Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thu hoach boi duong ctac dang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.35 KB, 3 trang )

BÀI THU HOẠCH
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC đẢNG CHO BÍ THƯ CHI
BỘ NĂM 2013
Họ và tên: Nguyễn Thị Tấn
Đơn vị công tác : Trường Mầm non Quảng Thắng thành phố Thanh Hóa
BÀI LÀM
1/. Qua nghiên cứu chương trình bồi dưỡng công tác Đảng cho Bí thư chi bộ và
cấp ủy viên cơ sở tôi nhận thấy rằng đây là lớp rất cần thiết cho Bí thư và cấp ủy
viên cơ sở nhất là các chi bộ trong nhiệm kì mới Lớp học đã được các báo cáo
viên lần lượt trình bày với 6 nội dung tương ứng với 6 bài học đó là:
Bài 1: Tổ chức, chức năng nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng.
Bài 2: Nhiệm vụ của chi ủy và công tác của bí thư chi bộ.
Bài 3: Công tác tư tưởng của chi bộ, Đảng bộ cơ sở.
Bài 4: Công tác tổ chức của chi bộ, Đảng bộ cơ sở.
Bài 5: Công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỉ luật ở chi bộ, Đảng bộ cơ sở.
Bài 6: Công tác vận động nhân dân của chi bộ, Đảng bộ cơ sở.
Những nội dung trên có mối quan hệ biện chứng với nhau và tôi thấy đều rất cần
thiết cho các tổ chức cơ sở Đảng, tuy nhiên nội dung mà tôi cảm nhận sâu sắc
nhất đó là: Công tác vận động nhân dân của chi bộ, Đảng bộ cơ sở hay nói một
cách ngắn gọn là công tác dân vận của các tổ chức cơ sở Đảng
Trong bài viết về công tác Dân vận, đăng trên Báo Sự thật số 120 ngày
15-10-1949, với bút danh XYZ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lực lượng
của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém.
Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Đã 64 năm trôi qua, kể từ khi Bác viết bài Dân vận (15-10-1949) nhưng
Tư tưởng của Người về công tác Dân vận vẫn là ánh sáng soi đường cho Đảng
và nhân dân ta trong thời kỳ cách mạng mới, thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tư tưởng về công tác Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hành
công tác dân vận trong thực tiễn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là cơ sở để tạo nên
khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh của sự nghiệp giải phóng dân tộc,


xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong gần 8 thập kỷ
qua. Tư tưởng đó đã được thực tiễn lịch sử khẳng định giá trị to lớn, và trở thành
bài học quý báu trong kho tàng lý luận cách mạng Việt Nam. Ở bất kỳ giai đoạn
cách mạng nào, công tác Dân vận cũng giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong
tiến trình phát triển của cách mạng. Thực hành công tác dân vận theo Tư tưởng
Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay là một trong những nhiệm vụ hàng đầu
của toàn Đảng, toàn dân ta nhất là các tổ chức cơ sở Đảng vì đây là tổ chức gần
dân nhất. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã phê phán mạnh mẽ, không khoan nhượng
những quan điểm và thái độ sai lầm, hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của quần
chúng nhân dân trong lịch sử; khẳng định quần chúng nhân dân là người sáng
tạo ra mọi của cải vật chất và các giá trị văn hóa tinh thần của xã hội, là lực
lượng đông đảo có sức mạnh quyết định sự thành bại của các cuộc cách mạng.
Vai trò của các cuộc cách mạng như Mác nói là “những đầu tàu của lịch sử”. Do
đó, quần chúng nhân dân chính là người quyết định vận mệnh của lịch sử, quyết
định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Lê-nin cho rằng quần chúng là những
người tuy ít thông hiểu lịch sử các cuộc cách mạng, nhưng lại có sứ mạng phá
cái cũ dựng lên cái mới. Lê-nin đặc biệt chú ý đến vai trò quyết định của quần
chúng nhân dân trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Theo Người, chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là sự nghiệp của
bản thân quần chúng nhân dân.
Qua học tập, tôi đã được học tập rất nhiều kinh nghiệm về công tác tổ
chức, chỉ đạo các hoạt động ở chi bộ mình, học tập được những kinh nghiệm để
nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, giải quyết các tình thế…Đặc biệt bản thân
tôi đã hiểu rõ hơn về nội dung, phương pháp vận động quần chúng nhân dân ở
chi bộ đó là: Tổ chức, động viên nhân dân, hình thành các phong trào hành
động, thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh gắn với
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Vận động và tổ chức nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh.

Về phương thức:
Đảng bộ, chi bộ, mọi Đảng viên trực tiếp làm công tác dân vận.
Chi bộ Đảng bộ cơ sở l;ãnh đạo chính quyền cùng cấp tiến hành làm công
tác dân vận.
Chi bộ, Đảng bộ cơ sở lãnh đạo các tổ chức đoàn thể thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ và phương pháp hoạt động.
Câu 2: Ý kiến của bản thân đối với nội dung chương trình và công tác tổ chức
lớp học:
Qua học tập, bồi dưỡng công tác Đảng cho bí thư chi bộ cơ sở, tôi thấy nội dung
chương trình đầy đủ, mang tính thiết thực cao. Chương trình đã hướng dẫn cụ
thể các kĩ năng cần thiết về công tác tổ chức, các tình huống xử lí, giải quyết,
công tác kết nạp Đảng viên… cho các bí thư chi bộ cơ sở.
Mặc dù thời gian học có giới hạn nhưng học viên được tiếp thu các nội dung
tương đối nhiều ( 6 bài học )
Lớp học được tổ chức tốt, đảm bảo cho các học viên tiếp nhận kiến thức.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×