhau, thường từ 15-20 cm, cây có củ cày sâu từ 30-40 cm.
- Sau khi cày có thể bừa hay cuốc cho đất nhỏ, tơi, mịn.
- Phơi ải thường áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh; làm khô ráo, thoáng
khí. Thời gian phơi từ 10-15 ngày tùy điều kiện cụ thể.
* Lên luống
- Lên luống, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước. Luống phải thẳng, không
nên để nhiều rãnh. Tùy vào mùa vụ và tính chất đất mà làm luống khác nhau:
+ Luống bằng
+ Luống mui thuyền (mui luyện)
+ Luống lòng khay (luống chìm)
+ Luống vồng
- Mặt luống thường rộng 0,8-1,5m dài từ 7-12m tùy thuộc mùa vụ và loại rau.
- Chiều cao từ 10-40cm tùy thuộc thời vụ và tính chất đất.
2.4. Hạt giống rau và kỹ thuật gieo ươm
2.4.1. Tiêu chuẩn hạt giống rau tốt
9
- Có tỉ lệ nảy mầm cao
- Độ ẩm hạt đảm bảo.
- Độ thuần đặc trưng
- Không có mầm mống sâu bệnh hại.
2.4.2. Kỹ thuật gieo ươm cây giống và chăm sóc sau gieo
2.4.2.1. Khối lượng hạt gieo
Khối lượng hạt đem gieo phụ thuộc vào diện tích gieo trồng, khối lượng 1000 hạt, phương
pháp gieo (gieo vãi, gieo hàng, gieo hốc), chất lượng hạt giống, điều kiện thời tiết khí hậu, và các
vật hại khác như sâu bệnh và chuột hại.
2.4.2.2. Xử lý hạt giống
* Xử lý hạt bằng hóa chất
Một số bệnh lây lan qua hạt giống nên phải xử lý hạt trước khi gieo. Sử dụng một số hóa chất
để xử lý như: Formaldehyde 37-40%, thuốc tím 1%, hoặc thuốc thiram, captan.

* Ngâm nước – thúc mầm
- Ngâm hạt trong nước sạch, thay nước 2-6 tiếng 1 lần, gieo sau khi hạt đã trương nước.
- Nhiệt độ nước ngâm tốt nhất từ 30-50
0
C.
- Muốn hạt nảy mầm nhanh sau khi ngâm có thể ủ trong khay hoặc bọc trong vải ướt, định kỳ
tẩm nước. Ngâm nước làm tăng khả năng nảy mầm, nhưng sau khi gieo đất khô hay độ ẩm thay đổi
có thể làm mầm mới mọc bị chết.
2.4.2.3. Thời vụ gieo
Xác định thời vụ gieo cho các loại hạt rau rất khó vì cây rất mẫn cảm với điều kiện môi trường.
Cơ sở để xác định thời vụ gieo hạt là dựa vào nguồn gốc cây rau, yêu cầu của cây rau đối với điều
kiện sinh thái, nhu cầu cầu của xã hội.
* Các tỉnh trung du và đồng bằng sông Hồng
- Vụ đông – xuân: thích hợp cho những loại rau có nguồn gốc ôn đới
- Vụ xuân – hè: thích hợp cho những loại rau có nguồn gốc nhiệt đới.
* Một số tỉnh thuộc phía Bắc Trung Bộ
Đặc điểm khí hậu gần giống với khí hậu đồng bằng Sông Hồng, nhưng mưa muộn hơn nên
thời vụ gieo trồng thường muộn hơn 15-20 ngày so với đồng bằng Sông Hồng. Tuy vậy ở đây sản
xuất một số cây có nguồn gốc ôn đới không dễ dàng.
* Vùng đồng bằng sông Cửu long
Ở đây có hai rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Mùa
khô chủng loại rau phong phú. Vụ sơm gieo cuối tháng 11 ở chân đất cao, thời gian này thường có
lũ nên sản xuất rau gặp nhiều khó khăn.
* Vùng Đà lạt (Lâm Đồng)
Có 2 mùa, mùa mưa từ tháng 5- tháng 11, mùa mưa thường tập trung vào tháng 7, 8, 9. Mùa
khô từ tháng 12- 4. Vùng Đà lạt có độ cao so với mặt biển là 1500m, nhiệt độ trung bình là 18
0
C,
thời tiết khí hậu thích hợp cho nhiều loài rau ôn đới. Đây là vùng sản xuất hạt giống rau cà rốt, cải
bắp, khoai tây, xà lách, rất tốt.

Vụ đông xuân gieo trồng tập trungg từ cuối tháng 9 và tháng 10 đến tháng 11. Vụ xuân gieo từ
tháng 1-2, vụ muộn gieo vào tháng 3 đến tháng 4.
10
2.4.2.4. Kỹ thuật gieo
* Độ sâu gieo hạt: Độ sâu gieo hạt phụ thuộc vào kích thước hạt, tính chất và độ ẩm đất.
- Hạt rất to gieo sâu 50mm
- Hạt to gieo sâu 35mm
- Hạt trung bình gieo sâu 25mm
- Hạt nhỏ gieo sâu 15mm
- Hạt rất nhỏ gieo sâu 10mm.
Đất khô và nhẹ nên gieo sâu hơn.
* Gieo vãi
Áp dụng đối với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn, ít cần chăm sóc để tận dụng diện
tích đất. Ngoài ra còn áp dụng đối với cây rau qua thời kỳ vườn ươm: cải bắp, xu hào, cà chua,
* Gieo theo hàng
Áp dụng đối với loại rau không qua giai đoạn vườn ươm như cây ăn củ, quả: cà rốt, củ cải.
Căn cứ vào đặc điểm của giống để xác định khoảng cách hàng, số hàng trên luống.
* Gieo theo hốc
Áp dụng cho những loại rau có khối lượng thân lá lớn, thân leo bò, cầh vun xới. Trước khi
gieo phải xác định khoảng cách hàng, khoảng cách hốc, bón phân đầy đủ và trộn đều với đất. Mỗi
hốc gieo 4-5 hạt, sau khi mọc ở thời kỳ hai lá mầm đến một lá thật, tỉa bỏ những cây không đạt tiêu
chuẩn, lưu lại 2-3 cây/hốc.
2.4.2.5. Chăm sóc sau gieo
- Tưới nước
- Trừ cỏ dại
- Tỉa cây
- Tưới thúc
- Che cho vườn ươm
- Phòng trừ sâu bệnh
2.4.2.6. Tuổi của cây giống

Nhìn chung tuổi của cây giống không nên chiếm quá 1/5- 1/4 tổng thời gian sinh trưởng. Cây
con tốt phải có đặc điểm cơ bản của giống; đúng tuổi; cây to khỏe, cứng, rễ thẳng; không bị sâu,
bệnh hại hay dập nát.
2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng
2.5.1. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý
Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý trước hết phải xuất phát từ lợi ích kinh tế, cơ cấu cây trồng mới
phải có hiệu quả hơn cơ cơ cấu cây trồng cũ. Để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý cho hợp tác xã cần chú ý
đến thành phần, tỷ lệ cây trồng theo không gian, thời gian trên một đơn vị diện tích. Bố trí công thức
luân can, xen canh hợp lý khoa học cũng là nội dung quan trọng trong bố trí cơ cấu cây trồng.
Sắp xếp các công thức luân canh theo mùa vụ, thời gian một cách hợp lý nhằm sử dụng đất đai
hợp lý, tăng số vòng quay của đất, tăng hệ số sử dụng ruộng đất, luân canh hợp lý còn có tác dụng
điều chỉnh chất dinh dưỡng trong đất phù hợp với mỗi loại rau, bồi dưỡng cải tạo đất, hạn chế xâm
nhiễm của sâu bệnh hại. Mặt khác còn khai thác điều kiện tự nhiên xã hội của từng vùng sinh thái.
2.5.2. Phương pháp trồng và mật độ trồng
11
* Phương pháp trồng
- Trồng bầu: Đánh cây con từ luống có mang theo đất. Phương pháp này tốn công, khó vận
chuyển, tỷ lệ sống cao, cây nhanh phục hồi.
- Trồng rễ trần: nhổ cây con từ luống mang đi cấy, rễ không mang theo đất. Phương pháp này
nhanh, đỡ công vận chuyển, cây con lâu phục hồi, tỷ lệ sống thấp, tốn nhiều công tưới nước.
* Xác định mật độ
- Xác đinh đúng mật độ là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong tăng năng suất rau.
- Mật độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, thời vụ và kỹ thuật trồng.
- Để xác định mật độ cần xác định diện tích dinh dưỡng cho mỗi loại cây. Diện tích dinh dưỡng là
khoảng đất mà cây chiếm giữ được chiếu theo phần không gian mà lá chiếm giữ xuống mặt đất.
+ Nếu trồng cây theo hình vuông, chữ nhật:
D=
n
AxB
D: diện tích dinh dưỡng. A: khoảng cách hàng, B: khoảng cách cây, n: số cây/lỗ.

+ Nếu trồng cây trên luống:
D=
n
xBnAL )1( −+

L: khoảng cách hàng giữa hai luống; A: khoảng cách hàng trên luống.
B: khoảng cách cây trên hàng n: số hàng cây/luống.
Mật độ cây =
D
S
(S là diện tích trồng trọt)
2.5.3. Bón phân
- Bón lót
- Bón thúc
- Bón phân ngoài rễ (bón qua lá)
2.5.4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại
- Xới đất
- Vun đất
- Làm cỏ
- Tủ đất
- Tỉa cây
- Tưới nước
- Phòng trừ sâu bệnh hại
2.6. Thu hoạch và bảo quản
2.6.1. Thu hoạch rau
- Thời điểm thu hoạch chia theo hai độ chín :
+ Chín kỹ thuật (chín thu hoạch): là thời điểm sản phẩm có thể sử dụng được làm thực phẩm,
dự trữ, chế biến.
+ Chín sinh lý: là thời điểm chín mà bộ phận sử dụng nhân giống có khả năng nhân giống.
Chín kỹ thuật và chín sinh lý có thể xảy ra cùng lúc hoặc khác nhau.

- Số lần thu hoạch: + Rau thu 1 lần
+ Rau thu nhiều lần.
12
- Phương pháp thu hoạch: thu hoạch bằng tay, bằng máy.
Ưu điểm của thu hoạch bằng tay là sản phẩm không xây sát hoặc giập nát, nhưng thu hoạch
bằng phương pháp thủ công tốn nhiều công lao động.
Nhiều nước phát triển, có nền công nghiệp hiện đại chế tạo ra nhiều kiểu máy bán tự động
hoặc tự động để thu hoạch rau như máy thu hoạch khoai tây, cà chua,… Ưu điểm của phương pháp
này là giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động, năng suất của máy cao, nhưng sản phẩm dễ bị sây
sát trong quá trình thu hoạch.
- Sau thu hoạch cần nhanh chóng làm sạch sản phẩm, phân loại sản phẩm.
2.6.2. Phẩm chất rau
2.6.2.1. Các yếu tố đo lường phẩm chất rau
Chất lượng của sản phầm được chi phối bởi nhiều yếu tố:
- Kích cỡ: khối lượng, kích thước, tỷ lệ chiều cao/ đường kính, mẫu mã, độ đồng đều.
- Màu sắc: mức độ đồng đều, màu thẫm, nhạt bóng, bề mặt có sáp bóng.
- Cấu trúc: độ chặt, độ xốp mềm, xù xì, tính đàn hồi.
- Hương vị: thơm, ngọt, đắng, chua, chát.
- Khẩu vị: ngon, hợp khẩu vị.
- Giá trị dinh dưỡng: hàm lượng chất khô, hàm lượng đường, hàm lượng chất tan, hàm lượng
protein, hàm lượng lipit, vitamin,…
2.6.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất rau
- Chất dinh dưỡng trong đất: thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu đến chất
lượng rau. Việc cung cấp dinh dưỡng ngay lúc thiếu có thể không có tác dụng (cà chua). Chất dinh
dưỡng ảnh hưởng đến cấu trúc, màu sắc, mùi vị của sản phẩm.
- Độ ẩm đất đóng vai trò quan trọng trong hấp thu dinh dưỡng của cây nên ảnh hưởng đến cấu
trúc, mùi vị, màu sắc, hình dạng sản phẩm. Thừa nước làm thối đít quả cà chua, nứt cải bắp ; thiếu
nước làm quả dưa chuột bị đắng
- Nhiệt độ cao làm gia tăng hô hấp, giảm khả năng cất trữ của sản phẩm, màu sắc, kích thước
của sản phẩm. Ví dụ nhiệt độ cao làm trái cà chua không có màu đỏ đặc trưng ; cà rốt trồng trong

điều kiện nhiệt độ thấp của dài, nhọn, màu nhạt hơn.
- Bệnh cây làm hư hại 10-30% sản phẩm sau thu hoạch.
- Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng để bảo vệ cây trồng không đúng cách sẽ gây hại cho cây rau,
tích tụ chất độc trong sản phẩm.
2.6.2.3. Sự duy trì phẩm chất rau sau thu hoạch
- Sự hô hấp: rau tiếp tục hô hấp sau thu hoạch, hô hấp mạnh ở các mô non, rau tươi, thấp ở quả
chín hay hạt khô. Nhiệt độ và nồng độ oxi cao kích thích hô hấp tăng.
- Sự thoát hơi nước : thoát hơi nước qua khí khổng hoặc vết thương làm mất nước trầm trọng,
nhất là trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm thấp. Ở hầu hết các loại rau, mất nước 10-15% gây
thiệt hại đáng kể.
- Các biến đổi khác: sự biến đổi của các enzim, cacbonhydrat, axit hữu cơ, sản sinh etylen,….
Etyle kích thích quả mau chín, nhưng làm rau ăn lá nhanh hỏng nên tránh bảo quản rau ăn lá và ăn
quả có xử lý etylen trong cùng 1 kho.
13
Để làm giảm hô hấp và thoát hơi nước cần nhanh chóng làm giảm nhiệt độ trong khối nông
sản khi thu hoạch về bằng cách phun nước lạnh hoặc nhúng nước lạnh. Trong quá trình bảo quản rau
tươi duy trì nhiệt độ 0- 4
0
C và độ ẩm 85-95%.
2.6.3. Bảo quản, cất trữ
Phương pháp bảo quản, cất trữ có thể tạm thời hoặc lâu dài :
- Bảo quản tạm thời là làm cho cây rau mát sau khi thu hoặch. Rau cần được rửa bằng nước
sạch, hong khô hoặc sấy khô bên ngoài để giảm sự xâm nhiễm của vi sinh vật.
- Phương pháp làm lạnh nhân tạo có thể bảo quản, cất trữ khối lương lớn của sản phẩm:
+ Phương pháp làm lạnh: rau được bảo quản ở nhiệt độ 0
0
C.
+ Phương pháp đông lạnh: bảo quản ở nhiệt độ dưới 0
0
C (-10

0
C đến -35
0
C), bảo quản theo
phương pháp này có thể giữ được khối lượng và chất lượng ban đầu. Các sản phẩm rau có mức độ
mẫn cảm khác nhau đối với đông lạnh.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), Ứng dụng công nghệ trong trồng rau, NXB Lao động,
Hà Nội.
3. Lê Thị Khánh (2009), Bài giảng Cây rau, Đại học Huế.
4. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Kỹ thuật thủy canh và sản xuất rau sạch, NXB Lao động, Hà nội
D) CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN:
1. Có những phương thức sản xuất rau nào? Ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp?
2. Kỹ thuật chọn đất trồng rau?
3. Kỹ thuật làm đất trồng rau?
4. Kỹ thuật xử lý hạt bằng ngâm nước thúc mầm? Khi nào thì không nên áp dụng biện pháp này?
5. Cơ sở để xác định thời vụ gieo hạt rau?
6. Ở vùng đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ có những thời vụ trồng rau chính nào?
7. Phương pháp trồng bầu và trồng rễ trần có những ưu, nhược điểm gì? Cần làm gì để cây rau
trồng rễ trần nhanh hồi phục?
8. Phương pháp xác định mật độ trồng rau?
12. Hô hấp và thoát hơi nước ảnh hưởng như thế nào tới sản phẩm rau? Biện pháp khắc phục
hiện tượng này?
13. Xác định thời gian thu hoạch?
Chuyên đề thảo luận
1. Ứng dụng phương thức trồng rau không cần đất trong sản xuất rau
- Nguồn gốc của kỹ thuật thủy canh
- Mô tả kỹ thuật thủy canh
- Thành tựu trồng rau thủy canh trên thế giới

- Thành tựu trồng rau thủy canh ở Việt Nam.
Kiểm tra 1 tiết
Chương 3
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
Số tiết: 03 tiết (Lý thuyết: 01 tiết; thảo luận:02 tiết)
14
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Sinh viên phân tích các nguyên nhân dẫn đến rau không an toàn, nêu được điều
kiện để sản xuất rau an toàn, các giải pháp sản xuất an toàn
- Kỹ năng: Lựa chọn được đất, nguồn nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản
xuất rau an toàn.
- Thái độ: Hiểu rõ được tầm quan trọng của rau an toàn từ đó khuyến cáo người thân, người
nông dân cùng tham gia sản xuất rau an toàn.
B) NỘI DUNG:
3.1. Tầm quan trọng của sản xuất rau an toàn
Rau an toàn là thực phẩm không thể thay thế, rau cung cấp một số chất khoáng và vitamin thiết
yếu cho cơ thể
3.2. Nguyên nhân rau chưa an toàn
3.2.1. Do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Đa số nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng theo hướng dẫn: tuỳ tiện về chủng
loại, không đúng liều lượng, nồng độ, thời gian phun, và thời gian cách ly nên ảnh hưởng tới chất
lượng sản phẩm rau, sức khỏe người tiêu dùng, sinh thái môi trường.
3.2.2. Do dư lượng nitrat
Những yếu tố làm trở ngại quá trình khử nitrat: Bón phân, giống, nhiệt độ, ánh sáng, điều kiện
dinh dưỡng, đất đai, phương pháp thu hoạch, vệ sinh thực phẩm và kỹ thuật nấu nướng. Trong đó
bón phân là nguyên nhân chính gây ra thừa nitrat.
3.2.3. Do nhiễm kim loại nặng
Do sử dụng nước tưới ô nhiễm hoặc trồng ở những vùng đất ô nhiễm (gần khu công nghiệp,
đường giao thông, …)
3.2.4. Ký sinh trùng và sinh vật gây bệnh

Trong quá trình sản xuất rau còn dùng phân tươi, nước rửa chuồng, nước thải để tưới rau.
Nguồn nước này làm cho rau nhiếm các loại ký sinh trùng và các loại bệnh. Sử dụng rau gia vị nhải
là rau thơm và rau ăn sống chính là hình thức truyền tải trứng giun và các nguyên nhân gây bệnh
đường ruột vào cơ thể người.
3.3. Quy định tiêu chuẩn rau an toàn
- Cây rau không bị úa, thối rữa, hình thái bề ngoài tươi ngon.
- Dư lượng NO
3
-
theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Dư lượng kim loại nặng theo tiêu chuẩn của quốc tế.
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của ngành bảưo vệ thực vật.
- Hạn chế tối đa vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật
3.4. Tổ chức sản xuất rau an toàn
3.4.1. Điều kiện để sản xuất rau an toàn
- Đất sạch
- Nước sạch
- Sử dụng phân đã qua chế biến
- Thực hiện đúng quy trình phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp.
15
3.4.2. Một số giải pháp sản xuất rau an toàn
- Chọn phương thức sản xuất rau hợp lý
- Chủ thể sản xuất rau: nâng cao ý thức, trách nhiệm của người trồng rau.
- Quản lý nhà nước:
Nhà nước cần phải có chính sách đầu tư cho sản xuất rau sạch nhất là đầu tư cho cơ sở hạ tầng,
vốn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật, giúp người sản xuất tìm kiếm thị trường.
Các cơ quan chức năng: hải quan, thanh tra, cụ tiêu chuẩn chất lượng cần thanh kiểm tra cá cơ
sở rau sạch và các cửa hàng bán rau sạch.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bùi thị Thuỳ (2006), Sản xuất rau theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt. NXB Nông nghiệp,
Hà Nội
3. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), Ứng dụng công nghệ trong trồng rau, NXB Lao động,
Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Kỹ thuật thủy canh và sản xuất rau sạch, NXB Lao động, Hà nội
D) CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Nguyên nhân làm cho rau không an toàn?
2. Điều kiện sản xuất rau an toàn?
3. Một số giải pháp để sản xuất rau toàn?
Chủ để thảo luận
Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam
- Thực trạng về quy mô sản xuất.
- Thực trạng về thị trường tiêu thụ rau an tòan.
- Thực trạng về chất lượng rau an toàn ở Việt Nam.
- Xu hướng phát triển của ngành sản xuất rau an toàn
16
Chương 4
KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY RAU CHÍNH
Số tiết: 11 tiết (Lý thuyết: 10 tiết; thảo luận: 0 tiết, kiểm tra: 01 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Sinh viên mô tả được đặc điểm sinh vật học của các cây rau : cà chua, khoai tây, cải
bắp, su hào, dưa chuột, bí, đỗ cove. Trình bày được kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây rau trên.
- Kỹ năng: Có khả năng thực hành các kỹ thuật cơ bản để trồng các loại rau phổ biến. Thực
hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây rau.
- Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để trồng rau có năng suất cao và phẩm chất tốt.
B) NỘI DUNG:
4.1. Cây rau họ cà
4.1.1. Giới thiệu chung về cây rau họ cà
Cây rau họ cà gồm nhiều loài cây khác nhau và phân bố rất rộng ở các nước như Costa Rica,
Chile, nhiệt đới Trung Mỹ, Châu Âu, C

h
â
u

Á
và một vài loài có ở Bắc Mỹ. Những cây rau họ cà
được trồng phổ biến ở nước ta là cà chua (Lycopensicum esculentum Mill.), cà tím
(Solanummelogenla L.), ớt (Capsicum annum L.), khoai tây (S. tuberosum) Các cây rau họ cà
có thể phân biệt qua các hoa của chúng
5

nh,
5 bộ nhị liền nhau, các hoa mọc từ lách lá. Hầu hết
chúng thuộc nhóm cây tự thụ phấn.
4.1.2. Cây cà chua (Lycopersicon esculentum. Mill)
4.1.2.1. Nguồn gốc, phân bố, giá trị dinh dưỡng và ý ghĩa kinh tế
Cà chua có nguồn gốc ở Peru, Bolivia, Equador. Trong cà chua có nhiều đường, vitamin, axít
hữu cơ và các khoáng chất quan trọng. Cà chua có nhiều cách sử dụng như: làm gia vị, chữa bệnh,
lấy dầu, làm nguyên liệu chees bieesn thành nhiều loại sản phẩm. Cà chua là loại cây trồng có giá trị
kinh tế cao mang lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất.
4.1.2.2. Đặc điểm thực vật học
a. Bộ rễ
Bộ rễ cà chua thuộc rễ chùm, ăn sâu trung bình, phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ
lớn. Nhờ vậy mà cây cà chua có khả năng chịu hạn rất tốt.
b. Thân
Thân mang lá và chùm hoa, thân chính quyết định lớn đến năng suất; bên cạnh đó chồi nách
cấp 1 mọc ngay dưới mầm hoa thứ nhất trên thân chính có năng suất gần bằng thân chính.
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và chiều cao cây có thể phân cà chua thành 3 loại thân:
- Loại lùn (cây bụi): Cây thấp, chiều cao cây dưới 65cm.
- Loại cao: Cây cao từ 120 - 200cm, lóng dài, lá có từ 3-4 đôi lá chét, thân lá sinh trưởng mạnh.

- Loại cao trung bình: có chiều cao từ 65 đến dưới 120cm. Thân lá sinh trưởng phát triển
mạnh. Trong sản xuất cũng cần phải tỉa cành.
c. Lá
Lá cà chua là đặc trưng hình thái để phân biệt giữa các giống. Lá cà chua thuộc lá kép lông
chim lẻ, mỗi lá có 3-4 đôi lá chét. Số lá, màu sắc lá là đặc điểm di truyền truyền của giống nhưng
cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng, nước và dinh dưỡng).
17
d. Hoa
Hoa cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh, hoa mẫu 5, màu vàng sáng. Hoa cà chua thuộc loại hoa
tự thụ phấn. Hoa cà chua mọc thành chùm. Hoa thường do mầm ở đầu thân cây phân hoá thành.
* Sự nở hoa
- Quy luật nở hoa: Chùm gần gốc, gần thân chính nở trước, thường chùm thứ nhất nở hoàn
toàn thì chùm thứ 2 mới bắt đầu nở; hoa gần cuống chùm nở trước. Thời gian nở từ hoa đầu tiên đến
hoa cuối cùng nở trên một chùm kéo dài khoảng 10-14 ngày.
Hoa nở vào lúc 8-10h. Nhiệt độ thích hợp nhất là 18-25
o
C.
- Quá trình thụ phấn, thụ tinh: thông thường 2 ngày trước khi hoa nở hạt phấn đã chín và nhụy
đã có khả năng tiếp nhận hạt phấn.
* Các loại hình sinh trưởng: Căn cứ vào đặc điểm ra hoa của cà chua chia thành 3 loại hình sinh trưởng
- Loại hình sinh trưởng hữu hạn.
- Loại hình sinh trưởng bán hữu hạn.
- Loại hình sinh trưởng vô hạn.
e. Quả
Quả cà chua thuộc loại quả mọng, gồm vỏ quả, thịt quả, dịch quả và hạt.
Hình dạng và kích thước quả cà chua được xác định thông qua công thức chỉ số hình dạng:
I =
H
D
Trong đó: I là chỉ số hình dạng; H là chiều cao quả (cm); D là đường kính quả (cm).

Nếu I ≤ 0,8 dạng quả tròn dẹt ; 0,8 < I ≤ 1,25 dạng quả hình tròn ; I > 1,25 quả dài (ô van, hình trứng).
Màu sắc quả cà chua khác nhau là do tỷ lệ giữa sắc tố lycopene và carotene trong quả.
Số quả/cây là đặc tính của giống nhưng cũng chịu tác động lớn của các yếu tố ngoại cảnh.
* Quá trình chín của quả
- Thời kỳ quả xanh: Quả và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem giấm thì không chín, quả chưa có
mùi vị và màu sắc đặc trưng của giống.
- Thời kỳ chín xanh: Quả đã phát triển đầy đủ, có màu xanh sáng, bên trong đã hình thành lớp keo
xung quanh hạt. Quả chưa có màu hồng hay màu vàng. Nếu giấm quả chín có màu sắc bình thường.
- Thời kỳ chín vàng: Phần đỉnh quả bắt đàu chuyển màu hồng hoặc màu vàng. Thu hoạch lúc
này nếu sản phẩm phải vận chuyển đi xa.
- Thời kỳ chín đỏ (chín hoàn toàn): Quả cà chua có màu sắc vốn có của giống, hàm lượng chất
khô cao. Hạt trong quả phát triển đầy đủ và có thể để giống.
Trong quả cà chua xanh có chứa nhiều hợp chất glucoankaloid độc, đặc biệt là tomatine, lượng
hợp chất này giảm dần theo mức độ chín của quả và mất đi khi quả chín hoàn toàn.
g. Hạt
Hạt cà nhỏ, dẹp, cuống hạt có màu vàng sáng, vàng tối hoặc vàng nhạt, có nhiều lông tơ bao
phủ. Trung bình mỗi quả cà chua chứa 50-350 hạt. Sức nảy mầm của hạt cà chua có thể giữ được
khoảng 4-5 năm.
4.1.2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
a. Nhiệt độ
18
Cà chua thuộc nhóm cây ưa ẩm, có khả năng thích nghi rộng, chịu được nhiệt độ cao nhưng mẫn
cảm với nhiệt độ thấp. Cà chua sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ dao động từ 15-35
0
C,
thích hợp nhất là 22- 24
0
C. Hạt cà chua nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 25-30
0
C, quả phát triển tốt ở nhiệt

độ 20-22
0
C. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu nhiệt độ khác nhau.
b. Ánh sáng
Cà chua là cây ưa sáng nhưng không phản ứng với độ dài ngày chiếu sáng nên có thể ra hoa
trong cả điều kiện ánh sáng ngày dày và ngày ngắn. Vì vậy có thể trồng quanh năm và trồng ở nhiều
vùng khác nhau ở nước ta.
c. Nước
Cà chua là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Nhu cầu nước của cây cà chua trong các
giai đoạn là rất khác nhau, xu hướng ban đầu cần ít nước, về sau cần nhiều hơn. Thời kỳ khủng
hoảng nước của cây cà chua là giai đoạn ra hoa, đậu quả.
Cà chua có khả năng chịu hạn nhưng không chịu được úng, nếu chuyển đột ngột từ chế độ ẩm
thấp sang chế độ ẩm cao sẽ gây nứt quả.
d. Đất và chất dinh dưỡng
Rễ cà chua tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt, ở độ sâu từ 0-30cm. Cà chua có thể trồng được
trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất phù sa (thịt nhẹ), pha cát, tơi xốp, đất
tưới tiêu chủ động. Cà chua có thể sinh trưởng phát triển được trên đất có pH= 5,5 -7,5, pH thích
hợp nhất là 6-6,5.
Cà chua sinh trưởng thân lá mạnh nên yêu cầu nhiều dinh dưỡng. Cà chua hút nhiều kali, sau
đó là đạm rồi đến lân.
* Đạm
Có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá của cây, phân hóa hoa sớm, số lượng hoa nhiều, hoa
to, tăng khối lượng quả và làm tăng năng suất trên đơn vị diện tích. Bón quá nhiều đạm làm cây sinh
trưởng thân lá quá mạnh, cành lá rậm rạp, chậm ra hoa ra quả, khả năng chống chịu giảm.
* Lân
Có tác dụng kích thích hệ rễ cà chua sinh trưởng, nhất là thời kì cây con; cây sử dụng lân nhiều
khi cây có 3 – 4 lá thật.
* Kali
Kali có vai trò làm tăng khả năng quang hợp, tham gia quá trình tổng hợp Gluxid, làm cho cây
cứng, chắc do tăng bề dày của mô giác, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi. Cây

cần nhiều kali vào thời kì ra hoa và hình thành quả.
* Các nguyên tố vi lượng
Có tác dụng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt là nâng cao chất
lượng quả. Trong các nguyên tố vi lượng, cà chua thích hợp với các nguyên tố vi lượng B, Mn, Zn,…,
trên đất chua nên bón Mo.
4.1.2.4. Kĩ thuật trồng và chăm sóc sau trồng
a. Luân canh
Để đạt năng suất quả cao cần thực hiện chế độ luân canh hợp lí, không trồng cà chua trên đất mà
cây trồng trước là cây trong họ cà (đặc biệt là khoai tây).
19
Đối với đất chuyên canh rau, có thể thực hiện luân canh cà chua với cây rau khác họ. Thực
hiện chế độ luân canh nghiêm ngặt là biện pháp kĩ thuật cơ bản trong trồng cà chua.
b. Thời vụ
* Các tỉnh miền núi phía Bắc
- Có thể gieo trồng vào 2 thời vụ chính:
Vụ đông xuân: gieo từ tháng 9 đến tháng 10
Vụ xuân: gieo từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2
- Đặc điểm khí hậu: nhiệt độ các tháng mùa đông rất thấp, đôi khi có sương muối, trời thường
xuyên có mây, ánh sáng yếu. Vì vậy cần chọn những giống chịu rét.
* Vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ
- Vụ cực sớm gieo vào cuối tháng 6
- Vụ sớm gieo vào tháng 7, tháng 8. Gieo trồng cà chua trong vụ sớm cần sử dụng giống chịu
nóng, có thời gian sinh trưởng ngắn.
- Vụ chính gieo trồng vào tháng 9 đến trung tuần tháng 10, thu hoạch vào tháng 1,2. Vụ này có
điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho cây cà chua sinh trưởng, phát triển, ít sâu bệnh hại.
- Vụ muộn gieo trồng vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Ở vụ này điều kiện thời tiết không
thuận lợi, sâu bệnh hại nhiều, cà chua vụ này bán được giá cao.
- Cà chua xuân hè (cà chua trái vụ) :
Gieo vào trung tuần tháng 1, trồng vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3. Thu hoạch vào cuối
tháng 5 đến đầu tháng 6. Cà chua vụ này đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khi thời tiết

nắng nóng nên giá bán cao. Tuy nhiên, gieo trồng cà chua vụ xuân hè thường gặp nhiều khó khăn
hơn vụ đông:
+ Khi gieo hạt thường gặp nhiệt độ thấp, hạt khó mọc.
+ Vào giai đoạn sinh trưởng thân lá, trời thường âm u, thiếu ánh sáng nên cây thường bị các
loài sâu bệnh gây hại như sâu đục quả, bệnh mốc sương, bệnh đốm nâu, bệnh virut….
+ Tỷ lệ đậu quả giảm, màu sắc quả thường không có màu đỏ đặc trưng.
Biện pháp khắc phục:
+ Chọn những giống chịu nóng ẩm, có khả năng đậu quả cao trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ
không khí cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại.
+ Biện pháp canh tác: Tăng cường tưới nước ấm cho vườn ươm, che phủ mặt luống, làm luống
cao, thoát nước tốt. Tăng cường vệ sinh đồng ruộng, làm giàn, tỉa cành, tỉa hoa, tỉa quả.
c. Đất và phân bón
* Đất trồng
- Đất trồng cà chua cần để ải, thời gian tùy theo mùa vụ; đất sạch cỏ dại, tơi xốp, bằng phẳng.
- Lên luống.
* Phân bón
Bón cân đối giữa phân vô cơ và hữu cơ để bảo đảm năng suất và chất lượng cà chua trong các
mùa vụ khác nhau. Tùy theo từng loại đất trồng, giống cà chua mà có liều lượng và cách bón phân
thích hợp.
- Lượng phân bón/ ha:
+ Phân hữu cơ hoai mục: trung bình từ 15 – 20 tấn.
20
+ Phân vô cơ
+ Vôi bột: 400 kg
- Phương pháp bón:
+ Vôi bón khi để ải đất nhằm trung hòa độ chua của đất và diệt mầm bệnh.
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/4 lượng phân đạm, kali vào hốc trước khi trồng.
+ Bón thúc chia thành 3 lần (bón cách gốc 5-10cm).
d. Kỹ thuật ươm cây giống
- Đất vườn ươm: giàu dinh dưỡng, không có mầm sâu bệnh hại và sạch cỏ dại.

- Phân bón cho 1 m
2
vườn ươm: 1,5kg phân chuồng hoai mục, 28g lân supe; 5,5-8g kali sunfat.
- Xử lý hạt giống: Ở những vùng, mùa vụ có nhiệt độ thấp có thể ngâm nước ấm (35-40
0
C) từ
60-120 phút để thúc mầm. Sau khi xử lý rửa hạt bằng nước sạch, để ráo nước rồi gieo hạt.
- Lượng hạt giống gieo: trung bình khoảng 3 -3,5g hạt/1 m
2
đất vườn ươm, mật độ khoảng
800-900 cây/ m
2
. Để trồng 1 ha cần khoảng 150-200g hạt.
- Yêu cầu về cây giống cà chua tốt: Chiều cao trung bình từ 18-20cm, 5 - 6 lá, thân mập, có
lớp lông tơ mềm, cây không có sâu bệnh hại.
e. Mật độ và khoảng cách trồng
Khi xác định mật độ và khoảng cách trồng hợp lý là biện pháp rất quan trọng để nâng cao năng
suất trên đơn vị diện tích
- Những giống thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn phải trồng thưa hơn loại hình sinh trưởng
bán hữu hạn và hữu hạn.
- Cà chua trồng ở vùng có điều kiện thâm canh thì trồng dày hơn các vùng điều kiện thâm canh
thấp. Trồng chính vụ trồng thưa hơn trái vụ.
f. Chăm sóc
* Vun xới
Lần 1: sau khi cây hồi xanh (10-15 ngày sau trồng). Yêu cầu về kỹ thuật là phá váng cho đất
tơi xốp, thông thoáng và phòng trừ cỏ dại.
- Lần 2: sau trồng từ 25 đến 30 ngày, xới kết hợp với vun đất vào gốc cho cây đứng vững.
Phạm vi xới lần này thu hẹp hơn.
- Lần 3: Sau khi trồng 35 - 40 ngày, trước khi làm giàn, dùng cuốc nạo vét đất ở rãnh, vun cao
vào gốc cây. Sau khi làm giàn thì không xới vun nữa, nếu cần thiết có thể phá váng trên mặt đất kết

hợp làm cỏ bằng dầm.
* Tưới nước
Hàng ngày, tưới 1 -2 lần/ngày tùy theo độ ẩm đất và điều kiện thời tiết. Trước khi cây hồi xanh thì
tưới bằng gáo, cách gốc từ 7-10cm. Khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh sử dụng phương pháp tưới rãnh là
có hiệu quả nhất. Khoảng cách giữa hai lần tưới từ 7 – 10 ngày, tùy theo độ ẩm đất.
* Bón phân thúc
Số lần bón thúc có thể từ 3 - 5 lần vào các thời kỳ quan trọng như bắt đầu phân cành, bắt đầu
ra hoa, sau lần thu hái đầu tiên và sau mỗi lần thu hái (nếu cần thiết).
- Phương pháp bón thúc: có thể bón ở dạng lỏng hoặc dạng khô. Khi bón ở dạng lỏng, hòa tan
phân với nước ở nồng độ 1-2%, tưới cách gốc 7-10cm. Khi bón phân khóang ở dạng khô, dùng xén
21

×