Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.53 KB, 56 trang )

TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________

TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC
_______________________________________________________________________
1
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
A. KHÁI LUẬN VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC
Vấn đề 01: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ Ở NƯỚC TA
I. Những tư tưởng cơ bản vủa Nho giáo:
* Người sáng lập Nho giáo: là Khổng Tử (551- 479 tr.CN) tên là Khâu, hiệu là
Trọng Ni; người Ấp Trâu nước Lỗ.
* Có thể tiếp cận những tư tưởng cơ bản của Nho giáo trên các phương diện
bản thể luận, chính trị - XH, đạo đức & giáo dục.
1. Về bản thể luận:
* Khổng tử tin có Trời; nhưng theo Ông:
- Trời có khi có ý chí, ý Trời là Thiên mệnh, không thể “cải được Mạng
Trời” (Theo Luận ngữ, Hiến vấn, 38);
- Khi thì chỉ là lực lượng tự nhiên, không có ý chí: “Bốn mùa…. cứ xây
vần mãi; trăm vật trong vũ trụ vẫn sanh hoá mãi. Mà trời có nói gì đâu ?”
(Theo Luận ngữ, Dương hoá, 18).
* Đối với quỷ thần: Ông cũng có tư tưởng thiếu nhất quán như vậy.
* Đến các thế hệ học trò của ông, trừ Tuân Tử (theo thuyết của Khổng Tử,
nhưng lại phát triển theo khuynh hướng duy vật, chống lạI Thiên mệnh), tư
tưởng Thiên mệnh được khẳng định & là ttưởng cbản của Nho giáo, chi phối
các tư tưởng khác.
2. Về chính trị - xã hội:
* Các Nho gia đều có hoài bão về về 1 chế độ PKiến có kỷ cương, thía bình &
thịnh trị.


* “Chính danh ” là tư tưởng cơ bản của Ctrị Nho giáo, nhằm đưa XH loạn trở
lại trị.
* Khổng Tử cho rằng, XH cũng phải có “chính danh”.
- “Chính danh” là:
+ Danh (tên gọi, chức vụ, địa vị, thứ bậc của 1 người) và Thực (phận
sự của người đó, bao gồm cả nghĩa vụ & quyền lợi) phải phù hợp với nhau.
+ Danh và thực không phù hợp là loạn danh.
+ Danh & phận của mỗi người, trước hết, do các mqh XH quy định. Mỗi
mqh là một Luân . Có 5 Luân cơ bản là:
. Vua – Tôi;
. Cha – con;
. Chồng- vợ;
. Anh – em;
. Bè - bạn.
Các “Luân” đã nói rõ danh, phận của từng người.
+ Nếu mỗi người thực hiện đúng danh, phận đó sao cho “ Vua ở hết
phận Vua, Tôi ở hết phận Tôi; Cha ở hết phận Cha, con ở hết phận con; …”
(Theo Luận Ngữ, Nhan uyên, 11) thì có “Chính danh”.
_______________________________________________________________________
2
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
+ Một XH có “Chính danh” là 1 XH có trật tự kỷ cương, thái bình thịnh
trị.
+ TRước sự loạn danh của XH Đông Chu, Khổng Tử chủ trương “chính
danh”, nhằm khôi phục lạI chế độ phong kiến, lấy Tây Chu làm khuôn mẫu.
* Đến đời Hán, Đổng Trọng Thư (là đại biểu xuất sắc của Nho giáo đời
Hán – Hán nho) chủ trương kết hợp Nho gia vớI Pháp gia để trị quốc, đã
Duy tâm hoá triệt để thuyết “chính danh”.
- Mối quan hệ trong các Luân được giải quyết hoàn toàn theo Thiên

mệnh, kẻ dưới phải tuyệt đối phục tùng người trên, đến mức: Vua xử bề tôi
chết, bề tôi phải chết mới là Trung; cha bắt con chết, con phải chết mới là
hiếu; chồng nói vợ phải tuyệt đối vâng lời theo mới là Hạnh… ba Luân đầu
được gọi là “Tam cương” cùng với những tiêu chuẩn đạo đức của bề dưới
như: Trung, Hiếu, Tiết hạnh… được đề cao hơn cả.
* Để “chính danh”, Nho giáo không dùng pháp trị (bá đạo) mà dùng đức trị
- nhân chính (vương đạo).
* Đức trị: là dùng luân lý đạo đức điều hành guồng máy XH. Từ Vua tới
dân đều thấm nhuần & hành động theo những tiêu chẩn đạo đức Nho giáo.
* Trung tâm của đạo đức Nho giáo là đức “Nhân”.
* Cốt lõi của “Nhân” là “Trung thứ”
- “Trung”: là cái gốc của đạo làm người : “ Kỷ dục lập nhi lập nhân”,
“Kỷ dục đạt nhi đạt nhân” (Theo Luận ngữ, Ung giả, 28)- nghĩa là không
chỉ yêu thương ngườI ái nhân mà còn phảI giúp đỡ , tạo lập cho ngườI
thành đạt.
- “Thứ” : là suy mình ra người, là “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Luận
ngữ, Nhan uyên, 2)- nghĩa là cái gì mình ghét đừng trao cho người.
- “Nhân”: còn bao gồm các đứclà: “Lễ”, “Nghĩa”, “Trí” & “Tín”.
+ “Lễ”: vừa là cách thức thờ cúng (lễ bái), vừa là cácquy định có tính luật
pháp; vừa là các phong tục tập quán , vừa là 1 kỷ luật tinh thần – “tự khắc kỷ
phục lễ”. Suy cho cùng, “lễ” chỉ là sự bổ sung và cụ thể hoá của “chính danh”
nhằm thiết lập trật tự XH Pkiến.
+ “Nghĩa”: là những việc nên làm nhằm duy trì đạo lý, như ta thường
nói “hành hiệp trượng nghĩa”.
+ “Trí”: là tri thức, phải có tri thức mới thành “nhân” được.
Vậy phảI “tu nhân” để tề gia, trị quốc & bình thiên hạ.
+ “Tín”: là lờI nói & việc làm phảI thống nhất vớI nhau. Có “Tín”mớI
có “tin”.
“Nhân” còn nhiều tiêu chuẩn đạo đức khác nữa như: Trung, hiếu, cung,
kính, khoan hoà, cần mẫn, chính đáng, thật thà, khiêm tốn, dũng cảm, học

gắn với hành, tự trách mình hơn là trách người, thận trọng, biết yêu ngưòi
đáng yêu, biết ghét kẻ đáng ghét….Như vậy, đức “Nhân” trong Nho giáo
không chỉ là thương ngườI mà thực chất là đạo làm người. “Nhân” bao quát
nhiều tiêu chuẩn đạo đức như vậy nên 1 ngườI chỉ có 1 số tchuẩn thì chưa
có thể được coi là ngườI có “Nhân”.
Nho giáo gọi người có nhân là ngưòi quân tử để đối lập với kẻ tiểu
nhân. Nhưng Khổng Tử có nói : “người quân tử có khi phạm điều bất nhân,
chứ chưa từng thấy kẻ tiểu nhân mà làm được nhân” (Luận ngữ, Hiến vấn,
7) .
_______________________________________________________________________
3
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
Sự phân biệt đẳng cấp như vậy cũng là nét đặc biệt trong tư tưởng đạo
đức của Nho giáo.
Vua (nhà nước) phải biết dưỡng dân, giáo dân và chính hình. Đây là
phương diện khách của đức trị .
“Chính hình” : là hình phạt phải chính đáng. Sở dĩ phải “chính hình”, vì
theo Nho giáo, trong XH còn có tầng lớp “hạ ngu” không giáo hoá được
bằng đạo đức.
“Dưỡng dân “: là lo cho dân có cuộc sống no đủ.
“Giáo dân”: là giáo dục cho dân đạo lý làm người, thể hiện tư tưởng giáo
dục của Nho giáo. Tư tưởng “trăm năm trồng người” của Khổng Tử là
nhằm đạo tạo lóp người quân tử lấy đức làm chính - “Tiên học lễ, hậu học
văn” và học phải đi đôi với hành. Trong giáo dục, Khổng tử rất coi trọng sự
nêu gương của tầng lớp vua quan và mở trường học cho dân. “Hữu giáo vô
loại”- dạy học cho mọi người không phân biệt đẳng cấp- là tư tưỏng tiến bộ
của Khổng Tử. Chính Ông là người đầu tiên thực hiện tư tưởng này.
Ngoài ra, Nho giáo còn nhiều tư tưởng về kinh tế, quân sự, ngoại giao, ….
II. Ảnh hưởng của Nho giáo vào nước ta:

* Nho giáo vào nước ta từ những năm cuối trước Công Nguyên.
* Từ cuối TKỷ XVIII trở đị, Nho giáo đần lấn át Phật giáo và trở thành quốc
giáo.
* Nó được phát triển trong sự ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống VN &
Phật giáo.
* Tư tuởng của Nho giáo có cả mặt tích cực & tiêu cực.
- Mặt tích cực:
+ Nho giáo gpo phần xây dựng các triều đạI Pkiến vững mạnh, bảo vệ chủ
quyền dân tộc.
+ Công lao của Nho giáo là đào tạo tầng lớp nho sĩ VN, trong đó có nhiều
nhân tài kiệt xuất như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Ngô Thị
Nhậm….
+ Nho giáo hướng NDân vào con đường ham tu dưỡng đạo đức theo Nhân-
Nghĩa- Lễ- Trí – Tín, ham học tập để phò vua giúp nước.
+ Ảnh hưởng chính của Nho giáo là thiết lập được kỷ cương & trật tự
XH…
Đó là mặt tích cực của Nho giáo.
- Mặt tiêu cực ở chỗ:
+ Nó góp phần ko nhỏ trong việc duy trì quá lâu chế độ Pkiến, kìm hãm
qhệ Ktế TBản phát triển ở nước ta.
+ DướI ảnh huởng của Nho giáo, truyền thống tập thể đã biến thành chủ
nghĩa gia trưỏng chuyên quyền độc đoán.
+ Nho giáo không khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của các ngành
khoa học tự nhiên…
Những mặt tiêu cực đó phản ánh tính chất bảo thủ & lạc hậu của Nho
giáo ở nước ta.
Vấn đề 02: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ
TRUNG ĐẠI
_______________________________________________________________________
4

TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
* Ần Độ là một trong những nền văn minh nhân loại.
* TH Ấn độ suy cho cùng là phản ánh XH Ấn Độ- XH rất coi trọng & đề cao
Tôn giáo, một XH rất mê triết lý.
* TH Ấn độ có nguồn gốc từ thời rất xa xưa & đến khoảng Tkỷ VIII – VI
tr.CN, nó được tập trung trong Upanishad; sau đó nó phát triển rất mạnh và
được phân ra làm nhiều trường phái, khuynh hướng vừa đấu tranh vừa bổ sung
cho nhau, tạo nên bức tranh nhiều màu sắc rực rỡ.
Sau đây là một số đặc điểm nổi bật của TH Ấn Độ cổ đại:
1. TH Ấn độ quan tâm đến nhiều vấn đề, nhưng vấn đề chủ yếu là vấn đề con
ngườI; Bởi vậy, nó là TH nhân sinh.
Điểm đặc biệt trong TH Ấn Độ là nó phân con người thành những yếu
tố cấu thành, trong đó cái tâm có ý nghĩa quyết định. Từ đó , hướng chủ yếu
của nó là đi nghiên cứu, phân tích cái tâm con người. Điều đó quy định tính
chất duy tâm, hướng nội trong TH Ấn độ.
TH Ấn độ cho rằng: muốn hiểu được thế giới trước hết phải hiểu mình
đã, và khi đã hiểu mình rồi thì hiểu tất cả; Vì: bản thể vũ trụ có trong mỗi con
người chúng ta.
2. Mục đích của TH Ấn Độ:
* Là đạt được sự giải thoát (cởi bỏ, thoát khỏi thế giới bụi bặm này), trừ chủ
nghĩa duy vật.
* Mỗi hệ thống TH Ấn độ lại đưa ra những con đường khác nhau để đi đến sự
giải thoát.
* Như vậy, TH Ấn Độ như con đò để đưa lữ khách qua sông; do đó, nó là
triết lý sống, nó gắn liền với tôn giáo, tâm linh, là TH của tôn giáo.
3. Nhận thức trong TH Ấn Độ:
* Bắt đầu từ luân lý đạo đức (thanh lọc thân tâm), sau đó tập trung tư tưởng
(định), rồI mớI đi đến tuệ.
* Như vậy, TH Ấn Độ, nhận thức gắn liền với đạo đức.

* Trong nhận thức, TH Ấn Độ lại đề cao việc tự nhận thức (tự hiểu). Điều
này quy định tính chất trực nhận, trực giác trong TH Ấn Độ; Từ đó, một
lôgíc kéo theo là : công cụ, phương tiện nhận thức lại nghiêng về ẩn dụ, hình
ảnh (trong khi đó: ccụ nhận thức trong TH Phương Tây lại chủ yếu là khái
niệm, phạm trù).
4. TH Ấn Độ vừa mang tính thống nhất vừa mang tính đa dạng:
* Tính thống nhất : thể hiện ở chỗ
- Dù trực tiếp hay gián tiếp nó đều bị chi phốI bởI quan điểm vạn vật đồng
nhất thể của Upanishad; hầu hết các trường phái đều hướng đến giảI
thoát; một số nguyên lý chung có ở nhiều trường phái.
* Tính đa dạng: thể hiện ở chỗ
- TH Ấn độ được chia thành nhiều khuynh hướng và trong mỗi khuynh
hướng lại chia thành nhiều nhánh nhỏ (trừ chủ nghĩa duy vật); mỗi trường phái
là những con đường khác nhau để đi đến giải thoát; những trường phái khác
nhau lại đặt ra nhiều vấn đề khác nhau.
5. Về sự phát triển:
* Sự phát triển của TH Ấn Độ là do sự đấu tranh giữa các trường phái và suy
cho cùng nó phản ánh nhu cầu của đờI sống XH, trong đó Tgiáo là trung tâm
điểm.
_______________________________________________________________________
5
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
* Mặt khác, sựu ptriển của TH Ấn Độ chủ yếu đi theo hướng tuần tự thay đổI
về lượng (tức các nguyên lý nề tảng đã được đặt ra từ thờI cổ xưa; về sau chỉ
là ptriển, bổ sung, hoàn thiện).
6. Biện chứng trong TH Ấn Độ mang tính chất ngây thơ, duy tâm; sự phát
triển đi theo hướng vòng tròn, tuần hoàn. Điều này do công xã nông thôn
biệt lập, khép kín ở Ấn Độ quy định.
7. Khác với TH Trung Quốc, tư duy trong TH Ấn Độ bay bổng hơn; Vì: người

Ấn Độ không trọng cái cụ thể, hữu hạn; họ muốn vượt cái này để đến với
cái tuyệt đối.
Vấn đề 03: PHÂN TÍCH CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA ĐƯỜNG LỐI TH
CỦA ĐÊMÔCRÍT VÀ TRƯỜNG PHÁI TH CỦA PLATÔN
TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
* Đường lối TH của Đêmôcrít : là duy vật vô thần (Đại biểu cho trường
phái DV ).
* Đường lối TH của Platôn: là duy tâm K.Quan thần bí (Đại biểu cho
trường phái DT).
* Cuộc đấu tranh giữa hai đường lối TH của hai Ông là cuộc đấu tranh điển
hình trong lịch sử TH.
Thể hiện: Ở nhiều lĩnh vực như:
- Bản thể luận;
- Nhận thức luận;
- Lôgíc học; đạo đức học;
- Chính trị - xã hội.
1. Về bản thể luận:
1.1.Đêmôcrít :
* Kiên định lập trường duy vật vô thần. Ông cho rằng: cộI nguồn của thế
giớI là nguyên tử, là vật chất.
- Các nguyên tử đồng nhất về chất , chỉ khác nhau về lượng, về hình
thức (cấu tạo), về tư thế (xoay trở) và về trật tự (kế tiếp).
- Sự hình thành, tan tan rã & sự khác nhau của các sự vật, hiện tượng là
do sự kết hợp hay tách ra của các nguyên tử theo những các khác nhau &
phụ thuộc vào sự khác nhau của nguyên tử.
- Quan niểm về vũ trụ của Ông cũng không có chỗ cho thần thánh; trong
đó chỉ có các nguyên tử vận động theo những cơn lốc xoáy. Các nguyên tử
cùng loạI cố kết vớI nhau làm thành những vòng lớp nguyên tử, càng nặng
càng ở gần tâm, càng nhẹ càng ở xa tâm. Đất, nước, lửa, không khí là
những vòng ở trung tâm cơn lốc. Từ đó hình thành các hành tinh & trái đất.

* Về sự sống của con người :
- Theo ông, là kết quả tất yếu của tự nhiên ptriển từ thấp đến cao (từ sự
vật tớI sinh vật, từ sinh vật tớI con người).
- Con ngườI có linh hồn, còn sự vật không có linh hồn.
- Linh hồn của con người được cấu tạo từ những nguyên tử hình cầu,
giống như nguyên tử lửa vận động vớI vận tốc lớn.
- Linh hồn mất đi cùng với sự chết của con người. Như vậy, Ông đã bác
bỏ thuyết linh hồn bất tử của tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm của Platôn.
* Quan niệm về sự vận động:
_______________________________________________________________________
6
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
- Chưa tìm ra nguyên nhân của sự vận động, và ông còn tách không gian
(“không tồn tại”) ra khỏI sự vật, nhưng ông đã cố gắng giảI thích sự vận động
gắn vớI vật chất, vận động có động cơ tự thân của nguyên tử, còn không gian
là điều kiện của vận động.
- Ông kết luận: thế giớI là sự thống nhất giữa tồn tạI của nguyên tử vớI
không tồn tạI (đây là một kết luận duy vật).
- Dựa trên sự vận động của nguyên tử, Ông đã khía quát được quy luật
nhân quả. Nhược điểm của ông là phủ nhận tính ngẫu nhiên. Theo ông, mọI
cái đều là tất yếu, đều đã được quyết định sẵn theo nguyên nhân của nó (Tức là
có “định mệnh”).
1.2. Platôn:
* Đối lập với Đêmôcrít, Platôn đứng trên lập trường duy tâm thần bí. Ông cho
rằng nguyên bản của thế giớI là “thế giớI ý niệm”, mà ông gọi là “những ý
tưởng có trước”; một thế giớI trừu tượng, bất biến, tĩnh tại, đông lạnh không
có sự sống.
- Linh hồn do thánh tạo ra, có động cơ (“thần tình ái”) và mục đích rõ ràng.
- Vi dụ : từ ý niệm “nhà” sinh ra cái nhà cụ thể; từ ý niệm “cây” sinh ra

những loại cây cụ thể….(theo Lênin thì “thế giới ý niệm” chỉ là các khái
niệm, phạm trù; là những cái chung được rút ra từ những sự vất riêng lẻ đã
được Platôn tuyệt đốI hoá đi, đem đốI lập , tách rờI khỏI sự vật cảm tính là
thôi ).
* Về sự sống con người:
- Platôn đưa ra thuyết linh hồn bất tử.
- Cơ thể con ngườI do lửa, nước, không khí & đất tạo ra, nên cơ thể không
không bất diệt, còn linh hồn do thần thánh ban, nên bất tử.
Tuy trong học thuyết của Platôn chứa đựng ít nhiều biện chứng chủ quan,
nhưng toàn bộ học thuyết của ông vẫn là một hệ thống duy tâm khách quan,
thần bí , phản khoa học.
* Quan niệm về sự vận động:
- Ngược lại với Đêmôcrít, Platôn đi tìm nguyên nhân của sự vận động ở lực
lượng tinh thần, ở “thần tình ái” của linh hồn : linh hồn thế giớI làm cho vũ
trụ vận động, còn linh hồn riêng biệt làm cho sự vật vận động.
- Trái với Đêmôcrít, Platôn cho rằng mọi vật được tạo ra phụ thuộc vào
mục đích của thánh thần.
2. Về nhận thức luận:
2.1. Đêmôcrít :
* Phát triển nhận thức luận duy vật.
* Đối tượng nhận thức là giới tự nhiên.
* Mục tiêu của nhận thức: là đạt tới bản chất của sự vật.
* Trình độ nhận thức cảm tính, tuy chỉ theo “dư luận”, nhưng là cơ sở của trình
độ nhân thức lý tính (nhận thức chân thực). Nhận thức cảm tính cung cấp tài
liệu để lý tính nhận thức chân lý.
2.2. Platôn :
* Đứng trên quan điểm duy tâm.
* Tuyệt đối hoá nhận thức lý tính. Ông cho rằng , nhận thức cảm tính chỉ là
những “tưởng tượng”, những “kiến giải” về “cái bóng của ý niệm”,nên nó
_______________________________________________________________________

7
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
không chân thực. Chỉ có nhận thức lý tính mới thấy được “ý niệm”, đó mớI là
chân thực (chân lý).
3.Về lôgíc học:
Hai ông đều có công phát triển Lôgíc học, nhưng trong đó sự đốI lập về quan
điểm cũng rất rõ.
3.1. Đêmôcrít :
* Coi lôgíc là công cụ của nhận thức.
* Nhấn mạnh phương pháp quy nạp, nhằm vạch ra bản chất của giớI tự nhiên.
3.2. Platôn :
* Trong khi đó, Platôn lạI xem xét lôgíc xen kẽ với phép biện chứng duy tâm,
nhằm đạt được “ý niệm”.
* Coi trọng phương pháp diễn dịch.
4. Về đạo đức học :
4.1. Đêmôcrít :
* Hướng đạo đức học vào đờI sống hiện thực.
* Hạt nhân của nó là lương tâm trong sáng, tinh thần lành mạnh của từng cá
nhân.
* Coi đờI sống Ktế - XH là cơ sở của đờI sống đạo đức (đâu là tư tưởng có giá
trị của ông).
* Theo ông, một người có đạo đức, là người sống đúng mực, không gây hại
cho người khác.
4.2. Platôn :
* Ngược lại, Platôn hướng đạo đức vào đời sống của thế giới “ý niệm” trong
sự tha hoá của nó thành thiện & ác, thành sự thông thái & lòng dũng cảm.
* Ông cho rằng, chỉ có tầng lớp các nhà TH & quý tộc mớI đạt đạo đức thanh
cao; còn đạo đức của thường dân chỉ là sự kiềm chế dục vọng thấp hèn.
* Nô lệ không có đạo đức.

* Như vậy, đạo đức học của ông là thứ đạo đức duy tâm, tôn giáo, phân biệt
đẳng cấp, hoàn toàn đốI lập vớI đạo đức tiến bộ duy vật của Đêmôcrít.
Kết luận:
* Cuộc đấu tranh giữa đường lốI TH duy vật vô thần của Đêmôcrít với đường
lốI TH duy tâm khách quan của Platôn là sự phản ánh cuộc sống đấu tranh
kiên quyết giữa tầng lớp chủ nô dân chủ tiến bộ (Đêmôcrít là người đại diện)
với tầng lớp chủ nô quý tộc, phản dân chủ (Platôn là người đại diện).
* Đêmôcrít ca ngợi chế độ dân chủ chủ nô, bảo vệ tự do, tình thân ái và lợi ích
của công dân; Còn Platôn lại bảo vệ chế độ quân chủ chủ nô, bảo vệ lợi ích
của tầng lớp quý tộc, chống lại dân chủ.
V ấn đề 04 : Phân tích đặc điểm của TH Trung quốc cổ đại & trung đại
* Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại
* TH Trung Quốc suy vho cùng là sự phản ánh XH Trung Quốc.
* TH Trung Quốc có mầm mống từ lâu, nhưng thực nở rộ vào khoảng từ thế
kỷ VI đến TK III tr. CN. Đây là thời kỳ biến đổi dữ dội, chuyển đổi từ chế độ
nô lệ sang chế độ phong kiến kiểu Phương Đông - thời kỳ Đông Chu liệt quốc
hay Xuân Thu chiến quốc với chiến tranh liên miên tàn khốc, trật tự XH cũng
như luân lý đạo đức bị sụp đổ, cái cũ đã qua, cái mới chưa đến, lòng người
chao đảo không biết đi về đâu.
_______________________________________________________________________
8
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
* Để góp phần cứu vãn tình thế đó, ”Bách gia chư tử” ra đời. Phải nói trong
lịch sử Trung Quốc, đây là một thời kỳ có 1 không 2 về tự do học thuật; bởi
vậy các trường phái TH mọc lên như nấm sau trận mưa rào.
* TH Trung Quốc có một số đặc điểm sau:
1. TH TQ vừa thống nhất vừa đa dạng. Thể hiện:
* Thống nhất: ở chỗ nó đều nhằm mục đích ổn định XH , chấm dứt chiến
tranh. Chẳng hạn:

- Nho Gia: đưa ra đường lối chính danh, đức trị;
- Pháp gia: đưa ra đường lối pháp trị;
- Mặc gia: đưa ra đường lối kiêm ái;
- Đạo gia : đưa ra đường lối vô vi;
- Vv…
* Nó đa dạng: ở chỗ có rất nhiều trường phái, khuynh hướng tư tưởng, trong
đó 6 nhà là nổi tiếng nhất:
- Nho gia;
- Đạo gia;
- Pháp gia;
- Âm dương gia;
- Mặc gia;
- Danh gia;
Mỗi nhà đều có những chủ trương, đường lối riêng của mình.
2. Khác với TH phương Tây, TH Trung Quốc xuất phát từ con người, đi từ
con người, lấy con người làm vấn đề trung tâm, nhưng con người không
được chú trong trên tcả các mặt , mà chỉ chú ý trên trên khía cạnh luân lý đạo
đức.
* Về bản chất con người (tính người):
- Khổng tử: cho gần nhau (giống nhau), nhưng do tập quán, phong tục
mà xa nhau (khác nhau);
- Mạnh tử: cho tính người (nhân tính ) vốn thiện;
- Tuân Tử: cho tính người vốn ác;
- Cáo Tử: cho tính người không thiện cũng không bất thiện;
- Đổng Trọng Thư: đưa ra tính tam phẩm;
- Hàn Dũ: đưa ra tính có ba bậc.
* Về số phận con người:
- Nho giáo: quy tất cả là do mệnh trời;
- Tuân Tử: cho rằng con người có thể thắng được trời.
Từ đó TH TQ hướng đến mẫu người lý tưởng như Sĩ, quân tử, đại trượng phu,

thánh nhân.
3. M ục đ ích:
Khác với TH Ph ương tây với Mục đích là giải thích & cải tạo Thế Giới (chế
thiên),
Mục đích của TH Trung Quốc là ổn định trật tự XH (Nho, Pháp , Mặc,…) và
hoà đồng với thiên nhiên (thuận thiên)( đạo).
.Vấn đề cơ bản của TH Trung Quốc cũng có, nhưng khá mờ nhạt, nó biểu
hiện qua Mqh giữa: Hình- Thần (thời Chiến Quốc); Tâm- Vật (phật giáo); Lý-
Khí (thời Tống).
_______________________________________________________________________
9
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
* Quan điểm DTâm: cho rằng thần có trước hình (hình phụ thuộc vào thần);
Tâm có trước Vật (Vật phụ thuộc vào Tâm- Phật giáo, Vương Dương Minh);
Lý có trước Khí (Khí phụ thuộc vào Lý- Nhị Trình, Chu Hy).
* Ngược lại : là quan điểm DVật của Tuân Tử, Vương Sung, Phạm Chấn (Nam
Bắc triều), Vương Phu Chi (đời Thanh).
* Nhưng nhìn chung, quan điểm DTâm vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Thế giới vạn vật do đâu mà có ?
- Theo Nho giáo: cho là do trời sinh ra;
- Theo Học thuyết Âm dương ngũ hành, Kinh dịch: cho l à do Âm
dương, ngũ hành;
- Theo Đạo gia: cho là do đạo;
- Theo Tuân Tử: cho là do trời đất;
- Theo Vương Sung (đời hán): cho là do nguyên khí;
- Theo Tống Nho: cho là do Thái cực;
- Theo Trương tải : cho là do Thái hư
- VVV…
5.Vấn đề nhận thức mang nặng tính chất duy tâm như:

* Theo Khổng Tử: thượng trí sinh ra đã biết, hạ ngu có học cũng không biết ;
- Mạnh Tử: tận tâm chi tính
- Vv
Tuy nhiên trong nhận thức của TH Trung Quốc cũng có một số yếu tố yếu tố
DVật, chẳng hạn muốn nhận thức phải có bộ óc & các giác quan; muốn tìm
chân lý phải gạt bỏ hết mọi tưởng tượng, định kiến (Tuân Tử); chúng ta có thể
nhận thức được sự vật (Vương Phu Chi).
Nhìn chung, lý luận nhận thức trong TH TQ là phiến diện ko xem giới tự nhiên
là đối tượng nhận thức, mà chỉ nhận thức về đạo đức luân lý.
6. Sự phát triển của TH Trung Quốc chủ yếu theo hướng từ từ thay đổi về
lượng mà ít thấy có sự nhảy vọt về chất.
7. Phép BC trong TH Trung Quốc thể hiện trong học thuyết biến dịch (Kinh
dịch); sự tương tác giữa âm dương, ngũ hành; trong học thuyết Lão Tử. Nhìn
chung, BChứng trong TH Trung Quốc vẫn còn thô sơ, đơn giản, biện chứng
vòng tròn, tuần hoàn.
Vấn đề 05: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ Ở NƯỚC TA?
I. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO:
* Phật tổ (có tên thật là Tất Đạt Đa, được nhiều người tôn xưng là Sakyamuni,
hiệu là Buddha (Phật)) giảng dạy giáo lý của mình bằng truyền miệng (kinh
không chữ).
* Sau khi Ngài tịch, các học trò nhớ lại và viết thành Tam tạng chân kinh
(Gồm: Kinh, Luật, Luận), qua đó thể hiện những tư tưởng cơ bản của Phật
giáo trên 2 phương diện:
- Bản thể luận;
- Nhân sinh quan.
1. Về bản thể luận :
* Phật giáo đưa ra tư tưởng :
_______________________________________________________________________
10

TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
- “Nhất thiết duy tâm tạo”;
- Vô thường;
- Vô ngã;
- Luật nhân quả.
1.1.“Nhất thiết duy tâm tạo”:
* Là vạn pháp (mọi sự vật, hiện tượng) từ tâm mà sinh ra, phụ thuộc vào
“duyên khởi” (điều kiện hoàn cảnh ).
* “Tâm”: Kinh thư lăng nghiêm (quyển 3) có nói: Tâm là “sắc biên tế tướng”-
cái ở giữa cái có & cái không. Nó là phần nhỏ nhất ở đầu lông con thỏ đem
chia ra 77 lần, rất vi tế, huyền diệu & vô thuỷ vô chung. Tâm có tên là “Như
lai tạng tính”, “giáo diệu minh tâm”…và “Phật tính”.
1.2. “Vô thường”:
* Là không thường, có sinh có diệt, biến đổi, trôi, chảy không ngừng, không có
sự vật nào tồn tại vĩnh viễn.
Sự biến đổi nhanh hơn một niệm gọi là “niệm niệm vô thường” (24 giờ có
6.400.009.980 niệm). Sự biến chuyển rõ theo chu kỳ “Thành- Trụ- Hoại-
Thông” hay “Sinh- Trụ- Dị- Diệt” gọi là “nhất kỳ vô thường”.
1.3. “Vô ngã”:
* Là sự vô thường của con người, không có trường sinh .
* Vì vậy, theo Phật giáo, mọi mưu toan làm cho cái ta (ngã) trường tồn đều là
sai lầm, trái với chân lý của Phật.
Phật giáo được gọi là đạo “Sắc sắc – không không”, có lẽ là căn cứ vào
thuyết vô thường.
1.4.“Luật nhân quả”:
* Theo Phật giáo có nguyên nhân tất sinh kết quả (quả báo).
* Nhưng kết quả phụ thuộc vào duyên khởi.
* Nguyên nhân phù hợp với duyên khởi sẽ có kết quả phù hợp là “nhất định
pháp ”, “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”.

* Còn duyên khởi không phù hợp thì kết quả hoặc thế này hoặc thế khác gọi là
“bất định pháp”.
* Chuỗi các mối liên hệ nhân - duyên - quả báo như vậy gòi “tính trùng trùng
duyên khởi”- “pháp giới tính”.
* “Luật nhân quả” là học thuyết sâu sắc của Phật giáo, nó giải thích mọi sự vận
động, biến đổi trong vũ trụ .
2.Về nhân sinh quan:
* Phật giáo đưa ra tư tưởng:
- Luân hồi & nghiệp báo;
- Tứ diệu đế;
- Thập nhị nhân duyên (12 nhân duyên);
- Niết bàn.
2.1.Luân hồi nghiệp báo:
* Là giáo lý của Phật giáo dựa trên luật nhân quả.
* Theo Phật giáo, sự sinh tử của con người (vô ngã) là sự hợp tan of ngũ uẩn :
- Sắc;
- Thụ;
- Tưởng;
- Hành;
_______________________________________________________________________
11
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
- Thức.
Có sách còn nói là của lục đại:
- Đại;
- Thuỷ;
- Hoả;
- Phong;
- Không;

- Thức.
Con người sau khi chết có thể đầu thai trở lại một trong 6 kiếp phàm là:
- Nhân;
- Tiên;
- Súc sinh;
- Địa ngục;
- Atula;
- Quỷ.
* Quá trình cứ thế như chiếc bánh xe (luân) quay tròn (hồi) không dứt. Đó là
luân hồi.
- Tái sinh trở lại kiếp nào (kết quả - nghiệp báo) là phụ thuộc vào nghiệp
(nguyên nhân) của mình lúc còn sồng ở kiếp trước.
- Nghiệp có:
+ Thân nghiệp, Ý nghiệp, Khẩu nghiệp.
+ Lại có Thiện nghiệp, Ác nghiệp, Bất động nghiệp, Cực trong nghiệp,
Cận tử nghiệp.
+ Có nghiệp của bản thân, của cha mẹ , của gia đình, …
+ Hơn nữa, lại có nghiệp báo đến ngay với mình (quả báo nhãn tiền)
hay đến với thế hệ sau (cha làm con chịu).
Tổng hợp lại gọi là thuyết luân hồi nghiệp báo.
- Thuyết luân hồi nghiệp báo không thừa nhận có linh hồn bất tử.
+ Luân hồi ở đây không phải là sự đầu thai của linh hồn mà là sự kết tập
mới của ngũ uẩn qua nghiệp lực.
+ Nghiệp lực: là kết quả tổng hợp các nghiệp của đời người. Nó di truyền
vào ngũ uẩn, dẫn dắt con người vào luân hồi.
Luân hồi: là mắc vào bể khổ trầm luân.
Phật giáo chỉ ra phương pháp (đường lối / con đường) giải thoát ở Tứ diệu
đế.
2.2.Tứ diệu đế & thập tự nhân duyên :
* “Khổ đế” :

- Là học thuyết về sự khổ, cho rằng đời người là bể khổ.Có 8 cái khổ khổ chủ
yếu (bát khổ) là :
+ Sinh;
+ Lão;
+ Bệnh;
+ Tử;
+ Ái biệt ly khổ;
+ Oán tăng hội khổ;
+ Sở cầu bất đắc khổ;
+ Ngũ thục uẩn khổ.
_______________________________________________________________________
12
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
Vậy là, ngay cả khi vui sướng nhất cũng vẫn có cái khổ, không thoát khỏi bể
khổ.
* “Nhân đế”(tập đế ):
- Nói về nguyên nhân of sự khổ .
- Có nhiều N.nhân. Ba cái chính là : Tham, Sân, Si.
- Những nguyên nhân ấy kết hợp với Duyên khởi hình thành thuyết
Thập nhị nhân duyên.
- Thập nhị nhân duyên: Đó là 12 cái vừa là nhân vừa là duyên của sự
khổ:
+ Vô minh,
+ Hành,
+ Thức,
+ Danh sắc,
+ Lục nhập,
+ Xúc,
+ Thụ ,

+ Ái,
+ Thủ ,
+ Hữu,
+ Sinh,
+ Lão tử.
* “Diệt đế”:
- Nói về sự diệt khổ,
- Muốn diệt khổ phải diệt nguyên nhân sinh ra sự khổ, phải “tịnh nghiệp”,
tức là phải duyệt nghiệp.
* “Đạo đế”:
- Là phương pháp (đường lối/ con đường/ cách) diệt khổ, giải thoát khỏi
vòng luân hồi.
- Diệt khổ suy cho cùng là diệt vô minh để giác ngộ chân lý of Phật giáo.
- Đường lối ấy có tam học (ba cái phải học (tu)) là:
+ Học giới;
+ Học định;
+ Học tuệ.
Có 8 phương pháp chính (bát chính đạo ) là:
+ Chính kiến,
+ Chính tư duy,
+ Chính nghiệp,
+ Chính ngũ,
+ Chính mệnh,
+ Chính tinh tiến,
+ Chính niệm,
+ Chính định.
Ngoài ra còn có nhiều phương pháp bổ trợ khác để diệt khổ.
Thực hành tu luyện tốt đạo để có thể giác ngộ chân lý nhà Phật, chứng quả
Niết bàn, giải thoát khỏi bể khổ trầm luân.
2.3.Niết bàn:

_______________________________________________________________________
13
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
* Là 1 trạng thái tinh nghiệp, hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh
tử luân hồi, là đắc đạo ở những mức độ khác nhau:
+ Thanh văn,
+ Duyên giác,
+ Bồ tát
+ Phật.
* Như vậy, Niết bàn không phải là một thế giới khác riêng biệt mà ở ngay
thế giới hiện thực. Người đắc đạo vẫn có thể đang sống (Phật sống). Ví dụ
như Phật tổ.
II. NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA PHẬT GIÁO:
* Là 1 tôn giáo. Vì vậy, nó có những hạn chế về mặt thế giới quan & nhân sinh
quan.
* Song, với thái độ khách quan, chúng ta cần nhận thức rõ những yếu tố tích
cực trong tư tưởng TH Phật giáo.
- Từ khi xuất hiện cho đến nay, Phật giáo là tôn giáo duy nhất lên tiếng chống
lại thần quyền.
- Trong những tư tưởng của nó có những yếu tố duy vật & biện chứng.
- Đạo Phật còn tích cực chống chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo bất công
đòi tự do tư tưởng và bình đẳng XH; nói nên khát vọng giải thoát con người
khỏi những bị kịch của cuộc đời.
- Đạo Phật nêu cao thiện tâm, bình đẳng , bác ái cho mọi người như là những
tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của đời sống XH.
Những giá trị tích cực của Phật giáo đã đưa nó lên thành một trong 3 tôn giáo
lớn nhất trên thế giới (3 Tgiáo lớn nhất hiện nay là : Thiên chúa giáo, Hồi giáo
và Phật giáo).
III. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO Ở NƯỚC TA:

* Phật giáo du nhập vào VN từ những năm đầu Công nguyên.
* Phật giáo đã ptriển phù hợp với truyền thống VN. Từ đó hình thành nhiều
phái Phật giáo ở VN:
- Phái Tỳni Đa lưu chi;
- Phái Thảo đường;
- Phái Trúc (Yên Tử)….
* Ảnh hưởng của nó khá toàn diện:
Thể hiện:
- Phật giáo trở thành quốc giáo ở các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần; góp
phần kiến lập và bảo vệ chế độ PKiến tập quyền vững mạnh, giữ vững nền
độc lập dân tộc.
- Trước đây, Phật giáo có công trong việc đào tạo tầng lớp trí thức cho
dân tộc; trong đó, có nhiều vị tăng thống, thiền sư, quốc sư có đức độ và tài
năng giúp nước an dân như: Ngô Chân Lưu, Pháp Nhuận, Vạn Hạnh, Viên
Thiếu, Không Lộ…
Bản chất từ bi hỷ xả ngày càng thấm sâu vào đời sống tinh thần dân
tộc, hướng nhân dân & tầng lớp vua quan vào con đườngd thiện nghiệp, tu
dưỡng đạo đức, vì dân, vì nước.
- Vào thời kỳ cực thịnh, Phật giáo là nền tảng tư tưởng trong nhiều lĩnh
vực như Ktế, Ctrị, vhọc, giáo dục, khoa học, kiến trúc, hội hoạ …Nhiều tác
_______________________________________________________________________
14
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
phẩm vhọc có giá trị, nhiều công trình kiến trúc độc đáo, đậm đà bản sắc dân
tộc có tầm cỡ qtế của VN phần lớn được xdựng vào thời kỳ này.
- Từ cuối Tkỷ XIII cho đến nay, Phật giáo không còn là “quốc giáo” nữa,
nhưng những giá trị tư tưởng tích cực of nó vẫn còn là nhu cầu , sức mạnh tinh
thần of nhân dân ta .
Vấn đề 06: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TH TÂY ÂU THẾ KỶ

XVII – XVIII LÀ GÌ
Thế kỷ 17 -18 là thời kỳ cách mạng TS & xác lập PTSX TBCN ở Tây Âu; là
thời kỳ sụp đổ của chế độ PKiến Châu Âu & hình thành các quốc gia dân tộc
tư sản trừ nước Đức & một phần nước Ý .
Phong trào Cách Mạng tư sản làm nảy nở nhiều trào lưu tư tưởng tiến bộ, đặc
biệt là trong TH & xã hội học.
Có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu của TH Tây Âu thời kỳ này là:
1.Chủ nghĩa duy vật & vô thần phát triển mạnh.
Giai cấp TS muốn phát triển nền SX TBCN cần có sự ptriển của khoa học- kỹ
thuật.
Nhưng trở ngại lớn nhất của sự phát triển khoa học - kỹ thuật trong giai đoạn
này là chủ nghĩa duy tâm tôn giáo & TH kinh viện.
Bởi vậy, để giải phóng khoa học, giai cấp TS phải đấu tranh chốnh tôn giáo,
chống chủ nghĩa duiy tâm, chống TH kinh viện thời trung cổ.
TH duy vật TKỷ 17-18 trở thành thế giới quan của g/c TS đang lên, nó là ngon
cờ lý luận & tư tưởng của phong trào CM TSản chống lại chế độ Pkiến lỗi
thời.
2.Chủ nghĩa duy vật Tkỷ 17-18 ở Tây Âu dựa vào thành tựu của khoa học đã
phân ngành, vì vậy nó khác về chất với chủ nghĩa duy vật thô sơ thời cổ đại về
2 điểm cơ bản :
* Nó được chứng minh bằng các thành tựu cụ thể của khoa học tự nhiên,
chứ không phải bằng những phỏng đoán.
* Nó là chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc; Vì: ảnh hưởng của phương
pháp tư duy siêu hình do Ph.Bêcơn, Lốccơ…
3. Nhà TH thời kỳ này mới chỉ nhìn thấy những mối quan hệ tư tưởng chứ
chưa nhìn thấy quan hệ vật chất với vai trò nền tảng của nó trong đời sống XH.
Bởi vậy, cương lĩnh cải tạo XH của họ “khai sáng” cho mọi người, từ kẻ cầm
quyền đến người nghèo khổ bằng ánh sáng của khoa học & giáo dục. Vì vậy,
TH Tây Âu thời kỳ này còn được gọi là TH “khai sáng” trong thời đại “ánh
sáng” .

Vấn đề 07: “HẠT NHÂN HỢP LÝ” TRONG TH HÊGHEN LÀ GÌ? MÂU
THUẪN GIỮ HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG TH HÊGHEN ?
1. “Hạt nhân hợp lý” trong hệ thống TH của Hêghen:
* Xét toàn bộ thì hệ thống TH của Hêghen là chủ nghĩa duy tâm khách
quan mang nặng tính chất tư biện thần bí, phục vụ đắc lực cho tôn giáo. Tư
tưởng chính trị trong hệ thống TH này là bảo thủ & cực kỳ phản động.
* Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ toàn bộ hệ thống TH này, bao gồm 3 bộ phận :
* Lôgíc học, TH tự nhiên, triết học tinh thần; đặc biệt là lôgíc học của Hêghen,
người ta có thể tìm thấy những “hạt nhân hợp lý”, những tư tưởng thiên tài về
phép biện chứng .
_______________________________________________________________________
15
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
Đây chính là chỗ mà ông đã vượt xa các bậc tiền bối của mình, kể cả người
gần nhất là Cantơ.
* Trong hệ thống TH của mình, Hêghen quan niệm thế giới như một khối
thống nhất; trong đó, các sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến,
vận động & phát triển không ngừng. Động lực của sự vận động & phát triển đó
là sự tác động qua lại của các mặt đối lập (tức là mâu thuẫn biện chứng nội
tại).
* Hêghen đã trình bảy và phát triển những quy luật của phép biện chứng:
- Quy luật mâu thuẫn;
- Quy luật lượng- chất;
- Quy luật phủ định của phủ định.
Qua đó làm nổi bật : nguồn gốc, động lực, phương thức, con đường và khuynh
hướng của sự phát triển khách quan. Đặc biệt, Hêghen đã trình bày một cách
rất tài tình về phép biện chứng của các khái niệm, và qua đó dự đoán biện
chứng của hiện thực
2. Mâu thuẫn giữa hệ thống & phương pháp trong TH của Hêghen:

Trong hệ thống TH của Hêghen chứa đựng mâu thuẫn giữa phép biện
chứng cách mạng với chủ nghĩa duy tâm bảo thủ như là mâu thuẫn giữa
phương pháp & hệ thống. Điều này được thể hiện:
* Một mặt, phép biện chứng của Hêghen khẳng định sự phát triển không
ngừng của “ý niệm tuyệt đối”; nhưng mặt khác, lại coi TH của mình là điểm
tận cùng trong sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối”
* Một mặt, Hêghen khẳng định nhận thức là một quá trình ptriển chứa đầy
mâu thuẫn; nhưng mặt khác, lại coi TH của mình là chân lý tuyệt đối không
thể phát triển được nữa.
* Một mặt, Hêghen thừa nhận tính phổ biến & khách quan của mâu thuẫn;
những mặt khác, lại coi TH của mình như một hệ thống hoàn toàn hài hoà,
không còn mâu thuẫn. Khi mẫu thuẫn xuất hiện, cần được giải quyết thì ông lại
không sử dụng phương pháp đấu tranh giữa các mặt đối lập; trái lại, ông chủ
trương điều hoà, dung hoà các mặt đối lập đó.
Chính vì những mâu thuẫn phức tạp giữa yếu tố Cách mạng, khoa học & yếu
tố duy tâm phản động trong hệ thống TH của Hêghen như vậy, cho nên việc
nghiên cứu TH Hêghen cần phải quán triệt quan điểm biện chứng, quan điểm
lịch sử, kế thừa một cách có phê phán, lọc bỏ và cải tạo trên nguyên tắc kháhc
quan & khoa học của TH Mácxít.
Vấn đề 8: Nội dung chủ yếu trong quan điểm duy vật của Phoiơbắc là
gì ? Tại sao gọi chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là chủ nghĩa duy vật
“trực quan” và TH của Phoiơbắc là TH “nhân bản”?
I. Nội dung chủ yếu trong quan điểm duy vật của Phoiơbắc:
* Phoiơbắc là một trong những nhà duy vật lớn nhất của TH trước Mác
* Công lao vĩ đại của Phoiơbắc là: trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống
CNDT & tôn giáo, ông đã khôi phục lại địa vị xứng đáng của TH duy vật Tkỷ
17-18 và bổ sung cho nó những yếu tố mới gắn với nhiều thanh tựu khoa học
tự nhiên.
_______________________________________________________________________
16

TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
* Ông đã đánh một đòn rất nặng vào TH duy tâm của Hêghen nói riêng & và
CNDTâm nói chung.
* Vạch rõ mối liên hệ giữa gắn bó giữa CNDT & tôn giáo, lý giải nguồn gốc &
bản chất của tôn giáo, khẳng định tính hoang đường & lừa bịp của nó.
* Chính thông qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng vớI CNDT & tôn giáo,
quan điểm duy vật của Phoiơbắc đã thể hiện ra với những nội dung chủ yếu
như sau:
1. Đứng trên lập trường duy vật khi giải quyết các vấn đề cơ bản của TH:
* Quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
* Ông Chứng minh rằng , thế giới là vật chất.
* Giới tự nhiên không ai sáng tạo ra, nó tồn tại độc lập với ý thức & không
phụ thuộc vào bất cứ “ý niệm” nào.
* Cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong lòng giới tự nhiên, chứ không
phải giới tự nhiên chỉ là “sự tồn tại khác” của tinh thần.
* Ý thức là của con người , là sản phẩm của bộ óc con người trong quá trình
phản ánh thế giới vật chất.
* Trong khi đấu trang chống thuyết không thể biết , Phoiơbắc đã khôi phục lý
luận nhận thức của TH duy vật Tkỷ 17-18, khẳng định khả năng nhận thế giới
của con người.
2. Quan niệm đúng về Mqh giữa VChất và vận động, thời gian & không
gian của ông đã khắc phục một bước những hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ.
3.Thừa nhận tính khách quan của các quy luật & quan hệ nhân - quả của giới
tự nhiên.
4.Chứng minh:
- Nguồn gốc phát triển của giới hữu cơ từ giới vô cơ;
- Nguồn gốc của con người từ tự nhiên;
- Nguồn gốc của ý thức từ vật chất.
Tuy nhiên, về căn bản, chủ nghĩa duy vất của ông mang tính “trực

quan”, TH của ông là TH “nhân bản”.
II. Chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc được gọI là chủ nghĩa duy vật “trực
quan” vì:
* Tuy ông quan niệm thế giới vật chất, thế giới tự nhiên tồn tại khách
quan, độc lập với ý thức con người & không lệ thuộc vào lực lượng siêu tự
nhiên nào (quan điểm DV); nhưng ông không nhận thấy rằng, chính thế giới
vật chất tự nhiên ấy cũng là đối tượng hoạt động cải tạo của con người, là thế
giới được sáng tạo lại theo nhu cầu của con ngườI bằng chính hoạt động vật
chất của con người. Chính trong quá trình nhận thức & cảI tạo thế giới của con
ngườI mà ý thức xuất hiện.
* Chính vì không hiểu được hoạt động thực tiễn XH của con người và
vai trò của thực tiễn sản xuất trong qua trình nhận thức & cải tạo thế giới, coi
thực tiễn là hành động tầm thường, nên ông không lý giải được một các rõ
ràng & chính xác nguồn gốc & bản chất của ý thức.
* CNDV của Ông chưa thoát khỏi máy móc siêu hình của chủ nghĩa duy
vật cũ. TH của ông mới chỉ là TH “nhìn ngắm”; giải thích thế giới, chứ chưa
phải là TH cải thế giới.
III. TH của Phoiơbắc được gọI là TH “nhân bản” hay chủ nghĩa “nhân
bản” vì:
_______________________________________________________________________
17
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
* Nếu như hệ thống TH của Hêghen dựa trên nền tảng “ý niệm tuyệt
đối”, một thức ý thức trừu tượng phi nhân tính, thì TH duy vật của Phoiơbắc
trái lạI dựa trên cơ sở & nền tảng sự tồn tạI của chính “con người”. Bởi vậy,
ngườI ta gọI chủ nghĩa DV của Phoiơbắc là CNDV “nhân bản”. Ở đó, không
còn sự tách rờI giữa thể xác & tinh thần, giữa VC & YT. Vật chất không còn là
một dạng “tồn tạI khác” của YT (như quan niệm duy tâm trong TH của
Hêghen). YT chỉ là một thuộc tính đặc biệt của vật chất (của bộ óc).

* Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong quan niệm “nhân bản ” của
Phoiơbắc là ở chỗ:
- Hiểu không đúng về con người.
- Coi con người chỉ như một thực thể tự nhiên thuần tuý mang bản chất tộc
loại.
- Ông không nhận thức được bản chất XH của con người , không thấy được vai
trò của mqh giữa con người với con người quy định bản chất của họ. Vì vậy,
quan niệm của ông về bản chất con người vẫn mang tính trừu tượng phi hiện
thực. Từ sai lầm này mà Phoiơbắc đã trượt từ CNDV (trong quan niệm về tự
nhiên) sang CNDT (trong quan niệm về XH).

B. PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Phép biện chứng là gì ? Sự ra đời của phép biện chứng duy vật ?
1. Phép biện chứng là gì ?
* Biện chứng khách quan là phạm trù dùng để chỉ biện chứng của bản thân các
sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại độc lập và bên ngoài ý thức con người.
*Biện chứng chủ quan là phạm trù dùng để chỉ tư duy biện chứng và biện
chứng của chính quá trình phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc của
con người.
Biện chứnh khách quan của bản thân đốI tượng được phản ánh quy định biện
chứng chủ quan.
Mặt khác, biện chứng chủ quan cũng có tính độc lập tương đốI so vớI biện
chứng khách quan. Điều đó được hiểu theo nghĩa:
Một là, cái được phản ánh và cái phản ánh không bao giừo trùng khít hoàn
toàn.
Hai là, quá trình tư duy, quá trình nhận thức cìn có những quy luật vốn có của
nó.
Ba là, biện chứng chủ quan thông qua hoạt động thực tiễn của con ngườI có
thể tác độngtrở lạI biện chứng khách quan.
* Biện chứng là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của mọI sự

vận động và phát triển của tự nhiên, xã hộI và tư duy con người.
2. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật :
* Thời cổ đại:
Phép biện chứng chất phác, ngây thơ, mà đỉnh cao của nó là phép biện chứng
cổ đạI Hy Lạp, chiếm vị trí ưu trội.
Đánh giá mặt tích cực và sự hạn chếcủa quan điểm biện chứng chất phác thờI
cổ đạI, Ph.Ăngghen cho rằng trong quan điểm đó ngườI ta thấy được sự liên
hệ, sự vận động và phát triển, nhưng chưa làm rõ được cái gì đang liên hệ,
cũng như những quy luật nộI tạI của sự vận động và sự phát triển.
* Triết học cổ điển Đức:
_______________________________________________________________________
18
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
Từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, khoa học tự nhiên chuyển dần trọng tâm sang việc
nghiên cứu các quá trình trong sự liên hệ, trong sự vận động và phát triển của
chúng. Những thành quả do nó đem lạI đã chứng minh rằng tự bản thân thế
giớI tồn tạI một cách biện chứng. Quan điểm siêu hình bị chính khoa học tự
nhiên làm mất đi cơ sở tồn tạI của nó. Nhưng việc phủ định quan điểm siêu
hình lúc này lạI dẫn tớI việc xác lập vị trí ưu trộI của phép biện chứng duy tâm
khách quan, mà đỉnh cao là ở triết học của Hêghen.
* Ra đời của phép biện chứng duy vật:
Kế thừa có chọn lọc những thành quả của các nhà triết học tiền bốI, mà trực
tiếp nhất là phép biện chứng của Hêghen và quan điểm duy vật của Phoiơbắc,
dựa trên việc khái quát những thành quả mớI nhất của khoa học đương thờI
cũng như thực tiễn lịch sử loài ngườI; vào giữa thế kỷ XIX, C.Mác và
Ăngghen đã sáng lập ra triết học duy vật biện chứng và phép biện chứng duy
vật mà về sau được V.I.Lênin phát triển. Trong phép biện chứng đó, sự thống
nhất đó, sự thống nhất hữu cơ giữa thế giớI quan duy vật biện chứng và
* phương pháp biện chứng duy vật được xác lập.

Phép biện chứng duy vật đã khắc phục được những hạn chế vốn có của phép
biện chứng tự phát thờI cổ đạI, cũng như những sai lầm của phép biện chứng
duy tâm khách quan cổ điển Đức, làm cho phép biện chứng duy vật trở thành
một khoa học.
4. Cấu trúc của phép biện chứng duy vật:
Phép biện chứng duy vật bao gồm những nội dung sau:
* Hai nguyên lý cơ bản:
- Nguyên lý về mốI liên hệ phổ biến;
- Nguyên lý về sự phát triển.
* Những cặp phạm trừ cơ bản (hay những quy luật không cơ bản) của phép
biện chứng: 6 cặp phạm trù.
- Cái chung và cái riêng;
- Bản chất và hiện tượng;
- Hình thức và nộI dung;
- Nguyên nhân và kết quả;
- Tất nhiên và ngẫu nhiên;
- Hiện thực và khả năng.
* Những quy luật cơ bản của phép biện chứng: 03 quy luật
- Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại;
- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập;
- Quy luật phủ định của phủ định.
NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
CỦA NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1. Liên hệ phổ biến là gì ?
1.1. Quan điểm siêu hình và biện chứng về sự liên hệ:
1.1.1. Quan điểm siêu hình:
* Những ngườI theo quan điểm siêu hình cho rằng, các sự vật và hiện tượng
tồn tạI một các tách rờI nhau, cái này bên cạnh cái kia; giữa chúng không có sự
phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau; có chăng chỉ là những liên hệ hờI hợt bên

ngoài, mang tính ngẫu nhiên.
_______________________________________________________________________
19
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
* Một số ngườI theo quan điểm siêu hình, nếu có thừa nhận sự liên hệ và tính
đa dạng của nó thì lạI phủ nhận khả năng chuyển hoá lẫn nhau giữa các hình
thức liên hệ khác nhau.
1.1.2. Quan điểm biện chứng:
* Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, các sự vật, hiện tượng và các quá trình
cấu thành thế giớI đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lạI, thâm nhập
và chuyển hoá lẫn nhau
1.2. Quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ:
1.2.1 Quan điểm duy tâm:
Cơ sở của sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở các lực
lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người.
Chẳng hạn, Béccơli coi cơ sở của sự liên hệ giưũa các sự vật và hiện tượng là
cảm giác; Hêghen thì tìm cơ sở của sự liên hệ qua lạI giữa các sự vật và hiện
tượng có ý niệm tuyệt đối.
1.2.2. Quan điểm duy vật biện chứng:
* Cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là tính thống nhất
vật chất của thế giới.
* Các sự vật, các hiện tượng trên thế giớI dù có đa dạng, khác nhau như thế
nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tạI khác nhau của một
thế giớI duy nhất là thế giớI vật chất. Ngay cả tư tưởng, ý thức của con người
cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con
người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật
chất khách quan.
* MốI liên hệ mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng.
2. Phân loại liên hệ:

2.1. Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài:
2.1.1. Mối liên hệ bên trong:
Mối liên hệ bên trong là sự liên hệ qua lại, sự tác động lẫn nhau giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật; nó
giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật.
2.1.2. Mối liên hệ bên ngoài:
Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác
nhau; nói chung, nó không có ý nghĩa quyết định; nó thường phải thông qua
mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và phát triển
của sự vật.
Sự phân chia thành mốI liên hệ bên trong và mốI liên hệ bên ngoài cũng chỉ là
tương đối; phảI xét trong điều kiện cụ thể để phân định.
2.2. Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất yếu và ngẫu
nhiên:
Cũng có tính chất tương tự như đã nêu ở trên; ngoài ra, chúng còn có những
nét đặc thù: cái ngẫu nhiên khi xem xét trong quan hệ này, lạI là tất nhiên khi
xem xét trong mốI quan hệ khác; ngẫu nhiên lạI là hình thức biểu hiện ra bên
ngoài của cái tất yếu; hiện tượng là hình thức biểu hiện ít nhiều đầy đủ của bản
chất . Đó là những hình thức đặc thù của sự biểu hiện những mốI liên hệ tương
ứng.
Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏI phảI thừa nhận tính tương
đốI trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá lẫn
_______________________________________________________________________
20
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
nhau. Sự chuyển hoá như vậy có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát
khi xem xét, hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật và hiện
tượng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:

* Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mốI liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện
tượng, chúng ta cần rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức xem xét
các sự vật, hiện tượng, cũng như trong hoạt động thực tiễn.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng về sự vật,
chúng ta phải xem xét nó:
+ Một là, trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố,
các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó.
+ Hai là, trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác
(kể cả trực tiếp và gián tiếp).
+ Ba là, trong mốI liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người.
- Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ
nó chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ; mà còn làm nổi bật cái cơ bản, cái
quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó. Nói khác đi, quan điểm toàn
diện không đồng nhất vớI cách xem xét bình quân mà có trọng tâm, trọng
điểm.
- Quan điểm toàn diện vừa khác với chủ nghĩa chiết trung, vừa khác với
thuật nguỵ biện.
+ Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau,
nhưng lại kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành
một hình ảnh không đúng về sự vật.
+ Thuật nguỵ biện cũng để ý tới những mặt, những mốI liên hệ khác
nhau của sự vật, nhưng lạI đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không
bản chất thành cái bản chất.
* Trong hoạt động thực tiễn, để cảI tạo sự vật, chúng ta phảI bằng hoạt động
thực tiễn làm biến đổI những mốI liên hệ nộI tạI của chính sự vật, cũng như
mốI liên hệ qua lạI giữa sự vật đó vớI sự vật khác. Đồng thờI, phảI sử dụng
đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau.
* Các mốI liên hệ có vai trò không như nhau; do đó, để thúc đẩy sự vật phát
triển phảI:
- Phân loạI được các mốI liên hệ;

- Nhận thức được mốI liên hệ cơ bản quy định bản chất của sự vật và
giảI quyết mốI liên hệ đó.
CƠ SỞ LÝ LUẬN , YÊU CẦU & YN CỦA NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN
1. Cơ sở lý luận :
Nguyên lý về mốI liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật : Như phần
trên (CÂU 16 trong ).
2. Yêu cầu:
* Xem xét sự vật phảI như một chỉnh thể thống nhất của các mặt, các mốI liên
hệ, các thuộc tính của bản thân sự vật.
* Xem xét sự vật trong mốI liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
_______________________________________________________________________
21
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
Lưu ý:
Ngay một lúc con ngườI không thể xem xét được tất cả các mặt, các thuộc
tính, các mốI liên hệ của sự vật. Do đó, phảI có trọng tâm, trọng điểm khi xem
xét sự vật, không được dàn đều, bình quân.
3. Ý nghĩa:
* Khắc phục cách xem xét sự vật một chiều, phiến diện.
* Trong hoạt động thực tiễn, muốn giải quyết vấn đề gì phải thực hiện các giải
pháp một các đồng bộ, toàn diện.
* Cho ta cơ sở lý luân để chống lại quan điểm chiết trung – nhân danh toàn
diện kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái trái ngược nhau, không thể
điều hoà nhau vào một.
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
KHÁI NIỆM, MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG VÀ Ý NGHĨA PP LUẬN
1 .Định nghĩa:
* Nguyên nhân:
Nguyên nhân là một phạm trù triết học, dùng để chỉ sự tác động qua lạI giữa

các mặt, các bộ phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật vớI
nhau gây ra những biến đổI nhất định.
* Kết quả:
Kết quả là một phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổI xuất hiện do tác
động qua lạI đó.
* Điều kiện:
Khi xem xét mốI liên hệ nhân quả, chúng ta thấy rằng kết quả do nguyên nhân
gây ra phụ thuộc vào những điều kiện nhất định.
Điều kiện là hiện tượng cần thiết cho một biến đổI nào đó xảy ra, nhưng bản
thân chúng không gây nên biến đổI ấy. Các điều kiện cùng vớI các hiện tượng
khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọI là hoàn cảnh.
2. MốI quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
* Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả.
Kết quả chỉ xuất hiện khi nguyên nhân xuất hiện. và bắt đầu tác động.
* Tuy nhiên, không phảI sự nốI tiếp nào về mặt thờI gian của các hiện tượng
cũng là mốI liên hệ nhân quả. Ví dụ: ngày luôn luôn “đến sau” đêm, nhưng
ngày không phảI là nguyên nhân của đêm.
Cái phân biệt liên hệ nhân quả vớI liên hệ nốI tiếp nhau về thờI gian chính là ở
chỗ, giữa nguyên nhân và kết quả còn có mốI quan hệ sản sinh, mốI quan hệ
mà trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.
* Nguyên nhân sinh ra kết quả như thế nào ?
- Cùng một nguyên nhân có thể gây nên những kết quả khác nhau, tuỳ thuộc
vào hoàn cảnh cụ thể.
Ngược lạI, một kết quả có thể được gây nên bởI những nguyên nhân khác nhau
tác động riêng lẻ hay tác động cùng một lúc.
- Khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động
của từng nguyên nhân tớI việc hình thành kết quả sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào
hướng tác động của nó.
- Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng,
chúng sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều vớI sự hình thành kết quả.

_______________________________________________________________________
22
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
Ngược lạI, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng
khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của
nhau.
* Có cái trong mốI quan hệ này là nguyên nhân thì trong mốI quan hệ khác có
thể là kết quả, và ngược lại.
Một hiện tượng nào đó vớI tính cách là kết quả do một nguyên nhân nào đó
sinh ra; đến lượt mình, nó trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba
vv…
Quá trình đó cứ tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗI nhân
quả vô cùng tận.
3. Phân loạI nguyên nhân:
Căn cứ vào tính chất và vai trò của nguyên nhân đốI vớI sự hình thành kết quả,
có thể chia các nguyên nhân ra nhiều loạI khác nhau:
3.1. Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân không chủ yếu:
* Những nguyên nhân nào mà thiếu chúng thì kết quả sẽ không xảy ra gọI là
nguyên nhân chủ yếu.
* Những nguyên nhân nào mà sự có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc
điểm nhất thờI, không ổn định, cá biệt của hiện tượng thì gọI là nguyên nhân
không chủ yếu.
3.2. Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài:
3.2.1. Nguyên nhân bên trong:
Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay những yếu
tố của cùng một sự vật nào đó và gây ra những biến đổI nhất định định.
3.2.2. Nguyên nhân bên ngoài:
Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa những sự vật khác nhau
và gây ra những biến đổI thích hợp trong những sự vật ấy.

Nói chung, nguyên nhân bên trong giữ vai trò quyết định sự hình thành, tồn tạI
và phát triển của các sự vật. Nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy được tác
dụng thông qua những nguyên nhân bên trong.
3.3. Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:
3.3.1. Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập đốI vớI
ý thức của con người.
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý
thức, hành động của con người.
Nếu hoạt động của con ngườI phù hợp vớI quan hệ nhân quả khách quan thì
sẽ đẩy nhanh sự phát triển của các hiện tượng sự vật; trong trường hợp ngược
lạI, sẽ kìm hãm sự phát triển ấy.
4. Ý nghĩa phương pháp luận:
4.1. ĐốI vớI nhận thức:
Quá trình nhận thức sự vật là quá trình phát hiện nguyên nhân để hiểu đúng sự
vật đó. Vì mọI hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tạI và tiêu vong
của nó; cho nên nhiệm vụ của nhận thức nói chung và của nhận thức khoa học
nói riêng là đi tìm những nguyên nhân hiện chưa được phát hiện để có thể hiểu
đúng hiện tượng.
_______________________________________________________________________
23
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
Trong quá trình đi tìm nguyên nhân, cần lưu ý:
- Chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở trong chính các hiện tượng chứ
không thể ở ngoài nó.
- Khi tìm nguyên nhân của hiện tượng nào đấy cần tìm những sự kiện, những
mốI liên hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng xuất hiện. Song cần lưu ý rằng
không phảI mọI sự kiện xảy ra trước đều là nguyên nhân của sự kiện xảy ra

sau.
- Xác định nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần hết sức tỷ mỷ, thận
trọng, vạch ra cho được hiệu quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng
mốI liên hệ, cũng như những tổ hợp khác nhau của chúng trong việc nảy sinh
hiện tượng mớI; chỉ trên cơ sở đó mớI có thể xác định đúng về nguyên nhân
sinh ra hiện tượng.
- Một hiện tượng trong mốI quan hệ này là kết quả, trong mốI quan hệ khác có
thể là nguyên nhân; nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy, cần xem xét nó
trong những quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân, cũng như trong những
quan hệ nào mà nó là kết quả.
4.2. ĐốI vớI hoạt động thực tiễn:
- Muốn loạI bỏ một hiện tượng nào đó, cần loạI bỏ nguyên nhân làm nảy sinh
ra nó.
- Muốn cho một hiện tượng nào đó xuất hiện, cần tạo ra nguyên nhân cùng
những điều kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát sinh tác dụng.
- Vì hiện tượng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc
đồng thờI, nên trong hoạt động thực tiễn cần tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn
phương pháp hành động thích hợp, không nên hành động rập khuân theo
phương pháp cũ.
- Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong giữu vai trò quyết định đốI
vớI sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng; nên trong hoạt động
thực tiễn trước hết cần tìm ra các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên
trong.
- Để đẩy nhanh (hay kìm hãm, hoặc loạI trừ) sự phát triển của một hiện tượng
xã hộI nào đó, cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều
(hay lệch hoặc ngược chiều) vớI chiều vận động của mốI quan hệ nhân quả
khách quan.
NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng về sự phát triển:

1.1. Quan điểm siêu hình về sự phát triển:
* Phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi thuần tuý về lượng, không có sự
thay đổI về chất. Tất cả tính muôn vẻ về chất của sự vật và hiện tượng trên thế
giớI là sự nhất thành biến trong toàn bộ quá trình tồn tạI của nó.
* sự phát triển chỉ là thay đổI số lượng của từng loạI đang có, không có sự nảy
sinh những loạI mớI vớI những tính quy định mớI về chất; có thay đổI về chất
chằng nữa thì đó cũng chỉ diễn ra theo một vòng tròn khép kín.
* Sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước
quanh co phức tạp.
1.2. Quan điểm biện chứng về sự phát triển:
_______________________________________________________________________
24
TỔNG HỢP TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC ĐHKTQD
__________________________________________________________________________
* Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến
lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
* Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động. Trong quá trình phát
triển sẽ nảy sinh những tính quy định mớI cao hơn về chất; nhờ vậy, là tăng
khả năng hoàn thiện cả cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tạI và vận động của sự
vật cùng chức năng vốn có của nó.
* Thừa nhận tính phức tạp, tính không trực tuyến của bản thân quá trình phát
triển. Sự phát triển trong hiện thực và trong tư duy diễn ra bằng con đường
quanh co, phức tạp, trong đó có thể có bước thụt lùi tương đối.
* Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổI về lượng dẫn tớI sự thay đổI
về chất; sự phát triển diễn ra theo đường xoáy ốc, nghĩa là trong quá trình phát
triển dường như có sự quay trở lạI điểm xuất phát, nhưng trên một cơ sở mớI
cao hơn.
2. quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển:
2.1. Quan điểm duy tâm về sự phát triển:
Những ngườI theo quan điểm duy tâm thường tìm nguồn gốc của sự phát triển

ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức của con người. Hêghen lý giảI sự
phát triển của tự nhiên và xã hộI do “ý niệm tuyệt đốI” quy định. Những ngườI
theo quan điểm duy tâm và tôn giáo tìm nguồn gốc của sự phát triển ở thần
linh, ở thượng đế… Nói chung là tìm nguồn gốc của sự phát triển ở các lực
lượng siêu tự nhiên, phi vật chất.
2.2. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển:
* Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn
của sự vật quy định.
* Phát triển là quá trình tự thân của mọI sự vật và hiện tượng. Do vậy, phát
triển là một quá trình khách quan, độc lập vớI ý thức con người.
* Sự phát triển còn khẳng định tính phổ biến vớI nghĩa là sự phát triển diễn ra
ở tất cả mọI lĩnh vực - từ tự nhiên đến xã hộI và tư duy; từ hiện thực khách
quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy.
* Tuỳ thuộc vào hình thức tồn tạI cụ thể của các dạng vật chất, sự phát triển sẽ
được thực hiện hết sức khác nhau. Chẳng hạn, ở thế giớI hữu cơ, phát triển thể
hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước môi trường; ở khả
năng tự sản sinh ra chính mình vớI trình độ ngày càng hoàn thiện hơn v.v…
Trong xã hộI, sự phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cảI tạo xã
hộI nhằm giảI phóng con ngườI v.v…
Quan điểm duy vật biện chứng về phát triển cho ta chìa khoá của “sự tự vận
động” của tất cả thảy mọI cái đang tồn tạI, chỉ có nó mớI cho ta chìa khoá của
những “bước nhảy vọt” của sự “gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự “chuyển
hoá thành mặt đốI lập”, của sự “tiêu diệt cái cũ” và sự “nảy sinh ra cái mới”.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
* Từ nguyên lý này rút ra quan điểm phát triển trong nhận thức sự vật hiện
tượng. Điều đó có nghĩa là, khi xem xét các sự vật hiện tượng, phảI đặt nó
trong sự vận động, trong sự phát triển, phảI phát hiện ra các xu hướng biến
đổI, chuyển hoá của chúng. Liên quan đến vấn đề này, V.I.Lênin viết: “Lôgíc
biện chứng đòi hỏI phảI xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự vận động”
(…) trong sự biến đổI của nó”.

_______________________________________________________________________
25

×