Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu hình thái lâm sàng, thăm dò chức năng tai và chụp cắt lớp vi tính chấn thương tai giữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.33 MB, 96 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI






NGUYỄN SONG HÀO






Nghiªn cøu h×nh th¸i l©m sμng, th¨m dß
chøc n¨ng tai vμ chôp c¾t líp vi tÝnh
chÊn th−¬ng tai gi÷a



CHUYÊN NGÀNH: TAI MŨI HỌNG
MÃ SỐ: 60.72.53



LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC




Người hướng dẫn khoa học:
TS. CAO MINH THÀNH




HÀ NỘI - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI





NGUYỄN SONG HÀO





Nghiªn cøu h×nh th¸i l©m sμng, th¨m dß
chøc n¨ng tai vμ chôp c¾t líp vi tÝnh
chÊn th−¬
ng tai gi÷a








LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC








HÀ NỘI - 2010
LỜI CẢM ƠN

Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân
thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Bộ môn Tai Mũi Họng Trượng
Đại học Y Hà Nội; Ban Giám đốc, các khoa phòng Bệnh viện Tai Mũi
Họng Trung ương; Ban giám đốc trung tâm DNYT GTVT.
Đã tạo điều kiện tốt nhất cho Tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS. Nguyến Tấn Phong, Phó chủ nhiệm Bộ Môn Tai Mũi Họng
Trường Đại học Y Hà Nội.
Người Thầy đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
TS. Cao Minh Thành, Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội.
Người Thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của những người Thầy đã cho
những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình hoàn thành luận văn này:
- PGS.TS. Nguyễn Tấn Phong
Phó chủ nhiêm Bộ môn Tai Mũi

Họng Trường Đại học Y Hà Nội
- PGS.TS. Lương Thị Minh Hương
Phó chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi
Họng Trường Đại học Y Hà Nội.
- TS Phạm Tuấn Cảnh
Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại
Học Y Hà Nội.

- PGS.TS. Phạm Minh Thông
Phó chủ nhiệm Bộ môn Chẩn đoán
Hình ảnh Trường Đại học Y Hà Nội,
Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.
- TS. Lương Hồng Châu
Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi
Họng Trung ương.

Tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS. Nguyễn Đình Phúc – Chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng
Trường Đại Học Y Hà Nội.
Các Thầy, Cô trong Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y hà Nội.
Các anh, chi đang công tác tại Khoa Tai, Khoa Tai Thần kinh, Phòng
Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.
Những đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là Gia đình đã luôn động viên
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Nguyễn Song Hào
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận vănlà trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công nghiên cứu khoa học trình nào.




Tác giả



Nguyễn Song Hào
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


BN Bệnh nhân
BT Bình thường
CC - VC Công chức – Viên chức
CLS Cận lâm sàng
CLVT Cắt lớp vi tính
CT Chấn thương
CTTG Chấn thương tai giữa
ĐV Đường vỡ
ĐVXC Đường vỡ xương chũm
HN Hòm nhĩ
HTXC Hệ thống xương con
HS - SV Học sinh- Sinh viên
MN Màng nhĩ
NB Ngoại biên
NK Nghe kém
OTN Ống tai ngoài
PT Phẫu thuật

PTA Pure tone average- Trung bình đường khí
TB Trung bình
TCLS Triệu chứng lâm sàng
TLĐ Thính lực đồ
TN Thượng nhĩ
TNGT Tai nạn giao thông
TNLĐ Tai nạn lao động
TNSH Tai nạn sinh hoạt
TT Tổn thương
TTXC Tổn thương xương con
XC Xương chũm
XC - HN Xương chũm - Hòm nhĩ
XC - HN - TN Xương chũm - Hòm nhĩ - Thượng nhĩ
XC - TN Xương chũm-Thượng nhĩ


MỤC LỤC

Trang
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Sơ lược lịch sử 3
1.1.1. Nước ngoài 3
1.1.2. Trong nước 3
1.2. Giải phẫu tai giữa 4
1.2.1. Giải phẫu hòm nhĩ 4
1.2.2. Thượng nhĩ 6
1.2.3. Màng nhĩ 7
1.2.4. Hệ thống xương con 10
1.2.5. Giải phẫu xương chũm 12

1.2.6. Giải phẫu vòi nhĩ 13
1.3. Giải phẫu đường đi của dây VII đoạn trong XTD 13
1.3.1. Đường đi trong ống tai trong 13
1.3.2. Đoạn 1 cống Fallope
13
1.3.3. Vùng hạch gối 14
1.3.4. Đoạn 2 của cống Fallope 14
1.3.5. Khuỷu thứ 2 của dây VII 14
1.3.6. Đoạn 3 của cống Fallope 14
1.4. Bệnh học chấn thương tai giữa 15
1.4.1. Chấn thương tai giữa đơn thuần 15
1.4.2. Chấn thương phối hợp 15
1.4.3. Hậu quả của vỡ xương thái dương 18
1.5. Triệu chứng lâm sàng CTTG đơn thuần 21
1.5.1. Triệu chứng cơ năng 21
1.5.2. Triệu chứng thực thể
21
1.6. Triệu chứng lâm sàng của CTTG phối hợp 21
1.6.1. Triệu chứng của liệt VII ngoại biên 21
1.6.2. Triệu chứng của tổn thương não, màng não phối hợp 22
1.6.3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của tổn thương tai trong 22
1.7 Triệu chứng cận lâm sàng 22
1.7.1. Thính lực đồ 22
1.7.2. Chụp CLVT xương thái dương 23
1.8 Chẩn đoán 25
1.8.1. Chẩn đoán xác định 25
1.8.2. Chẩn đoán phân biệt 25
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu
26

2.1.1. Bệnh nhân 26
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 26
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.1.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 27
2.1.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2. Tiêu chí đánh giá 28
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin và phương tiện nghiên cứu 30
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 32
2.3.5. Đạo đức trong nghiên cứu 32
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 33
3.1. Đặc điểm chung 33
3.2. Lý do vào viện 36
3.3. Đặc điểm lâm sàng 36
3.3.1. Triệu chứng cơ năng 36
3.3.2. Triệu chứng thực thể 38
3.4. Đặc điểm cận lâm sàng 41
3.4.1. Phim chụp CLVT xương thái dương 41
3.4.2. Thính lực đồ 45
3.5. Mối liên quan giữa các đường vỡ với tổn thương khác 46
3.5.1. Liên quan giữa thính lực và đường vỡ 46
3.5.2. Liên quan giữa lâm sàng và chụp CLVT 48
Chương 4: Bàn luận 49
4.1. Đặc điểm chung 49
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 49
4.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp 49
4.1.3. Về nguyên nhân 50
4.1.4. Đặc điểm về nơi cư trú
50

4.1.5. Về thời gian từ khi chấn thương đến khi vào viện TMH TƯ 51
4.1.6. Lý do vào viện 51
4.2. Đặc điểm lâm sàng 51
4.2.1. Triệu chứng cơ năng 51
4.2.2. Triệu chứng thực thể 52
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 55
4.3.1. Phim chụp CLVT xương thái dương 55
4.3.2. Thăm dò chức năng tai 58
4.4. Đối chiếu giữa lâm sàng, TLĐ và CLVT 58
4.4.1. Đối chiếu giữa lâm sàng và chụp CLVT 58
4.4.2. Đối chiếu giữa thính lực với phim CLVT 59
4.5.
Đề xuất biện pháp can thiệp 60
Kết luận 61
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu


Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân trong nghiên cứu

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1 Đặc điểm phân bố bệnh theo nghề nghiệp 33
Bảng 3.2 Phân bố theo nơi cư trú 33
Bảng 3.3 Nguyên nhân gây chấn thương tai giữa 35
Bảng 3.4 Phân bố về thời gian đến viện TMH TƯ 35
Bảng 3.5 Lý do vào viện 36

Bảng 3.6 Tỷ lệ chảy máu tai 37
Bảng 3.7 Tỷ lệ tai nghe kém 37
Bảng 3.8 Tỷ lệ ù tai 38
Bảng 3.9 Phân bố tỷ lệ rách màng nhĩ theo vị trí 39
Bảng 3.10 Màu sắc màng nhĩ
39
Bảng 3.11 Tổn thương ống tai ngoài 40
Bảng 3.12 Đối chiếu đường vỡ xương chũm trên phẫu thuật với
CLVT
41
Bảng 3.13 Đối chiếu tổn thương xương con trên phẫu thuật với
CLVT
42
Bảng 3.14 Phân bố tỷ lệ các đường vỡ xương đá trên CLVT 42
Bảng 3.15 Phân bố tỷ lệ các đường vỡ xương chũm 43
Bảng 3.16 Tổn thương xương con trên các đường vỡ xương đá
44
Bảng 3.17 Tỷ lệ TTXC trên các đường vỡ xương chũm 45
Bảng 3.18 Tỷ lệ loại giảm sức nghe trong CTTG 45
Bảng 3.19 Mức độ giảm sức nghe trong CTTG 46
Bảng 3.20 Liên quan giữa thính lực đồ với các đường vỡ xương
chũm
46
Bảng 3.21 Liên quan mức độ nghe kém với chấn thương tai giữa 47

DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH

Trang
Hình 1.1 Các thành hòm nhĩ 4
Hình 1.2 Mặt ngoài màng nhĩ 8

Hình 1.3 Đường vỡ dọc xương đá 16
Hình 1.4 Đường vỡ ngang xương đá 17
Hình 1.5 Đường vỡ chéo xương đá 17
Ảnh 2.1 Bộ nội soi của Karl-Storzt 29
Ảnh 2.2 Máy chụp CLVT Siemens Somatom 30
Ảnh 4.3 Màng nhĩ xanh đen 38
Ảnh 4.4 Màng nhĩ rách 38
Ảnh 4.5 Liệt VII ngoại biên phải 41
Ảnh 4.6 Tổn thương xương con 44

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Trang
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi 33
Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới 33
Biểu đồ 3.3 Phân bố triệu chứng cơ năng 36
Biểu đồ 3.4 Tổn thương màng nhĩ 38
Biểu đồ 3.5 Tổn thương xương chũm 40
Biểu đồ 3.6 Liệt VII NB 41
Biểu đồ 3.7 Tổn thương xương con 44
Biểu đồ 3.8 Đối chiếu liệt VII NB với tổn thương xương con 49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương tai giữa ñược biết ñến rất sớm từ thời Hypocrate, nguyên
nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông, tai nạn lao ñộng, tai nạn sinh hoạt…,
chấn thương tai giữa là chấn thương làm tổn thương một hoặc nhiều cấu trúc

của tai giữa: vỡ xương chũm, vỡ các thành của hòm nhĩ, khung nhĩ, tổn
thương hệ thống xương con. Tuỳ theo nguyên nhân mà bệnh cảnh chấn
thương tai giữa có nhiều biểu hiện khác nhau, chấn thương tai giữa nằm trong
bệnh cảnh chấn thương xương thái dương, nhưng không phải mọi chấn
thương xương thái dương ñều gây chấn thương tai giữa. Tỷ lệ chấn thương
xương thái dương hiện nay chiếm khoảng 1% trong các bệnh lý về tai [17]. Vì
vậy có thể gặp chấn thương tai giữa ñơn thuần hoặc phối hợp với chấn thương
tai trong, tai ngoài, liệt VII ngoại biên, chấn thương sọ não… Chấn thương tai
giữa có thể ñể lại hậu quả nghiêm trọng như mất sức nghe, biến chứng viêm
màng não, rò dịch não tuỷ và ñặc biệt gây liệt mặt do tổn thương ngoại biên
dây thần kinh số VII, ảnh hưởng ñến sức lao ñộng cũng như thẩm mỹ cho
người bệnh. [14]
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của chuyên ngành nội soi và
chẩn ñoán hình ảnh cho phép chúng ta ñánh giá ñược mức ñộ, vị trí tổn
thương, cũng như sự can thiệp kịp thời của các phẫu thuật viên Tai Mũi Họng
có thể làm hạn chế các tai biến và di chứng do chấn thương xương thái dương
gây ra. Ngày nay do cơ chế mở cửa, kinh tế phát triển làm tăng các loại
phương tiện cao tốc, tuy nhiên cơ sở hạ tầng trong ñó có ñường bộ ñặc biệt là
khu vực ñô thị phát triển không tương xứng, vì vậy tai nạn giao thông ñường
bộ rất thường gặp. Theo Nguyễn Xuân Hòa thì trong chấn thương vỡ xương
ñá tai nạn giao thông chiếm 71,7%, [4], vì vậy khi tai nạn thường gây chấn
thương tai, trong ñó chủ yếu là chấn thương tai giữa. Chấn thương tai giữa

2

nếu không ñược can thiệp kịp thời sẽ ñể lại hậu quả rất nặng nề, mất sức nghe,
liệt VII ngoại biên, chóng mặt …. Ở nước ta từ trước ñến nay chưa có công
trình nào ñi sâu nghiên cứu về chấn thương tai giữa. Vì thế chúng tôi tiến
hành nghiên cứu ñề tài này với mục tiêu:
1. Nghiên cứu ñặc ñiểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính và thăm dò

chức năng tai trong chấn thương tai giữa.
2. Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính, thăm dò chức năng ñể
ñánh giá mức ñộ tổn thương tai giữa và ñề xuất phương pháp can
thiệp thích hợp.


















3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Sơ lược về lịch sử
1.1.1. Nước ngoài
- Năm 1932: Chaleballence, một giáo sư người Anh ñã ñề cập ñến phương pháp

phẫu thuật giảm áp dây VII do chấn thương xương ñá gây liệt mặt. [10].
- 1963: Các giáo sư Hà Lan cũng ñã áp dụng rộng rãi phương pháp phẫu
thuật giảm áp dây VII do chấn thương xương ñá. [10]
- Năm 1973: Mirko Tos ñã nghiên cứu trật khớp và gãy xương con trong
chấn thương vỡ xương ñá. [33]
- Năm 2006: Lasak, John, Van Ess và Mark nghiên cứu về giảm sức nghe
do chấn thương tai. [28]
1.1.2. Trong nước
- Năm 1979: Võ Tấn ñã mô tả và ñề ra các biện pháp can thiệp ñiều trị chấn
thương xương ñá. [15]
- Năm 1997: Nguyễn Tấn Phong ñã can thiệp phẫu thuật chấn thương xương
ñá gây liệt mặt. [10]
- Năm 2001: Ngô Ngọc Liễn có ñề cập ñến chấn thương tai trong ñó có chấn
thương do vỡ xương ñá. [7]
- Năm 2007: Nguyễn Hữu Dũng mô tả và ñề ra các biện pháp ñiều trị vỡ
xương ñá trong ñó có ñề cập ñến phẫu thuật giảm áp dây VII và tạo hình
hòm nhĩ.
- Năm 2008: Nhan Trừng Sơn ñã ñề cập ñến phẫu thuật ñiều trị dò dịch não
tuỷ trong chấn thương tai giữa. [14]

4

- Năm 2009: Nguyễn Tấn Phong, Lương Hồng Châu ñã ñề cập ñến phẫu
thuật giảm áp dây VII, phục hồi chức năng hòm nhĩ trong chấn thương tai
giữa.
1.2. Giải phẫu tai giữa
1.2.1. Giải phẫu hòm nhĩ
Hòm nhĩ là một hốc xương nằm trong xương ñá, phía trước thông với
thành bên họng mũi bởi vòi nhĩ, phía sau thông với hệ thống thông bào xương
chũm bởi một cống nhỏ gọi là sào ñạo. Hòm nhĩ nhìn nghiêng như một thấu

kính lõm 2 mặt chạy chếch từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, gồm có 6
thành. Hòm nhĩ là một phần quan trọng của tai giữa, trong hòm nhĩ chứa hệ
thống xương con. Màng nhĩ, hệ thống xương con, có chức năng tiếp nhận và
biến ñổi sóng cơ học của âm thanh trong không khí thành chuyển ñộng cơ học
ñể truyền âm thanh vào môi trường nước của tai trong. [13],[16]
1.2.1.1. Các thành của hòm nhĩ









• Thành ngoài: có màng nhĩ ở dưới, tường xương ở trên. Tường xương
và màng nhĩ ngăn cách tai giữa và tai ngoài.
- Tường xương ở trên chính là tường thượng nhĩ và chia làm hai phần. Phần
dưới xương mỏng, ñặc và cứng, phần trên xương dày hơn và xốp.
Hình 1.1. Các thành hòm nhĩ [13]
1. Thành trên
2. Thành trong
3. Vòi nhĩ
4. Thành dưới
5.

Thành ngoài


5


- Phần màng:
Màng nhĩ là một màng mỏng nhưng dai và cứng, lắp vào rãnh nhĩ của
xương nhĩ bởi vòng sụn sợi hay còn gọi là vòng Gerlach. Màng nhĩ ñược chia
làm 2 phần: phần trên là màng chùng, gắn vào tường thượng nhĩ, phần dưới là
màng căng nằm trong rãnh xương nhĩ chiếm 3/4 diện tích của màng nhĩ. Đây
là phần rung ñộng của màng nhĩ.[16],[21].
• Thành trong
- Ở giữa lồi lên gọi là ụ nhô, do ốc tai lồi vào thành trong hòm nhĩ.
- Dưới ụ nhô: có lỗ của dây thần kinh Jacobson.
- Sau ụ nhô có:
+ Phía trên là cửa sổ bầu dục, có ñế xương bàn ñạp lắp vào, phía trên cửa
sổ bầu dục có một chỗ lõm gọi là ngách mặt. Cửa sổ bầu dục có diện tích
khoảng 3,0 × 1,4 mm.
+ Ở phía dưới là cửa sổ tròn có một màng mỏng lắp vào, còn gọi là màng
nhĩ phụ.
+ Giữa hai cửa sổ có một ngách lõm gọi là ngách nhĩ.
- Ở trên và trước ụ nhô cũng có một lồi xương, hình giống các ñầu thìa nên
gọi là mỏm thìa, có gân cơ búa chui ra. [16]
• Thành trên
Là một thành xương mỏng, chia cách hòm nhĩ với hố não giữa, do
xương trai và xương ñá tạo thành.
• Thành dưới
- Như một cái rãnh, sâu 2 mm, thấp hơn thành dưới ống tai ngoài khoảng 1
mm. Vì vậy trong chấn thương tai giữa thường ứ máu, dịch tại ñây.
- Thành này là một mảnh xương mỏng, mặt dưới là tĩnh mạch cảnh trong.
• Thành trước

6


- Phần thấp nhất cách ñộng mạch cảnh trong bởi một màng xương mỏng. Vì
vậy trong một số bệnh lý của tai có thể nghe tiếng mạch ñập.
- Phía trên là lỗ trên của vòi nhĩ.
- Ở trên vòi nhĩ là ống thừng nhĩ, mỏm thìa và ống cơ búa.
• Thành sau
- Ở trên có một ống thông với sào bào gọi là sào ñạo. Ở ngay dưới ngách
thượng nhĩ là mỏm tháp, có gân cơ bàn ñạp chui ra tới bám vào cổ xương
bàn ñạp.
- Ngay sau hòm nhĩ, nằm ở phần xương chũm có ñoạn 2 và 3 cống Fallope
hay còn gọi là ống thần kinh mặt. Giữa ñoạn 2 và 3 có khuỷu dây VII có
hình vòng cung, ñoạn 3 dây VII chạy xuống dưới và chếch ra ngoài, còn
hòm nhĩ lại chếch vào trong nên dây mặt bắt chéo hòm nhĩ.
1.2.1.2. Kích thước, các tầng của hòm nhĩ.
• Kích thước
- Chiều trên dưới là 15 mm.
- Chiều trong ngoài: rộng nhất 5-6 mm, hẹp nhất là 1,5-2 mm.
• Các tầng hòm nhĩ: chia làm 3 tầng.
- Tầng trên hay thượng nhĩ: có có chứa hệ thống xương con.
- Tầng dưới còn gọi là hạ nhĩ là phần thấp nhất của hòm nhĩ.
- Trung nhĩ: ở giữa tầng trên và tầng dưới.
- Giữa thượng nhĩ và trung nhĩ ngăn cách nhau bởi eo thượng nhĩ – nhĩ.
[9],[14]
1.2.2. Thượng nhĩ
1.2.2.1. Các thành của thượng nhĩ
Thượng nhĩ có 6 mặt và liên quan với:

7

• Mặt ngoài: tường thượng nhĩ, màng nhĩ.
• Mặt trong: tiền ñình.

• Mặt dưới: thông với hạ nhĩ bị thắt hẹp.
• Mặt trên: có khớp trai ñá, qua trần thượng nhĩ là màng não thuộc thuỳ
thái dương, có nhánh của ñộng mạch màng não ñi qua, có tĩnh mạch ñi
ñến tĩnh mạch xoang hang.
• Mặt sau: thông với sào bào qua sào ñạo.
• Mặt trước: ống cơ búa.
1.2.2.2. Nội dung bên trong
Do có mặt xương búa, xương ñe, có dây chằng treo xương búa ngăn
thuợng nhĩ làm hai ngăn ngoài và trong. Chỉ có ngăn trong thông với hạ nhĩ,
còn ngăn ngoài thì không thông với hạ nhĩ.
- Thượng nhĩ trong liên quan với sào ñạo ở phía sau và tầng dưới của hòm
nhĩ ở phía trước.
- Thượng nhĩ ngoài không thông với tầng dưới hòm nhĩ, và chia làm nhiều
ngăn.
- Thượng nhĩ là căn nhà nhỏ chứa hệ thống xương con. Vì vậy khi chấn
thương làm vỡ các cấu trúc của thượng nhĩ thường gây tổn thương xương
con.[23].
1.2.3. Màng nhĩ
1.2.3.1. Hình dạng, màu sắc.
• Màng nhĩ là một màng mỏng nhưng dai và chắc ngăn cách giữa ống tai
ngoài và tai giữa, có màu hơi xám, sáng bóng, trong. Khi chấn thương gây
tụ máu trong hòm nhĩ thì màng nhĩ thường có màu xanh ñen.
• Hình dạng: có hai dạng cơ bản là hình tròn và hình bầu dục.
1.2.3.2.Cấu tạo của màng nhĩ.

8

Gồm có 2 phần là: màng chùng và màng căng.
• Màng chùng: ngăn cách với màng căng bởi dây chằng nhĩ búa trước và
nhĩ búa sau, nằm ở phía trên màng căng, qua rãnh Rivinus gắn vào

phần xương của thành trên ống tai.[13],[16]
• Màng căng: có 3 lớp, dày 131 µm.
- Lớp ngoài: liên tiếp với lớp biểu mô ống tai ngoài, dày 30 µm.
- Lớp giữa: là lớp tổ chức sợi, dày 100 µm, có 4 loại sợi: sợi Parabol, sợi tia,
sợi vòng và sợi bán nguyệt. Chính lớp sợi gắn màng nhĩ vào cán búa. Lớp
sợi này dầy ở vùng ngoại vi gọi là vòng .
- Lớp trong: là lớp tế bào niêm mạc chế nhày liên tục với niêm mạc của hòm
nhĩ, lớp này dầy 1 µm.[13],[16]
1.2.3.3. Mặt ngoài của màng nhĩ.










• Lõm, chỗ lõm nhất ở trung tâm gọi là rốn nhĩ, chính ở vị trí này là nơi
màng nhĩ bắt ñầu gắn vào cán búa.
• Màng chùng Schrapnell ở trên, có hai dây chằng nhĩ búa trước và sau ngăn
cách với phần màng căng.

1

2


3



4

5


6
7
Hình 1.2: Mặt ngoài màng nhĩ [16]
1. Màng chùng 2. Dây chằng nhĩ búa sau 3.Mấu ngắn x
ương búa
4. Dây chằng nhĩ búa trước 5. Rốn nhĩ 6. Vòng sụn sợi 7. Nón sáng

9

• Một chỗ lồi tròn, màu trắng nổi rõ ñó là mấu ngắn xương búa, có 2 dây
chằng nhĩ búa bám vào.
• Một ñường màu trắng ở giữa, ñi từ trên xuống dưới, ñi chếch từ trước ra
sau, từ mỏm ngoài cán búa ñến rốn nhĩ ñó là cán búa.
• Một hình nón sáng bóng. Đỉnh ở rốn nhĩ và ñáy toả xuống dưới và ra
trước, ñấy là nón sáng Politzer, do sự phản chiếu của ánh sáng trên màng
nhĩ khi ta soi ñèn vào. Khi chấn thương tùy theo cơ chế của chấn thương
mà tổn thương màng nhĩ có thể rách, xanh ñen do tụ máu.
1.2.3.4 Mạch cấp máu cho màng nhĩ.
Là những nhánh của ñộng mạch hàm trong thuộc ñộng mạch cảnh
ngoài.
• Động mạch tai sâu: là một nhánh của ñộng mạch hàm trong, chia làm 2
nhánh tạo thành vòng mạch quanh khung nhĩ.
+ Nhánh sau: cấp máu cho phần lớn màng nhĩ.

+ Nhánh trước: cấp cho 1 phần nhỏ phía trước và dưới màng nhĩ.
• Các nhánh ñộng mạch khác: ñộng mạch hòm nhĩ trước, ñộng mạch hòm
nhĩ trên, ñộng mạch hòm nhĩ dưới và ñộng mạch trâm chũm.[13],[16]
1.2.4. Hệ thống xương con.
1.2.4.1. Hình dạng của hệ thống xương con
• Xương búa
- Đầu xương búa nằm ở thượng nhĩ, phía sau có một diện khớp ñể tiếp khớp
với xương ñe tạo nên khớp búa ñe.
- Cổ xương búa là phần nối giữa ñầu xương búa và cán xương búa, ở ñây có
2 mỏm xương ngắn ñó là mỏm trước và mỏm bên (mấu ngắn).
- Cán búa chạy chếch từ trên xuống dưới, từ trước ra sau tới rốn nhĩ. Cán
búa gắn vào lớp sợi màng nhĩ tạo nên một hình nón ở rốn nhĩ, hình nón
này không thay ñổi hình dạng kể cả khi màng nhĩ rung ñộng. Chính tính

10

chất này của hình nón mà làm cho âm thanh không bị biến dạng khi truyền
vào tai trong.[13],[16],[27].
• Xương ñe
- Trông như răng hàm có 2 chân, có thân, ngành ngang, ngành xuống.
- Thân: là nơi nối giữa hai ngành của xương ñe. Phía trước có một diện
khớp lõm tiếp nối với chỏm xương búa ñể tạo nên khớp búa ñe.
- Ngành ngang: ngắn, ở sau thân xương ñe, nằm trong hố ñe.
- Ngành xuống: ở phía dưới thân, phần sát thân thì to, phần dưới thì thon
nhỏ lại, tận cùng của ngành xuống có một mỏm xương ngắn lồi ra và gắn
vuông góc với ngành xuống gọi là mỏm ñậu. Mỏm ñậu nối với chỏm
xương bàn ñạp ñể tạo thành khớp ñe ñạp. [13],[16]
• Xương bàn ñạp
- Cấu tạo: có chỏm, gọng và ñế xương bàn ñạp.
- Chỏm: lồi, có hình bầu dục hoặc hình tròn, nối giữa chỏm và gọng xương

bàn ñạp gọi là cổ.
- Gọng: là phần nối giữa chỏm xương bàn ñạp và ñế ñạp. Có 2 gọng, gọng
trước thì thẳng và nhỏ hơn gọng sau.
- Đế: có hình bầu dục nhưng có 2 chiều cong, chiều cong lồi và chiều cong
lõm nên trông giống như khay quả ñậu. Đế gắn vào cửa sổ bầu dục tạo nên
khớp bàn ñạp – tiền ñình.[7],[8]
1.2.4.2. Cơ và dây chằng của hệ thống xương con.
• Dây chằng xương búa
- Dây chằng trên: ñi từ chỏm tới trần thượng nhĩ.
- Dây chằng ngoài: ñi từ chỏm tới tường thượng nhĩ.
- Dây chằng trước: ñi từ cổ xương búa tới gai bướm ở dưới nền sọ.
- Dây chằng nhĩ búa trước: một ñầu bám vào gai nhĩ ở ñầu trước của rãnh
Rivinus, ñầu kia bám vào mỏm dài xương búa.

11

- Dây chằng nhĩ búa sau: ñi từ gai nhĩ ở ñầu sau của rãnh Rivinus tới bám
vào mỏm ngắn xương búa.
• Dây chằng xương ñe: ñược cố ñịnh vào hố ñe bởi các dây chằng
- Dây chằng sau: từ mỏm ngành ngang xương ñe vào mỏm sau hố ñe.
- Dây chằng trên: ñi từ thân xương ñe tới trần thượng nhĩ.
- Dây chằng bên: là dây chằng gắn xương ñe vào chỏm xương búa.
• Cơ búa (cơ căng màng nhĩ) là 1 cơ hình thoi, nằm trong một ống xương
gọi là ống cơ búa, song song với vòi nhĩ. Chức năng khi cơ co: chỏm
xương búa quay ra ngoài, cán búa bị kéo vào trong nên căng màng nhĩ.
Khi cán búa bị kéo vào trong, chỏm búa quay ra ngoài lôi cả thân xương
ñe ra ngoài. Khi thân xương ñe bị kéo ra ngoài thì ngành xuống ấn vào
trong và ấn xương bàn ñạp, ñế ñạp ấn vào cửa sổ bầu dục làm tăng áp lực
nội dịch tai trong.
• Cơ bàn ñạp: là một cơ hình thoi nhỏ, nằm trong một ống xương xẻ trong

thành hòm nhĩ và nằm trước ñoạn 3 cống Fallope. Nguyên uỷ và bám tận:
cơ bám ở trong ống xương, chui ra ở mỏm tháp bởi một gân. Gân này bẻ
gập và quặt ngược lại ñể bám vào chỏm xương bàn ñạp.
- Tác dụng khi cơ co: kéo chỏm bàn ñạp về phía sau và vào trong, do ñó
ñẩy nghành xuống xương ñe ra ngoài, thân xương ñe quay vào trong do ñó
kéo theo chỏm xương búa vào trong. Khi chỏm búa bị kéo vào trong thì
cán búa bị ñẩy ra ngoài do ñó làm chùng màng nhĩ. Khi cơ co sẽ làm
xương bàn ñạp nghiêng, vì dây chằng vòng dài ở ñầu trước hơn ñầu sau ñế
nên xương bàn ñạp khi nghiêng lấn nhiều hơn ở phần ñế phía sau vào tai
trong, còn phần ñế trước bị kéo ra ngoài. Do ñó áp lực nội dịch tai trong
giảm. Vậy cơ bàn ñạp có 2 chức năng: là cơ nghe, chức năng thứ 2 là bảo
vệ tai trong khi âm thanh lớn hơn 80 dB thì cơ bàn ñạp sẽ co cứng làm cho
ñế ñạp không ấn vào tiền ñình. [7],[8],[14]

12

1.2.4.3. Cấp máu cho hòm nhĩ
Hòm nhĩ ñược cấp máu bởi ñộng mạch hòm nhĩ trên và ñộng mạch
hòm nhĩ trước là nhánh của hệ thống ñộng mạch cảnh.
1.2.5. Giải phẫu xương chũm
Là một xương thuộc xương thái dương, phía sau ống tai ngoài. Đại thể
gồm 2 mặt:
- Mặt ngoài: hơi lồi, như một tam giác có ñỉnh ở dưới, khớp trai ñá chia mặt
ngoài làm 2 phần:
+ Phần trên trước nhẵn phẳng, ngay góc sau trên ống tai ngoài có một gờ
xương nhỏ là gai Henlé, ñây là mốc ñể vào sào bào.
+ Phần sau dưới gồ ghề là chỗ bám của các cơ, chủ yếu là cơ ức ñòn chũm.
- Mặt trong hay mặt nội sọ gồm:
+ Đáy ở phía trên là một vách xương mỏng và phẳng ngăn cách hòm tai, sào
ñạo, sào bào với thùy thái dương, có khớp trai ñá trên.

+ Thành trong tương ứng với tiểu não, phía sau lõm thành một máng hình
cong chữ S, là máng của tĩnh mạch bên.
Trong xương chũm có nhiều hốc nhỏ gọi là xoang chũm hay thông bào.
Xoang chũm lớn nhất là sào bào hay hang chũm, sào bào thông với hòm nhĩ
bởi một ống gọi là sào ñạo. Sào bào và sào ñạo ñều ñược lót bởi niêm mạc
mỏng liên tiếp với niêm mạc hòm tai.
Tùy theo kích thước và số lượng các thông bào mà chia xương chũm
làm 3 loại: ñặc, xốp và thông bào.[5],[32].
1.2.6. Giải phẫu vòi nhĩ
 Vòi nhĩ là một ống sụn xương nối thông hòm nhĩ với thành bên của
họng mũi. Vòi nhĩ có hướng ñi từ sau ra trước, chếch vào trong và xuống
dưới tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 45° ở người lớn và 10° ở trẻ em,
chiều dài ở trẻ < 9 tháng tuổi khoảng 15 mm, dưới 4 tuổi là 30 mm và ở

×