Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Phương pháp dạy cụm bài văn miêu ta 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.1 KB, 73 trang )

Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
LÊ THANH PHONG
TRƯƠNG ĐÀO XUÂN
LÊ THỊ NGỌC ĐÀO
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỤM BÀI VĂN MIÊU TẢ
TRONG NGỮ VĂN 6
Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn
Trình độ đào tạo: Đại học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ : NGUYỄN THỊ BỘ
ĐỒNG THÁP , Năm 2010
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, được các tác
giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả khóa luận
1/Lê Thanh Phong
2/ Trương Đào Xuân
3/ Lê Thị Ngọc Đào
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận “ Phương pháp dạy học cụm bài văn miêu tả
trong ngữ văn 6” chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ.Nay
chúng tôi kính lời cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu , các phòng ban trường đại học Đồng Tháp.
- Các giảng viên trong khoa ngữ văn.


- Các bạn đồng nghiệp
đã nhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng tôi trong thời gian thực
hiện.
Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên
hướng dẫn : Thạc sĩ Nguyễn Thị Bộ- người đã rất tâm quyết nhiệt tình tạo điều
kiện hướng dẫn giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả khóa luận
1/Lê Thanh Phong
2/ Trương Đào Xuân
3/ Lê Thị Ngọc Đào
Trang 4
MỤC LỤC
Trang phụ bìa.
Lời cam đoan 2
Lời cảm ơn 3
Mục lục 4
MỞ ĐẦU 6
1. Lí do chọn đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 7
4. Đối tượng nghiên cứu 8
5. Giả thuyết khoa học 8
6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Cấu trúc đề tài 9
8. Đóng góp của đề tài 9
NỘI DUNG 10
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC VĂN MIÊU
TẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TẬP LÀM VĂN Ở THCS.
1.1Khái quát về văn miêu tả 10

1.1.1.Khái niệm 10
1.1.2. Đặc điểm của bài văn miêu tả 11
1.1.3. Những yêu cầu khi làm bài văn miêu tả 12
1.1.4.Các bước làm bài văn miêu tả 14
1.1.41.Tìm hiểu đề 15
1.1.4.2.Quan sát-tìm ý 16
1.1.4.3.Sắp xếp ý-Lập dàn ý 21
1.1.4.4.Tạo bài văn 25
1.1.4.5.Đọc lại và sửa chữa 28
1.1.5.Dàn ý một bài văn miêu tả 29
1.1.5.1.Mở bài 29
1.1.5.2.Thân bài 29
1.1.5.3.Kết bài 29
1.2.Văn miêu tả trong chương trình phân môn Tập làm văn ở Trung học cơ sở 31
Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ TRONG PHÂN MÔN
TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 6 CỦA 3TRƯỜNG: Trung học cơ sở Đông Thạnh,
Đông Thành và Long An
2.1 Khảo sát thực trạng dạy học văn miêu tả trong Tập làm văn 6 ở 3 trường:
Trung học cơ sở Đông Thạnh, Đông Thành và Long An 34
2.1.1Mục đích khảo sát 34
1.1.2.Đối tượng và địa bàn khảo sát 34
2.1.3.Hình thức khảo sát 34
2.1.4.Nội dung và kết quả khảo sát 35
2.1.4.1.Khảo sát việc dạy văn miêu tả của giáo viên 35
2.1.4.2. Khảo sát việc học văn miêu tả của học sinh 37
2.2.Những nhận định khái quát về thực trạng dạy học trong Tập làm văn 6 ở 3
trường:Trung học cơ sở Đông Thạnh, Đông Thành và Long An 40
Trang 5
2.2.1.Tình hình chung 40
2.2.2.Mặt mạnh 40

2.2.3.Hạn chế 41
2.2.4.Nguyên nhân 41
Chương 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ TRONG PHÂN MÔN
TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 6.
3.1.Định hướng chung 43
3.2.Tổ chức dạy học các bài văn miêu tả trong chương trình Tập làm văn
lớp6 46
3.2.1.Đối với kiểu bài lí thuyết 46
3.2.2.Đối với kiểu bài thực hành 49
3.2.4.Đối với kiểu bài ôn tập 51
3.3. Dạy thể nghiệm 53
3.3. 1. Mục đích, yêu cầu thể nghiệm 53
3.3.2. Đối tượng 53
3.3.3.Tổ chức dạy thể nghiệm 53
3.3. 4. Đánh giá kết quả 53
3.3.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá 53
3.3.4.2. Phương tiện đánh giá thể nghiệm 54
3.3.4.3. Đánh giá kết quả thể nghiệm 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIÊU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 59
Trang 6
MỞ ĐẦU
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
a.Cơ sở lí luận.
Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, phân môn Tập làm văn đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình
thành các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết, hiểu khái quát về văn bản và bố cục chung
của nó. Bản thân hoạt động Tập làm văn là một hoạt động tích hợp, tích hợp tri
thức văn bản đọc-hiểu Tiếng Việt vào việc tạo lập các văn bản mới.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục-Đào tạo, trong những năm qua
Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc đến việc đổi mới một cách toàn diện
chương trình nội dung, phương pháp dạy học. Trong đó, việc đổi mới theo
phương pháp hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là vấn đề then
chốt và đã được cụ thể hóa trong điều 24.2 Luật giáodục “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận phương
pháp dạy học truyền thống, chỉ sử dụng phương pháp mới. Vấn đề là người giáo
viên phải biết lựa chọn, sử dụng phối hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học
mới, để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất. Muốn vậy, khi tiến hành các phương pháp dạy học, giáo viên phải thực hiện
phối hợp khéo léo các phương pháp, chú ý phát huy tính tích cực, chủ động, bồi
dưỡng phương pháp tự học Trong đó, dạy học theo cụm bài văn miêu tả trong
Ngữ văn 6 cũng là một phương pháp rất quan trọng. Nó giúp người học hình
thành những kiến thức và kỹ năng liên qua thông qua những nhiệm vụ mang tính
mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa, tái hiện những kiến thức trong
quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Đây là một
phương pháp có ý nghĩa to lớn trong việc đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
b.Cơ sở thực tiễn.
Thực tế cho thấy, trong việc dạy học Ngữ văn, hiện nay học sinh chủ yếu gặp
khó khăn trong phân môn Tập làm văn. Các em vẫn rất lúng túng trước một đề
tập làm văn từ khâu lập dàn ý đến khâu sáng tạo một văn bản. Nguyên nhân có từ
rất nhiều phía, tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính là khâu rèn kỹ
năng thực hành tiếng Việt của các em chưa được chú ý đúng mức, ngay từ những
năm học tiểu học. Các em còn rất thụ động trước cách giải quyết các yêu cầu nêu
ra của đề bài, thụ động tiếp thu bài mẫu, mặt khác trong cuộc sống, các em chưa
có ý thức tích lũy tri thức, làm giàu vốn liếng phục vụ cho việc viết thành công

một bài văn. Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh chưa nhận thức được yêu cầu của
đề, chưa tự tin trong cách suy nghĩ và rất hạn chế trong việc viết văn.
Bên cạnh đó, ở một số tiết học Tập làm văn giáo viên còn nói nhiều, chưa
khơi gợi huy động vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ mà bắt học sinh học nhiều,
yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chước rồi “ làm văn.
Trang 7
Chính vì vậy, việc dạy và học cụm bài văn miêu tả cũng gặp khơng ít khó
khăn, nhất là ở giáo viên. Từ việc hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu chung về văn
miêu tả, tìm hiểu đề và tìm ý, tập làm dàn ý, dựng đoạn, viết bài cho đến ơn tập
cũng là một q trình làm cho giáo viên và học sinh đơi lúc còn gặp lúng túng
trong việc truyền thụ và tái hiện. Chính vì thế, chúng tơi chọn đề tài “Phương
pháp dạy cụm bài văn miêu tả trong Ngữ văn 6” để giúp giáo viên và học sinh
giải quyết được phần nào những thắc mắc và trở ngại.Từ đó, có hướng hướng
dẫn, truyền thụ và học tập về văn miêu tả tốt hơn, đem lại cho giáo viên và học
sinh có những kết quả tối ưu về tri thức và kĩ năng làm văn miêu tả. Đồng thời
cũng giúp cho họ biết hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật,
sự việc, con người, phong cảnh làm cho vật, việc, người, cảnh đó như hiện lên
trước mắt người đọc.
Mong rằng với đề tài này, sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong
việc dạy học cụm bài văn miêu tả trong Ngữ văn 6 nói riêng và trong văn miêu tả
nói chung.
2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
Từ trước tới nay có rất nhiều cơng trình, tài liệu nghiên cứu việc giúp học
sinh học tốt các phân mơn của ngữ văn như: học tốt Văn, Tiếng Việt, Tập làm
văn ở tất cả các khối lớp.Thế nhưng lại chưa có tài liệu nào đề cập đến phương
pháp dạy học cụm bài văn miêu tả. Do đó, đây là đề tài khá mới mà bản thân
chúng tơi muốn tìm hiểu để tìm ra những phương pháp và giải pháp có thể giúp
cho giáo viên và học sinh dạy và học tốt cụm bài văn miêu tả nhất là học sinh lớp
6, đồng thời góp phần trang bị cho học sinh những kĩ năng liên quan đến việc tạo
lập bài văn miêu tả mà các em được học trong chương trình ngữ văn 6.

Thể loại văn miêu tả được đưa vào chương trình học của Việt Nam trong
chương trình tiểu học lớp 4-5 và khi lên Trung học cơ sở thì được tìm hiểu kỹ
hơn ở lớp 6 . Khi lên lớp 7-8-9 thì văn miêu tả được tiếp tục kết hợp với tự sự,
biểu cảm, nghò luận, thuyết minh Có nhiều nhà nghiên cứu về thể loại
này .Thể loại này có nhiều loại sách của nhà xuất bản giáo dục như sách giáo
khoa phân môn tập làm văn 6 ,văn 7 xuất bản năm 1995 đến năm 2002 . Bản
thân người viết đề tài đang trực tiếp giảng dạy nên tiếp thu kiến thức qua sách
giáo khoa Ngữ văn 6, sách giáo viên Ngữ văn 6 , dàn bài ,bài tập làm văn
và một số sách tư liệu tham khảo khác.
Thời gian nghiên cứu ,tìm hiểu về những vấn đề thuộc thể loại vănø
miêu tả còn quá ít ỏi, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế ,chưa sâu
sắc .Vì vậy trong quá trình giảng dạy chúng tôi sẽ tiếp tục học tập và hoàn
thiện.
3.NHIỆM VỤ VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài “Phương pháp dạy học cụm bài ngữ văn 6” sẽ giải quyết những
nhiệm vụ sau:
-Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy
học cụm bài văn miêu tả trong ngữ văn 6.
-Đề xuất cách tổ chức, sử dụng phương pháp dạy học cụm bài văn miêu tả
trong ngữ văn 6.
Trang 8
3.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm khẳng định vai trò và hiệu quả của phương pháp
dạy học cụm bài văn miêu tả trong ngữ văn 6, đồng thời góp phần nâng cao chất
lượng dạy học về văn miêu tả ở Trung học cơ sở.
4.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Chúng tôi chọn học sinh khối 6 của 3 trường là:Trường Trung học cơ sở
Đông Thạnh, Trường Trung học cơ sở Đông Thành và Trường Trung học cơ sở
Long An đề làm đối tượng nghiên cứu của đề tài đồng thời đề tài cũng lấy quá

trình tổ chức trong việc dạy và học cụm bài văn miêu tả trong Ngữ văn 6 làm đối
tượng nghiên cứu.
5.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Phương pháp dạy học cụm bài văn miêu tả là một phương pháp hoàn toàn
mới trong các phương pháp dạy học.Đặc điểm của phương pháp này là lấy học
sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn trong quá trình dạy
học.Chính vì thế, nó sẽ tạo cho học sinh biết tự tìm tòi, khám phá , phát hiện và
tự tìm ra tri thức mới đồng thời cũng giúp cho học sinh phát huy được tính tích
cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập.Do đó nếu nghiên cứu thành
công, đề tài sẽ khẳng định lợi ích và tính khả thi trong việc dạy và học của cụm
bài văn miêu tả trong Ngữ văn 6 nói riêng và trong dạy học văn miêu tả ở Trung
học cơ sở nói chung.
6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn:
Đây là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học, bản chất của
phương pháp này là dựa trên các tài liệu đã có bằng các thao tác tư duy lô gic để
rút ra kết luận khoa học . Phương pháp này được sử dụng để thu thập nguồn tư
liệu nghiên cứu lịch sử vấn đề và cơ sở lí luận của đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra khảo sát thu thập tư liệu:
Phương pháp điều tra , khảo sát thu thập tư liệu là phương pháp cơ bản để
thu thập thông tin khoa học cần thiết cho đề tài. Chúng tôi sử dụng phương pháp
dạy học cụm bài văn miêu tả trong Ngữ văn 6 để điều tra, khảo sát thực trạng
việc học văn miêu tả của học sinh qua ba trường Trung học cơ sở Đông Thạnh ,
trường Trung học cơ sở Đông Thành và trường Trung học cơ sở Long An.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Phương pháp này có vị trí đặc biệt quan trọng của khoa học giáo dục
nói chung và phương pháp dạy học cụm bài văn miêu tả nói riêng. Đây là
phương pháp được sử dụng dạng thể nghiệm nhằm chứng minh cho những cơ sở

lí luận vừa nêu ra đồng thời có thể điều chỉnh những bất cập trong đề tài.
6.4. Phương pháp hệ thống:
Phương pháp dạy học cụm bài văn miêu tả là một phương pháp dạy học
có cấu trúc chặt chẽ, các bước thực hiện trong qui trình có mối quan hệ mật thiết
với nhau.Chúng tôi vận dụng phương pháp này để xử lí mối quan hệ giữa các
bước của phương pháp dạy học theo cụm bài văn miêu tả và mối quan hệ dạy học
bằng phương pháp hợp tác với việc phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo
của học sinh.
Trang 9
7.CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Gồm:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung: gồm có ba chương:
+ Chương 1: Những tiền đề lí luận của việc dạy học văn miêu tả trong
chương trình Tập làm văn ở Trung học cơ sở.
+Chương 2: Thực trạng dạy học văn miêu tả trong phân môn tập làm văn
ở lớp 6 của 2 huyện Bình minh và Long Hồ.
+ Chương 3: Tổ chức dạy học văn miêu tả trong phân môn tập làm văn ở
lớp 6.
- Phần kết luận.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài sẽ đóng góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học
cụm bài văn miêu tả trong Ngữ văn 6, giúp ích cho việc giảng dạy của giáo viên
và học tập của học sinh theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc
chiếm lĩnh tri thức . Mặt khác, sau khi nghiên cứu thành công, đề tài sẽ là nguồn
tài liệu tham khảo rất bổ ích cho giáo viên, giúp giáo viên có một phương pháp
mới trong quá trình dạy học của mình.
Trang 10
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:

NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CUÛA VIEÄC DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TẬP LÀM VĂN Ở THCS.
1.1.Khái quát về văn miêu tả.
1.1.1.Khái niệm.
Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt tự điển, miêu tả là “Lấy nét vẽ hoặc câu
văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”.Vì thế trong cuộc sống hàng ngày,
muốn mọi người cùng nhận ra điều mình thấy, đã làm, đã sống chúng ta cần
miêu tả. Mỗi bài văn miêu tả là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, là sản
phẩm, là sự đúc kết của sự việc tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã học.
Hay nói một cách khác:
Văn miêu tả là loại văn để trình bày những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự
vật, sự việc, con người, phong cảnh nhằm làm cho những cái được miêu tả như
hiện lên trước mắt người đọc, người nghe, giúp cho họ có thể hình dung ra chúng
một cách cụ thể, sinh động. Nói một cách khái quát, văn miêu tả là loại văn thể
hiện những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự việc, con người, phong cảnh một
cách sinh động cụ thể như nó vốn có trong đời sống. Đây là loại văn giàu cảm
xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá của con người đối với sự vật, sự việc,
con người
Chúng ta hãy đọc đoạn văn miêu tả sau đây của nhà văn Tô Hoài:
“Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng- những màu vàng rất
khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cúng và sáng
ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng
vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngã màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả
xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ
lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh
vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xỏa
xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương gió lẫn với lá vàng
như nhũng vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu
phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng

vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới, lác đác cây lựu có mấy chiếc lá
đỏ. Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cà đượm một màu vàng trù phú,
đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa
đông.”.
Dẫu chưa một lần tận mắt chứng kiến quang cảnh làng mạc ngày mùa,
nhưng chỉ cần đọc những dòng miêu tả tinh tế, giàu cảm xúc đó của Tô Hoài, ta
cũng có thể hình dung rất rõ một bức tranh phong cảnh làng quê với những sắc
vàng vô cùng phong phú và sống động- sắc vàng của mùa gặt, mùa thu hoạch,
mùa no ấm, mùa hạnh phúc. Thế mới thấy, một đoạn văn miêu tả hay có tác dụng
kì diệu như thế nào!
Khi chúng ta cần tái hiện hoặc giới thiệu với ai đó trông thấy hoặc chưa
hình dung ra được về một sự vật, sự việc, con người ta cần dùng văn miêu tả.

Trang 11
- Như những tình huống sau:
+ Tình huống 1: Trên đường em đi học, em gặp người khách hỏi thăm
đường về nhà em. Đang phải đến trường, em phải làm thế nào để người khách
nhận ra được nhà của mình?
+ Tình huống 2: Em cùng mẹ đến của hàng mua áo, trước mắt có nhiều
chiếc áo khác nhau, nhiều màu vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán
hàng lấy xuống được chiếc áo mà em định mua ?
+ Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là người như thế
nào? Em phải làm gì để học sinh ấy hình dung ra được hình ảnh của người lực sĩ?
Như vậy trong các tình huống trên, ta điều phải dùng văn miêu tả.
Miêu tả giỏi khi đọc những gì chúng ta viết, người đọc như thấy những cái
đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dòng sơng Người
đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng suối chảy. Thậm chí còn
ngửi thấy được mùi mồ hơi, mùi sữa Nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngồi,
còn có sự miêu tả bên trong nữa, nghĩa là miêu tả về tâm trạng vui, buồn, u,
ghét của con người,con vật và cả cỏ cây.

Tập làm văn lớp 6 gồm các hình thức: Tả cảnh ( tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh
vật, tả hiện tượng ), tả người ( tả hình dáng, tả hoạt động ).
1.1.2. Đặc điểm của bài văn miêu tả.
Miêu tả là dạng bài tập làm văn yêu cầu học sinh dùng từ ngữ để tái hiện
lại sự vật, con người với các trạng thái, tính chất và hoạt động của chúng
nhằm giúp cho người đọc, người nghe như đang được tận mắt nhìn thấy đối
tượng được tả đang dần hiện ra qua từng con chữ.Vì vậy, khi viết văn miêu tả,
điều quan trọng nhất là phải biết quan sát và dẫn ra được hình ảnh cụ thể, tiêu
biểu nhất cho sự vật, con người được miêu tả. Tránh tình trạng cái đáng nêu lại
khơng nêu, miêu tả chung chung, tả mãi mà người đọc vẫn khơng nhận ra được
người viết định tả ai, cái gì?
Chính vì vậy, để người viết làm nổi bật đặc điểm của bài văn miêu tả cần phải:
-Cụ thể hóa: (tả cái gì) Tả người hay tả cảnh thì phải làm sao cho người
đọc( người nghe) hình dung được đây là một con người sống thực sự hoặc một
cảnh thật sự.
-Cá biệt hóa:(tả như thế nào) Tả người hay tả cảnh thì phải làm cho người
đọc( người nghe) hình dung ra được một con người hay một cảnh cụ thể chứ
khơng phải chung chung.
-Mục đích hóa:(tả với mục đích gì) Tả người hay tả cảnh đều nhằm mục đích
ca ngợi, khen ngợi, phê phán, châm biếm
-Cảm xúc hóa:(tả với tình cảm, tư tưởng, thái độ ra sao?) Tả người hay tả cảnh
thì phải giúp người đọc thấy được tình cảm, suy nghĩ, thái độ của mình đối với
người hoặc cảnh được tả.
Trang 12
1.1.3. Những yêu cầu khi làm văn miêu tả.
-Trước hết, người viết phải làm sống dậy đặc trưng của cảnh vật, con người để
giúp cho người đọc hình dung rõ nét trạng thái, tính cách và hoạt động của chúng
một cách say sưa, hứng thú.Nói say sưa, hứng thú âu cũng là nói đến phẩm chất
chung của yêu cầu sáng tạo. Người viết phải mê hoặc lôi cuốn độc giả bằng ma
lực trong từng con chữ của mình. Yêu cầu này quả là không dễ một chút nào.

Song, không có nghĩa là không thực hiện được.
Chúng ta hãy tìm hiểu cách viết văn miêu tả của Tô Hoài:
“Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng- những màu vàng rất
khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cúng và sáng
ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng
vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngã màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả
xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ
lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh
vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xỏa
xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương gió lẫn với lá vàng
như nhũng vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu
phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng
vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới, lác đác cây lựu có mấy chiếc lá
đỏ. Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cà đượm một màu vàng trù phú,
đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa
đông.”.
Bắt đầu là ấn tượng về màu vàng bao trùm toàn làng quê. Và liền sau đó, Tô
Hoài đã dẫn dắt chúng ta miên man cùng hơn mười sắc độ khác nhau của màu
vàng. Cứ thế từ nối từ, câu nối câu, người đọc cứ bị cuốn theo sự mê hoặc của từ
ngữ trong niềm háo hức kiếm tìm những sắc vàng mới, lạ của ngày mùa. Thậm
chí, hết đoạn rồi mà cứ ngỡ như còn bao sắc vàng mới vẫn cứ trải ra phía trước,
đầy sự gọi mời. Văn tả như vậy là đã tạo được sự hứng khởi trong lòng người
đọc, là đạt được yêu cầu khó khăn thứ nhất của văn miêu tả rồi đấy.
-Phải biết lọc lấy cái gì là riêng, đặc sắc, tiêu biểu nhất để dồn bút lực cho nó.
Nhà văn Tô Hoài “Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả” đã trích lại của
một nhà văn Pháp “một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm
ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch
dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau.Trong đời ta gặp bao
nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau, không ai giống ai.”. cuộc

sống vốn rất đa dạng , phong phú. Ngay trong một con người, một cảnh vật, cũng
ẩn chứa bao nhiêu đường nét, sắc màu. Trong dung lượng một bài tập làm văn,
thật khó có thể ôm chứa hết những gì làm nên đối tượng. Mặt khác, “văn hay bất
luận ngắn dài”. Tả nhiều, tả ôm đồm chưa hẳn đã là hay. Tả hay còn là ở chỗ, từ
những điều quan sát được, phải biết lọc lấy cái gì là riêng, là đặc sắc, là tiêu biểu
nhất của đối tượng để dồn bút lực cho nó. Để người đọc, có thể quên tất cả nhưng
khi sếp trang sách lại thì cái riêng đó vẫn cứ mãi ám ảnh họ, không thể lẫn với
bất cứ một đối tượng nào khác.
Trang 13
Để có thể rõ hơn về yêu cầu này, chúng ta cùng thưởng thức những đoạn văn
miêu tả sau:
Tả một thanh niên Mèo khỏe mạnh, nhà văn Ma Văn Kháng viết :“ A Cháng
người đệp thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp
chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng”
(Trích Người con trai họ Hạng). Như vậy, chỉ qua một vài chi tiết mang tính lựa
chọn tinh tế, tác giả đã đem đến cho chúng ta một ấn tượng rất riêng về vẻ đẹp
rắn chắc của một chàng trai miền núi.
Còn khi tả vẻ đẹp của một cô gái nông thôn khỏe mạnh, chúng ta hãy xem,
nhà văn Đào Vũ đã tả khéo như thế nào: “Chấm có một thân thể nở nang rất cân
đối. Hai cánh tay béo lẳn và chắc nịch, hai vai tròn và cái cổ cao. Chấm ước ao
có một mái tóc cho thật dài. Đôi lông mày Chấm không tỉa bao giờ, nó mọc lòa
xòa tự nhiên, chính lại làm cho đôi mắt sắc sảo của Chấm dịu dàng đi.”(Trích Cái
sân gạch). Đọc đoạn văn miêu tả của Đào Vũ, người đọc chúng ta cảm nhận được
vẻ đẹp và rất riêng của những cô gái vùng quê. Cái đẹp toát lên từ thân thể nở
nang, cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Nét riêng từ mái tóc đỏ quạnh và không sao
dài được, từ đôi lông mày không tỉa bao giờ Đúng là, những chi tiết tả ấy không
thể nào dùng được nếu tả vẻ đẹp của những cô gái thị thành.Quan sát tỉ mỉ và
chắc lọc ra cái gì là riêng của đối tượng sẻ tạo được hiệu quả thẩm mĩ sâu sắc
trong người đọc chính là như thế.
Còn bây giờ, chúng ta hãy cùng đến với hai con người cúng đến từ vùng sông

nước, nhưng cũng mỗi người một vẻ:
Đây là đoạn văn miêu tả của Nguyễn Tuân: “Ông lái đò Lai Châu bạn tôi làm
nghề chở đò dọc suốt sông Đà đã mười năm liền, và thôi làm đò cũng đã đôi chục
năm nay. Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh
gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng
nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giói ôngvòi vọi như lúc nào cũng mong một
cái bến xa nào đó trong sương mù”.(Trích Người lái đò sông đà).
Còn đây là đoạn văn của Trần Vân: “ Thằng Thắng, con cá vược của thôn
Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên
chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó cởi trần phơi nước da rám đỏ, khỏe mạnh của
những đứa trẻ lớn với nắng gió, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc,
cân đối và nở nang: Cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những
múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, nở, phía tyrên
chắc nịch.”
Điều gì đã làm nên khác nhau đó? Chúng ta sẽ dễ dàng tìm được câu trả lời:
đó là hai con người khác nhau. Song, đ0ể vẽ cho sự khác nhau đó quả là không
dễ dàng một chút nào. Nhà văn phải quan sát kĩ lưỡng và quan trọng là phải biết
lọc lấy trong rất nhiều những gì mình quan sát được những chi tiết khắc chạm
được nét riêng. Cái riêng ở đây còn nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn nữa.
Miêu tả ông lái đò Lai Châu, người viết nhằm lột tả sự gắn bó của ông với công
việc của mình. Vậy nên, dù đã thôi làm đò chục năm rồi nhưng tình yêu của ông
với nó thì vẫn chẳng thể náo phai được trên dáng vẻ của ông. Còn với đứa bé
miền biển, Trần Vân không chỉ làm sống dậy những nét đặc trưng của những đứa
trẻ miền sống gió mà còn đóng dấu ấn trong cảm xúc của người đọc về một đứa
trẻ được tôn là con cá Vược của thôn Bần. Vậy nên, những chi tiết tả của hai nhà
văn không chỉ cùng tái hiện những nét riêng của những con người ở vùng sông
Trang 14
nước mà còn nhằm tạo một ấn tượng về nết riêng của mỗi con người. Miêu tả khi
đạt đến sự tài hoa như vậy thì củng có nghĩa là đã đáp ứng một cách hiệu quả yêu
cầu hết sức khắc khe nhưng cũng thật thú vị của văn miêu tả.

-Bài viết phải giàu cảm xúc. Thường là khi làm văn miêu tả, học sinh cứ nghĩ
rằng, cảm xúc chỉ cần bộc lộ ở phần mở và kết thúc là đủ. Song , các em cần ý
thức rằng, cảnh vật xung quanh luông tác động vào cảm giác, tình cảm của con
người, gây nên những ấn tượng cảm xúc. Do vậy, muốn miêu tả cảnh vật cho
sống động thì phải chú ý khêu gợi những cảm xúc, cảm giác mà cảnh vật dấy lên
trong lòng mình. Nghĩa là phải biết lồng cảm xúc vào ngay trong từng nét tả thì
mới có thể tác động đến cảm xúc, khêu gợi cảm giác trong lòng người đọc, lúc ấy
hiệu quả thẩm mĩ đạt được mới cao. Chúng ta hảy thưởng thức một đoạn văn
miêu tả bè rau muống của Băng sơn:
“ Làng quê Việt Nam thường nhiều ao hồ. Vươn ra trên ao là giàn mướp hoa
vàng, giàn bí hoa trắng, giàn đỗ ván hoa tím. Còn trên mật nước ao, hoặc con
ngòi rìa làng thường là nhửng bè rau muống bập bềnh. Cây tre hoặc cây nứa buộc
thành khung, lâu dần rau lấn ra, vượt cái khung chật hẹp với ngọn rau dài, cái tay
rau bằng gan tay, máu tím nhạt.
Mỗi bè rau muống thường có những chiếc cọc để giử khung. Trên đầu cọc, có
khi có con chim bói cá xanh biếc, lúc nào cũng im lặng như ngủ gật, nhưng bất
thần, nó lao vút xuống mặt ao bắt cá, nhanh như một tia chớp lóe.
Cũng có khi là con sáo lạc đàn, con chèo bẻo cô đơn đậu một cách hững hờ
rồi bay đi ngay, còn đánh rơi lại tiếng hót lanh lảnh trên bè rau muống. Tiếng hót
tan đi ngâm vào ngọn rau ngổ, rau rút có cái phao trắng mờ.
Mùa đông rau muống ra những cái hoa như hình chuông, màu tím nhạt. Đó là
những ngày mọi người chuẩn bị đón mùa xuân có ngày tết, có bánh chưng xanh,
câu đối đỏ và bao nhiêu điều kì thú khác.
Riêng bè rau muống không biết Tết, mà cứ vươn ngọn, ra hoa và tàn lụi đi,
già đi trong nỗi chát đắng, có khi còn nhổ hết đi, vớt đem vứt đi để sang xuân
ươm giống mới”.(Trích báo Phụ nữ Việt Nam, số 4 8- 1995)
Từ hình ảnh một bè rau muống, tác giả Băng Sơn đâu chỉ dừng lại ở việc tái
hiện trước mắt chúng ta một vẻ đẹp bình dị ở chốn thôn quê mà còn thức dậy
trong lòng người cái hồn quê ẩn bên trong loài rau dân dã. Để làm được điều đó,
người viết đã biết nhìn rau muống như một con người, một cuộc đời trong mối

quan hệ với vạn vật, với thế giới xung quanh. Thì ra, cây cỏ cũng mang trong
mình nó bao niềm hạnh phúc ngọt ngào cùng với những nỗi cô đơn chát đắng.
Vậy đó, không có cái nhìn tinh tế, không có độ nhạy của cảm xúc làm sao người
viết có thể thức dậy trong từng nết tả sức truyền cảm sâu sắc đến vậy. Để mỗi
lần đọc, ta lại thấy có những lúc ta đã từng hững hờ đi qua trước những cái đẹp
khiêm nhường mà có sức lan tỏa fộng dài trong tâm hồn ta. Tả được như vậy, thật
hay mà cũng thật không dễ chút nào!
Trang 15
1.1.4. Các bước làm bài văn miêu tả.
1.1.4.1. Tìm hiểu đề.
Khi tìm hiểu đề, ta cần phải phát hiện được “cái vấn đề được giải quyết”
nằm trong đề bài.Tức là đề bài ra cho học sinh là đặt học sinh trước tình huống
có vấn đề, Vì thế, tìm hiểu đề là phải tìm ra được cái tình huống có vấn đề đó.
Trước nhất giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của
đề bài để xây dựng hướng làm bài.Cụ thể là:
-Đọc đề bài:Học sinh phải đọc kỹ đề bài để có một cái nhìn tổng quát, chú ý
không bỏ sót một chi tiết nào để tránh những chỗ hiểu sai.
-Phân tích đề:Kết cấu của một đề bài miêu tả thường gồm hai phần:
+Phần A: Thể loại làm văn.
Phần này thường thể hiện ngay sau từ “hãy”
Ví dụ:Ở ngã tư đường phố, vào giờ cao điểm, có một chú cảnh sát đang điều
khiển xe cộ lưu thông. Em hãy tả chú cảnh sát giao thông ấy.
Ở đây, học sinh có thể gạch hai gạch dưới từ “tả” để xác định thể loại của đề
bài này là văn miêu tả.
+Phần B:Đối tượng và giới hạn đối tượng miêu tả.
Ở đề trên, học sinh có thể gạch một gạch dưới từ “chú cảnh sát giao thông” để
xác định đối tượng miêu tả. Còn giới hạn đối tượng miêu tả thường bị giới hạn
bởi: không gian- Thời gian- Đặc điểm như:
Không gian:Ở ngả tư đường phố.
Thời gian: vào giờ cao điểm.

Đặc điểm: đang điều khiển xe cộ lưu thông.
Tùy theo đề bài mà giới hạn đối tượng miêu tả có hoặc không có, có ít hoặc có
nhiều.
Ví dụ: Đề bài miêu tả cảnh “Em hãy miêu tả quê hương em vào một buổi
chiều nắng đẹp”.
Giáo viên cho học sinh thấy:Trên đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng
hợp.Vậy thế nào là cảnh tổng hợp?. giáo viên chĩ rõ cho học sinh thấy ta xác định
cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào.Như đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường
chứa những từ ngữ như: “một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc
cảnh nơi em ở ”, cảnh tổng hợp là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những
cảnh nhỏ của quê hương hay miền quê thường là cánh đồng, dòng sông, con
đường làng, cây đa, giếng nước, sân đình sau đó giúp cho học sinh hình dung
được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào (mùa nào?), ở không gian nào (cảnh
đó như thế nào?) Việc xác định được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ
giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả.
Hoặc khi tìm hiểu đề:
*Tả lại cảnh cánh đồng lúa chín đang vào mùa gặt.Ta phải phân tích cho học
sinh thấy:
-Kiểu đề: Tả cảnh thiên nhiên.
-Nội dung: Cánh đồng lúa chín đang vào mùa gặt.
+Tả cánh đồng lúa phải gắn liền với khung cảnh thiên nhiên như bầu trời,
dòng sông, con đường , rặng cậy
+Cánh đồng lúa hiện ra với màu sắc, đường nét bao quát, màu sắc từng
thửa ruộng, khóm lúa, bông lúa
Trang 16
+Khi miêu tả cũng cần chú ý đến âm thanh: tiếng sáo diều, tiếng chim hót,
tiếng người nói cười
+Đồng thời, cần tả những gì cảm thấy: hương lúa chín, mùi rơm rạ
+Người tả cần miêu tả xen với những nhận xét, suy nghĩ của bản thân.
-Phương hướng miêu tả.

+Miêu tả từ bao quát đến cụ thề, từ xa đến gần.
+Nên thay đổi gốc độ miêu tả, kết hợp với những nhận xét riêng từ sự quan
sát cụ thể.
+Có thể đọc trong sách báo những đoạn văn miêu tả cánh đồng của các nhà
văn để học tập cách quan sát và miêu tả.
Hay một đề khác nữa:
* Tả lại ngôi nhà mà em đang ở.
-Kiểu bài: Tả cảnh vật.
- Nội dung: Miêu tả ngôi nhà em đang ở. Cần chú ý miêu tả :
+Vị trí của nhà, hình dáng của nhà, vật liệu xây dựng nhà ( nhà xây, nhà
gỗ, nhà tre, nứa, nhà cao tầng mái bằng, mái ngói hay mái lá, mái tranh )
+Những khu vực chính của ngôi nhà, cỗng ngõ, tường rào, sân vườn, khu
bếp, khu phụ, khu nhà ở.
+Bài trí trong nhà, chỗ thờ cúng ổt tiên, chỗ tiếp khách, sinh hoạt chung,
bàn ghế, giường tủ, nơi học tập.
-Phương hướng miêu tả:
+Ai cũng có chỗ ở, vì thế cố gắng miêu tả ngôi nhà như nó vốn có là điều
quan trọng.
+ Ngôi nhà đó có thể còn chật hẹp, có thể chưa đẹp nhưng gắn liền với
những người thân trong gia đình, gắn liền với người viết vì vậy không cần tưởng
tượng hoặc tô vẽ.
-+Khi miêu tả cần kết hợp với cảm nghĩ, bộc lộ tình cảm của người viết.
+Nên đứng nhiều góc độ khác nhau để tả. Có thể miêu tả theo trình tự đi từ
ngoài vào trong, cũng có thể miêu tả kết hợp trình tự không gian và những khu
vực quan trọng nhất.
1.1.4.2. Quan sát-tìm ý.
Quan sát là xem xét để thấy, để biết rõ sự vật, hiện tượng nào đó cón tìm ý
là chọn từ ngữ chính xác, đặt câu thích hợp để ghi lại cho rõ nét và đầy đủ những
điều đã quan sát được. Quan sát là sự vận dụng tất cả các giác quan của từng
người để nhận biết đặc điểm của thế giới chung quanh, dùng mắt để nhận rõ hình

dáng, màu sắc, hình khối của sự vật; dùng tai để nghe âm thanh, tiếng động;
dùng mũi để phát hiện các mùi:dùng lưỡi đề biết vị của sự vật; dùng tay hoặc da
để thu nhận cảm giác nóng, lạnh, dày mỏng, mềm cứng Nhờ các nhận xét thu
được, người quan sát có thể hiểu biết về đối tượng quan sát. Song quan sát để
làm văn miêu tả khác với quan sát trong khoa học thường thức. Quan sát trong
miêu tả cần chọn lọc để giữ lại chi tiết cụ thể, riêng biệt, đặc sắc của từng đối
tượng, nhằm giúp cho mọi người nhận ngay ra đối tượng quan sát nhờ các đặc
điểm riêng ấy. Đồng thời quan sát cần so sánh, liên hệ, hồi tưởng để gắn với các
đặc điểm quan sát được với các kỉ niệm, hồi ức hoặc các sự việc khác cần có ý
kiến nhận xét, bình phẩm, đánh giá đối tượng quan sát. Do đó các chi tiết đưa
vào bài miêu tả thường thấm đẫm cảm xúc của người viết, gợi hình, gợi cảm.
Trang 17
Quan sát trong bài văn miêu tả bao giờ cũng là quan sát có mục đích, có kế
hoạch.Tùy đối tượng có thể quan sát từ toàn thể đến bộ phận.Từ ngoài vào trong ,
từ trên xuống dưới hoặc ngược lại. Để quan sát tốt, người ta phải luyện tập nhiều
lần, phải tập trung tinh thần, ý nghĩ và việc quan sát, không có áp đặt các kết quả
quan sát, phải nắm bắt được cái thần, cái hồn và nét riêng biệt của đối tượng
miêu tả.chính nét riêng biệt ấy tạo nên cái mới và độc đáo cho nội dung bài văn.
Khi quan sát ta phải sử dụng các giác quan: Mắt thấy-Tai nghe-Mũi ngửi-
Miệng nếm-Tay cầm, sờ kết hợp với cảm xúc, cảm tưởng xuất hiện khi ta đang
quan sát.
Có thể nói, đây là bước đầu tiên mà bất cứ ai muốn viết một bài văn hay
cũng cần thực hiện nghiêm túc. Để thực hiện được điều đó, trước tiên người viết
phải:
-Xác định đối tượng miêu tả:
Để có một bài văn miêu tả hay và độc đáo, trước hết ta phải xác định được
đối tượng miêu tả.Có thể nói, đối tượng miêu tả là vấn đề cốt lõi, trọng tâm nhất
trong bài văn và nó sẽ là đề tài cho bài viết hay bài nói của mình. Nhưng để có
được một sản phẩm tái hiện hay và độc đáo thì người viết(nói) cần phải biết chọn
một vị trí quan sát tốt. Có một vị trí quan sát tốt sẽ giúp các em xem xét, cảm

nhận đối tượng rõ ràng, cụ thể và tinh tế hơn. Nhờ vậy, khi bắt tay vào viết, đối
tượng sẽ hiện lên sống động trước mắt ta và đến với người đọc thì cảnh vật, con
người sẽ hiện lên như thật.
Thông thường, để có cái nhìn khái quát, tổng thể, toàn cục về đối tượng,
người quan sát thường đứng từ xa nhìn lại hoặc từ trên cao nhìn xuống hoặc từ
dưới thấp nhìn lên .Khi đi vào miêu tả cụ thể, chi tiết thì lại cần chọn một chổ
đứng gần hơn, thậm chí có thể đụng chạm vào đối tượng.
Người đọc có thể hình dung được đây là một vùng non nước xứ Nghệ như
được thu vào con mắt ở một tầm cao qua hai câu thơ:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Còn đây là bức tranh thiên nhiên sông nước Cà Mau hiện lên qua cái nhìn
của một con người đang đứng trên một con thuyền thả mình theo dòng trôi con
nước:
“ Càng đỗ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh gạch càng bủa giăng
chi chích như mạng nhện.Trên trời thì xanh, dưới nước thì xanh, chung quanh
mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng
xanh bốn mùa, cùng những tiếng rì rào từ biễn Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm
không ngớt vọng về trong hơi gió muối- thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru
ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác
con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.”
-Quan sát tỉ mỉ để nắm được nét riêng của đối tượng:
Quan sát tỉ mỉ là tập thói quen làm việc đến nơi đến chốn. Soi ngắm đối
tượng từ nhiều góc độ, từ nhiều thời điểm để có thể nắm được những đặc điểm
cơ bản của đối tượng. Song , điều quan trọng nhất không phải ở chổ ghi chép
không bỏ một chi tiết nào mà phải nắm bắt được nét riêng. Không chỉ là nét riêng
của từng đối tượng mà còn là nét riêng của chính đối tượng đó trong những thời
điểm khác nhau.
Trang 18
Nói như nhà văn Tô Hoài thì: “ Quan sát giỏi phải thấy ra nét chính, thấy

được tính tiêng, móc được ngóc ngách của sự việc, của vấn đề”. Nhà văn Phạm
Hổ cũng đã từng nói đến tầm quan trọng của quan sát trong miêu tả: “Ngay
trong quan sát để miêu tả, người viết cũng phải tìm ra cái mới, cái riêng ”.
Thông thường, khi tả cảnh hoàng hôn, ta thường có một nếp nghĩ: hoàng hôn
buông xuống, chiều xuống. Vậy mà đối với Xuân Diệu thì:
“Chiều lên dần dần.Tôi càng đi, trời càng tối. Những bước đi cũng đồng thời
với triều bóng dâng, xúi cho tôi dễ tưởng rằng bước của tôi có quan hệ với thời
giờ, thỉnh thoảng tôi đứng lại, tần ngần xem thử họa có liên lạc gì không
Hoàng hôn Ễnh ương kêu, tiếng khàn khàn phát tự muôn gốc cỏ, từ những
ruộng sâu thũm xuống làm cho con đường tự nhiên cao. Tiếng ảo não, hơi phồng
như trong ấy có sự gắng sức, tiếng rậm và nhiều và thê lương như sự chết, làm
sôi bóng hoàng hôn”.
Ở đây, ta thấy Xuân Diệu đã có một phát hiện lạ: chiều lên dần dần, chiều
không xuống. Cái lạ tạo sự tò mò, háo hức, muốn đọc tiếp, xem tiếp. Và thế là, ta
được thưởng thức những câu văn huyền ảo, đầy tính tạo hình, được chiêm
ngưỡng những hình ảnh đầy ấn tượng.
Muốn vậy, để có một bài văn hay ta cần phải biết quan sát tỉ mỉ để nắm
được những nét riêng của đối tượng.
-Quan sát bằng tất cả các giác quan và không ngừng rèn luyện năng lực tưởng
tượng, liên tưởng trong quá trình quan sát.
Muốn quan sát phải dùng mắt. Nhưng chỉ dùng mắt thôi chưa đủ phải dùng tất
cả các giác quan và bằng cả tâm hồn mình. Có vậy, ta mới mong lưu giữ được
trong trang viết của mình những ấn tượng sau từng con chữ.
Thạch Lam khi miêu tả cảnh sinh hoạt ở một khu chợ đã cho thấy ông đã
quan sát bằng tất cả các giác quan như thế nào:
“Chợ mỗi lúc một ồn ào. Người đến họp đã đông. Cái đông đúc và ồn ào ấy
khiến cho Tâm như lịm đi. Tiếng cười nói, tiếng cười đùa, chửi rủa tràn đầy cả
mấy gian hàng. Sự hoạt động rực rỡ và nhiều màu. Các hàng quà bánh, các thức
hàng rẻ tiền và vụn vặt ở thôn quê, những hoa quả chua chát trái xanh trong vườn
nhà-và bên kia đường, mùi thơm nồi cháo nóng của chị Tư bay ra ngào

ngạt ”(Cô hàng xóm).
Đọc đoạn văn miêu tả của Thạch Lam, người đọc cảm thấy thật ý vị, thích
thú. Ông đã đến vối cuộc sống bằng sự rung lên của tất cả các giác quan, để đến
khi trang viết của Thạch Lam đến với người đọc thì cũng khiến cho tất cả các
giác quan của chúng ta cùng ngân lên.
Mặc khác, để đóng dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc, miêu tả đúng thôi
chưa đủ mà còn phải có sức biểu cảm và độc đáo nữa. Điều này đòi hỏi năng lực
tưởng tượng, liên tưởng của người viết trong quá trình quan sát đối tượng, để làm
sao mỗi cảnh, mỗi vật, mỗi người hiện lên vẫn là chính nó nhưng lại lấp lánh
những vẻ đẹp mới, làm thỏa mãn cảm xúc thẩm mĩ của người đọc.
Chúng ta hãy cùng thưởng thức đoạn văn miêu tả hoa giấy của Trần Hoài
Dương:
“Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa
giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng
muốt tinh khiết Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân
nhỏ phía trước. tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua,
Trang 19
cây bông giấy chĩu chịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang
giữa bầu trời
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có
điều mỏng mãnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân,
nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất ”
Ta thấy, đoạn văn trên có những cân văn thật dạt dào cảm xúc, nếu tác giả
thiếu một năng lực tưởng tượng, liên tưởng. Thiếu sự thăng hoa của cảm xúc,
thiếu sự giao hòa trọn vẹn với cảnh vật thì làm sao viết ra được những câu văn
bay bổng và tinh tế như vậy.
Có khi, trí tưởng tượng còn đánh thức năng lực hư cấu tuyệt vời. Những nét
tả cao tay nhờ năng lực này lại trở thành một câu chuyện thật khéo, ẩn chứa hàm
ý sâu xa, xúc cảm mãnh liệt:
“Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá

khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.
Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. He hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Lúc
bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ
thật.Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con
chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới.
con chim đậu một thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi. Các
cây cỏ xuýt xoa: hàng nghìn hàng vạn những con chim đã bay ngang qua đây
nhưng chưa có một con chim nào đẹp đến như thế.
Càng nghe bạn bè trầm trồ thán phục, cây xấu hổ càng thêm biếc. Không biết
có bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy bay trở lại?”.
Đúng là, văn viết hay rất cần đến sự dâng trào của xúc cảm nhưng nếu như
trước đó, nhà văn chưa có quá trình để ý quan sát thì liệu cảm xúc kia có đủ sức
đánh thức những liên tưởng, tưởng tượng đẹp đến vậy? Đấy là chưa nói đến,
ngay cả những hình ảnh so sánh bất ngờ, thú vị gọi về trong câu văn cũng đã
mách bảo cho chúng ta thấy rằng: nhà văn đã rất để ý đến những gì vốn vẫn từng
ngày xuất hiện giản dị trước mắt chúng ta. Để bất ngờ, một lúc nào đó, cảm xúc
đến độ chín, câu chữ bật ra thì lập tức giữa những sự vật vốn rất xa nhau lại có sự
gần gũi đến không ngờ.
Để viết bài văn miêu tả, không thể không quan sát.Quan sát để phát hiện ra
cái bản chất, cái riêng biệt của đối tượng. Quan sát là để phát hiện cái mà người
khác chưa thấy , không thấy hoặc chưa cảm như mình.Từ cái mới, cái riêng trong
quan sát tiến đến ta nâng dần lên thành cái mới, cái riêng trong tình cảm trong tư
tưởng. Nhưng cái mới cái riêng ấy phải gắn chặt với cái chân thật. Không thể bịa
một cách vô tội .Chúng tôi đọc văn thơ của những tác giả nổi tiếng thấy có hiện
tượng này thật đặc biệt: khi người ta chân thật thì dù cái điều người ta viết ra vô
lí, người đọc vẫn chấp nhận và vẫn thấy hay. Có gì vô lí hơn khi cha ông ta nói là
nắng non nắng già nhưng cha ông ta trong lòng, trong tâm hồn cảm nhận được
điều ấy và khi nói ra là được người nghe tiếp nhận một cách thích thú.Chúng tôi
thấy các nhà văn lớn thường chân thật ngay từ những quan sát để từ đó tiên đến
sự chân thật trong những cái lớn hơn: về chủ đề tư tưởng, về tính cách nhân văn

trong văn học.Vậy chúng ta muốn tả hay phải tập quan sát , phải có công quan
sát. Mỗi người có cách quan sát khác nhau, người thì lặng im quan sát rồi ghi
nhớ trong lòng. Có người ghi chép tỉ mỉ công phu vào trong sổ tay. Quan sát đi
quan sát lại mới thấy ra những điều mới và của riêng mình.Nhà văn Tô Hoài
Trang 20
trong lần nói chuyện với các cháu ở trại Kim Đồng, có hỏi các cháu: khi con chó
nó dọ các cháu thì nó làm gì nào? Rồi khi các cháu tìm được một hòn gạch ném
nó, nó biết sợ rồi thì nó ra sao nào? Tiếng sủa có khác không? Cái đuôi trước đó
thì sao, bây giờ thì sao? Rồi nhà văn cười và nói: người ta bảo chó sợ thường cụp
đuôi nghĩa là nó giấu cái đuôi của mình vào giữa hai chân sau của nó Vậy quan
sát chúng ta còn phải có thêm sự hiểu biết cụ thể sâu sắc, có thể đọc thêm sách
báo để giúp cho sự hiểu biết của mình được phong phú hơn.
Nhà văn Tô Hoài đã có lần tâm sự: “Một nhà văn Pháp có nói một câu nổi
tiếng: một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống
nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào
cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau.Trong đời ta gặp bao nhiêu người,
phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau, không ai giống ai.”.Câu nói ấy dạy cho
chúng tôi bài học thiết thực và tỉ mỉ trong quan sát. Chỉ có quan sát mới phát hiện
ra cái hồn, cái thần của đối tượng mà ta miêu tả, rồi bằng ngôn ngữ vẽ nó hiện
lên trước mắt người đọc cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với mình Ví dụ: khi
Nguyễn Du tả Tú Bà chỉ có mười bốn từ đã lột trần được bản chất của một con
người:
Thoát trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì to lớn đẩy đà thế kia.
Nhà văn viết văn hay, thường là người viết ra được những điều mà người bình
thường không trông thấy. Vì vậy, khi miêu tả hãy cố tìm ra cho được những điều
không trông thấy đó. Chúng ta sẽ có cái mới, cái riêng, cái độc đáo trong những
bài, những truyện mình viết.
Nhưng nếu quan sát không thôi vẫn chưa đủ. Để có thể giúp người đọc, người
nghe hình dung ra được con người ấy, cảnh vật ấy người viết cần phải biết

tưởng tượng, so sánh nhận xét. Chính sự tưởng tượng, so sánh, nhận xét vừa giúp
cho người đọc, người nghe hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, rõ
ràng, vừa giúp cho lời văn thêm sinh động, giàu hình ảnh.
Ví dụ: Khi nhìn bầu trời sao, nhà văn Pháp Vích –to Huy-Go đã tưởng tượng,
so sánh nó với cảnh “một cánh đồng lúa chín” và ở đó người đi gặt đã “bỏ quên
lại một cái liềm con” (Mảnh trăng non), còn nhà du hành vũ trụ Nga I.Ga-ga-rin
lại thấy nó giống như “những hạt giống mới” mà loài người giao vào vũ trụ.
Trong khi đó, đối với Nam Cao, nhà văn Việt Nam thì trăng sao lại tưởng tượng,
so sánh và cảm nhận thao một cách khác: “Trăng là cái liềm vàng giữa cánh đồng
sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời ”.Có được những lời văn
miêu tả sống động và mới mẻ ấy chính là nhờ vào việc quan sát, tưởng tượng, so
sánh, nhận xét của người viết.
Trang 21
1.1.4.3. Sắp xếp ý-Lập dàn bài.
1.1.4.3.1.Sắp xếp ý: là trình tự miêu tả hợp lí mà học sinh phải tuân theo để
bài văn miêu tả mạch lạc, trách được lối miêu tả lộn xộn, trúng lặp, rối rắm,
rườm rà, tản mạn
Kiểu bài miêu tả thì thông thường có những cách sắp xếp ý sau:
-Sắp xếp theo trật tự thời gian:Lúc trước-> lúc sau (sớm -> muộn): dùng
trình tự này khi tả cảnh hiện tượng tự nhiên, cảnh sinh hoạt.
Bài miêu tả cảnh biển của Vũ Tú Nam có sự sắp xếp ý theo theo trình tự
thời gian như:
+Buổi sớm nắng sáng.
+Một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng.
+Ngày mưa rào
+Buổi sớm nắng mờ.
+Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm.
+Chiều nắng tàn mát dịu.
+Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ.
-Sắp xếp theo trật tự không gian:Ngoài-> trong; xa->gần; trên -> dưới.

Dùng trình tự này khi tả đồ vật, cây cối, loài vật, cảnh vật.
Bài miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa của Tô Hoài có cách sắp xếp
ý theo trình tự không gian như:
+Tả bao quát.
+Tả từ xa.
+Tả gần hơn.
+Tả cảnh gần ngay trước mất.
Đọc bài văn của Tô Hoài, người đọc cũng có cảm giác như chính mình
đang đi giữa ngày mùa. Cảnh theo đó mà cứ lần lượt hiện ra, từ xa đến gần, từ
bao quát đến cụ thể, hết sức chân thực và sinh động.
-Sắp xếp theo sự phối hợp trật tự không gian và thời gian.
Miêu tả cảnh trăng lên, Thạch Lam viết: “Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên
rồi. Mặt trăng tròn to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa.
Mấy sợi mây con vắt ngang qua mỗi lúc manh dần, rồi dứt hẳn. Trên quãng đồng
ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơn ngát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn; trời
bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặt ở trên
không. Ánh trăng trong chảy khắp cả trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường
trắng xóa.
Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như
thủy tinh.Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung rinh lấp lánh ánh trăng
như ánh nước.”(Trích Tuyển tập Thạch Lam).
Trình tự phối hợp không gian- thời gian được tác giả sử dụng như sau:
+Ánh trăng lúc bắt đầu lên ở phía chân trời, sau rặng tre đen của làng.
+Ánh trăng lúc đã lên cao, tyràn ngập cây lá, con đường.
+Ánh trăng lấp lánh như ánh nước trên cành lá lựu.
-Sắp xếp ý có khi còn theo trình tự tâm lý:Điều gây cảm xúc nhiều->đều
gây cảm xúc ít. Dùng trình tự này khi tả người, loài vật
Trang 22
Trình tự miêu tả cũng rất quan trọng trong khi làm văn miêu tả. Tuy nhiên

đối với học sinh lớp 6, bước đầu nên hạn định việc sắp xếp ý theo thứ tự thời
gian và không gian như khi chúng ta tả:
Tả một cơn mưa rào hay một cơn giông.
Trình tự miêu tả như sau:
- Không khí oi bức trước khi cơn mưa đến.
- Cảnh cơn mưa đến:
+Trời chuyển, báo hiệu cơn mưa sắp đến.
+ Cảnh sấm chớp trên bầu trời.
+ Cảnh mưa giáo đầu.
+ Cảnh mưa xối xả.
- Cảnh vật và con người trong cơn mưa:
+ Con mèo, con chó, đàn gà, cây cối trong mưa.
+ Người tìm chỗ trú mưa, người hối hả trong mưa.
+Trẻ con nô đùa, tắm mưa thỏa thích.
+ Đường phố( đường làng) ngập nước, cống tắc
- Cảnh khi cơn mưa đã ngớt:
+ Cảnh bầu trời.
+ Cảnh mặt đất
- Mọi người sinh hoạt trở lại bình thường nhưng xem chừng dễ chịu hơn.
Miêu tả một trận bão lụt khủng khiếp.
- Cảnh khi chuẩn bị có bão đến:
+Cảnh mọi nhà chuẩn bị đề phòng bão đến.
+ Không khí khẩn trương xen lo lắng bao trùm.
- Cảnh bão đến:
+ Thời điểm bão đổ bộ.
+ Cảnh gió lốc, xoáy, giật; mưa dữ dội.
+ Cảnh nước tràn vào làng xóm, ngập đường sá, nhà cửa, vườn tược.
+ Cảnh dân tình trong cơn bão.
- Cảnh làng xóm phố phường sau cơn bão.
- Cảm nghĩ, thái độ của mọi người.

1.1.4.3.2.Lập dàn ý: là lựa chọn, sắp xếp các ý chính, ý phụ theo một
trình tự hợp lý.
Dàn ý phải thể hiện được:
-Nội dung cơ bản của vấn đề phải giải quyết.
-Trình tự lập luận chung của toàn bài văn.
Theo phương pháp làm văn trong nhà trường, người ta thường chia ra hai
loại dàn ý:
-Dàn ý chung (đại cương) thường gồm:
+Những ý chính.
+Những ý phụ.
-Dàn ý chi tiết thường gồm:
+Những ý chính + các chi tiết của ý chính.
+Những ý phụ + các chi tiết của ý phụ.
Bất cứ kiểu bài miêu tả nào: tả cảnh, tả người, tả con vật, đồ vật dàn ý
đều có chung 3 phần:
-Mở bài có thể giới thiệu một cách khái quát nhất về đối tượng miêu tả.
Trang 23
-Thân bài: lần lượt miêu tả đối tượng theo một trình tự nhát định.
-Kết bài:thường nêu cảm nghĩ chung về đối tượng miêu tả.
Có thể thấy rõ hơn qua một số dàn ý của các đề miêu tả sau đây:
Tả một danh lam thắng cảnh em đã từng biết.
a. Mở bài:
Giới thiệu tên, ấn tượng chung về thắng cảnh hoặc di tích lịch sử sẽ tả.
b.Thân bài:
- Nhận xét chung về vị trí, địa thế của cảnh.
- Miêu tả những đặc điểm nổi bật của cảnh:
+ Màu sắc.
+ Âm thanh.
+ Ánh sáng.
+ Cảnh trời, mây, sông ,núi.

+ Cảnh cỏ cây, hoa lá.
Tất cả tạo nên một quần thể cấu trúc(thiên tạo, nhân tạo hay vừa thiên tạo
vừa kết hợp với bàn tay con người ) có gì đặc biệt.
- Cảm xúc của con người, của bản thân trước cảnh.
c. Kết bài.
Cảm nghĩ về cảnh, khi rời cảnh.
Tả một đêm trăng nơi em ở.
a. Mở bài:
Giới thiệu về đêm trăng , một đêm trăng đặc biệt( rằm tháng giêng, trung
thu )
b.Thân bài:
- Không gian, thời gian ngắm trăng.
- Miêu tả vẻ đẹp đêm trăng theo trình tự thời gian:
+Cảnh vật lúc trời sắp tối.
+ Cảnh khi trăng còn lấp ló.
+ Cảnh khi trăng lên cao.
+ Cảnh lúc về khuya.
- Chú ý miêu tả vể đẹp của vạn vật dưới trăng, đặc biệt là con người.
- Có thể gợi nhắc một vài kỉ niệm sâu sắc từ đêm trăng đẹp này.
c. Kết bài:
Cảm xúc bản thân trước đêm trăng đẹp.
Tả dòng sông quê hương.
a. Mở bài:
Giới thiệu tên dòng sông, hình ảnh khái quát về dòng sông.
b. Thân bài:
- Giới thiệu ngắn gọn lai lịch dòng sông:
+ Dòng sông có từ bao giờ.
+ Bắt nguồn từ đâu, chày về đâu.
+ Những truyền thuyết về dòng sông(nếu có).
- Miêu tả vẻ đẹp riêng của dòng sông theo trình tự thời gian( từng thời

điểm trong ngày hoặc từng mùa trong năm):
+ Mặt nước sông.
+ Cảnh sắc hai bên bờ.
+ Cuộc sống, hoạt động của con người bên dòng sông.
Trang 24
- Gợi những kỉ niệm thể hiện sự gắn bó của bản thân với dòng sông.
c. Kết bài;
Cảm nghĩ của em về dòng sông.
Tả ông (bà) của em.
a. Mở bài:
Giới thiệu về người ông( người bà) của em.
b. Thân bài:
- Miêu tả những nét nổi bật về ngoại hình:
+ Mái tóc.
+ Chòm râu (nếu tả ông).
+ Ánh mắt.
+ Nụ cười.
+ Dáng đi.
+ Giọng nói.
- Miêu tả những nét nổi bật về tính tình thông qua:
+ Thói quen trong sinh hoạt.
+ Sở thích.
+ Việc làm hàng ngáy.
+ Cách ứng xử đối với con cháu, háng xóm, bạn bè
- Tình cảm của mọi người dành cho ông(bà).
c.Kết bài:
Cảm nghĩ của em đối với ông (bà).
Tả lại hình ảnh người mẹ ân cần chăm sóc em trong một lần em ốm.
a.Mở bài:
Cảm nhận chung về hình ảnh người mẹ lúc em ốm.

b. Thân bài:
- Miêu tả những nét ấn tượng về mẹ trong lần em ốm:
+ Gương mặt hốc hác, xanh xao.
+ Đôi mắt thâm quầng, lo lắng.
- Miêu tả những việc mẹ làm, qua đó khắc họa sâu hơn về hình ảnh mẹ và
tình cảm của mẹ dành cho em:
+ Mẹ đỡ em dậy, lau mặt, chườm khăn, đút cháo cho em (miêu tả đôi bàn
tay nhẹ nhàng, mềm mại )
+ Mẹ thức trắng, canh từng hơi thở của em( miêu tả nét mặt, ánh mắt )
+ Mẹ dỗ dành, hỏi han em (miêu tả giọng nói, hơi thở ).
c. Kết bài:
Tình cảm của em dành cho mẹ.
Trang 25
1.1.4.4. Tạo bài văn.
- Trình bày, diễn đạt thành bài văn nói hoặc thành bài văn viết.
Thực tế qua nhiều năm chấm bài văn miêu tả của học sinh, chúng tôi thấy đáng
buồn một điều là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễm đạt lũng củng,
thường xảy ra hiện tượng bí từ, dùng từ sai nghĩa, lặp từ, lặp ý Như vậy để cho
bài văn của học sinh diễn đạt trong sáng có sức hấp dẫn, chúng tôi nghĩ rằng
không có cách nào khác ngoài việc trao dồi ngôn từ nghệ thuật cho mỗi học sinh.
Để học sinh tự giác làm điều này là một việc làm rất khó, mà nên để học sinh tự
làm sau khi giáo viên đã tạo được trong lòng học sinh sự yêu thích ngôn từ nghệ
thuật. dựa vào tâm lí lứa tuổi, chúng tôi đã gieo luồng yêu thích này qua việc
cung cấp và phân tích một số tư liệu được giáo viên chọn lọc kĩ càng trích trong
các tác phẩm của các nhà văn.
Ví dụ:Đọc đoạn trích miêu tả cảnh trong vườn dưới nắng chiều sau đây:
“ Chiều buông, ánh mặt trời trở nên vàng xậm hơn.Ánh chiều vàng trải lên
cành lá, mái nhà một màu vàng óng. Giàn bầu mận xanh tươi, lá non màu xanh
nhạt, lá già thì xanh thẫm. Ánh nắng chiều chiếu xuống giàn bầu, bí, cái cốt lá
xanh ngắt lọt qua một lược hắt một màu xanh ngọc bích xuống vườn. Nhãn,

bưởi, mít và các loại cây khác nữa tất cả đều xanh um tùm, nom như chiếc ô
khổng lồ. Đó là màu xanh no nắng, no gió vá no thức nuôi cây. Vườn cây lao
xao, gió thoảng đâu đây, mùi hương quả chín, hương hoa ngọt lịm ”
Sau đoạn văn như thế giáo viên phân tích những hình ảnh ngôn từ nghệ
thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh, kích thích các em thích
tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ rèn kỹ năng diễn đạt là một phương pháp đòi
hỏi kỳ công nhất trong quá trình luyện viết.
Ở giai đoạn luyện kĩ năng diễn đạt như thế này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến
phép so sánh trong các câu văn. Có thể coi so sánh hay để tạo những nốt luyến
cho những bản nhạc ngôn từ, những nét đậm của bức tranh ngôn ngữ. Chúng tôi
đã hướng cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác nhau sao cho
thật đa dạng phong phú gợi cảm, tạo ấn tượng cho người đọc.
Ví dụ:
+Dòng sông quê em dưới đêm trăng mềm mại như một áng tóc trữ tình.
+Không gian quê hương y như một chiếc chuông lớn vô cùng treo suốt mùa
thu.
+Những lá sen già khum khum chẳng khác gì những chiếc thúng con đựng
đầy ắp nắng chiều thu.
+Cây cối rì rào, lao xao gió nồm nam, lá cây lai động, lấp lánh tựa ngàn triệu
con mắt lá răm sáng trưng nắng hè.
+Trăng về khuya cứ nhỡ là con thuyền đang trôi trên dòng sông Ngân.
Cách này chúng tôi cũng cho học sinh luyện trong nhiều tiết học để trở thành
thao tác thuần thục, nhuần nhuyễn, đồng thời cho học sinh kết hợp về tìm đọc tư
liệu sao cho có những lời văn miêu tả sống động, gợi cảm nhất
- Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn để tạo thành một bài văn.
Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lí,
logic, chặt chẽ, mạch lạc.Giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết câu đầu đoạn
bao giờ cũng mang ý chính, khái quát và các câu còn lại trong đoạn nhằm để bổ
sung, giải thích hoặc làm rõ cho ý chính.

×