Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

đại cương về phân loại thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 133 trang )

Đại cương về
Phân loại thực vật
Mở đầu
• Con người luôn tự đặt câu hỏi:
– Sự sống bắt nguồn từđâu?:
• Do thượng đếsinh ra,
• Do từ hành tinh khác tới,
• Do quá trình hình thành từ môi trường cổ xưa và phát triển dần cho đến
ngày nay?
– Loài sinh vật hoặc nhóm sinh vật (taxon) nào đã sinh ra nó và con cháu
của nó là gì?
• Các hệthống phân loại sinh vật nói chung và thực vật nói riêng đã lần lượt
ra đời
Đại cương
• Các thuật ngữ thường dùng
trong phân loại:
– Phép phân loại (Classificatio)
– Phân loại học (Taxonomia)
– Hệ thống học (Systematica)
Phép phân loại
• Dựa vào những đặc điểm giống
nhau để phân chia một nhóm
thành một số nhóm nhỏ hơn
– Kết quả là lập ra một khoá định loại
giúp cho việc định loại
Phân loại học
• Là lý thuyết về sự phân loại, là một
phần của hệ thống học
• Bao gồm:
– Các nguyên tắc, các phương pháp,
qui tắc của phép phân loại


• Nhiệm vụ: Tạo ra một hệ thống
thang chia bậc
Hệ thống học
• Là khoa học về sự đa dạng sinh vật
• Nhiệm vụ:
– Mô tả, lập danh lục các sinh vật
– Phân loại xác dịnh mối quan hệ tiến hoá
tương hỗ giữa các taxon.
• Liên quan với những khoa học sinh vật
khác:
– Hình thái học, Tiến hoá, Tế bào học (kể cả cấu
trúc siêu hiển vi), Di truyền học, Sinh hoá học,
Sinh thái học và Sinh địa học
Taxon và bậc phân loại
• Taxon (taxa): Là một nhóm sinh vật có thật,
được chấp nhận làm đ ơn vị hình thức ở bất
kỳ mức độ nào của thang chia bậc
– Ví dụ taxon Dioscorea L.
• Bậc phân loại (thứ hạng, phạm trù phân
loại): Là một tập hợp mà các thành viên của
nó là các taxon trong thang chia bậc đó
– Ví dụ: loài, chi, họ.
• Taxon là cụ thể còn bậc phân loại là trừu
tượng
Các bậc phân loại
• Giới thực vật (regnum vegetabile)
– Ngành (divisio)
• Lớp (classis)
– Bộ (ordo)
» Họ (familia)

»
Giữa họ và chi còn có bậc tông (tribus)
» Chi (genus)
»
Giữa chi và loài có nhánh (sectio), loạt (series)
» Loài (species). Loài là đơn vị cơ sở
» Dưới loài có thứ (varietas), dạng (forma).
» Ngoài các bậc chính, còn có các bậc phụ bằng cách
thêm các tiếp đầu ngữ super - (liên-) hoặc sub -
(phân-) trước tên các bậc chính.
Hiện trạng nganh Dược
Các quan niệm về loài
• Loài duy danh:
– Chỉ có những cá thể là hiện thực, còn loài là trừu
tượng, là khái niệm tinh thần do con người tạo ra
• Loài hình thái:
– Là một nhóm cá thể có nguồn gốc chung và có
đặc điểm hình thái giống nhau
• Loài sinh học:
– Là tập hợp những quần thể cách li về mặt sinh
học, giao phối tự do với nhau để lại thế hệ con cái
hữu thụ
• Cách li với các loài khác bởi sự khó kết hợp với nhau về
mặt sinh sản hữu tính.
Đặc trưng của loài
• Tính toàn vẹn:
– Các quần thể trong các thành phần
của nó, có liên hệ với nhau bởi dạng
chuyển tiếp.
• Tính cách li về mặt sinh học với

các loài khác:
– Các nhóm loài dù gần nhau vẫn là
một hệ thống đứt quãng và theo
nguyên tắc giữa chúng không có
dạng chuyển tiếp.
2. Phân chia sinh giới
• Thế giới:
– 1-2 triệu loài động vật,
– 350-500,000 loài thực vật.
• Việt Nam: có tổng số 20.000 loài Thực vật, trong đó có:
– 368 loài Vi khuẩn lam (tiền nhân - Procaryota)
– 2200 loài Nấm (
Fungi
)
– 2176 loài Tảo (
Algae
)
– 481 loài Rêu (
Bryophyta
)
– 1 loài Quyết lá thông (
Psilotophyta
)
– 53 loài Thông đất (
Lycopodiophyta
)
– 2 loài cỏ Tháp bút (
Equisetophyta
)
– 691 loài dương xỉ (

Polypodiophyta
)
– 69 loài ngành Thông
(Pinophyta)
– 13.000 loài thuộc ngành Ngọc lan (
Magnoliophyta
).

3.800 loài được dùng làm thuốc
Các hệ thống phân chia sinh giới
• Hệ thống 2 giới: Từ thời Aristot (thế kỷ thứ 14 trước công
nguyên): Động vật,Thực vật.
• Hệ thống 4 giới: Gordon R. Leedale (1974), Copeland,
Takhtajan (1974) :
Monera,
Thực vật, Nấm, Động vật.
• Hệ thống 5 giới: Magulis, Whittaker đưa ra năm 1969:
Monera, Protista,
Thực vật, Nấm, Động vật
• Hệ thống 6 giới:
Eubacteria, Archebacteria, Protista,
Thực vật, Nấm, Động vật.
• Hệ thống 3 liên giới (superkingdom):
Bacteria, Archaea,
Eykarya.
• Hệ thống 8 giới:
Eubacteria, Archebacteria, Archezoa,
Chromista, Protista,
Thực vật, Nấm, Động vật.
Nhân thực

Nhân sơ
Hệ thống 2 liên giới – 4 giới
• Liên giới Sinh vật tiền nhân -
Procaryota
– Giới
Mychota
• Phân giới Vi khuẩn –
bacteriobionta
– Ngành vi khuẩn –
Bacteriomychota
• Phân giới khuẩn lam –
Cyanobionta
– Ngành Khuẩn lam –
Cyanomychota
Hệ thống 2 liên giới – 4 giới
• Liên giới Sinh vật nhân thực –
Eucaryota
– Giới Động vật – Animalia
– Giới nấm –
Mycetalia
• Phân giới nấm bậc thấp –
Mychobionta
– Ngành Khuẩn nhầy –
Myxomychota
• Phân giới nấm bậc cao –
Mycobionta
– Ngành Nấm –
Eumycota
– Giới thực vật - Vegetabilia
Ngành tảo lam – Cyanophyta

• Gồm những sinh vật:
– Đơn bào hoặc đa bào s ống ở nước và nơi
ẩm ướt
– Chưa có nhân thật
– Có diệp lục a, và các sắc tố phụ như
biliprotein làm cho cơ thể có màu lam
– Sinh sản vô tính.
Đặc điểm chung
• Cấu tạo tế bào: Chưa có nhân thật
– Vách tế bào:
• Màng sinh chất (phospho-lipit)
• Bao nhầy (mucilage) bản chất pectin-
cellulosa)
– Nội chất:
• Vùng trung tâm – nhân
• Vùng ngoại vi - chất tế bào
Đặc điểm chung
– Chất nhiễm sắc
• Diệp lục a
• Carotenoit (phycoxyantin và
xanthophil)
• Sắc tố phụ có bản chất biliprotein như:
– Phycoxianin có màu xanh và
– Phycoerythrin có màu khác như đen, đỏ
– Chất dự trữ chủ yếu là glycogen
Đặc điểm chung
• Hinh thái tản:
– Đơn bào riêng lẻ hoặc tập trung
thành khối.


Sợi không phân nhánh hoặc phân
nhánh.
Đặc điểm chung
• Sinh sản:
– Sinh sản hữu tính: Chưa thấy
– Sinh sản vô tính
:
• Phân cắt tế bào
• Đứt khúc sợi
• Tế bào dị hinh
– Bào tử dày: Tế bào kích thước lớn nội chất đậm
đặc, màng kép dày.
– Nội bào tử; bào tử hỡnh thành trong nang kín
đặc biệt,
– Ngoại bào tử: bt hỡnh thành từng chuỗi bên
ngoài tế bào.
Phân loại
• Lớp Tảo lam (Cyanophyceae) gồm 1.500 loài,
gồm 4 bộ:
1. Chroococcales
– Đặc điểm:
• Tản đơn bào hay quần tụ
• Sinh sản bằng phân chia tản
• Sống ở nước bám trên giá thể
– Phân loại:
• Có hai họ, đại diện là chi Synechococcus gồm
15 loài
Phân loại
2. Dermocarpales
• Đặc điểm:

– Tản đơn bào
– Sinh sản bằng ngoại bào tử hay nội bào tử
– Sống phụ sinh trên các loại rong biển
• Phân loại:
– Gồm 3 họ, đại diện là chi Dermocarpa có 25 loài
Phân loại
3. Pleurocapsales
• Đặc điểm:
– Tản dạng sợi không đồng nhất
– Sinh sản bằng nội bào tử
– Sống trên vùng đá vôi, trên động vật biển có vỏ
giàu chất vôi
• Phân loại:
– Gồm 4 họ, 20 chi, đại diện là chi Pleurocapsa 40
loài
Phân loại
4. Hormogonales
• Đặc điểm:
– Sợi đa bào thẳng hay phân nhánh, một số
có tế bào dị hình, bào tử dày
– Sống ở vùng ẩm, đất ẩm, nước ngọt, nước
mặn
– Là bộ tiến hoá nhất và lớn nhất gồm 14 họ
• Phân loại:
– Tảo chuỗi ngọc (Nostoc)
– Tảo dao động (Oscillatoria):
– Tảo bèo hoa dâu (Anabaena azollae)
Nostoc

×