Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

GA Khoa- Sử- Địa Tuần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.34 KB, 16 trang )

Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
TUẦN 1
Ngày soạn: 12/08/2011
Ngày giảng: 15/08/2011 (5A,5B) ; 16/08/2011(5C)
Khoa học
TIẾT 1 : SỰ SINH SẢN
I. MỤC TIÊU:
+ Kiến thức: Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
+ Kĩ năng : Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với
bố, mẹ của mình.
+ Thái độ : Thấy được tầm quan trọng của việc duy trì nòi giống.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
- Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét
bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau.
III. CHUẨN BỊ :
+ GV : - Các hình minh hoạ trong sách giáo khoa.
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ Bé là con ai”.
+ HS: SGK, VBT.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1′)
5A : 34 vắng : ………
5B : 30 vắng : ………
5C : 26 vắng : ………
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3′)
- GV kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: (30′)
* Giới thiệu bài: Ở lớp 4, các em đã được học môn khoa học. Lớp 5 các em tiếp tục tìm
hiểu những điều mới về môn khoa học. Ở bất kì một lĩnh vực khoa học nào, con người
và sức khỏe luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Bài học đầu tiên mà chúng ta tìm hiểu là :
“ Sự sinh sản”, qua bài học này sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa của sự sinh sản đối với loài
người.


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
*Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai”.
(10′)
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi.
+ Mỗi HS được phát 1 phiếu, nếu ai nhận
được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm
bố hoặc mẹ của em bé đó. Ngược lại.
+ Ai tìm được hình trước thời gian quy
định là thắng, ngược lại, ai hết thời gian
vẫn chưa tìm được là thua.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
1
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát đồ dùng.
- Gọi đại diện các nhóm dán phiếu lên
bảng. GV cùng HS cả lớp quan sát.
- Y/c đại diện 2 nhóm khác lên kiểm tra
và hỏi bạn:
+ Tại sao bạn cho rằng đây là hai bố con
(mẹ con) ?
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã tìm
đúng bố mẹ cho em bé.
- GV hỏi để tổng kết trò chơi:
+ Nhờ đâu các em tìm bố mẹ cho từng
bé?
+ Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ
em và bố mẹ của chúng?
 KL: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra,
nhìn đặc điểm bên ngoài có thể nhận ra

bố mẹ của em bé.
* Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự sinh sản
ở người. (10′)
- Y/c HS quan sát hình minh hoạ trang 4,
5 SGK và hoạt động theo cặp.
- Treo tranh minh hoạ ( không có lời của
nhân vật ) y/c HS lên giới thiệu các
thành viên trong gia đình bạn Liên.
+ Lúc đầu, gia đình bạn Liên có mấy
người ? Đó là những ai?
+ Hiện nay, gia đình bạn Liên có mấy
người ? Đó là những ai?
+ Sắp tới nhà bạn Liên sẽ có mấy
người ? Tại sao em biết ?
+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ?
- Nhận đồ dùng và hoạt động theo nhóm.
HS thảo luận và làm việc theo y/c của GV
đưa ra.
- Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng.
- Đại diện các nhóm khác kiểm tra và hỏi:
- HS trả lời theo nội dung phiếu của mình.
HS cả lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung.
- Em bé có đặc điểm giống bố mẹ của
mình
- Trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và chúng có
những đặc điểm giống bố mẹ của mình.
- HS lắng nghe.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh
và thảo luận theo y/c của GV đưa ra.
- HS1 đọc từng câu hỏi về nội dung tranh

cho HS 2 trả lời.
- 2 HS cùng cặp nối tiếp nhau giới thiệu.
- Lúc đầu, gia đình bạn Liên có 2 người.
Đó là bố và mẹ bạn Liên.
- Hiện nay, gia đình bạn Liên có mấy
người 3 Đó là bố , mẹ và bạn Liên.
- Sắp tới nhà bạn Liên sẽ có 4 người, Vì
mẹ bạn Liên đang mang thai và sắp sinh
em bé.
- 2 thế hệ: Bố mẹ Liên và Liên
2
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi
gia đình?
 KL: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ
trong một gia đình, mỗi dòng họ được
duy trì, kế tiếp nhau.
*Hoạt đông 3: Liên hệ thực tế: Gia
đình của em.(10′)
- Y/c HS vẽ tranh về gia đình mình.
- Hướng dẫn, gợi ý thêm.
- Y/c HS lên giới thiệu gia đình mình
qua tranh.
- Nhận xét, khen những HS có tranh vẽ
đẹp, và có lời giới thiệu hay.
- GV đặt câu hỏi thêm :
+ Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu con
người không có khả năng sinh sản?
- GV tóm nội dung bài, rút ra bài học và
y/c HS đọc mục bạn cần biết.

- Nhờ có sự sinh sản.
- HS lắng nghe.
- Vẽ hình vào giấy A
4
- 3 - 5 HS dán và giới thiệu. HS cả lớp
lắng nghe bổ sung và nhận xét.
- Loài người sẽ diệt vong….
- 2 HS đọc mục bạn cần biết-SGK/5.
4. Củng cố kiến thức: (3′)
+ Tại sao chúng ta nhận ra được các em bé và bố mẹ của các em? ( Vì trẻ em đều do bố
mẹ sinh ra, có đặc điểm giống với bố mẹ của mình )
+ Nhờ đâu mà các thế hệ trong một gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau? ( Nhờ có sự
sinh sản mà các thế hệ trong một gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau )
- Nhận xét tiết học.
5. Chuẩn bị bài sau: (1′)
- Học bài và chuẩn bị bài: “ Nam hay nữ ( tiếp )”.
- Làm các bài tập trong VBT.
V. RÚT KINH NGHIỆM:


3
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
Ngày soạn: 12/08/2011
Ngày giảng: 16/08/2011 (5A) ; 17/08/2011 (5B, 5C)
Đạo đức
TIẾT 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
I. MỤC TIÊU:
+ Kiến thức : Nhận thức được vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
+ Kỹ năng : Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
+ Thái độ : Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là

HS lớp 5.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
- Kĩ năng tự nhận thức ( tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5 ).
- Kĩ năng xác định được giá trị ( xác định được giá trị của HS lớp 5).
- Kĩ năng ra quyết định ( biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để
xứng đáng là học sinh lớp 5 ).
III. CHUẨN BỊ :
+ GV : - Các bài hát về chủ đề Trường em.
- Giấy trắng, bút màu.
+ HS: - SGK, VBT.
- Sưu tầm 1 số mẩu chuyện về những tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1′)
5A: 34 vắng : ………
5B : 30 vắng : ………
5C : 26 vắng : ………
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3′)
- GV kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: (30′)
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu chung nội dung Đạo đức lớp 5.
4
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Khởi động: Y/c HS hát tập thể bài : “
Em yêu trường em”.
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo
luận. ( 8′)
- Y/c HS quan sát từng tranh ảnh trong
SGK trang 3 - 4 và thảo luận cả lớp theo
câu hỏi sau:

+ Tranh vẽ gì?
+ Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên?
+ Học sinh lớp 5 có gì khác với học sinh
khối lớp khác?
+ Theo em chúng ta cần là gì để xứng
đáng là học sinh lớp 5?
 KL: Năm nay các em lên lớp 5. Lớp 5
là lớp lớn nhất trường. Vì vậy HS lớp 5
cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho
các em khối khác học tập và noi theo.
*Hoạt động 2: Làm bài tập 1- SGK/4.
( 5′)
- GV nêu y/c bài tập 1, yêu cầu học sinh
thảo luận bài tập theo cặp.
- Gọi vài nhóm lên trình bày.
- Nhận xét và kết luận.
- Cả lớp hát.
- HS quan sát từng tranh ảnh trong SGK
trang 3 - 4 và thảo luận để trả lời câu hỏi.
- HS trả lời với từng tranh.
 Tranh 1: Hoc sinh lớp 5 trường TH
Hoàng Diệu (Hà Nội) đón các em HS lớp
1 trong ngày khai giảng.
 Tranh 2: Cô giáo chúc mừng các bạn
HS là HS lớp 5.
 Tranh 3:1 bạn HS lớp 5 học hành
chăm chỉ nên được bố khen.
- HS nói cảm nghĩ của mình.
- Là học sinh lớn nhất trường, phải
gương mẫu cho các em dưới noi theo.

- Chăm học, tự giác trong công việc hằng
ngày và trong học tập.
- HS lắng nghe.
- Trao đổi theo cặp.
- 3 nhóm trình bày. HS cả lớp theo dõi,
bổ sung và nhận xét.
 Theo em HS lớp 4 cần phải có những
hành động, việc làm nào dưới đây:
a) Thực hiện tốt 5 Năm điều Bác Hồ
dạy thiếu niên, nhi đồng.
b) Thực hiện đúng nội quy của trường,
của lớp.
c) Tích cực tham gia các hoạt động
tập thể, hoạt động xã hội do lớp
trường, địa phương tổ chức.
d) Nhường nhịn, giúp đỡ các em học
5
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
4. Củng cố kiến thức: (3′)
+ Theo bạn học sinh lớp 5 cần phải làm gì? ( chăm học, gương mẫu, ….)
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp 5? ( vui và tự hào ….)
- Nhận xét tiết học.
5. Chuẩn bị bài sau: (1′)
- Học bài và chuẩn bị:
+ Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này.
+ Sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề
Trường em.
- Làm các bài tập trong VBT.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: 13/08/2011
Ngày giảng: 16/08/2011 (5A,5B) ; 18/08/2011(5C)
Địa lí
TIẾT 1 : VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. MỤC TIÊU:
+ Kiến thức: Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lý nước ta trên bản đồ ( lược
đồ ) và trên quả Địa cầu. Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí
của nước ta đem lại .
+ Kĩ năng : - Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam
- Nêu được những thuận lợi do vị trí đem lại cho nước ta
- Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo cảu nước ta trên bản đồ
+ Thái độ : Thấy được tầm quan trọng của vị trí nước Việt Nam ta trên thế giới.
II. CHUẨN BỊ :
+ GV : - Bản đồ địa lí tự nhiên Viết Nam, Phiếu thảo luận.
- Quả địa cầu, các hình minh hoạ trong SGK, 2 lược đồ trống và các tấm thẻ.
+ HS: SGK, VBT.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1′)
5A : 34 vắng : ………
5B : 30 vắng : ………
5C : 26 vắng : ………
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3′)
- GV kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: (30′)
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu chung nội dung Địa lí lớp 5.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
6
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
* Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn
của nước ta. (15′)

+ Nước ta nằm trong khu vực nào của thế
giới?
- Gọi HS lên chỉ vị trí của VN trên quả địa
cầu.
- Y/c HS hoạt động theo cặp, quan sát lược
đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á:
+ Chỉ phần đất liền của nước ta?
+ Nêu tên các nước giáp phần đất liền của
nước ta?
+ Cho biết biển bao bọc phía nào của nước
ta? Tên biển là gì?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước
ta?
- GV treo lược đồ, gọi HS lên chỉ và trình
bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét bổ sung.
+ Vậy đất nước ta gồm những bộ phận nào?
+ Vì sao nói Việt Nam có nhiều thuận lợi
cho việc giao lưu với các nước trên thế giới
bằng đường bộ, đường biển, đường hàng
không ?
 KL: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông
- Việt Nam nằm trên bán đảo Đông
Dương thuộc Châu Á, nằm trong khu
vực Đông Nam Á
- 2 HS lên chỉ.
- HS hoạt động theo cặp theo y/c của
GV.
- Chỉ theo đường biên giới của nước ta.
- 3 nước:Trung Quốc, Lào, Campuchia.

- Chỉ vào phần biển của nước ta: Biển
Đông bao bọc các phía đông, nam, tây
nam của nước ta.
- Chỉ và nêu tên: Cát Bà, Bạch Long
Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc,… Quần đảo :
Hoàng Sa, Trường Sa.
- 3 HS trình bày. HS cả lớp theo dõi,
nhận xét, bổ sung.
- Gồm: Đất liền, biển, đảo và quần đảo.
Vì:
- Phần đất liền giáp Trung Quốc, Lào,
Campuchia ta mở đường bộ giao lưu
với các nước này, đi qua các nước này
để giao lưu với các nước khác.
- Việt Nam giáp biển, có đường bờ biển
dài, giao lưu với các nước bắng đường
biển.
- Vị trí địa lí của Việt Nam có thể thiết
lập đường đến nhiều nơi trên thế giới
để du lịch, giao lưu, buôn bán trao đổi
hàng hóa.
7
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
Dương thuộc Châu Á, nằm trong khu vực
Đông Nam Á. Biển Đông bao bọc các phía
đông, nam, tây nam của nước ta. Đất nước
ta vừa có đất liền, biển, đảo và quần đảo.
* Hoạt động 2: Hình dạng và diện tích.
(15′)
- GV chia nhóm 4, phát phiếu thảo luận.

- HS lắng nghe.
PHIẾU THẢO LUẬN
Nhóm: …………
1. Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì?
a, Hẹp ngang. 
b, Rộng hình tam giác
c, Chạy dài theo chiều Bắc - Nam. 
d, Có đường biển như hình chữ S. 
2. Điền chữ hoặc số vào chỗ chấm trong các câu sau:
a, Từ bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài 1650 km.
b, Từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất của nước ta ở Đồng Hới chưa đầy 50 km.
c, Diện tích lãnh thổ nước Việt Nam rộng khoảng 330 000km.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét, bổ sung.
+ Qua phần thảo luận nêu đặc điểm phần
đất liền của nước ta ?
+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ?
+ Diện tích nước ta là bao nhiêu kilômét
vuông?
- Y/c HS quan sát vào bảng số liệu trong
SGK/68, hãy cho biết:

+ Những nước có diện tích lớn hơn và nhỏ
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Phần đất liền nước ta hẹp ngang, chạy
dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ
biển cong hình chữ S. Từ bắc vào Nam
theo đường thẳng, phần đất liền nước ta
dài 1650 km. Nơi hẹp nhất của nước ta ở

Đồng Hới ( Quảng Bình) chưa đầy 50
km.
- Vùng biển nước ta có diện tích rộng
hơn phần đất liền nhiều lần.
- … 330.000 km
2
- HS quan sát bảng số liệu.
- Nước có S lớn hơn: Trung Quốc, Nhật
8
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
hơn Việt Nam?
 KL: Phần đất liền nước ta hẹp ngang,
chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường
bờ biển cong hình chữ S. Từ bắc vào Nam
theo đường thẳng, phần đất liền nước ta
dài 1650 km. Nơi hẹp nhất của nước ta ở
Đồng Hới ( Quảng Bình) chưa đầy 50 km.
Diện tích nước ta là 330.000 km
2
. Vùng
biển nước ta có diện tích rộng hơn phần
đất liền nhiều lần.
Bản.
- Nước có S nhỏ hơn: Lào, Campuchia.
- HS lắng nghe.
4. Củng cố kiến thức: (3′)
+ Qua bài học hôm nay cho con biết thêm điều gì về đất nước ta ? ( Biết vị trí địa lí,
giới hạn, hình dạng và diện tích của nước ta )
- Nhận xét tiết học.
5. Chuẩn bị bài sau: (1′)

- Học bài và chuẩn bị bài: “ Địa hình và khoáng sản ”.
- Làm các bài tập trong VBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: 13/08/2011
Ngày giảng: 18/08/2011 (5B) ; 19/08/2011(5C, 5A)
Lịch sử
TIẾT 1 : “ BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI ” TRƯƠNG ĐỊNH
I. MỤC TIÊU:
+ Kiến thức: - Biết được Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của
phong
trào chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kỳ.
- Với lòng yêu nước Trương Định không theo lệnh vua, ở lại cùng nhân dân
chống quân Pháp
+ Kĩ năng : Phân tích tổng hợp.
+ Thái độ : Ghi nhớ công ơn của Đại nguyên soái Trương Định.
II. CHUẨN BỊ :
+ GV : - Chân dung Nguyễn Trường Tộ
- Phiếu học tập cho HS
+ HS: - SGK, VBT.
- HS tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
9
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
1. Ổn định tổ chức lớp: (1′)
5A: 34 vắng : ………
5B : 30 vắng : ………
5C : 26 vắng : ………
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3′)

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh : SGK, VBT.
3. Bài mới: (30′)
* Giới thiệu bài:
- GV nêu khái quát hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Tình hình đất nước sau
khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược.
(10′)
- GV yêu cầu HS đọc thầm phần chữ nhỏ
trong SGK-4 để trả lời các câu hỏi sau:
- GV gọi HS trả lời các câu hỏi.
+ Ngay sau khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta, nhân dân Nam Kì đã làm gì?
+ Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về
Trương Định?

- GV nhận xét, kết luận: Ngay sau khi thực
dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân
Nam Kì đã đứng lên chống Pháp để dành
lại độc lập dân tộc.
* Hoạt động 2: Trương Định cương
quyết cùng nhân dân chống quân xâm
lược. (12′)
- GV chia nhóm 4, y/c HS đọc thông tin
- HS đọc thầm phần chữ nhỏ trong SGK-
4 để trả lời các câu hỏi.
- 2-3 HS trả lời, cả lớp theo dõi nhận xét
và bổ sung ý kiến.
- Ngay sau khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta, nhân dân Nam Kì đã đứng lên

chống Pháp. Tiêu biểu là các cuộc khởi
nghĩa của Trương Định, Hồ Huân
Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy
Dương, Nguyễn Trung Trực… trong đó
lớn nhất là phong trào kháng chiến dưới
sự chỉ huy của Trương Định.
- Trương Định quê ở Bình Sơn ( nay
thuộc huyện Sơn Tịnh) Quảng Ngãi, sau
theo cha lập nghiệp ở Tân An. Trương
Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp
ngay khi chúng vừa tân công Gia Định
(1859).
- HS lắng nghe.
10
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
trong SGK thảo luận để hoàn thành các
câu hỏi sau:
1. Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương
Định làm gì? Theo em lệnh của nhà vua
đúng hay sai? Vì sao?
2. Nhận được lệnh vua Trương Định có
thái độ và suy nghĩ như thế nào?
3. Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì
trước băn khoăn đó của Trương Định?
Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
4. Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng
tin yêu của nhân dân?
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, kết luận: Năm 1862 triều
- Các nhóm thảo luận dựa SGK và trả lời

các câu hỏi.
- Năm 1862, giữa lúc nghĩa quân Trương
Định đang thu được thắng lợi làm cho
thực dân Pháp hoang mang lo sợ thì triều
đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường 3
tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân
Pháp. Vua ban lệnh xuống, buộc Trương
Định phải giải tán nghĩa binh và đi nhận
chức Lãnh binh ở An Giang.
- Lệnh của nhà vua không hợp lí vì lệnh
đó thể hiện sự nhượng bộ của triều đình
với thực dân Pháp…trái với nguyện vọng
của nhân dân.
- Nhận được lệnh vua Trương Định băn
khoăn suy nghĩ rất nhiều: làm quan phải
tuân lệnh vua , nếu không sẽ phải chịu
tội phản nghịch; nhưng dân chúng và
nghĩa quân không muốn giải tán lực
lựợng, một lòng một dạ tiếp tục kháng
chiến. Giữa lệnh vua và ý dân, Trương
Định chưa biết phải làm thế nào cho
phải.
- Chỉ huy nghĩa quân đóng ở Tân An là
Phan Tuấn Phát truyền thư đi khắp nơi
suy tôn Trương Định là chủ soái. Đề xuất
đó được dân chúng và nghĩa quân ủng
hộ; họ làm lễ, tôn Trương Định làm “
Bình Tây Đại nguyên soái . Điều đó đã
cổ vũ, động viên ông quyết tâm đánh
giặc.

- Cảm kích trước niềm tin yêu của nghĩa
quân và dân chúng ông đã phản đối
mệnh lệnh của triều đình quyết tâm ở lại
cùng nhân dân chống giặc.
- Các nhóm trình bày từng câu hỏi.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
11
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường 3
tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân
Pháp. Trương Định quyết tâm chống lệnh
vua để ở lại cùng nhân dân chống giặc
* Hoạt động 3: Lòng biết ơn, tự hào của
nhân dân ta với “ Bình Tây Đại nguyên
soái. (8′)
- GV nêu câu hỏi, gọi học sinh trả lời:
+ Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại
nguyên soái Trương Định?
+ Hãy kể thêm về một vài mẩu truyện về
ông mà em biết?
 KL: Trương Định là một trong những
tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu
tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở
Nam Kì.
- HS lắng nghe.
- Ông là người yêu nước, dũng cảm sẵn
sàng hi sinh bản thân mình cho dân tộc,
cho đất nước. Em vô cùng khâm phục
ông.
- 2 - 3 HS kể.

- HS lắng nghe.
4. Củng cố kiến thức: (3′)
+ Em hãy nêu những băn khoăn suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua ? (
Nhận được lệnh vua Trương Định băn khoăn suy nghĩ rất nhiều: làm quan phải tuân
lệnh vua , nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân
không muốn giải tán lực lựợng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. Giữa lệnh vua và
ý dân, Trương Định chưa biết phải làm thế nào cho phải ).
+ Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định? Việc làm
đó có tác dụng như thế nào? ( Chỉ huy nghĩa quân đóng ở Tân An là Phan Tuấn Phát
truyền thư đi khắp nơi suy tôn Trương Định là chủ soái. Đề xuất đó được dân chúng và
nghĩa quân ủng hộ; họ làm lễ, tôn Trương Định làm “ Bình Tây Đại nguyên soái . Điều
đó đã cổ vũ, động viên ông quyết tâm đánh giặc )
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? ( Cảm kích trước niềm
tin yêu của nghĩa quân và dân chúng ông đã phản đối mệnh lệnh của triều đình quyết
tâm ở lại cùng nhân dân chống giặc )
- Nhận xét tiết học.
5. Chuẩn bị bài sau: (1′)
- Học bài và chuẩn bị bài sau : Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
- Làm các bài tập trong VBT.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
12
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 13/08/2011
Ngày giảng: 16/08/2011 (5B) ; 17/08/2011(5A); 18/08/2011(5C)
Khoa học
TIẾT 2 : NAM HAY NỮ
I. MỤC TIÊU:
+ Kiến thức: Sau bài học, HS biết phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội

giữa nam và nữ.
+ Kĩ năng : Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ .
+ Thái độ : Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn
nam, bạn nữ.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.
- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.
III. CHUẨN BỊ :
+ GV : - Hình 6, 7 SGK và các tấm phiếu có nội dung như trang 8/SGK.
+ HS: SGK, VBT.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1′)
5A: 34 vắng : ………
5B : 30 vắng : ………
5C : 26 vắng : ………
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3′)
+ Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? ( mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra
và đều có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình)
+ Nêu ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ ? ( Nhờ có sự sinh sản mà
các thế hệ trong một gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau )
- GV nhận xét và cho điểm HS.
13
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
3. Bài mới: (30′)
* Giới thiệu bài: Con người có những giới nào? ( Nam và nữ) . Trong bài học hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu những điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
*Hoạt động 1: Sự khác nhau giữa nam và
nữ về đặc điểm sinh học. (15′)

- Gọi học sinh lên bảng dán tranh vẽ ( nội
dung như trong SGK/ 6) đã chuẩn bị ở nhà.
+ Vì sao em vẽ bạn nam khác bạn nữ?
+ Tranh 1 có mấy bạn nam, bạn nữ?
+ Lớp em có bao nhiêu bạn trai, bạn gái?
+ Nêu một vài điểm giống nhau và khác
nhau giữa bạn trai và bạn gái?
- GV nhận xét và kết luận: Nam và nữ có
sự khác biệt về đặc điểm ngoại hình (song
cũng có nhiều nam giới để tóc dài, dịu dàng,
nữ cắt tóc ngắn,…)
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3/SGK-6,
suy nghĩ và trả lời:
+ Khi một em bé sinh ra dựa vào cơ quan
nào của cơ thể để biết là bé trai hay bé gái?
a. Cơ quan tuần hoàn.
b. Cơ quan tiêu hóa.
c. Cơ quan sinh dục.
d. Cơ quan hô hấp.
 KL: Nam nữ khác nhau cơ bản về cấu tạo
và chức năng của cơ quan sinh dục.
*Hoạt động 2: Giới thiệu cơ quan sinh
của nam và nữ. (15′)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2, 3 trong
SGK/7.
- GV giới thiệu tinh trùng và trứng:
+ Tinh trùng do cơ quan sinh dục nam hay
nữ tạo ra?
+ Trứng do cơ quan sinh dục nam hay nữ
- 1 HS dán tranh vẽ, cả lớp quan sát.

- Giữa nam và nữ có nhiều điểm khác
nhau.
- 5 nam, 5 nữ.
- HS trả lời: … nữ, … nam.
- Giống: học, ăn, chơi, có tình cảm….
- Khác: Nam: cắt tóc ngắn, mạnh mẽ…
Nữ: Tóc dài, dịu dàng…
- Học sinh đoc câu hỏi và chọn ý trả
lời:
- Cơ quan sinh dục.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Tinh trùng do cơ quan sinh dục nam
tạo ra.
- Trứng do cơ quan sinh dục nữ tạo ra.
14
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
tạo ra?
GV : Những người nam đến tuổi trưởng
thành, thường có râu, có tinh trùng. Nữ thì
có kinh nguyệt ( tức là có hiện tượng rụng
trứng). Nếu trong thời kì này trứng gặp tinh
trùng thì nữ có thai và sinh con.
+ Hãy nêu một số diểm khác biết về mặt
sinh học giữa nam và nữ?
 KL: Ngoài những đặc điểm chung, giữa
nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự
khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng
của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ bé trai vè
bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại
hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục.

Đến độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới
phát triển và là cho cơ thể nữ và nam có
nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học.
- Gọi 1- 2 HS đọc mục bạn cần biết SGK/7.
- Nam: vỡ tiếng, giọng ồm, có râu,…
- Nữ: tuyến vú phát triển, mặt có trứng
cá, có kinh nguyệt,
- HS lắng nghe.
- 1-2 HS HS đọc mục bạn cần biết trong
SGK/7.
4. Củng cố kiến thức: (3′)
+ Hãy nêu một vài đặc điểm về nam và nữ để thấy rõ sự khác nhau về mặt sinh học?
(- Nam: Vỡ tiếng, giọng ồm, có râu, cơ quan sinh dục nam tao ra tình trùng.
- Nữ: Tuyến vú phát triển, mặt có trứng cá, cơ quan sinh dục tạo ra trướng,có kinh
nguyệt)
- Nhận xét tiết học.
5. Chuẩn bị bài sau: (1′)
- Học bài và chuẩn bị bài sau : Nam hay nữ ( tiếp )
- Làm các bài tập trong VBT.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
KÍ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN






Mông Dương, ngày tháng năm 2011
15

Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân
TỔ TRƯỞNG


Phạm Thị Ngọc Thạch
16

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×