Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận môn quản trị dự án tái chế thủy tinh từ rác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.39 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ DỰ ÁN
ĐỀ TÀI
TÁI CHẾ THỦY TINH TỪ RÁC
GIẢNG VIÊN: PHAN THỊ THU HƯƠNG
SINH VIÊN :
1. Văn Thị Phương An
2. Nguyễn Đặng Anh Kiệt
3. Phan Minh Hải
TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2012
QUẢN LÝ DỰ ÁN
MÔ TẢ DỰ ÁN
Trong tình hình xã hội ngày một phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày
càng tăng, kéo theo đó là lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng lớn.
Trong khi đó, nguồn nguyên vật liệu để xản xuất các vật dụng cho con người thì có
giới hạn, nên chúng ta cần có những phương pháp để tận dụng nguồn nguyên vật liệu đã
qua sử dụng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất và môi sinh.
Với ý tưởng tạo ra những sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường từ đầu vào đến
đầu ra, và tận dụng các nguồn rác thải chúng tôi đã tìm hiểu và xây dựng dự án sản xuất
thủy tinh từ rác.
Phương pháp này sử dụng các nguồn rác thải từ các hộ dân và công nghiệp làm
nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là những chai, lọ và các vật liệu khác bằng thủy tinh. Đây
là nguồn nguyên liệu rất dễ tìm, giá thành rất rẻ, đồng thời cũng giải quyết được vấn đề xử
lý rác thải, một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay.
Theo các chuyên gia công nghiệp thủy tinh, tái chế rác thủy tinh sẽ tiết kiệm được
đáng kể nguyên liệu.
Dự án này của chúng tôi bao gồm 3 thành viên
1. Văn Thị Phương An
2. Nguyễn Đặng Anh Kiệt
3. Phan Minh Hải


Công ty AKH sẽ xây dựng thêm một nhà máy sản xuất cho loại sản phẩm mới tại
Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore. Một khu công nghiệp luôn tạo điều kiện phát triển
tốt nhất cho doanh nghiệp, ngoài ra khu cũng khá gần thành phố, nên chi phí vận chuyển
sẽ được giảm xuống và làm giảm lượng hàng tồn kho.
Dự kiến dự án sẽ kéo dài trong 1 năm, chúng tôi sẽ tiến hành khởi công dự án vào
tháng 1/2012 và sẽ hoàn thành vào tháng 1/2013.
1
MỤC TIÊU DỰ ÁN
Định nghĩa thủy tinh
Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha
trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn.
Thủy tinh được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, làm vật chứa (chai, lọ, cốc, chén, ly, tách
v.v) hay vật liệu trang trí.
Mục đích của việc tái chế thủy tinh
Khi vật dụng thủy tinh ngày càng trở nên phổ biến, thì việc tìm ra nguồn nguyên
liệu sản xuất cũng cần phải được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy,tái sinh thủy tinh là một
phương pháp hữu hiệu vừa để giảm chi phí cho nguồn nguyên liệu sản xuất thủy tinh vừa
giảm thiểu được lượng rác thải thủy tinh góp phần gây ô nhiễm môi trường.
Dự án được triển khai nhằm mục tiêu mở rộng thị trường của công ty cổ phần
AKH, sử dụng công nghệ mới để tung ra thị trường những sản phẩm thủy tinh chất lượng,
đa dạng, với giá thành hợp lý, từ đó thu hút thị phần và tăng doanh thu của công ty. Sau
khi hoàn tất dự án, công ty AKH dự kiến sẽ tăng doanh thu 15% so với năm 2011, và tăng
thị phần 8% so với năm 2011.
2
BẢN TUYÊN BỐ HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN
• Tên dự án: Sản xuất thủy tinh từ rác thải
• Tên nhà tài trợ
 Công ty tài chính.
 Ngân hàng.
 Quỹ bảo vệ môi trường.

• Ngày thực hiện: 01/2012 – 01/2013
• Quản lý dự án: Ban QLDA công ty cổ phần AKH
• Khách hàng dự án: Công ty cổ phần sản xuất Nước giải khát ABC
• Mục tiêu:
Tăng doanh thu 15% so với năm 2011, và tăng thị phần 8% so với năm 2011
• Mô tả dự án:
Áp dụng công nghệ mới sản xuất thủy tinh từ nguồn nguyên liệu mới, rẻ và
thân thiện với môi trường là rác thải.
• Yêu cầu về dự án:
Đảm bảo tiến độ, cung cấp đủ số lượng sản phẩm cho khách hàng, đảm bảo
sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng đã thỏa thuận với khách hàng.
• Rủi ro:
1. Máy móc, thiết bị
2. Trình độ chuyên môn của nhân viên vận hành máy
3. Tài chính cho dự án
4. Chất lượng sản phẩm
5. Tiến độ của dự án
3
• Tóm tắt các cột mốc quan trọng:
- Hoạch định dự án
- Xác định mục tiêu, thời gian, nguồn lực
- Lập tiến độ
- Xây dựng nhà máy
- Lắp đặt thiết bị
- Vận hành
- Nghiệm thu
• Nhân sự:
- Văn Thị Phương An Trưởng Ban QLDA
- Nguyễn Đặng Anh Kiệt Thành viên
- Phan Minh Hải Thành viên

• Ngân sách:
- Ngân sách của công ty: 75%
- Nguồn tài trợ: 25%
• Thông qua:
Chữ ký Trưởng Ban QLDA Chữ ký nhà tài trợ
Ngày Ngày
4
CẤU TRÚC PHÂN CHIA CÔNG VIỆC (WBS)
Mã hạng
mục
Công việc cấp 1 Công việc cấp 2 Mô tả
A Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường về loại
sản phẩm sắp sản xuất (các đặc
tính liên quan đến sản phẩm)
B Xây dựng nhà máy
B1 Tổ chức đấu thầu và
chọn thầu
B2 Xây dựng
C Lắp đặt máy móc,
thiết bị
Trang bị các máy móc phù hợp
với công nghệ sản xuất mới
C1 Tổ chức đấu thầu và
chọn thầu
C2 Lắp đặt máy móc thiết
bị
D Lắp đặt hệ thống điện,
nước
D1 Tổ chức đấu thầu và
chọn thầu

D2 Hệ thống cung cấp điện
D3 Hệ thống cung cấp
nước
E Nghiệm thu Nghiệm thu các hạng mục xây
dựng, thiết bị, điện nước
F Đưa vào thử nghiệm
đến khi sử dụng
Mã hạng
mục
Tên hạng mục Thời gian kỳ
vọng( tuần)
Chi phí thực hiện
(ngàn đồng)
Thời điểm bắt
đầu
A Nghiên cứu thị trường 1 3000 Bắt đầu ngay
5
B Xây dựng nhà máy 18 630000
B1 Tổ chức đấu thầu và
chọn thầu
4 30000 Bắt đầu ngay
B2 Tiến hành xây dựng 14 600000 Sau B1
C Lắp đặt máy móc, thiết
bị
6 130000 Sau B
C1 Tổ chức đấu thầu và
chọn thầu
4 30000 Sau B2
C2 Lắp đặt máy móc thiết
bị

2 100000 Sau C1
D Lắp đặt hệ thống điện,
nước
8 580000 Sau B
D1 Tổ chức đấu thầu và
chọn thầu
4 30000 Sau B
D2 Hệ thống cung cấp điện 2 250000 Sau D1
D3 Hệ thống cung cấp
nước
2 300000 Sau D1
E Nghiệm thu 2 120000 Sau D
F Đưa vào thử nghiệm
đến khi sử dụng
2 100000 Sau D
SƠ ĐỒ TRÁCH NHIỆM
Mã số công việc Các thành viên trong đội Các thành viên chủ chốt
bên ngoài
Trưởng ban
QLDA
Thành viên 1 Thành viên 2 Nhà tài trợ Chuyên gia
A A R S/N
B
B1 R S/N
B2 A R S
C
C1 R S/N A C
6
C2 S R A C
D

D1 R S/N C
D2 A R S C
D3 A R S C
E R S S A
F A S R C
R: Trách nhiệm N: Thông báo
S: Hỗ trợ A: Chấp nhận
C: Tư vấn
Mô hình quản lý được lựa chọn là mô hình “Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án”
Nguyên nhân chọn mô hình quản lý “Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án”:
1. Chủ đầu tư có kiến thức chuyên môn về quản lý dự án.
Chủ đầu tư
Ban QLDA
Bộ máy QLDA
Dự án
Đăng

hoạt
động
Nhà thầu 1 Nhà thầu 2 Nhà thầu 3
7
2. Dự án có quy mô vừa (Tổng mức đầu tư chưa đến 3 tỷ đồng).
3. Công nghệ của dự án không quá phức tạp và đã được chủ đầu tư nghiên cứu, nắm bắt.
8
BẢNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NGUỒN LỰC
Mã hạng mục Số nhân
công
Hoạt động có
trước
Thời gian thực

hiện (tuần)
Công cụ hỗ trợ
A 4 4 Bảng khảo sát
B Nhà thầu Quy trình và mẫu
hồ sơ
B1 4
B2 14
C Nhà thầu A, B Quy trình và mẫu
hồ sơ, các yêu cầu
kỹ thuật
C1 A, B 4
C2 C1 2 Máy móc, thiết bị
D Nhà thầu A, B Quy trình và mẫu
hồ sơ
D1 A, B 4
D2 D1 2 Hệ thống điện
D3 D1 2 Hệ thống nước
E
5 A, B, C, D
2 Biên bản nghiệm
thu
F
5 A, B, C, D
2 Hồ sơ theo dõi quá
trình thử nghiệm
9
TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (SƠ ĐỒ GANT)
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
A
B1

B2
C1
C2
D1
D2
D3
E
F
10
BẢNG BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
Nhân viên: Ngày báo cáo hàng tuần (cuối tuần):
Số giờ làm việc các công tác được phân công theo kế hoạch
Mã CV Mô tả Số
giờ
/tuần
%Mức độ
hoàn thành
Ngày hoàn
thành kế hoạch
Ngày hoàn
thành dự
báo
1.1.1.0
1.1.2.0
Cộng
Số giờ làm việc của các công tác không phân công theo kế hoạch:
Mã CV Mô tả Số giờ
/tuần
%Mức độ hoàn
thành

Được đề nghị bởi
2.1.1.0
2.1.2.0
Cộng
11
BIỂU MẪU PHÁT HIỆN RỦI RO
Lĩnh vực Rủi ro Giải pháp phát hiện Giải pháp tác động
Đầu tư mua
sắm máy
móc, thiết bị
- Khả năng thu hồi vốn
đầu tư thấp
- Rủi ro do hao mòn vô
hình: do sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật gây
ra
- Rủi ro do đầu tư mua
sắm thiết bị không
đồng bộ dẫn đến việc
làm chậm quá trình đưa
máy móc thiết bị vào sử
dụng, gây ứ đọng vốn
đầu tư và kéo theo các
ảnh hưởng lớn khác
đến dự án.
- Rủi ro do thiếu thông
tin, kinh nghiệm trong
việc đầu tư mua sắm
trang thiết bị nên phải
sử dụng công nghệ lạc

hậu
- Tìm hiểu kỹ trước khi
quyết định mua máy.
- Theo dõi các tiến độ
làm việc để không gậy
chậm trễ cho quá trình
sản xuất.
- Tham khảo ý kiến của
các chuyên gia đầu ngành
về lĩnh vực đầu tư trang
thiết bị.
- Nghiên cứu và sữa
chữa kịp thời các sai
sót khi phát hiện.
Trình độ
chuyên môn
của nhân
viên vận
hành máy
móc, thiết bị
- Không có sự phù hợp
giữa trình độ của người
sử dụng và máy móc
công nghệ mới: máy
móc thiết bị hiện đại
trong khi người công
nhân chưa được đào
tạo, chưa biết cách thao
tác hoặc chưa thành
- Nâng cao trình độ cho

người lao động (tài trợ
các khóa học ngắn hạn
cho công nhân viên).
- Cử nhân viên đi học
để về phổ biến lại cho
các công nhân viên
khác.
- Thuê chuyên gia về
máy móc, thiết bị
hướng dẫn trực tiếp
cho người lao động
trên máy.
12
thạo, các điều kiện bảo
trì chưa đảm bảo.
- Khả năng thực tế của
máy móc thiết bị và
người sử dụng: công
suất hoạt động của máy
móc thiết bị mới nhiều
khi chưa thể xác định
chính xác ngay từ đầu;
năng suất lao động của
người công nhân hay
kỹ thuật viên điều
khiển các máy móc
thiết bị mới đó chưa đạt
yêu cầu trong thời gian
đầu sử dụng.
- Điều kiện khí hậu ở

Việt Nam có thể đem
đến các rủi ro làm cho
máy móc thiết bị dễ hư
hỏng nên không thực
hiện đúng chế độ bảo
quản.
- Tìm hiểu và nghiên cứu
kỹ những thông số kỹ
thuật máy móc, xét xem
sự phù hợp của máy móc
với trình độ người lao
động trước khi tiến hành
sản xuất.
- Nâng cao công tác
bảo quản và bảo trì
máy móc, thiết bị
trong suốt quá trình sử
dụng.
Tài chính - Không kêu gọi được - Lập báo cáo thuyết - Nhanh chóng kêu gọi
13
đủ vốn đầu tư cho dự
án.
- Rủi ro khi vay vốn
mạo hiểm hay phân
chia quyền điều hành
dự án.
minh về dự án thật hoàn
chỉnh để thu hút vốn đầu
tư.
- Xem xét, chọn lựa thật

kỹ trước khi mời nhà tài
trợ tiềm năng tham dự
buổi thuyết trình về dự án
các chủ đầu tư khác
tham gia.
- Chấp nhận tăng lợi
ích cho các nhà tài trợ
cho dự án.
Chi phí - Chi phí xây dựng và
đầu tư tăng gây ảnh
hưởng đến giá bán.
- Kiểm soát chặt chẽ các
chi phí xây dựng cũng
như chi phí sản xuất
trong suốt quá trình.
- Lập quỹ dự phòng cho
dự án.
- Tiến hành tính toán
và cắt giảm chi phí
cho phù hợp.
- Cân nhắc và tính
toán kỹ trong việc sử
dụng quỹ dự phòng
Chất lượng
sản phẩm
- Sản xuất sản phẩm
không đáp ứng được
nhu cầu thị trường.
- Sản xuất sản phẩm sai
với tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Tăng cường công tác
nghiên cứu và phân tích
thị trường để xác định và
dự báo nhu cầu phù hợp
với người tiêu dung.
- Thường xuyên kiểm tra
máy móc thiết bị, dây
chuyền công nghệ sản
xuất.
- Tiến hành chỉnh sửa,
thu hồi hoặc tái sản
xuất đối với lô hàng bị
lỗi hoặc không đáp
ứng nhu cầu.
- Kiểm tra và sửa chữa
ngay các thiết bị máy
móc bị hư hỏng để kịp
thời sản xuất.
- Điều chỉnh dây
chuyền công nghệ sản
xuất cho phù hợp.
Tiến độ - Dự án bị trễ tiến độ do
nguồn lực giới hạn
- Định kỳ cập nhật tiến
độ của các hạng mục
- Lập kế hoạch quản lý
tiến độ
- Điều chỉnh tiến độ
theo tình hình thực tế
Nguồn lao

động
- Người lao động không
nắm rõ nguyên tắc
trong sản xuất gây nên
lỗi cho các sản phẩm.
- Nâng cao công tác
tuyển dụng lao động (đề
ra các tiêu chí tuyển dụng
phù hợp nhu cầu)
- Áp dụng bảo hiểm
trong đền bù thiệt hại
cho người lao động.
14
- Người lao động không
cẩn thận hay do lỗi máy
móc thiết bị.
- Nâng cao ý thức và phổ
biến các nội quy trong
quá trình sản xuất đối với
người lao động.
- Xây dựng hợp đồng lao
động chặt chẽ.
Mua hợp đồng bảo hiểm
tai nạn lao động.
- Tiến hành xử lý
nghiêm khắc vi phạm
của người lao động
theo nguyên tắc đề ra
trong hợp đồng.
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN

• Các thành viên đến từ các đơn vị khác nhau, chưa quen cách làm việc của nhau nên sự
phối hợp lúc đầu còn gặp trở ngại,
• Các thành viên đều phải đảm trách cùng lúc công việc của Ban QLDA và công việc
chuyên môn của mình, chịu nhiều áp lực trong công việc,
• Dự án áp dụng công nghệ mới, đòi hỏi các thành viên phải cập nhật kiến thức có liên quan
đến công nghệ mới.
GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN CẢI TIẾN
• Tạo sự liên kết giữa các thành viên trước khi khởi sự dự án, bằng những buổi gặp mặt,
trao đổi thân mật,
• Gia tăng các phúc lợi cho các thành viên Ban QLDA, như giảm khối lượng công việc
chuyên môn, tăng phụ cấp, …
• Tập huấn về công nghệ mới, mời chuyên gia hỗ trợ về kỹ thuật.
15

×