Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Điều tra, xác định bệnh chính hại đậu rau tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.96 KB, 27 trang )

1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Cây đậu rau (đậu đũa, đậu cove, đậu Hà Lan…) là những cây trồng
thuộc họ đậu (Leguminoseae) được gieo trồng trên nhiều vùng sinh thái để sử
dụng quả, hạt làm thực phẩm. Chúng là nguồn thực phẩm quan trọng cho con
người và gia súc. Đậu rau là loài rau có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm
lượng đường, protein, lipit, vitamin C…
Đậu rau thường được chế biến (đóng đồ hộp) hoặc ăn tươi. Chúng là thành
phần quan trọng trong khẩu phần ăn của người châu Âu, châu Mỹ. Hàm lượng
protein cao, đặc biệt là hàm lượng chất béo không no trong thành phần đậu rau
có tác dụng cung cấp dinh dưỡng đồng thời hạn chế bệnh tim mạch tại các nước
phát triển.
Tại châu Á, đậu rau đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng bữa ắn hàng ngày, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em ở
những nước nghèo là nguồn cung cấp protein quan trọng cho những nước chậm
phát triển.
Tại Việt Nam, đậu rau là nguồn thực phẩm quan trọng cho con người, là
nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi. Nhiều vùng trồng
đậu rau phục vụ cho nhu cầu thị trường mang lại thu nhập đáng kể cho người
dân. Diện tích đậu rau ngày càng được mở rộng nhưng năng suất và sản lượng
tăng chưa tương ứng một trong các nguyên nhân là do bệnh hại gây ra.
Trong 5 năm gần đây, diện tích rau ở huyện Mai Sơn phát triển nhanh và
quy trình sản xuất mang tính chuyên nghiệp ngày càng cao, xong những nghiên
cứu về bệnh hại trên rau sạch nói chung và đậu rau nói riêng vẫn chưa có nhiều.
Một số nơi khác, trong quá trình ngăn chặn bệnh hại trên cây đậu rau, người
dân chủ yếu sử dụng thuốc hóa học, không những gây ảnh hưởng đến môi
trường mà còn ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Trái lại nhu cầu an
toàn thực phẩm và giảm ô nhiễm môi trường trong đời sống hàng ngày luôn cần
được trú trọng.
Vì thế, để sản xuất được các loại đậu rau có năng xuất cao, an toàn với con
người và môi trường chúng ta cần có những biện pháp phòng chống bệnh hại


hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và thành phần bệnh hại, đặc điểm gây hại, quy
luật phát sinh, mức độ gây hại và cách phòng chống
Trên cơ sở thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra,
xác định bệnh chính hại đậu rau tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2014”.
1.2. Mục đích
Mục tiêu chính của đề tài là xác định được thành phần và mức độ gây hại
của các bệnh hại chính trên đậu rau tại một số xã trên huyện Mai Sơn.
1.3. Yêu cầu
1. Điều tra bệnh hại chính trên đậu rau tại (Mường Bon, Chiềng Mung và
Cò Nòi huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) vụ hè thu năm 2014.
2. Thu thập mẫu bệnh chính và giám định bệnh dựa trên triệu chứng, dấu
hiệu.
3. Xác định tác nhân gây bệnh chính bằng ELISA, PCR với bệnh virus;
phân lập, lây nhiễm nhân tạo và giải trình tự gen vùng DNA ribosome đối với
bệnh nấm và vi khuẩn.
2. TỔNG QUAN TÀI LIÊU
2.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước.
2.1.2. Tầm quan trọng của một số cây thuộc họ đậu rau.
Đậu đũa (Vigna sesquipedalis Wight) có nguồn gốc từ Đài Loan hay miền
Nam Trung Quốc hay từ Banglades. Đậu đũa là một trong 10 loại rau quan trọng
ở vùng Đông Nam Á, ngày nay được trồng chủ yếu ở Ấn Độ, Banglades, Đông
Nam Á và châu Úc nhưng hiện nay được trồng rộng rãi ở vùng nhiệt đới như
một vụ rau nhỏ, sản lượng đậu đũa ở Đông Nam Á thường cao hơn ở châu Phi.
Sản lượng đậu đũa của Ấn Độ là 6 – 8 tấn quả/năm (Maesen và Vander, 1996).
Đậu cove vàng (Phaseolus vulgaris L.) có nguồn gôc từ miền Nam Mexico,
Trung Mỹ. Ngày nay, đậu cove vàng được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới, cận
nhiệt đới và ôn đới. Sản lượng đậu cove vàng của thế giới (1979) ước tính
khoảng 8,3 triệu tấn và Braxin là nơi sản xuất nhiều đậu cove nhất thế giới với
sản lượng 2,3 triệu tấn vào giai đoạn 1973 – 1975 (Maesen và Vander, 1996).
Đậu Hoà Lan (Pisum sativum) là loại đậu hạt tròn, dùng làm rau ăn. Đây là

loài thực vật một năm, được trồng theo vụ vào mùa có khí hậu mát mẻ tại nhiều
nơi trên thế giới. Mỗi hạt đậu có khối lượng từ 0,1 đến 0,36 gram.Hạt đậu Hà
Lan được dùng làm rau ăn ở các dạng tươi, đông lạnh, đóng hộp, hoặc khô.
Trong ẩm thực Việt Nam, quả đậu Hoà Lan non còn được dùng nguyên quả cho
các món xào hoặc canh.
2.1.3. Thành phần bệnh hại trên đậu rau.
Bảng 1. Thành phần bệnh hại trên đậu rau (theo APS - The American
Phytopathological Society).
STT Tên tiếng Việt Tên tiếng anh Tác nhân Bệnh
1 Đốm nâu vi
khuẩn
Bacterial brown
spot
Pseudomonas
syringae pv.
syringae
Vi khuẩn
2 Héo do vi
khuẩn
Bean wilt Curtobacterium
flaccumfaciens pv.
flaccumfaciens (Hed
ges) Collins & Jones
Vi khuẩn
3 Chấm đỏ lá Common Xanthomonas Vi khuẩn
bacterial blight campestris pv.
phaseoli (Smith)
Dye
4 Đốm lá do vi
khuẩn Halo

blight
Halo blight Pseudomonas
syringae pv.
phaseolicola
(Burkholder) Young
et al.
Vi khuẩn
5 Cháy lá Wildfire Pseudomonas
syringae pv. tabaci
(Wolf & Foster)
Young et al.
Vi khuẩn
6 Thán thư Anthracnose of
bean
Colletotrichum
lindemuthianum
Nấm
7
2 Đốm lá
Ascochyta
Ascochyta leaf
spot
Ascochyta
boltshauseri Sacc.
and A.

phaseolorum
Sacc
Nấm
8 Phấn trắng Powdery

Mildew
Erysiphe polygoni
DC.
Nấm
9 Đốm vòng Alternaria leaf
and pod spot
Alternaria alternata
(Fr.:Fr.) Keissl. (=
A. tenuis Nees)
Alternaria brassicae
(Berk.) Sacc. f. sp.
phaseoli C. Brun
Alternaria
brassicicola
(Schwein.) Wiltshire
Nấm
10
3 Đốm
góc
4 Angular
bean leaf spot
5 Phaeoisariops
is griseola (Sacc.)
Ferraris
Nấm
11
6 Thối rễ
Aphanomyces
root rot
7 Aphanomyces

euteiches Drechs f.
sp. phaseoli W. F.
Pfender & D. J.
Hagedorn
Nấm
12 Thối đen Ashy stem blight Macrophomina
phaseolina (Tassi)
Goidanich
Nấm
13
8 Black
node disease
9 Phoma exigua
Desmaz. var.
diversispora (Bubak)
Boerema
Nấm
14
10 Thối
đen rễ
Black root rot
11 Thielaviopsis
basicola (Berk. &
Broome) Ferraris
Nấm
15
12 Đốm lá
Cercospora
Cercospora leaf
spot and blotch

Pseudocercospora
cruenta (Sacc.)
Deighton
Cercospora
canescens Ellis & G.
Martin
Cercospora phaseoli
Dearn. & Barth.
Cercospora
caracallae (Speg.)
Vassiljevsky &
Karakulin
Nấm
16 Đốm lá
Chaetoseptoria
Chaetoseptoria
leaf spot
Chaetoseptoria
wellmanii Stevenson
Nấm
17 Lở cổ rễ Basal stem rot Rhizoctonia solani
Kühn
Nấm
18 Thối rễ
Pythium
Collar rot Pythium spp. Nấm
19 Sương mai Downy mildew Phytophthora
nicotianae Breda de
Haan var. parasitica
(Dastur) G. M.

Waterhouse
Nấm
20 Entyloma leaf
smut (bệnh
than lá
Entyloma).
Entyloma petuniae
Speg.
E. vignae Bat. et al.
Nấm
21 13
14 Floury
Mycovellosiella Nấm
leaf spot phaseoli
(Drummond)
Deighton
22 Fusarium root
rot (thối
fusarium).
Fusarium solani
(Mart.) Sacc. f. sp
Nấm
24 Héo vàng
fusarium
Fusarium
oxysporum
Schlechtend.:Fr. f.
sp. phaseoli J. B.
Kendrick & W. C.
Snyder

Nấm
25 Gray leaf spot
(đốm xám lá).
Cercospora
vanderysti P. Henn
Cercospora
castellanii Matta &
Belliard
Nấm
26 Gray mold
(mốc xám).
Botrytis cinerea
Pers.:Fr.
Nấm
27 Phyllosticta
leaf spot (Đốm

Phyllosticta).
Phyllosticta
phaseolina Sacc.
Nấm
28 Thối rễ
Phymatotrichu
m
Phymatotrichum
omnivorum Duggar
Nấm
29 Gỉ sắt Rust of beans Uromyces
appendiculatus
Nấm

30 Alfalfa mosaic virus Virus
31 Angular mosaic Virus
32 Bean calico mosaic
virus (variant of
Squash leaf curl
virus)
Virus
33 Khảm thường
trên cây đậu.
Bean common
mosaic virus
(BCMV)
Virus
34 Bean dwarf mosaic
virus
Virus
35 Bean golden mosaic Virus
virus
36 Kudu mosaic virus Virus
37 Bean mild mosaic Virus
38 Bean necrosis
mosaic virus
Virus
39 Bean pod mottle
virus
Virus
40 Bean rugose mosaic Virus
41 Cowpea severe
mosaic virus
Virus

42 Southern bean
mosaic virus
Virus
43 Bean yellow mosaic
virus
Virus
44 Clover yellow vein
virus
Virus
45 15
16 Cucumber
mosaic virus
Virus
46 Beet curly top virus Virus
47 Pea early browning
virus
Virus
48 Pea enation mosaic
virus
Virus
49 Bean leaf roll virus Virus
2.1.4. Một số bệnh hại chính trên đậu đỗ.
A. Bệnh do nấm.
1. Bệnh thán thư đậu đỗ (Anthracnose of bean).
a. Tác nhân:
Colletotrichum lindemuthianum thuộc ngành Ascomycetes, lớp Deuteromycetes,
b. Ký chủ:
C. lindemuthianum là một tác nhân gây bệnh chủ yếu của đậu đỗ nói chung.
c. Tầm quan trọng:
Bệnh thán thư là một tác nhân gây bệnh nấm quan trọng của cây họ đậu, ảnh

hưởng đến năng suất, chất lượng hạt giống và khả năng tiếp cận thị trường của
cây trồng (do quả xấu, ảnh hưởng đến chất lượng quả).Bệnh này gây tổn thất lớn
hơn trong vùng ôn đới và cận nhiệt.
d. Phân bố:
Bệnh có phân bố như trên toàn thế giới và xảy ra bất cứ nơi nào cây họ đậu được
trồng.
e. Triệu chứng:
Trên lá mầm vết bệnh có hình tròn màu nâu đen hơi ướt và lõm. Vết bệnh trên
thân có hình thoi hơi dài, hơi lõm có màu nâu đỏ. Bệnh nặng làm cây con chết
rạp.
Trên lá thật, vết bệnh thường gây hại ở phần gân lá và phiến lá sát gân, hình
tròn hoặc không định hình có màu nâu, xung quanh viền nâu đỏ. Trên vết bệnh
có các chấm đen nhỏ li ti là các đĩa cành của nấm gây bệnh. Vết bệnh có thể liên
kết với nhau làm lá bị cháy, khô và dễ rụng.
Vết bệnh trên cuống lá và thân thường kéo dài, có màu nâu sẫm, hơi lõm,
bệnh có thể gây hại hoa làm hoa rụng. Trên quả, vết bệnh có hình bầu dục hoặc
hình tròn có màu nâu vàng hơi lõm, xung quanh có viền nâu đỏ. Nấm gây bệnh
có thể gây hại cả trên hạt với vết bệnh là các chấm nhỏ màu nâu hoặc màu đen.


f. Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh:
Bệnh phá hoại mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao trên 80%, nhiệt độ
16 – 20
o
C. Bào tử nấm này mầm trong phạm vi nhiệt độ từ 4 – 34
o
C, thích hợp
nhất ở nhiệt độ 22- 23
o
C. Trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ thuận lợi thời kỳ

tiềm dục của bệnh là 4 – 7 ngày. Ở nước ta bệnh phát triển mạnh trên những
chân ruộng trũng, thoát nước kém.
g. Phòng trừ bệnh:
Dùng giống chống bệnh, sạch bệnh. Xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học.
Dọn sạch tàn dư cây bệnh đem đốt hoạc chôn sâu. Luân canh 2 – 3 năm với cây
trông nước ở những ruộng bị nhiêm nặng.
Hóa học: zined 80WP 0,4%; Daconil 50WP và 75WP nồng độ 0,125 – 0,250%.
2. Gỉ sắt (Rust of beans).
a. Tác nhân:
Uromyces appendiculatus thuộc ngành Basidiomycota, lớp
Pucciniomycetes, bộ Pucciniales, họ Pucciniaceae, chi Uromyces, loài
Uromyces appendiculatus.
b. Ký chủ:
Bệnh phổ biến trên các vùng trồng đậu đỗ trên thế giới và gây hại mạnh trên
các vùng nhiệt đới và cận nhiệt, ở nước ta bệnh gây hại phổ biến trên cây trồng
họ đậu.
Gây hại mạnh trên đậu ăn đỗ: đậu cove, đậu đũa, đậu bở
c. Tầm quan trọng:
Nếu cây bị bệnh ở giai đoạn đầu của sự phát triển thì cây có thể bị chết.
Gonzalez và Garcia (1996) báo cáo rằng bệnh gỉ sắt đậu trong vùng Velasco,
tỉnh Holguin, Cuba có thể gây ra thiệt hại năng suất đến 28-54, 8-33 và 13-29%
về giống ICA-Pijao, Velasco Largo và Bonita 11 (tương ứng) và kết quả là làm
giảm số lượng của quả trên cây và trọng lượng của hạt giống.
d. Phân bố:
Bệnh gỉ sắt phân bố phổ biến khắp các vùng trồng cây họ đậu trên thế giới.
e. Triệu chứng:
Bệnh hại lá là chủ yếu nhưng vết bệnh có thể xuất hiện ở thân, quả và các
bộ phận khác của cây.
Ban đầu, vết bệnh là các chấm nhỏ màu vàng trong, sau đó vết bệnh phát
triển tạo thành các ở nổi màu vàng nâu sau chuyển sang nâu đỏ, xung quanh có

quầng vàng. Đó là các ổ bào tử hạ của nấm gây bệnh (kích thước 1 – 2 mm).

f. Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh:
Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ ôn hòa, độ ẩm cao.
Lan truyền bằng bào tử hạ nhờ gió, nước tưới, con người. Nguồn bệnh tồn tại ở
dạng bảo từ đông ở vùng ôn đới, bào tử hạ và sợi nấm tiềm sinh ở vùng nhiệt
đới.
g. Phòng trừ:
Dọn sạch tàn dư cây bệnh ngay sau khi thu hoạch, luân canh với cây trồng
khác họ, ở những ruộng bị bệnh nặng cần luôn canh với lúa nước.
3. Lở cổ rễ (Basal stem rot).
a. Phân loại:
Rhizoctonia solani thuộc ngành Basidiomycota, lớp Basidiomycetes, bộ
Ceratobasidiales, họ Ceratobasidiaceae, chi Rhizoctonia, loài Rhizoctonia solani.
b. Ký chủ:
Là bệnh hại chính trên cây lúa và cây họ đậu ở nhiều nước trên thế giới.
c. Tầm quan trọng:
Bệnh có thể phá hoại trông suốt thời kỳ sinh trưởng của cây nhưng chủ yếu
vào thời kỳ cây con làm cây con chét hàng loạt.
d. Phân bố:
Bệnh phổ biến trên toàn thế giới, gây hại trên nhiều loại cây trồng ở một số
vùng nhiệt đới châu Á (Philippines, Sri Lanka, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia,
Thái Lan, Việt Nam) và ôn đới châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc).
e. Triệu chứng:
Bệnh hại vào thời kỳ cây con gây héo và chết cây con. Vết bệnh lúc đầu chỉ
là một chấm nhỏ, màu đen ở phần gốc sau đó lan rộng bao bọc xung quanh cổ rễ
làm cổ rể khô táp lại, cây gục xuống và chết nhưng thân lá vẫn còn xanh. Trên
vết bệnh có lớp nấm màu trắng xám. Vết bệnh thối mục có màu nâu đen ủng và
lan nhanh khi gặp trời mưa.


f. Phát sinh phát triển:
Phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 25 – 28
o
C, độ ẩm cao, nóng
lạnh thất thường (đặc biệt trong điều kiện nhà kính bệnh phát triển mạnh). Bệnh
phát triể mạnh trên những chân ruộng trũng, ứ đọng nước, đất trồng bị đóng
váng sau mưa.
Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong đất và tàn dư cây trồng dưới dạng hạch
nấm, sợ nấm và bào tử phân sinh.
g. Phòng trừ:
Luân canh với lúa nước 2 – 3 năm để hạn chế tích lũy nguồn bệnh trong
đất.
Cày xâu để chôn vùi hạch nấm, bừa đất kỹ, để ải, bón vôi tiêu diệt nguồn bệnh
trong đất.
4. Đốm lá Cercospora (Cercospora leaf spot)
a. Tác nhân:
Bệnh gây ra do Cercospora cruenta Sacc thuộc ngành Ascomycota, lớp
Ascomycetes, bộ Mycosphaerellales, họ Mycosphaerellaceae, chi Cercospora.
b. Ký chủ:
Bệnh hại phổ biến trên cây họ đậu (đậu đen, đậu đũa, )
c. Tầm quan trọng:
d. Phân bố:
Bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng trồng cây họ đậu trên toàn thế giới.
e. Triệu chứng:
Là một bệnh khá nghiêm trọng trên đậu rau, ban đầu vết bệnh là những đốm
nhỏ vàng nâu sau vết bệnh lan rộng chuyển màu nâu đỏ. Vết bệnh có thể xảy ra
trên lá, thân và quả. Bệnh có thể gây rụng lá nghiêm trọng trong thời kỳ cây ra
hoa và quả.

f. Phát sinh phát triển:

g. Phòng trừ:
Giống sạch bệnh, trồng giống kháng, trồng cây với mật độ thích hợp.
Hóa học: phun Carbendazim (0,05%) trong vòng 30 ngày sau khi gieo.
5. Phấn trắng (Powdery Mildew).
a. Tác nhân:
Erysiphe polygoni DC.
b. Ký chủ:
Bệnh gây hại tương đối nghiêm trọng trên các cây họ đậu như: lạc, đậu
tương, đậu đũa, đậu cove
c. Tầm quan trọng:
Erysiphe polygoni DC xảy ra ở tất cả các nơi trên thế giới mà cây họ đậu
được trồng, bệnh làm suy giảm tăng trưởng và làm giảm năng suất cây trồng,
làm biến dạng lá, rụng lá. Tổn thất thường trong khoảng 20-30% năng suất cây
trồng (Smith et al., 1988).
d. Phân bố:
Bệnh khá phổ biến trên thế giới, xuất hiện và gây hại ở nhiều nơi, nhiều lục
đại khác nhau. (châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, theo Braun – 1987).
e. Triệu chứng:
Vết bệnh lúc đầu là những điểm rải rác màu trắng như rắc phấn. Vết bệnh
sau lan rộng phủ kín bề mặt lá, thân, ngọn, và quả.
f. Phát sinh phát triển:
Bệnh lây nhiễm bằng bào tử túi và bảo tử phân sinh. Nhiệt độ thích hợp cho
sự phát sinh phtas triển của bệnh là 11 -28
o
C, bào tử nảy mầm ở 15 – 28
o
C. Phấn
trắng lan truyền bằng bào tử phân sinh nhờ gió và có thể lan truyền qua hạt
giống (Smith et al. 1988).
g. Phòng trừ:

6. Thối Fusarium (Fusarium root rot).
a. Tác nhân:
Bệnh gây ra do nấm Fusarium solani
b. Ký chủ:
Là bệnh phổ biến trên cây họ đậu. (đậu cove, đậu đũa, đậu tương ).
c. Tầm quan trọng:
d. Phân bố:
Bệnh phân bố rộng khắp trên thế giới, những nơi trồng cây họ đậu như châu
Á, châu Âu, châu Mỹ
e. Triệu chứng:
Bệnh gây hại chủ yếu trên các bộ phận dưới mặt đất (rễ, cổ rễ). Ban đầu vết
bệnh màu đỏ gạch sau đó vết bệnh chuyển sang màu nâu. Cây bị héo rủ và chết,
mạch dẫn hóa nâu.
f. Phát sinh phát triển:
g. Phòng trừ:
B. Bệnh do vi khuẩn.
1. Đốm nâu vi khuẩn (Bacterial Brown Spot).
a. Tác nhân:
Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas syringae gây ra.
b. Ký chủ:
P. syringae pv. syringae gây bệnh từ giai đoạn cây con đến khi trưởng
thành. Trên đậu rau, bệnh ảnh hưởng đến lá, thân, quả và hạt. Trên một số cây ăn
quả bệnh gây hại lá, thân cây, thân cây, vỏ cây, cành, nhánh, cành, nụ, hoa, quả.
c. Tầm quan trọng:
Năm 1992, P. syringae pv. syringae gây ra dịch bệnh trên đậu rau ở Nam Phi
gây thiệt hại lên đến 55%. P. syringae pv. syringae được phát hiện nhiều trên hạt
của đậu rau từ các tiểu bang Aragua và Carabobo, Venezuela (Arcila và Trujillo,
1989). P. syringae pv. Syringae là tác nhân gây bệnh phổ biến rộng rãi trong khu
vực sản xuất đậu: ở Wisconsin, Hoa Kỳ. P. syringae pv. syringae còn được phát
hiện trên lá ngô; lá sồi, lúa mạch đen (Lindemann et al., 1984).

d. Phân bố:
Pseudomonas syringae là một tác nhân gây bệnh phổ biến trên thế giới, nó
có mặt ở khắp các châu lục (châu Á, châu Âu ).
e. Triệu chứng:
Ban đầu triệu chứng xuất hiện trên lá là các đốm nhỏ màu xanh vàng sau các
đốm này phát triển thành đốm nâu hoại tử đặc trưng đường kính khoảng 3-8mm
thường có một viền vàng hẹp. Các vết đốm này có thể lan rộng, kết hợp lại, và
rơi ra cho lá xuất hiện rách. Đốm nâu sâu có thể hình thành trên quả. Nếu bệnh
xảy ra sớm, quả có thể bị cong hoặc xoắn tại các điểm bị nhiễm nấm gây bệnh.
f. Phát sinh phát triển:
g. Phòng trừ:
2. Chấm đỏ lá (Common bacterial blight).
a. Tác nhân:
Xanthomonas campestris pv. phaseoli (Smith) Dye vi khuẩn gram âm hình
gậy có một long roi, khuẩn lạc có màu vàng, nhầy.
b. Ký chủ:
Bệnh gây hại trên nhiều cây thuộc cây họ đậu (đậu đũa, đậu xanh…).
c. Tầm quan trọng:
Bệnh gây hại khá nghiêm trọng trên cây họ đậu, gây giảm năng xuất và khả
năng kiểm soát bệnh rất khó khăn.
d. Phân bố:
Bệnh phân bố phổ biến trong vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn
đới.
e. Triệu chứng:
X. axonopodis pv. phaseoli tạo các triệu chứng tương tự như trên lá, quả,
thân và hạt giống. ban đầu vết bệnh là những điểm nhỏ xanh vàng. Các điểm nhỏ
mở rộng và chuyển sang màu nâu gây hủy hoại mô lá. Vết bệnh được bao quanh
bởi viền màu vàng sáng (đôi khi vết bệnh không có quầng).
f. Phát sinh phát triển:
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa nhiều (vùng nhiệt đới).

Nguồn bệnh tồn tại trên hạt, tàn dư thực vật bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn có thể lan
truyền nhờ nước mưa, vết thương cơ giới và qua hạt giống.
g. Phòng trừ:
- Sử dụng hạt giống sạch bệnh, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.
- Dùng giống kháng bệnh.
- Loại bỏ tàn dư cây bệnh.
C. Bệnh do virus.
1. Khảm thường cây đậu (Bean common mosaic virus).
a. Tác nhân:
Bệnh do Bean common mosaic virus (BCMV) gây ra. Virus có dạng sợ mềm,
kích thước 750 × 15nm.
b. Phân bố:
BCMV gây hại ở khắp các vùng trồng đậu trên thế giới, đặc biệt là những nước
có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới.
c. Triệu chứng:
Triệu chứng chủ yếu thể hiện trên lá cây bệnh. Triệu chứng bệnh có thể xuất
hiện ngay khi cây đậu mới nảy mầm làm lá sò co lại, hai mép uốn cong, biến
dạng. Trên lá thật có nhiều dạng triệu chứng như khảm xanh nhạt, xanh đậm, lá
biến dạng hoặc có những chấm vàng. Cây bị bệnh sinh trưởng giảm, một sô
trường hợp cây có thể bị chết.
d. Phát sinh phát triển:
Hình thái và đặc tính chống chịu: BCMV có dạng sợi mềm, nhiệt đọ mất
hoạt tính từ 50 – 65
o
C, ngưỡng pha loãng từ 10
-3
– 10
-4
, thời gian tồn tại trong
giọt dịch ở nhiệt độ phòng 1 – 4 ngày.

Khả năng lan truyền: virus chuyền qua 11 loài rệp theo kiểu không bền
vững, qua tiếp xúc cơ học và qua hạt giống.
Phạm vi ký chủ: phổ kí chủ của BCMV hẹp, chủ yếu gây hại trên đậu rau.
e. Phòng trừ:
- Dùng hạt giống sạch bệnh, sử lý nhiệt trước 34 – 35
o
C vài phút đến vài giờ trước
khi gieo.
- Phòng trừ côn trùng môi giới bằng các biện pháp hóa học, sinh học, cơ giới
- Chọn tạo giống chống chịu bệnh.
- Luân canh với cây trồng khác họ để cắt đứt nguồn bệnh giữa các vụ.
2. Kudzu mosaic virus (KuMV).
a. Tác nhân:
Kudzu mosaic virus (KuMV) là một begomovirus có bộ gen kép.
b. Phân bố:
KuMV được phát hiện ở Việt Nam vào năm 2005 (Hà Viết Cường và
cs.,2010) và tiếp theo được phát hiện trên cây sắn dây ở Trung Quốc năm 2008
(mã số GenBank FJ539014). KuMV là virus thuộc nhóm Legumovirus phân bố
chủ yếu ở châu Á, châu Âu, châu Phi.
c. Triệu chứng:
Cây mới nhiễm bệnh biểu hiện đốm biến vàng trên lá, về sau triệu chứng
khảm vàng khá rõ rệt kém theo lá bị nhăn. Cây lùn, còi cọc, phát triển kém (Hà
Viết Cường., 2010).
d. Phát sinh phát triển:
e. Phòng trừ:
3. MYMV.
2.2. Những nghiên cứu trong nước.
2.2.1. Tình hình sản xuất cây họ đậu ở Việt Nam.
Cây họ đậu là một trong ba loài cây trồng quan trọng ở Việt Nam (chỉ đứng
sau cây lúa và ngô), trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng cây họ đậu ngày

càng tăng, nhất là đậu tương phục vụ cho chăn nuôi, các loại đậu rau cung cấp
thực phẩm cho con người, lạc, đậu xanh do đó diện tích và sản lượng sản xuất
đậu rau ở Việt Nam tăng lên rõ rệt.
2.2.2. Vùng sản sản xuất rau huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.
Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên
1.417.444 ha, chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh
thành phố trong cả nước.
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè
nóng ẩm mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu
vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong
phú. Vùng Cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và con nuôi vùng
ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.
Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu
và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực Sông Đà, Sông Mã. Có 2 cao
nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản.
Trong 5 năm gần đây, diện tích rau ở huyện Mai Sơn phát triển nhanh và quy
trình sản xuất mang tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Ước toàn huyện có
khoảng 350 ha đất trồng rau, tập trung chủ yếu ở Cò Nòi, Mường Bon, Chiềng
Mung và thị trấn Hát Lót Nhờ ứng dụng kỹ thuật tốt nên năng suất rau trung
bình đạt 15-17 tấn/ha. Đặc biệt, xã Mường Bon đã xây dựng được mô hình trồng
rau sạch ở bản Mé, bản Mai Tiên không chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn cung
cấp cho thị trường thành phố, các huyện và được các tỉnh đến mua tại vườn…
Tại Cò Nòi, nhiều năm nay tại các bản Bình Minh, Mé Lếch, tiểu khu Thống
Nhất, tiểu khu 1, 2 đã hình thành quy trình chặt chẽ từ trồng đến thu hoạch và
tiêu thụ. Hầu hết các vùng trồng rau của Cò Nòi đều có hệ thống thương lái đến
tại vườn thu mua.
Ở Mường Bon, Những nông dân trồng rau nắm rất rõ các yêu cầu về an toàn
vệ sinh thực phẩm. Hầu hết đều tuân thủ về bón phân, hạn chế phun thuốc, cách
ly thời gian thu hoạch đảm bảo an toàn; thậm chí nhiều nơi áp dụng trồng rau
trong nhà lưới rất hiệu quả. Trở ngại hiện nay là chi phí đầu tư cho rau sạch khá

cao… Ngoài ra, giá bán cũng không chênh lệch nhiều so rau thông thường, vì
vậy việc mở rộng diện tích rau sạch còn hạn chế.
2.2.3. Các bệnh hại đậu rau ở Viêt Nam.
Theo giáo trình bệnh cây
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm nghiên cứu
Điều tra: Điều tra đánh giá diễn biến bệnh được thực hiện tại huyện Mai
Sơn (Sơn La).
Thí nghiệm trong phòng: Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm bệnh
cây nhiệt đới, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh :Các bệnh hại chính trên đậu rau (bệnh do nấm, vi khuẩn, virus, tuyến
trùng).
Cây: đậu rau và một số loài đậu đỗ khác.
3.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014
3.4. Vật liệu nghiên cứu
3.4.1. Cây thí nghiệm
Các loài đậu rau được trồng phổ biến ở vùng trồng rau sạch huyện Mai Sơn tỉnh
Sơn La.
Một số giống đậu đỗ trồng tại Trung tâm bệnh cây nhiệt đới.
3.4.2. Môi trường
• Môi trường WA (Water agar):
- Agar: 20 g
- Nước: 1000 ml
Đun 15g agar trong 800 ml nước cho tan thạch. Bổ xung nước cho đủ 1000 ml.
Hấp khử trùng ở 121
O
C/20 phút, để nguội khoảng 55-60
O

C trước khi rót ra đĩa.
Môi trường WA thường được sử dụng để làm môi trường phân lập nấm, làm giá
thể cho bào tử nảy mầm trước khi cấy đơn bào tử
• Môi trường PDA (Potato Dextrose Agar):
- Khoai tây: 200g
- Dextrose (D-glucose): 20 g
- Agar: 20 g
- Nước: 1000 ml
Khoai tây rửa sạch, cắt lát, đun trong nước 1 giờ. Lọc qua vải lọc, bổ sung agar
vào dịch lọc, đun cho tan agar. Bổ xung nước cho đủ 1000 ml. Hấp khử trùng ở
121
o
C/20 phút. Để nguội 55-60
O
C trước khi rót ra đĩa petri.
Môi trường PDA thường được sử dụng để cấy truyền nấm sau khi được phân lập
trên môi trường WA, giúp đánh giá được hình thái tản nấm khi nuôi cấy vi sinh
vật từ nguồn chuẩn và nuôi cấy trong các điều kiện chuẩn.
• Môi trường King’B (KBM):
- Agar: 15g
- Proteose peptone số 3: 20g
- Glycerol, C.P.: 10ml
- K
2
HPO
4
: 1,5g
- MgSO
4
: 1,5g

- Nước cất: 1l
Trộn chung tất cả các thành phần ngoại trừ MgSO
4
. Chỉnh độ pH tới 7,2 ± 0,2.
Từ từ thêm MgSO
4
rồi lắc đều. Hấp và đổ vào đĩa petri 90mm.
Dùng để phân lập và nuôi cấy một số loại vi khuẩn.
3.4.3. Vật liệu ELISA phát hiện virus
3.4.4. Mồi PCR phát hiện virus
STT Tên mồi Trình tự Mục đích
1 KuA – F1 CTTTGAGACTCGCATTATTCTC
Dùng để
phát hiện
DNA – A
của KuMV
2 KuA – R1
TCAATTCAGGCGATACAACAT
C
3 KuBSeqFor1 TCGCCATTAATACCACGAAC Dùng để
phát hiện
DNA – B
của KuMV
5 KuBSeqRev CTGCTGCTTGTTCTATTGACG
6 MYA-For Dùng để
phát hiện
MYMV
7 MYA Rev
3.4.5. Chất kháng sinh
Các kháng sinh được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Rifampicin,

kanamycin, streptomycin, tetracylin. Các kháng sinh được chuẩn bị dưới dạng
dung dịch gốc như sau:
• Rifampicin 34 μg/μl: hòa 0,034 g trong 1 ml Methanol
• Kanamycin 100 μg/μl: hòa 0,1 g trong 1 ml nước cất hai lần
• Streptomycin 50 μg/μl: hòa 0,05 g trong 1 ml nước cất hai lần
• Tetracylin 12,5 μg/μl: hòa 0,012 g trong 1 ml ethanol 70 %
Các kháng sinh được bảo quản ở tủ lạnh sâu – 20oC, trong đó rifampicin và
kanamycin được bọc kín bằng giấy bạc.
3.4.6. Hóa chất
• Cồn tuyệt đối
• Cồn (ethanol) 70%, NaOCl hoặc Ca(OCl)
2
1-2 %
• Các hóa chât dùng trong phản ứng ELISA và PCR
3.4.7. Kit thương mại
• Kít PCR: GoTaq Green (hãng Promega) chứa sẵn đệm phản ứng, Taq
polymerase, dNTPs
3.4.8. Các thiết bị chủ yếu
1. Kính hiển vi
2. Kính hiển vi soi nổi
3. Buồng cấy vô trùng
4. Nồi hấp
5. Tủ ấm
6. Bếp điện
7. Máy PCR
8. Thiết bị điện di
9. Máy đọc bản ELISA
10. Máy li tâm
3.5. Phương pháp
• Điều tra đậu rau

• Đếm toàn bộ cây/giống
• Tính Tỷ lệ nhiễm mỗi loại bệnh
• Giai đoạn điều tra: sau trồng 30, 45 và 60 ngày
3.5.1. Thu mẫu.
Điều tra thu mẫu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát
hiện dịch hại cây trồng.
3.5.2. Phân lập nấm và vi khuẩn.
3.5.2.1. Phân lập và bảo quản nấm.
 Phân lập nấm.
• Chuẩn bị:
- Dao mổ, kéo, panh, que cấy nấm
- Đèn cồn, giấy thấy thấm vô trùng, thớt nhựa, đĩa môi trường
- Hoá chất khử trùng: Cồn (ethanol) 70%, NaOCl hoặc Ca(OCl)
2
1-2 %
• Trình tự:
- Chọn mẫu bệnh có triệu chứng điển hình, mới
- Rửa mẫu bệnh sạch đất cát bằng nước vòi (đặc biệt là các mẫu rễ)
- Cắt chọn mảnh mô bệnh thích hợp
- Khử trùng bề mặt các mảnh mô trên trong dung dịch khử trùng bề mặt
như Ethanol 70%, NaOCl hoặc Ca(OCl)
2
1-2 %. Thời gian khử trùng từ 1/2-3
phút tùy vật liệu cây.
- Rửa lại bằng nước cất vô trùng
- Thấm khô mảnh mô bằng giấy thấm vô trùng
- Cắt tiếp bằng dao mổ vô trùng các mảnh mô trên thành các mảnh nhỏ 1-3
mm (chứa cả phần mô bệnh và mô khoẻ)
- Dùng panh vô trùng đặt các mảnh nhỏ trên vào môi trường WA.
- Ghi chú cẩn thận bằng bút viết kính: Ngày, cây, bệnh

- Để mẫu trong điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp.
- Theo dõi sự phát triển của sợi nấm mọc ra từ mô bệnh. Khi nấm đã phát
triển từ mô bệnh ra môi trường, lấy phần đỉnh sợi nấm chuyển sang môi trường
thích hợp như PCA, PDA.
 Bảo quản nấm.
• Bảo quản trong nước cất:
Cắt các mẩu thạch vuông 1 cm từ viền của một tản nấm mọc mạnh và còn mới.
Đặt những miếng thạch có chứa nấm này vào trong một lọ McCartney có chứa
nước vô trùng và vặn chặt nắp. Lọ bảo quản được để nơi mát. Không bảo quản
trong tủ lạnh bởi vì một số loài bị chết ở nhiệt độ thấp. Các mẫu có thể được cất
giữ từ 6 tháng đến 2 năm, tùy theo loài. Các mẫu được hồi phục bằng cách lấy
một miếng thạch từ lọ và cấy lên môi trường mới sao cho mặt có nấm tiếp xúc
với bề mặt môi trường. Cần đảm bảo là nước và các miếng thạch không bị tạp vi
khuẩn (sự có mặt của vi khuẩn sẽ làm cho nấm chết nhanh chóng).
• Bảo quản hạch nấm:
Hạch nấm có thể được lưu giữ trong thời gian dài ở điều kiện khô mát trong một
lọ thủy tinh nhỏ có nắp vặn. Đây là kỹ thuật thích hợp để lưu giữ các loài như
Sclerotium rolfsii, Sclerotinia sclerotiorum, Rhizoctonia spp. (các loài tạo hạch
nấm).
Tại các vùng nhiệt đới thì tốt nhất nên lưu giữ hạch nấm trên giấy thấm tiệt trùng
đặt bên trên silica gel màu xanh trong lọ McCartney (hoặc lọ có nắp vặn tương
tự) để đảm bảo ẩm độ thấp trong quá trình bảo quản.
3.5.2.2. Phân lập và bảo quản vi khuẩn.
 Phân lập vi khuẩn.
- Thu mẫu đất hoặc các cơ chất có vi khuẩn từ 100-150g, trường hợp số vi khuẩn
có mặt ít trong mẫu thì phải nuôi tích lũy bằng cách ủ mẫu, bổ sung chất dinh
dưỡng và các điều kiện lý, hóa cần thiết hoặc bổ sung các chất ức chế sinh
trưởng của các vi sinh vật đi kèm.
- Cân lấy 1g mẫu có vi khuẩn cho vào ống nghiệm chứa 9ml nước cất vô trùng,
khuấy bằng đũa thuỷ tinh cho tan hết mẫu. Ta có dung dịch mẫu pha loãng 10

-1

lần.
- Lấy 1ml dịch huyền phù ở độ pha loãng10
-1
đưa vào ống nghiệm chứa 9ml
nước vô trùng. Trộn đều ta có dịch pha loãng 10
-2
lần.
- Tiếp tục làm như trên, ta có một loạt độ pha loãng dịch mẫu khác nhau như ý.
- Cấy dịch huyền phù lên môi trường đặc trong hộp Petri
+ Dùng pipet vô trùng nhỏ 1ml dịch huyền phù đã pha loãng ở nồng độ nhất
định lên bề mặt của môi trường trong hộp Petri.
+ Dùng que trang dàn đều giọt dịch huyền phù trên toàn bộ bề mặt môi trường
hộp thạch.
+ Đậy hộp Petri, gói lại và đặt vào tủ ấm ở nhiệt độ 28 - 30
0
C trong 48 – 72h.
- Trộn dịch mẫu pha loãng trong các môi trường thạch nóng chảy
Dùng pipet vô trùng nhỏ 1ml dịch huyền phù đã pha loãng ở nồng độ nhất định
vào môi trường thạch đã nóng chảy và để nguội đến 45 - 50
0
C trong bình nón,
lắc đều. Bổ sung thêm một trong các chất ức khuẩn trên khoảng 0,3-0,5‰, tiếp
tục lắc đều một lần nữa rồi đổ ra các hộp Petri mỗi hộp cở 15ml. Gói các hộp
Petri lại, và đặt vào tủ ấm ở nhiệt độ 28 - 30
0
C trong 48 - 72h.
- Phân lập vi khuẩn bằng que cấy vòng
+ Nung đỏ đầu que cấy vòng, làm nguội trong không khí khoảng 15s. Cho vòng

que cấy chấm vào dịch huyền phù đã pha loãng có chứa vi khuẩn cần phân lập.
+ Tay trái hé mở nắp hộp thạch. Đặt đầu que cấy vào 1 góc hộp thạch, chấm nhẹ
để loại bớt tế bào một lần nữa. Từ điểm này đẩy nhẹ đầu que cấy lướt nhanh trên
bề mặt thạch theo đường zích zắc. Xoay đĩa và tiếp tục vạch các đường zích zắc
sao cho không trùng lên nhau trên khoảng trống còn lại, nhằm tạo điều kiện cho
các khuẩn lạc mọc rời nhau ra. Đậy nắp hộp. Khử trùng que cấy trước khi cắm
vào giá.
+ Các thao tác phải nhanh tay và làm trên ngọn lửa đèn cồn đặt trong tủ cấy,
đảm bảo vô trùng.
 Bảo quản vi khuẩn:
+ Cấy truyền định kỳ trên môi trường thạch nghiêng mới (1 tháng/1lần).
+ Giữ vi khuẩn ở nhiệt độ 4-5
0
C trong tủ lạnh hoặc phòng lạnh.
+ Trộn vi khuẩn với glycerol vô trùng với tỉ lệ 1:20 và giữ ở nhiệt độ 3-
5
0
C.
+ Bảo quản vi khuẩn trong cát sạch đối với những chủng có bào tử.
+ Phương pháp đông khô v.v
3.5.3. Phương pháp xác định nhanh vi khuẩn bằng kỹ thuật lam ép:
• Nhỏ một giọt nước cất lên một chiếc lam sạch
• Dùng dao mổ cắt một mảnh nhỏ mô ở mép vết bệnh (chứa cả phần bệnh và
phần khoẻ)
• Đặt mảnh mô vào giọt nước và đậy lamen
• Quan sát các dòng vi khuẩn tiết ra từ mảnh mô dưới kính hiển vi lần lượt với
vật kính x10, x40, x100.
3.5.4. ELISA phát hiện virus (BCMV).
3.5.4.1. Kỹ thuật ELISA trực tiếp kiểu DAS-ELISA (Double antibody sandwich -
ELISA)

1. Cố định IgG đặc hiệu virus vào bản ELISA: IgG được hoà trong dung
dịch đệm phủ và được cho vào giếng với lượng 100µl/giếng. Bản ELISA được ủ
trong hộp ẩm ở 37
O
C khoảng 2-4 giờ. Bản ELISA, thường cấu tạo bằng
polystirene có khả năng liên kết không đặc hiệu với protein do vậy sẽ liên kết
với các phân tử IgG (là protein miễn dịch). Sau khi ủ, giếng được rửa bằng đêm
rửa và nước.
2. Cố định dịch cây vào bản ELISA: Nghiền mẫu cây đệm chiêt mẫu thành
dịch cây. Dịch cây được cho vào giếng với lượng100 µl/giếng. Bản ELISA được
ủ ở 37
O
C khoảng 2-4 giờ hoặc qua đêm ở 4-6
O
C. Nếu trong dịch cây có chứa
virus thì virus sẽ liên kết đặc hiệu với IgG có sẵn trong giếng còn protein của
cây hoặc các virus khác sẽ không liên kết. Sau khi ủ, bản ELISA được rửa như
bước 1.
3. Cố định IgG liên kết enzim: Hoà IgG liên kết enzim (IgG-E) trong đệm
liên kết và cho vào giếng với lượng 100 µl/giếng. IgG này giống như IgG của
bước 1 nhưng chỉ khác là nó được liên kết từ trước với 1 enzim là Alkaline
Phosphatase (AP). Bản ELISA được ủ và rửa như bước 1.
4. Cố định chất nền và đánh giá kết quả: Hoà chất nền trong đệm chất nền
theo tỷ lệ 0.6mg/ml) và cho giếng với lượng100 µl /giếng. Chất nền ở đây là
Nitrophenyl phosphate (NPP). Bản ELISA được ủ ở nhiệt độ phòng trong hộp
ẩm trong tối 60 phút. Phản ứng hoá học ở đây là NPP sẽ bị thuỷ phân thành
Nitrophenol phosphate dưới sự xúc tác của enzim AP. Nitrophenol phosphate là
chất có màu vàng, do vậy có thể nhận biết được bằng mắt hoặc bằng máy đọc
ELISA (máy so màu). Hiển nhiên, do nồng độ NPP đều giống nhau ở các giếng
nên giếng nào có màu vàng càng đậm chứng tỏ nồng độ enzim càng cao tức

nồng độ virus trong mẫu thử càng cao. Có thể ngừng phản ứng thuỷ phân bằng
cách bổ sung dung dịch NaOH 3M với lượng 25-50 µl /giếng.
3.5.4.2. Phản ứng ELISA gián tiếp kiểu PTA-ELISA (Plate Trapped Antigen Indirect
ELISA)
1. Cố định dịch cây vào bản ELISA: Nghiền mẫu cây trong đệm phủ và cho
100µl/giếng. ủ bản ELISA qua đêm ở 4-6
O
C trong hộp ẩm. Sáng hôm sau, rửa 3
lần bằng đệm rửa. Protein của cây và virus trong dịch cây (nếu có) sẽ liên kết
không đặc hiệu vào thành giếng.
2. Cố định IgG thỏ đặc hiệu virus vào bản ELISA: Hoà IgG đặc hiệu virus
trong đệm huyết thanh và cho 100µl /giếng. ủ bản ELISA ở 25
O
C 1-2 giờ trong
hộp ẩm. Rửa bản ELISA như bước 1.
3. Cố định IgG đặc hiệu IgG thỏ liên kết AP vào bản ELISA: Hoà IgG đặc
hiệu IgG thỏ liên kết AP trong đệm liên kết và cho 100µl /giếng. ủ bản ở 25
O
C
1-2 giờ. IgG liên kết AP thứ 2 này là IgG được tạo ra khi tiêm IgG của thỏ vào 1
loài động vật khác thỏ (chẳng hạn dê) nên không liên kết với virus mà liên kết
với IgG thỏ đặc hiệu virus ở bước 2. Sau khi ủ, rửa bản như bước 1
4. Cố định chất nền vào bản ELISA: Thực hiện tương tự như ở DAS-
ELISA.
3.5.5. PCR phát hiện virus (MYMV, KuMV).
Các bước tiến hành PCR xác định bệnh hại:
1. Thiết kế mồi: có thể tự thiết kế mồi hoặc
lựa chọn mồi từ các nghiên cứu đã được công bố.
2. Tách chiết acid nucleic tổng số từ mô
cây.

3. Tiến hành PCR.
4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bằng điện di.
3.5.6. Lây nhiễm nhân tạo nấm Cercospora trên một số loài đậu đỗ.
1. Thu mẫu bệnh do nấm Cercospora trên đậu đũa.
2. Cạo các bào tử từ vết bệnh và cho vào nước cất vô trùng. Kiểm tra mật
độ bào tử có trong dung dịch (mật độ bào tử n 10
5
là phù hợp để lây nhiễm nhân
tạo).
3. Tiến hành lây nhiễm bệnh nhân tạo lên lá:
- Nhỏ vài giọt dịch bào tử lên một số lá.
- Nhỏ vài giọt nước cất vô trùng lên một số lá của cây làm đối chứng.
- Đặt chậu trong tủ ẩm hoặc che bằng túi ny lông trong nhà lưới, tránh ánh
nắng trực tiếp.
- Kiểm tra và so sánh những cây được lây bệnh với những cây đối chứng.
Quan sát và ghi nhận các triệu chứng và so sánh những triệu chứng này với các
triệu chứng đã quan sát được trên đồng ruộng.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. Điều tra tình hình bệnh hại chính trên đậu rau tại Mai Sơn – Sơn La.
4.1.1. Điều tra bệnh hại chính trên đậu rau.
- Đối tượng điều tra: cây đậu rau.
- Thời gian điều tra: điều tra định kỳ 1 tháng 1 lần.
- Chỉ tiêu: xác định tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh.
Bảng.1 điều tra tình hình bệnh hại trên cây A tại Mai Sơn – Sơn La.
Điểm
điều tra
(xã)
Số lượng
cây (n)
( hay

giai đoạn
sinh
trưởng ?
??? )
Bệnh hại Điều tra đợt 1 Điều tra đợt 2 Điều tra đợt
3
Điều tra đợt
4
Tỷ lệ
bệnh
Chỉ số
bệnh
Tỷ lệ
bệnh
Chỉ số
bệnh
Tỷ lệ
bệnh
Chỉ số
bệnh
Tỷ lệ
bệnh
Chỉ số
bệnh
cò nòi 1
2
Mường
bon
1
2

Chiềng
mung
1
2
4.1.2. Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc BVTV đối với các bệnh hại chính.
- Phỏng vấn nông dân.
- Chỉ tiêu: hiểu biết về bệnh của nông dân (nông dân có biết bệnh không,
bệnh có quan trọng không, sử dụng thuốc BVTV như thế nào, cách phòng trừ
khác ).
Bảng 2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây A.
Điểm
điều tra
(xã)
cây Bệnh Thuốc
Tên
thuốc
Cách sử
dụng
1 1
2
2 1
2
4.2. Xác định bệnh do nấm.
4.2.1. Triệu chứng của bệnh do nấm trên đậu rau.
Cây Bệnh Triệu chứng
Lá Thân Quả Rễ
1 1
2
2 1
2

4.2.2. Đặc điểm hình thái một số nấm gây bệnh trên đậu rau.
Nấm
Bệnh Hình thái
Bào tử
phân sinh
Cành
BTPS
Đĩa cành Quả
cành
Tản nấm
1 - Hình
dạng
- kích
thước
2
4.2.3. Xác định nấm gây bệnh hại bằng phương pháp giải trình tự vùng ITS.
4.2.4. Lây nhiễm nhân tạo một số loại nấm gây bệnh chính.
4.3. Xác định bệnh do vi khuẩn.
4.3.1. Triệu chứng bệnh do vi khuẩn trên đậu rau.
Cây Bệnh Triệu chứng
Lá Thân Quả Rễ
1 1

×