Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo an Ngữ văn 7 tuần 31 tự soạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.3 KB, 9 trang )

Tuần 31 Ngày soạn: 30/3/2013
Tiết: 117 Ngày giảng: 1/4/2013
HDĐT: QUAN ÂM THỊ KÍNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Sơ giản về chèo cổ.
- Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị
Kính.
- Nội dung ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích Nỗi oan hại chồng.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo kiểu phân vai.
- Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo.
3. Thái độ
HS có thái độ cảm thông thương xót cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa và
trân trọng phẩm chất cao đẹp của họ; lên án sự bất công.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: tài liệu tham khảo, tranh minh họa, bảng phụ.
- Học sinh: soạn bài, tìm, hiểu về hình thức biểu diễn của chèo cổ.
III. Phương pháp
- Phân tích, bình, nêu vấn đề, trao đổi đàm thoại.
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Trình bày những yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong bài Ca Huế trên sông Hương?
Qua đó cho biết ý nghĩa của văn bản?
3. Bài mới
GV cho học sinh quan sát tranh-> giới thiệu bài: nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền
VN rất phong phú và độc đáo: chèo, tuồng, rối, rối nước Trong đó vở chèo cổ Quan Âm Thị
Kính lấy sự tích từ tryuện cổ tích về đức Quan Thế Âm Bồ Tát, là một trong những vở tiêu biểu
nhất, được phổ biến rộng rãi khắp cả nước
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính


*HĐ 1: HD tìm hiểu chung
H: Dựa vào phần chú thích, trình bày khái niệm
và đặc điểm của chèo cổ?
- Chèo là loại hình kịch hát, múa dân gian, kể
chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.
- Nguồn gốc: chèo nảy sinh và được phổ biến
rộng rãi ở Bắc Bộ.
- Đặc điểm: bắt nguồn từ truyện cổ tích và truyện
Nôm.
- Hình thức biểu diễn: thường biểu diễn ở sân
đình, diễn trên chiếu, xung quanh là người xem.
- Nhân vật: hai hệ thống: chính diện và phản
diện.
- Xung đột: hai lực lượng mâu thuẫn, đối lập
(nhân vật chính).
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là chèo cổ?
2. Tác phẩm và vị trí của đoạn trích
H: Em hiểu gì về tác phẩm chèo Quan Âm Thị
Kính?
- Vở chèo mang tích phật (Tích Quan Âm).
H: Đoạn trích nằm ở phần nào của vở chèo?
H: Vì sao đoạn trích có tên "Nỗi oan hại chồng"?
Vì nội dung kể là người vợ không định hại
chồng, nhưng bị mẹ chồng buộc cho tội hại
chồng, đành chịu nỗi oan này.
- GV hướng dẫn đọc theo phân vai.
- HS đọc đoạn trích
- Theo dõi chú thích * SGK.
*HĐ 2: HD tìm hiểu đoạn trích

H: Đoạn trích có mấy nhân vật? Những nhân vật
đó thuộc các vai nào trong chèo cổ? (5 nhân vật)
- Thị Kính: vai nữ chính.
- Sùng Bà: vai mụ ác.
- Thiện Sĩ: vai thư sinh.
- Sùng Ông, Mãng Ông: vai lão nhưng tính cách
khác nhau.
- HS theo dõi phần đầu đoạn trích .
H: Khung cảnh trong đoạn trích là khung cảnh ở
đâu? Trong khung cảnh ấy nổi bật lên là hình ảnh
của ai?
- Vợ ngồi khâu, chồng đọc sách.
H: Khung cảnh ấy gợi lên không khí gia đình như
thế nào?
H: Tìm những chi tiết biểu hiện lời nói và cử chỉ
của Thị Kính đối với Thiện Sĩ ?
- Cử chỉ: dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng; thấy
chồng có sợi dâu mọc ngược: lo lắng, cầm dao
khâu toan xén đi.
- Lời nói: "Râu một chiếc làm sao trồi ra thiếp
sao an".
H: Qua những cử chỉ và lời nói của Thị Kính đối
với Thiện Sĩ, em có nhẫn xét gì về nàng với tư
cách là một người vợ?
GVB: Nhưng chính chi tiết có vẻ ngẫu nhiên mà
lại rất có lí, Thị Kính lo lắng, băn khoăn vì sợi
râu mọc ngược trên cằm Thiện Sĩ sẽ dẫn đến cử
chỉ vô tình mà bất cẩn của nàng khơi nguồn và
mở đầu cho mâu thuẫn xung đột đầu tiên của vở
chèo.

H: Sự việc Thị Kính cắt râu chồng đã bị mẹ
chồng Thị Kính khép vào tội gì?
H: Trước lời buộc tội của Sùng bà, Thị Kính có
thái độ như thế nào?(Chỉ biết kêu oan).
H: Em hãy cho biết Thị Kính đã kêu oan mấy
lần? Kêu oan với những ai?
- Quan Âm Thị Kính là một vở chèo nổi
tiếng.
- Đoạn trích Nỗi oan hại chồng thuộc
phần thứ nhất của vở chèo.
3. Đọc, tóm tắt
4. Từ khó (SGK)
II. Tìm hiểu trích đoạn
“ Nỗi oan hại chồng”
1. Nhân vật Thị Kính
* Trước khi mắc oan.
- Gia đình ấm cúng, hạnh phúc.
- Là người vợ yêu thương chồng, dịu
dàng, ân cần.
*Khi bị oan.
- Bị khép vào tội giết chồng.
- Chỉ biết kêu oan, càng kêu nỗi oan
càng dày.
- Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ ơi (lần thứ
nhất với mẹ chồng)
- Oan cho con lắm mẹ ơi! (Lần hai vẫn với mẹ
chồng)
- Oan cho thiếp lắm chàng ơi! (Lần 3 kêu oan với
chồng)
- Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi! (Lần 4

với mẹ chồng)
- Lần cuối cùng kêu oan hướng về người cha,
được Mãng ông cảm thông nhưng cũng thể hiện
sự đau khổ và bất lực.
H: Em hãy hình dung thân phận Thị Kính trong
cảnh ngộ này? Qua đó ta thấy Thị Kính là người
như thế nào?
H: Kết cục của nỗi oan là gì?
? Tại sao trước khi rời khỏi nhà Sùng bà Thị
Kính lại ngắm nhìn "từ cái kỉ đến giá sách, thúng
khâu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở"?
- Là bằng chứng của tình vợ chồng thủy chung,
hiền dịu. Nhưng giờ đây, tất cả đã bị coi như là
dấu vết của sự thất tiết. Một sự đảo lộn trắng đen
thật đột ngột, ghê gớm không thể ngờ.
H: Qua cử chỉ và ngôn ngữ nhân vật em hãy hình
dung tâm trạng của Thị Kính trước khi bước chân
ra khỏi nhà Sùng bà ?
*GV bình: Lời bộc bạch của nhân vật gợi lên rất
rõ hình ảnh một con người bơ vơ trước cái vô
định của cuộc đời, đang nhớ lại những hồi ức,
những nỗi đau và đang đứng trước một cuộc lựa
chọn, giằng xé: đi đâu? về đâu?
H: Sau khi bÞ oan, ThÞ KÝnh cã hµnh ®éng g×?
*GV liên hệ so sánh tới một số nhân vật có bản
lĩnh kiên cường như Cô Tấm, Cúc hoa mà Thị
Kính không có.
=> Dấu vết triết lí đạo phật là ở đó: (Tu là cõi
phúc, tình là dây oan, trần gian là bể khổ.)
H: Theo em có cách nào tốt hơn để giải thoát

những người như Thị Kính khỏi đau thương
không?
- HS theo dõi văn bản. GV phát phiếu học tập
cho HS thảo luận nhóm(5p):
H: Hãy liệt kê những hành động và ngôn ngữ của
Sùng bà đối với Thị kính? Nhận xét ngôn ngữ và
hành động của Sùng bà đối với Thị kính?
- HS thảo luận và báo cáo bằng bảng
phụ. GVKL trên bảng phụ.
H: Vì sao Sùng bà không thèm đếm xỉa đến lời
kêu oan thảm thiết của con dâu mà cứ một mực
-> oan ức, đơn độc.
* Sau khi bị oan
- Hạnh phúc tan vỡ, bị đuổi ra khỏi nhà
chồng.
- Tâm trạng đau đớn trước sự đời
ngang trái, đảo điên bỗng dội lên đầu
nàng.
- Thị Kính giả trai lựa chọn tu hành
- Phản ánh số phận bế tắc, không lối
thoát của người phụ nữ trong xã hội
xưa.
2. Nhân vật Sùng bà
- Hành động tàn nhẫn thô bạo.
- Lời lẽ đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả.
lấn át, vu hãm và nhất quyết đuổi Thị kính đi?
- Đúng là mẹ chồng thần nanh mỏ đỏ cả vú lấp
miệng em
- Mụ đuổi Thị Kính vì lí do khác: nàng là con
dâu không môn đăng hộ đối.

H: Qua đây cho ta thấy Sùng bà là người như thế
nào?
H: Mâu thuẫn giữa Thị Kính và Sùng bà có đơn
thuần chỉ là mâu thuẫn giữa mẹ chồng - nàng dâu
k?
- Thị Kính và Sùng Bà:
+ Hình thức: mẹ chồng >< nàng dâu.
+ Bản chất: kẻ thống trị >< kẻ bị trị.
H: Hai nhân vật này đại diện cho loại người nào
trong xã hội?
- Thị Kính: người phụ nữ lao động, người dân
thường.
- Sùng Bà: tầng lớp đại chủ phong kiến.
*HĐ 3: HD tổng kết
H: Tác phẩm được xây dựng dựa trên những yếu
tố nghệ thuật đặc trưng nào?
H: Tác phẩm có ý nghĩa ntn?
- HS trả lời.
- GV chốt kiến thức.
-> Là người độc địa, tàn nhẫn và bất
nhân.
3. Bản chất của mâu thuẫn
- Mâu thuẫn giữa Sùng bà và Thị Kính
thực chất là mâu thuẫn giữa người trên
– kẻ dưới, người giàu – kẻ nghèo, mâu
thuẫn giai cấp xã hội trong mâu thuẫn
gia đình.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống kịch tự nhiên.

- Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn
ngữ, cử chỉ, hành động.
2. Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực
mâu thuẫn giai cấp, thân phận người
phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày
xưa.
4. Củng cố
H: Qua vở chèo em hiểu gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học ghi nhớ và nội dung phân tích; làm bài tập .
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
V. Rút kinh nghiệm
Tuần 31 Ngày soạn: 30/3/2013
Tiết: 119 Ngày giảng: 4/4/2013
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại
văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống thực tiễn.
2. Kĩ năng
- Nhận biết các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống.
- Viết được văn bản hành chính đúng quy định.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu, học tập để viết một văn bản hành chính đúng.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: giáo án, văn bản mẫu.
- Học sinh: soạn bài.
III. Phương pháp: Phân tích, đàm thoại, gợi mở
IV. Các bước lên lớp

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các bước làm một bài văn giải thích?
3. Bài mới
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường phải sử dụng các loại văn bàn hành chính
để thông báo hay trình bày một nội dung nào đó. Vậy để biết về cách viết 1 văn bản hành
chính và những đặc điểm của nó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính
*HĐ1: HD tìm hiểu thế nào là vb
hành chính.
- Học sinh đọc 3 văn bản trong SGK
H: Khi nào phải viết thông báo, đề
nghị báo cáo?
H: Mỗi văn bản trên nhằm mục đích gì
H: Điểm gì giống và khác nhau?
* Đặc điểm:
- Đặc điểm chung: có tính khuôn mẫu
(Trình bày theo một số mục nhất định)
- Khác: mục đích, nội dung, yêu cầu.
*GV mở rộng đặc điểm chung của ba
I.Thế nào là văn bản hành chính
1. Xét các vb ( SGK/ 107)
2. Nhận xét
* Tình huống viết.
- Thông báo: Cấp trên truyền đạt vấn đề xuốn
cấp dưới, hoặc nhiều người biết nhằm phổ biến
thông tin.
- Đề nghị: Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện
vọng chính đáng của tập thể hoặc cá nhân tới
các cơ quan và người có quyền hạn để giải

quyết.
- Báo cáo: Cấp dưới báo cáo vấn đề lên cấp cao
hơn nhằm tổng kết những gì làm được cho cấp
trên biết.
* Mục đích
- Thông báo: phố biến thông tin thường kèm
theo hướng dẫn và yêu cầu.
- Đề nghị: trình bày nguyện vọng thường kèm
theo lời cảm ơn.
- Báo cáo: tập hợp công việc đã làm được để
cấp trên biết, thường dùng số liệu %.
văn bản.
Ba văn bản trên gọi là văn bản hành
chính (VBHC).
H: Em hiểu thế nào là văn bản hành
chính?
- Học sinh trả lời. Gv chốt ý.
H: Văn bản hành chính, truyện, thơ có
điểm gì khác nhau?
- Truyện thơ: văn bản nghệ thuật, từ
ngữ trau chuốt, sử dụng biện pháp
nghệ thuật, đa nghĩa, biểu tượng, biểu
cảm.
- Văn bản hành chính nói chung: tính
khuôn mẫu, từ ngữ giản dị, rõ nghĩa,
không có biện pháp nghệ thuật và yếu
tố biểu cảm (đơn có lời cảm ơn ->
khuôn mẫu).
*HĐ 2: HD luyện tập
- HS nêu yêu cầu bài tập và thảo luận

nhóm (4p). Đại diện báo cáo kết quả.
GV nhận xét KL.
3. Kết luận
- VBHC là loại vb được dùng trong giao dịch
hành chính, đóng vai trò qtrọng trong hđ giao
tiếp xã hội. VB này thường dùng để truyền đạt
nội dung, trình bày những yêu cầu hoặc ghi lại
những sự việc có tính chất hành chính – công
vụ nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa cá
nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể, giữa
cá nhân với tập thể.
- VBHC thường gặp: đơn từ, báo cáo, đề nghị,
biên bản, thông báo, chỉ thị, bản kiểm điểm
- Đặc điểm VBHC: có tính khuôn mẫu, được
sắp xếp, trình bày theo một số mục nhất định.
- Ngôn ngữ: giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
Tình huống viết văn bản hành chính và tên văn
bản tương ứng.
1.Thông báo.
2. Báo cáo.
3. Đơn xin nghỉ học.
4. Đề nghị.
2. Bài tập bổ sung: Sưu tầm một số văn bản
hành chính.
- Biên bản xảy ra tai nạn.
- Thông báo môn thi TN THCS.
- Đơn xin chuyển trường.
- Báo cáo tổng kết công tác đội TNTP

- Văn bản hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp
4. Củng cố
H: Văn bản hành chính là gì? Đặc điểm của văn bản hành chính.
5. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài: Văn bản đề nghị.
V. Rút kinh nghiệm
Tuần 31 Ngày soạn: 30/3/2013
Tiết: 120 Ngày giảng: 4/4/2013
V¨n b¶n ®Ò nghÞ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Đặc điểm của văn bản đề nghị: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn
bản này.
2. Kĩ năng
- Nhận biết văn bản đề nghị.
- Biết cách viết văn bản đề nghị đúng quy cách.
- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
*Tích hợp GD kĩ năng sống:
- Suy nghĩ, phê phán sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về tầm quan trọng
của văn bản đề nghị.
- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu các mẫu VB đề nghị để trau dồi kiến thức về văn bản đề nghị.
II. Chuẩn bị
- GV: bảng phụ ghi văn bản mẫu.
- HS: viết một văn bản đề nghị.
III. Phương pháp: Phân tích, đàm thoại.
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ
H: Văn bản hành chính là gì? Văn bản hành chính có những loại nào?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính
*HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề
nghị.
- Hs đọc các văn bản đề nghị.
H: Em hãy cho biết giấy đề nghị được viết
nhằm mục đích gì?
H: Khi viết cần chú ý những yêu cầu gì về hình
thức và nội dung?
? Học sinh quan sát các tình huống trong
SGK/125, cho biết tình huống nào phải viết
giấy đề nghị?
- Các tình huống viết giấy đề nghị:
(a) và (c). Tình huống b viết bản tường trình,
tình huống d viết bản kiểm điểm.
H: Thế nào là văn bản đề nghị?
- Giáo viên cho học sinh ghi nhớ 1 theo SGK
* HĐ2: HD cách làm văn bản đề nghị
- Học sinh đọc kỹ 2 văn bản đề nghị trên,
và thảo luận nhóm (5p): GD kĩ năng sống:
KN suy nghĩ, trình bày
I - Đặc điểm của văn bản đề nghị
1. Bài tập (SGK)
2. Nhận xét
- Mục đích: Đề đạt nguyện vọng chính
đáng của cá nhân hay một tập thể tới các
cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để
giải quyết.

- Nội dung: Nội dung không nhất thiết
phải trình bày đầy đủ nhưng cần chú ý các
mục: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều
gì?.
- Hình thức: Trang trọng, ngắn gọn, sáng
sủa, đúng mực.
3. Kết luận: ghi nhớ 1/sgk
II - Cách làm văn bản đề nghị.
1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị
Các mục trong văn bản đề nghị được trình bày
theo thứ tự nào?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, GV nhận xét
và KL.
H: Hai văn bản trên có điểm gì giống và khác
nhau?
- Giống: trình bày các mục theo thứ tự.
- Khác: nội dung cụ thể: lí do, sự việc, nguyện
vọng cần đề nghị.
H: Những phần nào là quan trọng trong cả hai
văn bản đề nghị?
H: Em hãy rút ra cách làm một văn bản đề
nghị.
- GV treo bảng phụ
- GV lưu ý HS cách trình bày một văn bản đề
nghị.
- HS đọc ghi nhớ. GV chốt kiến thức cơ bản.
*HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập
- HS nêu yêu cầu bài tập và thảo luận nhóm
(5p). GD kĩ năng sống : KN suy nghĩ, sáng
tạo, giao tiếp

- Đại diện báo cáo kết quả. GVKL.
- GV đưa ra một văn bản đè nghị có điểm chưa
đúng.
- Yêu cầu HS tìm và chỉ ra chỗ sai -> Nêu
hướng sửa chữa.
- Ai đề nghị? (Tên người (tổ chức) đề
nghị)
- Đề nghị ai? (Nơi nhận đề nghị)
- Đề nghị điều gì? (Nội dung cần để nghị)
2. Dàn mục một văn bản đề nghị
*Các mục:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm, ngày tháng năm.
- Tên văn bản.
- Nơi nhận.
- Người tổ chức đề nghị.
- Nội dung đề nghị.
- Chữ kí, họ tên người đề nghị.
*Lưu ý
- Tên văn bản cần viết in hoa, khổ chữ to
- Trình bày: sáng sủa, cân đối
- Cần chú các mục: tên người (tổ chức) đề
nghị, nơi nhận và nội dung đề nghị.
3. Ghi nhớ (SGK/126)
III. Luyện tập
Bài tập 1:
- Tình huống a là viết đơn, tình huống b là
viết đề nghị.
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa lí do
viết đơn và lí do viết đề nghị:

+ Giống nhau ở chỗ cả hai đều là những
nhu cầu và nguyện vọng chính đáng.
+ Khác nhau ở chỗ một bên là nguyện
vọng của một cá nhân, còn một bên là nhu
cầu của một tập thể. Lí do trong đơn
thường ngắn gọn, lí do trong đề nghị
thường phải giải thích cụ thể để người (tổ
chức) có thẩm quyền giải quyết.
Bài tập2:Không theo mẫu, dàidòng, không
đúng nội dung trọng tâm của văn đề nghị.
4. Củng cố
? Viết văn bản đề nghị cần đáp ứng đủ các yêu cầu nào?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học nội dung ghi nhớ và làm bài tập còn lại.
- Ôn tập các tác phẩm văn học.
V. Rút kinh nghiệm

×