Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.07 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
Học, học nữa, học mãi, học … hic …(*)$(*) ngất rùi !.
(Quỳnh) - Câu 1 : Đặc điểm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
- Khái niệm ( t. Tập) Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ds đều là những HĐ
mang tính chất tài sản và là HĐ fụ, theo đó các bp bảo đảm về mặt tài sản chỉ được xử
lí khi có hành vi k thực hiện, thực hiện k đúng, k đầy đủ nghĩa vụ của 1 bên trong quan
hệ NV. Việc xử lí tài sản bảo đảm dựa trên cơ sở thoả thuận của các bên hoặc yêu cầu
TA giải quyết.
-Đặc điểm :
+ các bp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính
+ đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ ds.
+ đối tượng của các bp bảo đảm là những lợi ích vật chất
+ phạm vi bảo đảm k vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nd của quan
hệ nghĩa vụ chính
+ các biện fáp bảo đảm nghĩa vụ chỉ ad khi có sự vi fạm nghĩa vụ
+ fát sinh từ sự thoả thuận giữa các bên.
Câu 2 : Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS
- tiền, giấy tờ có giá ( điều 321 Blds : tiền, trái fiếu, cổ fiếu, kì fiếu và giấy tờ có
giá khác)
- Quyền tài sản ( điều 322 : Quyền ts fát sinh từ quyền tác giả, quyền Shcn,
quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ….)
- Vật dùng để bảo đảm : Đs + BĐS ( điều 320 BLDS)
Câu 3 : Phạm vi bảo đảm thực hiện NVDS
Điều 319 BLDS
- NVDS có thể được bảo đảm 1 fần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định
của PL; nếu k có thoả thuận và Pl k quy định fạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như
được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và BTTH.
- Các bên được thoả thuận về các Bp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ DS để bảo đảm thực
hiện các loại NV, kể cả NV hiện tại, NV trong tương lai và NV có điều kiện
- Giá trị TS bảo đảm k được thấp hơn NV cuả bên bảo đảm trừ TH có thoả thuận khác.
Câu 4 : Vật bảo đảm thực hiện NVDS?


Điều 320 :
- Vật bảo đảm thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được fép giao dịch
- Có thể là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong
tương lai là ĐS, BĐS thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm NV được xác lập
hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.
Câu 5 : So sánh đối tượng bảo đảm thực hiện NVDS là tiền và giấy tờ có giá?
Tiền Giấy tờ có giá
Do Nhà nước phát hành, mang tính bền
vững, tính lãnh thổ, là công cụ thanh toán,
ai cũng có thể sử dụng – Chú ý (Híu):
Tiền ở đây là Việt Nam đồng nhe
"Giấy tờ có giá" là các loại giấy tờ mà
trên đó có thể hiện một giá trị thanh toán
hoăc quy đổi được thành tiền nào đó.
Tín phiếu, trái phiếu, séc, thư bão lãnh của
Ngân hàng, hóa đơn, giấy nhận nợ
(tiền).v.v. là các loại giấy tờ có giá.
Các loại giấy tờ sở hữu, sử dụng tài sản
không phải là giấy tờ có giá.
Là chuẩn mực chung để quy đổi các loại
tài sản, giấy tờ có giá
Có thể quy đổi ra thành tiền
Có thể sử dụng bất cứ lúc nào Sử dụng theo mục đích của giấy tờ có giá
khi phát hành
Câu 8 : Phương thức xử lý 1 tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ?
Điều 324 BLDS
- 1 tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều NVDS, nếu có giá trị tại thời
điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các Nv được bảo đảm, trừ TH có
thoả thuận khác hoặc PL có quy định khác.
- Trong TH 1 TS được bảo đảm thực hiện nhiều NV thì bên bảo dảm fải thông báo cho

bên nhận bảo đảm sau biết việc TS bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện các
Nv khác. Mỗi lần bảo đảm fải được lập thành VB.
- Trong TH fải xử lí TS để thực hiện 1 NV đến hạn thì các NV khác tuy chưa đến hạn
đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lí
TS. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lí TS có trách nhiệm xử lí TS, nếu các
bên cùng nhận bảo đảm k có thoả thuận khác.
- Trong TH các bên muốn tiếp tục thực hiện các NV chưa đến hạn thì có thể thoả
thuận về việc bên bảo đảm dùng TS khác để bảo đảm việc thực hiện các NV chưa đến
hạn.
Câu 9 : Nội dung thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lí tài sảm bảo đảm?
Điều 325 BLDS :
- trong TH giao dịch bảo đảm được đăng kí thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán
khi xử lí TS bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng kí.
- Trong TH 1 tài sản được dùng để bảo dảm thực hiện nhiều NVDS mà có giao dịch
bảo đảm có đăng kí, có giao dịch bảo đảm k đăng kí thì giao dịch bảo đảm có đăng kí
được ưu tiên thanh toán.
- Trong TH 1 tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều NVDS mà các giao dịch bảo
đảm đều k có đăng kí thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập
giao dịch bảo đảm.
Câu 10 : So sánh bảo lãnh thông thường với bảo đảm bằng tín chấp của các tổ
chức chính trị - xã hội?
Bảo lãnh thông thường Tín chấp
chủ thể : ng bảo lãnh và người được bảo
lãnh, ng có quyền
chủ thể : tổ chức chính trị - xã hội; cá nhân,
hộ GĐ nghèo vay tiền của Ngân hàng
Đối tượng : 1 TS thuộc sở hữu của ng bảo
lãnh
Phạm vi : có thể bảo lãnh 1 fần hoặc toàn
bộ NV.

Bằng uy tín để cá nhân, hộ gia đình nghèo
có thể vay 1 khoản tiền của Ngân hàng
nhằm mục đích sản xuất kinh doanh
Nội dung: bên bảo lãnh dùng TS thuộc sở
hữu của mình hoặc tự mình thựchiện
công việc để chịu trách nhiệm thay cho
ng được bảo lãnh nếu ng này k thực hiện
NV hoặc gây thiệt hại cho bên nhân bảo
lãnh
ND: Tổ chức chính trị - xã hôi chỉ đứng ra
dùng uy tín của tổ chức để bảo đảm vay
vốn của NH
Quy định k chặt chẽ như tín chấp về mục
đích, chỉ cần có phương án trả nợ phù
hợp
Ng vay fải xác định mục đích sử dụng vốn,
ng cho vay có quyền kiểm soát việc sử
dụng vốn của ng vay
Ý nghĩa : giao lưu dân sự thuần tuý Chủ yếu thực hiện CS của nhà nước vè
xoá đói giám nghèo
(Chị Lý) - Câu 10. So sánh bảo lãnh thông thường với bảo đảm bằng tín chấp của
tổ chức CT-XH?
* Khác nhau:
- Bảo lãnh thông thường: phải thực hiện nghĩa vụ thay khi bên có nghĩa vụ vi phạm
nghĩa vụ.
- Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội: không chịu trách nhiệm trả lời
thay cho thành viên tổ chức mình; tổ chức chính trị - xã hội tiến hành các hoạt động
cần thiết để bảo đảm khả năng trả nợ đạt hiệu quả cao nhất cho các thành viên thuộc tổ
chức mình.
* Giống nhau:

- Dùng uy tín của mình (bên thứ ba) để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ.
Câu 11. Nội dung hình thức bảo đảm bằng tín chấp và nội dung bảo lãnh?
* Tín chấp:
- Bên có nghĩa vụ (bên vay): Bao gồm cá nhân, hộ gia đình nghèo là thành viên của
các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp
+ Bên vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết, tạo điều kiện thuận
lợi cho các tổ chức tín dụng và tổ chức chính trị xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay,
trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức tín dụng. Chuẩn nghèo được áp
dụng trong từng thời kỳ theo quy định của pháp luật.
- Bên có quyền (bên cho vay): Chủ yếu là các ngân hàng chính sách xã hội thực hiện
chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước.
- Giá trị khoản vay không lớn.
- Mục đích sử dụng khoản vay: để hoạt động sản xuất, kinh doanh làm dịch vụ theo
quy định của Chính phủ.
* Bảo lãnh
- Khi đến hạn mà bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ (không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ) hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
như đã thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay đối với bên nhận bảo
lãnh trong phạm vi đã xác định. Kể từ thời điểm gửi thông báo yêu cầu thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng
các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của bên bảo lãnh theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự; có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật việc
thực hiện quyền của bên nhận bảo lãnh phải chấm dứt hành vi đó.
- Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo
lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
- Nếu nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh
theo phần độc lập. Bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bất cứ ai trong số những người
bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
- Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh

thực hiện nghĩa vụ hoàn lại đối với mình, nếu không có thỏa thuận khác. Trước hết,
bên bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh về việc đã thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh; nếu không thông báo mà bên được bảo lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với
bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực
hiện nghĩa vụ đối với mình. Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn
trả những gì đã nhận từ bên bảo lãnh.
Câu 12. Căn cứ hủy bỏ việc thế chấp tài sản?
- Việc thế chấp tài sản có thể bị hủy bỏ nếu được bên nhận thế chấp đồng ý, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
Câu 13. Các căn cứ chấm dứt thế chấp tài sản?
- Quan hệ thế chấp được chấm dứt khi nghĩa vụ được bảm đảm bằng thế chấp chấm
dứt;
- Quan hệ thế chấp được thay thế hoặc được hủy bỏ bằng biện pháp khác;
- Tài sản thế chấp đã được xử lý;
- Biện pháp thế chấp được chấm dứt theo thỏa thuận của các bên.
Câu 14. Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp?
* Quyền:
- Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp,
nếu có thỏa thuận.
- Được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
* Nghĩa vụ:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc
giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường.
- Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp trong trường hợp quy định
tại k1 điều 353, nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút
giá trị của tài sản thế chấp.
- Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận.
Câu 15. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản được chuyển giao trong thời
hạn thế chấp?

- Có những quyền và nghĩa vụ như trong trường hợp chưa được chuyển giao.
Câu 16. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể được chuyển giao quyền yêu cầu có biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
- Trong trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm thì
việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.
Câu 17. Nội dung quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản?
*Quyền:
- Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế
chấp nếu việc sử dụng làm mất hay giảm sút giá trị tài sản đó;
- Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp nhưng không được cản trở hay gây
khó khăn cho việc khai thác sử dụng tài sản thế chấp;
- Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;
- Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị của tài sản;
- Được quyền yêu cầu chuyển giao tài sản thế chấp để xử lý khi đến hạn mà có sự vi
phạm nghĩa vụ;
- Giám sát, kiểm tra quá trình tài sản thế chấp hình thành trong tương lai;
- Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp và được ưu tiên thanh toán theo quy định của pháp
luật.
* Nghĩa vụ:
- Phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp khi chấm dứt thế chấp;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xóa đăng ký
nếu có.
Câu 18. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản?
- Bảo quản giữ gìn tài sản cầm cố, nếu làm mất mát hư hỏng thì phải bồi thường thiệt
hại;
- Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, không được
đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
- Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố trừ trường
hợp có thỏa thuận khác;
- Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ bảo đảm chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện

pháp bảo đảm khác.
Câu 19. Nội dung xử lý tài sản thế chấp?
* Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản được thực hiện
như sau (theo quy định tại Điều 336, Điều 338):
- Xử lý tài sản thế chấp:
+ Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực
hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận thì tài sản thế chấp được xử lý
theo phương thức do các bên thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp
luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán
tài sản thế chấp;
+ Thanh toán tiền bán tài sản thế chấp: Tiền bán tài sản thế chấp được sử dụng để
thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận thế chấp sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và
các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa
vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận thế chấp theo thứ tự nợ
gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì trả lại cho
bên thế chấp, nếu tiền bán còn thiếu thì bên thế chấp phải trả tiếp phần còn thiếu đó.
Câu 20. Nội dung xử lý tài sản đặt cọc?
- Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện theo đúng thỏa thuận:
+ Tài sản đặt cọc hoặc sẽ được trả về cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào để thực hiện
nghĩa vụ trả tiền;
- Nếu hợp đồng không được giao kết, thực hiện như thỏa thuận:
+ Trường hợp do lỗi của bên đặt cọc thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
+ Trường hợp do lỗi của bên nhận đặt cọc thì bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt cọc
tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc đó.
Hậu quả như trên sẽ được áp dụng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Hiếu – Câu 21. So sánh đặt cọc với ký cược
Đặt cọc Ký cược
Có trước HĐ chính hoặc nêu trong hợp
đồng chính

Mục đích: đảm bảo giao kết hoặc thực
hiện HĐ dân sự
Đảm bảo trả lại tài sản thuê là động sản
Việc đặt cọc phải lập thành văn bản Không bắt buộc
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao
kết HĐ, thực hiện HĐ thì trả lại Tài sản
đặt cọc và một khoản tiền tương đương,
nếu không có thỏa thuận khác
Tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê
nếu tài sản thuê không còn
Giá trị TS đặt cọc thấp hơn giá trị của
nghĩa vụ trong hợp đồng cần bảo đảm
. Gía trị TS ký cược ít nhất phải tương
đương giá trị tài sản thuê
- Hậu quả bất lợi được áp dụng đối với cả
2 bên trong quan hệ nếu có lỗi: phải mất
một khoản tiền tương đương giá trị tài sản
đặt cọc
- Hậu quả bất lợi chỉ áp dụng cho bên thuê
tài sản nếu vi phạm nghĩa vụ trả lại tài sản
thuê.
22. So sánh Ký cược với ký quỹ
Ký cược Ký quỹ
Đối tượng: Tiền, kim khí quý, đá quý, vật
có giá trị khác
Tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá
Chủ thể: Bên thuê tài sản là động sản, bên
cho thuê động sản
Bên có nghĩa vụ, ngân hàng
Tài sản ký cược được giao cho bên cho

thuê
Tài sản gửi vào tài khoản phong tỏa tại
ngân hàng
Nhận lại tài sản ký cược sau khi trả lại ts
được thuê và từ tiền thuê động sản, nếu
mất tài sản thuê thì tài sản ký cược thuộc
về bên cho thuê
Ngân hàng sẽ thanh toán, bồi thường thiệt
hại nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện
đúng nghĩa vụ, sau khi trừ chi phí dịch vụ
ngân hàng
Luật điều chỉnh: Dân sự Dân sự, pháp luật về ngân hàng
23 . So sánh cầm cố với thế chấp tài sản
Cầm cố Thế chấp
Chuyển giao tài sản thuộc quyền sở hữu
của mình cho bên nhận cầm cố để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ
Không chuyển giao tài sản thuộc quyền sở
hữu của bên thế chấp cho bên nhận thế
chấp, có thể chuyển giao tài sản cho bên
thứ 3 giữ
Không cầm cố tài sản hình thành từ tương
lai (tính chuyển giao)
Cầm cố tài sản hình thành từ tương lai, có
vật chính vật phụ của tài sản cũng là tài
sản thế chấp đi kèm
Bên nhận cầm cố có thể khai thác, sử
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm
cố
Bên thế chấp vẫn giữ tài sản thế chấp, với

quyền sử dụng đất, nhà ở vẫn được quản
lý, sử dụng, khai thác trong giới hạn thỏa
thuận với bên nhận thế chấp
24. So sánh bảo lãnh với ký quỹ
Bảo lãnh Ký quỹ
Bên bảo lãnh cam kết sẽ dùng tài sản của
mình thực hiện thay nghĩa vụ cho bên
được bảo lãnh
Chuyển 1 khoản tiền, kim khí quý, đá
quý, giấy tờ có giá vào tài khoản phong
tỏa tại ngân hàng để đảm bảo cho nghĩa
vụ dân sự
Đối tượng: Tài sản của bên thứ ba (bên
bảo lãnh)
Tiền, kim khí quý, đá quý -> hẹp hơn
Nghĩa vụ: nghĩa vụ cho bên thứ ba không Nghĩa vụ cho chính bên ký quỹ
phải bên bảo lãnh
25. Nội dung miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Ðiều 368. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
1. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo
lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ
trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh.
2. Trong trường hợp chỉ một người trong số nhiều người cùng nhận bảo lãnh liên đới
được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn
phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
26. Quan hệ giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh với bên có nghĩa vụ
Bảo lãnh là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (người nhận
bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) nếu
đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện
nghĩa vụ khi người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Từ
đó chúng ta có thể thấy quan hệ giữa các bên như sau:
- Thứ nhất, quan hệ giữa bên nhận bảo lãnh với bên bảo lãnh (Đ366): Bên nhận bảo
lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh
khi nghĩa vụ chưa đến hạn.2. Bên BL không phải thực hiện nghĩa vụ BL trong trường
hợp bên nhận BL có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được BL
- Thứ hai, quan hệ giữa bên được bảo lãnh với bên bảo lãnh: Đ367: Bên bảo lãnh khi
thực hiện xong nghĩa vụ có thẻ yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với
mình trong p.vi bảo lãnh nếu không có thỏa thuận khác.
- Thứ ba, quan hệ giữa bên nhận bảo lãnh với bên được bảo lãnh
27. Nội dung xử lý tài sản của bên bảo lãnh
Ðiều 369. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải
đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.
28. So sánh biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với phụ lục của hợp
đồng
Biện pháp BĐTHNV Phụ lục
HĐ phụ cho HĐ chính HĐ chính (phần bổ sung, sửa đổi)
Bảo đảm cho nghĩa vụ nêu trong hợp
đồng chính
Sửa đổi, bổ sung nội dung của HĐ chính
Có thể là 1 HĐ riêng ngoài HĐ chính,
tách rời hợp đồng chính
Là 1 văn bản đi kèm và không tách rời
hợp đồng chính
29. Chứng minh các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các hợp
đồng phụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không tồn tại độc lập mà luôn phụ

thuộc và gắn liền với một nghĩa vụ nào đó, khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên
mới cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa
vụ đó. HĐ bảo đảm phát sinh, thay đổi và chấm dứt theo hiệu lực của HĐ chính. Nội
dung, hiệu lực của biện pháp bảo đảm phù hợp và phụ thuộc vào nghĩa vụ chính, vì
vậy, các biện pháp bảo đảm là các hợp đồng phụ gắn liền với hợp đồng chính
30. Phân tích mối liên hệ giữa thời hạn của nghĩa vụ chính với thời hạn của biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
- Thời hạn cầm cố: do thỏa thuận, nếu không thì đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo
đảm bằng cầm cố
- Thời hạn thế chấp: Thỏa thuận, nếu không thì đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo
đảm bằng thế chấp
Như vậy, do biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mang tính chất bổ sung cho nghĩa
vụ chính, nên nếu thời hạn của nghĩa vụ chính kết thúc thì cũng là lúc thời hạn của
biện pháp bảo đảm chấm dứt. Như vậy, thời hạn của biện pháp bảo đảm là một thời
hạn nhất đinh trùng với thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính
(Chị Nguyên) - Câu 31: Nội dung của việc trả lại tài sản cầm cố
Điều 340 BLDS quy định: Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản
1,2 ĐIều 339 của Bộ luật này thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu
được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả
lại cho bên cầm cố , nếu không có thỏa thuận khác.
Điều 339 BLDS:
K1: Nghĩa vụ được bảo đảm bằng việc cầm cố chấm dứt
K2: Việc cấm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm
khác.
Câu 32: Nội dung Đ 410 BLDS được hiểu như thế nào
K2 Điều 410 BLDS quy định: Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt
hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế
bằng hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Nội dung điều luật này có thể hiểu: Khi hợp đồng chính (hợp đồng có nghĩa vụ

được bảo đảm) bị vô hiệu thì giao dịch bảo đảm không bị chấm dứt, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác. Điều này cũng đã được quy định tại Điều 15 NĐ
163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 như sau:
Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng
đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng
có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có
thoả thuận khác. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định
trên thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ
hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
Câu 33: Nội dung của việc thế chấp tài sản đang trong thời hạn cho thuê
Điều 345 BLDS quy định: Tài sản đang cho thuê cũng có thể được dùng để thế chấp.
Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản thuộc tài sản thế chấp, nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 24 Nghị định 163 quy định:
Trong trường hợp thế chấp tài sản đang cho thuê thì bên thế chấp thông báo về việc
cho thuê tài sản cho bên nhận thế chấp; nếu tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ
thì bên thuê được tiếp tục thuê cho đến khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng, trừ trường
hợp các bên có thoả thuận khác.
Câu 34: Xác định giá trị tài sản thế chấp là QSD đất
(Lưu ý: nội dung này quy định tại khoản 3 Điều 8 NĐ 178/1999/NĐ-CP ngày
19/11/1999. Hiện tại NĐ 178 đã bị bãi bỏ, nhưng chưa tìm thấy nội dung này được
quy định tại văn bản nào. Mọi người kiểm tra và sửa lại nhé)
K3 Điều 8: Giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định như sau:
a) Đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất ở; đất chuyên dùng; đất mà tổ chức kinh tế
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc được Nhà nước
giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất hoặc tiền nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp; đất mà hộ gia đình, cá nhân nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc được Nhà nước giao
có thu tiền sử dụng đất, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo giá

đất của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành áp dụng tại
thời điểm thế chấp;
b) Đất được Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời
gian thuê; đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê đã trả tiền thuê đất cho cả thời
gian thuê mà tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp; đất được Nhà nước
cho hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất
đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm; đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê đã trả
tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm và
tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp, thì giá trị quyền sử dụng đất thế
chấp gồm tiền đền bù thiệt hại khi được Nhà nước cho thuê đất (nếu có) và tiền thuê
đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ đi tiền thuê đất đã trả cho thời gian đã sử dụng;
c) Đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê,
khi thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã
đầu tư xây dựng trên đất đó, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo
số tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ tiền thuê đất đã trả cho thời gian đã sử
dụng;
d) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế không thu tiền sử dụng đất để sử dụng
vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; đất
được Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiền thuê đất hàng
năm hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại
dưới 5 năm, thì giá trị tài sản thế chấp không tính giá trị quyền sử dụng đất;
đ) Trường hợp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà người thuê đất được miễn, giảm
tiền thuê đất theo quy định của pháp luật, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được
tính theo giá trị thuê đất trước khi được miễn, giảm.
Câu 35: Nội dung xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp có nhiều tài sản cầm cố
Điều 337 BLDS quy định: Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều
vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác. Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị
của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho

bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
(Chị Mai) - Câu 36. So sánh cầm cố với cầm đồ
Tiêu
chí Cầm cố Cầm đồ
Giống - Có sự chuyển giao tài sản bảo đảm
- Chủ yếu chuyển giao TS dưới dạng vật để được nhận lợi ích vật chất dưới dạng tiền.
- Giá trị tài sản lớn hơn giá trị nghĩa vụ cần bảo đảm.
Khác - Áp dụng đối với tất cả các giao dịch
dân sự
- Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: xử
lý TS theo thoả thuận hoặc bán đấu
giá
- Áp dụng đối với các giao dịch vay tiền.
- Quan hệ cầm đồ là một hình thức phát triển
của quan hệ cầm cố, mang tính chất chuyên
nghiệp dưới dạng là một dịch vụ kinh doanh
tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố.
- Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng ký
kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các
quy định của PL về lãi suất cho vay, bảo quản
và xử lý tài sản cầm đồ…
- Bên cầm đồ trả lãi hoặc mất tài sản đã cầm
cho bên nhận cầm đồ
Câu 37.Phương thức thanh toán tiền bán tài sản cầm cố
Tiến bán tài sản cầm cố được thanh toán bao gồm các khoản theo thứ tự sau:
- Chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan;
- Nếu nghĩa vụ là một khoản vay thì sẽ thanh toán tiền gốc, lãi, tiền phạt, tiền
bồi thường thiệt hại nếu có;
- Nếu tiền bán tài sản còn thừa thì phải hoàn lại cho bên cầm cố;
- Nếu tiền bán không đủ để thanh toán thì bên cầm cố phải trả tiếp tục phần còn

thiếu đó.
Câu 38.Ý kiến của anh/chị về quy định bảo đảm nghĩa vụ dân sự bằng tín chấp
của các tổ chức chính trị xã hội
Tín chấp là việc tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở (Hội Nông dân, Hội LHPN,
Tổng LĐLĐ VN, Đoàn TNCSHCM, MTTQ, Hội CCB), bằng uy tín của mình bảo
đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản
xuất kinh doanh, làm dịch vụ.
Tín chấp là bão lãnh bằng uy tín, thực chất đây là một phương thức thực hiện
chủ trương xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, khác với vai trò
của người bảo lãnh thông thường là phải thực hiện nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ vi
phạm nghĩa vụ, trong tín chấp các tổ chức CTXH ko phải chịu trách nhiệm trả nợ cho
thành viên tổ chức mình. Tổ chức CTXH tiến hành các hoạt động cần thiết để bảo đảm
khả năng trả nợ đạt hiệu quả cao nhất cho các thành viên của tổ chức mình mà thôi.
*Ý kiến: Việc quy định bảo đảm nghĩa vụ bằng tín chấp của các tổ chức chính
trị xã hội có mục đích, ý nghĩa xã hội rất lớn, giải quyết việc làm, góp phần tạo điều
kiện hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định đời
sống, thoát nghèo.
Hạn chế: - Số vốn vay không lớn do vậy với khoản vay tối đa ấn định cho
từng đối tượng cụ thể, vẫn chưa thực sự giúp các cá nhân, hộ gia đình phát triển sản
xuất, kinh doanh…
- Tổ chức chính trị XH không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi bên
vay tín chấp vi phạm nghĩa vụ, cán bộ tổ chức CTXH ở cơ sở trình độ còn hạn chế do
vậy việc phối hợp với tổ chức cho vay vốn, hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân nghèo
vay vốn chưa chặt chẽ, chưa thực sự giám sát sử dụng vốn vay đúng mục đích…
Câu 39.Nội dung của việc đăng ký giao dịch bảo đảm
39.1.Khái niệm: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là những biện pháp do các
bên thoả thuận mang tính chất tài sản nhằm thúc đẩy bên có nghĩa vụ thực hiện đúng
nghĩa vụ với người có quyền, trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện,
thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì người có quyền có thể thoả mãn
quyền của mình thông qua biện pháp bảo đảm đó.

39.2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm:
- Chỉ phát sinh trên cơ sở có sự thoả thuận của các bên chủ thể
- Được coi là hợp đồng phụ với mục đích để bảo đảm thực hiện nghãi vụ trong
một hợp đồng được xác định (được gọi là hợp đồng chính).
- Lợi ích vật chất là đối tượng chủ yếu của các biện pháp bảo đảm.
- Các biện pháp bảo đảm có tính chất dự phòng, chỉ được áp dụng khi có hành
vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra.
- Phạm vi của các biện pháp bảo đảm do các bên thoả thuận, có thể là toàn bộ
hay một phần nghĩa vụ.
- Các biện pháp bảo đảm có mục đích bảo vệ lợi ích của bên có quyền một cách
chắc chắn thông qua việc thoả thuận về một tài sản dự phòng sẽ được xử lý để khấu
trừ nghĩa vụ vi phạm.
39.3. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm:
- Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là tài sản. Điều 320 BLDS quy định về
các tài sản bảo đảm,
+ Điều kiện: Tài sản do các bên thoả thuận, phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm;
TS không phải là đối tượng bị tranh chấp về QSH cũng như QSD; TS được phép lưu
thông; TS được xác định cụ thể (động sản hay bất động sản, vật đặc định hay vật cùng
loại, có hay ko có giấy đăng ký QSHTS…); một tài sản cũng có thể được dùng để làm
vật bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự (tại thời điểm xác lập giao dịch
bảo đảm, vật đó có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm).
- Quyền tài sản là đối tượng của các biện pháp bảo đảm; gồm:
+ Quyền sở hữu trí tuệ
+ Quyền đòi nợ
+ Quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm.
+ Quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp.
+ Quyền TS phát sinh từ hợp đồng: các quyền yêu cầu thanh toán từ các hợp
đồng đã thực hiện.
+ Các quyền tài sản khác thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm như quyền thuê
nhà, quyền yêu cầu thu cước phí từ những hợp đồng dịch vụ điện thoại, điện nước…

+ Quyền sử dụng đất (tuân theo quy định của BLDS, Luật đất đai).
+ Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự theo quy định của BLDS và pháp luật về tài nguyên.
39.4.Việc xử lý tài sản phải được đăng ký và tất cả các bên nhận bảo đảm
cùng tham gia xử lý tài sản bảo đảm thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:
- Nếu tất cả các giao dịch bảo đảm đều được đăng ký: căn cứ vào thứ tự đăng
ký.
- Nếu có giao dịch đăng ký và giao dịch không đăng ký: căn cứ vào giao dịch
có đăng ký.
- Nếu các giao dịch đều không đăng ký: căn cứ vào ngày tháng năm xác lập
giao dịch.
Các bên cùng nhận tài sản bảo đảm có quyền thoả thuận về việc thay đổi thứ tự
ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh
toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình đã thế quyền.
39.5.Hình thức của các biện pháp bảo đảm: được thể hiện bằng văn bản, giao
dịch bảo đảm cần phải công chứng, chứng thực nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp
luật có quy định.
Trong một số trường hợp nhất định thì biện pháp bảo đảm cũng phải được đăng
ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới phát sinh hiệu lực pháp luật.
39.6. Đăng ký các biện pháp bảo đảm: là một thủ tục pháp lý quan trọng do
pháp luật quy định hoặc do các chủ thể thoả thuận bởi nó làm phát sinh những hậu quả
sau:
- Đăng ký giao dịch là điểu kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm.
Điểm c, điều 10 NĐ 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định: “Việc thế chấp
QSD đất, QSD rừng, QSH rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể
từ thời điểm đăng ký thế chấp”.
- Đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối kháng với người thứ ba kể từ
thời điểm đăng ký.
- Đăng ký giao dịch bảo đảm là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên trong thanh
toán trong trường hợp dùng một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ.

Câu 40.Nghĩa vụ của người bảo lãnh trong trường hợp nghĩa vụ dân sự được
chuyển giao cho người thứ ba
Chuyển giao nghĩa vụ là sự thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ với người khác
trên cơ sở đồng ý của người có quyền nhằm chuyển nghĩa vụ cho người khác – người
thế nghĩa vụ. Người thế nghĩa vụ trở thành người có nghĩa vụ mới phải thực hiện nghĩa
vụ vì lợi ích của người có quyền.
Về nguyên tắc, việc chuyển nghĩa vụ phải được sự đồng ý của bên có quyền, trừ
trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc do pháp luật quy
định không được chuyển giao nghĩa vụ
Không như chuyển giao quyền yêu cầu, khi chuyển giao nghĩa vụ thì biện pháp bảo
đảm kèm theo nghĩa vụ đó chấm dứt, nếu hai bên không có thỏa thuận khác. Điều 317
BLDS quy định: “Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được
chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Có thể thấy quy định này không hề bất hợp lý chút nào:
- Nếu B dùng tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ cho khoản nợ mà B vay của A, thì
khi B chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho C và được A đồng ý, thì nghĩa là C hoặc sẽ
dùng tài sản khác của mình để tiếp tục bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ mà từ đây C là
người thế nghĩa vụ; hoặc C là người có đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ ngay cho A và
thanh toán khoản nợ cho A. Mặt khác, khi B chấm dứt tư cách chủ thể trong quan hệ
nghĩa vụ, thì cũng mặc nhiên tài sản làm bảo đảm của B không cần phải bảo đảm cho
nghĩa vụ mà B không còn là bên có nghĩa vụ nữa.
- Nếu trong quan hệ nghĩa vụ này, có bên thứ ba là D, dùng tài sản của mình để bảo
đảm cho nghĩa vụ trả nợ của B cho A, thì cũng tương tự như trên, tài sản của D dùng
để bảo đảm cho bên xác định là B, khi B chuyển nghĩa vụ cho C thì nếu không có sự
thỏa thuận của các bên, quan hệ bảo đảm này cũng chấm dứt, và một là có bên khác
thay thế cho bên thứ ba dùng tài sản của mình bảo đảm cho bên thế nghĩa vụ là C;
hoặc C không cần một bên thứ ba đó cũng có khả năng bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ
của mình với A. Khi bên có nghĩa vụ chuyển giao nghĩa vụ thì nghiễm nhiên chấm dứt
tư cách chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ, và bên thế nghĩa vụ trở thành chủ thể thay thế
cho bên có nghĩa vụ trong quan hệ này. Như vậy hậu quả pháp lý của việc chuyển giao

nghĩa vụ chính là chấm dứt tư cách chủ thể của một cá nhân, tổ chức và bắt đầu tư
cách chủ thể với một cá nhân, tổ chức mới với tất cả những nghĩa vụ được kế thừa đầy
đủ từ bên chuyển giao nghĩa vụ.
Người thế quyền phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với người có quyền trong
thời hạn được thỏa thuận hoặc khi người có quyền yêu cầu.

×