Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHUYÊN ĐỀ 6 SUY THOÁI KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 74 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC





TIỂU LUẬN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
CHUYÊN ĐỀ 6: SUY THOÁI KINH TẾ








1. Võ Phương Thúy Anh
2. Nguyễn Thị Ngọc Diễm
3. Lê Trung Hiếu
4. Trần Văn Hội
5. Hồ Thái Yên Kha
6. Trần Thị Linh GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT
7. Nguyễn Thị Ngọc LỚP: NGÀY 2 - K23
8. Đặng Hữu Phước
9. Trần Thanh Tâm
10. Nguyễn Phương Thảo
11. Nguyễn Hữu Thuận
12. Võ Thị Thanh Trúc


13. Nguyễn Ngọc Tươi
14. Nguyễn Thị Như Ý






TP Hồ Chí Minh - Tháng 11 năm 2013


i

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. TỔNG QUAN VỀ SỰ SUY THOÁI KINH TẾ 2
1.1. KHÁI NIỆM 2
1.2. CÁC KIỂU SUY THOÁI 4
1.2.1. Suy thoái hình chữ V 4
1.2.2. Suy thoái hình chữ U 4
1.2.3. Suy thoái hình chữ W 5
1.2.4. Suy thoái hình chữ L 6
1.3. NGUYÊN NHÂN 7
1.3.1. Trường phái kinh tế học chủ nghĩa Keynes 7
1.3.2. Trường phái kinh tế học Áo 7
1.3.3. Trường phái tiền tệ 8
1.3.4. Xem xét từ thực tế 8
1.4. HỆ QUẢ CỦA SUY THOÁI KINH TẾ 9
1.4.1. Vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh 9
1.4.2. Đầu tư và tiêu dùng giảm mạnh 10

1.4.3. Bất ổn cán cân thanh toán 10
1.4.4. Vấn đề an sinh xã hội 10
1.4.5. Sự suy sụp của hệ thống tài chính và các thị trường bong bóng 10
1.5. GIẢI PHÁP CHUNG CHO SUY THOÁI KINH TẾ 11
1.5.1. Chính sách tài khóa 11
1.5.2. Chính sách tiền tệ 12
1.5.3. Điều tiết kinh tế vĩ mô hiệu quả - sự bảo đảm của ổn định kinh tế . 14

ii

2. CÁC CUỘC SUY THOÁI KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 16
2.1. ĐẠI SUY THOÁI Ở MỸ 1929-1933 16
2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội 16
2.1.2. Nguyên nhân 18
2.1.3. Tác động 20
2.1.4. Các giải pháp 23
2.2. SUY THOÁI KINH TẾ NĂM 1971-1975 25
2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội 25
2.2.2. Nguyên Nhân 26
2.2.3. Tác động 26
2.2.4. Các giải pháp 29
2.3. SUY THOÁI KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC CHÂU MỸ LA TINH THẬP
NIÊN 1980 30
2.3.1. Tình hình kinh tế xã hội 30
2.3.2. Nguyên nhân 30
2.3.3. Tác động 31
2.3.4. Các giải pháp 33
2.4. SUY THOÁI KINH TẾ 2008 - 2012 33
2.4.1. Tình hình kinh tế xã hội 33
2.4.2. Nguyên nhân 33

2.4.3. Tác động 35
2.4.4. Các giải pháp 39
3. ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN VIỆT NAM 41
3.1. ẢNH HƯỞNG CUỘC SUY THOÁI KINH TẾ 1997 41
3.1.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế 42

iii

3.1.2. Tác động xuất nhập khẩu 42
3.1.3. Tác động đến thị trường ngoại hối 44
3.1.4. Ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 45
3.1.5. Một số giải pháp nổi bật của Việt Nam 46
3.2. ẢNH HƯỞNG CUỘC KHỦNG HOẢNG 2008 – 2012 46
3.2.1. Tốc độ tăng trưởng 47
3.2.2. Lạm phát 48
3.2.3. Vốn đầu tư toàn xã hội 49
3.2.4. Chỉ số sản xuất công nghiệp 50
3.2.5. Mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 51
3.2.6. Doanh nghiệp đăng ký mới 52
3.2.7. Tín dụng và lãi vay bình quân 53
3.2.8. Tỉ giá ngoại tệ 53
3.2.9. Một số giải pháp Việt Nam đã thực hiện trong giai đoạn suy thoái
năm 2008 - 2012 54
3.2.10. Một số bài học về đối phó suy thoái kinh tế 61
3.2.11. Một số kiến nghị cho chính sách tại Việt Nam trong thời gian tới . 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

1

LỜI NÓI ĐẦU

Không ai trong chúng ta mong đợi nhưng “suy thoái kinh tế” có lẽ là từ
được nhắc đến nhiều nhất trên thị trường tài chính thế giới trong khoảng thời
gian dài vừa qua từ năm 2008 đến nay. Trong thời đại giao thương mở cửa và
toàn cầu hóa, sự suy thoái kinh tế ở một quốc gia hay khu vực sẽ ảnh hưởng lớn
đến phần còn lại của thế giới và sẽ gây ra tác động trực tiếp đến đời sống của
những người lao động khắp nơi trên thế giới, trong đó có chúng ta.
Suy thoái kinh tế là một thực tế không thể nào tránh được trong thời đại
ngày nay, tuy nhiên mỗi cuộc suy thoái kinh tế đã từng xảy ra trong lịch sử đều
có những nguyên nhân và giải pháp cụ thể để vượt qua nó. Cho nên việc nghiên
cứu các kiến thức về suy thoái kinh tế, các cuộc suy thoái kinh tế trong lịch sử sẽ
cho chúng ta các bài học quý báu và để giúp chúng ta vững tin hơn trước những
thử thách của cuộc sống. Đề tài này khá rộng và trong tiểu luận này nhóm nghiên
cứu và trình bày ba phần:
Phần 1: Tổng quan về sự suy thoái kinh tế.
Phần 2: Tìm hiểu một số cuộc suy thoái kinh tế trong lịch sử
- Đại suy thoái 1929-1933
- Suy thoái kinh tế 1971-1975
- Suy thoái kinh tế ở các nước châu Mỹ Latinh thập niên 80
- Khủng hoảng kinh tế 2008 - 2012
Phần 3: Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến Việt Nam & kiến nghị giải pháp


2

1. TỔNG QUAN VỀ SỰ SUY THOÁI KINH TẾ
1.1. KHÁI NIỆM
Suy thoái kinh tế (recession/economic downturn) là sự suy giảm của tổng
sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm,
nói cách khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý. Theo cơ
quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ thì suy thoái kinh tế là sự

tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng.
Suy thoái kinh tế có thể liên quan đến sự suy giảm đồng thời của các chỉ
số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh
nghiệp.Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược
lại tăng nhanh giá cả (lạm phát).
Suy thoái kinh tế là một giai đoạn của chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ
kinh doanh. Đó là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là:
suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Vì pha phục hồi là thứ yếu nên cũng
có thể chia chu kỳ kinh tế thành 2 pha đó là: suy thoái và hưng thịnh. Suy thoái
kinh tế ở mức độ chưa nghiêm trọng tức là GDP suy giảm nhưng vẫn còn mang
giá trị dương thì gọi là suy giảm kinh tế. Suy thoái kinh tế kéo dài và trầm trọng
được gọi là khủng hoảng kinh tế.

3


Chu kỳ kinh tế
Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái kinh tế là tiêu dùng giảm
mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng
lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo
đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm
sút. Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm
xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm
bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không
nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm
mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được
pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất
giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu
hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.


4

1.2. CÁC KIỂU SUY THOÁI
Các nhà kinh tế học hay miêu tả kiểu suy thoái kinh tế theo hình dáng của
đồ thị tăng trưởng theo quý. Có các kiểu suy thoái sau hay được nhắc đến:
1.2.1. Suy thoái hình chữ V
Đây là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn, tốc độ suy thoái lớn; đồng
thời, pha phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh; điểm đổi chiều giữa hai
pha này rõ ràng. Đây là kiểu suy thoái thường thấy.

Suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ năm 1953
1.2.2. Suy thoái hình chữ U
Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền kinh tế sau
một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái.
Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái, có thể có các quý tăng trưởng dương và tăng
trưởng âm xen kẽ nhau.

5


Suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ trong các năm 1973-1975
1.2.3. Suy thoái hình chữ W
Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi suy thoái được
một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái.


6



Suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ đầu thập niên1980
1.2.4. Suy thoái hình chữ L
Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng rồi
suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh tế gọi tình
trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế.


7


Thập kỷ mất mát (Nhật Bản)
1.3. NGUYÊN NHÂN
1.3.1. Trường phái kinh tế học chủ nghĩa Keynes
Theo Keynes, xu hướng tiêu dùng biên từ thu nhập quốc dân giảm xuống
khi thu nhập quốc dân tăng lên làm gia tăng tiết kiệm trong nền kinh tế. Mặt khác
nghịch lý tiết kiệm lại chỉ ra rằng, khi dân chúng gia tăng tiết kiệm dẫn đến sự
giảm sút của tổng cầu. Và chính sự giảm sút của tổng cầu là nguyên nhân gây ra
suy thoái, khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và công nhân
bị thất nghiệp.
1.3.2. Trường phái kinh tế học Áo
Trường phái kinh tế học Áo lại chỉ ra rằng, nguyên nhân của suy thoái
kinh tế là do sự can thiệp của chính phủ vào thị trường. Theo trường phái này thì
suy thoái kinh tế bắt nguồn từ những kế hoạch kinh tế sai lầm của các cá nhân, có
thể là kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch tiêu dùng.Khi tất cả các kế hoạch đều là
sai lầm thì sẽ tạo thành suy thoái. Để tất cả các kế hoạch kinh tế cá nhân đều trở

8

thành sai lầm thì phải có sự định hướng, vì chỉ có chính phủ mới đủ quyền lực để
định hướng thị trường.

1.3.3. Trường phái tiền tệ
Quan điểm của trường phái tiền tệ cho rằng suy thoái kinh tế là hệ quả của
sự quản lý tiền tệ yếu kém, họ chỉ trích sự can thiệp của chính phủ vào thị trường.
Theo họ thị trường vốn dĩ tự điều chỉnh, khi có sự can thiệp của chính phủ trong
chính sách tiền tệ làm tổng cầu biến động.
1.3.4. Xem xét từ thực tế
Sau khi điểm qua các quan điểm của các trường phái về nguyên nhân của
suy thoái, chúng tôi rút ra một nhận xét: các quan điểm trên đều chỉ tập trung
nhấn mạnh các yếu tố nội sinh của nền kinh tế mà đã bỏ qua một tác động không
nhỏ của các yếu tố ngoại sinh.
Vậy các yếu tố ngoại sinh là gì và chúng có tác động như thế nào? Các
yếu tố ngoại sinh bao gồm:
1.3.4.1. Khủng hoảng tài chính
Đây là một yếu tố quan trọng và là nguyên nhân chủ yếu của các cuộc suy
thoái kinh tế. Khủng hoảng tài chính diễn ra đối với một quốc gia sẽ nhanh chóng
lây lan qua các quốc gia khác do tính toàn cầu hóa của hệ thống tài chính. Nó còn
là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm tổng cầu trên quy mô toàn thế giới.
VD: Khủng hoảng tài chính tại Mỹ 2008 đã nhanh chóng lay lan sang các
nước khác. Mặt khác Mỹ là quốc gia có tỷ trọng tiêu dùng lớn trên thế giới, như
vậy khi người dân Mỹ giảm chi tiêu làm ảnh hưởng đến tổng cầu của các quốc
gia khác.
1.3.4.2. Giá nguyên liệu đầu vào gia tăng đột biến
Giá nguyên liệu đầu vào gia tăng làm giá đầu ra gia tăng theo, trong khi
mức độ gia tăng của thu nhập không theo kịp mức độ gia tăng của giá cũng dẫn

9

đến tổng cầu giảm. Tổng cầu giảm một lần nữa sẽ tác động ngược trở lại tổng
cung. VD: Cuộc suy thoái giá dầu tại Trung Đông giai đoạn 1973 - 1975.
1.3.4.3. Chiến tranh

Một nguyên nhân có vẻ không ảnh hưởng nhiều nhưng nó lại chính là
nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột biến của giá nguyên liệu đầu vào.
VD: Các cuộc bạo loạn tại Trung Đông, Bắc Phi và Libya hồi đầu năm
2011 đe dọa nguồn cung dầu toàn cầu và kéo giá tăng vượt 100 USD/thùng.
1.3.4.4. Các yếu tố trung lập
Ngoài những yếu tố ngoại sinh kể trên, chúng ta cần xem xét những các
yếu tố được xếp vào loại trung lập (vừa mang tính nội sinh, vừa mang tính ngoại
sinh):
Sự sai lầm trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô: Cũng như
trường phái Áo và trường phái tiền tệ, Krugman cũng chỉ trích các chính phủ.
Ông cho rằng chính phủ các nước trên thế giới đã sai lầm trong các chính sách
nhằm khôi phục và kích thích nền kinh tế của mình. VD: Cuộc khủng khoảng nợ
công đang diễn ra tại châu Âu.
Kỳ vọng của người dân và sự khủng hoảng niềm tin: Khi một trong
các nguyên nhân trên diễn ra, kỳ vọng về thu nhập của người dân sẽ giảm, họ sẽ
gia tăng tiết kiệm. Với mức độ suy giảm ngày càng nghiêm trọng của kỳ vọng sẽ
dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin.
1.4. HỆ QUẢ CỦA SUY THOÁI KINH TẾ
1.4.1. Vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh
Việc thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài là một yếu tố quan trọng
để quyết định sự thành công của nền kinh tế. Nhưng trong giai đoạn suy thoái,
việc cắt giảm đầu tư do tâm lý lo sợ của các nhà đầu tư nước ngoài là không thể
tránh khỏi. Mặt khác các khoản viện trợ cũng giảm do suy thoái là tình hình
chung của tất cả các quốc gia.

10

1.4.2. Đầu tư và tiêu dùng giảm mạnh
Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, tiêu dùng trong nước đều bị sụt giảm do
thu nhập khả dụng giảm và rủi ro đầu tư tăng cao đồng thời dòng vốn đầu tư cả

trực tiếp và gián tiếp suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tế, các nhà đầu tư
có xu hướng rút vốn về do lo ngại rủi ro đầu tư.
1.4.3. Bất ổn cán cân thanh toán
Suy thoái kinh tế dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu
trên thế giới do người tiêu dùng trên thế giới thắt chặt chi tiêu dẫn đến hoạt động
xuất khẩu ra thị trường quốc tế bị suy giảm.
1.4.4. Vấn đề an sinh xã hội
Suy thoái kinh tế tác động tiêu cực lên nền kinh tế dẫn đến xu hướng bất
bình đẳng về thu nhập và phân hóa giàu nghèo trong xã hội có khả năng gia tăng.
Đồng thời gây ra những bất ổn trong xã hội do tội phạm tăng.
1.4.5. Sự suy sụp của hệ thống tài chính và các thị trường bong bóng
Sự suy sụp của hệ thống tài chính:Suy thoái kinh tế xảy ra làm cho tình
hình tài chính cũng có nhiều bất ổn, các nhà đầu tư bắt đầu gặp khó khăn về dòng
tiền do vòng xoáy nợ nần gây ra, làn sóng bán tháo do không có đối tác nào có
thể bán tại mức giá chào bán cao được niêm yết trước đó, dẫn đến một sự suy
giảm thanh khoản nặng nề và sụp đổ bất ngờ theo chiều thẳng đứng của thị
trường tài chính, làm cho giá cổ phiếu giảm mạnh, nhà đầu tư hoảng sợ, thị
trường chứng khoán đi xuống và chứng khoán bị bán ra ồ ạt. Bên cạnh việc có
những tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán, suy thoái kinh tế cũng làm
cho các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, một số ngân hàng mất khả năng thanh
khoản, có thể gây ra sự sụp đổ của các ngân hàng do nợ xấu tăng lên, người vay
vốn không còn khả năng trả nợ và người gửi tiền hoảng loạn đua nhau rút tiền
gởi, làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng
trưởng tín dụng.

11

Sự suy sụp của các thị trường bong bóng: Các thị trường bong bóng
trước suy thoái như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản sẽ có nguy
cơ tan vỡ sau một thời gian tăng trưởng quá nóng.

1.5. GIẢI PHÁP CHUNG CHO SUY THOÁI KINH TẾ
1.5.1. Chính sách tài khóa
Sau những năm 1930, để khôi phục nền kinh tế bị tàn phá bởi cuộc đại suy
thoái, trên cơ sở học thuyết kinh tế của Keynes, các nước đã áp dụng chính sách
điều tiết kinh tế vĩ mô với chính sách tài khóa là chủ đạo. Đối với chính sách tài
khóa, thực tiễn chống khủng hoảng ở các nước cho thấy, khi chính sách tiền tệ
trở nên “hụt hơi” trong vai trò tác động vào việc mở rộng cung tiền và kích thích
kinh tế thì Chính phủ nhiều nước chuyển sang sử dụng chính sách tài khóa. Đặc
biệt, để đối phó với những cú sốc kinh tế thì chính sách tài khoá vẫn phát huy
được vai trò sức mạnh vượt trội của nó, như trong cuộc khủng hoảng ở Nhật vào
những năm 1990, gần nhất là việc đối phó của các nước với khủng hoảng tài
chính thế giới 2008 - 2009.
Ở giai đoạn đầu, khi đưa ra những giải pháp về chính sách tài khóa nhằm
mục tiêu khôi phục nền kinh tế suy thoái, người ta đều dự kiến rằng tình trạng
suy thoái sẽ kéo dài, do đó, chính sách tài khóa sẽ có đủ thời gian phát huy tác
dụng. Chính sách tài khóa được thực hiện theo hai hướng: thắt chặt và nới lỏng.
Thắt chặt hay nới lỏng chính sách tài khóa được thực hiện qua các công cụ như:
chi tiêu ngân sách, thuế.
1.5.1.1. Chính sách kích cầu thông qua chi tiêu ngân sách:
Việc sử dụng chính sách kích cầu dựa trên hai giả thuyết của Keynes:
Thứ nhất: Cuộc suy thoái bắt nguồn từ nền kinh tế có năng lực sản suất
bị dư thừa, các yếu tố sản xuất đầu vào không sử dụng hết công suất, và hàng hóa
ế thừa. Hiện tượng này khiến giá cả hàng hóa có khuynh hướng giảm trên tất cả
các thị trường, nền kinh tế mắc vào cái bẫy suy thoái không tự thoát ra được.

12

Thứ hai: Chính phủ có khả năng chủ động chi tiêu, thậm chí còn nhiều
hơn thu nhập của mình. Trong khi đó, khu vực tư (hộ gia đình và khu vực kinh tế
tư nhân) thì chi tiêu ít hơn tổng thu nhập vì họ muốn để dành (khuynh hướng tiêu

dùng cận biên lớn hơn không và nhỏ hơn một). Trong điều kiện bình thường,
khoản tiết kiệm được chuyển sang khu vực doanh nghiệp để đầu tư, nhưng trong
thời kỳ suy thoái doanh nghiệp không muốn đầu tư nữa vì không có lợi. Trong
giả thuyết thứ nhất, Keynes cho rằng nền kinh tế suy thoái vì tạm thời không đủ
cầu cho cung đang dư thừa. Do đó, bài toán sẽ được giải quyết nếu xuất hiện một
lượng cầu đủ lớn.
1.5.1.2. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng
Việc theo đuổi chính sách tài khóa mở rộng bằng các khoản chi lớn thực
hiện các chương trình tài trợ là gia tăng các dịch vụ hàng hóa công cộng như cơ
sở hạ tầng và giáo dục… tác động của những khoản chi này có thể đẩy nhanh
tăng trưởng kinh tế thông qua việc làm tăng sức mua của người dân như lý thuyết
của trường phái Keynes. Tuy nhiên, khi Chính phủ mở rộng chi tiêu quá lớn cũng
sẽ có tác động ngược chiều làm giảm tăng trưởng kinh tế, bởi vì nó sẽ dịch
chuyển nguồn lực từ khu vực sản xuất hiệu quả trong nền kinh tế sang khu vực
Chính phủ kém hiệu quả. Việc mở rộng chi tiêu công sẽ làm phức tạp thêm
những nỗ lực thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng như chính sách thuế
và an sinh xã hội, được Chính phủ tài trợ bằng nguồn ngân sách sẽ làm mức bội
chi ngân sách tăng lên quá lớn. Và thực tế cho thấy, thời gian cần thiết để đưa ra
và thực thi các chính sách lại khá dài. Mặt khác, chính sách tài khóa chỉ phát huy
được trong điều kiện áp lực về nợ của các Chính phủ không lớn.
1.5.2. Chính sách tiền tệ
Từ những năm 1980 trở lại đây, chính sách tiền tệ trở nên giữ vai trò rõ rệt
hơn bởi vì:
 Thứ nhất, có quan điểm cho rằng chính sách tài khoá dựa trên cơ sở học
thuyết lợi thế tương đối của D. Ricardo là không hiệu quả.

13

 Thứ hai, chính sách tiền tệ có thể duy trì khoảng cách ổn định và nhỏ nhất
giữa mức sản lượng thực tế với mức sản lượng tiềm năng.

 Thứ ba, ở các nước phát triển, hình thành xu thế tiến tới ổn định và giảm
dần khối lượng cho vay của chính phủ, còn ở các nước đang phát triển thì
sự hạn chế các khoản vay nợ nước ngoài đã làm giảm khả năng thực thi
chính sách tài khoá chống khủng hoảng.
 Thứ tư, độ trễ thời gian trong thực tiễn xây dựng và thực thi chính sách tài
khoá, và hiện nay các chu kỳ suy thoái kinh tế ngày càng trở nên ngắn
hơn, đã làm cho những giải pháp của chính sách tài khoá không thể kịp
thời phát huy được tác dụng.
 Cuối cùng là chính sách tài khoá ngày càng bị chi phối bởi lợi ích của các
thế lực chính trị nhiều hơn so với chính sách tiền tệ. Hơn nữa, trong những
thời kỳ kinh tế tăng trưởng, người ta vẫn hướng tới chính sách tài khoá
thận trọng, ngay cả trong trung hạn, các nền kinh tế đang phát triển vẫn ưu
tiên sử dụng hệ thống các công cụ tự điều chỉnh mà không chấp nhận
những giải pháp bất thường.
1.5.2.1. Chính sách tiền tệ thắt chặt
Các công cụ của chính sách tiền tệ được tiến hành theo hướng thắt chặt và
sử dụng trần lãi suất để kiềm chế lạm phát như tăng dự trữ bắt buộc, phát hành
tín phiếu bắt buộc; điều chỉnh lãi suất cơ bản; tăng lãi suất tái cấp vốn; và tăng lãi
suất chiết khấu; tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
1.5.2.2. Chính sách tiền tệ mở rộng
Được sử dụng cho các thời kỳ chặn đà suy thoái kinh tế để duy trì mục
tiêu tăng trưởng hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất như hạ lãi suất cơ bản; giảm lãi suất
chiết khấu & lãi suất tái cấp vốn; giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Cơ sở đển ngân
hàng Trung ương (NHTW) xác định được các tỷ lệ lãi suất trong ngắn hạn khi
các điều kiện kinh tế thay đổi nhằm đạt được hai mục tiêu là ổn định kinh tế
trong ngắn hạn và kiểm soát lạm phát trong dài hạn (quy tắc Taylor). Theo quy
tắc này, việc xác định mức lãi suất thực ngắn hạn dựa trên 3 yếu tố: lạm phát

14


thực tế so với lạm phát mục tiêu; chênh lệch giữa sản lượng thực tế so với sản
lượng tiềm năng; mức lãi suất ngắn hạn, tại đó nền kinh tế đạt mức toàn diện
nhân công. Trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, quy tắc Taylor khuyến nghị
xác định mức lãi suất tương đối thấp để thúc đẩy tăng trưởng. Thực tiễn của cuộc
khủng hoảng cho thấy tỷ lệ lạm phát thấp mà tất cả các NHTW theo đuổi đã
không cho phép các NHTW đưa ra những giải pháp chống khủng hoảng hiệu
quả.
Tác động: Khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm tăng
tổng phương tiện thanh toán. Một mặt, làm cho khả năng cung ứng tín dụng của
hệ thống các NHTM tăng lên, các doanh nghiệp có thể tiếp cận đượcnguồn vốn
tín dụng dễ dàng tài trợ cho các dự án đầu tư. Sự thay đổi tỷ giá khi đồng tiền
trong nước bị đánh giá thấp hơn ngoại tệ cũng góp phần hỗ trợ cho hoạt động
xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ mở rộng cũng có những tác
động tiêu cực đối với sự phát triển của nền kinh tế như: việc tăng trưởng tín dụng
nhanh, có sự dễ dàng khi xét duyệt tín dụng, cũng như các doanh nghiệp có tư
tưởng ỷ lại vì được sựhỗ trợ lãi suất nên thường chấp nhận những dự án đầu tư
mạo hiểm hoặc hiệu quả thấp, sẽ làm tăng rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Với áp
lực tăng cầu quá mức, do tác động của các gói kích thích kinh tế của Chính phủ
với độ trễ nhất định kết hợp với chính sách tiền tệ mở rộng có thể đẩy chỉ số giá
lên cao quá tầm kiểm soát của Chính phủ gây thương hại cho nền kinh tế.
1.5.3. Điều tiết kinh tế vĩ mô hiệu quả - sự bảo đảm của ổn định kinh tế
Để ổn định kinh tế cần kết hợp cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ một
cách hợp lý. Việc lý giải về kết quả sử dụng các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô
trong các cuộc khủng hoảng vừa qua còn rất nhiều điều phải bàn, nhưng có điều
đã rõ là cần phải điều chỉnh chính các cơ chế thực thi chính sách kinh tế vĩ mô.
 Thứ nhất: NHTW đặc biệt ở các nước đang phát triển cần thực thi chính
sách tiền tệ minh bạch, cam kết theo các nguyên tắc khoa học như Quy tắc
Taylor, cơ chế Operation Twist để ổn định giá, ổn định tỷ lệ lạm phát, góp phần

15


khắc phục nguyên nhân cơ bản của tình trạng mất ổn định kinh tế vĩ mô là mất
cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó làm giảm tình trạng dễ bị tổn thương trong
điều kiện kinh tế thế giới có biến động.
 Thứ hai : Cần phối hợp sử dụng công cụ lãi suất chiết khấu với các công
cụ điều hành khác, bởi vì lãi suất chiết khấu không phải là công cụ có thể giải
quyết vấn đề đòn bẩy quá mức và rủi ro, cũng như sự chênh lệch quá mức của giá
một số tài sản so với các chỉ tiêu cơ bản. Do đó, cần tăng giá trị các hệ số bảo
đảm vốn nếu đòn bẩy của các ngân hàng quá lớn, cần quy định mức thanh khoản
tối thiểu nếu thanh khoản thấp, định giá thấp hơn giá trị của bất động sản khi cấp
tín dụng thế chấp trong điều kiện cần giảm giá bất động sản. Để hạn chế chạy
đua lãi suất, đưa mặt bằng lãi suất về mức hợp lý nên áp dụng mức lãi suất trần
cho vay thay cho trần lãi suẩt huy động, nên áp dụng giới hạn tăng trưởng tín
dụng nếu cung tiền tăng nóng Các công cụ này sẽ tỏ ra hiệu quả hơn lãi suất
chiếc khấu để xử lý những mất cân đối nhất định trong hệ thống tài chính và
ngăn cản các nhà đầu tư lao vào các dự án rủi ro không lường trước được.
 Thứ ba: Kết hợp giữa kiểm soát lạm phát với thực thi chính sách tỷ giá
hợp lý. Các nước đang phát triển với nền kinh tế mở cửa ở mức độ thấp, cần coi
trọng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái tương tự như kiểm soát lạm phát.
 Thứ tư: Giảm gánh nặng nợ nần của Chính phủ bằng cách thực hiện các
khoản chi tiêu của Chính phủ trên cơ sở các chương trình dài hạn có tính đến tính
chu kỳ của nền kinh tế, đảm bảo tất cả các khoản chi ngoài ngân sách phải được
tính hết khi xây dựng dự án ngân sách.
 Thứ năm: Đối với vấn đề bảo đảm khả năng thanh khoản bổ sung trong
khủng hoảng thông qua việc các NHTW cung cấp các khoản tín dụng, mua lại và
nhận một số loại tài sản dưới dạng tài sản thế chấp cũng đồng nghĩa với việc
Chính phủ đưa vào bảng cân đối của mình những tài sản rủi ro cao, còn các ngân
hàng sẽ biến tướng các khoản tiết kiệm ngắn hạn thành các khoản cho vay dài
hạn, để rồi họ lại mất khả năng thanh khoản. Vì vậy, cần sử dụng cơ chế bảo
hiểm và cấp các khoản tín dụng với số tiền nhỏ hơn so với giá trị bảo đảm. Ở thời

kỳ hậu khủng hoảng, cần hạn chế các khoản mua lại trực tiếp của Chính phủ để

16

không làm tăng tỷ trọng sở hữu của Chính phủ trong nền kinh tế, trên cơ sở hoàn
thiện hệ thống điều tiết, xây dựng danh mục những tài sản được sử dụng làm tài
sản thế chấp, cấp thanh khoản bổ sung cho các tổ chức tài chính với những qui
định nghiêm ngặt hơn.
 Thứ sáu: Hoàn thiện hệ thống điều tiết tự động theo hướng xây dựng
thang đánh thuế lũy tiến chặt chẽ hơn và thang trợ cấp xã hội rộng rãi hơn, trên
cơ sở hài hòa phát triển xã hội và đưa ra các qui tắc cho phép thay đổi mức thuế
và trợ cấp khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn mới của chu kỳ kinh tế. Nghĩa là
các khoản thuế và trợ cấp sẽ được tăng lên khi một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nào đó
giảm xuống dưới mức quy định.
 Thứ bảy: Trong điều kiện kinh tế vĩ mô biến động, cần sử dụng chính
sách tài khóa ở mức độ cao hơn, và bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng
giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tăng cường trao đổi thông tin giữa
các cơ quan chủ trì thực thi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm kiểm
soát cung tiền, bảo đảm mục tiêu về lạm phát, thực hiện dự toán ngân sách nhà
nước, xác định quy mô thâm hụt dự kiến, hỗ trợ tài chính, nhu cầu vay nước
ngoài, phát hành trái phiếu Chính phủ.
2. CÁC CUỘC SUY THOÁI KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI
2.1. ĐẠI SUY THOÁI Ở MỸ 1929-1933
2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội
Sau chiến tranh thế giới lần 1 (1914-1918), nền kinh tế của Mỹ phát triển
mạnh trong thập niên 1920s. Từ năm 1921-1929, sản lượng công nghiệp tăng
khoảng 40%, ngành nông nghiệp ứng dụng các thành tựu khoa học & công nghệ
vào sản xuất, người nông dân vay mượn để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp dẫn
đến sản lượng nông nghiệp dư thừa. Ngân hàng phát triển tín dụng cho phép
người dân vay mua sắm các loại hàng hóa tiêu dùng lâu bền, xe hơi, nhà cửa.


17

Thị trường chứng khoán phát triển nhanh chóng. Từ năm 1921-1928, chỉ
số công nghiệp Dow Jones tăng từ 63.9 đến 200 điểm. Nhà đầu tư chứng khoán
nhanh chóng chuyển từ đầu tư sang đầu cơ dẫn đến thị trường chứng khoán tăng
nóng. Nhà đầu cơ dễ dàng vay mượn ngân hàng để đầu cơ chứng khoán do điều
kiện vay dễ dàng và lãi suất thấp. Chỉ số Dow Jones tăng từ 200 đến 381.17 trong
vòng 1 năm ( 1928-1929). Tháng 8/1929, tổng số nợ vay chứng khoán lên đến
8,5 tỷ USD, lớn hơn tổng lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế. Hệ số P/E bình
quân của các cổ phiếu thuộc chỉ số chứng khoán tổng hợp S&P lên đến 32,6 vào
tháng 9/1929.
Từ tháng 4/1929, lãi suất bắt đầu tăng dần khiến lợi nhuận từ đầu cơ chứng
khoán yếu đi và theo đó là người vay nợ để đầu cơ mất dần khả năng trả nợ.
Trong khi đó nền kinh tế đã bộc lộ sự yếu kém từ đầu năm 1929, sản xuất bị sụt
giảm do thiếu vốn sản xuất. Lợi nhuận chứng khoán không còn đủ để trả nợ, các
nhà đầu cơ bán tháo cổ phiếu, kéo theo giá cổ phiếu giảm. Hiện tượng bán tháo
cỗ phiếu diễn ra từ các ngày 18 đến 23/10/1929. Đến ngày 24/10/1929 thì thị
trường chứng khoán ở New York tuột dốc tự do gây ra hoảng loạn. Kết quả là chỉ
số Dow Jones giảm từ 381.17 còn 41.22 từ năm 1929 đến giữa năm 1932.

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chỉ số Dow Jones trong thế kỷ 20

18


2.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của cuộc Đại Suy Thoái được giải thích trên nhiều quan
điểm khác nhau, được trình bày theo từng quan điểm dưới đây:
Theo trường phái Áo: nguyên nhân bắt nguồn từ sự can thiệp của Chính

phủ vào thập kỷ 1920. Sự dễ dãi trong tăng tín dụng đẩy các ngân hàng dễ dàng
cho vay, dẫn tới bùng nổ quá mức cung tiền ngay trước khi khủng hoảng, đẩy thị
trường chứng khoán bùng nổ quá mức, ngân hàng cho vay quá nhiều, rủi ro quá

19

mức không được quản lý. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, kéo theo sụp đổ
dây chuyền của các thể chế tài chính do các khoản nợ xấu không đòi được.
Theo trường phái Keynes: cơ chế tự điều chỉnh của thị trường tự do
không hoạt động được. Dù lãi suất giảm nhưng đầu tư không tăng được do kỳ
vọng về tương lai quá bi quan.
Theo trường phái của kinh tế tiền tệ: khủng hoảng là do sự xiết chặt quá
mức của cung tiền năm 1930, và rằng Cục dự trữ Liên Bang đã sử dụng sai chính
sách tiền tệ, đáng lẽ phải tăng cung tiền, thay vì đã giảm cung tiền.
Khủng hoảng nợ dưới chuẩn: Khi nợ bị đánh giá khó đòi, việc bán ra số
lượng lớn với giá rẻ, làm cho tài sản nhìn chung lại càng mất giá, khiến các
khoản nợ còn tồn lại càng giảm chất lượng (do tài sản thế chấp bị giảm giá).
Vòng xoáy này như quả bóng tuyết càng ngày càng to, đẩy cả thị trường nợ và tài
sản xuống, làm cho các thể chế tài chính và cá nhân trên thị trường vỡ nợ. Khi vỡ
nợ nhiều quá, đẩy sản xuất và lợi nhuận xuống thấp, đầu tư đình trệ, việc làm mất
và dẫn tới bẫy đói nghèo.
Sự bất công bằng trong giàu nghèo và thu nhập: Sự bất công bằng
trong giàu nghèo được Waddill Catchings và William Trufant Foster cho là
nguyên nhân của Đại Khủng Hoảng. Sản xuất ra quá nhiều hơn khả năng mua
của thị trường (vốn đa số là người nghèo). Lương tăng chậm hơn so với mức tăng
năng suất, dẫn tới lợi nhuận cao, nhưng lợi nhuận lại bị rót vào thị trường chứng
khoán, mà không phải đưa tới cho người tiêu dùng. Do thị trường chứng khoán
tăng nhanh, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, FED lại để mức lãi xuất cho vay
rất thấp, làm đẩy mạnh đầu tư quá mức. Nền kinh tế tăng nóng trong một thập kỷ,
đến mức khả năng sản xuất quá cao so với mức hiệu quả và so với mức cầu. Như

vậy, nguyên nhân của khủng hoảng là do đầu tư quá mức vào các ngành công
nghiệp nặng thay vì vào lương và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền kinh tế tăng quá
mức hiệu quả và lạm phát quá cao.

20

Cấu trúc thể chế tài chính: Các ngân hàng bị cho là quá rủi ro, khi dự trữ
quá ít, đầu tư quá nhiều vào thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro. Khối
nông nghiệp thì quá rủi ro khi giá đất tăng quá cao, hiệu suất nông nghiệp thấp,
trong khi nông dân đi vay quá nhiều để sản xuất, khi lãi suất đột ngột tăng cao thì
họ lâm vào phá sản vì không thể sản xuất để trả lãi vay cao.
Chế độ bản vị Vàng: Để chống lạm phát, các nước sau Thế chiến Thứ
nhất áp dụng bản vị vàng (đồng tiền gắn chặt với một lượng vàng nhất định). Sốc
bắt đầu từ vụ Sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng vì chế độ bản vị
vàng mà khủng hoảng từ Mỹ lan rộng ra khắp thế giới. Chính vì các chính phủ
tiếp tục giữ chế độ bản vị vàng, họ không thể đưa ra các chính sách tiền tệ nới
lỏng để chữa khủng hoảng. Từ giữa năm 1929 - 1933, cung tiền tại Mỹ giảm
33%, dẫn đến mức giá chung giảm phát trong giai đoạn này là 29%.
Sụp đổ thương mại quốc tế: Do các nước châu Âu sau Thế chiến Thứ
nhất nợ Mỹ nhiều, họ phải trả nợ hàng năm. Họ cũng xuất khẩu sang Mỹ để lấy
ngoại hối trả nợ, đồng thời họ cũng nhập khẩu hàng từ Mỹ cho nhu cầu. Đến cuối
thập kỷ 1920, nhu cầu nhập hàng Mỹ giảm do khủng hoảng và do thiếu tiền để
trả nợ. Đồng thời khi hàng rào thuế quan của Mỹ tăng cao theo Luật Thuế quan
Smoot–Hawley, xuất khẩu vào Mỹ giảm, dẫn tới các nước trên thế giới càng gặp
khó khăn.
2.1.3. Tác động
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán đã đưa nước Mỹ vào suy thoái.
Tiêu dùng và đầu tư bị ảnh hưởng trực tiếp. Giá chứng khoán rớt khiến người ta
thấy mình nghèo đi, lo lắng cho việc làm và thu nhập trong tương lai nên tiêu
dùng ít hơn. Sự suy giảm đáng kể trong đầu tư xây dựng nhà ở cũng góp phần

làm việc làm và tiêu dùng giảm. Số lượng ngân hàng phá sản tăng mạnh do: nhà
đầu cơ chứng khoán không còn khả năng trả nợ do cổ phiếu đầu cơ không còn
giá trị và mặt khác những người gửi tiền tiết kiệm đua nhau rút tiền gửi. Từ năm
1931-1933, tại Mỹ đã có hơn 9000 ngân hàng bị phá sản, điều ngày góp phần

21

khiến các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư và dẫn đến
số lượng việc làm mới tạo ra thấp. GDP của Mỹ giảm hơn 29%, xóa đi mọi thành
quả kinh tế đạt được của 1/4 thế kỷ trước đó. Sản lượng công nghiệp bị tác động
mạnh nhất, giảm đến 50%.

Biểu đồ dưới đây thể hiện tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ lên đến 25% trong khoảng thời
gian này:

×