Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 2 QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.03 KB, 3 trang )

A.V.C.N.2 - Q.T.K.Doanh
(March, 2010)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
1. Tên môn học: ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH 2 - QUẢN TRỊ KINH DOANH
2. Mã số môn học:
3. Số đơn vị học trình : 02
4. Trình độ : Sinh viên năm 3
5. Phân bố thời gian : Lý thuyết: 33 ; Thực hành: 0
6. Điều kiện tiên quyết : Đã hoàn tất chương trình TOEIC 1,2,3,4,5 và Anh văn Chuyên Ngành 1
Quản Trị Kinh Doanh.
7. Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Cung cấp cho sinh viên một số từ vựng và khái niệm cơ bản
về quản trị, tiếp thị, các học thuyết về động lực đối với các nhu cầu cơ bản của con người, khái
niệm về hổn hợp xúc tiến kinh doanh, các nhân tố cơ bản trong kinh doanh ; đồng thời cung cấp
một số cấu trúc văn phạm và các kỹ năng đọc hiểu cần thiết để đọc các tài liệu tiếng Anh.
8. Nhiệm vụ của sinh viên
Sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi học, chuẩn bị bài học trước ở nhà, tham gia thuyết trình
theo tổ, học tập và phát biểu tốt trong lớp, làm đầy đủ và nộp đúng hạn các bài tập đã cho.
9. Tài liệu học tập:
GIÁO TRÌNH CHÍNH
Tài liệu “English in Business Administration” do giáo viên tự sưu tập
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Cotton, “Keys to Management” , Thomas Nelson (Hong Kong) Ltd
2. John Thomas French, “You’re in Business!”
3. Ian Mackenzie, “ Management and Marketing”
4. Maggie – JO ST John, “ Marketing”
5. Hornby & Parnwell, “ An English-Reader’s Dictionary”, Oxford University Press.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
• Dự lớp 10% tổng số điểm


• Kiểm tra giữa kỳ 30% tổng số điểm
• Thi kết thúc môn học 60% tổng số điểm
ĐIỂM HỌC KỲ = Tham gia lớp học đầy đủ (10%) + Điểm kiểm tra giửa kỳ (30%) + Điểm thi
học kỳ (60%)
11. Thang điểm : 10 ( theo tiêu chuẩn Mục 10)
12. Mục tiêu của môn học:
• Giúp sinh viên nâng cao vốn từ quản trị kinh doanh và làm quen với các bài văn viết chuẩn
tiếng Anh với mức độ từ vựng và cấu trúc văn phạm khó hơn và phức tạp hơn.
1
A.V.C.N.2 - Q.T.K.Doanh
(March, 2010)
• Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về quản trị và tiếp thị có thể hữu ích cho
sinh viên sau nầy.
• Giúp sinh viên có khả năng sử dụng các từ vựng kinh tế quản trị đễ giao tiếp và nắm được
các kỹ năng đọc hiểu đễ có thể tham khảo các tài liệu kinh tế bằng tiếng Anh sau nầy.
13. Nội dung chi tiết của môn học:
BÀI HỌC SỐ
TIẾT
NỘI DUNG TÓM TẮT
Bài 1: What Is Management
4 - Khái niệm về quản trị và 5 nhiệm vụ cơ bản
của một nhà quản lý theo quan điểm của Peter
Drucker.
- Điền từ và kết hợp danh từ và động từ đễ tạo
thành các tổ hợp từ thông dụng.
- Passive Voice.
- The real and formal (or dummy) subjects.
Bài 2: Theories of Motivation
4 - Các học thuyết về động cơ cùa Maslow và
Frederick Herzberg phân chia các nhu cầu cơ

bản của con người thành 5 phạm trù.
- Nắm vững nội dung của bài học thông qua
các bài tập đúng sai.
- To- infinitives and bare infinitives.
Bài 3: What Is Marketing
4 - Khái niệm về tiếp thị.
- Chọn tiêu đề của đoạn văn.
- Nắm vững nội dung của bài học thông qua
các bài tập đúng sai.
- Relative Pronoun WHAT {the thing(s)
which}
Bài 4:Marketing Strategies
4 - Khái niệm cơ bản về các chiến lược tiếp thị.
- Nắm vững nội dung của bài học thông qua
các bài tập đúng sai.
- Relative Pronoun WHICH (replacing the
previous idea)
- Related verbs from nouns.
KIỂM TRA GIỮA KỲ
(MID-TERM TEST)
2
Bài 5: The Promotion Mix
4 - Khái niệm về hổn hợp xúc tiến kinh doanh:
quảng cáo, bán hàng trực tiếp, khuyến mải,
quan hệ công chúng.
- Nêu mục đích chính và tóm tắt ưu khuyết
điểm của từng phương thức xúc tiến kinh
doanh.
- Clauses of Contrast
Bài 6: The World’s Champion

Marketer: the Japanese
4 - Các nhân tố đã giúp người Nhật tiếp thị
thành công trên thị trường thế giới.
- Tóm tắt chiến lược tiếp thị của người Nhật.
2
A.V.C.N.2 - Q.T.K.Doanh
(March, 2010)
- Giải thích và nắm vững một số thành ngữ về
kinh doanh.
- Clauses of result
Bài 7: Basic Factors in Business
4 - Các nhân tố cơ bản trong kinh doanh: đất,
lao động, vốn và chủ doanh nghiệp.
- Chọn định nghĩa thích hợp cho các từ cho
sẳn.
- Hiểu nghĩa của từ mới thông qua ngữ cảnh.
- Trả lời câu hỏi và bài tập trắc nghiệm về nội
dung bài học.
- Gerund (verb + ING)
ÔN TẬP
(REVIEW)
3 Củng cố lại những kiến thức về chuyên môn
và văn phạm đễ chuẩn bị cho sinh viên thi
cuối học kỳ.
Th.S PHAN MINH
CHÂU
HẾT
3

×