Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT BÚN PHÚ ĐÔ – TP. HÀ NỘI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.43 KB, 24 trang )

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Điều kiện địa lý tự nhiên.
1.1. Vị trí địa lý.
Làng bún Phú Đô thuộc xã Mễ Trì, huyện Nam Từ Liêm, ở cách trung tâm thành phố
Hà Nội khoảng 10 km về phía Tây Nam. Vị trí ranh giới cụ thể của làng bún Phú Đô như
sau:
- Phía Bắc giáp phường Mỹ Đình;
- Phía Nam giáp đường cao tốc Láng -Hoà lạc;
- Phía Đông giáp thôn Mễ Trì Thượng (thuộc xã Mễ Trì);
- Phía Tây giáp với sông Nhuệ.
Tổng diện tích tự nhiên của làng nghề là 258.6 ha, trong đó đất nông nghiệp là 164,6
ha.
Bao quanh phía Bắc của làng nghề sản xuất bún Phú Đô có một con mương tiêu nước
chảy qua và chảy vào song Nhuệ. Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng khi
vào mùa mưa, lưu lượng nước lớn gây ra tình trạng ngập úng do nước thải sainh hoạt và
chăn nuôi từ các chuồng trại của các hộ gia đình đều đổ ra kênh dẫn. Nước thải sản xuất
bún, nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi đều chưa qua xử lý mà xả trực tiếp vào hệ
thống cống chung cuối làng. Sau đố, nước thải trực tiếp đổ xuống con mương chảy ra sông
Nhuệ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong
vùng.
1.2. Đặc điểm khí hậu.
Khí hậu làng Phú Đô mang đặc điểm chung của khí hậu Bắc Bô là khí hậu nhiệt đớigió
mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
Ðặc điểm khí hậu Phú Đô mang đậm đặc trưng khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay
đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa,
nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo,
nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng
10).
Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng 1.300 - 1.400 giờ và phân bố không đều
giữa các tháng trong năm. Mùa hè số giờ nắng nhiều, mùa đông số giờ nắng ít.
2. Điều kiện kinh tế xã hội.


Theo số liệu thống kê năm 1999, cả làng nghề bún Phú Đô có khoảng 1113 hộ với
5111 nhân khẩu. Trong đó có 700 hộ gia đình với 1600 lao động hành nghề làm bún. Hàng
năm làng nghề Phú Đô sản xuất được khoảng 5000 tấn bún, cung cấp bún cho khoảng 50%
thị trường bún ở Hà Nội. Sau hơn 5 năm, tính đến năm 2004, làng Phú Đô có khoảng 5600
người, với 1068 hộ gia đình. Trung bình mỗi hộ có khoảng 4.5 người. Mật độ dân số
khoảng 202 người/ha. Trong làng, số hộ làm bún chiếm khoảng 50%, còn lại 10% số hộ sản
xuất phục vụ làng nghề như: sản xuất công cụ làm bún (cơ khí); xay xát gạo; cung cấp than
củi; 20% số hộ làm dịch vụ thương mại cho nhân dân trong thôn và các khách nơi khác đến;
20% số hộ còn lại làm các nghề khác. Tuy nhiên, nhưng năm gần đây, số hộ làm bún đã
giảm nhiều do phần lớn đã chuyển sang buôn bán, kinh doanh. Từ gần ngàn hộ gia đình nay
chỉ còn vài trăm hộ còn theo nghề làm bún. Trình độ văn hóa của người dân trong làng
không cao. Trong số lao động chuyên nghiệp làm bún ở Phú Đô hiện nay, chỉ có khoảng
30% tốt nghiệp trung học phổ thông, còn lại chỉ đạt trình độ văn hóa phổ thông cơ sở. Trong
thời đại công nghiệp hóa với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều phương tiện sản xuất hiện
đại, nghề làm bún ngày nay đã được cơ giới hóa với các loại máy: máy xay bột, máy đánh
bột… góp phần nâng cao sản lượng sản xuất bún của làng nghề.
Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường:
- Sự phát triển của dân số làng nghề : Dân số Năm 2004 của làng Phú Đô là khoảng
5600 người đến năm 2011 đã lên đến hơn 10000 người. Trước đây, các hộ gia đình chủ yếu
là sản xuất bún nhưng nhiều hộ đã bỏ nghề bún tập trung vào chăn nuôi, buôn bán, kinh
doanh. Sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động sinh hoạt cũng
như chăn nuôi tăng cao dẫn đến việc thải ra 1 lượng rất lớn nước thải vào môi trường.
- Trình độ văn hóa của người dân làng bún Phú Đô tương đối thấp. Hiện nay, trong số
lao động chuyên nghiệp làm bún ở Phú Đô chỉ có khoảng 30% tốt nghiệp trung học phổ
thông, còn lại chỉ đạt trình độ văn hóa phổ thông cơ sở. Đây cũng là một yếu tố quan trọng
dẫn đến việc người dân không hiểu biết về vấn đề bảo vệ môi trường, gây ra các tác động
tiêu cực đến môi trường.
- Hoạt động sản xuất bún : Mặc dù quy mô sản xuất bún của làng nghề đã giảm ( từ
gần 1000 hộ xuống còn vài trặm hộ). Tuy nhiên hoạt động sản xuất bún vẫn gây ra các ảnh
hưởng và tác động lớn tới môi trường:

- Ngoài ra, thực tế hiện nay để sợi bún dẻo, dai, bóng, có màu óng ánh, đẹp và để được
lâu người làm bún còn cho thêm vào bún thành phẩm rất nhiều loại hóa chất bảo quản , chất
tẩy trắng sợi như: chất huỳnh quang (Tinopal)- một loại hóa chất có khả năng gây ung thư,
chất chống mốc (Sodium benzoate) và hàn the (borax). Đây cũng là một trong những yếu tố
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng.

CHƯƠNG II: SỨC ÉP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH
TẾ - XÃ HỘI
2.1. Sự phát triển dân số và trình độ văn hóa của người dân
Sự phát triển dân số một cách nhanh chóng tại làng nghề sản xuất Bún Phú Đô đã gây
ra nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của chính nhân dân trong vùng và đặc biệt là gây
nên nhiều vấn đề về môi trường nghiêm trọng. Dân số Năm 2004 của làng Phú Đô là
khoảng 5600 người, nhưng đến năm 2011, con số này đã tăng lên đến hơn 10000 người.
Dân số tăng nhanh đồng nghĩa với việc phải sử dụng ngày càng nhiều các loại tài nguyên
môi trường: đất đai được khai thác cho việc xây nhà ở, xây dựng, phục vụ nông nghiệp; tài
nguyên nước ngày một được khai thác nhiều hơn để sử dụng cho các mục đích sinh hoạt,
chăn nuôi…; nguồn tài nguyên điện cũng là yếu tố bị khai thác ngày càng nhiều.
Cùng với sự phát triển dân số một cách nhanh chóng, vấn đề trình độ văn hóa, trình độ
dân trí của người dân còn khá thấp cũng là một vấn đề lớn, gây ra rất nhiều tác động tiêu
cực đến môi trường. Có thể kể đến một số tác động cụ thể như sau:
- Người dân xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định, vứt tràn lan ở mọi nơi như: bờ
sông, kênh, mương… Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, hộ gia đình được xả trực tiếp
vào cống thải, mương tiêu. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông, kênh rạch, để sinh sống, xả
rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông dòng chảy,
tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu
cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước, môi trường mà còn gây nên sự
khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cung cấp cho nhu
cầu xã hội.
- Nhiều giếng khoan thi công không đúng kĩ thuật (kết cấu không tốt, giếng gần khu
vực nhà vệ sinh, hệ thông xử lý nước thải…). Giếng khoan hư không được san lấp là

nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy, bể lâu ngày, không
được tu sửa gây rò rỉ nước. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí nước.
- Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại
thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô
nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.
Sát trắng gạo
Ủ bột, chắt bỏ nước chua và nhào bột
Vắt bột và luộc bột
Vớt bún trong nồi, tráng bún
Bún thành phẩm
Nước thải
2.2. Hoạt động sản xuất bún
Làng nghề SX bún Phú Đô – Mễ Trì- Nam Từ Liêm - Hà Nội đang phải đối mặt với
vấn đề ô nhiễm MT nghiêm trọng. Trong khoảng 1.200 hộ gia đình sinh sống ở Phú Đô, có
tới 50% hộ theo nghề làm bún gia truyền. Trong các cơ sở sản xuất phần lớn thiết bị, máy
móc, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, cũ kỹ, không đồng bộ. Tại một số cơ sở SX phát triển,
tỷ lệ nhập những thiết bị công nghệ tiên tiến để SX còn rất ít, có đến 70% công nghệ thủ
công, cơ khí lạc hậu nên rất dễ gây ô nhiễm môi trường. Sau đây là quy trình sản xuất bún
theo phương pháp thủ công:
Sơ đồ quy trình sản xuất bún theo phương pháp thủ công
Mô tả quy trình sản xuất : Nguyên liệu sản xuất bún là gạo. Công đoạn đầu tiên là sát
trắng gạo (vo kỹ gạo, ngâm trong nước khoảng 10h, đem xóc sạch gạo, sau đó cho vào cối
say nhuyễn thành bột gạo trắng). Công đoạn tiếp theo là ủ bột, chắt bỏ nước chua và nhào
bột. Sau khi nhào và đưa qua màng lọc sạn, bột được đưa vào khuôn để vắt bột. Khuôn bún
được làm bằng chất liệu dạng ống dài, phía đầu khuôn có một miếng kim loại đục các lỗ
tròn. Để vắt bột yêu cầu phải chuẩn bị một nồi nước khá lớn. rộng miệng đặt trên bếp để
đun sôi. Bột được cho vào chiếc khăn vải thô rộng, ở giữa có khoét một khoảng hình tròn để
khâu vào miệng khuôn bún có nhiều lỗ nhỏ. Sau đó bột bún được vắt mạnh cho chảy thành
dòng qua khuôn xuống nồi nước ở phía dưới tạo thành sợi bún. Sau khi luộc vài ba phút,

sợi bún trong nồi được vớt ra, đem tráng qua nước lạnh cho khỏi bết dính và trở nên săn
chắc. Công đoạn cuối cùng là vớt bún trong nồi nước tráng. Sau khi vớt ra khỏi nồi nước
tráng, bún thành phẩm được đặt trên các thùng tre có lót sẵn lá chuối xanh. Sau đó bún
thành phẩm được đem đi tiêu thụ. Quy trình sản xuất bún ở trên cho thấy: hầu như các công
đoạn như vo gạo, ngâm gạo, vắt bột, luộc bột, tráng bột… đều thải ra nước thải. Lượng
nước thải này là nước thải giàu tinh bột đáng kể. đây là nguồn nước thải giàu chất hữu cơ dễ
phân hủy sinh học. Cụ thể, mỗi ngày mỗi hộ sản xuất bún sử dụng khoảng 50 mét khối
nước, số nước này sau khi sử dụng được thải trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước chung,
rồi đổ ra sông Nhuệ.
Cũng giống như các Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm khác hàm lượng các
thông số ô BOD, COD, Colifom , tổng Nitơ, Phootpho…trong nước của Làng Bún Phú Đô
đều vượt nhiều lần các tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh
vật nước, đặc biệt là vùng sông, do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài
thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể
nhiều loài thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường
hợp làm cho nhiều loài thuỷ sinh chết. Nguồn nước thải không qua xử lý không chỉ gây ra ô
nhiễm nguồn nước mà nó còn thấm vào đất gây nên ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước
ngầm.
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho đất. Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng đến
đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất. Các chất ô nhiễm làm
giảm quá trình hoạt động phân hủy chất của một số vi sinh vật trong đất. Là nguyên nhân
làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém, không phát triển được hoặc có thể
bị thối gốc mà chết. Kết quả khảo sát mới đây nhất của Viện Khoa học và Công nghệ MT
Đại học bách khoa Hà Nội, đưa ra những con số báo động: mẫu nước thải ở làng nghề có
thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm.
Hàm lượng BOD trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần, cặn lơ lửng, chất
hữu cơ, nitơ, phốt pho trong nước thải rất cao.
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà còn ảnh
hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng

tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng
lên. Không chỉ vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn
công nghiệp độc hại khác. Đối với không khí, nguồn gây ô nhiễm đặc trưng nhất của làng
nghề là mùi hôi thối do quá trình phân hủy của các chất hữu cơ, quá trình ủ, lên men của
bún. Quá trình này tạo ra các khí độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, Một điểm
đáng chú ý đó là việc sử dụng than củi. Với nhu cầu sử dụng rất lớn bụi, khí thải do đốt
nhiên liệu than củi cũng là nguồn gây ô nhiễm đối với MT không khí.
Nguồn gây ô nhiễm đặc trưng nhất của làng nghề là mùi hôi thối do quá trình phân hủy
của các chất hữu cơ, quá trình ủ, lên men của bún. Một điểm đáng chú ý đó là việc sử dụng
than củi để làm nhiên liệu . Quá trình này tạo ra các khí độc: SO
2
, NO
2
, H
2
S, NH
3
, CH
4

gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, Với nhu cầu sử dụng rất lớn bụi, khí thải do đốt
nhiên liệu than củi cũng là nguồn gây ô nhiễm đối với MT không khí.
Thêm vào đó, thực tế hiện nay người làm bún còn cho thêm vào bún thành phẩm rất
nhiều loại hóa chất bảo quản , chất tẩy trắng sợi như: chất huỳnh quang (Tinopal)- một loại
hóa chất có khả năng gây ung thư, chất chống mốc (Sodium benzoate) và hàn the (borax)…
Mục đích của việc này là để sợi bún dẻo , dai, bóng, có màu óng ánh, đẹp và để được lâu.
Những chất kể trên không những gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, mà còn gây ảnh hưởng
đến chính những người sản xuất bún, các hộ gia đình xung quanh và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
2.3. Hoạt động chăn nuôi của các hộ gia đình

Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và không khí còn do người
dân chăn nuôi trâu bò, lợn, gà… nằm rải rác xen kẽ trong khu dân cư. Và một thực tế đã và
đang xảy ra ở đây là người dân vô tư đổ nước và chất thải chăn nuôi ra cống rãnh. Xả nước,
rác thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông ngòi gây ô nhiễm MT. Kết quả phân tích mẫu nước
thải, khí thải ở Phú Đô của ngành chức năng cho thấy, hầu hết các thông số COD, BOD
5
,
SS, Tổng N, Tổng P đều vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Riêng nồng độ bụi vượt từ
113 đến 230 lần, hàm lượng một số kim loại trong nước thải, vượt tới hàng chục lần cho
phép. Không những gây ô nhiễm làng nghề còn làm ô nhiễm luôn cả nguồn nước nước mặt,
đến nỗi một số nơi, cỏ cây, hoặc tôm cá dưới ao không thể sống nổi. Các con kênh, mương,
ao … chuyển thành những dòng nước chết với một màu đen và mùi hôi thối bốc lên. Không
chỉ gây mất cảnh quan làng nghề, giảm sức thu hút đối với khách du lịch, giảm hiệu quả
kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh hoạt và sức khỏe của người dân.
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI LÀNG NGHỀ SẢN
XUẤT BÚN PHÚ ĐÔ – MỄ TRÌ – NAM TỪ LIÊM – TP. HÀ NỘI.
3.1. Môi trường nước mặt.
Để đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt làng nghề sản xuất bún Phú Đô, tiến hành
lấy mẫu tại 5 vị trí và qua 2 đợt quan trắc tháng 4 (mùa khô) và tháng 10( mùa mưa) năm
2014.
Vị trí lấy mẫu:
STT Kí hiệu Địa điểm Tọa độ
1 NM1 Sông Nhuệ 21°00'48.5"N 105°45'51.8"E
2 NM2 Ao Phú Đô 21°00'35.5"N 105°46'01.5"E
3 NM3 Sông Nhuệ 21°00'37.1 105°45'44.0"E
4 NM4 Hồ Phú Đô 21°00'37.7"N 105°45'47.8"E)
5 NM5 Kênh Phú Đô
Bảng 3.1_1. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt đợt 1 ( mùa khô)
Số hiệu
Chỉ tiêu

pH
TSS
(mg/l)
BOD
5
(mg/l)
COD
(mg/l)
Tổng Coliform
(MPN/100ml)
NH
4
+
(mgN/l
)
PO
4
3-
(mgP/l)
MN1 6,11 227 4213 5013 170000 68.88 16,03
MN2 5,47 394 5656 8666 22000 85,12 16,19
MN3 6,26 474 5506 6406 900000 154,02 29,93
MN4 6,59 55 3473 5010 8000 39,76 8,48
MN5 6,1 96 108,3 278 300000 93,52 0,08
QCVN 08:
2008/BTNM
T (cột B1)
5,5 – 9 50 15 30 7500 0,5 0,3
Kết quả phân tích cho thấy, ngoài chỉ tiêu pH hàm lượng các chất hữu cơ tại các vị trí
tiến hành quan trắc cao hơn gấp nhiều lần so với quy định của QCVN 08:2008/BTNMT quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Hàm lượng COD cao gấp 9,3 – 288,87 lần;
BOD cao gấp 7,22 – 377,1 lần; hàm lượng TSS cao gấp 1,1 – 9,48 lần, Tổng Coliform cao
gấp 1,1 – 120 lần; hàm lượng NH
4
+
cao gấp 79,53 – 308,04 lần, Hàm lượng PO
4
3-
cao gấp
28. 27 – 99,77 lần so với Cột B1( quy định chất lượng nước phục vụ cho mục đích tưới tiêu
thủy lợi hoặc các mục đíchh sử dụng khác) của QCVN 08 : 2008/BTNMT.
Sự xuất hiện với nồng độ cao của NH
4
+
và PO
4
3-
đã làm cho môi trường nước trong
các ao hồ bị phú dưỡng, các loại tảo phát triển mạnh gây nên hiện tượng nước nở hoa, nước
bốc mùi hôi thối.
Bảng 3.1_2: Kết quả quan trắc môi trường nước mặt làng bún Phú Đô đợt 2.
Số hiệu
Chỉ tiêu
pH
TSS
(mg/l)
BOD
5
(mg/l)
COD

(mg/l)
Tổng Coliform
(MPN/100ml)
NH
4
+
(mgN/l
)
PO
4
3-
(mgP/l
)
MN1 6,0 211 3275 3202 150230 57.88 16,03
MN2 5,1 312 4423 6533 20234 68.11 12.34
MN3 5,8 212 5237 5328 670564 134,02 13,7
MN4 6,1 62 2138 4231 7008 42.23 8,48
MN5 5,9 78 114,2 250 26900 84.56 0,05
QCVN 08:
2008/BTNM
T (cột B1)
5,5 – 9 50 15 30 7500 0,5 0,3
Kết quả phân tích cho thấy, ngoài chỉ tiêu pH hàm lượng các chất hữu cơ trong hồ cao
hơn gấp nhiều lần so với quy định của QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt. Hàm lượng COD cao gấp 8,33 – 217,77 lần; BOD cao gấp 7,61
– 349,1 lần; hàm lượng TSS cao gấp 1,24 – 4,22 lần,
Tổng Coliform: Riêng hàm lượng thông số tại điểm quan trắc NM4 = 7008 nằm trong
giới hạn cho phép của QCVN08 : 2008/BTNMT. Hàm lượng Tổng Coliform tại các vị trí
NM1 – 2- 3 – 5 cao hơn giới hạn cho phép của QCVN08 : 2008/BTNMT từ 2,7 – 89,41 lần.
; hàm lượng NH

4
+
cao gấp 79,53 – 308,04 lần.
Hàm lượng PO
4
3-
cao gấp 28. 3 – 53,43 lần so với của QCVN 08 : 2008/BTNMT (trừ
vị trí NM5 hàm lượng của PO
4
3-
nằm trong giới hạn cho phép của phương pháp)
Sau khi tiến hành so sánh giá trị các thông số quan trắc vớ QCVN 08:2008/BTNMT
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Ta thấy, hiện trạng môi trường nước
mặt ở làng nghề sản xuất bún Phú Đô đang ở mức ô nhiễm nặng, cần phải có những biện
pháp xử lý hợp lý, kịp thời.
Giá trị các thông số quan trắc môi trường nước mặt qua hai đợt đánh giá.
Hình 3.1_1: pH tại các vị trí quan trắc 2 đợt.
Giá trị pH của môi trường nước mặtdao động từ 5.5 – 7 nằm trong khoảng giới hạn
cho phép của QCVN 08 : 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt. Giá trị pH đợt 2 giảm so với đợt 1.
Hình 3.1_2: TSS tại các vị trí quan trắc 2 đợt.
Hàm lượng TSS trong nước có xu hướng giảm qua 2 đợt quan trắc. Tuy nhiên, hàm
lượng TSS trong cả 2 đợt quan trắc ở tấ cả vị trí lấy mẫu đều vượt qua giới hạn cho phép
của QCVN 08: 2008/BTNMT.
Hình 3.1_3: BOD
5
tại các vị trí quan trắc 2 đợt.
Hàm lượng BOD
5
trong môi trường nước khu vực đều vượt quá giới hạn cho phép của

QCVN 08: 2009/BTNMT rất nhiều lần và có xu hướng giảm.
Hình 3.1_4: COD tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Cũng như BOD
5
hàm lượng COD trong nước ở khu vực làng Phú Đô trong nước rất
cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép của QCNV08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt và
có xu hướng giảm
Hình 3.1_5: Tổng Coliform tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Giá trị Tổng Coliform trong môi nước khu vực có xu hướng giảm nhưng không đáng
kể. Hàm lượng ở các vị trí MN1, MN3, MN5 là rất cao vượt quá giới hạn cho phép của
QCVN 08:2008/BTNMT rất nhiều lần. Riêng vị trí MN4 ở đợt 2 là có hàm lượng tổng
Coliform nằm dưới giới hạn cho phép của quy chuẩn về chất lượng nước mặt.
Hình 3.1_6: NH
4
+
tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Dựa vào biểu đồ, dễ dàng nhận thấy hàm lượng amoni trong nước có xu hướng giảm,
trừ điểm MN4 tăng nhưng không đáng kể. Hàm lượng amoni trong nước ở 2 đợt quan trắc
rất cao đều vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT.
Hình 3.1_7: PO
4
3-
nước mặt tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Hàm lượng PO
4
3-
trong môi trường nước mặt tại làng nghề sản xuất bún Phú Đô có xu
hướng giảm qua 2 đợt quan trắc. Tuy nhiên hàm lượng PO
4
3-

ở cả 2 đợt đều rất cao vượt quá
giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT về chất lượng nước mặt.
3.2. Môi trường nước ngầm.
Hiện nay, người dân làng bún Phú Đô đã và đang được sử dụng nguồn nước máy do
nhà máy cấp nước sạch của Tp.Hà Nội, nhưng nhiều hộ dân trong làng vẫn sử dụng nước
giếng khoan như một nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, môi
trường nước ngầm ở đây có dấu hiệu bị ô nhiễm không đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho sinh
hoạt của người dân. Hàm lượng Amoni cao gấp 3 lần so với QCVN 02 : 2009/BTNMT -
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt và QCVN 01:2009/BYT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. Ngoài ra, nước ngầm còn có dấu hiệu
ô nhiễm kim loại, có mùi tanh: hàm lượng Fe trong nước cao gấp 3 lần so với QCVN 09:
2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Tiến hành quan trắc phân tích môi trường nước ngầm ở 6 vị trí lấy mẫu thông qua 2
đợt quan trắc vào tháng 4 (mùa khô) và tháng 10 (mùa mưa) năm 2014.
Vị trí lấy mẫu: mẫu được lấy tại giếng khoan tại các hộ gia đình trong làng bún Phú
Đô. Giếng khoan có độ sau trung bình từ 20 – 50m.
- NN1: tại nhà bà Trần Thị Hợi, thôn Phú Đô .
- NN2: Tại nhà bà Nguyễn Thị Trâm thôn Phú Đô.
- NN3: tại nhà ông Nguyễn Văn A thôn Phú Đô.
- NN4: tại nhà ông Đặng Văn Minh thôn Phú Đô.
- NN5: tại nhà bà Ngô Thị Cẩm thôn Phú Đô.
- NN6: tại nhà ông Trần Mạnh Linh thôn Phú Đô.
Bảng 3.2_1: Kết quả quan trắc môi trường nước ngầm đợt 1 ( mùa khô)
STT Thông số
Đơn
vị tính
QCVN 09:
2008/
BTNMT
Số hiệu

NN1 NN2 NN3 NN4 NN5 NN6
1 pH mg/l 5.5 – 8.5 7.17 5.8 6.25 6.71 6.54 5.94
2 NH
4
+
( tính theo N) mg/l 0.1 10.8
10.6
2
12.5 11.65 8.75 9.69
3 NO
2
-
(tính theo N) mg/l 1.0 0.19 0.05 0.15 0.18 0.11 0.08
4 SO
4
2-
mg/l 400 460 238 430 445 342 290.0
5 Cl
-
mg/l 250 685 650 750 717.5 685 667.50
6 Mn mg/l 0.5 2.32 1.98 4.58 2.45 1.254 2.12
7
Cứng (tính theo
CaCO
3)
mg/l 500 815 545 727 771 663 600
8 Fe mg/l 5 15.2 13.5 17.8 16.5 12.2 12.85
9 Chất rắn tổng số mg/l 1500 774 412 662 718 412 448.5
Dựa vào kết quả phân tích ta thấy, hàm lượng các chỉ tiêu pH, chất rắn tổng số và
NO

2
-
trong các mẫu nước phân tích nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:
2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Hàm lượng các chỉ
tiêu NH
4
+
, SO
4
2-
,

Cl
-
,

Mn, độ cứng và Fe đều vượt giới hạn cho phép được quy định tại
QCVN 09: 2008/BTNMT. Hàm lượng NH
4
+
cap gấp từ 87.5 – 125 lần, hàm lượng SO
4
-
trong các mẫu M1, M3, M4 cao hơn từ 1.075 – 1.15 lần ( trừ mẫu M2, M5 và M6 nằm trong
giới hạn cho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT). Hàm lượng Mn cao gấp 2,74 – 3 lần , độ
cứng cao hơn từ 1.31 – 1.63 lần, hàm lượng Fe cao gấp 2.44 – 3.56 lần.
Bảng 3.2_2: Kết quả quan trắc môi trường nước ngầm đợt 2 ( mùa khô)
STT Thông số
Đơn vị
tính

QCVN
09: 2008/
BTNMT
Số hiệu
NN1 NN2 NN3 NN4 NN5 NN6
1 pH mg/l 5.5 – 8.5 6.7 5.5 6.12 6.5 6.82 5.51
2 NH
4
+
( tính theo N) mg/l 0.1 10.8 10.56 13.2 10.2 8.5 9.59
3 NO
2
-
(tính theo N) mg/l 1.0 0.21 0.05 0.73 0.97 0.45 0.08
4 SO
4
2-
mg/l 400 520 322 453 520 234 293
5 Cl
-
mg/l 250 470 730 650 800 500 500
6 Mn mg/l 0.5 2.65 2.67 4.56 2.73 1.3 4.7
7
Cứng (tính theo
CaCO
3)
mg/l 500 420 525 800 678 655 568
8 Fe mg/l 5 10.7 14.7 12.5 18.2 13 14.2
9 Chất rắn tổng số mg/l 1500 820 532 700 778 234 442
Kết quả phân tích cho thấy, ngoài các chỉ tiêu Chất rắn tổng số, Nitrit và pH nằm

trong giới hạn cho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm.Còn lại, hầu hêt hàm lượng các thông số còn lại đều cao hơn giá trị giới
hạn của quy chuẩn.
Hàm lượng Amoni cao gấp từ 85 – 132 lần.
Hàm lượng SO
4
2-
ở các vị trí NN2, NN5, NN6 nằm trong giới hạn cho phép của quy
chuẩn và các điểm NN1, NN3, NN4 vượt giới hạn cho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT
từ 1,13 – 1,3 lần.
Hàm lượng Cl
-
ở tất cả các vị trí quan trắc đều cao gấp từ 1,88 – 3,2 lần so với giới hạn
cho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT.
Hàm lượng Mn trong các mẫu nước ngầm đều cao gấp từ 2,6 – 15,7 lần so với giới hạn
cho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT.
Độ cứng ở vị trí NN1 nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. ở các vị trí quan trắc còn lại, giá trị quan
trắc đều vượt qua giới hạn cho phép từ 1.04 – 1.6 lần.
Hàm lượng Fe ở tất cả các vị trí quan trắc cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 09:
2008/BTNMT từ 2,14 – 3,64 lần.
Giá trị các thông số quan trắc môi trường nước ngầm qua 2 đợt phân tích.
Hình 3.2_1: pH nước ngầm tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Dựa vào biểu đồ và kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm làng bún Phú Đô
qua 2 đợt ta thấy, giá trị pH của 2 đợt quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN 09:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Và
giá trị pH quan trắc ở đợt 2 thấp hơn đợt 1 ( trừ vị trí NN5 có giá trị pH đợt 2 là cao
hơn so với đợt 1).
Hình 3.2_2: NH
4

+
nước ngầm tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Nhìn chung, giá trị Amoni qua 2 đợt quan trắc có biến động không đáng kể, đợt 1
có giá trị cao hơn đợt 2. Trừ vị trí NN3 là có hàm lượng Amoni của đợt 2 cao hơn đợt
1. Tuy nhiên hàm lượng Amoni ở 2 đợt quan trắc đều cao gấp nhiều lần giới hạn cho
phép của QCVN 09:2008/BTNMT.
Hình 3.2_3: NO
2
-
nước ngầm tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Giá trị Nitrit qua 2 đợt quan trắc môi trường nước ngầm đều nằm trong giới hạn
cho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT. Tuy nhiên, hàm lượng Amoni quan trắc qua 2
đợt có xu hướng tăng, đợt 2 cao hơn đợt 1. Giá trị quan trắc đợt2 ở các vị trí NN3,
NN4, NN5 so với đợt 1 cao gấp từ 4 – 5 lần so với đợt 1
Hình 3.2_4: SO
4
2-
nước ngầm tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Hàm lượng SO
4
2-
trong nước có xu hướng tăng, đợt 2cao hơn đợt 1 (trừ điểm
NN5 thấp hơn đợt 1). Hàm lượng SO
4
2-
trong trong 2 đợt quan trắc ở các vị trí NN1,
NN3, NN4 đều vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 09 : 2008/BTNMT về chất
lượng nước ngầm , các vị trí NN2, NN5, NN6 có giá trị nằm trong giới hạn cho phép
của quy chuẩn.
Hình 3.2_5: Cl

-
nước ngầm tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Hàm lượng Cl
-
trong nước ngầm có xu hướng giảm, đợt 2 thấp hơn đợt 1 ( trừ vị
trí NN2, NN4 là có hàm lượng Cl
-
quan trắc đợt 2 cao hơn đợt 1). Tuy nhiên, giá trị
quan trắc qua 2 đợt vẫn cao hơn giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 09 :
2008/BTNMT
Hình 3.2_6: Mn nước ngầm tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Hàm lượng Mn qua 2 đợt quan trắc có xu hướng tăng, ở đợt 2 cao hơn đợt 1.
Hàm. Tuy nhiên, giá trị Mn trong nước ở cả 2 đợt quan trắc vẫn cao hơn giá trị cho
phép của QCVN 09 : 2008/BTNMT về chất lượng nước ngầm.
Hình 3.2_7: Độ cứng nước ngầm tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Hàm lượng độ cứng trong nước đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 09 :
2008/BTNMT về chất lượng nước ngầm ( trừ vị trí NN1 ở đợt 2 là nằm trong giới hạn
cho phép) và có xu hướng giảm, riêng điểm NN3 ở đợt 2 là có giá trị quan trắc cao
hơn đợt 1.
Hình 3.2_8: Fe nước ngầm tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Hàm lượng Fe trong môi trường nước ngầm của khu vực qua 2 đợt quan trắc là
rất lớn, vượt qua giới hạn cho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT. và có xu hướng
tăng.
Hình 3.2_9: Chất rắn tổng số nước ngầm tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt
Hàm lượng tổng chất rắn tổng số trong nước ở 2 đợt quan trắc đều nằm trong
giới hạn cho phép của QCVN 09 : 2008/BTNMT và có xu hướng tăng nhưng không
đáng kể, trừ vị trị NN5 ở đợt 2 thấp hơn đợt 1 nhưng không đáng kể.
Qua biểu đồ biểu diễn hàm lượng các thông số trong 2 đợt quan trắc nhận thấy
môi trường nước ngầm của làng bún Phú Đô đang bị ô nhiễm cần phải có những biện
pháp xử lý hợp lý và kịp thời.

CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỚI CÁC
HOẠT ĐỘNG
4.1. Tình hình sức khỏe cộng đồng
- Theo kết quả điều tra ở các cơ sở y tế thì tỷ lệ số lượt người đến khám mắc các
loại bệnh như sau: bệnh hô hấp 60%, đau mắt 30%, ngoài da 30%, tiêu hóa 7-10%,
đau mắt thông thường thì các hộ tự điều trị, còn các trường hợp bệnh nặng hơn các gia
đình đến khám ở
- Theo các số liệu thu thập từ phiếu thăm dò ý kiến người dân: thì hơn 80% số
người được khảo sát cho rằng sức khỏe của họ, cũng như các thành viên trong gia đình
gần đây giảm sút, họ hay bị mắc một số bệnh về tiêu hóa, hô hấp thường xuyên hơn.
Nhiều người còn cho rằng tỷ lệ người mắc ung thư ở thôn ngày càng tăng.
4.2. Tác động môi trường đến xã hội.
- Toàn bộ người dân được khảo sát đều ý thức được tầm quan trọng của môi
trường sống và cho rằng môi trường nước trong khu vực mình sinh sống đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng.
- Khi được hỏi về việc giám sát và quản lý của địa phương về nguồn nước thì
73% số người thăm dò cho rằng sự quản lý, giám sát của chính quyền là thỉnh thoảng.
- Phần lớn trên 57% số người khảo sát sẵng sàng tham gia đóng góp, xây dựng,
thực hiện các biện pháp của chính quyền, của chuyên gia để cải tạo môi trường, 31% ý
kiến sẵng sàng tham gia các biệt pháp, còn một số khác thì phụ thuộc nhiều vào tâm lý
số đông, họ tham gia khi bạn bè, hàng sóm tham gia.
- Phần lớn số người khảo sát có mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan
để giảm thiểu nguồn nước thải, cải tạo và phục hồi môi trường nước. Mong muốn
chính quyền có các biện pháp mạnh hơn và thường xuyên hơn để cải thiện môi trường
4.3. Tác động đến kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng.
A. Con người:
- Ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm làm cho nước ngầm ở trong khu vực
không đủ tiêu chuẩn để sử dụng làm nước sinh hoạt.
- Hàm lượng BOD, COD cao làm cho nước mặt trong vùng không thể tưới tiêu
ảnh hưởng tới tập quán canh tác của người dân, làm tăng chi phí cho việc tưới tiêu.

- Nước bị ô nhiễm kim loại, Fe nếu người dân sử dụng thì các độc tố sẽ tích lũy
theo thời gian gây nên các bệnh nghiêm trọng, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi,
gây vàng men răng
- Nước chứa sắt và mangan sẽ làm vàng ố quần áo, ảnh hưởng đến hệ thống cấp
nước do sự phát triển của vi khuẩn oxy hóa sắt. Sắt cũng gây mùi tanh cho nguồn
nước.
- Mất an toàn thực phẩm.
- Gây các bệnh viêm họng mãn tính , viêm xoang , viêm mũi , ho đau đầu chóng
mặt , theo thống kê trong năm số người mắc bệnh ho là 7.7% , tức ngực là 7,6% , khó
thở là 6% , đâu đầu chóng mặt là 9.2% cao hơn so với thôn Nhân Mỹ bên cạnh.
- Rác thải sinh hoạt từ quá trình làm bún vất lung tung, tràn lan ra các kênh
mương gây ô nhiễm môi trường đất, là môi trường sống cho ruồi nhặng, ký sinh trùng.
- Tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.
B. Xã hội, tự nhiên
- Mất cảnh quan đô thị, mất mỹ quan.
- Giảm nguồn thu thủy sản từ ao hồ trong làng, làng giảm cả về số lượng và
thành phần loài trong các ao hồ.
- Nước ở các ao hồ trong vùng chuyển màu, bốc mùi hôi thối.
- Một số hoạt động vui chơi giải chí của nhân dân trong vùng bị giảm hoặc mất đi
như: hoạt động câu cá, trẻ con tắm ao hồ vào các buổi chiều, hay đơn giản là chỗ để
cho mọi người ngồi thư giãn giải lao trò chuyện bây giờ muốn thấy những hình ảnh
đó ta phải ra công viên hoặc về những những làng quê xa xăm.
- Người dân sống trong khu vực làng bún Phú Đô đã và đang được sử dụng
nguồn nước máy do nhà máy cấp nước sạch của Tp.Hà Nội làm tăng chi phí cho người
dân, việc sử dụng nguồn nước bị phụ thuộc ít nhiều vào cơ quan cung ứng thay vì chủ
động sử dụng nguồn nước ngầm như trước (sử dụng nước giếng đào, giếng khoan,
nước ở ao hồ ).
- Cây cối, thực vật trồng trên đất của làng cũng bị ảnh hưởng do sự lan truyền
chất ô nhiễm làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm. Rau cỏ, thực phẩm của
làng bị giảm uy tín về chất lượng do nguồn nước ô nhiễm.

CHƯƠNG 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
5.1. Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường tại địa
phương
Qua thực tế khảo sát cho thấy nước thải bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện tượng
đổi màu đối với dòng sông nhận nước thải, có mùi rất khó chịu. Hơn nữa là sự vượt
quá tiêu chuẩn cho phép đối với các hàm lượng BOD, COD, SS, và coliform, các kim
loại nặng… ở cả nước mặt và nước ngầm, làm chết các sinh vật thủy sinh và chứa các
mầm bệnh nguy hại cho con người. Mẫu nước thải ở làng nghề có thông số vượt tiêu
chuân cho phép nhiều lần. Vậy nên tình trạng ô nhiễm tại làng nghề đang rất nghiệm
trọng.
Với thực trạng này, cơ quan chính quyền địa phương đã có nhiều đề suất và
chính sách tổng thể:
- Nhóm chính sách liên quan đến động lực
+ Tăng cường năng lực quản lý môi trường cho cán bộ cấp xã, huyện.
+ Từng bước hoàn thành cơ chế, chính sách cho công tác BVMT của xã.
+ Phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về BVMT cho các cơ sở sản xuất
- kinh doanh - dịch vụ và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.
+ Tăng cường năng lực quản lý và nâng cao nhận thức của người dân về BVMT.
- Nhóm chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực (sản xuất bún)
+ Thoát nước thải và xử lý nước thải.
+ Quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại…
+ Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức BVMT.
+ Đệ trình dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Phú Đô.
+ Vận động sử dụng nước tiết kiệm, tận dụng nguồn thải cho chăn nuôi. Lọc qua
bể trước khi xả nước thải xuống cống.
- Nhóm chính sách liên quan đến hiện trạng ô nhiễm môi trường:
+ Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
+ Quản lý chất thải nguy hại.

+ Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Việc triển khai các hộ sản xuất thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đang được
chú trọng
5.2 Giải pháp bảo vệ môi trường.
a. Về giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức người dân :
Một nhân tố có tác động mạnh mẽ đến bảo vệ môi trường ở làng nghề bún Phú
Đô chính là người sản xuất và cộng đồng tại các làng nghề vì vậy các cơ quan nhà
nước cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền vận động về việc thực
hiện pháp luật bảo vệ môi trường cũng như ý thức về bảo vệ an toàn lao động đến tận
hộ sản xuất cá thể và tổ chức sản xuất. Nâng cao dân trí nhằm nâng cao ý thức của
người dân tại làng nghề để tự họ nhận thấy việc bảo vệ môi trường làng nghề chính là
bảo vệ lợi ích thiết thực và sức khỏe lâu dài của cộng đồng cũng như sản phẩm của họ.
b. Về quản lí nhà nước và công cụ pháp luật
làng nghề nên lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt trong hệ thống quản lý môi
trường. Cần thiết xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ tại các làng nghề như
giảm thuế, phí đối với các cơ sở thực hiện tốt BVMT và các cơ sở có đầu tư BVMT
hay hỗ trợ vốn cho các dự án cải thiện môi trường thông qua việc lập qũy
BVMT. Quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã là một giải pháp cần quan
tâm vì đây là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở nông thôn do thích hợp với
cộng đồng tại từng khu vực. Xử phạt hành chính đối với các hộ gây ô nhiễm môi
trường đồng thời khen thưởng những hộ sản xuất có ý thức bảo vệ môi trường .
c. Về Kỹ thuật :
Các giải pháp kỹ thuật áp dụng để cải thiện môi trường ở làng bún Phú Đô bao
gồm các giải pháp sản xuất sạch hơn và biện pháp xử lý cuối đường ống. Thực tế cho
thấy, tiềm năng thực hiện sản xuất sạch hơn ở làng nghề là rất lớn. Việc quản lý nội vi
tốt sẽ giúp giảm thiểu đáng kể lượng chất thải phát sinh cũng như tận dụng triệt để
nguyên vật liệu giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản
xuất, tiết kiệm tài chính. Ví dụ : Đối với những hộ sản xuất bún cùng với chăn nuôi ,
xã vận động sử dụng tiết kiệm nước , tận dụng bã thừa từ quá trình sản xuất làm thức
ăn chăn nuôi

Các phương pháp mô hình để tiết kiệm năng lượng và BVMT làng nghề :
+ Mỗ hình sản xuất phân tán: Có thể áp dụng tại các hộ làm bún riêng lẻ, với
giải pháp đầu tư ít. Mỗi hộ dân mua một lò than cải tiến để sản xuất bún, lò có lắp ống
thoát bụi, khí thải và hệ thống bảo ôn có thể tận dụng nhiệt thừa của khói thải để sấy
nóng không khí cấp vào lò, hiệu suất đạt 30,75%, cao gấp đôi hiệu suất lò cổ truyền.
Ngoài ra, các hộ tự quản lý năng lượng bằng cách, theo dõi thường xuyên và duy trì
định mức tiêu thụ năng lượng, tính toán lượng than vừa đủ cho mỗi buổi sản xuất bún,
tận dụng nhiệt thừa của lò than vào việc đun nấu khác, phục vụ chăn nuôi. Bố trí sử
dụng động cơ điện tránh các giờ cao điểm, trang bị các động cơ điện đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật, có công suất phù hợp, bảo dưỡng định kỳ động cơ, có thể trổng cây
xanh quanh nhà và tận dụng ánh nắng mặt trời để chiếu sáng, vừa BVMT giảm mức
tiêu thụ năng lượng.
+ Mô hình sản xuất theo từng nhóm hộ gia đình: Nên gom 3 hộ thành Ì nhóm để
sản xuất bún, mỗi nhóm trang bị chung một nổi hơi, với áp suất (2,5 ata), sản lượng
hơi (100kg/h) cung cấp cho 3 dây chuyền sản xuất bún liên hoàn với năng suất
200kg/h, có chỉ báo điếu chỉnh nhiệt độ phù hợp, có hướng dần chế độ vận hành, giảm
sự cỗ. Mô hình này có ưu điểm, tận dụng diện tích xưởng nhỏ để sản xuất bún, tiết
kiệm năng lượng và cải thiện môi trường sản xuất. Đặc biệt, nếu 1 dây chuyển bị sự
cố, 2 dây chuyển còn lại sẽ hỗ trợ, đáp ứng đủ lượng sản phẩm cho khách hàng. Theo
kết quả tính toán của các chuyên gia, áp dụng mô hình này, các nhóm chỉ sản xuất 5
tiếng/ ngày, tiết kiệm 71% lượng than so với sản xuất thủ công; thời gian hoàn vốn đẩu
tư ban đẩu chỉ mất Ì năm. Ngoài ra, mỗi năm làng nghê sẽ tiết kiệm được 1.300 tấn
than, giảm phát thải 2.000 tấn C02. Thêm vào đó, việc gom nhóm gia đình sản xuất
giúp việc phối hợp sản xuất bún với chăn nuôi lợn, xây dựng hầm biogas cấp điện,
nhiệt cho sản xuất dễ dàng hơn.
+ Mô hình đưa làng nghề vào khu sản xuất tập trung: Để thực hiện mô hình này,
chính quyên địa phương phải cấp Ì diện tích đất đủ lớn để xây dựng nhà xưởng sản
xuất bún. Trang bị hệ thống điện, nước và máy móc, các lò hơi hiện đại để cấp nhiệt,
phân thành các khu sản xuất như xay bột, quấy bột và chứa nguyên liệu, khu xử lý
nước thải Mô hình có ưu điểm tận dụng được hết lượng nhiệt thừa và nước thải được

xử lý không gầy nguy hại cho môi trường. Tuy nhiên mô hình này khó triển khai, quy
mô đầu tư lớn và sẽ làm mất đi tính cổ truyền của làng nghề .
Công nghệ xử lí nước thải : xử lý nước thải chung quy mô cả làng trên hệ thống
cống rãnh chung có bố trí các hố gas để tiếp tục lắng, tách tạp chất sau đó đưa vào bể
lắng - điều hòa, tại đây, phần lớn các tạp chất dễ lắng được tách ra, đồng thời bể còn
có tác dụng điều hòa lưu lượng làm cho lưu lượng nước thải luôn ổn định.
Xử lý nước thải cho quy mô cụm gia đình bằng bể aeroten quy mô nhỏ được cấp khí
bằng bơm Ejector.
d. Về kinh tế :
Hỗ trợ kinh phí để người dân thay đổi dây truyền công nghệ sản xuất mới thân
thiện với môi trường . Đầu tư xây dựng nhà máy xử lí nước thải
• Ví Dụ : một quy trình xử lí nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc sinh
học ngập nước
Thí Nghiệm :
Đặc điểm của nước thải làng nghề chế biến bún là thường chứa các tạp chất hữu
cơ ở dạng hòa tan hoặc lơ lửng, trong đó chủ yếu là các hợp chất hydrat cácbon như
tinh bột, đường, các loại axit hữu cơ (lactic) có khả năng phân hủy sinh học. Tỷ số
BOD/COD trong khoảng từ 0,5 đến 0,7 nên thích hợp với phương pháp xử lý sinh học.
Sơ đồ:
Nước thải của quá trình sản xuất bún được lắng gạn sơ bộ ở bể lắng (1) trước khi
đưa vào bể chứa (2) sau đó nước thải được bơm vào cột lọc kị khí (3) theo chiều từ
dưới lên với lưu lượng dòng được khống chế nhờ máy bơm (9) và ống chia dòng (8).
Ở đây nước thải sẽ từ từ dâng lên ngập lớp vật liệu lọc (5) và tiếp xúc với lớp vật
liệu lọc mang vi sinh vật kị khí, các tạp chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị phân hủy,
phần bùn cặn được lắng xuống đáy cột và có thể lấy ra qua van (10) khi cần thiết; phần
nước thải trong tiếp tục chảy tự nhiên qua cột lọc hiếu khí (6) từ phía dưới lên theo
nguyên tắc bình thông nhau. Ở đây nước thải được trộn với dòng không khí thổi cùng
chiều từ dưới lên bởi máy thổi khí (11) qua dàn phân phối khí (7). Khi đó quá trình
phân hủy sinh học hiếu khí các tạp chất hữu cơ xảy ra, phần bùn được lắng xuống đáy
cột; phần nước thải lại được lắng cặn một lần nữa nhờ máng lắng cặn (4) trước khi

chảy ra khỏi cột hiếu khí.
Nước thải sau khi đi qua cả 2 cột lọc kị khí và hiếu khí sẽ được lấy ra nhờ van
(13) để kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản. Nếu chưa đạt các chỉ tiêu cho phép của nước thải
công nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945 - 1995) thì lại cho chảy tuần hoàn
trở lại qua 2 cột lọc kị khí và hiếu khí như trên cho đến khi đạt tiêu chuẩn cho phép về
nước thải công nghiệp.
KẾT LUẬN
Làng bún Phú Đô có truyền thống sản xuất bún từ lâu nay , cung cấp một lượng
bún lớn cho người tiêu dùng , nghề làm bún từ trước đến nay gắn liền với cuộc sống
người dân nơi đây . Tuy nhiên ảnh hưởng từ quá trình sản xuất đến môi trường chưa
phải là không được biết đến , thậm chí tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng còn đang
ở mức báo động , chính quyền địa phương cũng đang rất quan tâm . Vậy tại sao vẫn
còn tình trạng người dân sản xuất bún vẫn gây ô nhiễm môi trường . Thiết nghĩ một
phần do ý thức người dân vẫn chưa phần nào nhận thức được tác hại của mình gây ra ,
một phần là chi phí để họ xử lí nước thải , chất thải từ quá trình sản xuất của mình quá
lớn lên họ đành nhắm mắt làm ngơ. Và cũng cần lắm sự quan tâm hơn của nhà nước
đến công tác quản lí môi trường tại làng Phú Đô , những chính sách , đầu tư giúp xử lí
nước thải làng nghề để không những bảo vệ môi trường mà người dân vẫn có cái nghề
để kiếm sông .

×