Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu tác dụng an thần và độc tính của cao chiết lạc tiên tây (passiflora incamata l) trên chuột nhắt trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 96 trang )


1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM THÀNH ĐOÀN
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH




BÁO CÁO NGHIỆM THU



NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG AN THẦN VÀ ĐỘC TÍNH
CAO CHIẾT LẠC TIÊN TÂY (Passiflora incarnata L.)
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: DS. VŨ THỊ HIỆP




THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 05 / 2013


2
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Tên đề tài: Nghiên cứu tác dụng an thần và độc tính của cao chiết Lạc tiên tây


(Passiflora incarnata L.) trên chuột nhắt trắng.
Chủ nhiệm đề tài: DS. Vũ Thị Hiệp
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Phát Triển khoa học và Công nghệ trẻ
Thời gian thực hiện: Tháng 12 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012
Kinh phí đƣợc duyệt: 80.000.000 đ
Kinh phí đã cấp: 72.000.000 theo TB số: 207 TB-SKHCN ngày 20/12/2011
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng một số tiêu chuẩn hóa lý cao chiết Lạc tiên tây
- Nghiên cứu tác dụng an thần của cao chiết Lạc tiên tây trên chuột nhắt trắng
- Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trƣờng diễn của cao chiết Lạc tiên tây
trên chuột nhắt trắng.
Nội dung nghiên cứu:
Công việc dự kiến
Công việc đã thực hiện
Tiêu chuẩn nguyên liệu Lạc tiên tây
Xác định độ tro, độ ẩm, vi phẫu, định
tính, định lƣợng flavonoid toàn phần và
vitexin
Chiết cao dƣợc liệu
Cao đặc Lạc tiên tây
Xây dựng một số tiêu chuẩn lý hóa cao
đặc Lạc tiên tây
Xác định độ tro, độ ẩm, định tính, định
lƣợng flavonoid toàn phần, vitexin
Thử độc tính cấp và độc tính bán trƣờng
Xác định đƣợc D
max
, bảng kết quả huyết

3

diễn của cao chiết Lạc tiên tây trên
chuột nhắt trắng
học, sinh hóa, mô học sau thử nghiệm
60 ngày
Thử tác dụng an thần trên mô hình chữ
thập nâng cao
Bảng kết quả thực nghiệm an thần ở liều
1/5 D
max
và liều 1/10 D
max
trên mô hình
chữ thập nâng cao


Nghiên cứu tác dụng hiệp đồng với
thiopental
Đánh giá tác dụng an thần và giải lo âu
của cao chiết Lạc tiên tây trên chuột
nhắt trắng với mô hình hiệp đồng với
barbituric ở liều 1/10
Dmax
và 1/5
Dmax

Nghiên cứu tác dụng an thần với mô
hình đen trắng.
Nghiên cứu tác dụng an thần trên mô
hình đen trắng: Bảng kết quả thực
nghiệm an thần ở liều 1/5 D

max
và liều
1/10 D
max

Xử lý số liệu, báo cáo kết quả
Số liệu đƣợc xử lý thống kê, báo cáo
toàn văn.



4
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trung tâm Phát Triển Khoa Học
và Công Nghệ Trẻ đã tài trợ và giúp đỡ cho nghiên cứu thực hiện thành công.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy GS.TS Nguyễn Minh Đức và
các thầy cô trong hội đồng xét duyệt đề cƣơng, nghiệm thu đề tài đã dành thời gian
đóng góp ý kiến và giúp tôi hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này.
Xin cảm ơn Trung tâm Nghiên Cứu và Sản Xuất Dƣợc liệu Miền Trung đã cung
cấp nguyên liệu cho tôi hoàn thành nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS Nguyễn Phƣơng Dung và các thầy cô, anh chị
đồng nghiệp tại Khoa Y Học Cổ Truyền – Đại Học Y Dƣợc TPHCM đã luôn giúp
đỡ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu tại Khoa.
Xin cám ơn các anh chị, cán bộ tại sở Khoa Học Công Nghệ và Thành Đoàn
TPHCM đã nhiệt tình hƣớng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, thầy cô đồng
nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.










5
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Mở đầu: Lạc tiên tây (Passiflora incarnata L.) là một dƣợc liệu an thần, giải lo âu
có trong Dƣợc điển Châu Âu và hiện nay đã đƣợc trồng thành công ở Việt Nam
theo tiêu chuẩn VietGap. Nhƣng cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào về
tác dụng dƣợc lý và độc tính của Lạc tiên tây trồng tại Việt Nam.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng an thần giải lo âu và độc tính của cao chiết Lạc tiên
tây trên chuột nhắt trắng.
Nội dung: Xác định một số tiêu chuẩn hóa lý của dƣợc liệu và cao chiết Lạc tiên
tây (độ tro, độ ẩm,soi bột, định tính, định lƣợng flavonoid toàn phần và vitexin).
Nghiên cứu độc tính cấp (xác định LD
50
, D
max
) và độc tính bán trƣờng diễn của
cao chiết Lạc tiên tây. Đánh giá tác dụng an thần, giải lo âu của chuột nhắt trắng
bằng mô hình chữ thập nâng cao ,tác dụng hiệp đồng với thiopental và mô hình đen
trắng.
Kết quả: Lạc tiên tây không thể hiện độc tính ở liều 3,2g/kg . Ở liều 150mg /kg
Lạc Tiên tây thời điểm sau 30 phút tác dụng an thần giải lo âu trên thử nghiệm mô
hình chữ thập nâng cao.Thử trên mô hình kéo dài thời gian ngủ của thiopental và
chữ thập nâng cao, liều LTT300 thời điểm sau 60 phút cho chuột uống thuốc có
tác dụng an thần giải lo âu. Thử nghiệm trên mô hình đen trắng, liều LTT150 thể
hiện tác dụng giải lo âu. Nghiên cứu độc tính bán trƣờng diễn cho thấy không làm

thay đổi số lƣợng hồng cầu, AST, ALT… nhƣng lại làm thay đổi chỉ số ure ,
creatinin và hình ảnh mô học gan thận.
Kết Luận: Lạc tiên tây đã thể hiện tác dụng an thần giải lo âu trên chuột nhắt trắng
ở liều 300mg/kg trên mô hình kéo dài thời gian ngủ của thiopental, cả hai liểu thử
nghiệm đều thể hiện tác dụng giải lo âu trên mô hình chữ thập nâng cao ở liều

6
150mg/k.Thử nghiệm trên mô hình đen trắng, liều 150mg/kg thể hiện tác dụng an
thần giải lo âu.
Từ khóa: Passiflora Incarnata L. , an thần giải lo âu, mô hình chữ thập nâng
cao,hiệp đồng với thiopental, mô hình đen trắng ,chuột nhắt trắng, LD
50

ABSTRACT
Background: Passiflora incarnata L., which is a sedative and anxiolytic herb in
the European Pharmacopoeia, has been grown successfully in Vietnam by VietGap
standards. However, there has no research so far on the pharmacological and
toxicological effects of this herb grown in Vietnam.
Objective: Our research is aimed to evaluate the sedative and anxiolytic effects of
Passiflora incarnata L. on mice.
Method: In this research, some physicochemical standards of Passiflora incarnata
L. and its extract (ash, moisture, identification, quantitative and total flavonoid
vitexin) were determined. Acute toxicity (LD
50
, D
max
value) and sub acute toxicity
of P. incarnata extract were also studied. In addition to, the sedative and anxiolytic
effects of Passiflora incarnata L. on mice were examined by using three trials:
synergistic effect with thiopental in increasing mice’s sleeping time, advanced

cross and light- dark test box model.
Result: P. incarnata did not expressed the toxicity at the dose 3.2 g / kg. In
advanced cross model, after taking 30 minutes, P. incarnata had the effects of
sedative and anxiolytic at the dose of 150 mg / kg. P. incarnata has also shown the
sedative and anxiolytic effects at the dose of 300 mg/kg in two other models. Due
to sub acute toxicity study, P. incarnate did not change the number of red blood
cells, AST, ALT However, there were some changes in the urea, creatinine
values and mice’s histology images of liver and kidney.

7
Conclusion: Passiflora incarnata L. exhibited the sedative and anxiolytic effects
on mice at the doses of 150 mg / kg and 300 mg/kg in various trials.
Key words: Passiflora incarnata L., sedative, anxiolytic, mice, light- dark test
box.





8
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 16
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 18
1. MẤT NGỦ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 18
1.1 Định nghĩa giấc ngủ 18
1.2 Phân loại mất ngủ 19
1.3 Điều trị mất ngủ 22
2. MẤT NGỦ THEO QUAN ĐIỂM YHCT 24
2.1 Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh
[]

25
2.2 Một số bệnh cảnh thƣờng gặp 25
3. GIỚI THIỆU LẠC TIÊN TÂY 27
3.1 Đặc điểm thực vật 27
3.2 Những nghiên cứu về Lạc tiên tây 28
4. MỘT SỐ MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM TÁC DỤNG AN THẦN GIẢI LO ÂU
VÀ GÂY NGỦ TRÊN THỰC NGHIỆM 34
4.1 Mô hình chữ thập nâng cao 34
4.2 Thử nghiệm tác dụng kéo dài thời gian ngủ của thiopental 35
4.3 Mô hình đen trắng (light – dark test) 35
4.4 Mô hình môi trƣờng mở 36
CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 Tiêu chuẩn dƣợc liệu và cao chiết 37
2.1.1 Nguyên liệu nghiên cứu 37
2.1.2 Hóa chất và thiết bị 37
2.1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 37
2.2 Chiết xuất cao và khảo sát tiêu chuẩn cao Lạc tiên tây 43
2.2.1 Chiết xuất cao 43

9
2.2.2 Khảo sát một số tiêu chuẩn 43
2.3 Thử độc tính cấp 49
2.3.2 Súc vật thử nghiệm 49
2.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 49
2.4 Thử tác dụng hiệp đồng với thiopental 54
2.4.1 Súc vật thử nghiệm 54
2.4.2 Hóa chất 54
2.4.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 54
2.5 Thử tác dụng an thần giải lo âu với mô hình chữ thập nâng cao 55
2.5.1 Súc vật thử nghiệm 55

2.5.2 Hóa chất 55
2.5.3 Dụng cụ thí nghiệm 55
2.5.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 56
2.5.5 Điều kiện thí nghiệm 57
2.6 Thử tác dụng an thần giải lo âu với mô hình đen trắng 57
2.6.1. Súc vật thử nghiệm 57
2.6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 57
2.7. Thử độc tính bán trƣờng diễn 58
2.7.1 Súc vật thử nghiệm 58
2.7.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 58
2.8 Phƣơng pháp thống kê xử lý số liệu 59
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 60
3.1 Tiêu chuẩn dƣợc liệu 60
3.2. Chiết xuất và khảo sát tiêu chuẩn cao Lạc tiên tây 68
3.2.1 Chiết xuất cao Lạc tiên tây 68
3.2.2. Khảo sát chỉ tiêu chất lƣợng của cao Lạc tiên tây 69
3.3. Kết quả thử nghiệm độc tính và tác dụng an thần của cao Lạc tiên tây 75

10
3.3.1. Độc tính cấp 75
3.3.2. Kết quả thử nghiệm tác dụng hợp đồng của cao Lạc tiên tây với
Thiopental 76
3.3.3. Kết quả thử nghiệm tác dụng an thần giải lo âu với mô hình chữ thập
nâng cao 77
3.3.4 Kết quả thử nghiệm mô hình hai ngăn sáng tối 80
3.3.5 Kết quả thử nghiệm độc tính bán trƣờng diễn 81
Nhận xét chung 83
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 87
4.1 Kết luận 87
4.2. Đề nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
HÌNH ẢNH THỬ NGHIỆM 96


11
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALT : Alanime Aminotransferase
AST : Aspartate aminotransferase
DĐVN : Dƣợc Điển Việt Nam
D
max
: Dose Maximun
HCL : Acid hydrochloric
LD50 : Lethal dose 50
NaOH : Natri hydroxyd
SEM : Standard Error of Mean (sai số chuẩn của số trung bình)
SD : standard Derivatives (độ lệch chuẩn)
TP : Thành phần
TT : Thuốc thử
DL : Dƣợc liệu
SKLM : Sắc ký lớp mỏng
DM : Dung môi
MH : Mô hình
PP : phƣơng pháp
LTT150 : Liều Lạc tiên tây 150mg/kg
LTT300 : Liều Lạc tiên tây 300mg/kg
CTNC : Chữ thập nâng cao

12

EtOAC : Ethyl Acetate
MeOH : Methanol
GABA : Gamma amino butyric acid
FDA : Food and Drug Administration

13
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các hành vi của chuột cần chú ý trong thời gian theo dõi…… 52
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát độ ẩm dƣợc liệu Lạc tiên tây…………………………60
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát độ tro toàn phần của dƣợc liệu Lạc tiên tây………….60
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát độ tro không tan trong HCl của DL LTT…………….60
Bảng 3.4 Kết quả định lƣợng flavonoid toàn phần theo phƣơng pháp cân ………65
Bảng 3.5 Kết quả định lƣợng flavonoid toàn phần theo vitexin………………… 67
Bảng 3.6 Bảng tóm tắt kết quả kiểm nghiệm DL Lạc tiên tây………………… 68
Bảng 3.7 Kết quả khảo sát độ ẩm cao chiết Lạc tiên tây…………………………69
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát tro toàn phần cao chiết Lạc tiên tây………………….69
Bảng 3.9 Kết quả định lƣợng flavonoid toàn phần theo phƣơng pháp cân cao chiết
Lạc tiên tây……………………………………………………………………….73
Bảng 3.10 Kết quả định lƣợng flavonoid toàn phẩn theo vitexin cao chiết Lạc tiên
tây…………………………………………………………………………………74
Bảng 3.11 Kết quả thử nghiệm độc tính cấp của cao Lạc tiên tây……………….76
Bảng 3.12Kết quả thử nghiệm tác dụng kéo dài thời gian ngủ của thiopental……76
Bảng 3.13 Kết quả khảo sát mô hình Chữ thập nâng cao ……………………… 77
Bảng 3.14 Kết quả thử nghiệm tác dụng an thần giải lo âu MH sáng tối ………80
Bảng 3.15 Bảng trị số huyết học và sinh hóa chuột sau 60 ngày uống thuốc…….82


14
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hình ảnh dƣợc liệu Lạc tiên tây…………………………………………27

Hình 2.1 Hình ảnh mô hình Chữ thập nâng cao………………………………… 56
Hình 2.2 Hình ảnh mô hình sáng tối …………………………………………… 56
Hình 3.1 Hình ảnh soi bột dƣợc liệu Lạc tiên tây ……………………………… 62
Hình3.2 Hình ảnh vi phẫu là Lạc tiên tây
……………………………………………………………………………………60
Hình 3.3 HÌnh ảnh vi phẫu thân dƣợc liệu Lạc tiên tây …………………………64
Hình 3.4 Sắc ký đồ flavonoid trong dƣợc liệu Lạc Tiên Tây ……………………65
Hình 3.5 Hình ảnh đỉnh hấp thu cực đại Vitexin trong methanol
……………………………………………………………………………………66
Hình 3.6:Hình ảnh hấp thu cực đại Vitexin trong mẫu nguyên liệu Lạc tiên tây
……………………………………………………………… ………………….67
Hình 3.7 :Sắc ký đồ flavonoid trong cao qua hệ DM toluene – ethyl acetat……70
Hình 3.8 : Sắc ký đồ flavonoid trong cao chiết bằng PP SKLM hệ DM n butanol –
acid acetic – nƣớc…………………………………………………………………71
Hình 3.9 : sắc ký đồ flavonoid trong cao chiết bằng PP SKLM hệ DM ethyl acetat
- methanol – nƣớc và hệ DM ethyl acetat – acid formic – nƣớc ……………… 72
Hình 3.10 :Hình ảnh hấp thu cực đại Vitexin trong methanol ……………………73
Hình3.11:Hình ảnh hấp thu cực đại Vitexin trong mẫu thử………………………74
Hình 3.12 Biểu đồ so sánh tác dụng kéo dài thời gian ngủ mê của thiopental… 77

15
Hình 3.13 Biểu đố so sánh số lần ra nhánh mở CTNN thời điểm 30 phút sau uống
thuốc………………………………………………………………………………79
Hình 3.14 Biểu đồ so sánh số lần ra nhánh mở trên mô hình CTNN thời điểm sau
60 phút uống thuốc……………………………………………………………… 80
HÌnh 3.15Biểu đồ so sánh số lần ra ngăn sáng của chuột nhắt……………………81
Hình 3.16 Biểu đồ so sánh tổng thời gian chuột lƣu lại ngăn sáng……………….81
Hình 3.17 Hình ảnh mô học thận của chuột nhắt lô thử nghiệm………… …… 83
Hình 3.18 Hình ảnh mô học gan thận của chuột nhắt lô chứng………… 83


16
MỞ ĐẦU
Chứng mất ngủ tại Mỹ chiếm tỷ lệ khoảng 33 – 50 % dân số trƣởng thành
[39]
, ở Việt Nam, theo một số ngƣời đến khám vì mất ngủ chiếm 10 – 20% ở
chuyên khoa thần kinh
[14].
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nữ nhiều hơn nam,
ngƣời già nhiều hơn ngƣời trẻ. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Bích Huyên – trƣởng
phòng chăm sóc giấc ngủ của trungt âm Sức khỏe cộng đồng TP HCM cho biết,
một khảo sát tại TP HCM trên 800 ngƣời cho thấy có 20% số ngƣời đƣợc khảo sát
bị mất ngủ
[14]
. Các yếu tố nguy cơ của mất ngủ có thể kể đến nhƣ tuổi tác, giới nữ,
bệnh lý đi kèm, lạm dụng thuốc và các chất gây nghiện, thay đổi công việc, stress
trong cuộc sống và gia đình
…[39] [17] [29]
. Tác động tích lũy lâu dài của mất ngủ có
liên quan đến dàng loạt các hậu quả của sức khỏe nguy hiểm, bao gồm gia tăng
nguy cơ huyết áp, đái tháo đƣờng, béo phì, nhồi máu cơ tim, và đột quỵ, còn có thể
là nguyên nhân hoặc là yếu tố làm nặng các bệnh lý khác nhƣ gia tăng tần suất
trầm cảm, lo âu, Alzheimer, động kinh, đột quỵ…
[22] [29] [30] [34] [40] [22]
.Ngoài ra mất
ngủ còn có tác động kinh tế quan trọng. Hàng tỷ đô lai một năm đƣợc chi cho các
chi phí y tế trực tiếp liên quan đến khám bác sĩ, dịch vụ bệnh viện, dƣợc phẩm kê
đơn và không cần kê đơn, cũng nhƣ các chi phí gián tiếp khác
[21] [40]
.So với ngƣời
khỏe mạnh, cá nhân bị mất ngủ nam tính giảm năng suất lầm việc, có nhu cầu

chăm sóc sức khỏe lớn hơn và khả năng tăng các chấn thƣơng, ví dụ ngƣời ta ƣớc
tính có khoảng 110.000 chấn thƣơng liên quan đến mất ngủ và 5.000 ca tử vong
mỗi năm do tai nạn giao thông
[2]
. Nhiều phƣơng pháp vệ sinh giấc ngủ khác
thƣờng kém hiệu quả, thời gian điều trị và theo dõi kéo dài, trung bình với các
nhóm thuốc an thần và gây ngủ chủ yếu là nhóm bezodiazepin gây ra nhiều tác
dụng phụ nghiêm trọng nhƣ: dị ứng, độc tính trên gan và máu, ác mộng, lo âu, tăng
kích động, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, giảm tập trung hoặc suy giảm trí nhớ, chứng
quên, ảo giác, mất phối hợp vận động, hƣng cảm, trầm cảm, tự tử hoặc làm dụng

17
thuốc …
[6] [15] [16] [23] [24] [22] [28] [35]
Từ thực tế đó, việc tìm các phƣơng pháp điều trị
hiệu quả ít hoặc không gây tác dụng phụ, giảm chi phí y tế là rất cần thiết.

Trong khi nguồn nguyên liệu thuốc đến từ tự nhiên vô cùng phong phú. Rất nhiều
bài thuốc cũng nhƣ dƣợc liệu đã đƣợc ghi nhận và chứng minh có tác dụng an thần
giải lo âu nhƣ bài thuốc Toan táo nhân thang, shu sa an thần hoàn, một số dƣợc
liệu đã đƣợc nghiên cứu nhƣ Bình vôi, vông nem…
[25]
.Đặc biệt trong đó Lạc tiên
tây (Passiflora incarnata L.) một loài cây đã đƣợc trồng thành công ở Phú Yên,
Việt Nam với quy mô mở rộng đạt tiêu chuẩn VietGAP. Lạc tiên tây đƣợc ghi nhận
trong dƣợc điển Châu Âu có tác dụng an thần giải lo âu và đã đƣợc sử dụng tại
Châu Âu từ những năm 1938, bên cạnh đó đã có những chứng minh Lạc tiên tây
không có độc tính .Cho nên tác dụng an thần giải lo âu của Lạc tiên tây có nhiều ƣu
điểm hơn so với một số dƣợc liệu khác.
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu độc tính cấp và bán

trƣờng diễn, tác dụng an thần giải lo âu của cao chiết cây Lạc tiên tây đƣợc trồng
tại Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam.
Gồm các mục tiêu cụ thể sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu Lạc tiên tây.
- Chiết xuất cao đặc Lạc tiên tây
- Xây dựng tiêu chuẩn cao chiết Lạc tiên tây
- Đánh giá tác dụng an thần giải lo âu bằng mô hình chữ thập nâng cao, mô
hình đen trắng và mô hình hiệp đồng thiopental trên chuột nhắt trắng.
- Thử độc tính cấp và bán trƣờng diễn của cao chiết Lạc tiên tây trên chuột
nhắt trắng.


18
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. MẤT NGỦ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1 Định nghĩa giấc ngủ
Đƣợc chẩn đoán mất ngủ khi thỏa cả 3 tiêu chuẩn sau đây:
- Than phiền có khó khăn bắt đầu giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, hoặc thức dậy quá
sớm, hoặc không giúp phục hổi sức khỏe hoặc là giấc ngủ kém chất lƣợng.
- Khó ngủ ở trên xuất hiện mặc dù có cơ hội và hoàn cảnh thích hợp để có thể có
giấc ngủ ngon.
- Ít nhất một dạng suy giảm chức năng ban ngày liên quan đến sự khó khăn khi ngủ
ban đêm đƣợc thông báo bởi bệnh nhân:
o Mệt mỏi, khó chịu
o Suy giảm sự chú ý, tập trung trí nhớ.
o Rối loạn trong hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp hoặc kết quả học tập kém.
o Rối loạn khí sắc kích thích
o Buồn ngủ vào ban ngày
o Giảm động lực, năng lƣợng sống, hoặc giảm sự chủ động.
o Lỗi/ tai nạn tại nơi làm việc hoặc trong khi lái xe.

o Căng thẳng, đau đầu, hoặc các triệu chứng tiêu hóa xuất hiện do cơ thể đáp
ứng lại tình trạng thiếu ngủ.
o Mối quan tâm hay lo lắng về giấc ngủ.

19
1.2 Phân loại mất ngủ
Theo phân loại quốc tế về rối loạn giấc ngủ xuất bản lần thứ 2 (ICSD – 2) phân
chia mất ngủ thành 8 dạng nhƣ sau
o Mất ngủ cấp tính (Acute insomnia)
Mất ngủ cấp tính kéo dài hơn 3 tháng và liên quan đến các yếu tố căng thẳng có
thể nhận dạng đƣợc.
Mất ngủ thƣờng đƣợc phát sinh sau khi có một sự thay đổi trong môi trƣờng
ngủ (ví dụ ngủ trên giƣờng khách sạn, hoặc ngủ ở bệnh viện) trƣớc hoặc sau một
sự kiện quan trọng của cuộc đời, ví dụ nhƣ đổi nghề nghiệp, mất một ngƣời thân
yêu, bệnh tật, hoặc lo lắng về thời hạn công việc hoặc kỳ thi. Tăng thời gian tiềm
thời của giấc ngủ, thức thƣờng xuyên khi ngủ, và thức giấc sớm hơn vào buổi sáng
đều có thể xảy ra. Hồi phục nói chung là nhanh chóng, thƣờng là trong vòng một
vài tuần khi yếu tố căng thẳng đƣợc loại bỏ hoặc khi cá nhân tự thích nghi.
o Mất ngủ do rối loạn sinh lý (Psychophysiological insomnia)
Là một rối loạn hành vi, trong đó bệnh nhân lo lắng với nhận thức của bản thân
không có khả năng để ngủ đủ vào ban đêm. Rối loạn giấc ngủ này khởi đầu giống
nhƣ bất kỳ mất ngủ cấp tính nào khác, tuy nhiên, thói quen ngủ kém và lo âu liên
quan đến giấc ngủ vẫn còn kéo dài sau khi biến cố ban đầu đƣợc loại bỏ. Những
bệnh nhân này bị thức nhiều hơn bởi chính những lỗ lực của bản thân để ngủ hoặc
bởi môi trƣờng xung quanh và do vậy, mất ngủ thành một phản ứng có điều kiện
hoặc học hỏi. Ở thời điểm bất chợt, mặc dù không cố gắng để ngủ hoặc khi ra khỏi
nhà, bệnh nhân có khi lại dễ ngủ hơn. Mặc dù những bện nhân này quan tâm và
tập trung nhiều vào các vấn đề giấc ngủ, nhƣng họ không bị chứng lo âu toàn thể,
rối loạn ám ảnh hoặc các rối loạn tâm thần khác.
o Mất ngủ nghịch thƣờng (Paradoxical insomnia)


20
Bệnh nhân mất ngủ nghịch thƣờng luôn than phiền mất ngủ, thậm chí do đa ký
giấc ngủ về đêm cho thấy các giai đoạn giấc ngủ dƣờng nhƣ là bình thƣơng. Nhƣng
bệnh nhân này luôn đánh giá quá cao thời gian họ phải bỏ ra để vào giấc ngủ và
đánh giá quá thấp tổng thời gian ngủ của họ. Bệnh nhân mất ngủ nghịch thƣờng có
hoạt động điện não tần số cao và tăng tỷ lệ chuyển hóa toàn bộ cơ thể trong khi
ngủ, gợi ý có sự tăng kích hoạt hệ thống thần kinh trung ƣơng trong khi ngủ.
o Mất ngủ tự phát (Idiopathic insomnia)
Mất ngủ tự phát bắt đầu từ trong giai đoạn nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ, và xảy ra ở
khoảng 1% hoặc ít hơn ở tuổi vị thanh niên. Bệnh nhân gặp khó khăn suốt đời
trong việc khởi phát và duy trì giấc ngủ, dẫn đến suy giảm chắc năng vào ban
ngày. Nguyên nhân của hội chứng này không rõ, tuy nhiên nhiều bệnh nhân có
bệnh sử khiếm khuyết trong việc học hỏi, hoặc rối loạn tăng động thiếu tập trung
trong thời thơ ấu mà không có sự thiếu hụt thần kinh nào đẻ xác định đƣợc.mất ngủ
tự phát chỉ có thể chẩn đoán đƣợc khi những bệnh lý thần kinh, bệnh lý y khoa
khácvà các vấn đề tâm thần đã đƣơec loại trừ
o Vệ sinh giấc ngủ không đầy đủ (Inadequate slepp hygiene)
Vệ sinh giấc ngủ là thói quen duy trì hoặc thúc đẩy quá trình ngủ ngon. Bệnh
nhân bị mất ngủ liên quan đến vệ sinh giấc ngủ không đủ có hoạt động cuộc sống
hàng ngày không có lợi cho giấc ngủ đạt chất lƣợng và sự tỉnh táo vào ban ngày.
Sau đây là những ví dụ vệ sinh giấc ngủ không đầy đủ:
- Thời biểu ngủ thất thƣờng, không theo quy luật (thời điểm ngủ và thức dậy
thất thƣờng, thời gian nằm trên giƣờng lâu, ngủ trƣa nhiều và thƣờng xuyên )
- Thƣờng xuyên sử dụng các chất gây rối loạn giấc ngủ (rƣợu, cafein, nicotine)
trƣớc khi ngủ.

21
- Những hoạt động có tính kích thích về mặt tinh thần hoặc thể chất trƣớc khi đi
ngủ.

Thƣờng xuyên sử dụng giƣờng ngủ hoặc phòng ngủ cho các hoạt động không
liên quan đến giấc ngủ (ví dụ lập kế hoạch, ăn vặt, đọc sách, xem ti vi ), không
duy trì một môi trƣờng ngủ thoải mái (ví dụ nhƣ ồn ào, quá nóng hoặc quá lạnh )
o Mất ngủ kết hợp (Comorbid insomnia)
Mất ngủ mạn tính và rối loạn tâm thần thƣờng cùng tồn tại. Trong một nghiên
cứu, gần 45% bệnh nhân mất ngủ mạn tính cũng có tình trạng rối loạn tâm thần
nhƣ trầm cảm, lo âu.
Mất ngủ còn là một yếu tố dự báo lạm dụng chất, bao gồm cả rƣợu và các chất
gây nghiện khác.
Bệnh lý thần kinh: gây sự gián đoạn giấc ngủ thông qua cả hai cơ chế gián tiếp
và không đặc hiệu (ví dụ đau trong thoái hóa đốt sống cổ hoặc đốt sống thắt lƣng)
hoặc bằng cách làm suy giảm cấu trúc thần kinh trung ƣơng tham gia khởi phát và
kiểm soát giấc ngủ: bệnh lý Parkinson, bệnh Alzheimer, múa vờn Huntington.
Các bệnh lý khác liên quan đến mất ngủ ví dụ nhƣ do cơn đau man tính từ các
bệnh lý về khớp (viêm khớp dạng thấp) hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính , suy tim. Hoặc mất ngủ cũng có thể là kết quả của việc sử dụng các loại thuốc
điều trị các bệnh lý này nhƣ glucocorticoids, theophylline, đồng vận adrenergic,
thuốc lợi tiểu Mất ngủ có thể gây ra bởi nhiều loại thuốc nhƣ các chất kích thích
hệ thống thần kinh trung ƣơng (caffeine ) các chất kích thích hô hấp (thophylline
) các thuốc chẹn kênh canxi, thuốc gây chán ăn, thuốc chống trầm cảm (nhƣ
thuốc chống trầm cảm ba vòng, ức chế monoamine oxidase, ức chế tái hấp chọn
lọc serotonin, norepinephrine và dopamine) đối kháng beta (propranolol,
metoprolol, pindolol) glucocorticoids (prednison và cortisol). Các dạng rối loạn

22
giấc ngủ khác liên quan đến mất ngủ nhƣ: hội chứng nhƣng thở khi ngủ, hội chứng
chân không yên, rối loạn cử động chi có chu kỳ rối loạn nhịp sinh học.
o Mất ngủ hành vi của trẻ nhỏ (behavioral insomnia of children)
Mất ngủ hành vi trẻ nhỏ mô tả trong trƣờng hợp trẻ em cần có những điều kiện
cụ thể mới ngủ, chẳng hạn nhƣ sự hiện diện của cha mẹ, hoặc đồ chơi yêu thích. Sự

vắng mặt của các đối tƣợng này gây khởi phát giấc ngủ hoặc khó khăn để dỗ trẻ
ngủ.
o Mất ngủ dạng khác, không xác định (Unspecified insomnia)
Mất ngủ không xác định khi không xếp loại phù hợp với bất kỳ loại nào kể trên.
1.3 Điều trị mất ngủ
1.3.1 Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy)
Đƣợc chứng minh là có hiệu quả trong điều trị mất ngủ mạn tính do nhiều
nguyên nhân. Mặc dù thuốc có thể có tác dụng điều trị mạnh hơn, nhƣng liệu pháp
nhận thức – hành vi có hiệu quả gây ngủ về lâu dài tốt hơn khi so với điều trị thuốc
đơn độc. Khả năng hạn chế của điều trị nhận thức – hành vi là cần nguồn nhân lực
đƣợc huấn luyện và đủ nhân lực để theo dõi, hƣớng dẫn cho từng bệnh nhân trong
những đợt liệu trình điều trị
o Liêu pháp kích thích – hạn chế
Chỉ đi nằm trên giƣờng khi buồn ngủ.
Chỉ sử dụng phòng ngủ cho mục đích để ngủ và quan hệ sinh lý.
Di chuyển sang phòng khác khi không thể ngủ đƣợc sau 15 đến 20 phút đọc
sách hoặc làm những động tác yên tĩnh khác, và quay lại giƣờng chỉ sau khi cảm
thấy buồn ngủ, lặp lại nếu cần thiết.

23
Có thời gian biểu thức dậy đều đặn bất kể khoảng thời gian ngủ.
Tránh ngủ trƣa kéo dài vào ban ngày.
o Liệu pháp ngủ hạn chế
Giảm thời gian nằm trên giƣờng để đạt đến mức tổng thời gian ngủ ƣớc tính (tối
thiểu 5 giờ)
Tăng thời gian nằm trên giƣờng 15 phút mỗi tuần đến khi hiệu suất ngủ ƣớc
tính (tỷ lệ giữa thời gian ngủ và thời gian nằm trên giƣờng) đạt ít nhất 90% .
o Liệu pháp thƣ giãn
o Liệu pháp nhận thức
Giáo dục để thay đổi những đức tin hoặc quan điểm không đúng về ngủ nhƣ

ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm thì cần cho sức khỏe.
o Vệ sinh giấc ngủ
Điều chỉnh những yếu tố bên ngoài có ảnh hƣởng đến giấc ngủ nhƣ nhiệt độ
phòng, sử dụng rƣợu, nicotine hoặc cafeine, thiếu luyện tập thể dục, hoặc tập quá
nhiều trƣớc khi ngủ, âm thanh có chu kỳ đều của đồng hồ đầu giƣờng, môi trƣờng
xung quanh không yên tĩnh (tiếng ngáy của bạn đời, tiến ồn xe cộ )
1.3.2 Điều trị bằng thuốc
Thuốc an thần gồm 2 nhóm chính: Benzodiazepin (nhƣ Triazolam,
Estozolam, Temazepam, ) và nhóm Non – benzodiazepin (bao gồm Zolpidem,
Zolpidem tartrate, Zaleplon, Eszipiclone)
Cơ chế tác dụng: Thụ thể benzodiazepin trên thần kinh trung ƣơng có liên hệ
chặt chễ về chức năng với thụ thể của hệ thống dẫn truyền GABA (gama amino

24
butyric acid) Sau khi gắn với thụ thể, benzodiazepin tăng tác dụng ức chế dẫn
truyền GABA trong não.
Thuốc ngủ nhóm Non – Benzodiazepin ít gây lệ thuộc thuốc, dung nạp và
hội chứng cai thuốc nhƣng có thể liên quan đến khả năng mất ngủ dội ngƣợc và
phản ứng quên khi sử dụng liều cao.
Thuốc đồng vận thụ thể melatonin nhƣ Ramelteon đƣợc FDA phê chuẩn để
điều trị mất ngủ do khó đi vào giấc ngủ. Những thuốc hỗ trợ giấc ngủ bán không
cần kê đơn khác nhƣ kháng histamin (Diphenhydramine) có thể làm giảm tiềm thời
ngủ nhƣng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, nhƣ an thần vào ban ngày, suy giảm
nhận thức. Thuốc kháng histamin không đƣợc phê duyệt trong sử dụng hỗ trợ ngủ
và hiệu quả lâu dài vẫn chƣa đƣợc chứng minh. Mặc dù FDA không phê duyệt chỉ
định nhƣng liều thấp thuốc chống trầm cảm thƣờng dùng điều trị mất ngủ.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng nhƣ amitriptyline và doxepin có thể cải
thiện hiệu quả gây ngủ nhƣng có khả năng gây tác dụng phụ kháng cholinergic, an
thần vào ban ngày, làm chậm giấc ngủ REM, gây ra những giấc mơ nhiễu loạn
trong giấc ngủ REM. Các phƣơng thuốc thảo dƣợc khác nhau đƣợc đề nghị, nhƣng

chỉ có chiết xuất Valerian là có tác dụng gây ngủ có thể đƣợc giả định.
2. MẤT NGỦ THEO QUAN ĐIỂM YHCT
Mất ngủ đƣợc mô tả trong chứng thất niên theo Y học cổ truyền là tình trạng có thể
là không đi vào giấc ngủ ngay đƣợc, hoặc khi ngủ thì dễ vào giấc nhƣng trong đêm
dễ thức giấc và không ngủ lại đƣợc, hoặc lúc ngủ lúc tỉnh hoặc thức trắng đêm
không chợp mắt đƣợc.

25
2.1 Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh
[]

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh thƣờng là do suy nghĩ quá độ (tình chí) làm tâm
tỳ hƣ yếu, hoặc can thận âm hƣ là tƣớng hỏa vƣợng, hoặc lo lắng mệt mỏi, nhọc
quá độ làm Tâm đởm hƣ hoặc đàm thấp ủng trệ là Vị bất hòa
2.2 Một số bệnh cảnh thƣờng gặp
2.2.1 Tâm tỳ huyết hƣ
Triệu chứng: Cả đêm không ngủ hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, hoặc mộng nhiều dễ tỉnh,
hồi hộp, hay quên, ngƣời mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sắc không nhuận, lƣỡi
nhạt, rêu mỏng, mạch tế nhƣợc.
Cơ chế bệnh sinh: Do suy nghĩ quá độ làm tổn thƣơng tâm tỳ, huyết hƣ không nuôi
đƣợc tâm, tỳ kém không sinh đƣợc huyết, huyết hƣ càng khó phục hồi, do đó tâm
không an và gây mất ngủ kéo dài.
Điều trị bệnh chứng: Dùng Quy tỳ hoàn (Tế sinh phong) để bổ dƣỡng tâm tỳ, sinh
huyết.
2.2.2 Tâm huyết âm hƣ
Triệu chứng: Hƣ phiền mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, tâm thần suy nhƣợc,
mộng tinh, quanh miệng lở loét, mạch tế sác.
Cơ chế bệnh sinh: Do âm hƣ huyết không nuôi dƣỡng đƣợc tâm, làm suy giảm
chắc năng tâm chủ thần minh.
Điều trị: Dùng bài Thiên vƣơng bổ tâm đơn (Nhiếp sinh bí mẫu) để bổ ích tâm âm.

2.2.3. Tâm hỏa thƣợng cang
Triệu chứng: Khó ngủ, mới ngủ đƣợc thì tỉnh. Tâm phiền, miệng khô, đầu váng tai
ù, ngũ tâm phiền mệt, lƣỡi đỏ mạch tế sác.

×