Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

quản lý nhà nước tại cảng biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 116 trang )

1


















































TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN











BÀI GIẢNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN



Nguyễn Quốc Khánh
Vũ Như Tân













Khánh Hòa, tháng 5 năm 2012

1
MỤC LỤC
PHẦN I: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 3
CHƯƠNG I. CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 3
§ 1. CÔNG ƯỚC TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI TRONG GIAO THÔNG HÀNG HẢI
QUỐC TẾ FAL 1965 5

§ 2. BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU VÀ BẾN CẢNG 8
§ 3. MỘT SỐ CÔNG ƯỚC KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QLNN TẠI CẢNG BIỂN 14
CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 16
§ 1. BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM 16
§ 2. CÁC LUẬT VÀ VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN 19
PHẦN II: HỆ THỐNG TỔ CHỨC THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ ĐỐI TƯỢNG 22
CHƯƠNG III. CÁC CƠ QUAN THỰC THI PHÁP LUẬT TẠI CẢNG 22
§ 1. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI 22
§ 2. THANH TRA HÀNG HẢI 38
§ 3. HẢI QUAN 40
§ 4. BIÊN PHÒNG 45
§ 5. KIỂM DỊCH Y TẾ 46
CHƯƠNG IV. CÁC TỔ CHỨC PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG
BIỂN 47
§ 1. DOANH NGHIỆP CẢNG 47
§ 2. ĐẠI LÝ TÀU BIỂN VÀ MÔI GIỚI HÀNG HẢI 50
§ 3. LAI DẮT TÀU BIỂN 53
§ 4. HOA TIÊU HÀNG HẢI 55
CHƯƠNG V. ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT TẠI CẢNG BIỂN59
§ 1. CẢNG BIỂN 59
§ 2. TÀU BIỂN 62
§ 3. THUYỀN VIÊN – HÀNH KHÁCH 68
§ 4. HÀNG HOÁ – HÀNH LÝ 69
PHẦN III: NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 71
CHƯƠNG VI. KHÁI QUÁT CHUNG 71
§ 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 71
§ 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 73
CHƯƠNG VII. NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TÀU VÀO CẢNG 77
§ 1. NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ XIN PHÉP TÀU ĐẾN CẢNG BIỂN 77
§ 2. NGIỆP VỤ QUẢN LÝ THỦ TỤC THÔNG BÁO TÀU VÀO CẢNG BIỂN 79

§ 3. NGHIỆP VỤ KIỂM TRA TÀU VÀO CẢNG 80
CHƯƠNG VIII. QUẢN LÝ TÀU LƯU LẠI CẢNG BIỂN 88
2
§ 1. QUẢN LÝ VIỆC ĐI BỜ CỦA THUYỀN VIÊN – HÀNH KHÁCH 88
§ 2. ĐẢM BẢO AN NINH – AN TOÀN CHO TÀU TẠI CẢNG BIỂN 89
§ 3. ĐẢM BẢO AN NINH - AN TOÀN CHO CẢNG BIỂN 93
§ 4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI CỦA TÀU TẠI CẢNG BIỂN 95
§ 5. NGHIỆP VỤ THANH TRA AN TOÀN HÀNG HẢI ĐỐI VỚI TÀU THUYỀN (PSC) 98
CHƯƠNG IX. NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TÀU RỜI CẢNG BIỂN 108
§ 1. THỦ TỤC THÔNG BÁO TÀU RỜI CẢNG BIỂN 108
§ 2. NGHIỆP VỤ KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN CHUYÊN NGÀNH 109
§ 3. NGHIỆP VỤ LÀM THỦ TỤC CHO TÀU RỜI CẢNG BIỂN 110
§ 4. PHỐI HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC . 114



































3
PHẦN I
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
CHƯƠNG I
CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN
Sự hình thành của luật hàng hải quốc tế luôn gắn liền với sự phát triển của ngành hàng
hải thế giới. Từ những thông lệ và tập quán ban đầu, đến nay hoạt động của hàng hải thế giới
được điều chỉnh bởi một hệ thống luật, bao gồm trên 70 công ước do UN (United Nations- tổ
chức liên hiệp quốc), IMO (International Maritime Organization - tổ chức hàng hải quốc tế),
ILO (International Labour Organization - tổ chức lao động quốc tế), CMI (International
Maritime Committee - Uỷ ban hàng hải quốc tế) , UNCTAD (United Nations Conference on
Trade and Development - hiệp hội quốc tế về thương mại và phát triển) và các tổ chức hoặc
hiệp hội, liên đoàn quốc tế khác thông qua.

Luật hàng hải quốc tế dùng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến hoạt động
giao thông vận tải hàng hải quốc tế theo Công pháp và Tư pháp quốc tế.
Trong lĩnh vực hành chính, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, có các công ước sau:
UNCLOS 82 (công ước quốc tế về luật biển năm 1982), công ước SOLAS 74/78 (công ước
về an toàn sinh mạng trên biển) - Được bổ sung bộ luật ISPS Code (bộ luật quốc tế về an ninh
tàu và bến cảng), công ước MARPOL 73/78 (công ước phòng ngừa ô nhiễm môi trường do
tàu gây ra), công ước TONNAGE 66 (công ước quốc tế đo dung tích), công ước COLREG 72
(công ước Quốc tế về phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển 1972), công ước STCW 1978
(công ước về các tiêu chuẩn đào tạo, chứng nhận và trực ca của thuyền viên), công ước
Loadlines 1966 (công ước mạn khô quốc tế) công ước FAL 65 (công ước về tạo điều kiện
thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế),
Hầu hết các công ước quốc tế được áp dụng trực tiếp vào trong lĩnh vực đăng kiểm và
cấp giấy chứng nhận. Đối với cơ quan quản lý nhà nước không áp dụng trực tiếp các công ước
quốc tế vào quản lý mà chỉ sử dụng các công ước này như là tiêu chuẩn của việc kiểm tra,
giám sát hoạt động tàu thuyền.
Với đặc thù hoạt động hàng hải là có tính quốc tế cao, tàu biển không chỉ hoạt động
trong phạm vi vùng biển của một quốc gia mà còn tới các cảng biển của các quốc gia khác.
Như vậy khi con tàu hoạt động trên biển không chỉ tuân thủ pháp luật của quốc gia mà tàu
mang cờ mà còn phải tuân thủ các quy định pháp luật của các quốc gia có cảng, quốc gia ven
biển mà nó sẽ ra, vào hoạt động. Như các quy định về giấy tờ mà bắt buộc tàu phải có khi ra,
vào, hoạt động ở cảng và những quy định này phải phù hợp với các quy định của điều ước
quốc tế.
Đối với Việt Nam chúng ta, do lịch sử phát triển của ngành hàng hải còn non trẻ, lĩnh
vực hàng hải của chúng ta còn yếu kém, hệ thống pháp luật hàng hải chưa hoàn thiện. Do đó
chúng ta còn phải áp dụng trực tiếp một số công ước quốc tế giống như pháp luật quốc gia.
VD: Nghị định thư Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với thiệt hại do
ô nhiễm dầu, Việt Nam đã ký kết gia nhập ngày 17/7/2003 và có hiệu lực vào ngày 17/7/2004.
Một số nghị định thư của công ước Solas…
- Đến nay Việt Nam đã tham gia 16 Công ước quốc tế và những hiệp định của công ước
trong lĩnh vực hàng hải.

1 . Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948. IMO Convention - 1948.
- Ngày thông qua: 6-3-1948
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: 12/06/1984.
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam:
2. Công ước quốc tế về Đường mớn nước, 1966. Loadline – 66
- Ngày có hiệu lực: 21-7-1968
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập:
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 18-3-1991
3. Công ước Quốc tế về Đo dung tích Tàu, 1969. Tonnage – 1969
- Ngày có hiệu lực: 18-7-1982
4
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập:
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 18-3-1991
4. Công ước về Quy tắc Quốc tế về Phòng ngừa Va chạm trên Biển, 1972. COLREG – 1972
- Ngày có hiệu lực: 15-7-1977
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập:
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 18-12-1990
5. Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, 1973. MARPOL - 73/78
- Ngày có hiệu lực: 2-10-1983
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập:
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 29-8-1991 (chỉ tham gia Phụ lục I&II)
6. Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển, 1974. International Convention on
Safety of Life at Sea - SOLAS – 74
- Ngày có hiệu lực: 25-5-1980
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập:
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 18-3-1991
7. Công ước về Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, 1979. Convention on the International
Maritime Satellite Organization (IMARSAT - 1979) - Ngày thông qua:
- Ngày có hiệu lực: 16-7-1979
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập:

- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 5-1998
8. Sửa đổi công ước về Tổ chức vệ tinh di động quốc tế, 1998. Amendments to the
Convention on the International Mobile satellite Organization,1998
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập:
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam:
9. Hiệp ước khai thác về Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, 1979. Operating Agreement
on the International Maritime Satellite Organization (IMARSAT – 1979)
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập:
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam:
10. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 UNCLOS – 82
- Ngày thông qua: 10-12-1982.
- Ngày có hiệu lực từ ngày 16/11/1994.
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: 25/07/1994.
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam:
11. Công ước về ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải, 1988.
Convention for the Suppression of Unlawful Acts Against the Safety of Maritime Navigation
(SUA – 1988)
- Ngày có hiệu lực: 1-3-1992
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập:
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam:
12. Hiệp định COSPAS - SARSAT quốc tế, 1988. The International COSPAS - SARSAT
programme Agreement, 1988
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập:
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam:
13. Công ước quốc tế về việc sẵn sàng, ứng phó và hợp tác đối với ô nhiễm dầu, 1990.
International Convention on Oil Pollution Preparedness, Response and Co-operation, 1990
14. Bộ luật về tổ chức huấn luyện, thi, cấp chứng chỉ chuyên môn và bố trí chức danh
đối với thuyền viên, 1995. STCW - 1995.
- Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập:
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam:

15. Nghị định thư năm 1992 sửa đổi công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân sự
đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu năm 1969
- Ngày Việt Nam gia nhập: 8-5-2003
5
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 17-6-2004
16. Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế năm 1965
- Ngày có hiệu lực: 05 - 03- 1967
- Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 24 - 03 - 2006

§ 1. CÔNG ƯỚC TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI TRONG GIAO THÔNG
HÀNG HẢI QUỐC TẾ FAL 1965
(Convention on Facilitation of International Maritime Traffic, 1965)
1. Giới thiệu
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải Quốc tế (Công ước FAL) được Hội
nghị Quốc tế về tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông và vận tải hàng hải thông qua ngày 9
tháng 4 năm 1965. Công ước có hiệu lực ngày 05 tháng 3 năm 1967.
Mục đích của Công ước này là nhằm tạo thuận lợi giao thông vận tải hàng hải bằng việc
đơn giản hoá và giảm thiểu các thủ tục, các quy trình và yêu cầu về giấy tờ liên quan tới việc
đến, lưu lại và rời cảng của tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế. Công ước được xây dựng để
đáp ứng mối quan tâm quốc tế ngày càng tăng về việc đòi hỏi quá mức cần thiết các giấy tờ
yêu cầu đối với vận tải thương mại. Theo thông lệ, một khối lượng lớn các giấy tờ về tàu,
thuyền bộ và hành khách, hành lý, hàng hoá và thư từ cần phải xuất trình cho hải quan, nhập
cảnh, y tế và các cơ quan có thẩm quyền khác liên quan tới. Các thủ tục giấy tờ không cần
thiết đang là một vướng mắc trong hầu hết các ngành. Tuy nhiên, thói quan liêu tiềm ẩn trong
ngành vận tải biển có lẽ lớn hơn nhiều so với các ngành khác vì bản chất quốc tế của nó và sự
bằng lòng chấp thuận các thủ tục và quy trình đó có tính truyền thống.
Công ước nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tạo điều kiện thuận lợi trong giao
thông hàng hải và giải thích tại sao các cơ quan và các nhà khai thác nên xem xét chấp thuận
một hệ thống giấy tờ mẫu do IMO xây dựng và Hội đồng IMO khuyến nghị để sử dụng rộng
rãi. Các quốc gia tham gia Công ước đảm trách việc đưa tính đồng nhất và tính đơn giản vào

việc tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế.
Phụ lục của Công ước bao gồm các quy tắc về đơn giản hoá thủ tục, các quy trình và
yêu cầu về giấy tờ liên quan tới việc đến, lưu lại và rời cảng của tàu, và cụ thể giảm xuống chỉ
còn 8 tờ khai do các cơ quan chức năng yêu cầu.
Đó là: Tờ khai tổng hợp (bản khai chung), Tờ khai hàng hoá, Tờ khai các kho dự trữ
của tàu, Tờ khai hành lý của thuyền viên, Danh sách thuyền viên, Danh sách hành khách, tờ
khai do Công ước Bưu chính Thế giới và Quy tắc về Y tế Thế giới yêu cầu IMO đã xây dựng
các mẫu chuẩn hoá cho các loại giấy tờ khai nói trên.
Theo khuyến nghị kèm theo phụ lục của công ước thì từng bảng kê khai ấy cũng chỉ cần
nêu các thông tin sau:
1. Trong tờ khai chung chỉ cần nêu các thông tin,
Ø Tên và sự mô tả về tàu
Ø Quốc tịch tàu
Ø Những đặc điểm liên quan đến đăng ký tàu
Ø Những đặc điểm liên quan đến trọng tải của tàu
Ø Tên thuyền trưởng
Ø Tên và địa chỉ của đại lý tàu
Ø Mô tả ngắn gọn về hàng hóa
Ø Số thuyền viên
Ø Số hành khách
Ø Những đặc điểm ngắn gọn về hành trình
Ø Ngày tháng tầu đến hoặc ngày tháng tàu đi
Ø Cảng đến hoặc cảng đi
Ø Vị trí của tàu trong cảng
2 Trong tờ khai hàng hóa chỉ cần nêu các thông tin,
(a). Tầu đến:
6
Ø Tên và quốc tịch tàu
Ø Tên thuyền trưởng
Ø Đến từ cảng

Ø Cảng mà báo cáo được lập
Ø Ký mã hiệu và số lượng; số lượng và loại bao kiện; số lượng và mô tả hàng
hoá
Ø Chứng từ vận tải hàng hóa dỡ tại cảng
Ø Những cảng dỡ phần hàng còn lại trên tàu
Ø Cảng gốc giao hàng mà hàng hóa được giao theo chứng từ vận tải Đa phương
thức và vận đơn suốt
(b) Khởi hành đi:
Ø Tên và quốc tịch của tàu
Ø Tên thuyền trưởng
Ø Cảng đích
Ø Hàng hoá xếp tại cảng, chủng loại hàng, số lượng, mô tả hàng hóa
Ø Chứng từ vận tải hàng hóa chất tại cảng
3. Trong danh sách thuyền chỉ cần nêu các thông tin,
Ø Tên và quốc tịch tàu
Ø Tên họ, đệm
Ø Tên thánh
Ø Quốc tịch
Ø Cấp bậc
Ø Ngày sinh
Ø Chứng minh thư
Ø Cảng và ngày đến
Ø Đến từ
4. Trong Danh sách hành khách chỉ cần nêu các thông tin,
Ø Tên và quốc tịch tàu
Ø Tên họ đệm
Ø Tên thánh
Ø Quốc tịch
Ø Ngày sinh
Ø Nơi sinh

Ø Cảng lên
Ø Cảng xuống
Ø Cảng và ngày đến của tàu
Số lượng giấy tờ khi tàu đến cảng, Cơ quan công quyền cảng không được đòi hỏi nhiều
hơn số lượng sau:
Khi tàu đền cảng
Ø 5 bản copy về khai báo chung
Ø 4 bản copy về khai báo hàng hóa
Ø 4 bản copy về dự trữ tàu
Ø 2 bản copy về tư trang thuyền bộ
Ø 4 bản copy về danh sách thuyền bộ
Ø 4 bản copy về danh sách hành khách
Ø 1 bản về y tế hàng hải
Khi tàu rời cảng
Ø 5 bản copy về khai báo chung
Ø 4 bản copy về khai báo hàng hoá
Ø 3 bản copy về dự trữ tàu
Ø 2 bản copy về danh sách thuyền bộ
Ø 2 bản copy về danh sách hành khách
7
Ngoài ra, công ước còn quy định tiêu chuẩn của các loại giấy tờ khác như: thẻ lên xuống
tàu, giấy xác nhận thủy thủ…
Là một hình thức trợ giúp để tuân thủ, phụ lục của Công ước này bao gồm "Các tiêu
chuẩn" và "Các khuyến nghị thực hiện" về các thủ tục, các quy trình và yêu cầu về giấy tờ áp
dụng khi tàu đến, lưu lại và rời cảng, thuyền bộ, hành khách, hành lý, và hàng hoá.
Công ước gồm có 16 điều và phụ lục của nó.
Ngôn ngữ chính thức của công ước này được viết chính thức bằng Tiếng Anh, Tiếng
Pháp và bản dịch chính là Tiếng Nga, Tiếng Tây Ban Nha.
2. Một số nội dung của công ước
- Chính phủ tham gia công ước cam kết ban hành biện pháp tạo điều kiện thuận lợi

nhằm thúc đẩy giao thông hàng hải quốc tế và ngăn ngừa sự chậm trễ không cần thiết cho tàu,
người và tài sản trên tàu.
- Chính phủ tham gia công ước cam kết hợp tác, phù hợp với các điều khoản của công
ước này, trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi khi tàu đến,
lưu lại và rời cảng. Các biện pháp như vậy phải được thực thi ở mức cao nhất (các biện pháp
tạo điều kiện thuận lợi phải được thực thi ở mức cao nhất).
- Công ước này được áp dụng bình đẳng đối với các quốc gia ven biển và không ven
biển (công ước này không áp dụng cho tàu quân sự hoặc các loại thuyền buồm du lịch)
- Các nước cố gắng tạo được sự đồng nhất trong thủ tục tàu đến, hoạt động và rời cảng
biển
- Tuy nhiên, Chính phủ các nước có thể áp dụng các biện pháp tạm thời để bảo tồn đạo
đức xã hội, trật tự an ninh hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện và lan tràn các dịch bệnh.
- Công ước này không ngăn cản việc áp dụng bất kỳ các biện pháp thuận lợi hơn nào
khác mà một nước ban hành.
- Chính phủ của một nước muốn sửa đổi hoặc muốn áp dụng khác đi một vài điều khoản
của công ước thì phải gửi thông báo và biện pháp áp dụng lên Tổng thư ký của tổ chức.
- Chính phủ các nước có thể tuyên bố bãi ước bằng việc thông báo lên Tổng thư ký của
tổ chức.
- Chính phủ của các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc, hoặc của bất kỳ một tổ
chức chuyên ngành nào, hoặc của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, hoặc thành viên của
Quy chế toà công lý quốc tế, có thể trở thành thành viên của công ước này bằng việc:
+ Ký không bảo lưu để chấp thuận.
+ Ký bảo lưu để chấp thuận và sau đó để chấp thuận.
+ Phê chuẩn.
3. Việt Nam tham gia và tổ chức thực hiện công ước FAL 65
Công ước này có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 24/03/2006.
Việc Việc Nam gia nhập công ước FAL có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình kinh tế
của đất nước và chủ trương cải cách thủ tục hành chính của chính phủ; đồng thời là cơ sở tác
động hỗ trợ đối với việc thực hiện cam kết của VN trong việc gia nhập WTO. Vì vậy, việc tổ
chức thực hiện có hiệu quả công ước FAL 65 đang là yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ của quốc gia thành viên.
Ngay khi công ước có hiệu lực Bộ giao thông vận tải, Cục hàng hải Việt Nam, các
cảng vụ tiến hành triển khai và thực hiện công ước. Cụ thể như sau:
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai công
ước FAL: cải tiến quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại cảng biển theo hướng thống nhất,
đơn giản, hiệu quả. Đồng thời, đề xuất các khuyến nghị bảo lưu một số quy định theo tập
quán quốc gia.
- Kiện toàn tổ chức và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức.
- Đầu tư công nghệ thông tin, trang bị phương tiện chuyên dùng phục vụ hoạt động
QLNN chuyên ngành tại cảng biển.
- Hoàn thiện quy trình quản lý đối với các bộ, ngành liên quan.
- Hợp tác quốc tế về thực hiện công ước FAL 65.
8
§ 2. BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU VÀ BẾN CẢNG
Tên đầy đủ của bộ luật là Bộ luật quốc tế về an ninh các tàu và các bến cảng
1. Giới thiệu
Sau sự kiện bi thảm ngày 11/09/2001, IMO (đi đầu là Mỹ) thấy cần phải có các biện
pháp bảo đảm an ninh, chống khủng bố quốc tế bằng đường hàng hải. Để thực hiện được điều
này thì không một chính phủ nào thực hiện riêng rẽ được, mà phải toàn cầu thống nhất hành
động. Tại kỳ hợp thứ 22 của Đại hội đồng Tổ chức Hàng hải Quốc tế (Tổ chức) tổ chức vào
tháng 11 năm 2001, đã nhất trí xây dựng các biện pháp mới liên quan đến an ninh tàu và bến
cảng để thông qua bằng Hội nghị các Chính phủ Ký kết Công ước Quốc tế về An toàn Sinh
mạng Con người trên Biển, 1974 (được coi như Hội nghị ngoại giao về An ninh Hàng hải)
vào tháng 12 năm 2002.
Uỷ ban MSC (Uỷ ban an toàn hàng hải của tổ chức IMO), tại kỳ họp bất thường đầu
tiên, tổ chức vào tháng 11 năm 2001, để đẩy nhanh việc xây dựng và thông qua các biện pháp
an ninh thích hợp cùng với việc thành lập Nhóm Công tác thường trực về An ninh Hàng hải
của uỷ ban MSC. Tại cuộc họp đầu tiên của Nhóm Công tác thường trực về An ninh Hàng hải
của uỷ ban MSC tổ chức vào tháng 2 năm 2002 và kết quả của cuộc thảo luận này được báo
cáo tới, và xem xét tại, kỳ họp 75 của Uỷ ban MSC vào tháng 3 năm 2002, khi Nhóm Công

tác đặc biệt được thành lập để phát triển hơn nữa các đề nghị đưa ra. Kỳ họp thứ 75 của MSC
đã quan tâm tới bản báo cáo của Nhóm Công tác này và đề nghị công việc này phải được
nhanh chóng thực hiện thông qua Nhóm Công tác Thường trực của uỷ ban MSC được tổ chức
vào tháng 9 năm 2002. Kỳ họp thứ 76 của uỷ ban MSC đã xem xét kết quả của kỳ họp tháng 9
năm 2002 của Nhóm Công tác Thường trực của uỷ ban MSC và các công việc bổ sung do
Nhóm Công tác của MSC thực hiện kết hợp với kỳ họp thứ 76 của uỷ ban vào tháng 12 năm
2002 ngay trước Hội nghị ngoại giao và đã đồng ý về toàn văn đệ trình cuối cùng phải được
Hội nghị ngoại giao xem xét.
Hội nghị ngoại giao (từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12 năm 2002) cũng đã thông qua bổ
sung sửa đổi các quy định hiện hành của Công ước Quốc tế về An toàn Sinh mạng Con người
trên Biển, 1974 (SOLAS 74), đẩy nhanh việc thực hiện các quy định về lắp đặt Hệ thống nhận
dạng tự động và thông qua quy định mới trong chương XI-1 của SOLAS 74 về việc ghi Số
nhận dạng tàu cùng với việc cung cấp trên tàu Bản ghi Lý lịch Liên tục. Văn kiện chính thức
của Hội nghị cũng thông qua một số nghị quyết Hội nghị bao gồm việc thực hiện và sửa đổi
Bộ luật này, việc hợp tác kỹ thuật, công việc hợp tác với Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ
chức Hải quan Thế giới. Việc xem xét và bổ sung các điều khoản mới liên quan đến an ninh
hàng hải có thể phải được xem xét bởi cả hai Tổ chức này.
Các điều khoản tại Chương XI-2 của SOLAS 74 và Bộ luật áp dụng cho các tàu và bến
cảng. Việc mở rộng các yêu cầu của SOLAS 74 đối với bến cảng được đồng ý dựa trên cơ sở
SOLAS 74 đã đưa ra các giải pháp nhanh nhất để đảm bảo rằng các biện pháp an ninh có hiệu
lực và hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng phải đồng ý rằng các điều khoản liên quan tới
bến cảng chỉ liên quan đến giao tiếp tàu/cảng. Việc đưa ra các yêu cầu rộng hơn về an ninh
khu vực bến cảng sẽ là chủ đề sau này trong cuộc làm việc giữa Tổ chức Hàng hải Quốc tế và
Tổ chức Lao động Quốc tế. Đồng thời cũng chấp nhận các điều khoản không mở rộng phạm
vi tới hành động đáp trả cụ thể các cuộc tấn công cũng như bất kỳ các hành động khắc phục
hậu quả cần thiết sau các cuộc tấn công đó.
Các điều khoản được soạn thảo cũng đã quan tâm tới việc phù hợp với các điều khoản
của Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo, Chứng nhận và Trực ca đối với thuyền viên,
1978 đã được bổ sung sửa đổi, Bộ luật Quốc tế về Quản lý An toàn và Hệ thống Hài hoà
Kiểm tra và Chứng nhận.

Các điều khoản tạo ra sự thay đổi đáng kể trong ngành công nghiệp hàng hải quốc tế về
việc đưa ra biện pháp an ninh đối với vận tải biển. Phải thừa nhận rằng các điều khoản này có
thể đặt thêm gánh nặng đáng kể lên mỗi Chính phủ Ký kết. Đồng thời cũng phải thừa nhận
tầm quan trọng trong việc hợp tác kỹ thuật để hỗ trợ các Chính phủ ký kết thực hiện các điều
khoản này.
9
Việc triển khai thực hiện các điều khoản sẽ yêu cầu tiếp tục hợp tác có hiệu quả và hiểu
biết giữa các bên liên quan tới, hoặc sử dụng, các tàu và bến cảng kể cả thuyền viên, nhân
viên cảng, hành khách, hàng hoá, cơ quan quản lý tàu và bến và nhân viên trong các cơ quan
có thẩm quyền của Quốc gia và địa phương có trách nhiệm về an ninh. Các các hoạt động
hiện tại và qui trình sẽ phải được soát xét lại và thay đổi nếu không đảm bảo đủ mức độ an
ninh. Để đạt được mục tiêu nâng cao an ninh hàng hải các cơ quan có thẩm quyền của Quốc
gia và địa phương, ngành công nghiệp vận tải biển và cảng sẽ phải thực hiện thêm các trách
nhiệm bổ sung.
Bộ luật này thừa nhận các quyền cơ bản và tự do như nêu ở các văn kiện quốc tế, đặc
biệt là các quyền liên quan đến những người lao động trong ngành hàng hải và người tị nạn,
bao gồm Tuyên ngôn của Tổ chức Lao động Quốc tế về các Nguyên tắc Cơ bản và Quyền
Lao động cũng như các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến những người lao động trong ngành
hàng hải và người lao động của cảng.
Thừa nhận rằng Công ước Tạo điều kiện Thuận lợi cho Vận tải Hàng hải, 1965, đã bổ
sung sửa đổi, qui định rằng các chính quyền địa phương phải cho phép thuyền viên nước
ngoài đi bờ khi tàu của họ đỗ ở tại cảng, với điều kiện là khi tàu đến đã hoàn thành đầy đủ thủ
tục và chính quyền địa phương không có lý do từ chối cho phép thuyền viên lên bờ vì lý do về
y tế, an toàn cộng đồng hoặc yêu cầu cộng đồng, các Chính phủ Ký kết khi phê duyệt các Kế
hoạch An ninh Tàu và Bến cảng phải quan tâm tới thực tế điều kiện sống và làm việc của các
thuyền viên trên tàu và nhu cầu lên bờ của họ, quan tâm đến đến các cơ sở vật chất trên bờ
dành cho thuyền viên, kể cả dịch vụ chăm sóc y tế.
Như vậy, qua 4 lần hợp thảo luận, từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12 năm 2002 bộ luật
được chính thức thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004. Bộ luật này đã đưa ra các giải
pháp nhanh nhất để đảm bảo rằng các biện pháp an ninh có hiệu lực và hiệu quả nhất (Đây là

bộ luật được áp dụng nhanh nhất từ trước đến nay, kể từ lúc soạn thảo).
* Bộ luật này chỉ áp dụng cho các đối tượng sau đây:
- Các tàu khách, bao gồm cả tàu khách cao tốc.
- Các tàu hàng, bao gồm cả tàu cao tốc, có tổng dung tích từ 500GT trở lên. và
- Các dàn khoan biển di động. và
- Các bến cảng phục vụ cho các tàu chạy tuyến quốc tế nói trên.
- Công ty khai thác tàu biển trên các tuyến quốc tế.
- Doanh nghiệp quản lý, khai thác cảng biển tiếp nhận tàu chạy tuyến quốc tế.
Bộ luật này không áp dụng đối với tàu chiến, các trang bị hải quân hoặc các tàu do
Chính phủ Ký kết sở hữu hoặc khai thác và chỉ sử dụng cho các dịch vụ phi thương mại của
Chính phủ.
2. Mục đích của bộ luật
Thiết lập một khuôn khổ quốc tế liên quan đến hợp tác giữa các Chính phủ Ký kết, các
Cơ quan của Chính phủ, chính quyền địa phương và ngành công nghiệp vận tải biển và công
nghiệp cảng để phát hiện các mối đe doạ an ninh và để thực hiện các biện pháp phòng ngừa
đối với các sự cố an ninh ảnh hưởng tới tàu hoặc bến cảng được sử dụng trong thương mại
quốc tế.
Thiết lập vai trò và trách nhiệm của các Chính phủ Ký kết, các Cơ quan của Chính phủ,
các chính quyền địa phương và ngành công nghiệp vận tải biển và công nghiệp cảng, tương
ứng ở các cấp độ quốc gia và quốc tế để đảm bảo an ninh hàng hải.
Đảm bảo việc thu thập sớm, hiệu quả và trao đổi những thông tin liên quan đến an ninh.
Đưa ra một phương pháp luận đánh giá an ninh để có được các kế hoạch và qui trình
đáp ứng được việc thay đổi cấp độ an ninh. và
Đảm bảo chắc chắn rằng các biện pháp an ninh hàng hải đầy đủ và phù hợp đã sẵn sàng.
3. Cấp độ an ninh
Cấp độ an ninh hàng hải là mức độ nguy hiểm của một sự cố an ninh sẽ được thực hiện
hoặc sẽ xảy ra.
An ninh hàng hải được chia thành 3 cấp độ như sau:
10
- Cấp độ an ninh 1 là cấp độ mà các biện pháp bảo vệ an ninh thích hợp phải được duy

trì liên tục tại mọi thời điểm.
- Cấp độ an ninh 2 là cấp độ mà các biện pháp bảo vệ an ninh bổ sung phải được duy
trì trong khoảng thời gian có nguy cơ cao của một sự cố an ninh.
- Cấp độ an ninh 3 là cấp độ mà các biện pháp bảo vệ an ninh cụ thể phải được duy trì
trong khoảng thời gian hạn chế khi một sự cố an ninh có thể xảy ra hoặc sắp xảy ra, mặc dù
có thể không xác định được mục tiêu cụ thể.
Ở cấp độ an ninh 1, bằng các biện pháp phù hợp, tất cả các tàu, các bến cảng phải thực
hiện các hành động như sau để xác định và thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống lại các
sự cố an ninh.
+ Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ an ninh tàu hoặc bến cảng.
+ Kiểm soát việc tiếp cận tàu hoặc bến cảng.
+ Kiểm soát người lên tàu và các hành lý của họ hoặc theo dõi bến cảng, kể cả các khu
vực neo và cầu cảng.
+ Giám sát các khu vực hạn chế và đảm bảo rằng chỉ những người được phép mới được
tiếp cận. (VD buồng máy, buồng lái… cầu cảng…)
+ Giám sát các khu vực trên boong và các khu vực xung quanh tàu.
+ Giám sát việc bốc xếp hàng hoá và đồ dự trữ của tàu.
+ Đảm bảo trao đổi thông tin an ninh luôn sẵn sàng.
Ở cấp độ an ninh 2, phải thực thi các biện pháp phòng ngừa bổ sung, được nêu trong Kế
hoạch An ninh Tàu hoặc bến cảng.
Ở cấp độ an ninh 3, phải thực thi các biện pháp phòng ngừa cụ thể cao hơn, được nêu
trong Kế hoạch An ninh Tàu hoặc bến cảng.
4. Kế hoạch an ninh tàu và an ninh bến cảng
Kế hoạch an ninh tàu là một bản kế hoạch được xây dựng để bảo đảm việc áp dụng các
biện pháp trên tàu nhằm bảo vệ người trên tàu, hàng hoá, các đơn vị vận chuyển hàng hoá, dự
trữ của tàu hoặc tàu khỏi các rủi ro của một sự cố an ninh.
Kế hoạch an ninh bến cảng là một bản kế hoạch được xây dựng để đảm bảo việc áp
dụng các biện pháp để bảo vệ bến cảng, tàu, người, hàng hoá, các đơn vị vận chuyển hàng
hoá, đồ dự trữ của tàu trong phạm vi bến cảng tránh các rủi ro của một sự cố an ninh.
Mỗi tàu, mỗi bến cảng phải có một bản kế hoạch an ninh cho tàu, cho bến cảng do cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch an ninh tàu, an ninh bến cảng phải được viết bằng
ngôn ngữ làm việc ở đó, kế hoạch an ninh này cần phải đề cập đến các yếu tố sau:
-Các biện pháp phòng ngừa việc sử dụng và việc vận chuyển trái phép trên tàu các vũ
khí, các thiết bị và hoá chất nguy hiểm chống lại con người, tàu hoặc bến cảng.
- Chỉ ra các khu vực hạn chế và các biện pháp ngăn ngừa tiếp cận trái phép.
- Các biện pháp ngăn ngừa việc tiếp cận tàu, bến cảng trái phép.
- Các qui trình đối phó với các mối đe doạ an ninh hoặc vi phạm an ninh, bao gồm các
qui định duy trì những hoạt động quan trọng của tàu hoặc giao tiếp tàu/ cảng.
- Các qui trình để tuân thủ hướng dẫn an ninh ở cấp độ an ninh cấp 3 do Chính phủ Ký
kết có thể thiết lập.
- Các qui trình sơ tán trong trường hợp có mối đe doạ an ninh hoặc vi phạm an ninh.
- Nhiệm vụ của nhân viên trên tàu được giao trách nhiệm an ninh và của các nhân viên
khác về phương diện an ninh.
- Các qui trình đánh giá các hoạt động an ninh.
- Các qui trình đào tạo, huấn luyện và thực tập theo kế hoạch.
- Các qui trình phối hợp với các hoạt động an ninh của bến cảng.
- Các qui trình cho việc soát xét định kỳ kế hoạch an ninh và cập nhật.
- Các qui trình báo cáo các sự cố an ninh.
- Nhận biết Sĩ quan An ninh Tàu, Sỹ quan An ninh Bến cảng.
- Nhận biết Nhân viên An ninh Công ty, Sỹ quan An ninh Bến cảng bao gồm các các
chi tiết liên lạc trong 24/24 giờ.
11
- Các qui trình để đảm bảo kiểm tra, thử, hiệu chuẩn và bảo dưỡng các thiết bị an ninh
được trang bị cho tàu, nếu có.
- Tần suất thử hoặc hiệu chuẩn thiết bị an ninh được trang bị cho tàu hoặc bến cảng, nếu
có.
- Nhận biết các vị trí có trang bị các điểm tác động hệ thống báo động an ninh tàu hoặc
bến cảng.
- Các qui trình và các hướng dẫn sử dụng hệ thống báo động an ninh tàu, bao gồm việc
thử, tác động, tắt và đặt lại và hạn chế các báo động sai.


Trong kế hoạch an ninh cần phải thiết lập được các cấp độ an ninh ở từng khu vực trên
tàu và trên bến cảng. Kế hoạch an ninh khi tiếp cận tàu và bến cảng, thiết lập các khu vực hạn
chế, đảm bảo an ninh khi làm hàng, kiểm tra hàng hoá ký gửi…, mỗi hoạt động trên đều có kế
hoạch an ninh tương ứng.
VD: Kế hoạch an ninh ngăn ngừa việc tiếp cận tàu cận phải thực hiện
Cấp độ an ninh 1
Kiểm tra nhận dạng những người tìm cách lên tàu bằng cách kiểm tra giấy mời, vé hành
khách, thẻ lên tàu, yêu cầu làm việc,
- Kiểm tra người, hành lý, đồ dùng cá nhân…
- Kiểm tra các xe lên, xuống tàu để làm hàng…
- Cách ly, thẩm vấn những người bị tình nghi…
Cấp độ an ninh 2
- Chỉ định nhân viên bổ sung để tuần tra trên boong trong thời gian vắng người để phát
hiện tiếp cận trái phép.
- Hạn chế số lượng các điểm tiếp cận tàu, chỉ ra các điểm phải ngừng hoạt động và các
biện pháp thích hợp để bảo vệ chúng.
- Ngăn chặn tiếp cận tàu từ dưới nước, kể cả việc phối hợp với bến cảng, ví dụ tuần tra
bằng xuồng.
- Thiết lập khu vực hạn chế phía bờ của tàu, trong việc phối hợp chặt chẽ với bến cảng.
- Tăng tần suất và chi tiết khám xét người, trang bị cá nhân và các xe lên tàu.
- Hộ tống khách lên tàu.
Cấp độ an ninh 3
- Hạn chế tiếp cận đối với các điểm cô lập, điểm được kiểm soát và điểm tiếp cận.
- Chỉ cho phép tiếp cận đối với những lực lượng ứng phó với sự cố an ninh hoặc sự đe
doạ của nó.
- Quản lý những người trên tàu.
- Đình chỉ lên hoặc xuống tàu.
-Đình chỉ các hoạt động làm hàng, cung cấp cho tàu
- Sơ tán khỏi tàu.

- Di chuyển tàu.
- Thực hiện khám xét toàn bộ hoặc từng phần tàu.
5. Việt Nam áp dụng bộ luật ISPS CODE
Việt Nam áp dụng bộ luật ISPS CODE kể từ ngày 01/07/2004, bằng Quyết định của
Thủ tướng chính phủ số 191/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt sửa đồi, bổ sung năm 2002 một
số chương của công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển. Để cụ thể hóa quyết
định này Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 125/2004/QĐ-TTg ngày 09/07/2004 về
việc công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải.
Theo quyết định này thì việc áp dụng cho tàu thuyền được thực hiện như sau:
5.1. Quy định đảm bảo an ninh đối với tàu biển và cảng biển
a) Đối với tàu biển nước ngoài đến cảng biển Việt Nam thì phải thực hiện như sau:
- Chậm nhất 24 giờ trước khi vào lãnh hải nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
chủ tàu phải liên lạc trực tiếp với Cảng vụ hàng hải tại nơi có cảng biển dự kiến tàu sẽ đến để:
+ Thông báo về cấp độ an ninh đang được duy trì trên tàu mình và các thông tin khác có
liên quan về an ninh hàng hải theo mẫu bản khai an ninh tàu biển như sau:
12
1) Tên tàu:
Name of ship
2) Quốc tịch:
Flag
3) Hô hiệu:
Call- sign
4) GT: 5) Loại tàu:
Type of ship
6) Số lượng thuyền viên:
No. of Crew
7) Thời hạn dự kiến đến cảng:
ETA
8) Số IMO:
IMO No

9) Mục đích đến cảng: Bốc/Dỡ/Tiếp nhiên liệu/Sửa chữa/Mục đích khác
Purpose of call: Loading/Discharging/Munkering/Shipyard/Others (delete as appropriate)
Nếu là mục đích khác, nêu rõ:
If others, please specify purpose:
10) Tên khu vực neo đậu hoặc cầu cảng mà tàu sẽ đến:
Name of anchorage of Port facility your ship is bound for:
11) Tên đại lý tàu biển:
Name of ship agent in Viet Nam:
Tel No: Fax No:
12) Tàu của ông có giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển (ISSC) không?
Does your ship posses a valid international ship security certificate (ISSC)?
Có/không (gạch bỏ từ thích hợp) Yes/no (delete as appropriate)
13) Tên cơ quan cấp ISSC
Name of issuing authorit for the ISSC
14) Ngày cấp ISSC 15) Ngày hết hạn ISSC:
Date of issueof the ISSC Date of expity of the ISSC
16) Cấp độ an ninh hiện tại của tàu: Current security level of the ship
17) 10 cảng mà tàu đã ghé vào gần đây nhất (kể từ ngày 01/07/2004), ngày đến, ngày đi và
cấp độ an ninh tàu đã áp dụng khi thực hiện giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển:
Last 10 Ports of call, including arrival/departures date and the security level at which the
ship operated at these ports where it has conducted a ship/port interface
Cảng
Port
Ngày đến
Arrival
Ngày đi
Departure
Cấp độ an ninh
Security level


18) Trong thời gian thực hiện bất kỳ giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển được đề cập tại câu
hỏi 15 trên đây, tàu biển có áp dụng biện pháp an ninh đặc biệt hoặc biện pháp an ninh bổ
sung nào không?
Where these any special or additional security measures taken during any Shop/port interfate
at the ports mentioned in Q15?
Yes/no (delete as appropriate)
Nếu câu trả lời là “Có” thì nêu chi tiết:
If answer is “Yes”, give details
19) Trong thời gian thực hiện bất kỳ giữa tàu biển và tàu biển, tàu biển có duy trì Biện pháp
an ninh thích hợp hay không?
Where there any appropriate ship security measures maitained during an ship- to-Ship
activity interface at the ports mentained Q15?
Có/Không (gạch bỏ từ thích hợp)
Yes/no (delete as appropriate)
Nếu câu trả lời là “Có” thì nêu chi tiết:
If answer is “Yes”, give details
20/ Chữ ký của thuyền trưởng/ chủ tàu/ đại lý chủ tàu: …………………………
Signature of Master/Owner/Agent
Họ tên của thuyền trưởng/ chủ tàu/ đại lý chủ tàu: ………………………
Name of Master/Owner/Agent
Vị trí hiện tại: vĩ độ ……………… kinh độ……………………………
Present position (latitude) (longitude)
13
+ Nhận thông báo từ Cảng vụ hàng hải về cấp độ an ninh đang được áp dụng tại cảng
biển và biện pháp an ninh cần áp dụng trên tàu biển.
- Sau khi nhận được các thông tin có liên quan về an ninh của tàu biển, Cảng vụ hàng
hải phải thông báo cho cán bộ an ninh cảng biển nơi mà tàu đang ghé vào biết.
- Trên cơ sở đánh giá nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đối với con người, tài sản hoặc môi
trường từ các hoạt động giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển , cán bộ an ninh cảng biển phải
quyết định việc ký kết cam kết an ninh với tàu biển. Bản cam kết an ninh được lưu giữ tại

cảng biển.
- Khi có sự thay đổi về cấp độ an ninh trên tàu biển hoặc tại cảng biển từ thời điểm đã
liên lạc trước đó, sỹ quan an ninh tàu biển và cán bộ an ninh cảng biển phải thông báo ngay
cho nhau biết để kịp thời xử lý.
b)Trường hợp tàu biển Việt Nam và nước ngoài rời cảng biển Việt Nam
Khi có yêu cầu, Cảng vụ hàng hải nơi có cảng đi thông báo về các thông tin an ninh
hàng hải có liên quan cho sỹ quan an ninh tàu biển trước khi tàu rời cảng biển Việt Nam để
cập nhật thông tin có liên quan đến chuyến đi.
5.2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
Có nhiều cơ quan phối hợp để đảm bảo an ninh cho tàu và cảng biển, trong đó có Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam và các Chi cục,
cảng vụ hàng hải và chính quyền địa phương.
Bộ Quốc phòng là đơn vị chủ trì trong việc chịu trách nhiệm công bố cấp độ, thay đổi
cấp độ an ninh.
Bộ công an chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho Bộ Quốc phòng để công bố cấp độ
an ninh và thay đổi cấp độ an ninh.
Bộ giao thông vận tải công bố cấp độ an ninh cho từng khu vực.
Nhiệm vụ của Cục Hàng hải Việt Nam:
- Cục hàng hải Việt Nam thành lập trung tâm tiếp nhận, truyền phát thông tin an ninh
hàng hải, với trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế
(IMO) và được biên chế bảo đảm trực 24/24 giờ hàng ngày.
- Ngoài ra, Cục Hàng hải Việt Nam còn có trách nhiệm tổ chức đào tạo Cán bộ an ninh
cảng biển với những nội dung phù hợp với Chương trình chuẩn của Tổ chức Hàng hải quốc
tế.
- Hướng dẫn các Doanh nghiệp cảng biển đáng giá an ninh cảng biển và xây dựng Kế
hoạch an ninh cảng biển.
- Phê duyệt bản Đáng giá an ninh cảng biển, Kế hoạch an ninh cảng biển và các bổ
sung, sửa đổi đối với Kế hoạch an ninh cảng biển.
- Cấp “Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển”.
- Tổ chức thực hiện việc ghi “Lý lịch của tàu biển”.

- Hướng dẫn thực hiện “Bản cam kết an ninh”.
- Là đầu mối liên lạc để thu nhận, xử lý, truyền phát thông tin an ninh hàng hải với tàu
biển, công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển và các cơ quan hữu quan.
- Trao đổi thông tin với tổ chức Hàng hải quốc tế về việc thực hiện các quy định của
Sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước SOLAS 74 và Bộ luật ISPS tại Việt Nam.
* Nhiệm vụ của trung tâm tiếp nhận, truyền phát thông tin an ninh hàng hải (trung tâm
có trụ sở đặt tại số 8 đường Phạm Hùng, phường Mai Dịch, quận Cầu giấy, Hà Nội).
1. Là đầu mối tiếp nhận thông tin về cấp độ, thay đổi cấp độ an ninh và các biện pháp an
ninh cần áp dụng từ cơ quan do Bộ Quốc phòng chỉ định và và cơ quan do Bộ Công an chỉ
định.
2. Tiếp nhận các thông tin liên quan đến an ninh hàng hải từ tàu biển, cảng biển hoặc
các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng
của VN
3. Truyền pháp thông tin về cấp độ, sự thay đổi về cấp độ an ninh và các biện pháp an
ninh cần áp dụng cho tàu biển, cảng biển.
14
Nhiệm vụ của Cục Đăng kiểm Việt Nam:
- Tổ chức đào tạo Sỹ quan an ninh tàu biển, Cán bộ an ninh công ty với những nội dung
phù hợp với Chương trình chuẩn của Tổ chức Hàng hải quốc tế.
- Phê duyệt Đáng giá an ninh tàu biển.
- Phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển.
- Kiểm tra Hệ thống an ninh và trang thiết bị an ninh của tàu biển theo yêu cầu của Bộ
luật ISPS và cấp “Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển” và “Giấy chứng nhận quốc tế
tạm thời về an ninh tàu biển".

§ 3. MỘT SỐ CÔNG ƯỚC KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QLNN TẠI CẢNG BIỂN

1. Công ước về ngăn chặn các hành vi trái pháp luật chống lại an toàn hành trình hàng
hải (Convention for the Suppression of Unlawful Acts Against the Safety of Maritime
Navigation (SUA – 1988)

1.1. Giới thiệu
Các quốc gia thành viên của công ước này ghi nhớ các mục đích và nguyên tắc trong
hiến chương Liên hiệp quốc về duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị
và hợp tác giữa các quốc gia.
Các quốc gia thành viên lo ngại về việc gia tăng trên toàn thế giới các hành vi khủng bố
dưới các hình thức, làm nguy hiểm hoặc cướp đi sinh mạng của những người vô tội, đe doạ
các quyền tự do cơ bản và làm suy giảm các giá trị của con người. Cho nên các hành vi trái
pháp luật nhằm vào an toàn hành trình hàng hải làm ảnh hưởng đến an toàn của các cá nhân
và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngành hàng hải và làm suy giảm lòng
tin của mọi người trên toàn thế giới về an toàn hành trình hàng hải.
Các quốc gia đã khẳng định ý thức chấp hành các quy tắc và tiêu chuẩn liên quan đến
việc ngăn chặn và kiểm soát những hành vi trái pháp luật nhằm vào tàu và những người trên
tàu, nhằm cập nhật những quy tắc và tiêu chuẩn đó khi cần thiết và chấp thuận những biện
pháp ngăn chặn những hành vi trái pháp luật nhằm vào hành khách và thành viên trên tàu
được khuyến nghị bởi uỷ ban an toàn hàng hải của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO).
Công ước này được làm một bản bằng tiếng Ả rập, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Nga, các bản đó có giá trị pháp lý ngang nhau.
Công ước được ký kết tại Rome ngày 10/3/1988.
Ngoài ra, công ước này còn có Nghị định thư về ngăn chặn những hành vi trái pháp luật
chống lại an toàn của những dàn khoan cố định ở thềm lục địa, được thông qua tại London,
ngày 30/11/1990 và có hiệu lực từ ngày 1/3/1992.
1.2. Nội dung
Một người bị coi là vi phạm nếu như người đó thực hiện một cách trái pháp luật và chủ ý:
+ bắt giữ hoặc kiểm soát một con tàu bằng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc các
hình thức khác.
+ thực hiện một hành vi bạo lực nhằm vào một người trên tàu và hành vi đó có khả năng
gây nguy hiểm đến việc an toàn hành trình hàng hải của con tàu đó.
+ phá huỷ một con tàu hoặc gây hại đến con tàu hoặc đến hàng hoá mà chắc chắn điều
này sẽ gây nguy hiểm đến việc an toàn hành trình hàng hải của con tàu đó.
+ đặt hoặc gây ra việc đặc lên tàu, bằng bất kỳ hình thức nào, một thiết bị hoặc chất liệu

có khả năng phá huỷ con tàu đó hoặc gây ra các thiệt hại cho con tàu hay hàng hoá, dẫn đến
nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến an toàn hành trình của con tàu đó.
+ phá huỷ hoặc gây hại nghiêm trọng đến các trang thiết bị điều khiển hàng hải hoặc
can thiệp nghiêm trọng đến sự vận hành của các thiết bị đó nếu việc này có khả năng gây
nguy hiểm đến an toàn hành trình hàng hải của con tàu.
+ trao đổi thông tin mà người đó biết là sai, do đó gay nguy hiểm đến việc an toàn hành
trình hàng hải của con tàu.
+ làm hư hoặc thiệt hại đến tính mạng của bất kỳ người nào mà hành vi có liên quan
15
đến việc thực hiện hoặc nỗ lực thực hiện bất kỳ vi phạm nào.
Công ước này được áp dụng trong trường hợp tàu đang hành trình hoặc có kế hoạch
hành trình đến, qua, hoặc rời những vùng nước ở phía ngoài đường giới hạn ngoài của vùng
lãnh hải của quốc gia đó với quốc gia lân cận khác (áp dụng cho quốc gia ven biển).
Trong những trường hợp không áp dụng như trên, tuy nhiên công ước này vẫn áp dụng
nếu người vi phạm hoặc người bị cho là đã vi phạm phát giác trong lãnh thổ một quốc gia
thành viên công ước (áp dụng cho quốc gia là thành viên của công ước).
Mỗi quốc gia thành viên có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết trong việc
thiết lập quyền tài phán đối với các vi phạm. Đồng thời, một quốc gia thành viên có thể thiết
lập quyền tài phán đối với bất kỳ vi phạm nào.
Công ước quy định việc dẫn độ và áp dụng hình phạt đối với những đối tượng vi phạm
(người phạm tội sẽ được xử lý theo luật của quốc gia mình - đối với những thành viên công
ước).
Thuyền trưởng có quyền giao người vi phạm, hoặc nghi là vi phạm cho quốc gia khác là
thành viên của công ước.
Các quốc gia thành viên có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau đến mức tối đa trọng việc thực
hiện các thủ tục tố tụng hình sự đối với các vi phạm, bao gồm việc trợ giúp trong việc lấy
chứng cứ trong khả năng của họ cần cho các thủ tục tố tụng đó. Các quốc gia thành viên thực
hiện các nghĩa vụ của mình phù hợp với các hiệp định trên cơ sở cùng trợ giúp lẫn nhau đã ký
kết giữa các quốc gia. Trong trường hợp không tồn tại các hiệp định đó thì những quốc gia
thành viên sẽ hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở pháp luật của quốc gia mình.

2. Công ước Quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất do ô nhiễm dầu năm
1969
Công ước này làm tại Bruc xen 29/11/1969.
Ngày Việt Nam gia nhập: 8-5-2003
Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 17-6-2004
Công ước này chỉ duy nhất áp dụng đối với thiệt hại do ô nhiễm trên lãnh thổ, kể cả
vùng lãnh hải của quốc gia thành viên và đối với các biện pháp tiến hành để phòng ngừa hoặc
giảm thiểu các thiệt hại như vậy.
Chủ tàu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất cứ thiệt hại nào do ô nhiễm gây ra từ
việc thoát dầu hoặc xả dầu từ tàu biển, trừ trường hợp:
+ do hậu quả của chiến tranh, hành động thù địch, nội chiến bạo động hoặc do các hiện
tượng thiên nhiên có tính chất đặc biệt, không tránh khỏi và cưỡng lại được.
+ Hoàn toàn do một hành động hoặc không hành động cố ý từ bên thứ ba gay ra thiệt
hại đó
+ Hoàn toàn là do sự bất cẩn hoặc hành động sai do bất kỳ một Chính phủ hoặc do cơ
quan chuyên trách bảo dưỡng đèn hiệu hoặc các thiết bị trợ giúp hàng hải gây ra trong khi
thực hiện chức năng đó.
+ Hoặc nến chủ tàu chứng minh được thiệt hại ô nhiễm không do lỗi của mình gây ra
Theo công ước này, chủ tàu được quyền giới hạn trách nhiệm đối với bất kỳ một sự cố
nào theo mức tiền gộp lại là 2000fancs đối với mỗi tấn theo tấn đăng ký của tàu. Tuy nhiên
tổng số tiền bồi thường không vượt quá 210 triệu fancs. nếu sự cố xảy ra là do lỗi đích thực
hoặc hoặc cố ý của chủ tàu thì chủ tàu sẽ không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm của
mình như quy định ở trên. Nhằm giành được lợi ích trong giới hạn trách nhiệm như trên, chủ
tàu phải lập một quỷ với tổng số tiền tương ứng mức giới hạn trách nhiệm của mình với toà án
hoặc nhà chức trách có thẩm quyền thuộc bất kỳ một quốc gia thành viên nào mà tại đó có
khiếu kiện bồi thường.
Khiếu nại bồi hoàn về những chi phí phát sinh một cách hợp lý hoặc những phát sinh tại
thời gian sau đó do chủ tàu bỏ ra một cách tự nguyện nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt
hại do ô nhiễm xếp ngang hàng với các khiếu nại đồi bồi thường khác đối với quỹ này.
Khi một sự cố gây ra thiệt hại do ô nhiễm trong lãnh thổ kể cả vùng lãnh hải của một

hay nhiều quốc gia thành viên hoặc khi mà các biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện
16
nhằm phòng chống và giảm thiểu thiệt hại từ ô nhiễm tại lãnh thổ đó, kể cả tại vùng lãnh hải
thì việc khiếu nại bồi thường có thể đưa ra toàn án của bất kỳ một hoặc nhiều quốc gia thành
viên này.
Công ước này được làm thành một bản duy nhất bằng tiếng Anh và Tiếng Pháp, hai văn
bản bằng hai thứ tiếng này có giá trị ngang nhau. Bản dịch ra tiếng Nga và Tây Ban Nha cũng
sẽ được chuẩn bị và lưu chuyển cùng với văn bản gốc có chữ ký.


CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN
§ 1. BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM
1. Giới thiệu
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải thì Bộ luật hàng hải Việt
Nam là văn bản pháp quy có giá trị pháp lý cao nhất.
Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 được thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá
XI, (từ ngày 05/05 đến ngày 14/06/2005). Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 và bộ
luật này thay thế Bộ luật năm 1990.
2. Tầm quan trọng của Bộ luật Hàng hải Việt Nam
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam điều chỉnh toàn bộ các đối tượng tham gia hoạt động hàng
hải bao gồm: tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, hành
khách đi bằng đường biển, các cơ quan dịch vụ, phụ vụ trong ngành hàng hải: Đại lý tàu biển
và môi giới hàng hải, công ty hoa tiêu, dịch vụ lai dắt, bảo hiểm hàng hải… và các mối quan
hệ hàng hải khác.
Tại khoản 1 điều 1 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam nói rõ phạm vi điều chỉnh của luật
“Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ,
cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô
nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích
kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học”.

- Bộ luật hàng hải Việt Nam là khung pháp lý cao nhất trong ngành hàng hải của Việt
Nam.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam là cơ sở pháp lý để thực hiện các hợp đồng thuê tàu, hợp
đồng vận chuyển hàng hoá, hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển, hợp đồng bảo
hiểm hàng hải.
- Buộc các chủ tàu, cũng như những chủ thể hoạt động trong lĩnh vực hàng hải tuân thủ
pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
- Bộ luật Hàng hải VN là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành
hàng hải.
3. Nội dung có liên quan đến quản lý nhà nước tại cảng biển
3.1. Tàu biển
Tàu biển thuộc quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được
đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia trên nguyên tắc sau:
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng ký
tàu biển quốc gia Việt Nam bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền
sở hữu tàu biển đó.
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn đăng ký vào sổ đăng ký
tàu biển quốc gia Việt Nam khi tàu thuyền đó đã thực hiện đầy đủ những quy định về đăng
kiểm, đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải có trụ sở chính, chi nhánh, hoặc
văn phòng đại diện tại Việt Nam. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm đăng ký mang cờ
quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch
Việt Nam.
17
Việc đăng ký tàu biển Việt Nam do Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thực hiện công
khai và thu lệ phí; tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ
đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và phải nộp lệ phí.
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ
quốc tịch nước ngoài.
Theo quy định của Bộ luật Hàng hải, tàu biển trong nước muốn đưa vào khai thác hoặc
tàu biển nước ngòai muốn hoạt động tại Việt Nam phải có đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký

tàu thuyền và các giấy kiểm tra an toàn kỹ thuật của tàu.
Tàu biển phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, các giấy chứng nhận về an toàn
hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
- Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm
môi trường phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực. Thời hạn này được kéo dài thêm nhiều nhất là
chín mươi ngày.
- Tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại vùng nước cảng biển và
vùng biển Việt Nam phải có Giấy chứng nhận dung tích tàu biển do tổ chức đăng kiểm Việt
Nam hoặc tổ chức đo dung tích tàu biển có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Cầm giữ hàng hải và bắt giữ tàu biển:
Tàu biển có thể bị cầm giữ hàng hải hoặc bị bắt giữ để giải quyết các khoản nợ của
người thuê tàu, người khai thác tàu đang bị tranh chấp với phía nguyên đơn. Cầm giữ hàng hải
và bắt giữ tàu biển được thực hiện bằng quyết định của Toà án.
Tàu biển là tài sản của tổ chức hoặc cá nhân, do đó chủ tàu có quyền thế chấp, mua, bán
tàu biển theo đúng quy định của pháp luật.
3.2. Cảng biển
Để cho cảng biển hoạt động đúng với chỉ tiêu đặt ra thì cần có sự thống nhất trong quy
hoạch. Những đơn vị, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển phải tuân thủ
theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Quy hoạch phát triển cảng biên, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng
cảng biển được thực hiện như sau:
- Quy hoạch phát triển cảng biển phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. quy hoạch phát triển giao thông vận tải, các ngành khác, địa
phương và xu thế phát triển hàng hải thế giới. Ngành, địa phương khi lập quy hoạch xây dựng
công trình có liên quan đến cảng biển phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng
biển
- Đầu tư xây dựng cảng biển, luồng cảng biển phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ
thống cảng biển, luồng cảng biển, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và

quy định của pháp luật có liên quan.
- Chính phủ quy định cụ thể về đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng
biển
Theo Bộ luật, Cảng vụ hàng hải là cơ quan là cơ quan thực hiện chức năng quản lý
nhà nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại cảng biển và vùng nước của cảng biển.
3.3. Thuyền bộ
Thuyền bộ là là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền
trưởng, các sỹ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển.
Thuyền viên làm việc trên tàu phải qua các lớp đào tạo theo quy định của Pháp luật
quốc tế và các điều luật của Việt Nam:
Quy định của pháp luật quốc tế, thuyền viên làm việc trên tàu biển phải được cấp chứng
chỉ chuyên môn theo công ước STCW 78/95
Đối với Việt Nam, tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên được
cấp theo quyết định số 66/2005/QĐ-BGTVT, ngày 30/11/2005. Theo đó, có những tiêu chuẩn
chuyên môn của từng chức danh cụ thể như thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan trực ca
18
Khi làm việc trên tàu biển thuyền viên phải Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt
Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật
của quốc gia nơi tàu biển Việt Nam hoạt động. Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo
chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó. Thực
hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng. Phòng ngừa tai nạn, sự
cố đối với tàu biển, hàng hoá, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát hiện tình huống nguy
hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời thực hiện các biện
pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó. Quản lý, sử
dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và các tài sản khác của tàu biển được
giao phụ trách.
Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế
độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng.
Thuyền trưởng có các nghĩa vụ và quyền cơ bản như sau:
a/ Nghĩa vụ:

- Tổ chức khai thác và chăm sóc tàu chu đáo.
- Quan tâm, chăm sóc thích đáng hàng hóa trên tàu.
- Quan tâm điều kiện làm việc và bảo hộ lao động cho thuyền viên ở trên tàu.
- Trong trường hợp nguy hiểm đến an toàn của tàu thì phải tìm mọi biện pháp để đảm
bảo an tòan cho hành khách, thuyền viên trên tàu. Trong trường hợp bắt buộc phải rời tàu thì
thuyền trưởng là người rời tàu sau cùng.
- Khi xảy ra các tình huống nguy hiểm hoặc vào cảng biển, qua kênh đào thì thuyền
trưởng phải trực tiếp điều động tau.
- Tổ chức tìm kiếm và cứu nạn những người đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển.
b/ Quyền của thuyền trưởng:
- Là người đại diện của chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa trên
tàu.
- Có quyền từ chối không cho tàu hành trình, nếu xét thấy tàu đó không đảm bảo an toàn
hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
- Khen thưởng, kỹ luật, từ chối tiếp nhận thuyền viên.
- Vay vốn để sửa chữa tàu, bổ sung thuyền viên.
- Sử dụng hoặc bán một phần hàng hóa để đảm bảo chuyến đi.
- Khi tàu gặp nạn trên biển thì có quyền yêu cầu cứu nạn và chỉ định người cứu nạn.
- Có quyền chỉ định hoa tiên hàng hải dẫn tàu.
Bộ luật còn quy định về đại lý tàu biển và môi giới hàng hải, hoa tiêu hàng hải, lai dắt
tàu biển.
Theo đó, đại lý tàu biển và môi giới hàng hải có những ràng buộc pháp lý với chủ tàu,
người khai thác tàu và các cơ quan quản lý nhà nước. Quá trình hoạt động của đại lý tàu biển
và môi giới hàng hải phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật có
liên quan.
Bộ luật quy định việc sử dụng hoa tiêu tại Việt Nam Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải tại
Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi
trường; góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc
gia. Tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt
buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả phí hoa tiêu.

Trong các vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc, nếu thấy cần thiết để bảo đảm an toàn thì
thuyền trưởng có thể yêu cầu hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu.
Để đảm bảo an toàn cho tàu cập cảng, rời cảng và di chuyển trong vùng nước cảng, Bộ
luật quy định việc sử dụng tàu lai dắt hỗ trợ. Khi thực hiện lai dắt thì chế độ pháp lý giữa các
bênh cũng được quy định trong Bộ luật này.



19
§ 2. CÁC LUẬT VÀ VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN

1. Luật hải quan
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành về hải quan thì Bộ luật hải quan là văn
bản pháp quy có giá trị pháp lý cao nhất.
Luật hải quan được thông qua tại kỳ hợp thứ 9 Quốc hội khoá X thông qua ngày 29
tháng 6 năm 2001, được chủ tịch nước công bố ngày 12/7/2001 và có hiệu lực từ ngày
01/01/2002. Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI, từ ngày 05/05 đến 14/06 năm 2005, Quốc
hội đã nhất trí thông qua Luật sử đổi, Bổ sung một số điều của Luật Hải quan và luật này
được Quốc hội thông quan ngày 29/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
* Một số nội dung cơ bản của Luật hải quan
Tại điều 2 của Luật sử đổi, bổ sung một số điều của luật hải quan quy định phạm vi điều
chỉnh của luật “Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá được xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức,
cá nhận trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan. về tổ chức và hoạt động của hải
quan”.
Luật hải quan gồm có VIII chương, 82 điều.
Chương I: Những quy định chung, từ điều 1 đến điều 10.
Nội dung: Phạm vi điều chỉnh và một số quy định của luật hải quan.
Chương II: Nhiệm vụ và tổ chức của hải quan, từ điều 11 đến điều14.
Nội dung: Quy định nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hải quan.

Tại điều 11 quy định trách nhiệm của hải quan như sau: “Hải quan Việt nam có nhiệm
vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải. phòng, chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu. thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. kiến nghị chủ trương,
biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.
Chương III: Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, từ điều 15 đến điều 62.
Nội dung: Quy định nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan
đối với hàng hoá; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá tại kho ngoại quan, kho bảo
thuế; kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải; tạm dừng làm thủ tục hải quan
đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; một số chế độ
ưu đãi và miễn trừ.
Chương IV:Trách nhiệm của hải quan trong việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hoá qua biên giới. Từ điều 63 đến điều 67.
Nội dung: Quy định trách nhiệm của hải quan trong phòng chống buôn lậu.
Tại điều 63 quy định rõ về nhiệm vụ của hải quan trong việc phòng, chống buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới như sau: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, cơ quan hải quan các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Cơ quan hải quan các cấp được thành lập đơn vị
chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới”
Chương V: Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu. Từ điều 68 đến điều 72.
Nội dung: Quy định trách nhiệm của người khai hải quan và của cơ quan hải quan trong
việc tổ chức thu thuế.
Chương VI: Quản lý nhà nước về hải quan, từ điều 73 đến điều 77.
Nội dung: Quy định một số vấn đề quản lý nhà nước về hải quan.
Chương VII: Khen thưởng và xử lý vi phạm, từ điều 78 đến điều 79.
Chương VIII: Điều khoản thi hành, từ điều 80 đến điều 82.
2. Các văn bản dưới luật có liên quan

Để cụ thể hoá (triển khai) các văn bản luật vào cuộc sống nên các Bộ, Ngành có liên
20
quan đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực chưa có
văn bản luật mà chỉ có pháp lệnh hoặc quy chế hoạt động, nghị định…
Để bộ luật hàng hải việt nam phát huy tối đa công dụng của nó, các ngành có liên quan
đã tích cực xây dựng những văn bản hướng dẫn thi hành luật. Theo dự kiến sẽ có 26 văn bản
hưỡng dẫn thi hành luật hàng hải (bao gồm 1 pháp lệnh, 6 nghị định và 19 quyết định)
1/ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
Nội dung nghị định:
- Nghị định này quy định về đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng
hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển Việt Nam.
- Các quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi
trường của Nghị định này cũng áp dụng đối với cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ nội
địa nằm trong vùng nước cảng biển.
- Cũng theo nghị định này, giám đốc cảng vụ được phép ban hành “Nội quy cảng biển”
sau khi đã được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt, nhằm mục đích bảo đảm an
toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do tàu biển gây ra.
2/ Nghị định số 55/CP ngày 1/10/1996 của Chính phủ về hoạt động của tàu quân sự
nước ngoài vào thăm nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kèm theo Thông tư số 3320/TTLT/QP-NG về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 55/CP
ngày 01/10/1996 của Chính phủ về hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nội dung: Nghị định này quy định các hoạt động của tàu quân sự nước ngoài và các
thành viên trên tàu trong thời gian vào thăm nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3/ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 125/2004/QĐ-TTG ngày 9/7/2004 về việc
công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải.
Nội dung: Quyết định này quy định trình tự, thủ tục, quy trình phối hợp giữa cơ quan
quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc công bố, tiếp nhận, truyền
phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải.

4/ Nghị định số 101/2001/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
Nội dung: quy định cụ thể thủ tục hải quan đối với tàu thuyền, hàng hoá, các chế độ
kiểm tra, giám sát hải quan.
5/ Quyết định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng số 167/2004/QĐ-BQP ngày 13/12/2004 về
thủ tục, kiểm tra, giám sát biên phòng tại cảng biển và cảng chuyên dùng.
Nội dung:quy định thủ tục xuất, nhập cảnh đối với người, tàu thuyền và kiểm tra, giám
sát biên phòng.
6/ Nghị định số 58/2002/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 03 tháng 06 năm 2002 về bảo vệ
thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Nội dung: điều lệ kiểm dịch thực vật quy định về công tác kiểm dịch thực vật nhập
khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực thực vật bằng biện pháp
xông hơi khử trùng.
7/ Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT/BTC-BNN&PTNT-BTS, ngày 14/03/2003 về
việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm
dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản.
Nội dung: hướng dẫn việc kiểm dịch đối với hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố. thuộc diện kiểm dịch thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ
Thuỷ sản công bố mới phải làm thủ tục kiểm dịch.
8/ Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC, ngày 04 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính về
việc ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải.
Nội dung: xác định mức phí, lệ phí hàng hải, cũng như biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải
đối với các tàu hoạt động hàng hải quốc tế và tàu thuỷ hoạt động vận tải nội địa giữa các cảng
21
biển Việt Nam.
9/ Nghị định số 48/2011/NĐ-CP ngày 21/06/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Nội dung: Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt, thẩm
quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

10/ Thông tư số 04/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 02 năm 2012 của Bộ Giao thông
Vận tải Quy định thủ tục cấp phép cho tàu biển nước ngoài vận tải nội địa
11/ Công văn số 67/CHHVN-VTDVHH ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Cục HHVN về
việc một số lưu ý khi vận chuyển hàng hóa có nguy cơ hóa lỏng (quặng niken)
12/ Nghị định số 77/2011/NĐ-CP ngày 01/09/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/03/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán tàu
biển


22
PHẦN II
HỆ THỐNG TỔ CHỨC THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ ĐỐI TƯỢNG
CHƯƠNG III
CÁC CƠ QUAN THỰC THI PHÁP LUẬT TẠI CẢNG

§ 1. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI

1. Một số tổ chức quốc tế trong lĩnh vực hàng hải
Hiện nay có khoảng 180 tổ chức quốc tế liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực
hàng hải. Có những tổ chức mang tính toàn cầu, có những tổ chức hoạt động ở những khu vực
hàng hải nhất định, hoặc chỉ bó hẹp ở một số quốc gia.
1.1. Liên hiệp quốc (UN)
Liên hiệp Quốc ra đời ngày 24/10/1945 khi Hiến chương Liên hiệp quốc được các nước
Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh, Mỹ và đa số các quốc gia ký kết phê chuẩn với sự tham gia
của 51 quốc gia sáng lập.
Liên hiệp quốc là tổ chức quốc tế có quy mô lớn nhất thế giới, các mục tiêu của UN
mang tính tổng quát bao gồm tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó bao gồm cả
chế độ biển và hoạt động hàng hải quốc tế (ví dụ Luật biển năm 1982 là do Liên hiệp quốc
soạn thảo).
1.2. Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO)

Từ ngày 19/2 đến ngày 6/3/1948, hội nghị hàng hải của UN họp tại Giơ-ne-vơ đã thông
qua công ước về thành lập Tổ chức tư vấn hàng hải liên chính phủ (IMCO), là tiền thân của
IMO ngày nay và được đổi tên từ ngày 22/5/1982. Hiện nay IMO có 161 quốc gia thành viên
chính thức và Việt Nam là thành viên thứ 126 từ ngày 12/6/1984.
Mục đích hoạt động của IMO:
- Đảm bảo cơ cấu hợp tác giữa chính phủ các nước để xây dựng luật pháp, xây dựng các
tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn hàng hải, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển.
- Thúc đẩy phát triển các hoạt động hàng hải thương mại quốc tế, loại bỏ hành động
phân biệt đối xử. xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến những hạn chế hoặc sự đối xử
không bình đẳng trong hoạt động vận tải biển quốc tế.
- Xem xét bất kỳ vấn đề nào liên quan đến vận tải biển.
(chỉ đưa vào bài giảng cho sinh viên-chỉ giảng sơ lượt)
- Cơ cấu tổ chức: gồm có Đại hội đồng, Hội đồng và 4 Ủy ban chính: Ủy ban an toàn
hàng hải, Ủy ban pháp luật, Ủy ban bảo vệ môi trường biển và Ủy ban hợp tác kỹ thuật. Ngoài
ra, còn có Ủy ban tạo điều kiện thuận lợi và một số tiểu ban của một số Ủy ban chính.
+ Đại hội đồng: là cơ quan điều hành cao nhất của IMO gồm tất cả các quốc gia thành
viên, nhóm họp thường kỳ 2 năm 1 lần. Đại hội đồng phê chuẩn chương trình làm việc, ngân
sách và phân bổ tài chính.
+ Hội đồng: gồm có 40 quốc gia thành viên, nhiệm kỳ 2 năm bắt đầu ngay sau khi kỳ
họp thường kỳ của Đại hội đồng. Hội đồng là cơ quan điều hành của IMO, chịu trách nhiệm
giám sát các công việc giữa các kỳ họp của Đại hội đồng. Hội đồng sẽ thực hiện tất cả các
chức năng của Đại hội đồng, trừ chức năng khuyến nghị tới các chính phủ về các vấn đề an
toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.
+ Ủy ban pháp luật: gồm tất cả các quốc gia thành viên, có chức năng xây dựng để
thông qua mọi vấn đề liên quan đến pháp lý hoạt động của ngành hàng hải thế giới.
+ Ủy ban an toàn hàng hải: gồm tất cả các quốc gia thành viên, có chức năng xây dựng
để thông qua mọi vấn đề liên quan đến trợ giúp hàng hải, đóng và trang bị cho tàu biển,
thuyền bộ, phòng ngừa va chạm tàu thuyền, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, thông tin, điều
tra tai nạn, cứu hộ, cứu nạn và các vấn đề khác trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn hàng hải cũng
như môi trường biển.

23
+ Ủy ban bảo vệ môi trường: gồm tất cả các quốc gia thành viên, có chức năng xem xét
mọi vấn đề liên quan đến phòng ngừa ô nhiễm từ tàu biển, đặc biệt quan tâm đến việc thông
qua mới hoặc sửa đổi và đảm bảo việc thực thi các công ứơc có liên quan.
+ Ủy ban hợp tác kỹ thuật: gồm tất cả các quốc gia thành viên, có trách nhiệm xem xét
bất kỳ vấn đề nào trong phạm vi của IMO liên quan đến thực hiện các dự án hợp tác kỹ thuật.
+Ủy ban tạo điều kiện thuận lợi: là một cơ cấu phụ của Hội đồng được thành lập năm
1972 và giải quyết vấn đề loại bỏ các thủ tục không cần thiết trong vận tải biển quốc tế, tạo
điều kiện thuận lợi đối với họat động của tàu biển tại các cảng thế giới.
+Ban thư ký: gồm có tổng thư ký và cán bộ làm việc tại trụ sở chính của IMO ở
London.
1.3. Tổ chức lao động quốc tế (ILO)
ILO được thành lập năm 1919 nhằm liên kết các chính phủ, người lao động và tổ chức
công đoàn hành động thống nhất vì công bằng xã hội và điều kiện sống tốt hơn cho mọi người
mọi nươi trên thế giới. Trụ sở và ban thư ký của ILO đóng tại Giơnevơ. ILO trở thành cơ
quan chuyên ngành đầu tiên của UN vào ngày 14/12/1946 và hiện nay có 175 quốc gia thành
viên.
Mục đích hoạt động của ILO:
- Thúc đẩy sự công bằng xã hội và những điều kiện sống tốt hơn cho mọi người lao
động trên toàn thế giới.
- Thông qua các chế độ và chưng trình mang tính quốc tế để cải thiện điều kiện sống và
làm việc cho mọi người lao động; định ra những chuẩn mực lao động quốc tế và coi đó là
những định hướng để chính phủ đưa ra các chính sách hành động phù hợp; xây dựng chương
trình kỹ thuật để giúp chính phủ họat định chính sách có hiệu quả; tiến hành đào tạo, nghiên
cứu để hỗ trợ việc thúc đẩy việc thực thi các mục tiêu hoạt động của ILO.
Một trong những chức năng quan trọng nhất của hội nghị lao động quốc tế là thông qua
các công ước, các khuyến nghị liên quan đến: tự do lập hội, nghiệp đoàn, tiền lương, thời gian
và điều kiện làm việc, việc đền bù thiệt hại cho lao động nữ, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ngày
nghỉ, giám sát lao động. ILO đã thông qua 176 công ước và 182 khuyến nghị, trong đó có các
công ước và khuyến nghị liên quan đến lĩnh vực hàng hải.

Cơ cấu của ILO: gồm Hội nghị lao động quốc tế, Hội đồng quản trị, Ban thư ký
thường trực, các Văn phòng khu vực, Ủy ban công nghiệp và các Nhóm chuyên gia.
1.4. Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)
Ngày 17/5/1865, công ước điện tín thế giới đầu tiên được ký kết, là tiền thân của liên
minh viễn thông quốc tế ngày nay, được thông qua tại hội nghị Madrit năm 1932. Hiện nay
liên minh này có 189 nước thành viên, Việt Nam tham gia ITU từ năm 1976.
Mục đích hoạt động của liên minh:
- Tăng cường hợp tác quốc tế để sử dụng viễn thông một cách có hiệu quả.
- Trợ giúp kỹ thuật, tài chính cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực viễn thông.
- Phân bổ và quản lý các tần số vô tuyến để tránh gây nhiễu giữa các trạm thông tin vô
tuyến của các nước khác nhau.
- Tạo lập tiêu chuẩn viễn thông thế giới.
- Thống nhất toàn cầu để sử dụng các dịch vụ viễn thông trong việc cứu trợ sinh mạng
người và tài sản khi bị nạn.
- Tăng cường sự cộng tác giữa các thành viên để cước phí dịch vụ giảm đến mức thấp
nhất.
Cơ cấu tổ chức của ITU:
Hội nghị toàn quyền là cơ quan tối cao của ITU, có chức năng định ra các chính sách
chung để thực hiện mục tiêu hoạt động. Hội nghị toàn quyền gồm có các nước thành viên,
được triệu tập 4 năm một lần.
Hội đồng chấp hành gồm 46 thành viên do Hội nghị toàn quyền bầu ra; Hội đồng là cơ
quan quản trị ITU giữa hai kỳ Hội nghị toàn quyền. Việt Nam được bầu vào Hội đồng chấp
hành từ Hội nghị toàn quyền năm 1994 và được tái cử thêm một nhiệm kỳ mới (1999-2003).
24
Ban thư ký chung do tổng thư ký lãnh đạo và chịu trách nhiệm, Ban điều phối do tổng
thư ký làm chủ tịch có nhiệm vụ hỗ trợ tổng thư ký, phó tổng thư ký và giám đống các văn
phòng của ITU. Các bộ phận của ITU gồm có: thông tin vô tuyến, tiêu chuẩn hóa viên thông
và phát triển viễn thông.
1.5. Uỷ ban hàng hải quốc tế (CMI)
Năm 1896 nước Bỉ thành lập “Hiệp hội vì sự thống nhất luật hàng hải của Bỉ”, việc

thành lập này đã kéo theo sự hưởng ứng ở các nước khác và hội nghị tại Brussels vào tháng
7/1897 được tổ chức đã chính thức thành lập Uỷ ban hàng hải quốc tế (Comito Maritime
International) và đã thông qua Hiến chương của CMI. Hiện nay CMI bao gồm 52 hội luật gia
hàng hải các nước.
Mục tiêu cơ bản trong hoạt động của CMI là sự thống nhất về luật pháp hàng hải quốc
tế. “Uỷ ban hàng hải quốc tế là tổ chức phi chính phủ với mục tiêu hoạt động là đóng góp,
bằng tất cả phương tiện và hoạt động phù hợp vì việc thống nhất luật thương mại, tập quán
và thực tiễn hàng hải. Để đạt được điều đó, phải tăng cường thành lập Hội luật gia hàng hải
các nước và phải hợp tác với các hội và các tổ chức quốc tế khác có chung mục tiêu”
Hiện nay CMI gồm 52 hội luật gia hàng hải các nước hoặc các tổ chức tương tự từ tất cả
các nước Đông và Tây Âu, Canada, Hoa kỳ, Mexico, Nam và Trung Mỹ, Úc, Newzealand,
Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc.
Đại hội đồng CMI họp hàng năm vào mùa xuân, thường là tại trụ sở đặt tại Bỉ. Phiên
họp tòan thế giới của CMI tiến hành ít nhất 4 năm một lần để soạn thảo các công ước và thoả
thuận hàng hải theo các chủ đề mà Đại hội đồng xác định là quan trọng, nhằm nổ lực thống
nhất luật hàng hải quốc tế.
Khởi đầu hình thành CMI từ nước Bỉ bởi những người sáng lập là Louis Franck luật sư
ở cảng Antwerp, Charles Lejeune, các nhà bảo hiểm hàng hải Bỉ và Auguste Beernaert, Chủ
tịch Hạ viện, sau đó trở thành Thủ tướng Bỉ, họ là chủ tịch, Phó chủ tịch và Tổng thư ký đầu
tiên của CMI. Sau này có nhiều nhân vật thuộc Chính phủ, tòa án, tư pháp, chủ tàu, phân bổ
tổn thất chung, bảo hiểm… tham gia với nhóm 3 sáng lập viên và thành lập “Hiệp hội vì sự
thống nhất luật hàng hải của Bỉ” và năm 1896.
Việc cố gắng của Bỉ kéo theo sự hưởng ứng của các nước khác và hội nghị tại Brussels
vào tháng 7 năm 1897 được tổ chức đã chính thức thành lập Comito Maritime International và
đã thông qua hiến chương của CMI. Đây là tổ chức quốc tế đầu tiên đã tiến hành các nỗ lực
nhằm thống nhất luật hàng hải quốc tế.
Các hội nghị ngoại giao trong những thập kỷ 80 của thế kỷ XIX đã dẫn đến thành lập
quan hệ đối tác giữ chính phủ Bỉ và Cotimo tại các “Hội nghị ngoại giao Brussels về luật hàng
hải” nổi tiếng. Các hội nghị này thông qua các công ước và nghị định thư được CMI soạn thảo
trong hơn 80 năm từ năm 1910.

Trước đây các công ước được CMI dự thảo được trình Chính phủ Bỉ để xem xét tại các
hội nghị ngoại giao về luật hàng hải. Gần đây, các dự thảo được trình cho IMO để xem xét tại
các hội nghị ngoại giao do IMO tổ chức. CMI cũng mới thành lập văn phòng liên lạc với IMO
và một số hoạt động của CMI được tiến hành theo khuyến nghị của IMO.
CMI đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng các công ứơc hàng hải quốc
tế. Dự thảo mới nhất là Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, được thông qua tại Giơnevơ
năm 1999. Hiện nay CMI đang phối hợp với UNCITRAL soạn thảo Công ước về Vận tải
quốc tế.
1.6. Hiệp hội cảng biển và cảng vụ quốc tế (IAPH)
Hiệp hội cảng biển và cảng vụ quốc tế được 126 đoàn từ 38 cảng và các cảng vụ của 15
nước thành lập tại Los Angeles vào ngày 7/11/1955. IAPH là một tổ chức đại diện cho cộng
đồng cảng biển trên toàn cầu, đó là một tổ chức phi chính phủ và không tạo ra lợi nhuận, có
trụ sở đặt tại Tokyo.
Hiện nay, IAPH gồm 230 thành viên chính thức là đại diện của các cảng biển thuộc 89
nước, ngoài ra còn có trên 100 doanh nhân về vận tải, bốc dỡ, kho bãi, hiệp hội cảng biển

×