Tải bản đầy đủ (.doc) (198 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 198 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

VŨ THỊ THU THỦY
NGHI£N CøU MéT Sè GI¶I PH¸P
T¡NG Cêng kiÓm so¸t l©y nhiÔm cóm a
ë c¸c bÖnh viÖn huyÖn cña tØnh qu¶ng ninh

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
THÁI BÌNH – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

VŨ THỊ THU THỦY
NGHI£N CøU MéT Sè GI¶I PH¸P
T¡NG Cêng kiÓm so¸t l©y nhiÔm cóm a
ë c¸c bÖnh viÖn huyÖn cña tØnh qu¶ng ninh

Chuyên ngành: Y tế Công cộng
Mã số: 62 72 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. LƯƠNG XUÂN HIẾN
2. GS.TS. ĐÀO VĂN DŨNG
THÁI BÌNH - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được tiến
hành nghiêm túc, các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nếu sai tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án


Vũ Thị Thu Thủy
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành là kết quả tâm huyết của cá nhân tôi với sự dìu
dắt, giúp đỡ nhiệt tình hết sức mình của các tổ chức và cá nhân. Nhân dịp này, tôi
xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Y tế công cộng và Phòng đào tạo sau
đại học Trường Đại học Y Thái Bình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lương Xuân Hiến, Hiệu trưởng
Trường Đại học Y Thái Bình và GS.TS Đào Văn Dũng Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã
hội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo ân cần để tôi hoàn
thành Luận án.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Trọng, Trưởng Khoa Y tế Công
cộng, TS Nguyễn Xuân Bái, Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học cùng toàn thể các
thầy, các cô trong Khoa Y tế Công cộng, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại
học Y Thái Bình đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
Luận án.
Xin trân trọng cảm ơn Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Cục Khám
chữa bệnh, Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế; Sở Y tế Quảng Ninh; các cơ sở y tế trong và
ngoài tỉnh; cán bộ công chức cơ quan Văn phòng Sở Y tế Quảng Ninh; cán bộ và
nhân viên các bệnh viện, các cơ sở y tế trong toàn ngành y tế Quảng Ninh; các
đồng nghiệp tham gia nhóm nghiên cứu, đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và triển khai nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến những người thân trong gia
đình cùng bạn bè và đồng nghiệp thân thiết, những người luôn dành cho tôi tình yêu
thương, sự động viên, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần để tôi hoàn thành tốt
nhiệm vụ học tập và công tác.
Thái Bình, ngày 03 tháng 02 năm 2012
NCS Vũ Thị Thu Thủy
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế

BYT Bộ Y tế
BV Bệnh viện
CBYT Cán bộ y tế
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSHQ Chỉ số hiệu quả
CSVC Cơ sở vật chất
CPAP Continuos Posivive Aiway Pressure
(thông khí áp lực dương liên tục)
CT Can thiệp
GC Gia cầm
HQCT Hiệu quả can thiệp
HSCC Hồi sức cấp cứu
KCB Khám, chữa bệnh
KT Kiến thức
NC Nghiên cứu
PCR Polymerase – chain reaction (phản ứng chuỗi trùng hợp)
PV Preventive value (giá trị dự phòng)
QĐ Quyết định
TTB Trang thiết bị
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
MỤC LỤC
1
2
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH CÚM A TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM 3
1.1.1. Vi rút cúm 3
1.1.2. Bệnh cúm 8

1.1.3. Tình hình đại dịch cúm A trên thế giới và Việt Nam 12
1.2. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỀ KIỂM SOÁT CÚM A TRONG HỆ THỐNG
BỆNH VIỆN CÁC TUYẾN Ở VIỆT NAM 16
1.2.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc 17
1.2.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan đến điều trị
cúm của cán bộ y tế 21
1.2.3. Khả năng tổ chức, triển khai, kiểm soát tại các bệnh viện 25
1.3. GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM 28
1.3.1. Nguyên tắc phòng, chống dịch 28
1.3.2. Các biện pháp phòng, chống dịch cúm 30
1.3.3. Công tác phòng, chống dịch cúm A tại Việt Nam 33
Chương 2 41
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 41
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 41
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 45
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 45
2.2.2. Phương pháp tính cỡ mẫu và chọn mẫu 45
2.2.3. Nội dung nghiên cứu 49
2.2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 52
2.2.5. Tổ chức nghiên cứu 59
2.2.6. Hạn chế của nghiên cứu 61
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu 62
- Nghiên cứu được tiến hành với sự cho phép của lãnh đạo tỉnh Quảng
Ninh và hợp tác của các cơ quan trong tỉnh Quảng Ninh gồm
sở Y tế và các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến xã.
Đồng thời, cơ quan chủ quản đề tài là Sở Y tế tỉnh Quảng

Ninh đã đồng ý và cho phép sử dụng các kết quả của đề tài cấp
tỉnh vào nghiên cứu này 62
- Các kết quả nghiên cứu được bảo đảm chỉ dùng vào mục đích nghiên
cứu khoa học và nhằm bảo vệ sức khỏe cho CBYT và người
dân trong cộng đồng. Nghiên cứu đảm bảo bí mật cá nhân cho
các đối tượng nghiên cứu 62
Chương 3 63
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỀ KIỂM SOÁT CÚM A 63
3.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống cúm A 63
3.1.2. Nhân lực và đào tạo năng lực phòng, chống cúm đại dịch của bệnh
viện tuyến huyện 70
3.1.3. Kiến thức và thực hành của cán bộ y tế trong phòng, chống cúm A
73
3.1.4. Kênh truyền thông và nội dung cần chú trọng trong phòng, chống
cúm đại dịch 83
3.2. HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG KIỂM
SOÁT CÚM A 85
3.2.1. Kết quả hoạt động can thiệp 85
3.2.2. So sánh giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng thời điểm trước và
sau can thiệp 88
3.2.3. Hiệu quả can thiệp 99
Chương 4 100
BÀN LUẬN 100
4.1. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỀ KIỂM SOÁT CÚM A 100
4.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống cúm A 100
4.1.2. Nhân lực và đào tạo năng lực phòng, chống cúm đại dịch của bệnh
viện tuyến huyện 107

4.1.3. Kiến thức và biện pháp ứng phó của CBYT trong phòng, chống
cúm A 111
4.2. HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG KIỂM
SOÁT CÚM A 122
KẾT LUẬN 131
KIẾN NGHỊ 133
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh viện theo kết cấu hạ tầng chính 63
Bảng 3.2. Phân bố bệnh viện theo tổ chức và kết cấu hạ tầng khác 65
Bảng 3.3. Phân bố bệnh viện theo nội dung hoạt động của các Khoa-
Tổ/đội chống nhiễm khuẩn 66
Bảng 3.4. Phân bố bệnh viện theo các khoa liên quan đến xét nghiệm, 67
thăm dò chức năng chẩn đoán cúm 67
Bảng 3.5. Phân bố bệnh viện theo nội dung thực hiện được các xét
nghiệm liên quan đến cúm A 67
Bảng 3.6. Phân bố số lượng trang thiết bị chuyên dụng điều trị cúm A. .68
Bảng 3.7. Phân bố bệnh viện theo các thiết bị bảo hộ phục vụ cho phòng
lây nhiễm cúm A 69
Bảng 3.8. Các loại thuốc kháng vi rút và hóa chất khử khuẩn 70
Bảng 3.9. Phân bố bệnh viện theo năng lực điều trị cho người bệnh mắc
cúm A 70
Bảng 3.10. Phân bố số cán bộ y tế trung bình tại các khoa, phòng liên
quan đến cúm A 71
Bảng 3.11. Số khoa tổ chức từ 1 khóa đào tạo trở lên về phòng, chống
cúm A cho cán bộ y tế 71
Bảng 3.12. Phân bố bệnh viện theo các hoạt động quản lý, chỉ đạo, xây
dựng kế hoạch phòng, chống cúm A 72
Bảng 3.13. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 73

Bảng 3.14. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về khái niệm bệnh cúm đại
dịch ở người (cúm A/H5N1) 74
Bảng 3.15. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về đường lây truyền cúm A
(cúm A/H5N1) 74
Bảng 3.16. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về chẩn đoán cúm đại dịch
76
Bảng 3.17. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về tiêu chuẩn chẩn đoán
một ca cúm đại dịch 77
Bảng 3.18. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về việc làm đầu tiên khi
xuất hiện người bệnh với biểu hiện bệnh hô hấp trong điều
kiện địa phương có dịch cúm ở gia cầm 78
Bảng 3.19. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về các bước điều trị suy hô
hấp cấp 79
Bảng 3.20. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về sự cần thiết điều trị hỗ
trợ suy hô hấp 80
Bảng 3.21. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về điều trị hỗ trợ người
bệnh cúm suy hô hấp 80
Bảng 3.22. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về các tiêu chuẩn xuất viện
80
Bảng 3.23. Phân bố cán bộ y tế theo thực hành về phương pháp báo cáo
cúm đại dịch 81
Bảng 3.24. Phân bố cán bộ y tế theo thực hành về biện pháp phòng lây
nhiễm cúm cho cán bộ y tế 82
Bảng 3.25. Phân bố cán bộ y tế theo thực hành về biện pháp đối với vấn
đề xử lý dụng cụ y tế, xử lý rác thải, trường hợp người bệnh tử
vong 82
Bảng 3.26. Các kênh truyền thông cung cấp thông tin về cúm đại dịch
cho cán bộ y tế 83
Bảng 3.27. Nguồn cung cấp thông tin về cúm đại dịch cho cán bộ y tế 84
Bảng 3.28. Nhu cầu của cán bộ y tế về tăng cường hoạt động truyền

thông về phòng, chống cúm đại dịch 84
Bảng 3.29. Hình thức truyền thông phòng, chống cúm được cán bộ y tế
ưa thích nhất 85
Bảng 3.30. Danh mục các trang thiết bị phòng, chống dịch cúm A đã
trang bị cho 3 bệnh viện can thiệp 86
Bảng 3.31. So sánh về năng lực điều trị cho người bệnh mắc cúm A 88
Bảng 3.32. So sánh về năng lực xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò
chức năng liên quan đến cúm đại dịch của bệnh viện 89
Bảng 3.33. So sánh các thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 90
Bảng 3.34. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về khái niệm bệnh cúm
đại dịch ở người 90
Bảng 3.35. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về đường lây truyền cúm
A 91
Bảng 3.36. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về các dấu hiệu chẩn
đoán cúm đại dịch 92
Bảng 3.37. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về tiêu chuẩn chẩn đoán
một ca cúm đại dịch 95
chẩn đoán một ca cúm đại dịch của nhóm can thiệp và nhóm chứng 96
Bảng 3.38. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về các bước điều trị suy
hô hấp cấp 97
Bảng 3.39. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về các tiêu chuẩn xuất
viện 97
Bảng 3.40. Chỉ số hiệu quả can thiệp của một số chỉ số trong bệnh viện và
cán bộ y tế 99
Kết quả bảng 3.1 thống kê về kết cấu hạ tầng chính của 6 bệnh viện tuyến
huyện tỉnh Quảng Ninh. Cả 6 bệnh viện điều tra đều có sơ đồ
kiến trúc và buồng/đơn vị cách ly điều trị cúm, 5/6 bệnh viện có
khu cách ly cúm riêng biệt tại bệnh viện, nhưng không bệnh viện
nào có buồng cách ly điều trị cúm áp lực âm. Có một nửa số
bệnh viện có hệ thống thông khí và buồng đệm trong buồng cách

ly, đồng thời có 2 bệnh viện sử dụng biển hiệu xanh, vàng, đỏ để
khoanh vùng đơn vị/buồng cách ly cúm. Nhiều bệnh viện huyện
có khu xử lý chất thải riêng cho khu vực cách ly 63
Trong nghiên cứu định tính, lãnh đạo bệnh viện Đa khoa huyện Vân Đồn
cũng cho biết “Trong thời gian qua, được sự quan tâm, hỗ trợ
của lãnh đạo tỉnh và Sở Y tế, Bệnh viện đã được trang bị khá đầy
đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đặc biệt trong phòng, chống cúm
đại dịch, tuy nhiên, do hiện nay, tình hình dịch đã qua giai đoạn
nguy hiểm, nên chúng tôi có lơ là thực hiện việc sử dụng các
biển hiệu mầu để khoanh vùng dịch” 64
Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa khu vực Bãi Cháy cũng cho biết: “Do bệnh viện
là một trong những cơ sở y tế chủ lực của tỉnh, do vậy được
trang bị và đầu tư cơ sở vật chất khá đầy đủ, đảm bảo đáp ứng
nhu cầu của người dân. Đặc biệt, nếu có đại dịch cúm xảy ra trên
địa bàn tỉnh, bệnh viện vẫn đủ khả năng tiếp nhận, khám và điều
trị cho người bệnh, đồng thời các trang thiết bị phòng, chống
cúm A, về cơ bản vẫn đáp ứng đầy đủ theo các quy định của Bộ
Y tế” 64
Bảng 3.2 cho thấy, cả 6/6 BV đều có hội đồng/ban và khoa/tổ đội chống
nhiễm khuẩn, có khu lưu giữ và xử lý chất thải y tế theo đúng
quy định Hầu hết các BV đều có bộ phận giặt là, có qui trình
thu gom, giặt, xử lý đồ vải lây nhiễm liên quan tới cúm A, có
đơn vị bảo trì trang thiết bị (5/6BV). Tuy nhiên, có 2/6 bệnh viện
có Khoa dinh dưỡng phục vụ cho người bệnh điều trị nội trú và
1/6 bệnh viện có Khoa dinh dưỡng đủ điều kiện phục vụ trong
trường hợp có dịch cúm A. Nguồn nước sử dụng tại 6 BV chủ
yếu là nước máy (4/6BV) và nước giếng khoan (2/6BV) 65
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, các khoa/tổ - đội chống nhiễm khuẩn của 6 bệnh
viện đều xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ,
hàng năm; xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm

khuẩn; quản lý hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, và phối hợp
các khoa, phòng, thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn
giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm
khuẩn. Khoảng 2/3 số bệnh viện làm đầy đủ các nội dung của
giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn 66
Theo kết quả bảng 3.5, tất cả các bệnh viện nghiên cứu không làm được 2 loại
xét nghiệm là PCR và Realtime PCR, chỉ có 2/6 bệnh viện nuôi
cấy được vi khuẩn và 1/6 bệnh viện làm được xét nghiệm đo
nồng độ khí trong máu động mạch tại khoa xét nghiệm và xét
nghiệm đo khí máu động mạch tại giường. Tuy nhiên, có 4/6
bệnh viện làm được xét nghiệm chụp X-quang và siêu âm tổng
quát tại giường 68
Lãnh đạo khoa xét nghiệm và chẩn đoán vi sinh, bệnh viện đa khoa Vân Đồn
cho biết “mặc dù bệnh viện đã được quan tâm đầu tư về cơ sở
vật chất và trang thiết bị, nhưng chúng tôi vẫn còn rất thiếu các
trang thiết bị cơ bản để làm một số xét nghiệm quan trọng trong
chẩn đoán cúm A” 68
Theo kết quả bảng 3.7, các bệnh viện còn thiếu các thiết bị bảo hộ phục vụ
phòng lây nhiễm cúm A. Hầu hết các bệnh viện có bộ trang phục
bảo hộ cá nhân, găng tay, kính bảo hộ (4/6BV) và khẩu trang
(5/6BV), nhưng ít bệnh viện có đủ áo choàng, mũ, ủng bảo hộ và
bọc giầy. Số lượng chung của từng loại thiết bị bảo hộ đã có đầy
đủ theo quy định và số lượng còn sử dụng được là gần bằng số
lượng các thiết bị bảo hộ mà các bệnh viện hiện có 70
Kết quả bảng 3.9 cho thấy, khi có dưới 10 người bệnh mắc cúm A nhập viện,
thì cả 6 bệnh viện đều có đủ năng lực điều trị; khi có từ 10 đến
dưới 50 người bệnh nhập viện, chỉ có 4 bệnh viện đủ năng lực
điều trị, nhưng khi có trên 50 người bệnh nhập viện, không bệnh
viện nào đủ năng lực 70
Theo kết quả bảng 3.10, số CBYT trung bình làm việc tại Khoa truyền nhiễm

bệnh viện tuyến huyện là thấp nhất (6,5 người), trong khi đó, tại
các khoa, phòng còn lại, số CBYT trung bình cao hơn và dao
động khoảng từ 9 người đến 15 người 71
Ý kiến của lãnh đạo một số bệnh viện và khoa, phòng cho biết “hiện nay, số
lượng nhân viên của chúng tôi chỉ đáp ứng được với nhiệm vụ và
chức năng hàng ngày của đơn vị, nhưng khi đại dịch bùng phát,
lưu lượng người bệnh mà tăng lên đột ngột, lại chịu sự điểu
chuyển nhân lực cho các khu, buồng điều trị cách ly thì con số
này là không đủ” 71
Về hoạt động đào tạo phòng, chống cúm A cho CBYT, tại bảng 3.11 cho thấy
rằng, các khoa liên quan đến cúm A gồm khoa truyền nhiễm, hồi
sức cấp cứu, khám bệnh, xét nghiệm và chống nhiễm khuẩn của
hơn nửa số bệnh viện tuyến huyện có tổ chức từ 1 khóa đào tạo
theo chuyên môn của khoa về cúm A cho CBYT, trong khi đó,
khoa nhi của cả 6 bệnh viện đều tổ chức được các khóa đào tạo
về cúm A 72
Một số ý kiến trong thảo luận nhóm cũng cho biết “trong khoa của chúng tôi,
gần như chỉ có bác sĩ và điều dưỡng được đi tập huấn về các lĩnh
vực chuyên môn, còn cán bộ khác thì rất ít” 72
Theo kết quả bảng 3.12, cả 6 bệnh viện đều thành lập Ban Chỉ đạo phòng,
chống cúm đại dịch, nhưng chỉ có 3/6 bệnh viện xây dựng kế
hoạch kiểm soát lây nhiễm cúm A và có hướng dẫn, tập huấn kế
hoạch này cho các nhân viên liên quan. Ngoài ra, 5/6 bệnh viện
có quy trình thông tin/báo cáo ca bệnh cúm A 72
Lãnh đạo bệnh viện đa khoa thị xã Cẩm Phả cho biết “vì tình hình cúm A
chưa đến mức nghiêm trọng ở địa phương, theo chúng tôi thì chỉ
cần triển khai thực hiện theo hướng dẫn và quy định của cơ quan
cấp trên, chưa cần thiết phải xây dựng kế hoạch kiểm soát lây
nhiễm riêng của bệnh viện” 72
Kết quả bảng 3.13 cho thấy, nhóm CBYT tại bệnh viện tuyến huyện được lựa

chọn vào điều tra chủ yếu tập trung ở lứa tuổi 20-29 (52,6%) và
từ 40 tuổi trở lên (29%), đồng thời tỷ lệ CBYT là nữ chiếm chủ
yếu (80,9%). Về trình độ chuyên môn, hầu hết CBYT là điều
dưỡng/y tá (58,6%), tiếp theo là bác sĩ (11,2%) và y sĩ (8,5%),
thấp nhất là bác sĩ chuyên khoa I (3,9%). Hầu hết các CBYT
đang công tác tại khoa Khám bệnh, Hồi sức cấp cứu và Truyền
nhiễm, số còn lại công tác tại các khoa gồm Nhi, Xét
nghiệm/chẩn đoán vi sinh và Chống nhiễm khuẩn 73
Bảng 3.14 cho thấy, hầu hết CBYT đều hiểu rằng, bệnh cúm đại dịch ở người
là do H5N1 gây ra (91,5%), có 71,1% CBYT cho rằng cúm đại
dịch có triệu chứng nhẹ/nặng về đường hô hấp và 57,9% CBYT
cho rằng cúm đại dịch ở người có tỷ lệ tử vong cao. Chỉ 3,3%
CBYT cho rằng cúm đại dịch là bệnh cảm cúm thông thường 74
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.15 cho thấy, phần lớn CBYT được điều tra đều
biết về các đường lây truyền cúm A do tiếp xúc người bệnh, tiếp
xúc gia cầm, tiếp xúc chất thải, ăn tiết canh gia cầm, ở gần
chuồng trại, ăn thịt, trứng gia cầm và vệ sinh môi trường kém
(khoảng 85,5% - 98%) 74
75
Biểu đồ 3.1 cho biết về kiến thức của CBYT về mức độ nguy hiểm của bệnh
cúm A. Tất cả CBYT đều nhận thức được sự nguy hiểm của cúm
A, tuy nhiên có sự nhận thức khác nhau về mức độ nguy hiểm.
Khoảng 2/3 số CBYT cho rằng, bệnh cúm A là rất nguy hiểm, số
còn lại cho rằng nguy hiểm và chỉ có 0,7% CBYT cho rằng ít
nguy hiểm 75
Kết quả bảng 3.19 cho thấy, kiến thức của CBYT về các bước điều trị suy hô
hấp cấp là khá cao. Hầu hết CBYT đều biết hướng dẫn điều trị
cúm của Bộ Y tế (92,2%), biết rằng cần phải đặt đầu cao 30 độ
trong phòng thoáng khí (90,8%), biết cần phải cung cấp oxy cho
tất cả người bệnh viêm phổi do vi rút có biểu hiện khó thở, giảm

độ bảo hòa oxy máu (82,9%). Hơn 75% CBYT cho rằng, người
bệnh cần thở CPAP khi tình trạng giảm oxy máu không được cải
thiện bằng các biện pháp thở oxy và 71,1% cho rằng cần thông
khí nhân tạo khi thở oxy hoặc thở CPAP không cải thiện tình
trạng giảm oxy máu 79
Bảng 3.20 đưa ra kết quả đánh giá kiến thức của CBYT về sự cần thiết hỗ trợ
điều trị suy hô hấp. Phần lớn CBYT đều cho rằng, cần thiết phải
điều trị hỗ trợ (93,4%), chỉ có 0,7% CBYT cho rằng không cần
và vẫn còn 5,9% CBYT không biết về kiến thức này 80
Bảng 3.21 cho thấy, tỷ lệ CBYT biết các kiến thức điều trị hỗ trợ người bệnh
cúm suy hô hấp là khá cao, có tới 92,1% CBYT biết rằng cần
phải hạ sốt, 83,5% CBYT cho rằng cần bảo đảm chế độ dinh
dưỡng, 87,5% CBYT cho rằng cần chăm sóc tốt và 75,6%
CBYT cho rằng cần truyền khối tiểu cầu khi có xuất huyết, tiểu
cầu <80.000/mm3 80
Theo kết quả bảng 3.22, CBYT đều biết 4 tiêu chí để quyết định cho một
người bệnh cúm đại dịch xuất viện gồm: hết sốt 1 tuần sau khi
hết liệu trình điều trị oseltamivir; thể trạng người bệnh tốt; các
xét nghiệm máu, X-quang tim, phổi ổn định và xét nghiệm vi rút
cúm đại dịch âm tính. Khoảng từ 40-80% CBYT biết về các tiêu
chí xuất viện, nhưng khi dựa vào các tiêu chí để cho xuất viện,
có khoảng 20% CBYT dựa vào 1 tiêu chí cho người bệnh xuất
viện, khoảng 15% CBYT dựa vào 2 tiêu chí, 24,3% CBYT dựa
vào 3 tiêu chí và có tới 40,8% CBYT dựa vào 4 tiêu chí 81
Kết quả bảng 3.23 cho thấy, hầu hết CBYT đều báo cáo ngay cho cấp quản lý
mình khi được kiểm tra thực hành (88,3%), nhưng có khoảng từ
5-6% CBYT báo cáo cơ quan quản lý cấp trên, báo cáo cho cấp
quản lý trực tiếp khi có kết quả 82
Bảng 3.26 cho thấy, CBYT nhận được thông tin về cúm đại dịch từ nhiều
kênh truyền thông khác nhau, tuy nhiên phương tiện truyền

thông phổ cập nhất vẫn là truyền hình như ti vi (100%), tiếp đến
là các phương tiện truyền thanh như đài, loa phát thanh, sách,
báo, tạp chí (87,5%). Chỉ có khoảng 1/3 đến 1/2 CBYT nhận
được thông tin về cúm qua các khóa tập huấn và hội thảo, sinh
hoạt khoa học 83
Bảng 3.27 cho thấy, nguồn cung cấp thông tin chính về cúm đại dịch là bệnh
viện (86,2%), tiếp theo là các nguồn khác gồm do tự tìm tòi,
nghiên cứu (71,7%), do Bộ Y tế cung cấp (73,7%), do Sở Y tế
cung cấp (78,3%). Các dự án quốc tế cũng là nguồn cung cấp
thông tin nhưng chiếm tỷ lệ thấp (18,4%) 84
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.28 cho thấy, phần lớn CBYT đều cho là cần
thiết tăng cường hoạt động truyền thông về phòng, chống cúm
đại dịch cho CBYT (97,4%), trong đó tập trung vào các nội dung
gồm mức độ nguy hiểm (90,8%), triệu chứng khi mắc bệnh cúm
(88,8%), đường lây truyền (92,1%), cách phát hiện và xử lý
(91,4%), kiến thức phòng bệnh trong bệnh viện (86,8%), kiến
thức phòng bệnh trong cộng đồng (86,8%) 84
Bảng 3.31 cho thấy, nhóm bệnh viện chứng không có sự thay đổi về năng lực
điều trị ở thời điểm trước và sau can thiệp và là tương tự như
nhóm can thiệp thời điểm trước can thiệp. Sự thay đổi rõ nhất là
ở nhóm bệnh viện can thiệp ở thời điểm sau can thiệp đã có đủ
năng lực điều trị cho người bệnh mắc cúm A ở tình huống khi có
trên 50 người bệnh nhập viện 88
của nhóm can thiệp và nhóm chứng thời điểm sau can thiệp 88
Biểu đồ 3.2 cũng tiếp tục cho thấy, với tình huống dưới 10 người bệnh mắc
cúm A nhập viện thì cả 2 nhóm bệnh viện đều đủ năng lực tiếp
nhận và điều trị, nhưng với tình huống từ 10-50 người bệnh nhập
viện thì cả 3/3 bệnh viện nhóm can thiệp đều đủ năng lực tiếp
nhận, trong khi chỉ có 2/3 bệnh viện nhóm chứng đủ năng lực
tiếp nhận và điều trị. Sự khác biệt rõ nhất giữa hai nhóm chính là

ở tình huống có trên 50 người bệnh cúm A nhập viện, có 1/3
bệnh viện nhóm can thiệp đủ điều kiện tiếp nhận và điều trị,
trong khi đó không bệnh viện nào trong nhóm chứng đủ điều
kiện này 89
Bảng 3.32 cho thấy, cả 3 bệnh viện nhóm can thiệp đều làm được xét nghiệm
PCR và Realtime PCR, trong khi cũng 3 bệnh viện này ở thời
điểm trước can thiệp và bệnh viện nhóm chứng thời điểm sau
can thiệp không làm được 2 xét nghiệm này. Đối với 3 xét
nghiệm gồm nuôi cấy vi khuẩn, đo nồng độ khí trong máu động
mạch tại khoa và tại giường thì 3/3 bệnh viện can thiệp đều đủ
năng lực làm, trong khi không bệnh viện nào trong nhóm can
thiệp thời điểm trước can thiệp làm được và chỉ có 1/3 bệnh viện
trong nhóm chứng thời điểm sau can thiệp làm được. Thời điểm
sau can thiệp, có 3/3 bệnh viện can thiệp chụp X-quang tại
giường và siêu âm tổng quát tại giường, trong khi có 2/3 bệnh
viện nhóm chứng làm được 2 xét nghiệm này 89
Theo kết quả bảng 3.33, mặc dù tỷ lệ CBYT ở hai nhóm can thiệp và nhóm
chứng ở cả thời điểm trước và sau can thiệp có sự chênh lệch
không nhiều về các đặc điểm gồm nhóm tuổi, giới tính và trình
độ chuyên môn 90
Bảng 3.34 cho thấy, ở thời điểm sau can thiệp, tỷ lệ CBYT cho rằng bệnh
cúm đại dịch là bệnh do H5N1, có triệu chứng hô hấp và có tỷ lệ
tử vong cao trong nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng
(97,3% và 90,9%; 93,3% và 75,3%; 97,3% và 71,4%). Tuy
nhiên, sự khác biệt kiến thức của CBYT về có triệu chứng hô
hấp và có tỷ lệ tử vong cao ở hai nhóm có ý nghĩa thống kê với
p<0,05 91
Ở nhóm can thiệp, thời điểm sau can thiệp, có 93,3% CBYT biết rằng bệnh
cúm đại dịch là bệnh có triệu chứng hô hấp (trước can thiệp là
70,7%); có 97,3% CBYT hiểu rằng, bệnh cúm đại dịch là bệnh

có tỷ lệ tử vong cao (trước can thiệp là 70,7%). Sự chênh lệch
này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 91
Theo số liệu bảng 3.35, ở thời điểm sau can thiệp, tỷ lệ CBYT có kiến thức về
đường lây truyền cúm A ở nhóm can thiệp là cao hơn so với
nhóm chứng, đặc biệt ở hai đường lây truyền là vệ sinh môi
trường kém và vệ sinh cá nhân kém với p<0,05 (90,7% và 74%;
94,7% và 84,4%) 92
Tỷ lệ CBYT ở nhóm can thiệp cũng có sự chênh lệch kiến thức về đường lây
truyền cúm A giữa hai thời điểm trước và sau can thiệp, tuy
nhiên, sự chênh lệch này chỉ có ý nghĩa thống kê ở hai đường lây
truyền là vệ sinh môi trường kém và vệ sinh cá nhân kém với
p<0,05 (sau can thiệp là 90,7% và 94,7%; trước can thiệp là 72%
và 86,7%) 92
94
trước và sau can thiệp 94
96
Tại thời điểm sau can thiệp, bảng 3.37 và biểu đồ 3.4 cho thấy, tỷ lệ CBYT
biết cả 3 tiêu chuẩn chẩn đoán nghi ngờ một ca cúm đại dịch ở
nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng một cách có ý nghĩa
với p<0,05 (86,7% và 66,2%). Kiến thức về cả 3 tiêu chuẩn chẩn
đoán có thể của CBYT ở nhóm can thiệp cũng cao hơn rõ rệt và
có ý nghĩa so với nhóm chứng với p<0,05 (89,3% và 40,2%).
Đối với kiến thức về tiêu chuẩn chẩn đoán xác định một ca cúm
đại dịch, tỷ lệ CBYT biết kiến thức này ở nhóm can thiệp cao
hơn so với nhóm chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p<0,05 (96,0% và 24,7%) 96
Đối với CBYT ở nhóm can thiệp, tỷ lệ CBYT có kiến thức về tiêu chuẩn chẩn
đoán nghi ngờ ở giai đoạn sau can thiệp cao hơn trước can thiệp
(86,7% và 51,7%) với p<0,05. Đặc biệt, kiến thức về tiêu chẩn
đoán có thể và tiêu chẩn đoán xác định, sau khi can thiệp, tỷ lệ

CBYT có những kiến thức này đã cao hơn rõ rệt so với giai đoạn
trước can thiệp và có ý nghĩa thống kê với p<0,05 97
Bảng 3.39 cho thấy, ở thời điểm sau can thiệp, CBYT biết các tiêu chuẩn xuất
viện như hết sốt 1 tuần sau liệu trình oseltamivir, thể trạng tốt và
xét nghiệm ổn định ở nhóm can thiệp cao hơn rõ rệt so với nhóm
chứng và có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (88,0% và 41,6%;
92,0% và 63,6%; 98,7% và 72,7%), với tiêu chuẩn xét nghiệm
cúm A/H5N1 âm tính thì có sự chênh lệch giữa hai nhóm nhưng
chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ CBYT dựa vào 1 tiêu
chí và 3 tiêu chí để cho người bệnh xuất viện giữa hai nhóm có
sự chênh lệch nhưng cũng chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tuy nhiên, tỷ lệ CBYT căn cứ vào 2 tiêu chí và 4 tiêu chí lại có
sự khác biệt rất rõ giữa hai nhóm và có ý nghĩa thống kê: 49,3%
CBYT ở nhóm can thiệp cho rằng cần dựa vào 2 tiêu chí để cho
người bệnh xuất viện và cao hơn so với nhóm chứng (13%);
6,7% CBYT ở nhóm can thiệp cho rằng cần dựa vào 4 tiêu chí
trong khi đó ở nhóm chứng là 41,6% 98
Ở nhóm can thiệp, tỷ lệ CBYT biết về các tiêu chuẩn gồm hết sốt 1 tuần sau
liệu trình oseltamivir và thể trạng tốt thời điểm sau can thiệp cao
hơn so với trước can thiệp với p<0,05. Tỷ lệ CBYT căn cứ vào 2
tiêu chí để cho người bệnh xuất viện thời điểm sau can thiệp cao
hơn rõ rệt so với thời điểm trước can thiệp với p<0,05, tuy nhiên,
tỷ lệ CBYT dựa vào 1 và 4 tiêu chí để cho người bệnh xuất viện
thời điểm sau can thiệp thấp hơn so với thời điểm trước can thiệp
với p<0,05 98
Đối với chỉ số về xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn, sau can thiệp, hiệu quả can
thiệp là 200%. Đối với chỉ số kiến thức về tiêu chuẩn chẩn đoán
cúm đại dịch, thì hiệu quả can thiệp là rất rõ rệt. Hiệu quả can
thiệp trong kiến thức về tiêu chuẩn chấn đoán nghi ngờ là 140%
và kiến thức về tiêu chuẩn chẩn đoán xác định là 392% 99

Quy chế bệnh viện đã quy định nhiệm vụ của bệnh viện gồm [10]: thứ nhất là
khám, chữa bệnh; thứ hai là đào tạo cán bộ; thứ ba là nghiên cứu
khoa học; thứ tư là chỉ đạo tuyến; thứ năm là phòng bệnh; thứ
sáu là hợp tác quốc tế; thứ bảy là quản lý kinh tế trong bệnh
viện. Theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BYT ngày 19 tháng 8
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị
cúm A/H5N1 về phân tuyến điều trị cúm A/H5N1 [18], các bệnh
viện tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực phải điều trị các
ca bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình và xử trí gồm đo SpO2,
chụp X-quang phổi, làm công thức máu, lấy mẫu xét nghiệm vi
rút, điều trị bằng Oseltamivir và kháng sinh điều trị viêm phổi,
oxy liệu pháp, thở máy không xâm nhập, cách ly tại bệnh viện,
hỗ trợ tuyến dưới và yêu cầu hỗ trợ của tuyến trên nếu cần. Với
chức năng và nhiệm vụ như trên, hệ thống bệnh viện tuyến
huyện cần phải được trang bị các trang thiết bị cần thiết phục vụ
cho điều trị cúm A 100
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ IV, chúng ta cần đa dạng hoá
việc cung ứng chăm sóc y tế, tức là bên cạnh việc khuyến khích
phát triển y tế tư nhân, phải đầu tư để phát triển, củng cố năng
lực của các bệnh viện do Nhà nước quản lý từ Trung ương đến
cơ sở [2]. Trên thực tế, nhằm củng cố năng lực bệnh viện, trong
các năm từ 2005-2008, Chính phủ đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng
cho việc nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho
phòng, chống cúm tại các bệnh viện, đặc biệt là hệ thống bệnh
viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Khi đại dịch cúm xảy ra và lây
lan nhanh tại Việt Nam, ngoài nguồn ngân sách đầu tư từ Chính
phủ, nhiều địa phương, trong đó, có tỉnh Quảng Ninh, đã tiếp tục
trang bị và bổ sung cho bệnh viện các tuyến một số trang thiết
bị, đặc biệt là máy thở và các thiết bị hồi sức cấp cứu, hồi sức hô
hấp, các thiết bị chẩn đoán, xét nghiệm và cải tạo, nâng cấp cơ

sở vật chất theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế 100
Tuy nhiên, để có những đánh giá khách quan, chúng tôi đã tiến hành điều tra
thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống cúm A của
6 bệnh viện tuyến huyện, tỉnh Quảng Ninh 101
Theo điều tra của chúng tôi, cả 6 bệnh viện tuyến huyện cơ bản đều đã sẵn
sàng cho việc tiếp nhận người bệnh cúm A, song về cơ sở vật
chất lại chưa đủ đáp ứng một khi dịch bùng phát với lưu lượng
người bệnh lớn. Cả 6 bệnh viện điều tra đều có sơ đồ kiến trúc
và buồng hoặc đơn vị cách ly điều trị cúm. Kết quả của chúng tôi
cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu đánh giá năng lực ứng
phó với dịch cúm của hệ thống bệnh viện các tuyến ở Việt Nam
năm 2009 [27] (96,2% bệnh viện tuyến huyện có sơ đồ kiến
trúc). Việc có sơ đồ kiến trúc và buồng/đơn vị cách ly điều trị
cúm tại bệnh viện mới chỉ giải quyết và đáp ứng khi dịch xảy ra
lẻ tẻ với quy mô nhỏ, còn khi dịch bùng phát thì cần thiết phải có
khu cách ly cúm riêng biệt tại bệnh viện. Trong 6 bệnh viện
huyện được điều tra, có 5 bệnh viện có khu cách ly cúm riêng
biệt tại bệnh viện và số liệu này cao hơn nhiều so với số liệu
chung toàn quốc (74%) [27]. Tỉnh Quảng Ninh với tiềm lực kinh
tế dồi dào, đã dành một khoản ngân sách khá lớn cho phát triển
hệ thống y tế các tuyến trong tỉnh, trong đó có tuyến huyện, do
vậy, việc hầu hết các bệnh viện huyện đều có khu cách ly cúm
riêng biệt cũng là điều có thể giải thích được 101
Tuy nhiên, không bệnh viện huyện nào có buồng cách ly điều trị cúm áp lực
âm. Kết quả này cũng là thực trạng chung của các bệnh viện
tuyến huyện (chỉ có 4,4% bệnh viện tuyến huyện trong toàn quốc
có buồng điều trị cúm áp lực âm) [27]. Một thực tế hiện nay và
cũng đúng như nhận định của một số cán bộ lãnh đạo bệnh viện
khi trả lời phỏng vấn sâu, đó là năng lực cán bộ sử dụng, vận
hành những thiết bị hiện đại còn khá hạn chế, đặc biệt là cán bộ

ở tuyến huyện và xã. Chính vì những hạn chế này, mà không
một bệnh viện huyện nào trong 6 bệnh viện điều tra có buồng
điều trị áp lực âm 101
Việc sử dụng biển hiệu xanh, vàng, đỏ để khoanh vùng đơn vị/phòng cách ly
cúm không được phổ biến ở các bệnh viện tuyến huyện. Theo
kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 2 trong 6 bệnh viện
huyện có sử dụng biển hiệu xanh, vàng, đỏ để khoang vùng đơn
vị/buồng cách ly cúm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả
đánh giá trong toàn quốc, chỉ có 36,4% bệnh viện tuyến huyện
có sử dụng biển hiệu trên. Các cuộc thảo luận nhóm và phỏng
vấn sâu cho thấy, việc sử dụng biển màu khoang vùng có xuất
xứ từ năm 2004 theo chỉ thị của Bộ Y tế khi dịch H5N1 xuất
hiện. Khi ấy, với tính chất nguy hiểm của dịch, việc thực hiện
khoanh vùng có biển màu được thực hiện nghiêm ngặt. Nhưng
sau này, khi dịch cúm A/H5N1 lùi dần và dịch cúm A/H1N1
xuất hiện, do dịch cúm này ít nguy hiểm nên nhiều bệnh viện
không còn sử dụng biển màu nữa. Do vậy, chỉ còn một số bệnh
viện tuyến huyện sử dụng biển màu khoang vùng là có thể giải
thích được. Tuy nhiên, hiện nay, với sự biến đổi liên tục của các
chủng cúm, chúng ta không thể dự báo trước được tính chất
nguy hiểm của mỗi loại, do vậy, mỗi bệnh viện vẫn cần phải tiếp
tục nghiêm túc thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế trong
phòng, chống dịch cúm nói chung và cúm A nói riêng 102
Kết quả của chúng tôi cho thấy, các bệnh viện tuyến huyện đều đã thành lập
Hội đồng hoặc Ban và khoa hoặc tổ đội chống nhiễm khuẩn, đều
có khu lưu giữ và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định, có
máy phát điện sẵn sàng phục vụ khi mất điện, có bộ phận giặt là,
có qui trình thu gom, giặt, xử lý đồ vải lây nhiễm liên quan tới
cúm A và đơn vị bảo trì trang thiết bị. Như vậy, ngoài những cơ
sở vật chất chính, nhìn chung các bệnh viện tuyến huyện đã có

đầy đủ các cơ sở vật chất khác theo đúng quy định phục vụ cho
phòng và điều trị cúm A. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả
chung ở tuyến huyện trong toàn quốc (60-70%) [27]. Quảng
Ninh là một tỉnh thu hút một lượng khách du lịch khá lớn và đây
cũng là nguồn thu quan trọng của tỉnh, do vậy, lãnh đạo tỉnh
luôn quan tâm, đầu tư cho bệnh viện các tuyến, đặc biệt trong
phòng, chống các dịch bệnh lây lan nguy hiểm, nhằm đảm bảo
cho tỉnh Quảng Ninh là một nơi đến an toàn và không dịch bệnh
đối với khách du lịch 102
Tuy nhiên, dịch vụ cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện chưa
được coi trọng. Theo kết quả của chúng tôi, chỉ có 2 trong 6
bệnh viện tuyến huyện có Khoa dinh dưỡng phục vụ cho người
bệnh điều trị nội trú, trong đó chỉ có 1 Khoa dinh dưỡng đủ điều
kiện phục vụ trong trường hợp có dịch cúm A. Thực trạng này
cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trong toàn quốc, đó là chưa
đến một nửa bệnh viện trong toàn quốc có khoa/bộ phận dinh
dưỡng phục vụ người bệnh điều trị nội trú và chưa đến 32%
bệnh viện có Khoa dinh dưỡng có đủ điều kiện phục vụ khi có
dịch cúm A. Thực tế, hiện nay, khi khám bệnh, chữa bệnh, cả
người bệnh, CBYT và bệnh viện mới chỉ quan tâm và tập trung

×