Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nghề ngành cơ khí, điện tử - cntt và hoá chất tp.hcm đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.51 KB, 53 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ




BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)


NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC NGHỀ
NGÀNH CƠ KHÍ,
ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ HÓA CHẤT
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẾN NĂM 2015





CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: KS. NGÔ VĂN HAI






CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ


(Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận)









THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 8/2009
BÁO CÁO NGHIỆM THU

Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nghề ngành cơ khí, điện tử -
công nghệ thông tin và hóa chất TP. HCM đến năm 2015
Chủ nhiệm đề tài: KS. NGÔ VĂN HAI
Cơ quan chủ trì: Trường Trung học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 6/2007 đến tháng 4/2009
Kinh phí được duyệt: 280.000.000 đồng
Kinh phí đã cấp: 260.000.000 đồng, theo TB số: 92/TB-SKHCN ngày 14/6/2007
và TB số: 7/TB-SKHCN ngày 13/1/2009
Mục tiêu: (Theo đề cương đã duyệt)
Thực hiện Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01-11-2004 cùa Thủ
tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2010, có tính đến năm 2020;
Công văn số 1924/UB-CNN ngày 01-4-2005 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh v
ề việc phê duyệt chương trình phát triển nguôn nhân lực ngành Cơ

khí, Điện tử-Công nghệ thông tin và Hóa chất.
Mục tiêu tổng quát đặt ra là phải hình thành trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh hệ thống đào tạo nguồn nhân lực nghề ngành Cơ khí, Điện tử - Công nghệ
thông tin và Hóa chất đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng, đặt hàng về nhân
sự của các doanh nghiệp

Nội dung: (Theo đề cương đã duyệt)
- Nghiên cứu chủ trương của thành phố về Quy hoạch phát triển công
nghiệp, đề cập 03 ngành Cơ khí, Điện tử-Công nghệ thông tin và Hóa chất đến năm
2015 tính đến năm 2020.
- Điều tra, phân tích thực trạng nguồn nhân lực nghề 03 ngành công nghiệp
trọng yếu: Cơ khí, Điện tử-Công nghệ thông tin và Hóa chất trên địa bàn thành phố.
- Khảo sát thực trạ
ng công tác đào tạo nguồn nhân lực nghề trên địa bàn
thành phố.
- Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nghề cần đào tạo về số lượng, chất lượng
và lộ trình phát triển đến năm 2015 để phục vụ 03 ngành trên với hàm lượng chất
xám cao.
- Hình thành hệ thống đào tạo nguồn nhân lực nghề: hệ đào tạo, các phương
pháp dạy nghề, xã hội hóa dạy nghề, đội ng
ũ giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất,
trang thiết bị …
- Xây dựng chương trình hành động (action plan), kế hoạch triển khai cho
từng ngành nghề nghiên cứu cho giai đoạn 2015 có tính đến năm 2020.


1
MỤC LỤC
Trang
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1

Tên đề tài/dự án:
Chủ nhiệm đề tài/dự án:
Cơ quan chủ trì:
Thời gian thực hiện:
Kinh phí được duyệt:
Kinh phí đã cấp: theo TB số: TB-SKHCN ngày /
1

Mục tiêu
1

Nội dung
1
2
Mục lục
2
3
Tóm tắt đề tài/dự án (gồm tiếng Việt và tiếng Anh)
4
4
Danh sách bảng
6
5
Danh sách hình
8
6
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

9
7
Phần 1: Mở Đầu
10
8
Phần 2: Nội dung nghiên cứu
14

Chương 1: Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học
15

Chương 2: Thực trạng
29

I. Thực trạng và định hướng phát triển các ngành công nghiệp
trọng yếu (Cơ khí, Điện tử - công nghệ thông tin và Hóa chất)
29

II. Thực trạng lao động và cung ứng lao động Thành phố Hồ
Chí Minh
34

III. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực các ngành công
nghiệp trọng yếu (Cơ khí, Điện tử - Công nghệ thông tin và
49

2
Hóa chất) trên địa bàn thành phố

Chương 3: Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân

lực nghề cho các ngành công nghiệp trọng yếu trên địa bàn
thành phố (Cơ khí, Điện tử - Công nghệ thông tin và Hóa chất)
80

I. Bối cảnh quốc tế và trong nước đến phát triển nhân lực
80

II. Quan điểm chỉ đạo về phát triển nhân lực Việt Nam đến
năm 2020
84

III. Mục tiêu phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020
87

IV. Các giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực cho các
ngành công nghiệp trọng yếu giai đoạn 2008-2010 và 2010-
2015.
92
9
Phần 3: Kiến nghị
108
10
Tài liệu tham khảo
111
11
Thông tin quốc tế về phát triển nguồn nhân lực khoa học –
công nghệ
112

















3
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nghề ngành cơ khí, điện tử -
công nghệ thông tin và hóa chất của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015” nhằm
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống đào ạto nguồn nhân lực cho
các ngành trọng yếu, bao gồm các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp,
trung cấp nghề, sơ cấp nghề trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung nghiên cứu của
đề tài:
1. Nghiên cứu cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về việc phát triển nguồn nhân lực.
2. Khảo sát thực trạng chất lượng về việc phát triển nguồn nhân lực, bao gồm:
- Cơ sở đào tạo (nhà quản lý, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết
bị, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, các chính sách trong giáo dục…).
- Cơ sở sản xuất có sử dụng ngu
ồn lao động nói trên.

- Thống kê số liệu từ các cơ sở có liên quan.
3. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến năm 2010 tính đến năm 2020.
4. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho 03 ngành công nghiệp trọng yếu: cơ
khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất:
- Đổi mới quản lý nhà nước theo hướng hiện đại về phát triển nh6an lực cho
các ngành công nghiệp trọng yếu.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất l
ượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp cho các ngành công nghiệp trọng yếu.
- Xây dựng hệ thống kiểm định cơ sở và chương trình đào tạo của các ngành
công nghiệp trọng yếu theo các điều kiện đảm bảo chất lượng.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp, đánh giá và chứng chỉ
quốc gia theo tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp.
- Phát triển chương trình đào tạo cho các ngành trọng yếu theo định hướng
thị trường và hội nhập quốc tế.
- Đa dạng hóa và đổi mới phương thức gắn kết giữa 03 nhà: Nhà nước, Nhà
trường, Nhà doanh nghiệp về đào tạo và sử dụng lao động với trình độ nghề nghiệp.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ cho người học nghề 03 ngành công nghiệp
trọng yếu và cơ
hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

4
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT

Topic “Researching the development of human resources for mechanics,
electronics - information technology, chemicals in Ho Chi Minh City from 2010 to
2015” is in order to study and propose solutions to development of human resources
training system for key industrial branches, including the levels of vocational
colleges, professional intermediate schools, vocational intermediate schools,
vocational elementary schools in the area of Ho Chi Minh City.

The content of topic is:
1. Researching legal basis and scientific basis for human resource development.
2. Surveying the situation of the quality of human resource development, including:
- Training basis (managers, teachers, students, facilities, equipment, training
programs, teaching methods, policies on education )
- Production basis, using labor sources as mentioned above.
- Statistical data from related bases.
3. Forecasting demand of human resources from 2010 to 2020.
4. Proposing the solutions to human resource development for three key industrial
branches: mechanics, electronics - information technology, chemicals:
- Renovating the government management towards the development of
human resources for key industrial branches.
- Building management system of the training quality in the vocational
education for key industrial branches.
- Building the facilities and training program test system to ensure quality.
- Building standards of occupational capacity, assessment and national
certification.
- Developing training programs for key industrial branches of market-
oriented and international integration.
- Diversifying and innovating methods to mount government, schools, the
businesses in the field of training and using labor.
- Implementing support policies for the students of three key industrial
branches and giving them job opportunities after graduation.

5
DANH SÁCH BẢNG

SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG
1
Bảng 1: Quan hệ cơ cấu nhân lực và trình độ tiến bộ kỹ

thuật
19
2
Bảng 2: Các quan điểm cơ bản về dự báo
23
3
Bảng 3: Giải nghĩa, so sánh một số thuật ngữ dự báo
24
4
Bảng 4: Số lượng cơ sở sản xuất
30
5
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng năm 2007
30
6
Bảng 6: Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015
33
7
Bảng 7: Dự báo cơ cấu nhân lực
33
8
Bảng 8: Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản về số lượng
34
9
Bảng 9: Lao động trong các loại hình tổ chức sản xuất công
nghiệp Thành phố năm 2004
45
10
Bảng 10: Lao động công nghiệp theo thành phần và ngành
công nghiệp

46
11
Bảng 11: Cơ cấu lao động công nghiệp theo thành phần
47
12
Bảng 12: Cơ cấu lao động công nghiệp theo ngành
48
13
Bảng 13: Số lượng các trường Trung cấp chuyên nghiệp, cơ
sở đào tạo nghề (Cơ khí, Điện tử-CNTT- Hóa chất) theo các
năm tính đến 31/12/2007
50
14
Bảng 14: Quy mô đào tạo hàng năm trong giai đoạn 2004 –
2007
51
15
Bảng 15
:
Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp
về trình độ kiến thức lý thuyết
52
16
Bảng 16: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp
về trình độ kỹ năng thực hành

53
17
Bảng 17: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp
về trình độ tin học

53
18 Bảng 18: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp 54

6
về trình độ ngoại ngữ
19
Bảng 19: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp
về phẩm chất đạo đức
54
20
Bảng 20: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp
về tác phong lao động
55
21
Bảng 21: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp
về tinh thần trách nhiệm
55
22
Bảng 22: Ý kiến học sinh tốt nghiệp về việc làm và ngành
nghề đào tạo
56
23
Bảng 23: Ý kiến của lao động kỹ thuật về tình trạng việc làm
56
24
Bảng 24: Nhu cầu được đào tạo lại của những học sinh tốt
nghiệp làm trái ngành nghề
57
25
Bảng 25: Ý kiến cán bộ quản lý doanh nghiệp về thời gian

cần thiết để bồi dưỡng cho lao động
57
26
Bảng 26: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên
về chương trình đào tạo
60
27
Bảng 27: Ý kiến đánh giá của giáo viên về tỷ lệ lý thuyết
/thực hành
61
28
Bảng 28: Ý kiến đánh giá của giáo viên về khối lượng lý
thuyết, thực hành của chương trình đào tạo
61
29
Bảng 29: Ý kiến của học sinh tốt nghiệp có việc làm đúng
ngành nghề đào tạo, về khối lượng kiến thức, kỹ năng được
học
62
30
Bảng 30: Kiến thức, kỹ năng cần đào tạo bổ sung
62
31
Bảng 31: Số lượng giáo viên của 3 ngành
65
32
Bảng 32: Tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý được bồi dưỡng
5 năm gần đây
70
33

Bảng 33: Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục-đào
tạo cả nước trong một số năm qua
71
34
Bảng 34: Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý về cơ sở vật
72

7
chất
35
Bảng 35: Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý về mối
quan hệ với doanh nghiệp
73
36
Bảng 36: Ý kiến của cán bộ quản lý doanh nghiệp về liên kết
với trường Trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề
74
37
Bảng 37: Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế của cả
nước đến năm 2020
83
38
Bảng 38:
Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế của
TPHCM đến năm2020

84
39
Bảng 39: Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhân
lực đến năm 2010 và năm 2020

88
40
Bảng 40: Số nhà khoa học và kỹ thuật viên tại một số nước
được lựa chọn trong khu vực vành đai Thái Bình Dương
128
41
Bảng 41: Tổng số cán bộ, nhân viên trong khu vực R&D tại
một số nước được lựa chọn của khu vực vành đai Thái Bình
Dương
128
42
Bảng 42: Tỷ lệ và lĩnh vực ngành nghề được tài trợ
132
43
Bảng 43: So sánh về lực lượng lao động của các nước
ASEAN
136
44
Bảng 44: Số cán bộ nghiên cứu ở Hàn Quốc phân bổ theo
ngành
141
45
Bảng 45: Số người làm công tác nghiên cứu - phát
triển/10.000 dân
150


DANH SÁCH HÌNH

SỐ TÊN HÌNH ẢNH TRANG

1
Hình 1. Cơ cấu nhân lực của các ngành công nghiệp cơ
khí hóa
19
2
Hình 2. Cơ cấu nhân lực trong các ngành công nghệ ưu
tiên (công nghệ cao)
19

8
















































PHẦN 1



PHẦN MỞ ĐẦU












9
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21, nước ta đẩy mạnh sự công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hướng tới nền kinh tế tri thức với nhiều thuận lợi và không ít
khó khăn, thách thức phải vượt qua. Nhân tố quyết định cho thấy thắng lợi là con
người Việt Nam phát triển toàn diện và nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng
cao. Để thực hiện đượ
c mục tiêu đó, nền giáo dục Việt Nam cần được phát triển
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn
nhân lực theo các chuẩn trình độ quốc gia, khu vực và quốc tế, đảm bảo sự cân đối,
hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng miền, nhằm đáp ứng
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và tạo năng lực hòa nhập với thị

trường lao động quốc tế.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010 đã định hướng cho
phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với mục tiêu: “Ưu tiên nâng cao chất lượng
đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, cán
bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiế
p góp phần
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế “.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hóa, khoa học, kỹ thuật, một
trung tâm thương mại lớn của cả nước. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành phố đòi hỏi nguồn nhân lực có trình
độ kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, đáp ứng đòi hỏi của thị trường
lao động, do đó giáo dục nghề nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đào tạo
những người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau,
có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức
khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc
làm hoặc tiếp tục học t
ập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh.
Đào tạo nguồn lao động kỹ thuật là vấn đề đã được xác định trong báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa VII tại Đại hội Đảng bộ
TP.HCM lần thứ VIII – 12/2005: Đẩy mạnh xã hội hóa gắn chặt với chuẩn hóa, hiện

10
đại hóa; thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển trường học, đặc
biệt trường dạy nghề, bảo đảm đến năm 2010 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt
55%; đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài đi đôi với nâng cao vai trò quản lý Nhà
nước về giáo dục – đào tạo… Đổi mới căn bản mô hình giáo dục đào tạo hiện nay
theo hướ
ng chuyển sang mô hình giáo dục mở; xây dựng xã hội học tập với hệ
thống học tập cho mọi đối tượng, thực hiện liên thông giữa các bậc học gắn với phát

triển nghề nghiệp của người dân, tạo ra nền tảng và điều kiện phát triển nguồn nhân
lực… Tiến hành các chương trình đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề, có trình độ
cao, vừa đáp ứng nhu c
ầu phát triển của thành phố và khu vực, vừa tạo nguồn xuất
khẩu lao động.
Khái niệm lao động kỹ thuật theo quan niệm mới phù hợp với chiến lược
phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010 (Quyết định số 201/2002/QĐ-TTg ngày
11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ); trong đó xác định rõ việc hình thành hệ thống
đào tạo kỹ thuật thực hành theo 3 cấp trình độ (bán lành nghề, lành nghề, trình độ
cao, nay là s
ơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề), chú trọng đào tạo công
nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ trình độ cao. Lao động qua đào
tạo là lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất (hệ thống
giáo dục nghề nghiệp đào tạo lao động kỹ thuật và hệ thống giáo dục cao đẳng, đại
học, sau đại học, đ
ào tạo lao động chuyên môn) được cấp bằng, chứng chỉ của các
bậc đào tạo.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển hệ thống đào
tạo nhân lực các ngành trọng yếu (Cơ khí, Điện tử -CNTT, Hóa chất) bao gồm các
trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

III. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung chủ yếu vào loại hình nhân lực nghề có trình độ Cao đẳng
nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề. Chính vì thế khi
khảo sát thực trạng và thu thập số liệu, đề tài chỉ tiến hành khảo sát các cơ sở đào


11
tạo lao động kỹ thuật ở các cấp trình độ như đã đề cập, trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, cũng như các cơ sở doanh nghiệp có sử dụng nguồn lao động nói trên.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Nghiên cứu cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về phát triển nguồn nhân lực.
2. Khảo sát thực trạng chất lượng về việc phát triển nguồn nhân lực bao gồm:
- Cơ sở đào tạo (nhà quản lý, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết
bị, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, các chính sách trong giáo dục….).
- Cơ sở sản xuất có sử dụng nguồn lao độ
ng nói trên.
- Thống kê số liệu từ các cơ sở có liên quan.
3. Đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho 03 ngành công
nghiệp trọng điểm nói trên đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội từ nay đến năm 2010 có
tính đến năm 2020.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích và tổng hợp :
Sưu tầm các báo cáo tổng kết hàng năm của đơn vị, phân tích và tổng hợp
các nội dung có liên quan đến đề tài, các nghị quyết các sách báo, các tạp chí, các
công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến lĩnh vực chất lượng đào tạo giáo
dục chuyên nghiệp.
2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý tại các trường Trung
cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề:
Tiếp xúc trao
đổi với các cán bộ quản lý đào tạo (Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo, các trưởng phó khoa, giáo viên lâu năm) và một số cán bộ trực tiếp quản lý

Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao
động, Thương Binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề liên quan đến
đề tài.
3. Phương pháp quan sát: Thông qua các buổi dự giờ (thao giảng, hội giảng
cấp trường, hội giảng c
ấp thành phố, hội giảng cấp toàn quốc) để tìm hiểu phương
pháp giảng dạy của giáo viên thường hay sử dụng hiện nay. Thông qua các lần đi

12
khảo sát thực tế đến các trường để tìm hiểu về nề nếp, phương tiện, trang thiết bị
dạy học…
4. Phương pháp khảo sát: Bằng phiếu câu hỏi, tác giả đã xây dựng 4 bộ câu
hỏi nhằm mục đích thăm dò các đối tượng: giáo viên, cán bộ quản lý các trường
Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề học sinh đã tốt nghiệp và đang đi làm,
thăm dò ý kiến t
ừ các nhà doanh nghiệp có học sinh Trung cấp chuyên nghiệp,
Trung cấp nghề đang làm việc. Từ kết quả thu được trong khảo sát thực tiễn để đề
xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo.
5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Dựa vào số liệu thống kê
của trường qua các kỳ tổng kết năm học để đánh giá khách quan thực trạng
đào tạo.
6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trên cơ sở các giải pháp đã đề xuất,
lập bảng tóm tắt và thăm dò ý kiến của các chuyên gia trong lãnh vực các trường
Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề (cán bộ quản lý cấp Sở Giáo dục - Đào
tạo, Sở Lao động Thương binh – Xã hội , Ban Giám hiệu, các cán bộ quản lý các
trường, giáo viên lâu năm, và các nhà quản lý các đơn vị sản xuất) để tìm hiểu mứ
c
độ khả thi của các giải pháp. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo, tác giả đã lấy ý kiến chuyên gia về những kinh
nghiệm thực tế làm việc trong hệ thống Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề .

7. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Dùng thống kê toán học để xử lý số
liệu kết quả thu được từ các phương pháp trên.
Tổng số phiếu phát ra là 1765 phiếu, thu về là 1543 phiếu
Tổng số các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp tham gia trả lời khảo
sát và phỏng vấn (theo phụ lục 6 và phụ lục 7)








13




























































PHẦN 2


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

14
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh một cách bền vững, phù hợp với
chương trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004 về phê duyệt Quy
hoạch phát triển công nghiệp thành phố đến năm 2010 có tính đến năm 2020.
Thực hiện quyết định này, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã cụ
thể hóa bằng Công văn số 1924/UB-CNN ngày 01-4-2005 v

ề việc phê duyệt
chương trình phát triển nguôn nhân lực ngành Cơ khí, Điện tử-Công nghệ thông tin
và Hóa chất.
M ục tiêu tổng quát đặt ra là phải hình thành trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh hệ thống đào tạo nguồn nhân lực nghề ngành Cơ khí, Điện tử - Công nghệ
thông tin và Hóa chất đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng, nhu cầu về nhân
sự của các doanh nghiệp.
Trường Trung học Công nghi
ệp thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Công
nghiệp (nay là Sở Công Thương) thực hiện xây dựng Chương trình Phát triển nguồn
nhân lực nghề cho các ngành trọng yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm
phục vụ việc quy hoạch và phát triển công nghiệp thành phố đến năm 2010 có tính
đến năm 2020.

II. CƠ SỞ KHOA HỌC

1. Một số khái niệm
a) Nguồn nhân lực (Human Rersources)
Trong lý thuyết phát triển, nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu như
nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các
nguồn lực có khả năng huy động, tổ chức quản lý để tham gia vào quá trình phát
triển kinh tế-xã hội như nguồn lực vật chất (Physical Resources), nguồn lực tài
chính (Financial Resources).

15
Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và có thể lượng hoá được là một bộ phận của
dân số bao gồm những người trong độ tuổi qui định, đủ 15 tuổi trở lên có khả năng
lao động hay còn gọi là lực lượng lao động. Số lượng nguồn nhân lực được xác định
dựa trên qui mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố theo khu vực và vùng
lãnh thổ của dân số. Ở nước ta, s

ố lượng lao động trong độ tuổi lao động được xác
định bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam 15-60, nữ 15-55) đang có
việc hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.
b) Phát triển nguồn nhân lực (Human Resourse Development)
Phát triển nguồn nhân lực được hiểu cơ bản là làm gia tăng giá trị của con
người về mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ, làm cho con người trở thành
ngườ
i lao động có năng lực và có phẩm chất mới, cao hơn.
Phát triển nguồn nhân lực chịu tác động bởi các nhân tố cơ bản là: Giáo dục
và đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường làm việc và sự giải phóng con
người. Trong đó giáo dục và đào tạo là nhân tố cốt lõi, là cơ sở của các nhân tố khác
và đồng thời cũng là cơ sở quan trọng nhất cho sự phát triển của nền kinh t
ế xã hội
bền vững.
c) Nhân lực (Manpower)
Nhân lực là chỉ nguồn lực, đội ngũ người lao động (phổ thông và chuyên
môn kỹ thuật) được đào tạo ở một trình độ nào đó để có năng lực tham gia vào các
loại hình lao động xã hội. Năng lực (Competency) của người lao động kỹ thuật
được cấu thành bởi các yếu tố: Kiến thức (Knowledge), kĩ năng (skill), thái độ
(Attitude) và thói quen làm việ
c (Workhabit).

2. Nhân lực khoa học-công nghệ

Theo cách hiểu chung nhất nhân lực Khoa học-công nghệ là một bộ phận của
lực lượng lao động xã hội được đào tạo ở những trình độ chuyên môn nghiệp vụ
nhất định và tham gia trực tiếp (hay gián tiếp) vào các hoạt động Khoa học-công
nghệ từ nghiên cứu, triển khai đến đào tạo, quản lý và vận hành các hệ thống công
nghệ. Đội ngũ nhân l
ực Khoa học-công nghệ có nhiều mức trình độ đào tạo khác


16
nhau từ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ đến đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên,
chuyên gia, nhà khoa học có trình độ đại học và sau đại học.

3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Chính sách dân số và nguồn nhân lực như là một nội dung quan trọng trong
quản lý phát triển nguồn nhân lực bao gồm:
- Sự tác động vào tái sản xuất tự nhiên dân số hoặc chính sách nhân khẩu
học: Tác động vào những đặc tính cơ bả
n của sự tái tạo các thế hệ con người (sinh,
chết, hôn nhân, gia tăng tự nhiên, tuổi thọ trung bình), tác động lên sự định cư và di
cư của dân cư.
- Sự tác động vào quá trình xã hội hoá các thế hệ trưởng thành chuẩn bị để
đưa vào hoạt động lao động: Nuôi dạy trẻ trước tuổi đi học, giáo dục phổ thông,
hướng nghiệp, đào tạo nghề và đào tạo đại học, trung c
ấp chuyên nghiệp, giáo dục
đạo đức và tư tưởng chính trị, làm quen với những thành tựu văn hoá và phát huy
truyền thống dân tộc.
- Sự tác động điều tiết điều kiện lao động: Xác định giới hạn, khả năng lao
động và những phạm vi của trạng thái việc làm, điều tiết độ dài thời gian làm việc
trong ngày, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, nâng cao kỹ năng
nghề nghiệp, đào tạo lại sức lao động
- Sự tác động lên những điều kiện chung sử dụng lao động của dân cư: Điều
kiện tiền lương và thu nhập của dân cư, tác động đến cơ cấu lãnh thổ của dân cư và
di dân-chính sách di dân.
- Sự tác động lên những điều kiện chung của cuộc sống tất cả mọi tầng lớp
dân cư: Điều chỉnh giá cả hàng hóa, luật nhà ở, chính sách bảo vệ sức khoẻ và phục
vụ y tế, dịch vụ công cộng
- Chính sách phát triển và thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta phải nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân
lực Giáo dục – Đào tạo, đào tạo có chất lượng các lo
ại hình lao động cần thiết cho
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt là các loại hình nhân lực quản lý;
quản trị-kinh doanh, khoa học và công nghệ mũi nhọn; sử dụng, phát huy tốt lao

17
động được đào tạo và việc tạo môi trường lao động phong phú về việc làm, từ
chủng loại (nghề nghiệp, cấp bậc trình độ, kỹ năng ) đến số lượng công việc làm.
Chính sách này phải tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế và xã hội cùng
với Nhà nước phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích, động viên từng cá nhân con
người vươn lên những giá trị cao, mỗi người đề
u có cơ hội thăng tiến và góp phần
xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Chiến lược phát triển
nhân lực Việt nam đến năm 2020 để chỉ rõ các quan điểm chỉ đạo là :
a) Phát triển nhân lực là khâu đột phá, là quốc sách hàng đầu, phải đi trước
với tầm nhìn chiến lược dài hạn trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
b) Phát triển nhân lực Việ
t Nam có chất lượng cao, toàn diện (về trí lực, năng
lực chuyên môn, thể lực và đạo đức) ở tất cả các cấp và gắn với chiến lược phát
triển đất nước trong thời kỳ hội nhập.
c) Phát triển nhân lực có trọng tâm, trọng điểm và bảo đảm yêu cầu của các
tầng lớp dân cư, vùng miền góp phần phát triển bền vững.
d) Phát triển nhân lực phù hợp vớ
i nhu cầu thị trường và yêu cầu quản lý của
nhà nước.
e) Gắn phát triển nhân lực với phát triển con người, xã hội, môi trường.

4. Cơ cấu nhân lực điển hình


Cũng như các loại hình nhân lực công nghệ khác, nhân lực trong lĩnh vực
công nghệ ưu tiên bao gồm một đội ngũ đồng bộ nhân lực theo các trình độ công
nhân kỹ thuật, trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học. Tuy nhiên do
đặc trưng về
trình độ cao của công nghệ nên phần lớn nhân lực Khoa học-công nghệ trong các
công nghệ ưu tiên có trình độ cao đẳng trở lên, trong đó có một bộ phận đáng kể là
có trình độ đại học hoặc sau đại học (40 - 50%). Do đó việc phát triển, đào tạo nhân
lực Khoa học-công nghệ trong lĩnh vực công nghệ ưu tiên có trình độ trung cấp, cao
đẳng và đại học có ý nghĩa rất quan trọng (xem hình 1 và 2).








18


Công nhân kỹ thuật
Trung học, Cao đẳng
Kỹ sư
Chuyên gia cao cấp









Công nhân kỹ thuật
Trung học, Cao đẳng
Kỹ sư
Chuyên gia
cao cấp


Hình 1. Cơ cấu nhân lực
của các ngành công nghiệp
cơ khí hóa
Hình 2. Cơ cấu nhân lực
trong các ngành công nghệ
ưu tiên
(
côn
g
n
g
h

cao
)

Về cơ cấu nhân lực Khoa học-công nghệ ưu tiên có 3 nhóm sau:
- Nhóm nhân lực khoa học cơ bản chiếm tỷ lệ 10-20%;
- Nhóm nhân lực Khoa học-công nghệ ứng dụng ở các ngành chiếm tỷ lệ
60-70%;

- Nhóm nhân lực Khoa học-công nghệ chuyên ngành chiếm tỷ lệ 20-30% .

Bảng 1: Quan hệ cơ cấu nhân lực và trình độ tiến bộ kỹ thuật.
(
Đơn vị: %)
CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN BỘ KỸ THUẬT

LOẠI LAO ĐỘNG

1 2 3 4 5 6 7 8 9
LĐ đơn giản
15 7 - - - - - - -
CNKT chưa
lành nghề
60 65 37 11 3 - - - -
CNKT lành nghề
20 20 53 45 60 55 40 21 -
Kỹ thuật viên
4 6,5 8 12,5 21 30 40 50 60
Kỹ sư
1 1,5 2 4,5 7 10 17 25 34
Trên Đại học
- - - 0,5 2 2 3 4 6
(Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển, Bộ KH-ĐT)

5. Lao động kỹ thuật gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động

19
Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn giáo dục, đào tạo; trong
đó đào tạo lao động kỹ thuật và Khoa học-công nghệ, có vai trò quyết định; giáo

dục, đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo lao động kỹ thuật nói riêng phải đi trước
một bước.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phát triển lao động kỹ thuật
có mối quan hệ biện ch
ứng, khách quan, tác động qua lại lẫn nhau, không thể tách
rời trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Điều này xuất phát tứ tính tất yếu khách
quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; đồng
thời trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắ
n, phải chuẩn bị trước
một đội ngũ lao động kỹ thuật để đi ngay vào nền kinh tế tri thức.
Xu hướng cơ bản có tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta
trong quá trình chuyển từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế hiện đại, nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Giảm cả
tuyệt đối và tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tuyệt đối và tỷ
trọng lao động công nghiệp – xây dựng và dịch vụ;
- Tăng tỷ trọng lao động tham gia sản xuất sản phẩm hàng hóa cung cấp cho
thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Giải phóng lao động ở các ngành có năng suất lao động và giá trị lao động
thấp, chuyển sang ngành năng suất lao động và giá trị lao động cao nhờ áp dụng
khoa h
ọc, kỹ thuật và công nghệ mới, hiện đại.
- Tăng tỷ trọng lao động trong các ngành, các lĩnh vực đòi hỏi lao động phải
có trình độ văn hóa ngày càng cao và lao động qua đào tạo, kể cả lao động chuyên
môn và lao động kỹ thuật nhằm tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm và dịch
vụ chất lượng cao.
- Trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (nông nghiệp nghĩa rộng)
tăng tỷ trọ
ng lao động trong ngành lâm nghiệp, thủy sản, giảm tuyệt đối và tỷ trọng

lao động nông nghiệp thuần túy, tạo cơ cấu lao động nông, lâm, ngư nghiệp đa
ngành. Trong nông nghiệp thuần túy, trên cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương
thực quốc gia, sẽ tăng tỷ trọng lao động chăn nuôi, giảm tỷ trọng lao động trồng
trọt. Trong trồng trọt, giảm tỷ trọng lao động
độc canh lúa, tăng tỷ trọng lao động

20
phát triển cây trồng có giá trị làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất
khẩu.
- Trong công nghiệp, tăng lao động trong các ngành sản xuất các mặt hàng
có khả năng cạnh tranh, sử dụng công nghệ nhiều lao động, đáp ứng tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu (dệt may, giày dép, điện tử…); tăng mạnh lao động trong một số
ngành sử dụng công nghệ cao (công nghiệp phần mềm, tự động hóa, sản phẩm cơ

khí chất lượng cao…); tăng lao động trong các ngành sản xuất sản phẩm công
nghiệp nguyên liệu, vật liệu thay thế nhập khẩu (giấy và bột giấy, thép, xi măng,
phân bón…)
- Trong dịch vụ, tăng nhanh lao động trong thương nghiệp, nhất là thị
trường trong nước; du lịch; vận tải; dịch vụ bưu chính, viễn thông, tin học, dịch vụ
tài chính, ngân hàng, kiểm toán….
- Có sự cơ cấu lại lao động giữa các vùng, nhấ
t là tăng lao động trong các
vùng kinh tế trọng điểm (kinh tế động lực), các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế mở; tiếp tục dòng di dân đến các vùng có tiềm năng đất
đai khai thác (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ven biển, hải đảo,…); tăng mạnh dòng
di dân từ các vùng nông thôn vào các đô thị kiếm việc làm, chuyển dịch mạnh lao
động nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở các vùng ven đô thị thành phố lớn trong
quá trình độ thị hóa nhanh; tiếp t
ục tăng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài (xuất khẩu lao động).

- Lao động trong kinh tế hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song có hướng
giảm dần; lao động trong kinh tế tập thể có xu hướng tăng; tỷ trọng lao động trong
khu vực Nhà nước tăng chậm và giữ ở mức thấp; lao động khu vực ngoài Nhà nước
có xu hướng tăng, nhất là trong doanh nghiệp có v
ốn đầu tư nước ngoài, doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, kinh tế trang trại; lao động làm công ăn ngoài (có quan hệ
lao động) tăng liên tục theo nhịp độ phát triển của thị trường lao động.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động này sẽ định hướng và làm thay đổi
trong cơ cấu lao động kỹ thuật và đào tạo lao động kỹ thuật theo hướng cơ cấu lao
động kỹ thuật và đào tạ
o lao động kỹ thuật phải đáp ứng được yêu cầu của sản xuất,
của thị trường lao động về ngành nghề, quy mô, trình độ (chất lượng), cơ cấu…


21
6. Định hướng đào tạo lao động kỹ thuật gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động

Các xu hướng cơ bản thay đổi cơ cấu lao động kỹ thuật được định hướng bởi
xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động như sau:
- Hình thành cơ cấu lao động kỹ thuật theo cấp trình độ (cơ cấu trình độ).
Khi áp dụng kỹ thuật và công nghệ
mới, công nghệ cao, độ phức tạp của công việc
thuộc các ngành, nghề trong nền kinh tế quốc dân có xu hướng tăng lên. Ngay trong
một dây chuyền sản xuất cũng đòi hỏi nhiều cấp trình độ khác nhau và trong một
công việc có thể bao gồm nhiều công nghệ với mức độ phức tạp khác nhau (cơ khí,
tự động hóa, tin học…). Bởi vậy, hình thành cơ cấu lao động kỹ thuật theo cấp trình
độ là nét
đặc trưng nổi bật của cơ cấu lao động kỹ thuật trong nền kinh tế hiện đại.
Cơ cấu cấp trình độ có thể được phân chia thành các bậc phù hợp với bậc lương
tương ứng với tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhân. Song có thể chia ra:

+ Lao động không có kỹ thuật (lao động giản đơn, lao động phổ thông)
+ Bán lành nghề.
+ Lành nghề.
+ Trình độ cao (bao gồm c
ả kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao,
cao đẳng và đại học).
- Cơ cấu lại lao động kỹ thuật theo ngành, nghề mới. Cơ cấu lao động kỹ
thuật thay đổi từ lao động kỹ thuật thuộc các ngành nghề của nền kinh tế truyền
thống với kỹ thuật và công nghệ lạc hậu dần dần mất đi, thay thế bằng lao động kỹ
thu
ật của các ngành, nghề mới hiện đại. Đặc biệt, xuất hiện ngày càng nhiều ngành,
nghề sử dụng nhiều tri thức. Hình thành cơ cấu ngành, nghề mới là sự thay đổi căn
bản nhất trong cấu trúc lao động kỹ thuật phù hợp với quá trình phát triển các nền
kinh tế theo hướng từ thấp lên cao: Thủ công → cơ khí → tự động hóa → kinh tế tri
thức. Sự thay đổi cơ
cấu kỹ thuật theo cơ cấu ngành nghề diễn ra ở hầu khắp các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
- Hình thành cơ cấu lao động kỹ thuật đa ngành, đa lĩnh vực và ngày càng
chuyên môn hóa. Cơ cấu lao động kỹ thuật thay đổi theo hướng đa ngành, đa lĩnh
vực và ngày càng được chi tiết hóa, chuyên môn hóa cao, kể cả trong nông nghiệp,
trong công nghiệp sản xuất dây chuyền, trong dịch vụ … Đ
iều này nói lên tính chất
đa dạng, phong phú của đời sống xã hội, nhất là trong xã hội hiện đại. Từ đó, danh

22
mục nghề sẽ tăng lên nhanh chóng và được phân chia ngày càng chi tiết, nhất là
xuất hiện nhiều nghề mới bổ sung trong danh mục nghề. Từ đó đặt ra yêu cầu là
phải lựa chọn và xác định nghề đào tạo lao động kỹ thuật ở nước ta phù hợp.
- Cơ cấu lao động kỹ thuật theo vùng có sự chuyển dịch nhanh chóng trên
cơ sở cơ cấu lại lực lượng sản xu

ất tại địa bàn lãnh thổ. Hình thành rõ nét cơ cấu lao
động nhiều tầng:
+ Tầng lao động kỹ thuật trình độ cao tập trung vào các khu vực áp dụng
công nghệ hiện đại, công nghệ cao sử dụng nhiều vốn trong các vùng kinh tế trọng
điểm ở các miền, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp, khu chế suất,
khu công nghệ cao….
+ Tầng lao động kỹ thuật ở trình độ bậc trung là tầng chiế
m tỷ trọng lao
động kỹ thuật lớn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ sản suất sản phẩm
cho xuất khẩu áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động mà Việt Nam có ưu thế
cạnh tranh (dệt may, giày dép, chế biến thủy sản, lắp ráp
điện tử, ô tô…).

7. Khoa học dự báo phát triển nguồn nhân lực
7.1. Các quan điểm dự báo
Vấn đề dự báo nói chung và dự báo nhân lực Khoa học-công nghệ là những
vấn đề rất khó khăn và phức tạp đặc biệt trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của
các lĩnh vực Khoa học-công nghệ, các tác động đa chiều của kinh tế -xã hội và các
nhân tố thị trường. Dự báo nói một cách khái quát là sự trình bày những sự ki
ện
hoặc điều kiện có thể có trong tương lai và so với trước đây.
Hiện nay đã có nhiều thay đổi về quan niệm dự báo
Bảng 2: Các quan điểm cơ bản về dự báo
Dự báo (cũ): Prévision Dự báo (mới): Prospective
Quan
điểm
Từng phần 'mọi vật đều ngang
nhau"
Tổng thể, "không có cái gì là
ngang nhau"

Các biến
số
Định lượng, khách quan và đã biết Định tính, lượng hoá được hoặc
không, chủ quan, đã biết hoặc ẩn
dấu
Các quan
hệ
Tĩnh, các cấu trúc không đổi Động , các cấu trúc tiến hoá

23
Giải thích
Quá khứ giải thích tương lai Tương lai là lý do tồn tại của
hiện tại
Tương lai
Duy nhất và chắc chắn Nhiều loại và bất định
Phương
pháp
Các mô hình tất định và định lượng
(kinh tế trắc lượng, toán học)
Phân tích có ý định Các mô hình
định tính (phân tích cấu trúc) và
ngẫu nhiên (các tác động chéo)
Thái độ
đối với
tương lai
Thụ động hay thích nghi (tương lai
phải chịu)
Chủ động và sáng tạo (tương lai
mong muốn)
Nguồn: Đặng Mộng Lân- Khái quát về dự báo và các xu hướng lớn phát

triển KH-CN trên thế giới - Đề tài KC- 09-17.
Ngoài từ "dự báo" (Prévision và Prospective), trong lĩnh vực dự báo còn một
số từ thường gặp gần nghĩa. Theo M. Godet, (1977) có thể xác định nội dung các từ
đó như trong bảng 3 sau đây:
Bảng 3: Giải nghĩa, so sánh một số thuật ngữ dự báo

Ước đoán (conjecture)
Giả thiết có thể xảy ra
Dự báo (mới) (prospective)
(Khái niệm gốc la tinh)

Quan
điểm
Tổng thể
định tính
ý chí
Nhiều loại (các kịch bản)
Dự tính (Projection)
kéo dài hoặc uốn các xu hướng
quá khứ vào tương lai

Tiên đoán (Prédiction)
báo trước
(lời sấm Delphes)

Tiên tri (Prophètie)
tiên đoán bằng thần cảm
Dự báo (cũ) (Prévision)
Đánh giá với một độ tin cậy nào đó
quan điểm định lượng và tất định


tương lai học (Futurologie)
(Khái niệm gốc Ănglô-Xắcxông) tập hợp
những nghiên cứu về tương lai

Kịch bản (Scénarios)
nh
ững bộ giả thiết có liên kết với nhau
Kế hoạch hoá (planification)
"Nội dung là dự kiến một tương lai mong muốn cũng như các phương
tiện để đi tới đó" (R. Ackoff, 1973)


24

×