Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

28 Hoàn thiện quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.92 KB, 92 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam chúng ta, chính quyền cấp xã là chính quyền cơ sở nơi trực
tiếp nắm bắt, giải quyết các nguyện vọng của nhân dân, trực tiếp tổ chức và lãnh
đạo nhân dân triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của
Nhà nước vào thực tiễn. Các nội dung công việc của chính quyền cấp xã đòi hỏi
một nguồn lực tài chính đáp ứng rất lớn và có ý nghĩa tiên quyết mà chủ yếu do
ngân sách nhà nước đảm bảo. Chính vì thế việc quản lý ngân sách và tài chính xã
một cách tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch và khoa học càng cần thiết
hơn bao giờ hết.
Luật ngân sách nhà nước ở Việt Nam lần đầu tiên được ban hành vào năm
1996 có hiệu lực năm 1997 và đã được sửa đổi bổ sung vào tháng 5/1998 cho
phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên trước sự phát triển nhanh về kinh tế,
văn hoá trong xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, tại kỳ họp thứ hai của
Quốc Hội khó XI ngày 16/12/2002, Luật NSNN Việt Nam đã được thay đổi và
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2004. Từ khi thực hiện Luật NSNN năm
2002 đến nay đã chứng tỏ được tính khoa học, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn
với vai trò thúc đẩy vỉ mô nền kinh tế.
Từ khi thực hiện Luật ngân sách đến nay Chính phủ và chính quyền địa
phương đã làm nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực
tài chính công, thế nhưng kết quả đạt được chưa cao. Nhiều địa phương đã
không thực hiện tốt những nội dung mà Luật ngân sách quy định, đặc biệt là việc
thời gian lập dự toán, quyết toán và thực hiện việc công khai minh bạch, chính
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
2
xác khách quan trong công tác quản lý điều hành ngân sách. Một trong những
cấp còn tồn tại chủ yếu lại là từ ngân sách cấp cơ sở - Ngân sách xã.
Là ngân sách cấp cơ sở ngoài việc chấp hành theo luật ngân sách Nhà
nước, ngân sách xã còn được hướng dẫn riêng và chịu sự chi phối bởi các nghị


quyết và chính sách của nhà nước cấp Tỉnh. Do vậy, công tác quản lý ngân sách
xã, phường, thị trấn được thực hiện tốt, đặc biệt là tăng cường phân cấp ngân
sách xã, phường, thị trấn theo hướng tự cân đối là góp phần thực hiện thành công
công tác điều hành ngân sách địa phương nói riêng và quản lý nhà nước địa
phương nói chung.
Đối với Quảng Trị, một tỉnh đang còn bị động nguồn lực tài chính từ ngân
sách Trung ương, thì vấn đề giải quyết nguồn lực tài chính cho ngân sách cấp xã
còn đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy với bản thân phát triển nội lực cần
phải có những giải pháp để tăng cường chủ động cho ngân sách cấp cơ sở, khai
thác tốt nguồn thu, tiết kiệm chi đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý Nhà
nước trên địa bàn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ, hàng hoá công
cho người dân. Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 của
tỉnh cũng nêu lên những vấn đề cần tập trung giải quyết:
- Thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính, cả về thể chế, tổ chức bộ
máy, đội ngũ cán bộ công chức và tài chính công. Trước hết là cải cách thủ tục
hành chính phù hợp với mục tiêu, yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi,
công khai minh bạch trong quản lý, điều hành.
- Đẩy mạnh phân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương để
phát huy tính chủ động, năng động sáng tạo và chịu trách nhiệm của từng ngành,
các cấp chính quyền địa phương trong quản lý và điều hành ngân sách, tài chính.
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
3
Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan hành chính, tổ chức sự
nghiệp và khu vực dịch vụ công cộng, đồng thời thực hiện công khai, dân chủ
minh bạch về tài chính ngân sách.
Từ những lý do trên cho nên đề tài “Hoàn thiện quản lý ngân sách xã,
phường, thi trấn theo hướng tự cân đối” ra đời.
2.Mục tiêu của nghiên cứu
Bất kỳ một chính quyền nào, đặc biệt là chính quyền cấp xã thì việc xác

định mục tiêu ưu tiên hàng đầu là tiến tới tự cân đối ngân sách (cân đối toàn
phần hoặc không toàn phần). Điều đó tạo cho chính quyền địa phương cơ bản
hoàn toàn chủ động, nâng cao trách nhiệm trong quản lý thu – chi ngân sách; lập
ngân sách sát với người dân và nhu cầu phát triển của địa phương; tăng cường
tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý ngân sách. Có thể nói ngân
sách xã là một mắt xích quan trọng trong hệ thống các cấp ngân sách của địa
phương, vì thế công tác điều hành ngân sách xã tốt giúp cho công tác điều hành
ngân sách địa phương đó tốt hơn.
Như vậy mục tiêu của nghiên cứu là nhằm xây dựng mô hình quản lý ngân
sách xã, phường, thị trấn mà trong đó chính quyền cấp xã thực sự chủ động về
nguồn lực tài chính, tăng cường sự phối hợp chia sẽ thông tin kinh tế - xã hội
giữa chính quyền cấp xã và người dân. Để dịch vụ, hàng hoá công cung cấp cho
xã hội đạt hiệu quả cao nhất.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu diễn dịch và phân tích thống
kê. Quy trình nghiên cứu theo sơ đồ sau:
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
4
Sơ đồ 1
Quy trình nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Tình hình quản lý và phân cấp ngân sách
Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn tại Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2004 – 2007.
5. Nội dung và kết cấu
Đề tài đưa ra một số vấn đề nhằm tăng cường phân cấp ngân sách xã,
phường, thị trấn để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại
Quảng Trị theo hướng từng bước tự cân đối.
Phương pháp nghiên cứu
khảo sát trên mẫu

- Tình hình quản lý
ngân sách cấp xã.
- Phân cấp ngân sách
cấp xã.
- Mức độ hài lòng của
người dân đối với
chính quyền cấp xã
Tiếp cận với lý
thuyết phân cấp và
quản lý của chính
quyền địa phương
Thu thập
các tài liệu
thứ cấp
Mô hình phân cấp
ngân sách cấp xã
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
5
Kết cấu đề tài gồm 5 phần, gồm:
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan về quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại
tỉnh Quảng Trị.
- Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại
tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối.
- Phần kết luận.
Việc phân định rõ nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp chính
quyền địa phương, tạo chủ động nguồn lực tài chính cho chính quyền địa
phương, nhất là cấp xã là một vấn đề phức tạp. Đồng thời vừa liên quan đến

quyền lợi và trách nhiệm của các cấp Chính quyền trong quản lý kinh tế xã hội
trên địa bàn. Vì vậy luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định
kính mong các thầy, cô đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
6
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ
1.1 – Khái niệm ngân sách Nhà nước cấp xã
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, nó
phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối
sản phẩm xã hội trong điều kiện còn tồn tại quan hệ hàng hoá - tiền tệ và được sử
dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của nhà nước. Điều này có nghĩa
sự ra đời và tồn tại của ngân sách nhà nước gắn liền với sản xuất hàng hoá, với
sự ra đời của nhà nước.
Ở Việt Nam ngân sách xã, phường, thị trấn là một cấp ngân sách nằm
trong hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam. Vì vậy ngân sách xã, phường, thị
trấn là toàn bộ những khoản thu chi của Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn đã
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước cấp xã,
phường, thị trấn.
Như vậy ngân sách xã, phường thị trấn có những đặc trưng của ngân sách
Nhà nước, đó là :
- Thứ nhất: ngân sách là một bảng liệt kê trong đó có dự kiến và cho phép
thực hiện các khoản thu chi bằng tiền của một chủ thể nào đó.
- Thứ hai: ngân sách tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, thường
là một năm.
Đối với ngân sách nhà nước, các biểu hiện của nó rất đa dạng và phong
phú. Chẳng hạn các doanh nghiệp và người dân nộp thuế cho nhà nước góp phần
PDF Create! 4 Trial

www.nuance.com
7
hình thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, đồng thời doanh nghiệp
và người dân được Nhà nước trợ cấp, đầu tư, tài trợ vốn (nếu có), được hưởng
các lợi ích gián tiếp khác (cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực) và
được nhà nước bảo đảm về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và các
phúc lợi công cộng khác. Việc tạo lập và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước phản
ánh luật pháp hoá các hoạt động của nhà nước bởi dự toán thu – chi ngân sách
nhà nước được cấp có thẩm quyền thảo luận, quyết định và phê chuẩn trong
khuôn khổ pháp luật. Bằng quyền lực chính trị và quyền lực chủ sở hữu, qua việc
chủ động tăng hoặc giảm quy mô, điều chỉnh kết cấu, mức độ bội chi và biện
pháp bù đắp bội chi ngân sách mà Nhà nước tác động vào nền kinh tế, thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế. Việc bố trí ngân sách Nhà nước thể hiện rất
rõ nét tính ưu tiên chiến lược để giải quyết nhiều vấn đề kinh tế chính trị do thực
tế đặt ra. Như vậy bản chất của Ngân sách Nhà nước là hệ thống những mối quan
hệ giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử
dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của
Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường thứ nhất ngân sách nhà nước là công cụ huy
động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thứ hai
ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Sự thay đổi trong
chính sách thu chi có thể hướng vào mục tiêu ổn định hay tăng trưởng kinh tế và
giải quyết các vấn đề xã hội.
Trong hệ thống tài chính, ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và tổ
chức các hoạt động của hệ thống tài chính. Đó là vai trò định hướng phát triển
sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội...
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
8
Trong quá trình quản lý ngân sách Nhà nước, vấn đề quan trọng là quản lý

thu, thực hiện nhiệm vụ chi và cân đối ngân sách. Trong thực tế, quá trình thu,
chi ngân sách Nhà nước luôn biến đổi không ngừng và có sự chuyển hoá theo
chu kỳ kinh tế.
Thu ngân sách Nhà nước là toàn bộ khoản tiền nhà nước huy động vào
ngân sách nhà nước để thoả mản các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Tuy nhiên,
về thực chất thu ngân sách Nhà nước chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước
huy động vào ngân sách Nhà nước mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn
trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Phần lớn các khoản thu ngân sách Nhà nước đều
mang tính chất bắt buộc, chủ yếu dưới hình thức thuế. Thu ngân sách Nhà nước
có vai trò đảm bảo các nguồn vốn thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước,
các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Thông qua thu ngân sách
Nhà nước, Nhà nước thực hiện việc quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tích cực của nó và làm
cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Như vậy việc tăng thu ngân sách Nhà
nước được xem là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô.
Chi ngân sách Nhà nước là những khoản chi tiêu do Chính phủ hay các
pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích, chẳng hạn
như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế, chống thất
nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Chi ngân sách Nhà nước gắn liền với việc thực
hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Chi ngân sách Nhà nước có quan hệ chặt chẽ với thu ngân sách Nhà nước. Thu
ngân sách Nhà nước là nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu chi ngân sách Nhà nước.
Ngược lại sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để chi cho mục tiêu tăng trưởng
kinh tế lại là điều kiện để tăng thu nhập của ngân sách Nhà nước.
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
9
Cân đối ngân sách Nhà nước là một trong bộ phận của chính sách tài khoá
phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách Nhà nước nhằm đạt
được các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nhà nước đã đề ra ở tầm vĩ mô cũng như

trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể. Xuất phát từ thực tiễn một nền kinh tế
nguồn lực tài chính cung ứng để thoả mản các nhu cầu là có giới hạn, nên cân
đối ngân sách Nhà nước cần phải thiết lập và tôn trọng kỷ luật tài khoá tổng thể,
để ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính hiệu
quả. Nghĩa là quá trình lập và phân bổ ngân sách Nhà nước cần phải đánh đổi và
lựa chọn ưu tiên giữa các mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn phát triển
kinh tế xã hội.
Có nhiều quan điểm về cân đối ngân sách Nhà nước, như: Quan điểm
ngân sách cân bằng, quan điểm ngân sách chu kỳ, quan điểm ngân sách thâm
hụt, quan điểm ngân sách duy nhất, quan điểm hai ngân sách… Theo quan điểm
hai ngân sách, ngân sách nhà nước nên chia làm hai bộ phận là: Ngân sách điều
hành (ngân sách thường xuyên) để đảm bảo hoạt động của guồng máy nhà nước
và ngân sách đầu tư để tham gia vào các lĩnh vực sản xuất đặc biệt của nhà nước.
Ngân sách điều hành sẽ thực hiện theo nguyên tắc “nhất niên” còn ngân sách đầu
tư có thể thực hiện theo nguyên tắc “đa niên”. Về nguồn tài trợ ngân sách đầu tư
có thể được tài trợ bằng các khoản vay trong hay ngoài nước.
Trong mỗi quốc gia ngân sách Nhà nước được tổ chức và quản lý theo hệ
thống gồm nhiều cấp ngân sách. Có thể quan niệm hệ thống ngân sách Nhà nước
là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tổ
chức huy động các nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách.
Hệ thống ngân sách Nhà nước được tổ chức tương ứng với hệ thống Chính
quyền Nhà nước. Ở Việt Nam hệ thống ngân sách Nhà nước hiện nay bao gồm
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
10
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm
ngân sách các đơn vị hành chính có cấp Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Sơ đồ 1.1
Cơ cấu hệ thống ngân sách Nhà nước hiện hành của Việt Nam được
mô tả theo sơ đồ sau:

Ở Việt Nam, quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên
tắc:
- Ngân sách Trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền được phân cấp
nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
NGÂN SÁCH TỈNH- NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ
THUỘC TRUNG ƯƠNG
NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ - NGÂN SÁCH THỊ XÃ
NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN THUỘC TỈNH
NGÂN SÁCH CẤP XÃ – NGÂN SÁCH THỊ TRẤN
NGÂN SÁCH PHƯỜNG
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
11
- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào, do cấp ngân sách đó cân đối.
Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý
Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải
chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.
Không được dùng ngân sách cấp này để chi cho các nhiệm vụ của cấp khác.
- Thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, số bổ
sung từ ngân sách cấp trên được coi là khoản thu của ngân sách cấp dưới, để đảm
bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.
1.2. Lý thuyết phân cấp và quản lý của chính quyền địa phương
Phân cấp là một vấn đề căn bản trong tổ chức quản lý hành chính công nói
chung và quản lý tài chính công nói riêng. Với đặc điểm chính trị, kinh tế xã hội
của địa phương, nhiều lý thuyết đã đưa ra tính hợp lý trong việc đưa ra quyết
định chính sách công, trong bối cảnh nâng cao vai trò tích cực của chính quyền
địa phương nhằm mục đích cung cấp hàng hoá công cho xã hội một cách hiệu
quả nhất. Cụ thể :

- Mô hình hàng hoá công địa phương của Tiebout năm 1956
Quy mô của chính quyền tối ưu được xác lập bằng việc đánh đổi lợi ích từ
chi phí chia sẽ so với chi phí tắc nghẽn. Người dân xem xét “chi phí thuế” và
dịch vụ công được cung cấp bởi chính quyền địa phương để quyết định nơi định
cư sinh sống. Vì thế bỏ phiếu bằng chân dẫn đến đánh giá của cộng đồng về
năng lực của chính quyền địa phương và đánh giá quy mô thị trường cung cấp
hàng hoá công (mô hình bỏ phiếu bằng chân).
- Mô hình phi tập trung hoá của Oates năm 1972:
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
12
Theo mô hình mỗi dịch vụ công nên được cung cấp bởi chính quyền mà
họ có quyền lực kiểm soát trong một phạm vi địa lý tối thiểu nào đó để qua đó có
thể nội hoá lợi ích và chi phí. Bởi vì:
* Chính quyền địa phương hiểu và nắm bắt được những mong đợi và sở
thích của người dân địa phương;
* Đưa ra các quyết định địa phương phù hợp với nhu cầu người dân, qua
đó tăng cường tính trách nhiệm và hiệu quả của tài khoá;
* Loại bỏ cơ chế phân cấp không hợp lý;
* khuyến khích cạnh tranh giữa các cấp chính quyền.
Một hệ thống phi tập trung hoá lý tưởng đảm bảo mức độ và sự phù hợp
trong việc cung cấp dịch vụ công phù hợp với sở thích của công chúng. Trong
trường hợp các dịch vụ công được cung cấp bởi địa phương có tính lan toả hay
kinh tế quy mô rộng lớn thì cần phải có trợ cấp của chính quyền cấp trên.
- Mô hình lựa chọn công:
Theo mô hình này người dân biểu quyết lựa chọn hàng hoá công thông
qua nền dân chủ đại diện hay dân chủ trực tiếp. Tuy nhiên mô hình này đưa ra
quyết định có thể không đảm bảo tối đa hoá phúc lợi của toàn bộ cử tri, bởi vì
công chúng và các cơ quan chính quyền có những mục tiêu khác nhau. Điều này
còn bị chi phối bởi vấn đề người hưỡng tự do mà không trả tiền của công chúng.

Đó là phát triển mô hình khu vực tư cung cấp hàng hoá công cho xã hội, khắc
phục tình trạng người hưỡng tự do không trả tiền. Tuy nhiên nếu khu vực tư
cung cấp hàng hoá công cho xã hội thì phúc lợi xã hội sẽ không đạt kết quả ở
mức tối ưu. Đó là lý do chính quyền địa phương phải tham gia cung cấp hàng
hoá công cho xã hội.
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
13
Như vậy các lý thuyết về phân cấp và quản lý của chính quyền địa phương
đều hướng đến và thiết lập một khuôn khổ, quyết định một chính sách nhằm
nâng cao hiệu quả hiệu lực của chính quyền địa phương trong việc cung cấp dịch
vụ, hàng hoá công phù hợp với sở thích của dân chúng. Việc áp dụng các mô
hình này vào thực tiễn còn phụ thuộc vào thể chế chính trị, hệ thống phân quyền
và tổ chức hành chính của mỗi quốc gia.
Trong những năm gần đây, xu hướng phi tập trung hoá nổi lên ở nhiều
nước trên thế giới. Đây chính là sự chuyển giao quyền lực và nhiệm vụ chức
năng từ chính quyền Trung ương sang các chính quyền địa phương ở nhiều cấp
khác nhau. Xu hướng này nó tác động đến quyền hạn và trách nhiệm của chính
quyền địa phương trong việc thực hiện chức năng Nhà nước đối với nền kinh tế.
Ở Việt Nam Nhà nước cũng đang từng bước giao quyền chủ động hơn
cho các cấp của chính quyền địa phương, đặc biệt là phân cấp về tài chính. Chính
quyền địa phương được giao những nhiệm vụ chi cụ thể, có quyền tự chủ về
ngân sách và thực thi các chức năng hành chính trong phạm vi của địa phương
mình. Qua đó tạo điều kiện cho chính quyền hoạt động độc lập hơn trong khả
năng của mình, để xây dựng chính sách chi tiêu công mà còn phải hướng tới việc
nâng cao tính trách nhiệm về chính trị, tính hiệu quả và minh bạch. Vì thế việc
tiếp cận các mô hình về quản lý công nêu trên trong quản lý ngân sách địa
phương, đặc biệt trong quản lý ngân sách cấp xã là điều hết sức cần thiết.
1.3 – Vai trò của ngân sách cấp xã đối với hệ thống ngân sách và phát
triển địa bàn xã

Ở Việt nam chính quyền địa phương như là cấp phụ thuộc trong hệ thống
phân cấp, hành động thay mặt chính quyền trung ương, được phân cấp thành
chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chính quyền cấp quận,
huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn. Hệ thống
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
14
chính quyền như vậy gần như tương ứng với mô hình phân cấp tài khoá truyền
thống.
- Việc phát triển chính sách và đề ra chuẩn mực cung cấp dịch vụ được
quyết định ở mức quốc gia.
- Giám sát và đánh giá được thực hiện ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.
- Dịch vụ được cung cấp bởi chính quyền địa phương.
Nguồn lực hoạt động của chính quyền các cấp được tài trợ từ phí, lệ phí
và thuế. Như vậy thực tiễn đặt ra cho chính quyền địa phương một khối lượng
công việc rất lớn, đặc biệt là chính quyền cấp xã. Bởi vì quản lý của chính quyền
cấp xã là quản lý về mặt dân sinh, kinh tế, văn hoá, xã hội và trật tự trị an ở xã.
Những công việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội,
đảm bảo trật tự an toàn địa phương là những vấn đề quan trọng của chính quyền
cấp xã đòi hỏi phải có bộ máy quản lý và nguồn lực tài chính tương xứng để thực
thi chúng. Nguồn lực tài chính để đáp ứng những yêu cầu nêu trên chủ yếu là
ngân sách cấp xã. Là một bộ phận của ngân sách Nhà nước do vậy yêu cầu về
quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã phải tuân thủ theo
luật ngân sách, đó là yêu cầu nhằm đảm bảo sự thống nhất để thực hiện. Những
đặc điểm của ngân sách cấp xã hiện nay là do uỷ ban nhân dân xã xây dựng và
quản lý, hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát. Như vậy với trách nhiệm
trên thì ngân sách xã có một vị trí độc lập tương đối. Tuy nhiên xét về mặt tổng
thể của ngân sách địa phương thì ngân sách xã phụ thuộc vào hội đồng nhân dân,
uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, như: Quy định về nguồn thu và nhiệm vụ
chi và điều chỉnh tỷ lệ % phân chia giữa các cấp ngân sách địa phương trong

từng thời kỳ; quy định hướng dẫn quản lý sao cho phù hợp với từng địa phương;
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
15
quy định về phân cấp đầu tư; quy định về đào tạo, về bố trí cán bộ công tác ở ban
tài chính xã. Chính vì vậy ngân sách xã có vai trò quan trọng đối với hệ thống
ngân sách và phát triển địa bàn xã.
Thứ nhất: Xây dựng ngân sách xã vững chắc là điều kiện quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn, làm giảm sự cách biệt giữa nông
thôn và thành thị. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội đi liền với
thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá ... hình thành nên các trung tâm thị trấn mới,
làm giảm dần sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn.
Thứ hai: Ngân sách xã là một công cụ tài chính quan trọng để chính quyền
cấp xã thực hiện mọi chức năng nhiệm vụ được giao. Đây là vai trò quan trọng
nhất, bởi vì mọi hoạt động quản lý Nhà nước trên địa bàn xã đều dựa chủ yếu
vào nguồn lực tài chính ngân sách xã. Đồng thời ngân sách xã còn tài trợ cho các
hoạt động sự nghiệp văn hoá, thể dục thể thao để nâng cao đời sống tinh thần của
nhân dân và tài trợ thích hợp cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế góp
phần nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Thứ ba: Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền Nhà
nước cấp xã điều chỉnh các hoạt động của xã đi đúng hướng, thu hút vốn đầu tư
phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội ở xã. Chính quyền cấp xã cũng như chính
quyền cấp khác nói chung đều dùng các công cụ luật pháp, kế hoạch, hành chính
và tài chính để điều chỉnh các hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu ổn định và
phát triển kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực tài chính ngân sách là công cụ quan
trọng nhất. Thông qua thu ngân sách chính quyền cấp xã kiểm tra, kiểm soát,
điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ theo kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của địa phương. Thông qua chi ngân sách, xã bố trí các khoản chi
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com

16
để đảm bảo tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền về quản
lý xã hội. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân, các tổ chức kinh tế tạo điều
kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh doanh trên địa bàn xã, thu hút đầu tư từ
bên ngoài.
Tuy nhiên, trong thực tiễn nguồn lực tài chính của chính quyền cấp xã còn
phụ thuộc nhiều vào các chính quyền cấp trên, do vậy chính quyền cấp xã khó có
thể đáp ứng được sự hài lòng của người dân trong việc cung cấp hàng hoá, dịch
vụ công cho xã hội. Theo lý thuyết quản lý công mới (NPM) hiện tại không chỉ
quan tâm làm cái gì, mà còn quan tâm đến làm thế nào để thực hiện tốt hơn. Lý
thuyết này còn cho rằng cần tạo ra môi trường kích thích mà trong đó người
quản lý còn được trao quyền nhiều hơn trong việc phân bổ nguồn lực và chịu
trách nhiệm về kết quả. Đối với chính quyền cấp xã, chính quyền gần dân nhất
cần phải được phân cấp để chủ động nguồn lực để hướng tới tự cân đối một phần
hay toàn phần để đáp ứng được sự thoả mãn về khối lượng, chất lượng các hàng
hoá, dịch vụ công cho người dân. Hình thành nên một chuỗi các mối quan hệ tác
động lẫn nhau: Nguồn lực tài chính, hoạt động của chính quyền cấp xã, Số
lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ công cung cấp cho xã hội, mức độ hài lòng
của người dân. Chính quyền cấp xã chủ động được nguồn lực tài chính thì hoạt
động của chính quyền cấp xã sẽ hiệu quả hơn. Điều đó được đo lường bởi số
lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ công cung cấp cho xã hội và được thể hiện
qua mức độ hài lòng của công chúng. Chính vì thế nó có tác động ảnh hưởng gia
tăng nguồn thu cho ngân sách cấp xã. Theo lý thuyết kinh tế học tổ chức mới:
Việc thiết kế chính quyền đa cấp và xác định trách nhiệm các cấp chính quyền
địa phương là các cấp chính quyền khác nhau được hình thành để đáp ứng nhu
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
17
cầu của công dân. Nghĩa là việc thiết kế phân cấp nên đảm bảo sao cho các cấp
chính quyền đáp ứng thoả mãn nhu cầu của người dân với chi phí thấp nhất.

Sơ đồ 1.2
về mối quan hệ các yếu tố
Trong lĩnh vực tài chính công, Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 ra đời
đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng của công tác đổi mới quản lý ngân
sách Nhà nước theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch và phân cấp ngày
càng lớn hơn cho chính quyền địa phương. Đồng thời tạo điều kiện cho chính
quyền cấp tỉnh chủ động trong việc phân định nhiệm vụ thu, chi và phân cấp
ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên để Luật ngân sách
Nhà nước được thực thi hữu hiệu trong công tác quản lý ngân sách địa phương,
cùng với tiến trình cải cách ngân sách được thực hiện đòi hỏi có sự cam kết và
Nguồn lực tài chính cấp xã
Hiệu quả hoạt động của
chính quyền cấp xã
Mức độ hài lòng của người dân
Số lượng, chất lượng hàng hoá,
dịch vụ công tạo ra
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
18
hỗ trợ của các nhà lãnh đạo cấp cao và phải thường xuyên nâng cao năng lực của
các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cơ sở - cấp xã.
1.4 Vấn đề tự cân đối và những thách thức đối với chính quyền cấp xã
Trong quản lý ngân sách, vấn đề quan trọng là quản lý thu, thực hiện
nhiệm vụ chi và cân đối ngân sách. Vấn đề tự cân đối ngân sách cấp xã là chính
quyền cấp xã chủ động tất cả các khoản thu, chi trong thời kỳ ngân sách trung
dài hạn. Để cấp xã chủ động khai thác nguồn thu nhằm tăng thu cho ngân sách
giảm dần sự trợ cấp của ngân sách cấp trên và thực hiện nhiệm vụ chi một cách
tiết kiệm hiệu quả, để từng bước tiến tới cân bằng ngân sách. Như vậy tự cân đối
ở đây không phải là cắt giảm chi tiêu, hoặc không cần sự trợ cấp của chính
quyền cấp trên, mà xem xét lại việc phân cấp các nguồn thu, phân định lại trách

nhiệm chi của chính quyền cấp xã, đừng để nguồn lực đầu tư bị phân bổ dàn trải
kém hiệu quả. Xác định lại những dịch vụ hàng hoá công nào thì chính quyền
cấp xã cung cấp, những hàng hoá, dịch vụ công nào do chính quyền cấp trên
cung cấp. Trong trường hợp các dịch vụ công có tính lan toả, hoặc kinh tế quy
mô rộng lớn thì cần phải có trợ cấp từ phía chính quyền cấp trên.
Mặt khác xã, phường, thị trấn là một bộ phận thống nhất trong tổng thể
nền kinh tế, nên sự phát triển của địa phương không thể đi chệch hướng sự phát
triển của đất nước.
Như vậy để hướng tới vấn đề tự cân đối trong bối cảnh nguồn lực tài chính
còn hạn hẹp đặt ra cho chính quyền cấp xã những thách thức lớn lao. Đó là phải
tối đa hoá phân bổ nguồn lực, tức là phải tối đa hoá nguồn thu và kiểm soát được
nhu cầu sử dụng. Điều đó tạo ra những áp lực rất lớn đối với chính quyền cấp xã.
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
19
Thứ nhất: Tăng cường khai thác triệt để nguồn thu để đảm bảo đầy đủ
nguồn lực tài chính phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa
phương. Bởi vì quy mô và trình độ sản xuất của địa phương trong hiện tại sẽ
quyết định sự phong phú, đa dạng và quy mô của ngân sách địa phương. Ngược
lại chính sách và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương có tác động
ngược trở lại sự phát triển xây dựng mở rộng quy mô của địa phương. Nguồn lực
tập trung vào chính quyền cấp xã phụ thuộc vào những nguồn sẵn có trong phạm
vi địa phương. sản xuất kinh doanh ở địa phương càng phát triển thì nguồn thu
càng phong phú đa dạng do vậy quy mô tập trung vào ngân sách càng lớn.
Ngược lại khi trình độ sản xuất càng phát triển, đời sống được nâng cao thì nhu
cầu về hàng hoá dịch vụ công càng gia tăng, điều này đòi hỏi chính quyền cấp xã
phải gia tăng năng lực cung cấp.
Thứ hai: Việc phân bổ ngân sách từ chính quyền cho các hoạt động quản
lý nhà nước, hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá công phải theo một kế hoạch
phân bổ hợp lý, giúp cho ban tài chính cấp xã kiểm soát được các khoản chi,

ngăn ngừa tình trạng tham nhũng và duy trì được khoảng cách thâm hụt ở mức
còn kiểm soát được. Hơn thế nữa tiến trình cải cách ngân sách phải tập trung vào
kết quả thực hiện, hướng đến sự hài lòng của người dân trong quá trình cung cấp
dịch vụ hàng hoá công, chứ không dừng lại ở việc mua sắm các yếu tố đầu vào.
Thứ ba: Việc lập dự toán thu chi ngân sách, chính quyền cấp xã cần ước
tính một cách thận trọng về khoản thu cũng như chi thường xuyên. Về các khoản
thu phải loại trừ những áp lực phải gia tăng các khoản đóng góp của nhân dân.
Trong chi ngân sách cần phải tính toán ở mức tối ưu về giá cả và khối lượng
công việc hàng năm. Nói chung ngân sách thường xuyên của cấp xã phải được
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
20
dự toán sao cho cân bằng giữa thu thường xuyên và chi thường xuyên trước các
biến động kinh tế.
1.5 - Hiệu quả mang lại của tăng cường phân cấp ngân sách xã
phường thị trấn theo hướng tự cân đối
Tạo điều kiện cho cấp xã chủ động được nguồn lực trong điều hành và
quản lý ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Xoá bỏ dần cơ chế xin – cho trong quản lý ngân sách Nhà nước, để công
tác quyết toán ngân sách Nhà nước ngày càng mang lại hiệu quả cao: Tiết kiệm,
công khai, minh bạch, dân chủ.
Lập Ngân sách trung hạn ổn định 3 – 5 năm, tiết kiệm được những chi phí
trong công tác soạn thảo ngân sách, từng bước vận dụng phương thức soạn thảo
ngân sách theo đầu ra trong quản lý chi tiêu công tại địa phương.
Tạo động lực khuyến khích cấp xã khai thác nguồn thu, tăng thu cho ngân
sách Nhà nước, tăng chi cho đầu tư phát triển. Động viên được người dân tham
gia đóng góp nguồn lực vào sự phát triển kinh tế - Xã hội của địa phương. Đảm
bảo được tính công bằng trong việc thực hiện các chính sách thuế và các khoản
thu khác theo quy định pháp luật.
Đơn giản trong công tác kế toán và quyết toán ngân sách Nhà nước, các

nguồn thu được phân định rõ ràng cho từng cấp ngân sách, góp phần thúc đẩy
trong công cuộc cải cách hành chính công.
Tạo điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, năng lực công tác của cán bộ
công chức cấp cơ sở, tạo được niềm tin của người dân đối với các cấp chính
quyền Nhà nước.
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
21
CHƯƠNGII
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN TẠI QUẢNG TRỊ
2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị.
2.1.1 Vị Trí địa lý của tỉnh
Quảng Trị được tái lập lại từ tháng 7 năm 1989 (tách ra từ Bình Trị Thiên)
với diện tích tự nhiên 4.745,174 km2, trong đó đồi núi chiếm 62% còn lại là
vùng đồng bằng nhỏ hẹp và đất cát ven biển; dân số khoảng 630 nghìn người,
trong đó có hơn 50.000 người dân tộc thiểu số (Pa Cô, Vân Kiều chiếm hơn 8%
dân số); Có 08 huyện 02 thị xã với 139 xã, phường, thị trấn, 1055 thôn bản, khu
phố; 02 huyện và 45 xã thị trấn miền núi; 12 xã và thị trấn vùng biển.
Quảng Trị nằm ở miền Trung – Trung bộ Việt nam, phía Bắc giáp với tỉnh
Quảng bình, Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà
Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp với biển Đông. Nhiều trục đường chính
đi qua địa bàn tỉnh như Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 14, quốc lộ 9,
đường Hồ Chí Minh. Tỉnh có đường biên giới dài 206 km, có cửa khẩu quốc tế
Lao Bảo, cửa khẩu quốc gia La Lay và cảng biển cửa Việt; bờ biển dài 75 km
với 02 cửa biển (Cửa Tùng, Cửa Việt), ngoài khơi có huyện đảo Cồn Cỏ; có
vùng đất đỏ bazan phát triển cây công nghiệp cao su, hồ tiêu, cà phê và giàu tiềm
năng về thuỷ hải sản, du lịch có di tích lịch sử cách mạng và du lịch sinh thái.
2.1.2 Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh
Trong những năm gần đây, Quảng Trị có những bước phát triển kinh tế -

xã hội đáng kể, nông nghiệp phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng tổng sản phẩm
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
22
trong tỉnh (GDP) bình quân 5 năm 2001 – 2007 đạt 8,7% (thời kỳ 1996 – 2000
đạt 8,5%), trong đó khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng 4,5%, khu vực công
nghiệp xây dựng tăng 21,9%, khu vực thương mại – du lịch dịch vụ tăng 6,8%.
GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,16 triệu đồng. Từng bước chuyển dịch
cơ cấu cây trồng vật nuôi; diện tích các loại cây trồng liên tục được mở rộng;
năng suất và sản lượng không ngừng được nâng cao. Từ chổ Trung ương phải trợ
cấp lương thực, đến nay đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Các loại cây
công nghiệp ngắn ngày, dài ngày đã phát triển thành những vùng nguyên liệu
phục vụ sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, Quảng trị vẫn là
một tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chậm và chưa vững chắc; kinh tế công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp phát triển yếu, các khu công nghiệp mới hình thành và chưa
được phát triển; sự phát triển vẫn chưa đồng đều giữa các vùng, các huyện, các
xã và giữa các nhóm người, nhóm gia đình về thu nhập; Hệ thống cơ sở hạ tầng
như: giao thông, bưu điện, trường học, bệnh viện chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển đời sống xã hội; đời sống văn hoá và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.2 Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách tại Quảng Trị
Từ khi có Luật ngân sách Nhà nước, đặc biệt là Luật ngân sách Nhà nước
năm 2002 có hiệu lực năm 2004 cho đến nay, tình hình quản lý 3 cấp ngân sách
có những đặc điểm nổi bật:
Chủ trương phân cấp đã trao quyền nhiều hơn cho chính quyền cấp tỉnh,
tạo điều kiện cho việc điều hành ngân sách 3 cấp chủ động và linh hoạt hơn.
Đồng thời phân định rõ hơn về quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
23

quyền, các đơn vị và các cá nhân trong quản lý ngân sách, thông qua việc xác
định rõ nhiệm vụ thu và trách nhiệm chi.
Khi Luật ngân sách năm 2002 được triển khai, ngay từ tháng 12 năm 2003
Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành nghị quyết số 11b/2003/NQ-HĐND ngày
25 tháng 12 năm 2003 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các
khoản thu trong thời kỳ ổn định ngân sách, định mức phân bổ dự toán chi ngân
sách địa phương và quy định thời hạn gửi báo cáo ngân sách năm trước, báo cáo
dự toán và phương án phân bổ ngân sách của uỷ ban nhân dân các cấp.
Việc xác định tỷ lệ điều tiết và bổ sung ngân sách ổn định trong vòng 3
năm trong công tác xây dựng phân cấp dự toán ngân sách đã tạo sự chủ động cho
chính quyền các cấp trong việc điều hành ngân sách cấp mình theo hướng quan
tâm đối với công tác thu, chủ động khai thác đi đôi với nuôi dưỡng nguồn thu
nhằm tăng thu một cách bề vững, điều chỉnh và bố trí hợp lý các khoản chi để
thúc đẩy các cấp chính quyền địa phương vươn tới một ngân sách tích cực bằng
việc tăng thu, tiết kiệm chi - nguồn này ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực phát triển
kinh tế, giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên, từng bước hướng tới tự cân
đối ngân sách.
Để cụ thể hoá các nguồn thu cho ngân sách địa phương căn cứ vào pháp
lệnh phí và lệ phí, uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo rà soát các loại phí , lệ phí
trên địa bàn, thống nhất mức thu, loại thu, trình hội đồng nhân dân tỉnh ban hành
quyết định. Việc thu phí và lệ phí bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, đã bãi bỏ một số loại lệ phí không hợp lý, ban hành một số loại phí mới
phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nâng cao hiệu quả kinh tế đối với các đơn vị thu,
đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách. Hiện nay tỉnh đã ban hành 20
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
24
loại phí/31 loại phí trung ương quy định; 07 loại lệ phí/ 13 loại lệ phí trung ương
quy định.
Song song với việc hoàn thiện khung pháp lý (các văn bản hướng dẫn, cụ

thể hoá các khoản thu chi và cân đối ngân sách) cho công tác quản lý ngân sách
là công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tỉnh đã cử cán bộ đi tập huấn về Luật ngân
sách ở trung ương và tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ công chức ở các cấp
địa phương, đặc biệt là các xã, phường, thi trấn.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 8,4%,
mặc dù tổng thu ngân sách còn thấp nhưng thu nội địa tăng theo hướng tích cực.
Bảng 2.1
Tổng hợp số liệu thu chi ngân sách từ năm 2000 đến năm 2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Tổng thu ngân sách Tổng Chi ngân sách
Thu nội địa Thu xuất nhập khẩu Chi đầu tư Chi thường xuyên
2001 127.619 75.959 155.066 290.982
2002 141.401 48.683 143.207 333.347
2003 209.200 67.736 169.233 415.879
2004 310.421 53.297 236.686 465.629
2005 301.224 83.193 214.664 472.630
2006 370.597 138.811 264.573 710.785
2007 398.931 156.600 316.090 735.629
Nguồn: Sở Tài chính Quảng Trị
Tuy nhiên tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế và đầu tư phát triển con gặp
nhiều khó khăn do mất cân đối nghiêm trọng trong thu chi ngân sách. Việc phân
cấp quản lý thu - chi ngân sách vẫn chưa thể thực hiện được tính tích cực là tạo
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com
25
chủ động trong công tác thu và thực hiện nhiệm vụ chi, chưa tăng tối đa phân cấp
các nguồn thu trên địa bàn thay vì cân đối bổ sung ngân sách. Cơ chế chính sách
và sự phối hợp trong thực hiện xây dựng kế hoạch, tổ chức thu giữa các cấp và
ngành thuế vẫn con thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến việc mở rộng nguồn thu, tăng
thu cho ngân sách. Tại Quảng Trị chính quyền chưa mạnh dạn tiếp cận với công

cụ vay nợ để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Sự thâm hụt ngân sách địa phương
được sự bù đắp của ngân sách trung ương, tuy nhiên điều đó cũng làm giảm đi
tính chủ động trong quản lý và điều hành ngân sách của tỉnh. Sự thâm hụt ngân
sách trong những năm gần đây thể hiện qua số liệu sau:
Bảng 2.2
Tổng hợp thu chi ngân sách so với GDP của tỉnh Quảng Trị
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm GDP Thu ngân sách % Thu/GDP Chi Ngân sách %Chi/GDP
2000 1.679.123 399.215 24% 594.546 35%
2001 1.808.122 202.422 11% 599.271 33%
2002 2.021.966 190.083 09% 654.879 32%
2003 2.318.425 383.558 17% 1.071.433 46%
2004 2.727.305 404.231 15% 1.348.893 49%
2005 3.407.297 384.418 11% 1.326.217 39%
2006 4.057.561 507.828 13% 1.273.849 31%
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2006
PDF Create! 4 Trial
www.nuance.com

×