Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài tập lớn môn lí luận nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.11 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước có hệ thống chính trị ổn định nhất trong khu
vực và trên thế giới, là một nước chỉ có duy nhất một Đảng Chính trị lãnh
đạo, tình trạng khủng bố hầu như không có. Thế nhưng, tình trạng thiệt
mạng do vi phạm luật giao thông thì lại quá nhiều, nhìn số người thiệt
mạng và thiệt hại về kinh tế mà thấy sự lảng phí và đau xót cho bao biết số
phận của những con người xấu số do bản thân vô cẩn tắc, do người khác
gây ra, hoặc do sự thờ ơ của bộ máy quản lý xã hội ở các cấp.Vi phạm luật
giao thông đường bộ ở Việt Nam đã trở thành một vấn đề nhức nhối của
toàn xã hội luôn được đưa ra bàn thảo trên các Nghị trường, nhưng chưa có
một giải pháp nào cụ thể và hữu hiệu để giải quyết vấn đề. Để hiểu rõ cội
nguồn và lý giải, từ đó đề ra được những giải pháp của vấn đề này em xin
trình bày những ý kiến của mình cho “Vấn đề vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay”.
Trong quá trình làm bài, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của thầy cô về bài
viết của em!.

NỘI DUNG
1- Cơ sở lí luận:
1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.
1.2 Vi phạm pháp luật trong giao thông đường bộ:
Vi phạm phạm pháp luật trong giao thông đường bộ là những hành vi
trái với luật giao thông đường bộ đã được quy định, do lỗi của người đi bộ,
người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ ( ô tô, xe
gắn máy …). Luật giao thông đường bộ, luật số 23/2008/QH12 của Quốc
hội ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã chỉ rõ những quy định về giao
thông đường bộ, về đối tượng tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên nó


vẫn chưa đủ mạnh cải thiện tình hình vi phạm pháp luật trong giao thông
đường bộ thậm chí tình hình nó còn diễn ra mạnh hơn, theo chiều hướng
tăng lên. Các cấp, nghành đã vào cuộc nhiều lần dùng mọi giải pháp tình
hình hiện tại tuy nhiên đó cũng chỉ là những giải pháp tạm thời. Vậy
nguyên nhân nào gây ra những tổn thất to lớn và không đáng có từ những
tai nạn giao thông ?, chúng ta hãy nhìn lại bức tranh giao thông của xã hội
Việt Nam để phần nào hiểu rõ nguyên do của nó.
2- Hiện trạng và nguyên nhân:
2.1 Hiện trạng:
Sự tác trách của chính những người thi hành công vụ : Cục cảnh sát giao
thông thuộc Tổng cục cảnh sát - Bộ công an là cơ quan quản lý trực tiếp
mọi vấn đề thuộc về giao thông, thực tế lại không phải vậy. Việc phổ cập
luật và hướng dẫn thi hành luật đến mọi người dân còn mang tính hình thức
đại khái chiếu lệ: cụ thể người dân vẫn dùng đồng tiền để mua giấy phép lái
xe, việc học luật cũng mang tính hình thức. Có người làm bài rất tốt nhưng
không có tiền đút lót dẫu có được thi hai lần nhưng vẫn bị đánh trượt và
chúng ta cũng được chứng kiến mấy năm gần đây ở hai thành phố lớn Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh người dân nội thành không được phép
đăng ký xe máy, thì có phong trào người dân các huyện ngoại thành của hai
thành phố này kể cả các cụ già đã đi học và thi lấy giấy phép lái xe ( thực
chất là đi mua ) để bán suất đăng ký cho những người dân nội thành có nhu
cầu dùng xe máy.Việc trang thiết bị cảnh giới giám sát giao thông: như
camera quan sát, máy đo tốc độ phương tiện vận hành trên đường, họ đã lợi
dụng việc trang bị và để nâng giá của thiết bị lên gấp nhiều lần so với giá
trị thực của nó để bỏ túi với mục đích thu lợi bất chính, đã gây không ít khó
khăn cho các lái xe thậm chí còn gây tai nạn khi đuổi bắt.Việc xử phạt hành
chính : Trên thực tế và tính toán hiện nay mỗi tuần kho bạc Nhà nước thu
từ 6 đến 7 tỷ đồng tiền phạt từ các lỗi giao thông, thì cũng có đến 12 tỷ đến
14 tỷ đồng ngoài khoản tiền phạt đó rơi vào túi cảnh sát giao thông ở các
cấp. Theo các cảnh sát viên cho biết họ phải mất hàng chục triệu đồng cho

đến hàng trăm triệu đồng đút lót cho cấp trên để được phân bổ về các chốt,
các cung đường, giá của mỗi chốt và cung đường tuỳ theo các vị trí, bởi
vậy nên họ phải cố gắng bằng mọi cách để thu lại số vốn của mình. Tình
trạng thu giữ phương tiện của người vi phạm luật giao thông đã gây ra
không ít bức xúc, khi vi phạm luật hoặc do không chịu mãi lộ mà bị thu giữ
thì coi như tàn bởi khi thu giữ phương tiện, họ đưa về chất thành đống giữa
trời mưa nắng, họ cho người đổi hoặc tháo các bộ phận quan trọng của
xe….bởi vậy khi không may bị vi phạm là bằng mọi cách bỏ tiền ra mãi lộ
cảnh sát giao thông để không phải bị thu xe. Thời gian qua, hệ thống đường
bộ và đường thuỷ khắp cả nước đã không ngừng nâng cấp và xây mới
nhiều tuyến đường từ nguồn vốn ODA nguồn vốn ngân sách phục vụ cho
công cuộc phát triển kinh tế đất nước, tuy nhiên hệ thống đường bộ của
chúng ta chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật: mặt đường không phẳng làm cho xe
bị lắc trong khi vận hành trên đường, tầm nhìn không hợp lí, hệ thống đèn
tín hiệu cảnh báo chỉ dẫn không được thiết kế thi công đồng bộ nên hầu hết
các tuyến đường không có biển báo, đèn báo, đèn chỉ dẫn giao thông đây
cũng là nguyên nhân làm ùn tắc giao thông ở các chỗ đường giao nhau và
gây ra tai nạn giao thông ….Theo các chuyên gia kỹ thuật và kinh tế thì
trong thời gian qua chúng ta đã rất lãng phí về nguồn vốn ODA phục vụ
cho xây dựng hạ tầng cơ sở đường sá, bởi thực tế mỗi đồng vốn vay chỉ có
40% là thực đỗ xuống đường, 60% là rơi vãi khắp nơi cụ thể cho vay
hưởng 30 % và 30 % còn lại là tư vấn thiết kế giám sát và quan chức lãnh
đạo các cấp của cả nước cho vay lẫn nước đi vay bỏ túi, và chính người dân
lao động mới là người phải gánh chịu trả nợ. Ngành giao thông chưa thực
hiện được vai trò quy hoạch và tham gia tư vấn cho Chính phủ trong việc
quy hoạch mạng giao thông đô thị: cụ thể vừa qua chúng ta đã chứng kiến
vụ PMU18 đã gây bức xúc dư luận và dân chúng, không chỉ người dân
trong nước mà cả các nước trên thế giới, thực ra có đến hàng trăm PMU
thẩm chí còn ghê tởm hơn PM18 nhưng chưa bị phanh phui mà thôi, còn vụ
việc ở PMU18 lại là một nhẽ khác, theo dư luận có cơ sở thực chất vụ

PMU18 là vụ đấu đá nội bộ trong Bộ Giao Thông Vận Tải, một bên là phe
cánh của ông Nguyễn Việt Tiến còn phía bên kia là phe phái của ông Đào
Đình Bình, chứ Chính Phủ và nước cho vay, cũng như các cấp các ngành
đâu cần có làm vậy vì họ đang đựơc hưởng lợi từ các PMU.
Ý thức của người tham gia giao thông và điều khiển phương tiện: ý thức
của người tham gia giao thông rất kém, họ xem thường cảnh sát giao
thông , xem thường mạng sống của mình và đồng loại. Tình trạng người đi
bộ băng qua đường một cách thiếu ý thức trong khi các phương tiện tham
gia giao thông đông đúc; việc lấn chiếm vỉa hè tận dụng để buôn bán cũng
gây không ít bức xúc, đi dọc các vỉa hè chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy
những gánh hàng hoa quả hoặc quà bánh đủ loại và đặc biệt hơn là những
“quán” trà đá ven đường tất tần tật vỉa hè đều đã được tận dụng triệt để.
Tình trạng kinh doanh vận chuyển hành khách trên các tuyến đường thường
xảy ra tình trạng phóng nhanh vượt ẩu để tranh dành khách, nhồi nhét
khách….đã xẩy ra không ít tai nạn giao thông thảm khốc. Ôtô, xe công
nông, xe máy, xe bò, xe ngựa, xe đạp và kể cả tàu hỏa rồi đến người đi bộ
và thẩm chí là cả súc vật tất cả chen chúc nhau thật là kinh khủng. Dân gian
có câu “an cư mới lập nghiệp”, bởi vậy mới có tình trạng người sống đầu
thành phố thì làm ở cuối thành phố, người sống đằng đông thì đi làm đằng
tây…người người hối hả chen chúc nhau trên một con đường chật hẹp.
Nhà nước và Chính phủ: Việc nhập khẩu phương tiện cũ không đảm bảo
an toàn và độ tiêu hao nhiên liệu đã quá mức cho phép bắt buộc phương
tiện đó không được cấp phép lưu hành: Chính phủ cho nhập tràn lan xe
máy Trung Quốc rồi bây giờ cả xe ôtô Trung Quốc không thể kiểm soát
được, với phương châm để kéo giá xe trong nước xuống theo đúng giá trị
thực của nó và gây áp lực để mở thêm đường sá, và chính chất lượng kém
đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xẩy ra.
2.2 Nguyên nhân:
Nhà nước và Chính phủ chưa thực sự quan tâm đến tình trạng này, mặt
khác Chính phủ chưa có giải pháp tăng nguồn thu cho lực lượng cảnh sát

giao thông mà vẫn để nguồn thu cho cảnh sát giao thông từ các vụ vi pham
luật giao thông và tai nạn giao thông. Cục cảnh sát giao thông và các cơ
quan chức năng khác đã không làm tốt chức trách nhiệm vụ của cơ quan
hành pháp, mải theo quyền lợi cá nhân của bản thân và của ngành mình làm
giàu bất chính từ những vụ vi phạm luật giao thông. Đây có thể nói là
nguyên nhân chính gây nên tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao
thông ngày một gia tăng ở nước ta.
Mức xử phạt chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe, kết hợp với sự thiếu ngiêm
minh trong lực lượng cảnh sát giao thông đã làm cho người tham gia giao
thông thiếu ý thức trong việc học tập và nâng cao sự hiểu biết về luật,
không chấp hành nghiêm luật mỗi khi tham gia giao thông.
Mạng đường giao thông còn ít, chật hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật
chất lượng, có quá nhiều đường cắt nhau…không đảm bảo an toàn cho giao
thông, nhiều thiết kế đường, cầu vượt chưa hợp lý, cồng kềnh lãng phí.
Chính phủ, các cấp các ngành, chưa thật quan tâm, chưa có giải pháp
đồng bộ trong việc điều chỉnh khu dân cư, điều chỉnh giờ đi làm, giờ tan
tầm một cách hợp lý, chưa xây dựng được phương án và trang bị hệ thống
điều tiết giao thông một cách hợp lý phù hợp với từng khu vực địa hình….
Nên tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông ngày một gia tăng là điều không
không thể tránh khỏi.
Như vậy, tình trang ùn tắc và tai nạn giao thông ngày một gia tăng xuất
phát từ nhiều nguyên nhân, để giải quyết được “quốc nạn” này đòi hỏi
chúng ta phải có một giải pháp đồng bộ, nghiên cứu thật kỹ và phải có một
chương trình lâu dài.
3-Giải pháp phòng chống vi phạm luật giao thông đường bộ ở Việt
Nam:
Chấn chỉnh lại đội ngũ cảnh sát giao thông, cần thiết phải kiểm tra kiến
thức và sát hạch lại trình độ nghiệp vụ, bố trí lại nhân lực một cách hợp lý,
nâng cao trách nhiệm giảm số lượng nhằm nâng cao thu nhập cho lực lượng
này. Làm đúng sẽ được thưởng sai sẽ bị kỷ luật hoặc bị sa thải nếu không

làm tốt vai trò trách nhiệm của mình. Đề nghị Nhà nước bổ sung vào bộ
luật giao thông nếu cảnh sát giao thông nào gây khó khăn, hoặc đòi và nhận
hối lộ mà bị dân phát hiện nếu có đủ bằng chứng thì sẽ bị phạt theo các
mức quy định, cao nhất là sa thải ra khỏi ngành hoặc về địa phương.
Thu và quản lý tiền bảo hiểm nhân mạng và phương tiện tham gia giao
thông vào một đầu mối, không để tình trạng mua bán thẻ bảo hiểm tràn lan
như hiện nay vì đây là một nguồn thu khá lớn. Nâng cao mức xử phạt lên
nhiều lần, đến mức người vi phạm luật cũng tiếc tiền khi muốn mãi lộ cảnh
sát giao thông, nên bỏ quy định tạm giữ phương tiện khi vi phạm luật giao
thông mà thay vào đó là phạt thật nặng và bấm lỗi giấy phép lái xe, nếu vi
phạm quá ba lần là vĩnh viễn không cấp giấy phép điều khiển phương tiện
nữa.
Quản lý thật tốt các nguồn vốn vay ODA, vay tín dụng…nâng cao chất
lượng đường sá, bố trí đồng bộ các trang thiết bị tín hiệu, camera giám sát
ghi hình, hệ thống đèn xanh đèn đỏ sử dụng điện… những chỗ giao nhau
nguy hiểm giúp cho người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông
biết để điều khiển tốt phương tiện đúng phần đường của mình và kịp thời
xử lý phòng tránh các sự cố có thể xẩy ra tai nạn giao thông. Quy hoạch lại
mạng lưới các công ty vận chuyển hành khách, sáp nhập liên doanh các cơ
sở nhỏ thành các cơ sở lớn, phân bổ khách một cách hợp lý theo từng tuyến
và cung đường, tránh tình trạng phóng nhanh vượt ẩu để tranh giành khách.
Nhà nước và Chính phủ cần sớm có quy hoạch đô thị, khu dân cư, khu
nhà chung cư cho thuê một cách hợp lý phù hợp với nơi làm việc, hạn chế
tối đa việc đi lại đan xen của người dân, từ đó mà giảm mật độ giao thông.
Giáo dục người dân nên bỏ tập tục cũ “an cư thì mới lập nghiệp” ở các
thành phố và khu công nghiệp. Phát triển mạnh kinh tế điạ phương, khuyến
khích con em sau khi ra trường về địa phương làm việc.
Phát triển mạng lưới phương tiện giao thông công cộng, nghiên cứu và
xây dựng các tuyến đường chuyên dùng nội thị như tuyến tàu điện ngầm,
tàu điện…. Nghiên cứu các mẫu cầu vượt đơn giản loại bêtông, loại bằng

kết cấu khung thép gọn nhẹ ít tốn kém, thời gian thi công nhanh ở các nút
quan trọng.
KẾT LUẬN
Vi phạm pháp luật trong giao thông đường bộ đang là một “vấn nạn”
của đất nước ta hiện nay. Để giải quyết được “vấn nạn” này đòi hỏi cần
phải có một chính sách cụ thể, phù hợp và lâu dài; đồng thời ý thức của
người dân đối với văn hóa giao thông cần được quan tâm. Mong rằng Nhà
nước, Chính phủ và các ban ngành… sớm tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm
giảm thiểu mất trật tự an toàn giao thông đang cướp đi nhiều sinh mạng
nhân dân ta.
MỤC LỤC

Trang
MỞ
ĐẦU…………………………………………………………………….1
NỘI
DUNG………………………………………………………………… 2
1-Cơ sở lí luận:
……………………………………………………………….2
1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật…………………………………………
2
1.2 Vi phạm pháp luật trong giao thông đường
bộ……………………….2
2- Hiện trạng và nguyên nhân:
……………………………………………….2
2.1 Hiện
trạng…………………………………………………………….2
2.2 Nguyên nhân…………………………………………………………
5
3- Giải pháp phòng chống vi phạm luật giao thông đường bộ ở Việt

Nam….6
KẾT
LUẬN………………………………………………………………… 7
4- Danh mục tài liệu tham
khảo………………………………………………8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình Lí Luận Nhà Nước Và Pháp Luật, Trường Đại học Luật
Hà Nội – Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội – 2010
2- Trang web mạng Iternet: Http://www.chinhphu.vn
Http://niemtin.free.fr

×