Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

đề tài thị trường lâm sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.43 KB, 21 trang )

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM
Đề tài: Tình hình thị trường lâm sản Việt Nam trong những năm
gần đây.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.1.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN VIỆT NAM
II.1.1.Khái niệm lâm nghiệp
II.1.2. Khái niệm thị trường lâm sản
II.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT
NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
II.2.1. THỊ TRƯỜNG CHÍNH NGẠCH
II.2.1.1.Thị trường nguyên liệu đầu vào của ngành lâm nghiệp
II.2.1.1.1. Nguồn khai thác trong nước
II.2.1.1.2. Nguồn nhập khẩu
II.2.1.2. Thị trường xuất khẩu
II.2.1.3. Phân tích tình hình XKLS tại Việt Nam từ năm 2006-
2008
II.2.1.3.1. Năm 2006
II.2.1.3.2. Năm 2007
II.2.1.3.3. Năm 2008
II.2.1.3.4. Năm 2009
II.2.1.4. Một số hoạt động xúc tiến thương mại về đồ gỗ và sản phẩm
gỗ
II.2.2. THỊ TRƯỜNG PHI CHÍNH NGẠCH
II.2.2.1. Lâm sản bị tịch thu tính từ đầu năm đến tháng 12 năm 2007
II.2.2.2. Lâm sản bị tịch thu tính từ đầu năm đến tháng 12 năm 2008
II.2.2.3. Lâm sản bị tịch thu tính từ đầu năm đến tháng 12 năm 2009
II.3. GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN
II.3.1. Giải pháp về chính sách
II.3.2. Giải pháp về quản lý, bảo vệ


II.3.3. Giải pháp về kỹ thuật
II.3.4. Các giải pháp về kinh tế
II.3.5. Giải pháp về môi trường
III.KẾT LUẬN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Việt Nam được đánh giá là một đất nước trẻ. Kinh tế Việt Nam đang trên đà
tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng... Một bộ phận của nền kinh tế, kinh tế lâm nghiệp cũng đang cũng đang
vươn mình lớn lên hoà chung với sự phát triển của đất nước. Lâm nghiệp là một
ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm lâm nghiệp có tác dụng nhiều mặt
trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Trong Luật bảo vệ và phát
triển rừng có ghi “Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo
là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh
tế quốc dân, gắn liền đời sống của nhân dân với sự sống còn của các dân tộc”.
Trong vòng 6 năm (từ năm 2003 đến năm 2008), lâm nghiệp ở Việt Nam tăng
trưởng với tốc độ bình quân 30%/năm và sản xuất lượng sản phẩm chất lượng
cao cho xuất khẩu. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng rất cao sau khi Việt Nam thực
hiện chính sách mở cửa để trở thành thành viên đầy đủ của WTO. Hiện nay, các
cơ hội để sản phẩm lâm sản của Việt Nam bước vào thị trường toàn cầu đang
rộng mở, tuy nhiên, ngành cũng đối mặt với rất nhiều thách thức từ thị trường
nội địa và quốc tế. Mặc dù thị trường lâm sản hoạt động sôi động song vẫn còn
nhiều thách thức và khó khăn nên đòi hỏi cần có sự đánh giá đầy đủ nhằm duy
trì mức tăng trưởng của ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Tìm hiểu thực trạng của thị trường lâm sản Việt Nam trong 5 năm 2003 -2008 sẽ
giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình phát triến kinh tế lâm nghiệp Việt
Nam, giúp ta chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, cơ hội, thách
thức của thị trường này. Từ đó đề ra những giải pháp để xây dựng một thị
trường lâm sản linh hoạt, vững mạnh. Đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế,
góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội trong thời kì CNH-HĐH đất

nước.
2
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.1.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN VIỆT
NAM
II.1.1.Khái niệm lâm nghiệp
Có nhiều khái niệm khác nhau về lâm nghiệp, hiểu khái quát nhất thì lâm nghiệp
là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây
dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và
phát huy chức năng phòng hộ, của rừng.
II.1.2. Khái niệm thị trường lâm sản
Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm thị trường. Ta có thể
gặp một số khái niệm phổ biến sau:
Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua
tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
Thị trường là một khuôn khổ vô hình trong đó người này tiếp xúc với người kia
để trao đổi một thứ gì đó, họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
Thuật ngữ thị trường lâm sản, hiểu một cách chung nhất, là nơi gặp gỡ giữa
cung và cầu lâm sản ở một thời điểm nhất định. Hay nói một cách khác, thị
trường lâm sản là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao đổi
hàng hoá lâm sản. Như vậy, bản chất thị trường lâm sản chính là sự chuyển giao
quyền sở hữu lâm sản từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất
định do họ thoả thuận định ra
II.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ LÂM SẢN
VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Dựa và sự hoạt động hợp pháp hay bất hợp pháp của hoạt động thị trường mà
chúng ta chia thị trường lâm sản thành thị trường chính ngạch(hoạt động hợp
pháp theo luật pháp của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và thị
trường phi chính ngạch(hoạt động bất hợp pháp không theo luật pháp của Nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như khai thác, săn bắn, buôn bán trộm)

II.2.1. THỊ TRƯỜNG CHÍNH NGẠCH
Chế biến gỗ và lâm sản là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh
nhất trong những năm gần đây, vươn lên trở thành một trong 10 mặt hàng có
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, và là một trong những nước đứng đầu về
3
xuất khẩu gỗ và lâm sản trong khu vực. Hiện nay, ước tính cả nước có khoảng
gần 2000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất và chế biến gỗ, trong đó có khoảng 450 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu
đồ gỗ (120 doanh nghiệp chuyên các sản phẩm ngoài trời và 330 doanh nghiệp
chuyên đồ nội thất xuất khẩu). Năng lực sản xuất chế biến gỗ của các doanh
nghiệp trong cả nước tăng lên nhanh chóng, từ 2,5 triệu m
3
năm 2003 lên 2,8
triệu m
3
năm 2004.
II.2.1.1.Thị trường nguyên liệu đầu vào của ngành lâm nghiệp
II.2.1.1.1. Nguồn khai thác trong nước
Nguyên liệu cho sản xuất và chế biến gỗ có từ hai nguồn chính: khai thác
trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Trước đây, nguồn gỗ để khai thác dựa
chủ yếu vào rừng tự nhiên, nhưng những năm gần đây đã chuyển sang nguồn gỗ
nguyên liệu nhập khẩu và khai thác từ rừng trồng. Hiện nay, diện tích có rừng
của Việt Nam là khoảng 12,3 triệu ha (2004) với trữ lượng gỗ khoảng 750 triệu
m
3
, trong đó 10,1 triệu ha là rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng (xem bảng 1.1).
Để bảo vệ môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Chính phủ giới
hạn khai thác gỗ từ rừng tự nhiên khoảng 300.000m

3
mỗi năm trong giai đoạn
2000 – 2010, chủ yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất và xây dựng trong nước
(250.000 m
3
) và sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu 50.000 m
3
. Tuy nhiên, tình trạng
khai thác gỗ trái phép trong các khu rừng tự nhiên là rất phổ biến, hiện đã vượt
quá tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng, nên số lượng gỗ thực tế khai thác
được từ rừng tự nhiên hàng năm lên tới 550.000 – 600.000 m
3
.
Bảng 1.1. Diện tích rừng Việt Nam (2002 – 2004)
Đơn vị
tính:
Diện tích tự
nhiên
Diện tích
có rừng
Trong đó Độ che phủ rừng (%)
Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng
2002 32.928.8 11.784,6 9.865,0 1.919,6 35,8
2003 32.928.8 12.094,5 10.004,7 2.089,8 36,1
2004 32.928.8 12.306,9 10.088,3 2.218,6 36,7
Bảng 1.1 cho thấy diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của Việt Nam tăng đều
qua các năm. Tuy nhiên, gỗ khai thác được từ rừng trong nước thường có chất

lượng không cao, không đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất chế biến đồ gỗ xuất khẩu.
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có khu rừng nào được cấp chứng chỉ rừng. Diện tích
rừng trồng tăng nhanh nhưng cho chất lượng gỗ không cao do chủ yếu là những
4
loại gỗ ngắn ngày, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Hơn 80% gỗ khai thác từ các
rừng trồng được sử dụng làm nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp giấy. Chỉ
khoảng 300.000 – 400.000 m
3
gỗ khai thác từ các khu rừng trồng có chất lượng
tốt (chủ yếu là cây cao su, thông và keo) là được sử dụng trong lĩnh vực chế biến
đồ gỗ nội thất và mỹ nghệ.
Nhằm chủ động nguồn nguyên liệu gỗ, hiện nay Việt Nam cũng đang tích cực
xây dựng các nhà máy sản xuất ván gỗ nhân tạo với những nhà máy chủ yếu
sau: nhà máy ván sợi MDF Gia Lai công suất 54.000m
3
sản phẩm/năm, nhà máy
MDF Sơn La với công suất 15.000 m
3
sản phẩm/năm, nhà máy MDF Bình
Thuận với công suất 10.000 m
3
sản phẩm/năm, các nhà máy ván dăm Thái
Nguyên có công suất 16.500 m
3
sản phẩm/năm, Thái Hòa (Nghệ An) 15.000m
3
và Hoành Bồ (Quảng Ninh) 3.000m
3
/năm.
II.2.1.1.2. Nguồn nhập khẩu

Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong khi nguồn nguyên
liệu gỗ trong nước thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng, hàng năm các doanh
nghiệp gỗ Việt Nam nhập khẩu từ 250.000 – 300.000m
3
gỗ nguyên liệu từ nước
ngoài. Lượng gỗ nhập khẩu từ nước ngoài tăng đều qua các năm, từ 161 triệu
USD năm 2001 lên đến 651 triệu USD năm 2005. Tổng kim ngạch gỗ nhập khẩu
vào Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005 là 1.770 triệu USD, với tốc độ tăng
bình quân hàng năm là 33,8%. (xem bảng 1.2).
Bảng 1.2. Kim ngạch gỗ nhập khẩu (2001 – 2005).
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Kim ngạch 161 179 240 539 651
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thương mại Việt Nam 2005, Tài liệu phục vụ Hội
nghị thương mại toàn quốc tháng 3 - 2006, Bộ Thương mại )
Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ hai nhóm thị
trường cơ bản:
- Từ các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Căm-Pu-Chia,
Malaysia, Indonesia… Việc nhập khẩu gỗ từ các thị trường này có thuận lợi lớn
là khoảng cách về địa lý không lớn nên chi phí vận chuyển thấp. Hơn nữa, rừng
ở các nước này chủ yếu là rừng tự nhiên, có điều kiện tự nhiên tương đồng với
Việt Nam nên chủng loại gỗ rừng tương đối giống với Việt Nam, các doanh
nghiệp không cần quá tốn công để tìm hiểu về đặc tính kỹ thuật của gỗ nhập
khẩu. Tuy nhiên, nhập khẩu từ các thị trường này cũng có nhiều rủi ro. Chính
sách quản lý khai thác gỗ rừng ở các nước này thường xuyên thay đổi. Thêm
5
vào đó, về dài hạn, đây không phải là thị trường ổn định cho các doanh nghiệp
nhập khẩu gỗ Việt Nam do các nước này ngày càng hạn chế việc khai thác gỗ
nguyên liệu xuất khẩu bởi tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và sự khuyến cáo
của các tổ chức quốc tế. Mặt khác, ở các nước này trong khi để xâm nhập vào

các thị trường nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản
hay EU thì các doanh nghiệp Việt Nam phải có chứng chỉ rừng. Hiện ở khu vực
Đông Nam Á chỉ có Malaysia là nước làm tốt công tác quản lý rừng thông qua
hệ thống chứng chỉ rừng.
- Từ các nước có khoảng cách xa về địa lý nhưng có ngành công nghiệp gỗ phát
triển như New Zealand, Australia, Nam Phi, Canada và các nước thuộc bán đảo
Scandinavia như Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan… Nhập khẩu gỗ nguyên liệu
từ các thị trường này có chi phí vận chuyển lớn, nên thường làm cho giá thành
gỗ nguyên liệu cao. Tuy nhiên, đây là những thị trường có ngành công nghiệp
gỗ rất phát triển, sản lượng gỗ cung cấp lớn và ổn định với chất lượng tốt và các
khu rừng được cấp chứng chỉ. Hiện nay, xu thế phổ biến trên thế giới là quản lý
rừng thương mại bền vững thông qua nhiều biện pháp trong đó biện pháp hữu
hiệu và phổ biến nhất là quản lý bằng hệ thống chứng chỉ cấp cho rừng trồng.
Các loại chứng chỉ rừng phổ biến hiện nay là hệ thống FSC (Forest Stewardship
Council), hệ thống ISO 14001, hệ thống sáng kiến rừng bền vững Mỹ (the
American Sustainable Forestry Initiative), hệ thống của Hội đồng chứng nhận
rừng châu Âu Pan PEFC (Pan European Forest Certification Council), trong đó
phổ biến nhất là hệ thống FSC với tiêu chí quản lý tài nguyên rừng bền vững,
hướng tới lợi ích lâu dài về kinh tế, xã hội và môi trường cho các thế hệ tương
lai. Các doanh nghiệp Việt Nam nên hướng tới lựa chọn nhập khẩu gỗ nguyên
liệu từ các thị trường được cấp chứng chỉ rừng, đặc biệt là chứng chỉ FSC.
II.2.1.2. Thị trường xuất khẩu
Khái niệm xuất khẩu lâm sản
Hiểu chung nhất, xuất khẩu lâm sản là các hoạt động trong thị trường lâm sản
nhằm di chuyển một lượng hàng hoá (lâm sản) và các dịch vụ đi kèm từ trong
nước ra nước ngoài để thu về lơị nhuận.
Thị trường gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể
trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng qua các năm
(xem Bảng 1.3). Hiện nay gỗ và lâm sản đã trở thành một trong 10 mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ trong giai đoạn

2001 – 2005 là 4.039 triệu USD, với tốc độ tăng trung bình tương đối cao và ổn
định là 39,7%/năm.
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu gỗ (2001 – 2005)
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
6
Kim ngạch 335 435 567 1139 1563
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thương mại Việt Nam 2005, tài liệu phục vụ Hội nghị
thương mại toàn quốc tháng 3 -2006, Bộ Thương mại )
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam được chia thành 5
nhóm chính:
- Nhóm 1: sản phẩm gỗ thô (gỗ tròn, gỗ xẻ…)
- Nhóm 2: dăm gỗ, bột gỗ chủ yếu làm từ gỗ rừng trồng như gỗ keo, gỗ bạch
đàn…
- Nhóm 3: sản phẩm đồ gỗ ngoài trời như bàn ghế vườn, ghế băng, ghế xích đu
làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với các nguyên liệu khác như nhựa, kim
loại, đá…
- Nhóm 4: sản phẩm đồ gỗ trong nhà như bàn ghế, giường, tủ, giá sách, ván
sàn…
- Nhóm 5: sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ được làm chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên áp
dụng các công nghệ truyền thống như chạm, khắc, khảm…
Hiện nay, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở khoảng 120 nước trên
thế giới. Đồ gỗ Việt Nam được xuất khẩu thông qua hai hình thức chủ yếu là:
(1) Gia công xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu Đài Loan, Singapore, Hàn
Quốc… để các nước này tiếp tục xuất khẩu sang các nước thứ ba dưới nhãn hiệu
của họ. Đây là hình thức xuất khẩu chủ yếu trong những năm trước đây khi các
doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong công nghệ chế biến,
thiết kế mẫu mã cũng như năng lực tìm kiếm thị trường và khách hàng còn hạn
chế. Hiện nay, hình thức xuất khẩu này đang dần được thu hẹp, nhường chỗ cho
hình thức xuất khẩu trực tiếp.

(2) Xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, EU, Nga… với
nhãn hiệu của chính các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường gỗ
thế giới, Việt Nam.
II.2.1.3. Phân tích tình hình xuất khẩu lâm sản tại Việt Nam từ
năm 2006- 2009
Trong những năm gần đây, sản phẩm gỗ đã trở thành một trong 5 mặt hàng xuất
khẩu lớn của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của VN liên tục tăng cao từ
năm 2000 đến nay. Năm 2007, đồ gỗ đứng thứ 5 trong số các mặt hàng xuất
khẩu lớn nhất. Tuy nhiên việc tiêu thụ nội địa các sản phẩm gỗ lại chưa được
quan tâm đầy đủ. Sau khi Việt Nam là thành viên của WTO, sản phẩm gỗ của
các nước thành viên sẽ tràn vào Việt Nam và được phép kinh doanh một cách
bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Đây chính là một khó khăn rất lớn
mà các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang phải đối mặt.
II.2.1.3.1. Năm 2006
7
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ (chủ yếu là mây, tre, cói, thảm…)
đạt 1,7 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái. xuất khẩu sản
phẩm gỗ vào thị trường EU ước đạt 521,9 triệu USD.Với sự chuẩn bị ra
nhập WTO, thị trường lâm sản Việt Nam sẽ phải đứng trước nhiều thách
thức mới.
II.2.1.3.2. Năm 2007
Sau khi chính thúc ra ra nhập WTO, chịu nhiều áp lực về thuế, giá, chính sách,
cạnh tranh trên thị trường... Kim ngạch xuất khẩu có phần giảm dần, song vẫn
đạt được kết quả nhất định. Tháng 12/07, kim ngạch xuất khẩu lâm sản cả nước
đạt 261,22 triệu USD, tăng 19,8% so với tháng 11/07 và tăng 45,1% so với
tháng 12/06. Tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản cả năm 2007 đạt 2,37 tỷ USD,
tăng 22,8% so với năm 2006. Cả năm 2007, sản phẩm lâm sản của Việt Nam đã
xuất khẩu được sang 94 thị trường trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm
của ta sang một số thị trường đã có sự tăng trưởng cao như Mỹ, Anh, Đức,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Canada, Áo, Nga…

Xuất khẩu lâm gỗ và sản phẩm gỗ 2007 s0 với 2006
Thị trường
xuất khẩu
gỗ, sản phẩm
gỗ thángThị
trường
Trị giá
(USD)
12T/07
S0 12T/06
(%)
Mỹ 89.139.517 944.287.533 27,42
Nhật Bản 23.165.217 300.600.797 6,70
Anh 22.203.314 196.187.260 44,81
Đức 19.247.994 96.602.418 38,57
Pháp 16.615.283 91.620.005 10,12
Trung Quốc 13.510.122 168.537.081 78,57
Hà Lan 9.801.037 50.086.217 9,20
Hàn Quốc 8.153.963 83.771.180 27,85
Italy 6.506.991 33.041.336 42,34
Australia 6.011.745 59.909.463 10,65
Tây Ban Nha 5.909.828 34.402.399 23,44
Canada 5.296.827 47.282.187 41,38
Bỉ 4.744.611 35.900.751 24,35
Đài Loan 3.937.490 45.414.715 -9,38
Thuỵ Điển 3.333.918 18.671.535 -0,26
Đan Mạch 2.602.850 18.458.726 -4,91
Phần Lan 2.476.805 14.043.687 28,01
8

×