Tải bản đầy đủ (.doc) (217 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 Nâng cao học kỳ 2 trọn bộ đúng PPCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.89 MB, 217 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
Tiết 73 + 74 Đọc văn
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
Trương Hán Siêu
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Qua hoài niệm về quá khứ, thấy được niềm tự hào về truyền thống của dân tộc
và tư tưởng nhân văn của tác giả với việc đề cao vai trò, vị trí của con người
trong lịch sử.
- Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú và những nét đặc sắc về nghệ thuật
của Phú sông Bạch Đằng
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm
kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
+ Thơ Hai-cư là thể loại thơ như thế nào ? Trình bày vài nét về nhà thơ Ma-su-ô
Ba-sô ? Đọc ba bài thơ của ông và phân tích để thấy vẻ đẹp của nó ?
1
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
+ Trình bày vài nét về nhà thơ Yô-sa Bu-son ? Đọc ba bài thơ của ông và phân
tích để thấy vẻ đẹp của nó ?
- Giới thiệu bài mới:
Có phải dòng sông nghìn năm trước
Mang mang bờ nước
phất phơ lau


trắng ngọn cờ trận mạc
hay hồn linh thiên cổ
đợi ta nơi bờ vắng Bạch Đằng
tất cả còn đây
đất trời sông nước
sao chẳng thấy ai lạnh lẽo nhân gian
Ơi anh hùng
ơi thi sĩ
ơi quan… dân
lớp lớp sóng lớp lớp người chìm vào đất nước
bờ xa thấp thoáng hình nhân
đất không hiểm
2
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
vi vu đạo đức hài hòa
thuận lẽ hồng hoang bờ cõi hồn thiêng sông núi cùng ta
lớp lớp kình dương xương khúc
thiên thư sông trải vô cùng
thi nhân ngao du sơn thủy
mai sau biết có còn không ?
Bài thơ trên được gợi từ cái tên Bạch Đằng lịch sử, từ thi sĩ họ Trương tài
hoa. Chúng ta cùng tìm hiểu Bạch Đằng giang phú – một tác phẩm bất hủ của
Trương Hán Siêu.
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc tiểu dẫn sgk
- Trình bày những nét
chính về cuộc đời của

tác giả Trương Hán
Siêu ?
I. Đọc – hiểu văn bản
1. Tác giả
- Trương Hán Siêu (? – 1354)
- Quê: làng Phúc Am, phủ Yên Khánh (nay Ninh
Bình)
- Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, sinh thời
được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
- Từng giữ chức Hàn lâm học sĩ, làm môn khách của
Trần Hưng Đạo, có công lớn trong hai lần đánh giặc
Nguyên - Mông.
2. Văn bản
3
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- GV dựa vào phần tri
thức đọc – hiểu để
giúp HS tìm hiểu thể
loại
- Thử xác định bố cục
của bài phú và nêu nội
dung từng phần ?
- Hãy xác định chủ đề
của bài phú?
- Dựa vào phần tiểu
dẫn, cho biết hoàn
cảnh sáng tác của bài
phú ?
a. Thể loại:

- Phú là thể văn Trung Quốc thịnh hành vào thời nhà
Hán, dùng lối văn có nhịp điệu, nhằm miêu tả, trình
bày sự vật để biểu hiện tư tưởng tình cảm của tác giả,
- Bốn loại chính:
+ Cổ phú: dùng hình thức “chủ – khách đối đáp”,
không đòi hỏi đối, cuối bài kết bằng thơ.
+ Bài phú: dùng hình thức biền văn, câu văn 4, 6, 8
chữ sóng đôi với nhau.
+ Luật phú (thời Đường): chú trọng đối, vần  hạn
chế, gò bó.
+ Văn phú (thời Tống): tương đối tự do, có dùng câu
văn xuôi.
- Phú sông Bạch Đằng: cổ phú
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Sông Bạch Đằng: nơi Ngô Quyền chống quân Nam
Hán, Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên – Mông,
một di tích lịch sử lừng danh được nhiều nhà thơ lấy
làm cảm hứng sáng tác.
- Bài phú viết khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên – Mông.
c. Hệ thống cấu tứ của bài phú
- Viết theo lối kể chuyện khách quan.
- Người viết xây dựng nhân vật “khách” đứng ra kể về
những điều mình quan sát được, những suy nghĩ khi
ngược sông Bạch Đằng, khi nghe các bô lão kể chiến
4
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- HS đọc văn bản
- Thử xác định bố cục

của bài phú và nêu nội
dung từng phần ?
- Hãy xác định chủ đề
của bài phú?
công thuở trước.
d. Bố cục
- Đoạn 1: đầu  … dấu vết còn lưu: cuộc dạo thuyền
và tâm trạng của tác giả.
- Đoạn 2:  nghìn xưa ca ngợi: qua lời kể của các bô
lão tái hiện lại chiến trận trên sông Bạch Đằng.
- Đoạn 3: còn lại: suy ngẫm, bình luận của các bô lão
và lời bàn thêm của tác giả.
đ. Chủ đề
Miêu tả nhân vật khách và chủ (các bô lão) tạo ra tiếng
nói đồng thanh tương ứng ca ngợi chiến tích của cha
ông ta, luyến tiếc, thương cảm những anh hùng đã lập
nên chiến công trên dòng sông lịch sử. Đồng thời rút
ra nhận định có tính triết lí sâu sắc.
II. Hướng dẫn đọc – khám phá văn bản
1. Cuộc dạo thuyền và tâm trạng của tác giả
- Khách có kẻ  lời giới thiệu tự khách quan hóa mình
 sinh động, hấp dẫn.
- Nhân vật khách có những đặc điểm nổi bật về tính
cách: tâm hồn phóng khoáng, tự do, ham du ngoạn để
tìm hiểu lịch sử dân tộc.
- Giương buồm … Bách Việt  những cảnh đẹp của
Trung Quốc – những tên tượng trưng: cảnh đẹp khách
từng đến
 không gian, thời gian không hạn định, tâm hồn
khoáng đạt, thích thú.

5
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- Mục đích của cuộc
dạo chơi ? Tâm trạng
của nhân vật khách thể
hiện như thế nào ?
- Trước cảnh sông
nước Bạch Đằng,
khách chú ý những gì,
tâm trạng ra sao ?
- Qua cửa Đại Than … một chiều  dạo chơi ở những
vùng đất có chiến công của dân tộc.
- Cảnh:
+ Bát ngát … một màu  cảnh đẹp hoành tráng, kì vĩ.
+ Nước trời … xương khô  cảnh mênh mông, bát
ngát, con thuyền lướt sóng giữa nước, trời vào tiết cuối
thu
- Cảm xúc: đượm buồn Buồn vì … còn lưu  vết tích
của các cuộc chiến hào hùng, oanh liệt nay trơ trọi,
hoang vu
 Trước địa danh lừng lẫy, tác giả tự hào, kiêu hãnh
vừa buồn, nuối tiếc  một kẻ sĩ nặng lòng ưu hoài
2. Tái hiện lại cảnh chiến trận trên sông Bạch Đằng
a. Cảnh chiến trận
- Thuyền bè … sáng chói, Anh nhật nguyệt chừ phải
mờ  thế trận giằng co quyết liệt, lực lượng hùng hậu,
mạnh mẽ chi phối cả thiên nhiên
- Tất Liệt … không mòn  lời lẽ trang trọng, những kì
tích được gợi lên qua cách liệt kê sự kiện, các hình ảnh

đối nhau, chọn lọc các điển tích, các hình ảnh so
sánh… miêu tả khí thế bừng bừng của chiến trận, thể
hiện sự ngưỡng mộ tài trí của vua tôi nhà Trần
- Tái tạo… ca ngợi: lòng biết ơn đối với cha ông
- Những câu văn dài ngắn xen kẽ thể hiện thế trận
mạnh mẽ, quyết liệt vừa bộc lộ niềm tự hào, sảng
khoái trước khí thế bừng bừng của dân tộc
6
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- Nếu trên kia khách
thể hiện tâm hồn
phóng khoáng, tự do,
giờ là buồn, thương
tiếc. Em có suy nghĩ gì
về tâm trạng của khách
?
- Qua lời thuật của các
bô lão, những chiến
công vĩ đại trên sông
Bạch Đằng được gợi
lên như thế nào ?
- Em có suy nghĩ gì về
cách so sánh cũng như
cách dùng điển cố
trong bài phú ?
- Lời ca của các bô lão
và lời ca nối tiếp của
khách nhằm khẳng
định điều gì ?

b. Lời bàn thêm của tác giả
- Từ vũ trụ đã có giang sơn  khẳng định chủ quyền
độc lập của đất nước là nhờ thế đất hiểm trở, có nhân
tài
- Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn  lòng tự
hào, kính phục
- Đến chơi sông… lệ chan  cảm xúc u hoài, luyến
tiếc, hoài cổ
3. Bài học lịch sử và chân lí giữ nước
- Bọn bất nghĩa cướp nước tất yếu tiêu vong, anh hùng
chính nghĩa lưu danh muôn thuở
- Đất nước chiến thắng không chỉ nhờ thế đất hiểm trở
mà còn nhờ đức cao của các vị vua anh minh, tướng
giỏi, nhân dân một lòng đánh giặc.
* Tổng kết:
- Nội dung: Hào khí đời Trần, âm hưởng chiến thắng
trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, niềm tự hào, hoài
niệm…
- Nghệ thuật:
+ Chủ, khách là cái tôi tác giả phân thân
+ Chọn lọc điển tích, sự kiện để so sánh
+ Kết hợp trữ tình và tự sự…
* Luyện tập
Triết lí của tác giả về chiến công lịch sử:
7
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- Nhận xét về nghệ
thuật của bài phú ?
- Sông Bạch Đằng mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc, gắn

liền với các anh hùng hiển hách thời Trần
- Đất nước chiến thắng không chỉ nhờ thế đất hiểm trở
mà còn nhờ đức cao của các vi vua anh minh, tướng
giỏi, nhân dân một lòng đánh giặc.
E. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Thấy được niềm tự hào về truyền thống của dân tộc và tư tưởng nhân văn của
tác giả với việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử. Nắm được đặc
trưng cơ bản của thể phú và những nét đặc sắc về nghệ thuật của Phú sông
Bạch Đằng
- Tiết sau: Đọc văn (đọc thêm): Nhà nho vui cảnh nghèo (Hàn nho phong vị
phú) – Nguyễn Công Trứ.
Tiết 76 Đọc văn
Đọc thêm NHÀ NHO VUI CẢNH NGHÈO
(Hàn nho phong vị phú)
Nguyễn Công Trứ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Thấy được cái gọi là “phong vị” của hàn nho.
- Hiểu được nghệ thuật trào phúng của tác giả.
8
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm
kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ:

+ Phân tích để thấy rõ tâm hồn và cảm xúc của “khách” và chủ khi tiếp cận với
di tích lịch sử Bạch Đằng lừng danh ?
- Giới thiệu bài mới:
HƯỚNG DẪN ĐỌC
THÊM
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc tiểu dẫn
- Trình bày vài nét khái
quát về tác giả ?
I. Đọc – hiểu tiểu dẫn
1. Tác giả
- Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858)
- Quê: làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
- Cuộc đời làm quan thăng giáng thất thường
nhưng ông luôn ung dung, tự tại, một lòng vì dân
vì nước
- Sự nghiệp: nhiều thành tựu về thơ, đặc biệt là thể
loại hát nói.
9
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- HS đọc văn bản
- Tác giả nêu vấn đề gì
trong bốn vế đầu của
đoạn trích ?
(các từ: chém cha, kinh
huấn, ngạn ngôn…)
- Cụm từ Kìa ai nhằm
vào đối tượng nào ?
Cách nói đó có dụng ý

gì ?
2. Bài phú
- Hàn nho phong vị phú: phong vị sống của nhà
nho nghèo, tìm thú vui và tiếng cười trong cảnh
nghèo, sống thanh thản, nhàn nhã.
- Bài có 68 vế, đoạn trích 12 vế đầu: miêu tả nơi
ở, cách sống và ăn mặc của nhà nho nghèo.
II. Hướng dẫn đọc – khám phá văn bản
1. Cái nghèo và thái độ của tác giả
- Tác giả không thích cái nghèo, khẳng định nghèo
là điều đáng ghét:
+ Mở đầu: “văng” lời chửi: Chém cha cái khó! 
lặp lại 2 lần với giọng khẳng định
+ Chứng minh từ thánh nhân đến hạ dân đều cho
rằng: nghèo là điều đau khổ, nhục nhã
 thánh nhân: lục cực
 hạ dân: đứng đầu vạn tội
 Kìa ai: chỉ tác giả và những người lâm cảnh bần
hàn cách nói hàm nghĩa mở rộng
2. Tả cảnh nhà nho nghèo trên ba phương diện:
ăn, mặc, ở
- Không dùng từ nghèo vẫn nhận ra cuộc sống
nghèo, tác giả dùng lối nói phô trương, trào phúng
- Bề ngoài có vẻ có tất cả:
+ Nhà: ba gian, bốn vách, có sân, bếp, buồng
10
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- Cách sống của hàn nho
? Cách diễn đạt: không

dùng chữ nghèo mà vẫn
thấy cái nghèo, tìm dẫn
chứng chứng minh ?
- Hàn nho có thực sự coi
cuộc sống nghèo là
phong vị của mình?
giường, màn, chiếu…
+ Trong nhà: nuôi mèo, lợn, giàn đựng bát…
+ Sống “hòa mình” với thiên nhiên: nắng, gió,
mưa…
- Thực chất không có gì: tường bằng mo cau, nhà
lợp bằng cỏ, kèo mọt, sân hoang, mối dũi, nắng
rọi, ăn ba bữa rau, trà lá bàng, lá vối…
-Từ phong vị dùng theo nghĩa mỉa mai, châm
biếm: tác giả không thích cảnh nghèo, không
muốn chấp nhận cảnh nghèo, mỉa mai, giễu cợt
nhưng pha chút cay đắng…
E. DẶN DÒ – CỦNG CỐ
- Thấy được phong vị của nhà nho nghèo, thái độ của tác giả trước cái nghèo
- Tiết sau: Làm văn: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Tiết 76 Làm văn
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤUCỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện kĩ năng tổ chức bài văn thuyết minh theo các hình thức kết cấu cụ
thể.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
11
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm
kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu bài mới:
Nắm vững các hình thức kết cấu của một văn bản thuyết minh sẽ giúp chúng ta
tổ chức, xây dựng bài văn thuyết minh đạt yêu cầu. Tiết học này sẽ giúp cho
chúng ta điều ấy.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc sgk
- Thế nào là VB
thuyết minh ?
- Nội dung của VB
thuyết minh ?
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm, nội dung, nguyên tắc trình bày của VB
thuyết minh
- VB thuyết minh là VB nhằm giới thiệu, trình bày một
sự vật, hiện tượng, vấn đề của tự nhiên, xã hội, con
người nhằm cung cấp tri thức khách quan, chính xác
cho người đọc.
- Nội dung của VB thuyết minh là trình bày cấu tạo,
tính chất, quan hệ, công dụng… của đối tượng.
- Để trình bày được sự vật thì văn bản thuyết minh cần

phải tuân theo các nguyên tắc:
+ Nguyên tắc cấu tạo khách quan của sự vật: trên –
12
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- Nguyên tắc trình
bày VB thuyết
minh ?
- HS đọc sgk
- Các hình thức kết
cấu của VB thuyết
minh ?
dưới, trong – ngoài, trước – sau, công dụng chính –
phụ…)
+ Nguyên tắc nhận thức chủ quan của con người (Hiện
tượng – bản chất, chủ yếu – thứ yếu, đã biết – chưa
biết… )
2. Các hình thức kết cấu của VB thuyết minh
- Kết cấu theo trật tự thời gian: trình bày sự vật, vấn đề
theo quá trình hình thành, vận động và phát triển nảy
sinh - trưởng thành, trước – sau, trẻ – già…
- Kết cấu theo trật tự không gian: trình bày sự vật, vấn
đề theo cấu tạo vốn có của nó: trên – dưới, ngoài –
trong, xa – gần, trung tâm – bộ phận…
- Kết cấu theo trật tự lô gích: trình bày sự vật, vấn đề
theo các mối quan hệ nhân – quả, riêng – chung, chủ
yếu – thứ yếu, hiện tượng – bản chất, tương đồng –
đối lập, thấp – cao…
II. Luyện tập
1. a. – Nêu lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường: bắt đầu

từ nguyên nhân ô nhiễm đến sự nhận thức về tác hại
của sự ô nhiễm môi trường do nhà nữ sinh vật học Ra-
sen Ca-xơn nêu trong Mùa xuân lặng lẽ, từ đó dấy lên
phong trào bảo vệ môi trường
- Kết cấu VB theo trật tự thời gian, trật tự lô gich (nhân
– quả)
b. – Trật tự kết cấu của thành cổ Hà Nội
- Kết cấu VB theo trật tự không gian
c. Kết cấu VB theo trật tự lô gich vấn đề.
13
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
* Luyện tập
Bài tập 1 – sgk 12,
13, 14
- HS thảo luận, GV
hướng dẫn thực
hành
Bài tập 2 – sgk 14
Gồm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: giới thiệu chung
+ Đoạn 2: giải thích nội dung hai chữ nhân, ái
+ Đoạn 3: giải thích nội dung hai chữ trung, thứ
2. Gồm bốn đoạn nhỏ, đi từ khái niệm chung đến từng
loại và bài phú cụ thể. Đó là kết cấu thuyết minh theo
trình tự lô gich.
E. DẶN DÒ – CỦNG CỐ
- Nắm khái niệm, các hình thức kết cấu thường gặp của VB thuyết minh, biết
cách vận dụng.
- Tiết sau: Đọc văn: Thư dụ Vương Thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông

thư) – Nguyễn Trãi
Tiết 78 + 79 Đọc văn
THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA
(Tái dụ Vương Thông thư)
Nguyễn Trãi
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
14
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- Thấy được ý chí quyết thắng, lòng yêu hòa bình của quân dân ta cùng chiến
lược “đánh vào lòng người” thể hiện qua bức thư.
- Nắm được nghệ thuật lập luận sắc bén, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục của tác
giả.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm
kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
+ Cảnh nghèo và thái độ của nhà nho nghèo trong Hàn nho phong vị phú của
Nguyễn Công Trứ ?
- Giới thiệu bài mới:
Năm 1417, Nguyễn Trãi trốn khỏi thành Đông Quan phò Lê Lợi hoàn thành
nghiệp phục quốc. Nguyễn Trãi đóng vai trò là mưu thần số một, bên cạnh đó
ta còn thấy một hồn thơ: Thừa chỉ ai rằng thời khó gặt / Túi thơ chứa hết mọi
giang san. Ông còn giúp Lê Lợi soạn thảo thư, từ, dụ, hịch gửi tướng sĩ của ta
và địch. Tập văn đó gọi là Quân trung từ mệnh tập (Tập văn từ lệnh dùng

trong quân sự). Trong tập văn đó, đáng chú ý là Thư dụ Vương Thông lần
nữa.
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc tiểu dẫn I. Đọc – hiểu tiểu dẫn
15
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- GV nói thêm về thể
loại thư trong văn
học trung đại
- Dựa vào phần tiểu
dẫn, cho biết hoàn
cảnh ra đời của bức
thư ?
- Thử chia bố cục của
bức thư ?
1. Thể loại
- Thư trong Quân trung từ mệnh tập là hình thức công
văn bàn việc nước, việc chiến, việc hòa. Do thư bàn
việc quốc gia đại sự nên tính chất chính luận nổi bật.
2. Hoàn cảnh viết bức thư
- Thư dụ Vương Thông lần nữa là bức thư số 35 – một
trong nhiều bức thư gửi cho Vương Thông.
- Thành Đông Quan bị ta vây hãm từ 10 – 1426, quân
Minh trong thành khốn đốn. Tháng 2 – 1427, Nguyễn
Trãi viết bức thư nhằm phân tích tình hình mọi mặt của
quân Minh, vạch ra nguy cơ bại vong nếu chúng ngoan
cố giữ thành. Tháng 10 – 1427, Vương Thông “tự ý

giảng hòa”, kéo quân về nước.
3. Bố cục
- Đoạn 1: đầu  “… việc binh được?”: quan niệm thời
và thế của tác giả đối với người giỏi dùng binh.
- Đoạn 2: tiếp  “… bại vong đó là sáu”: phân tích
từng điểm thời và thế thất bại của địch ở thành Đông
Quan.
- Đoạn 3: còn lại: khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt
đẹp, sỉ nhục tướng giặc.
II. Hướng dẫn đọc – khám phá văn bản
1. Nội dung bức thư
- Mở đầu bức thư: bàn về thời và thế, ý nghĩa của thời
và thế được giải thích rõ, vạch rõ kẻ thù không biết
thời thế mà còn dối trá, che đậy.
16
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- Bức thư mở đầu
bằng quan niệm gì ?
Quan niệm ấy có ý
nghĩa như thế nào ?
- Thời và thế của
quân Minh như thế
nào ?
- Phần kết luận của
bức thư khuyên quân
Minh ra hàng như thế
nào ?
- Thời và thế của giặc Minh:
+ Ở Trung Quốc (hậu phương):

 chính sách hà khắc  diệt vong
 phía bắc có giặc Thiên Nguyên đe dọa
 nội loạn ở Tầm Châu
+ Ở thành Đông Quan:
 bị vây, không viện binh, không lương thực
 dân Việt trong thành chống lại
 quân lính oán trách các tướng
- Chỉ ra sáu cớ bại vong
- Nêu hai khả năng cho quân Minh lựa chọn:
+ đầu hàng
+ mở cửa thành giao chiến
2. Niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng của tác
giả
- Niềm tin tất thắng: hiểu rõ sự thất bại của kẻ thù
- Lòng yêu chuộng hòa bình: thiện chí với quân Minh,
không chủ trương tiêu diệt mà tạo điều kiện cho chúng
rút quân (sẽ sửa sang đường sá, cung cấp phương tiện,
đảm bảo tính mệnh, giữ quan hệ triều cống… )
 giữ quan hệ láng giềng thân thiện, một tư tưởng
sáng suốt, tầm nhìn chiến lược, có ý nghĩa lâu dài
17
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- Niềm tin tất thắng
và lòng yêu chuộng
hòa bình được thể
hiện như thế nào
trong bức thư ?
- Em hãy nhận xét về
cách lập luận của tác

giả trong bức thư ?
- GV hướng dẫn, HS
thảo luận, làm vào vở
bài tập.
3. Nghệ thuật lập luận và lí lẽ của bức thư
- Lập luận chặt chẽ: từ quan niệm dùng binh; biết thời
và thế; phân tích thời và thế ở Trung Quốc, ở thành
Đông Quan; sáu cớ bại vong tất yếu; khuyên chúng rút
quân.
- Kết hợp với sự bày tỏ thái độ thích hợp: khi vỗ về,
hứa hẹn, khi sỉ nhục (tạo cho chúng niềm hy vọng, tỏ
uy thế quân ta…)
* Tổng kết
- Nguyễn Trãi là nhà viết văn lỗi lạc (văn chính luận)
- Bức thư địch vận sắc sảo.
Bài tập nâng cao
E. DẶN DÒ – CỦNG CỐ
- Nắm vững nội dung và nghệ thuật bức thư – một minh chứng cho ngòi bút
chính luận kiệt xuất của Nguyễn Trãi.
- Tiết sau: Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
18
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
Tiết 80 Tiếng Việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Có được những hiểu biết khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vào việc đọc –
hiểu văn bản và làm văn.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm
kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào PCNN sinh hoạt ? Các đặc điểm của PCNN sinh hoạt ? Cho ví dụ ?
+ Nêu cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong PCNN sinh hoạt ? Cho ví
dụ cụ thể ?
- Giới thiệu bài mới:
19
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
Khi tiếp cận với các tác phẩm văn chương chính là chúng ta đang tiếp xúc với
một PCNN đặc trưng, đó là PCNN nghệ thuật. Vậy, PCNN nghệ thuật là gì, có
đặc điểm ra sao, cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như thế nào,
chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc sgk
- Nêu khái niệm về
PCNN nghệ thuật ?
- Thế nào là tính
thẩm mĩ, thử lấy
một ví dụ và phân
tích ?
- Thế nào là tính đa

nghĩa, lấy ví dụ ?
I. Khái quát về PCNN nghệ thuật
1. Khái niệm
PCNN nghệ thuật là PCNN dùng trong các VB thuộc
lĩnh vực văn chương.
2. Các đặc điểm của PCNN nghệ thuật
a. Tính thẩm mĩ
- Ngôn ngữ trong VB nghệ thuật là chất liệu xây dựng
hình tượng. Bản thân chất liệu này là tổng hòa của
những kí hiệu hai mặt – ngữ âm và ngữ nghĩa.
- Văn chương được xem là tác phẩm nghệ thuật của
ngôn từ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ.
* Ví dụ (sgk – 21)
b. Tính đa nghĩa
Mọi VB nghệ thuật đều phản ánh hoặc gợi ra những
phương diện nhất định của cuộc đời, chứa đựng những
tư tưởng, tình cảm của nhà văn, nhà thơ về cuộc sống
và con người. Đó chính là nội dung, tức là nghĩa của
VB nghệ thuật. Nội dung này gồm nhiều thành phần.
- Xét theo mối quan hệ giữa VB với đối tượng được đề
20
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- Em hiểu thế nào
là dấu ấn riêng của
tác giả, cho ví dụ ?
cập:
+ Thành phần biểu thị thông tin khách quan về đối
tượng được đề cập.
+ Thành phần biểu thị tình cảm của nhà văn, nhà thơ

về đối tượng được đề cập.
- Xét theo mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc bên
trong của VB:
+ Thành phần được xác định căn cứ vào câu chữ 
nghĩa tường minh.
+ Thành phần được suy ra từ câu chữ đi kèm với nghĩa
tường minh  nghĩa hàm ẩn
* Ví dụ (sgk – 22)
c. Dấu ấn riêng của tác giả
- Nhà văn, nhà thơ có sở thích, sở trường riêng trong
diễn đạt. Sở trường và sở thích riêng ấy thể hiện đều
đặn trong tác phẩm đến một mức độ nào đó tạo thành
nét riêng độc đáo, làm nên dấu ấn riêng của tác giả.
* Luyện tập
Bài tập 1 + 2: Khái niệm và những đặc điểm riêng của
PCNN nghệ thuật
Bài tập 3:
* Nhà nho vui cảnh nghèo – Nguyễn Công Trứ
- Cấu trúc VB (thể phú): các yếu tố ngôn ngữ tập trung
nói về đề tài xác định  tính thẩm mĩ.
- VB miêu tả khách quan về nhà cửa, ăn, mặc, ở, cái
21
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
* Luyện tập
Bài tập 1 + 2 – sgk
23
Bài tập 3 – sgk 23
nghèo và thái độ sống lạc quan của một nhà nho chân
chính  tính đa nghĩa.

- Giọng điệu và tư thế riêng của tác giả  dấu ấn riêng.
* Tràng giang – Huy Cận
Bảy lần lựa chọn:
- Một cánh bèo trôi đã lạc dòng
- Một cánh bèo đơn lạc giữa dòng
- Một chút bèo đơn lạnh giữa dòng
- Một cánh bèo đơn lạnh giữa dòng
- Một cánh bèo xanh lạc mấy dòng
- Gỗ lạc rừng xa cuộn xiết dòng
- Củi một cành khô lạc mấy dòng
- Cụm danh từ: một cành củi khô: đảo trật tự (củi một
cành khô)
- Hình thức nhân hóa: sóng buồn, thuyền về, nước sầu,
củi lạc…
 cảnh tự nhiên, nỗi buồn cô đơn, vô định của tác giả
E. DẶN DÒ – CỦNG CỐ
- Nắm lí thuyết và biết vận dụng trong thực hành làm văn.
- Tiết sau: Làm văn: Bài viết số 5
22
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
Tiết 81 Làm văn
BÀI VIẾT SỐ 5 (Văn thuyết minh)
* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Viết được bài văn thuyết minh về một thể loại văn học, một vấn đề văn học.
- Vận dụng các phương pháp thuyết minh thích hợp để làm bài
* Đề bài:
Viết một bài văn thuyết minh (khoảng 2 trang) giới thiệu về vẻ đẹp của một bài
ca dao yêu thương tình nghĩa.

Tiết 82 + 83 Đọc văn
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Hiểu “Đại cáo bình Ngô” có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc
lập, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, là kiệt tác
văn học kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương.
23
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
- Nắm vững những đặc trưng cơ bản của thể cáo. Đồng thời thấy được những
sáng tạo của Nguyễn Trãi trong “Đại cáo bình Ngô”.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm
kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
+ Phân tích và làm sáng tỏ tâm trạng của nhân vật khách khi dạo chơi trên sông
Bạch Đằng, qua lời các bô lão, tác giả đã tái hiện lại chiến trận trên sông Bạch
Đằng như thế nào?
+ Thế nào là thể loại phú, thuật lại câu chuyện tác giả kể trong bài phú, nhận
định của tác giả về bài học giữ nước, đọc thuộc những câu trong bài phú mà em
thích ?
- Giới thiệu bài mới:
Chúng ta từng được nghe những giây phút rạng rỡ tưng bừng nhất của lịch sử

dân tộc. Hai lần chiến đấu và chiến thắng quân Tống, ba lần chiến đấu và
chiến thắng quân Nguyên, hai mươi năm bền bỉ chiến đấu và chiến thắng giặc
Minh, Nguyễn Huệ tiêu diệt hai mươi vạn quân Thanh để giữ yên bờ cõi.
Trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam, Nam quốc sơn hà và Bình Ngô đại
cáo được xem là những áng hùng văn thiên cổ. Để thấy rõ giá trị của một trong
những tác phẩm đó, chúng ta cùng tìm hiểu trong những tiết học này.
HOẠT
ĐỘNG CỦA
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
24
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO HỌC KỲ II
GV VÀ HS
- HS đọc tiểu
dẫn
- Em hiểu thế
nào là Đại
cáo bình Ngô
?
I. Đọc- hiểu tiểu dẫn
1. Nhan đề
- Ngô là cách gọi quân xâm lược phương Bắc, giặc Minh 
hàm ý miệt thị, khinh bỉ.
(Ngô: Chu Nguyên Chương, vua Thái Tổ nhà Minh, dấy
nghiệp ở đất Ngô, tự xưng là Ngô Vương)
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Cuối 1427, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo bài cáo
nhằm tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến, công bố rộng
khắp về việc dẹp yên giặc Ngô. Bài cáo được công bố đầu
năm 1428 – năm Đinh Mùi.

3. Thể loại
- Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung quốc thường
được vua và các vị thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương,
một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng
biết.
- Đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất
quốc gia.
- Cáo được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần lớn
được viết bằng văn biền ngẫu, giọng văn hùng biện, lời lẽ
đanh thép, lí luận sắc bén, chặt chẽ, mạch lạc.
4. Chủ đề
Nêu luận đề chính nghĩa, nguyên nhân và quá trình chinh
phạt thắng lợi. Đồng thời ra lời tuyên cáo chung để toàn dân
được biết.
25
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THANH GIANG

×