Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

nghệ thuật kịch lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.53 KB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH




NGUYỄN NHỊ NƯƠNG




NGHỆ THUẬT KỊCH
LƯU QUANG VŨ
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số: 602234



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHÙNG QUÝ NHÂM











Thành phố Hồ Chí Minh - 2006

LỜI CẢM ƠN

Trân trọng biết ơn Thầy hướng dẫn – PGS.TS Phùng Quý Nhâm
và quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy cho lớp Văn học Việt Nam khóa 14;
cảm ơn qúy Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn; và cảm ơn gia đình
đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành chặng đường học tập này.

Nguyễn Nhò Nương
























1


MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm 2000, Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật. Dưới ánh mặt trời, anh đã có một chỗ đứng vinh dự mà bất kỳ nhà viết kòch
nào cũng ao ước. Qua những trang kòch sinh động, Lưu Quang Vũ đã góp sức xây đời,
tác động tích cực vào xã hội, kiên quyết chống sự bảo thủ trì trệ, sự lộng hành của cái
xấu, cái ác. Chứng kiến bao cảnh đời chìm nổi thời hậu chiến, Lưu Quang Vũ không
ngừng băn khoăn, trăn trở về những nỗi niềm nhân thế và nghiền ngẫm niềm bi cảm
của phận người. Là thi só, Lưu Quang Vũ rất yêu thơ, anh hằng ao ước thơ của mình sẽ
“thắng được thời gian và ở lại với lòng người”. Song chính các kòch bản văn học lại
mang đến cho anh những giải thưởng lớn. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có công trình
nào đi sâu tìm hiểu toàn diện nghệ thuật kòch Lưu Quang Vũ. Thực ra, kòch và thơ của
anh đều tỏa ra từ một tâm hồn nghệ só giàu xúc cảm. Hai túi thơ và kòch ấy như hai bờ
của một dòng sông suy tưởng chở nặng tình yêu thương con người, chảy miên viễn về
nơi vô tận. Những người như Lưu Quang Vũ, cái chết không làm cho anh mất đi , mà
tấm lòng nhiệt huyết với đời vẫn hãy còn đọng lại.
Sau khi Lưu Quang Vũ đột ngột qua đời, Phan Ngọc cho rằng: “Lưu Quang Vũ là
nhà viết kòch lớn nhất thế kỷ này (thế kỷ XX) và là một nhà văn hóa của Việt
Nam”[38,149]. Từ năm 1985, qua mấy đợt hội diễn, hầu như khán giả đương thời
không ai là không biết đến Lưu Quang Vũ. Từ đó, thoại kòch càng trở nên gần gũi với
giới yêu nghệ thuật. Nhiều kòch bản của anh đã làm xôn xao đất nước, gây châùn động

dư luận, đề cập đến những vấn đề nóng bỏng nhất của hiện thực. “Không ai bằng Vũ

2
trong biệt tài nêu lên cái muôn đời trong cái bình thường, biến cổ tích, huyền thoại
thành chuyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để n cái cao
q.”[38,153]. Tất Thắng kể lại: “Ở hội diễn 1985, Vũ là tác giả đạt nhiều huy chương
vàng nhất”[38,257]. Nhiều nhà nghiên cứu công nhận một số kòch bản của Lưu
QuangVũ có sức lay động được lòng người, có hiệu quả to lớn với xã hội, và giá trò
nghệ thuật của chúng còn được xếp hạng trong lòch trình phát triển của văn học kòch
nước nhà.
Tuy nhiên, khi Lưu Quang Vũ còn sống, trên báo chí cũng có những ý kiến trái
chiều. Vậy sự thực kòch bản văn học của anh có những thành công và hạn chế gì? Tại
sao công chúng lúc bấy giờ lại đổ xô đến rạp xem kòch? Những nhà soạn kòch ngày nay
có thể rút kinh nghiệm, học tập được điều gì sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng nghệ thuật viết
kòch của người đi trước? Với tình yêu thể loại thoại kòch, người làm luận văn mạo muội
xin được vén lớp bụi thời gian, tìm về quá khứ để phần nào hiểu rõ hơn một số văn bản
kòch cuả Lưu Quang Vũ và củng cố thêm cho bản thân những kiến thức liên quan đến
thể loại văn học kòch.
Hiện nay, sách giáo khoa văn học bậc phổ thông chỉ mới giới thiệu trích đoạn tác
phẩm kòch của hai tác giả Sêcxpia và Sile. Trong các tiết học chính khóa, học sinh
chưa có dòp tiếp cận với văn học kòch nước nhà. Do đó, ngoài chương trình chính khoá,
thiết nghó, hoạt động ngoại khoá môn văn học cũng cần giới thiệu và hướng dẫn học
sinh tìm hiểu về kòch Việt Nam với các đại biểu như: Nguyễn Đình Thi (Rừng trúc,
Nguyễn Trãi ở Đông Quan…), Nguyễn Huy Tưởng(Vũ Như Tô…), Vũ Trọng Phụng
(Không một tiếng vang), Đào Hồng Cẩm (Đại đội trưởng của tôi…), Nguyễn Vũ (Mùa
xuân…), Học Phi, Lộng Chương, Lưu Quang Vũ.v.v… Qua các buổi ngoại khóa bổ ích,
hy vọng học sinh có thể hình dung đầy đủ hơn về toàn bộ lòch sử văn học dân tộc và
thêm yêu mến bộ môn văn học.

3

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Khi kòch bản của Lưu Quang Vũ được đưa lên sân khấu, rải rác trên các báo, tạp
chí có đăng những bài phê bình, bình luận, tỏ rõ sự quan tâm; đặc biệt là từ hội diễn
sân khấu năm 1985, sự chú ý quan tâm này càng rõ rệt hơn. Có thể phân chia dựa trên
mốc thời gian là tháng 8 năm 1988 - thời điểm Lưu Quang Vũ qua đời để thấy rằng cái
chết chẳng những không làm cho người đời lãng quên anh mà báo chí vẫn còn nhắc
đến nhà viết kòch trẻ tuổi này.
2.1. Trước khi Lưu Quang Vũ qua đời (tháng 8 năm 1988) :
Tháng 3 năm 1985, Nguyễn Thò Minh Thái đã viết một bài báo nhận xét về vơ
diễn“Nguồn sáng trong đời” (Lưu Quang Vũ). Theo tác giả bài báo, “đây là một kòch
bản kén khách, tự nó có nhu cầu được trình diễn trước một công chúng có sự trưởng
thành nhất đònh về thẩm mỹ” [32,255] ấn tượng mạnh do kòch bản văn học tạo ra “chính
là sự giản dò, không hoa sói hoa hoè, không cầu kỳ mảng miếng, không ồn ào khoa
trương”[32,254], Nguyễn Thò Minh Thái còn liên hệ so sánh vẻ đẹp giản dò mà hàm
súc, tinh tế của vở “Nguồn sáng trong đời” với cái đẹp mộc mạc thường thấy ở kòch
của văn hào Sêkhốp. Ở một bài khác, khi đề cập đến kòch bản “Người trong cõi
nhớ”(Lưu QuangVũ), Nguyễn Thò Minh Thái viết: “Đạo diễn Đoàn Bá ưa thích chất
thơ, chất triết lý của kòch bản ‘Người trong cõi nhớ’ bởi vì tác giả kòch bản có “cách tiếp
cận đời sống hiện nay một cách mới lạ, không dẫm lên lối mòn quen thuộc”[32,249].
Sau khi nhận xét, ngợi khen chất lượng văn học của kòch bản, Nguyễn Thò Minh Thái
đã xúc động kết thúc bài báo: “Tôi đã nghe thấy những giọt nước mắt lặng thầm trong
lòng và nhìn thấy lệ long lanh trên nhiều đôi mắt người xem trong khán phòng hôm
ấy…”[32,250]. Có lẽ do tập thể đạo diễn, diễn viên giỏi nghề thấu hiểu và biểu đạt
trọn vẹn dụng ý nghệ thuật của tác giả kòch bản nên vở diễn đã tác động sâu sắc đến

4
tâm linh công chúng xem kòch. “Người trong cõi nhớ” vì vậy trở thành một trong số
kòch bản được Huy chương vàng hội diễn 1985.
Tạp chí nghiên cứu nghệ thuật số tháng 5 năm 1985 đã đăng một bài viết ngắn
điểm qua những vở diễn có giá trò trong đợt hội diễn sân khấu lần II, Nguyễn Phan Thọ

nhắc đến vở “Tôi và chúng ta” (Lưu Quang Vũ) đầu tiên và ví tác phẩm như “một mũi
nhọn trong cuộc đấu tranh chống cung cách làm ăn trì trệ, bảo thủ”[37,80]. Còn ở tạp
chí Sân khấu tháng 7 năm 1985, Trần Trọng Đăng Đàn đã cho rằng có không ít tác
phẩm đoạt giải cao tại các hội diễn rồi sau đó chìm nghỉm vì không hề gây được chú ý
của công chúng, nhưng vở “Tôi và chúng ta” thì khác, công chúng xem kòch có lúc“reo
vui đồng cảm” nhiều lúc lại “xúc động lắng im, biết bao tràng vỗ tay cổ vũ, ngợi khen
nhiệt liệt”. Điều Trần Trọng Đăng Đàn tâm đắc nhất là: “kòch ‘Tôi và chúng ta’ bằng
cái nhan đề và chủ đề xuyên suốt của nó, đã thông qua nghệ thuật mà lý giải rành mạch,
luận chiến sắc bén để bảo vệ quan điểm của chúng ta về tình người, về chủ nghiã nhân
đạo cách mạng, về mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể” đập tan sự xuyên
tạc của bọn phản động thù đòch, bác bỏ luận điệu: “người theo chủ nghiã xã hội là chòu
chối bỏ tình cảm, không nhìn nhận sự hiện diện cuả cái ‘tôi’, xem cá nhân chỉ là con số
không”[5,26].
Trên tạp chí Văn học số tháng 1 năm 1986, Tất Thắng nêu một trong những
nguyên nhân thành công của vở “Tôi và chúng ta” và một số vở kòch khác: “Sức hấp
dẫn mà kòch đạt được do sự nhạy bén, kòp thời mà có thể nói là đúng lúc của đề tài mà
kòch diễn tả”[34, 73], Tất Thắng cũng khẳng đònh vở kòch có sức âm vang mãi mãi và
sẽ tồn tại với thời gian: “Giá trò lâu dài của tác phẩm phụ thuộc vào tính nhân đạo cao
cả và tính triết lý sâu sắc của vấn đề mà nó đặt ra” [34, 74 ]. Trên tạp chí Sân khấu
thành phố Hồ Chí Minh (số 1/1986),Vũ Hải giới thiệu những nhà soạn kòch đạt được
huy chương vàng hội diễn sân khấu, trong đó Lưu Quang Vũ là người trẻ nhất, chính

5
“chất văn học” [7,10] đã tạo nên sức hấp dẫn cho kòch của anh. Krítxtian Hốtsơ đã gọi
anh là“Môlie ở Việt Nam (…) với ngòi bút chua cay, với khuynh hướng sâu sắc chống
chủ nghiã xu thời”[38,162].
2.2. Sau khi Lưu Quang Vũ qua đời (từ tháng 8 năm 1988 đến nay):
Tạp chí Sân khấu từng đăng nhiều bài viết tưởng nhớ anh. Lượng bài báo viết về
kòch của anh nhiều hơn trước. Trong một bài báo ngắn, Trần Quế giới thiệu vắn tắt về
Lưu Quang Vũ và nêu lên hiện tượng: “nhiều vở của anh được nhiều đoàn dàn dựng

cùng một lúc dưới nhiều hình thức kòch, chèo, cải lương… Anh đã được tặng giải thưởng
văn học kòch bản sân khấu của Hội nhà văn…Báo chí thế giới: Nữu Ước thời báo, Pari
matxơ, báo Takahata của Đảng cộng sản Nhật, tạp chí Sân khấu và báo Sự thật Liên
Xô…đã viết về anh, coi anh như một trong những nhà viết kòch đang đứng hàng đầu của
nền sân khấu Việt Nam” [29,17]
Dưới nhan đề “Những vần thơ thấm đẫm băn khoăn”, nhà nghiên cứu văn học
Huỳnh Như Phương tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ – một nhà thơ trẻ
tâm hồn “phức hợp” nhạy cảm và đầy cá tính. Theo Huỳnh Như Phương, ở chặng sau
của quá trình sáng tạo, Vũ “được đón chào như một nhà viết kòch đã nói lên một cách
thấm thía những nỗi lo âu và băn khoăn của nhân dân trước những vấn đề thế sự. Từ
những bài thơ nặng tróu ưu tư và tâm sự cá nhân, Lưu Quang Vũ đã đi đến những
kòch bản kết hợp hài hòa giữa xung đột xã hội và xung đột nội tâm, giữa nghệ thuật tái
hiện các quá trình lưu chuyển của đời sống với nghệ thuật thể hiện các trạng thái của
tính cách…” [38, 108].
Trên “Tạp chí nghiên cứu văn hóa nghệ thuật” (6/1989), Hà Diệp - tác giả bài báo:
“Về một mảng kòch của Lưu Quang Vũ” đã nhận xét rằng anh là “một tài năng nghệ
thuật thực sự, một hiện tượng hiếm thấy trong lòch sử sân khấu dân tộc từ trước tới nay.

6
Kòch của anh tuy đi vào nhiều loại đề tài song tất cả đều tập trung vào chủ đề con
người.” [4,34]. Mười năm sau ngày anh mất, trong cuốn sách “Một số gương mặt văn
chương học thuật Việt Nam hiện đại”(xuất bản năm 1998 ) Phong Lê phác thảo chân
dung và sự nghiệp của 54 tác giả có góp phần vào tiến trình hiện đại hóa đời sống văn
chương và học thuật của thế kỷ XX. Theo Phong Lê, “những năm 80 Vũ đạt được rất
nhiều vinh quang trong kòch trường. Vũ liên tục dành các đỉnh cao có lúc đến chóng mặt.
Cũng có thể nói ngọn đuốc Lưu Quang Vũ trở nên rực sáng trong bầu trời sân
khấu…Kòch trường không còn Vũ nhưng vẫn còn các vở của Vũ…”[14,423]. Phần giới
thiệu Lưu Quang Vũ chỉ có vài trang, nhưng đọc cuốn sách của Phong Lê,những người
yêu mến thể loại kòch không khỏi tò mò muốn tìm
hiểu xem kòch bản của Lưu Quang Vũ như thế nào mà anh đã được xem như một tác

giả tiêu biểu nhất trong giai đoạn văn học kòch thế kỷ XX.
Trong cuốn sách “Lý luận văn học- vấn đề và suy nghó” ( xuất bản 1999) của
Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương, ở cuối phần lý thuyết chung về đặc điểm
của thể loại kòch, cái tên Lưu Quang Vũ đã được nhắc đến như một dẫn chứng để minh
họa: “Kòch là một thể loại khó… một kòch bản tồi thì khó lòng tạo nên một vở diễn có giá
trò được. Chính vì vậy mà nhiều nhà văn có thể thử bút ở nhiều lónh vực như thơ, truyện,
kí, luận, nhưng ít dám liều nhảy sang kòch và thật sự trở thành một tác gia kòch. Trong
nền văn học hiện nay của ta, Lưu Quang Vũ là một trường hợp hiếm có. Anh là một tên
tuổi có vò trí xứng đáng cả trong thơ, truyện và kòch”[9, 107]
Năm 2001, Lưu Khánh Thơ đã tuyển chọn nhiều bài viết về Lưu Quang Vũ, in
thành cuốn sách: “Lưu Quang Vũ – tài năng và lao động nghệ thuật”. Trong cuốn sách
đó, Ngô Thảo cho bạn đọc biết rằng: Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi đã từng cộng tác với
Lưu Quang Vũ tám vở diễn. “Điều mà nhà đạo diễn có kinh nghiệm thích và quý ở Vũ,

7
đó là trong kòch, anh luôn có những chi tiết đa nghóa, đạo diễn muốn nhấn mạnh, cắt
nghiã về phía nào cũng có lý, nên phải rất thận trọng để không làm nghèo mất ý nghiã
của chi tiết kòch”[38,142]. Bản thân Ngô Thảo thì cảm thấy thích thú khi được xem một
số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong kòch bản và Lưu Quang Vũ qua quá trình sáng tạo
vẫn biết lắng nghe ý kiến của những nhà nghệ só khác để đúc rút thêm kinh nghiệm
cho bản thân. Cho nên anh trưởng thành nhanh chóng so với thời gian đầu khi mới viết
kòch: “Lưu Quang Vũ thường cho nhân vật nói đến cạn lời, nói cả những điều đáng lẽ ra
phải cho khán giả tự rút ra từ toàn bộ tình huống kòch…Nhưng cùng với thời gian, các vở
diễn đã mang thêm sức chở, chứa được nhiều suy nghó của tác giả về cuộc sống” [38,
148 ]
Ở bài viết “Thể loại bi kòch trong văn học Việt Nam thế kỷ XX”( số tháng 5-2001,
tạp chí Văn học) Phạm Vónh Cư nhắc đến Lưu Quang Vũ như một “kòch gia tiêu biểu”
mà hai kòch bản: “Nguồn sáng trong đời” và “Hồn Trương Ba, da hàng thòt” đã để lại
dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng. Theo ông “di sản kòch của Lưu Quang Vũ đồ sộ
về khối lượng, phong phú về nội dung, đa dạng về thể tài và phong cách, còn chờ đợi

được nghiên cứu kỹ lưỡng , toàn diện (đáng tiếc, nhiều kòch bản của anh vẫn chưa được
in, làm khó công việc nói trên). Không phải tất cả các sáng tác kòch của Lưu Quang Vũ
đều là những thành công cao - mà cũng thật khó chờ đợi điều này ở một tác gia viết
nhiều đến thế trong một thời gian ngắn đến thế – nhưng một số kòch phẩm rõ ràng đã
vượt qua thử thách của thời gian và sẽ có cuộc sống dài lâu trong văn học và trên sân
khấu nước nhà” [1, 32].
Trên tạp chí Văn học số 7-2001 ở bài viết nhan đề: “Kòch nói giai đoạn từ sau cách
mạng tháng tám đến nay”, tác giả Đình Quang đã phác thảo đôi nét về kòch nói sau
1975. Ông cho rằng: “Hội diễn sân khấu năm 1985 quả là một trang chói lọi của kòch
nói và sân khấu nói chung sau hòa bình…Nghệ thuật cách mạng tới đây mới ghi dấu một

8
chiến thắng quyết đònh đối với khán giả miền Nam”[27,10]. Trong những năm tháng đó
“theo quy luật, một thế hệ tác giả mới xuất hiện, tiêu biểu nhất là Lưu Quang
Vũ”[27,11].
Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng trong bài viết: “Văn học kòch thời kỳ 1975-
1985 và những vấn đề xã hội hậu chiến”(in trên tạp chí Văn học số 10-2003) đã điểm
qua các kỳ hội diễn sân khấu tòan quốc trong khoảng 10 năm, và đưa ra những luận
điểm tổng quát, khách quan. Theo Phan Trọng Thưởng thì “đội ngũ viết kòch (thời kỳ
1975-1985) tuy không nhiều nhưng lại mạnh. Họ tỏ ra có tư chất và tài năng”. Lưu
Quang Vũ được xem là một trong số những “tác giả nổi trội”. Tổng hợp các nhận đònh
về kòch của Lưu Quang Vũ, Phan Trọng Thưởng đã viết: “Có những người từ góc độ xã
hội học cho rằng kòch của Lưu Quang Vũ hay bởi nó đáp ứng yêu cầu thời sự, được cả
xã hội quan tâm, đưa được lên sân khấu những vấn đề quan thiết, nóng bỏng của thực
tiễn đời sống…Cũng có người từ góc độ sáng tác mà cho rằng Lưu Quang Vũ đã gặp đất.
Lại có không ít người từ phía chủ thể nghệ só cho rằng đó là kết quả của tư chất thông
minh, của tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, cần mẫn, của trách nhiệm người
nghệ só – công dân”[41,339].
Nói chung, trước năm 1988, một vài nhà nghiên cứu chỉ nêu cảm nhận ngắn gọn
của họ sau khi xem kòch Lưu Quang Vũ. Thời gian sau khi anh mất, Đình Quang, Vũ

Quang Vinh, Nguyễn Thò Hồng Ngát, Đỗ Chu, Doãn Châu, Đònh Nguyễn, Tôn Thảo
Miên, Phong Lê nhắc tới tên anh như một “hiện tượng xuất sắc, tiêu biểu của kòch
trường Việt Nam những năm 80” [14,433] nhưng họ không bình luận chi tiết, cụ thể về
một tác phẩm kòch nào.
Đề cập tới xung đột kòch có bài báo của Hà Diệp, tác giả này cho rằng xung đột
trong vở “Tôi và chúng ta” là “xung đột giữa các phương pháp quan liêu với đường lối

9
mới”[4,36]. Còn Cao Minh thì đánh giá cao nhiều kòch bản và có ấn tượng sâu sắc về ý
nghiã “ẩn dụ” của “cuộc đấu tranh hết sức khốc liệt, phức tạp giữa phần hồn và phần
xác”[38,175] trong vở “Hồn Trương Ba da hàng thòt”.
Phan Trọng Thưởng viết về “tính dự báo” và thừa nhận rằng Lưu Quang Vũ
cùng với các nghệ só “đã góp phần đề xuất được những vấn đề lớn với Đảng và Nhà
nước để từ đó hoạch đònh chiến lược đổi mới làm thay đổi diện mạo đất nước” [41,248].
Cùng ý kiến với Phan Trọng Thưởng là Vũ Hà trong bài báo “Tôi và chúng ta và Lưu
Quang Vũ”, tác giả này cho rằng “mùa hè năm 1984, Lưu Quang Vũ đã dự báo, một dự
báo đầy dũng khí, thực tiễn và táo bạo”[38,178]. Tuấn Hiệp còn phát hiện ra cái hay là
ở chỗ kòch Lưu Quang Vũ “không mang những tình tiết dễ dãi và giả tạo”[38,188].
Nhiều tác giả có những bài viết ngắn, bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật kòch.
Ngô Thảo xem đấy là “biệt tài” [38,147] của Lưu Quang Vũ. Đạo diễn Phạm Thò
Thành cảm thấy “các nhân vật của anh rất hiện thực”[38,251]. Ngô Sơn xem các nhân
vật tiêu cực hành động và liên tưởng đến những “bộ mặt tiêu cực có hạng mà…báo chí
đã vạch mặt chỉ tên”[38,183].Vũ Hà công nhận Lưu Quang Vũ từng sáng tạo được
những “tính cách sắc sảo, quyết liệt”[38,178]. Phạm Vónh Cư yêu mến hai nhân vật “bi
kòch” Toàn (Nguồn sáng trong đời) và Trương Ba trong “Hồn Trương Ba da hàng thòt”-
một “bi hài kòch đặc sắc được công chúng trong và ngoài nước tán thưởng”[1,34].
Tất Thắng, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Thò Minh Thái, Nguyễn Đình Nghi đọc
thấy trong ngôn ngữ kòch Lưu Quang Vũ đôi chỗ “hóm hỉnh”, giàu “chất triết lý”, “tinh
tế” làm lòng người xúc động. Ngô Thảo cũng thừa nhận ngôn ngữ của nhân vật không
chỉ “tự nhiên, gọn, sáng sủa” mà còn “nhiều lớp lang ý tứ”. Tuấn Hiệp gọi đây là thứ

ngôn ngữ “dung dò, đậm chất dramatic” với những màn, lớp đối thoại “dường như đưa
khán giả vào cuộc tự vấn lương tâm”[38,189].

10
Nhìn lại lòch sử nghiên cứu, phê bình kòch của Lưu Quang Vũ, người làm luận văn
thấy có một số nhà nghiên cứu viết vài ba bài báo, mỗi bài bàn về nội dung một vở
kòch; mỗi tác giả đề cập đến một vài mặt riêng lẻ. Không phải những ý kiến đánh giá
của họ không chính xác mà thực sự chưa có người nào nghiên cứu toàn diện, tỉ mỉ kòch
của Lưu Quang Vũ. Cho nên vẫn cần một công trình nghiên cứu có hệ thống, bài bản
và khoa học trên cơ sở tiếp cận, khảo sát văn bản kòch dưới góc độ nghệ thuật.
Học tập và kế thừa ý kiến đánh giá xác đáng của những nhà nghiên cứu đi trước,
luận văn này chủ yếu đi sâu tìm hiểu nghệ thuật kòch, nét đặc sắc trong phong cách
biểu đạt của kòch Lưu Quang Vũ. Trong quá trình thực hiện, luận văn tất yếu vẫn còn
hạn chế, mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và các bạn đồng
nghiệp.
3.ĐÓNG GÓP CUẢ LUẬN VĂN:
Mọi thành công hay hạn chế của một tác giả văn học luôn có cội rễ sâu xa trong
bối cảnh xã hội, đặc điểm của thời đại và cá tính sáng tạo từ phía chủ thể nghệ só.
Luận văn này tìm hiểu cơ sở thực tiễn của hiện tượng sân khấu kòch nói sôi động, đầy
lôi cuốn khán giả vào những năm 80 cuối thế kỷ XX (thời điểm trước đại hội Đảng lần
thứ VI) trong đó Lưu Quang Vũ là một tác giả rất đáng chú ý.
Có người cho rằng ở nước ta, nhiều văn bản thoại kòch viết theo đơn đặt hàng ít
giá trò nghệ thuật nhưng vẫn “ăn khách”. Vậy trường hợp Lưu Quang Vũ thì như thế
nào? Tại sao anh có những kòch bản thực sự hấp dẫn được công chúng đương thời ? Giá
trò nghệ thuật của kòch Lưu Quang Vũ thể hiện ở những mặt nào? Luận văn này
nhằm trả lời các câu hỏi trên. Đồng thời góp phần khẳng đònh những cống hiến đa dạng
của Lưu Quang Vũ cho thể loại văn học kòch nói riêng và nền văn học hiện đại nói
chung.

11

Qua nghiên cứu nghệ thuật kòch Lưu Quang Vũ, đánh giá những thành công và
hạn chế của tác giả này, luận văn cũng có thể được xem như một trong những tài liệu
cung cấp thêm kinh nghiệm về công việc sáng tác kòch để người muốn đi vào con
đường sáng tác xem xét tham khảo. Từ “hiện tượng Lưu Quang Vũ”, luận văn nêu
những cảm nhận bứớc đầu về nét đẹp trong việc sáng tác và thưởng thức văn học kòch;
góp phần chuẩn bò tư liệu cho những công trình nghiên cứu tổng quát về lòch sử phát
triển thể loại kòch nói Việt Nam giai đoạn sau 1975 – một vấn đề đang được đặt ra cho
các nhà nghiên cứu- phê bình quan tâm đến thể loại văn học kòch.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
Lưu Quang Vũ là một tác giả có sức viết dồi dào và thành công ở nhiều thể loại.
Mỗi kòch bản văn học của anh là một cấu trúc thống nhất giữa nội dung và hình thức.
Do điều kiện hạn chế về thời gian nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cảm hứng
nhân văn và nghệ thuật kòch, các yếu tố cấu thành giá trò thẩm mỹ, giá trò tư tưởng của
kòch Lưu Quang Vũ. Đồng thời, vì số tư liệu văn bản tác phẩm còn lại chỉ có hạn, cho
nên luận văn chủ yếu khảo sát một số kòch bản từng đạt giải cao như “Tôi và chúng
ta”, “Hồn Trương Ba, da hàng thòt”, “Lời thề thứ chín”, “Nguồn sáng trong đời”, “Bệnh
só”, “Người tốt nhà số 5”, “Ông không phải là bố tôi”. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu một
số kòch bản gần đây còn được dàn dựng lại như “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”,“Tin ở
hoa hồng”, “Đường bay”, “Điều không thể mất”, “Linh hồn của đá”…
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn khảo sát những tư liệu tìm được trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện
chứng và duy vật lòch sử. Phương pháp lòch sử cụ thể tìm hiểu bối cảnh xã hội – chính
trò thời kỳ 1975-1985, trước đại hội Đảng lần thứ VI để thấy được những ảnh hưởng, tác

12
động của thời đại đến nhà viết kòch, tìm ra những điểm tiến bộ và xác đònh vò trí của
anh trên văn đàn. Xét theo phương thức tái hiện đời sống, loại kòch có những nét đặc
thù riêng, khác với loại trữ tình và loại tự sự. Những điểm khác biệt về loại thể văn
học cũng được lưu tâm để tìm hiểu, khám phá ngôn từ biểu đạt mà tác giả Lưu Quang

Vũ chọn dùng trong một số văn bản thoại kòch. Đồng thời luận văn cũng kết hợp sử
dụng một số phương pháp khác, trong đó có các phương pháp :
Phương pháp so sánh ( đồng đại, lòch đại ) được dùng để có một vài đoạn đối chiếu
kòch bản văn học của Lưu Quang Vũ với một vài tác giả thời trước 1945 hoặc tác giả
kòch bản cùng thời để thấy phong cách riêng, cá tính sáng tạo va ømức độ đóng góp của
Lưu Quang Vũ cho thể loại văn học kòch.
Phương pháp thống kê: Để hiểu rõ đặc điểm nghệ thuật thể hiện trong từng kòch
bản văn học, cũng cần thống kê và đưa ra những cứ liệu cụ thể trong quá trình nghiên
cứu để làm cơ sở vững chắc cho các luận điểm thêm sức thuyết phục.
Luận văn cũng sử dụng các thao tác phân loại, phân tích, tổng hợp để dẫn dắt vấn
đề cụ thể, chân xác.
5. KẾT CẤU CUẢ LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn gồm bốn chương:
Chương một: Vò trí của Lưu Quang Vũ trong văn học kòch những năm 80
(thế kỷ XX).
Chương hai: Cảm hứng nhân văn trong kòch Lưu Quang Vũ.
Chương ba: Xung đột và hành động trong kòch Lưu Quang Vũ.
Chương bốn: Nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật trong kòch Lưu Quang Vũ.

13
CHƯƠNG MỘT
VỊ TRÍ CỦA LƯU QUANG VŨ TRONG VĂN HỌC KỊCH
NHỮNG NĂM 80 (THẾ KỶ XX ) .
1.1. Văn học kòch Việt Nam những năm 80 của thế kỷ XX:
1.1.1. Bối cảnh xã hội:
Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, đất nước tưng bừng hân hoan mừng ngày thống
nhất. Nhưng ngay sau đó là giai đoạn kinh tế khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân
dân vô cùng khó khăn. Tình trạng thiếu hụt ngân sách nhà nước đều có nguyên nhân
chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan là do chiến tranh kéo
dài, ở miền Bắc, dân ta xây dựng được công trình nào là giặc Mỹ đều ném bom phá

huỷ, chúng rắp tâm đưa dân ta trở lại thời kỳ đồ đá. Mười năm đầu sau giải phóng, đất
nước hoang tàn vừa chạy chữa những vết thương chiến tranh vừa phải đối mặt với cuộc
bao vây kinh tế, chống phá cách mạng của những thế lực thù đòch. Kẻ thù không để
cho nhân dân ta có được một ngày nào yên ổn. Chưa hết chiến tranh biên giới Tây
Nam lại nảy sinh chiến tranh biên giới phía Bắc, an ninh vùng biên giới, quần đảo
thường xuyên bò đe dọa. Quan hệ với một số nước láng giềng nhiều lúc vô cùng căng
thẳng. Số phận nhân dân càng thêm điêu đứng vì thiên tai lũ lụt…
Nguyên nhân chủ quan là do ta duy ý chí, nóng vội công hữu hoá tư liệu sản xuất,
chỉ duy hình thức kinh tế quốc doanh và cơ chế bao cấp của thời chiến, bất kể những
nguyên tắc quản lý quan liêu đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự vận động không
ngừng của hiện thực cuộc sống. Nhận thức về những vấn đề lý luận nền tảng, về chủ
nghiã Mác-Lênin còn nhiều bất cập, vận dụng chưa phù hợp vào thực tiễn riêng của
nước ta, cho nên suốt mười năm sau chiến tranh, ta vẫn duy trì mô hình kinh tế hiện

14
vật, phủ nhận sản xuất hàng hóa, phủ nhận quy luật giá trò, dẫn đến kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất .
Vấn đề giá–lương-tiền là một khâu mắt xích quan trọng chi phối toàn bộ đời sống
nhân dân nhưng trong khoảng mười năm sau chiến tranh vẫn chưa tìm ra hướng giải
quyết thỏa đáng. Chính sách cung cấp cho nhân dân bằng tem phiếu như một hình thức
ban ơn. Kế hoạch đưa ra là phải cung cấp từng tháng một, nhưng có khi năm sáu tháng
mới trả một lần “no dồn đói góp”, thậm chí có vài nơi nợ lâu, mất khả năng thanh toán
nợ nên lờ đi cho qua chuyện. Ban lãnh đạo Trung ương đònh giá từng mặt hàng. Họp
đònh giá mất cả tháng trời, khi đònh giá xong thì giá cả thò trường tự do ở bên ngoài đã
biến động quá nhiều. Do giá cả mà nhà nước đưa ra thấp hơn rất nhiều lần so với giá
trò thật của hàng hóa nên nhiều người bán tem phiếu ra thò trường tự do để hưởng tiền
chênh lệch. Mỗi hộ nông dân đều được phân phối xăng dầu với gía ưu đãi để chạy máy
cày, máy gặt nhưng đa số nông dân đều bán tiêu chuẩn xăng dầu của họ cho tư thương,
còn bản thân thì làm ruộng theo kiểu “con trâu đi trước cái cày theo sau”. Công
nghiệp, nông nghiệp khó có cơ hội phát triển. Mỗi năm, nhà nước phải bù lỗ hàng ngàn

tỉ đồng, ngân quỹ cạn kiệt là do nhà nước bán hàng hóa, vật tư ra với giá quá thấp,
dưới 50% giá trò.
Những kẻ đầu cơ, tư thương khai thác chênh lệch giá thì ngày càng giàu thêm.
Đồng chí Trường Chinh trong bài phát biểu tại Hội nghò Bộ chính trò bàn về giá- lương-
tiền từ ngày13/ 5/1985 đến ngày 15/5/1985 đã nêu rõ:“ Do cơ chế quan liêu, chúng ta
đã để mất đi một khối lượng hàng và tiền không nhỏ… Chúng ta đã quăng tiền qua cửa
sổ. Với cách làm đó thì dù lúc đầu q có nhiều đến bao nhiêu, cuối cùng rồi vẫn thiếu,
đã nghèo lại càng nghèo thêm”. Tình trạng cửa quyền trong ngành thương nghiệp khá
phổ biến. Họ nắm trong tay hàng hóa, theo chính sách nhà nước là phải bán giá rẻû cho
người tiêu dùng, nhưng người tiêu dùng thực sự không được mua. Đa số nhân viên

15
thương nghiệp ham lợi riêng nên bí mật tuồn hàng bán cho tư thương. Vì vậy xã hội
xuất hiện một tầng lớp “tư sản thương nghiệp mới”[3,11]. Trước tình hình đó, để bảo vệ
quyền lợi của người lao động, một số tỉnh, thành phố đã xé rào, tự thực hiện việc bù
giá vào lương Ở nông thôn, cách làm ăn theo con đường hợp tác xã nông nghiệp cũng
nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, bất công. Việc cải thiện đời sống cho nhân dân và
tìm một cung cách làm ăn theo kiểu thời bình đã trở thành vấn đề vô cùng bức thiết.
Ởû thời bình, ranh giới giữa các mặt đối lập không rõ ràng như xưa, cuộc đấu tranh
với cái ác, cái xấu không những không mất đi mà ngày một căng thẳng hơn, không loại
trừ cả việc mỗi người phải đấu tranh với chính bản thân mình. Thời bom đạn, tổn thất
về tài lực, vật lực dễ dàng nhìn thấy ngay trước mặt. Nhưng khi trở lại hòa bình, những
tổn thất của về vật chất lẫn tinh thần đôi khi không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Vấn đề đạo đức nhân sinh có rất nhiều điều đáng lo ngại, nhiều giá trò xã hội đã biến
đổi. Song từ đường lối chính sách cho đến những hoạt động thực tiễn đều trở nên trì trệ,
lỗi thời, ngưng đọng.
Công cuộc đổi mới được Đảng tích cực triển khai từ nghò quyết đại hội Đảng lần
thứ VI (1986), xóa bỏ hình thái kinh tế tập trung quan liêu bao cấp vì mục đích thúc
đẩy kinh tế phát triển, tất cả để dân giàu, nước mạnh, tiến tới công bằng, dân chủ, văn
minh, tiến bộ. Từ đại hội VI trở đi, đất nước đã có rất nhiều đổi thay về mọi mặt với rất

nhiều thành tựu.
1.1.2. Tình hình văn học kòch thời kỳ 1975 – 1985:
Thời kỳ từ 1975 đến năm 1985, các thể lọai thơ trữ tình, truyện ngắn, tiểu thuyết
về cơ bản vẫn không có gì khác trước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn học tiếp tục tập
trung làm nhiệm vụ chính trò . Những tác giả theo đuổi đề tài chiến tranh vẫn tiếp nối
khuynh hướng sử thi và cảm hứng anh hùng ca, lấy những vấn đề xã hội – lòch sử làm

16
nội dung khai thác chủ yếu, chọn đối tựợng là cộng đồng để miêu tả và phân tích một
cách đầy lạc quan. Tuy nhiên các tác giả cũng nhận thức được rằng không thể viết về
chiến tranh theo những “mô-típ” cũ, ý thức nghệ thuật của các nhà văn đang dần dần
biến đổi. Trước đây, văn học sáng tác theo đề tài chiến tranh thường xây dựng những
biểu tượng lý tưởng về con người, miêu tả phẩm chất con người và kết thúc tác phẩm
theo như ta mong muốn. Đến thời điểm đầu thập niên 80, các tác phẩm phản ánh hiện
thực chiến tranh đã gắn chủ đề đó với việc phản ánh cuộc sống đời thường để bình
luận, cảm nhận nỗi đau của số phận con người buộc phải đi qua chiến tranh. Song cho
đến năm 1983, tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh vẫn chưa có sự thay đổi lớn. Theo
báo cáo bổ sung ở Đại hội nhà văn lần thứ III về các sáng tác văn xuôi đề tài chiến
tranh thì “ Những tác phẩm viết về chiến tranh cho đến nay mới chỉ biết năm mà chưa
biết mười, biết một đòa phương, một chiến trường mà chưa biết hết cái toàn cuộc, biết
được hành động ở phía dưới mà chưa biết những điều ở bên trên, biết rõ về ta mà chưa
biết rõ về đòch, biết được cái hiện tại mà chưa biết được cái âm vang của nó trong những
thế hệ mai sau”. Các nhà tiểu thuyết còn dè dặt trong việc miêu tả những mặt chưa
hoàn thiện của cuộc sống quá độ đi lên chủ nghiã xã hội. Thể loại truyện ngắn và thơ
cũng rơi vào tình trạng “một giọng” đơn điệu, chưa để lại dấu ấn sâu sắc cho người
đọc.
Đến năm 1986 - năm diễn ra đại hội Đảng lần thứ VI, tổng bí thư Nguyễn Văn
Linh đã tuyên bố rằng cửa đại hội VI đã mở ra cho nghệ só, văn nghệ só được cởi trói.
Nhưng văn học kòch đã đi trước đó một bước, tạo được tiếng vang ngay từ trước đại hội
VI . Trong khi đó, phải đến đầu thập niên 90 khi không khí đã thực sự cởi mở, thông

thoáng hơn về văn nghệ, mới có những truyện ngắn và tiểu thuyết đổi mới gắn liền với
tên tuổi của các cây bút Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Khắc Trường, Vũ Bão.v.v… Tuy nhiên, “sau những thành công quan trọng của

17
tiểu thuyết vào đầu những năm 90, tiểu thuyết thiếu vắng những tác phẩm hay, và hình
như đã đánh mất tính năng động và sức mạnh của thể loại” [45,470 ]
Năm 1979, ở hội nghò họp mặt các đạo diễn sân khấu, “một trong những vấn đề
được đưa ra bàn bạc là sự đơn điệu, gần như một kiểu giống nhau giữa các vở diễn, và
những tác giả, đạo diễn đã thúc giục nhau tìm tòi sáng tạo”11,69]. Những năm tiếp
theo sau đó, bối cảnh xã hội đặt ra nhiều vấn đề bức xúc như cơ chế quản lý, cơ chế
phân phối, quan hệ của người nông dân với ruộng đất, hay vấn đề quyền lợi của từng
người lao động bình dân.v.v… Nhiều mâu thuẫn tiềm ẩn trong cuộc sống đã đến lúc
chín muồi cần phải được giải quyết. Có lẽ đó chính là cơ sở hiện thực và cơ sở mó học
cho sự ra đời hàng loạt những tác phẩm kòch giàu tính luận chiến, xuất phát từ cảm
hứng của những nghệ só công dân yêu nước, quan tâm đến vận mệnh của nhân dân.
“Nhìn sang kòch nói, có thể khẳng đònh được sự phát triển mạnh mẽ và tương đối đồng
bộ của loại hình sân khấu đang chiếm vò trí chủ đạo…Mỗi vở diễn đã thực sự góp một
tiếng nói riêng bởi trong đó thể hiện đầy đủ thái độ, lập trường, tình cảm và quan niệm
của người nghệ só trước hiện thực đời sống. Các nghệ só đã tỏ ra năng động, sáng tạo,
mạnh dạn khi nhìn về cái thiện , cái ác, lẽ phải và sự công bằng trong xã hội. Một số vở
đã có tiếng nói kòp thời và tích cực về vấn đề phải thay đổi cơ chế quản lý, thay đổi cách
nhìn nhận và đánh giá con người trong xã hội mới.” [45, 684]
So với tiểu thuyết, truyện ngắn và thi ca, những năm 80 (thế kỷ XX), văn học kòch
đã thực hiện cuộc bứt phá táo bạo gây được tiếng vang. Đề tài xây dựng chủ nghiã xã
hội trở thành khuynh hướng sáng tác nổi bật. Thế hệ những nhà soạn kòch trưởng thành
trong kháng chiến chống Mỹ tiếp tục khẳng đònh vò thế trong thể loại kòch là: Đào
Hồng Cẩm, Học Phi, Hoài Giao, Lộng Chương, Nguyễn Vũ, Tất Đạt, Thanh Hương,
Xuân Trình…Nhiều vở kòch tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng như :
“Tiếng hát” (Đào Hồng Cẩm), “Nhân chứng và lòch sử” (Hoài Giao),“Mùa hè ở biển”


18
(Xuân Trình), “Đừng vội hát tình ca”,“Đỉnh cao mơ ước” ( Tất Đạt), “Thung lũng tình
yêu”, “Vàng” (Thanh Hương), “Hoa và cỏ dại”, “Hà Mi của tôi” (Doãn Hoàng Giang),
“Tôi và chúng ta”, “Nguồn sáng trong đời” (Lưu Quang Vũ).v.v
Qua nhiều năm theo dõi diễn tiến của thể loại văn học kòch, tác giả Phan Trọng
Thưởng đã nhận đònh: “Mãi đến năm 1985, nghiã là sau khi giải phóng miền Nam mười
năm, cũng là thời kỳ kòch nói cực thònh , các đoàn nghệ thuật và các nhà hát kòch nói
miền Bắc mang năm vở tiêu biểu: Tôi và chúng ta, Nữ ký giả ( Lưu Quang Vũ ), Đỉnh
cao mơ ước (Tất Đạt ), Mùa hè ở biển ( Xuân Trình ), Nhân chứng và lòch sử ( Hoài
Giao) vào biểu diễn ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thì công chúng Nam
Bộ mới có dòp làm quen và nhận thức một cách đầy đủ về kòch nói. Đó là một sự kiện
văn hóa có ý nghiã lớn” [ 41,187 ]. Nhà nghiên cứu văn học Vũ Quang Vinh cũng đã
có nhận đònh tương tự trong một bài báo nhan đề : “Vài nét về sự phát triển của kòch nói
ba mươi năm qua (1954 - 1984 )” đăng trên tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật số 1 năm
1985. Những năm 80 cuả thế kỷ XX là “thời kỳ phát triển nhất, khởi sắc nhất của kòch
nói, nếu đem so với hai thời kỳ trước (1954 – 1964 và1965 – 1975) .Với sự tăng tiến cả
về số lượng và chất lượng các tiết mục, cũng như sự mạnh dạn và phong phú trong
những đổi mới , tìm tòi sáng tạo, nên chúng ta vui mừng vì đã có một nền kòch nghệ
tương đối hoàn chỉnh”.
Kể từ hội diễn nghệ thuật năm 1985, kòch theo đó mà sinh sôi đơm hoa kết trái,
thậm chí nó có phần hơi trội hơn các thể loại sân khấu dân gian truyền thống, “lần đầu
tiên công chúng phía Nam được chứng kiến sức công phá mới của nghệ thuật, chứng
kiến sự can dự tích cực của sân khấu vào những vấn đề chính trò – xã hội lớn lao trong
đời sống tinh thần chung của đất nước. Có lẽ đó là nguồn sinh khí mới để kòch nói tồn
tại và phát triển được ở các tỉnh và thành phố Nam Bộ – lãnh đòa thiêng liêng của nghệ
thuật cải lương. Với sự xuất hiện của kòch nói, một tập quán thưởng thức nghệ thuật mới,

19
một thò hiếu nghệ thuật mới đã hình thành , phá vỡ thế độc tôn của cải lương và hát bội,

tạo cho kòch nói một diện mạo mới, một phạm vi ảnh hưởng mới trong cả nước.” [ 41,30
]. Nhìn một cách tổng thể hoạt động nghệ thuật kòch nổi bật ở thời gian này, Trần Quốc
Vượng nhận xét: “Không có hiện tượng giải thể, trốc rễ văn hóa nhưng có hiện tượng
sụt giá, giảm giá của sân khấu tuồng, chèo và múa rối cổ truyền trước áp lực của sân
khấu kòch nói” (Tạp chí Sân khấu số 62 tháng 11/1985 )
Sự quan tâm, chỉ đạo kòp thời của Bộ Chính trò trung ương Đảng đã thúc đẩy
một bước tiến trình phát triển văn học. Nghò quyết của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng họp lần thứ IV cũng ghi rõ cần “khuyến khích sự đổi mới, sự sáng tạo cái mới
chân chính”. Trong bức thư gửi các nhà văn nhân dòp Đại hội hội nghệ só lần II (năm
1984) đồng chí Phạm Văn Đồng cũng đã kêu gọi: “Nhà văn hãy tự tháo gỡ những cái
vướng mắc của mình, của từng người và của cả đội ngũ. Chính những vướng mắc này,
mấy năm qua đã khiến cho nhiêù nhà văn dưới tầm, có lúc như chưa lao được vào cuộc
sống”. Có thể nói kể từ khi có chính quyền chuyên chính cho đến thời điểm 1986, chưa
bao giờ người nghệ só được tự do thực hiện quyền dân chủ như ở thời gian này. Bên
cạnh sự khuyến khích sáng tạo, sự quan tâm mở đường của Đảng , các nhà viết kòch đã
có ý thức trau dồi vốn sống, chòu khó tìm tòi sáng tạo để đóng góp công sức vào thành
tựu chung của dân tộc. Nếu so với thời kỳ từ 1980 trở về trước thì văn học kòch trước
1980 chỉ lác đác có một vài kòch bản có giá trò cao, mùa nghệ thuật kòch lúc đó chưa
bao giờ rầm rộ, sôi nổi cũng chưa bao giờ được đánh giá là hoàn chỉnh về nghệ thuật
thể loại:“Những năm đầu sau giải phóng không chỉ riêng kòch mà văn xuôi cũng có phần
hơi chững lại” [45, 669 ]
Còn nếu so với văn học kòch thời kỳ trước giải phóng thì “hội diễn sân khấu năm
1985 được xem là một bản tổng kết chuẩn xác về những thành tựu mà sân khấu đã đạt

20
được trong quá trình mười năm vận động và kiếm tìm không mệt mỏi. Hội diễn đã qui tụ
về đó tất cả những tinh hoa của sân khấu Việt Nam”[45,684]. Thời kỳ trước 1975, mảnh
dất Nam Bộ vốn là kinh đô của kòch hát cải lương, văn học kòch chưa bao giờ thâm
nhập sâu rộng vào đời sống nghệ thuật của công chúng đương thời. Trong công trình
khảo cứu “Văn học miền Nam tổng quan” thời kỳ 1954 – 1975, Võ Phiến lấy làm ngạc

nhiên khi tiểu thuyết và âm nhạc chòu ảnh hưởng Tây phương được công chúng đón
nhận, nhưng diễn kòch thì bà con không xem. Lúc đó kòch thường do một số nghệ só làm
để cho trí thức xem, và hầu như chỉ diễn ở các thành phố lớn: “Thơ mới không được
chính quyền chăm bón mà vẫn phát triển rộng rãi (…). Duy thoại kòch(kòch nói), thứ
được giảng dạy ở đại học, trao phát bằng cấp xênh xang, được nhà nước làm phận sự trợ
cấp mà lại cứ bò kẹt hoài”[41,187]. Nhưng kòch sau ngày giải phóng ở miền Nam có
khởi sắc hơn nhiều. Kòch đã dần loại bỏ được những tư tưởng sáo mòn cũ kỹ. Đề tài
hiện đại chiếm vò trí trung tâm, tác giả kòch bản bằng tác phẩm của mình đã tham gia
đối thoại với công chúng về những vấn đề nóng bỏng, thiết thực đang đặt ra trong đời
sống cần lao.
Đến thập kỷ sau, vào năm 1990, hội diễn sân khấu toàn quốc có 20 vở kòch tham
dự, không còn những vấn đề bức bối có tính chất “nước sôi lửa bỏng” “Trong không khí
dân chủ mới, kòch không còn là tiếng nói can đảm đầu tiên như kòch năm 1984 – 1985
(…) Sân khấu kòch lâm vào một cuộc khủng hoảng kéo dài suốt mười năm cuối của thế kỷ
XX” [41, 30 ]. Tình trạng thiếu những kòch bản hay khiến cho các nhà nghiên cứu nghệ
thuật cho rằng văn học kòch cuối thập kỷ 90 chưa bắt kòp với nhu cầu thẩm mỹ của
khán giả đương đại.
Thành tựu nghệ thuật văn học kòch ở những năm 80 sau ngày đất nước thống nhất
là một dấu son trong quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của những nhà soạn kòch
đương thời nói riêng và những người làm văn nghệ nói chung. Vả lại, khi đo,ù các tụ

21
điểm sân khấu ca nhạc hiện đại chưa nở rộ, các phương tiện giải trí , truyền thông như
truyền hình, vi-đê-ô, cát- sét, trò chơi điện tử… chưa phát triển. Các hoạt động văn hóa
như thưởng thức kòch nghệ hoặc các loại hình sân khấu truyền thống, giải trí tập thể…
trở nên sôi nổi thu hút công chúng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều khu vực từ thành thò đến
nông thôn. Trong một khoảng thời gian không dài (1980 – 1985) kòch đã đạt được một
số thành tựu nhất đònh, chất lượng của một số vở kòch chính là tiền đề cho những thành
công vang dội của hội diễn sân khấu năm 1985. Lưu Quang Vũ là một nhà soạn kòch
đã đến với thể loại kòch rất đúng lúc, điều này giúp cho anh có cơ may để phát huy

năng lực của mình.
1.2. Vài nét về quá trình sáng tác và vò trí của Lưu Quang Vũ trong văn học kòch
Việt Nam những năm 80 ( thế kỷ XX):
1.2.1. Vài nét về cuộc đời :
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948, mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 vì
một tai nạn giao thông thảm khốc trên chuyến xe từ Hải Phòng về Hà Nội, cả vợ và
con anh cũng không tránh được cái chết đau thương. Có thể nói gần như cuộc đời Lưu
Quang Vũ gói gọn trong thời gian dân tộc ta trường kỳ hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ. Hơn mười năm sau khi đất nước hoà bình, anh qua đời ở độ tuổi
bốn mươi, đúng vào lúc bút lực còn đang rất sung sức.
Cha của Lưu Quang Vũ là nhà thơ, nhà viết kòch Lưu Quang Thuận. Từ năm 1944,
Lưu Quang Thuận đã sáng tác một số kòch bản và tham gia đoàn kòch Anh Vũ do Thế
Lữ chủ trì. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông là nghệ só mặc áo lính, có
một thời gian dài, ông công tác tại Nhà hát Chèo và tham gia những công trình nghiên
cứu, bảo tồn loại hình nghệ thuật kòch hát chèo truyền thống của dân tộc. Xuất thân

22
trong một gia đình có truyền thống làm văn nghệ, từ nhỏ, Lưu Quang Vũ đã được cha
truyền cho niềm đam mê nghệ thuật.
Quê Lưu Quang Vũ ở Đà Nẵng nhưng anh sinh ra tại thôn Gia Điền, xã Thiệu Cơ,
huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ. Cảnh trí nên thơ, không gian núi đồi bao la cao rộng ở
đây sẽ còn trở đi trở lại trong rất nhiều tác phẩm của Lưu Quang Vũ. Anh trải qua tuổi
ấu thơ trên chiến khu Việt Bắc. Ngay từ nhỏ, Vũ đã rất yêu thích đọc sách văn học và
xem diễn chèo. Mỗi khi có một kòch bản mới của cha được dàn dựng là Vũ lại hăm hở
đến ngồi xem và mê mải quan sát không bỏ sót điều gì. Năm 17 tuổi, Vũ xung phong
đi bộ đội, phục vụ trong binh chủng phòng không không quân. Thời gian này anh bắt
đầu sáng tác. Chùm thơ đầu của anh được in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội với 3 bài :
“Gửi tới các anh”, “Lá bưởi lá chanh”, “Đêm hành quân”. Năm 20 tuổi,Vũ xuất bản
tập thơ “Hương cây – Bếp lửa”(in chung với Bằng Việt). Vừa chiến đấu, anh vừa hăng
hái tham gia phong trào văn nghệ của đơn vò, đóng góp một số vở kòch ngắn và hoạt

cảnh chèo về đề tài bộ đội. Năm 1970,Vũ xuất ngũ, trở lại Hà Nội sống những năm
tháng gian nan cùng cực nhất, tìm việc làm ở khắp nơi, và làm bất cứ việc gì có thể
làm được để kiếm sống một cách chân chính: viết báo, làm thơ, vẽ tranh, in bưu thiếp,
bồi giấy để làm bìa, có lúc lại là công nhân thuộc một đội làm đường của Tổng cục
Đường sắt. Chính những tháng ngày long đong vất vả đó đã giúp Lưu Quang Vũ tích
lũy vốn sống làm cơ sở cho các sáng tác nghệ thuật sau này.
Năm 1973, Lưu Quang Vũ kết hôn với nhà thơ Xuân Quỳnh. Cuộc hôn nhân rất
hạnh phúc vì họ vốn là hai tâm hồn đồng điệu cùng yêu nghệ thuật, lại từng phải trải
qua những thăng trầm cay cực của cuộc đời riêng. Xuân Quỳnh đã đến với Lưu Quang
Vũ khi anh đang tuyệt vọng, cô đơn và nghèo khổ cùng cực. Chính tình yêu nồng nàn,
chân thật của chò đa õgiúp anh lấy lại niềm tin vào bản thân, tin vào con người và những

23
điều tốt đẹp trong cuộc đời. Mối tình này đã trở thành cội nguồn của thi cảm dạt dào
và xúc động. Năm 1978, Lưu Quang Vũ trở thành biên tập viên của Tạp chí Sân khấu.
Nhờ sự giúp đỡ của cha cộng với vốn kiến thức tích luỹ được trong suốt quãng đời tuổi
trẻ lận đận, Lưu Quang Vũ đã thử bút ở thể loại kòch và gặt hái được nhiều thành công.
Năm 1988, anh qua đời trong sự tiếc thương vô bờ của gia đình và công chúng yêu
nghệ thuật. Đạo diễn Phạm Thò Thành đã viết : “ Cái chết của anh cùng chò Xuân
Quỳnh là một hiện tượng làm xúc động cả nước. Sự phi thường và tài năng nở rộ như
một huyền thoại … Số mệnh anh như ngôi sao sáng, mọc nhanh, sáng rực rỡ và vụt tắt”.
[ 38, 254 ]
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật :
Trong tập 3 cuốn sách “Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX”, các tác giả có trích dẫn lời
tự bạch của Lưu Quang Vũ. Bằng lời lẽ chân thành, Vũ đã nói rõ những động lực khiến
anh viết kòch cũng chính là những động lực khiến anh làm thơ, đó là “khát vọng muốn
được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và dâng hiến” [25,
750]. Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, sự thành công của thơ Lưu Quang Vũ bắt nguồn
từ chỗ“Thơ anh được viết ra do một thúc bách nội tâm, từ cảnh ngộ cá thể của
mình”[25,759]. Thơ để trút nỗi niềm riêng, vùi trong đó bao đau thương thân phận. Với

anh, thơ là niềm đam mê trọn đời, là “giấc mơ phía trước”.“Thơ tưới mát cuộc đời và
an ủi lòng ta”. Thơ chỉ để an ủi riêng mình, trong khi đó,“cuộc sống còn dang dở, cần
đóng góp không cần ngồi ca ngợi”. Lưu Quang Vũ thực sự ý thức sâu sắc về mục đích
và sứ mệnh của người làm nghệ thuật:
“Cần phải yêu thương hy vọng đấu tranh
Để giải thích và đổi thay cuộc sống”. ( Lại sắp hết năm rồi )

×