Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận môn tài chính quốc tế Nghiên cứu về EMU Đồng EURO và khả năng hình thành liên minh tiền tệ và một đồng tiền chung Châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.79 KB, 16 trang )

Hà Nội
Tháng 08/2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
PGS.TS Đặng Thị Nhàn
Nghiên cứu về EMU - Đồng EURO và
khả năng hình thành liên minh tiền tệ và một
đồng tiền chung Châu Á
Nhóm học viên :
Trần Thị Mai Anh
Trần Tuấn Nhã
Trần Văn Thắng
Lớp cao học : Thương mại 6A


NỘI DUNG
1.Triển vọng về một đồng tiền chung Châu Á 3
2.Lợi ích của việc thống nhất tiền tệ 4
3.Chi phí của việc thống nhất tiền tệ 6
4.Thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành đồng tiền chung 7
5.Định giá đồng tiền chung Châu Á 8
2
Trong vài thập kỉ trở lại đây, xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa nổi lên như
là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển, đã và đang khuyến khích sự ra đời của các
liên minh tiền tệ. Sau sự ra đời của Liên minh tiền tệ châu Âu, lý thuyết và thực
tiễn đều cho thấy rằng ở Châu Á (ASEAN) có thể và có đủ khả năng hình thành
một liên minh tiền tệ của khu vực.
Nhận thức được điều đó, các nước Châu Á, đặc biệt là những nước trong khu
vực Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc đang từng bước thực hiện những bước đi
vững chắc tạo tiền đề cho sự hình thành một liên minh tiền tệ của khu vực mà ban


đầu là các hiệp định về lộ trình cắt giảm tiến tới xóa bỏ các hàng rào thuế quan và
phi thuế quan (hiệp định CEPT), hiệp định khung về khu vực đầu tư AIA, tiếp đến
là hội nghị cấp cao ASEAN 20 cam kết thúc đẩy hợp tác và tăng cường phối hợp
chính sách kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, sự ra đời của “Sáng kiến Chiang mai” đã
tạo nền tảng vững chắc cho việc thiết lập một cơ chế liên kết tỷ giá, một trong
những điều kiện tiên quyết cho việc hình thành một liên minh tiền tệ.
Do các nước ASEAN10+3 là những nước chiếm tỷ trọng thương mại lớn tại
Châu Á, mặt khác ASEAN cũng là khu vực mậu dịch tự do với những tiền đề cho 1
liên minh tiền tệ nên bài viết dưới đây tập trung nghiên cứu đồng tiền chung của
khối ASEAN10+3 với tư cách là đồng tiền chung đại diện của các nước Châu Á.
1. Triển vọng về một đồng tiền chung Châu Á
Ý tưởng về đồng tiền chung Châu Á (Asian Monetary Unit - viết tắt là AMU)
đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên các quốc gia sau đó chưa có một nỗ lực cụ thể nào để
thực hiện ý tưởng này. Vì vậy 10 năm trước, AMU được xem như chỉ tồn tại trên lý
thuyết.
Từ sau khủng hoảng tài chính – kinh tế Châu Á năm 1997, vấn đề đồng tiền
chung Châu Á mới được nhấn mạnh và đã được đề cập khá nhiều trong các Hội
nghị quốc tế và khu vực như Kế hoạch Hành động Hà Nội (tháng 12/1998) và Hội
nghị thượng đỉnh ASEAN+3 ở Manila (tháng 11/1999), và ASEAN+3 ở Chiang
Mai (Thái Lan - tháng 5/2000 và Manila - tháng 05/2012). Thời gian gần đây, nhu
cầu có một đồng tiền chung Châu Á càng trở nên cấp thiết khi giao lưu thương mại
giữa các nước tăng vọt năm này qua năm khác.
Ý tưởng về việc hình thành đồng tiền chung Châu Á là rất tích cực trong xu
thế liên kết khu vực, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng khả năng cạnh
tranh, mặt khác sẽ giúp các quốc gia Châu Á hạn chế sự lệ thuộc quá nhiều vào
đồng USD và tránh được những biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế. Ngoài ra,
dự tính thiết lập một đơn vị tiền tệ Châu Á tạo ra một mức chuẩn khu vực nhằm
theo dõi những xu hướng tác động qua lại lẫn nhau giữa các đồng tiền Châu Á cũng
như tác động giữa các đồng tiền này trong một tổng thể với các đồng tiền của các
quốc gia khác như đồng USD, đồng Euro, hay đồng bảng Anh. Nếu đồng tiền

3
chung ra đời, Châu Á sẽ có tiền đề cho những triển vọng lớn hơn nữa trên bình diện
toàn cầu. Rất có thể trên thế giới sẽ xuất hiện một trung tâm tài chính thứ ba (sau
Mỹ và châu Âu) liên kết các nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương,
mà chất kết dính nó chính là đồng AMU.
Châu Á được lợi nhờ tham khảo kinh nghiệm của quá trình hình thành đồng
tiền chung châu Âu (đồng EURO kéo dài 40 năm). Đến nay, việc công bố sử dụng
đồng AMU (2006) khá tương tự như đồng ECU, thành lập Quĩ châu Á, cho ra đời
thị trường trái phiếu Châu Á, qui định các điều kiện chuẩn bị gia nhập khu vực…
dường như mô phỏng lại quá trình hình thành Eurozone. Theo đánh giá của các
chuyên gia tài chính Châu Á, việc ra đời của đồng AMU sẽ nhanh hơn đồng Euro.
Tuy nhiên quá trình hình thành và đưa vào sử dụng đồng AMU cũng sẽ gặp
một số khó khăn. Khó khăn lớn nhất cho việc ra đời đồng tiền chung là sự khác biệt
lớn giữa các thành viên và cốt lõi của quá trình chuẩn bị cho Aszone là đạt được sự
thống nhất trong sự khác biệt quá lớn này. Do tính đa dạng về kinh tế, văn hóa,
chính trị giữa các quốc gia Châu Á cũng hình thành nhiều cấp độ phát triển kinh tế
khác nhau trong khu vực, tạo nên khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển của
quốc gia, dẫn đến việc xác định khác nhau giữa các lợi ích và vấn đề ưu tiên trong
hợp tác. Khoảng cách chênh lệch trên cũng tạo bất lợi đối với các nước kém phát
triển trong phân công lao động quốc tế, do các nước lớn có lợi thế hơn về vốn, công
nghệ và khả năng cạnh.
2. Lợi ích của việc thống nhất tiền tệ
− Kích thích phát triển thương mại
Việc sử dụng đồng tiền chung giúp hạn chế chi phí giao dịch liên quan đến
chuyển đổi các đồng tiền khác nhau, góp phần kích thích tăng khối lượng thương
mại, thúc đẩy mối liên kết kinh tế, tài chính, tiền tệ, thậm chí cả về chính trị, từ đó
đẩy mạnh phồn vinh kinh tế của các nước thành viên. Ngoài ra, việc thống nhất tiền
tệ giúp tạo môi trường đầu tư ổn định hơn với chi phí rủi ro giảm đáng kể.
− Các yếu tố sản xuất được phân bổ hiệu quả
Việc các nước áp dụng các biện pháp kiểm soát chu chuyển vốn và phân biệt

đối xử vốn tài chính làm cho nguồn vốn của các nước không được phân bổ tối ưu.
Khi xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp kiểm soát tỷ giá và không có sự biến động của
tỷ giá (sử dụng đồng tiền chung), nguồn vốn được phân bổ hiệu quả hơn nhiều
trong nội bộ các nước. Mặt khác, lương và thu nhập được tính bằng đồng tiền
chung sẽ được phân bổ tốt hơn, người lao động sẽ tự do di chuyển từ khu vực có
năng suất lao động thấp đến khu vực có năng suất lao động cao hơn.
− Tiết kiệm dự trữ ngoại hối và lợi ích từ việc phát hành tiền
Khi đồng tiền chung ra đời, các nước trong khối giảm được ít nhất là số dự trữ
ngoại hối dùng để giao dịch trong nội bộ khối. Hơn nữa so với các đồng tiền riêng
lẻ thì đồng tiền chung có xu hướng biến động ít hơn so với đồng tiền của nước thứ
3. Điều này xảy ra là vì mức hoạt động trung bình của nền kinh tế được tính chung
4
bằng 1 đồng tiền thường ổn định hơn so với từng nền kinh tế đơn lẻ đối với đồng
tiền riêng của mình, vì vậy nhu cầu dự trữ ngoại hối đối với các nước sử dụng đồng
tiền chung giảm xuống.
− Tiết kiệm chi phí hành chính trong kinh doanh
Với việc sử dụng đồng tiền chung, các công ty tiết kiệm được các nguồn lực
của mình để kiểm soát rủi ro ngoại hối, rủi ro từ hoạt động kinh doanh do sử dụng
những đồng tiền khác nhau của các nước và kiểm tra chiến lược giá cả trên các thị
trường Châu Á khác nhau.
− Tăng cường thanh khoản và hợp lý hóa thị trường tài chính
Thị trường tài chính bao gồm thị trường trái phiếu chính phủ và thị trường cổ
phiếu công ty. Mọi khoản vay của chính phủ thành viên đều được thực hiện bằng
đồng tiền chung làm cho thị trường trái phiếu chính phủ trở nên linh hoạt hơn, giảm
chi phí giao dịch. Thị trường cổ phiếu công ty đều được niêm yết bằng 1 đồng tiền
chung khiến giao dịch trên thị trường cổ phiếu được hiệu quả, kích thích doanh số
giao dịch trên thị trường này.
Do thị trường tài chính hoạt động hiệu quả, chính phủ và công ty giảm được
chi phí tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính.
− Giá cả trở nên trung thực, rõ ràng hơn

Việc tất cả hàng hóa và dịch vụ trong khu vực đều được yết giá bằng đồng
tiền chung gây ra khó khăn đối với các nhà sản xuất mong muốn duy trì chênh lệch
giá giữa các thị trường khác nhau. Quy luật cạnh tranh buộc các công ty đa quốc
gia phải áp dụng chính sách định giá hàng hóa thống nhất trên cơ sở mức giá thấp
nhất trong khu vực khối => người tiêu dùng được lợi, trong khi đó các công ty đa
quốc gia giảm lợi nhuận.
− Lợi ích ngăn ngừa, kiểm soát khủng hoảng của khu vực
Sự hợp tác tiền tệ giúp các nước có sự liên hệ chặt chẽ hơn về kinh tế cũng
như các chính sách điều tiết vĩ mô, giúp giảm thiểu sự lây lan ra các nước trong khu
vực khi một nước gặp khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 đã cho thấy rằng các cơ chế quốc tế
để hỗ trợ tài chính hiện có (do IMF phối hợp) là không đủ đối với các nước. Các
nguồn vốn do IMF nỗ lực cung cấp chưa đủ về quy mô, tốc độ giải ngân quá chậm
và thường đi kèm với những điều kiện kinh tế vĩ mô không phù hợp với hoàn cảnh
cụ thể của các quốc gia bị khủng hoảng. Việc một số nước tích luỹ các nguồn dự
trữ ngoại tệ lớn để đối phó với các cuộc tấn công của giới đầu cơ trong tương lai là
một việc làm rất tốn kém, do đó các nước có thể tiết kiệm các nguồn vốn đó bằng
cách kết hợp các quỹ dự trữ của các nước trong khu vực với nhau.
Bên cạnh đó, cạnh tranh kinh tế giữa các nước có thể gây khó khăn cho sự
phát triển ổn định của từng nước cũng như khu vực. Gần đây, các nước ASEAN
tăng tỷ lệ thương mại nội bộ và cũng do các sản phẩm xuất khẩu của họ thường
5
cạnh tranh với nhau trên các thị trường thứ ba. Điều này khiến cho một số nước có
động cơ để phá giá nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Do đó thay vì phá giá để tăng
khả năng cạnh tranh cho riêng hàng hoá nước mình, một cơ chế phối hợp tỷ giá hối
đoái trong khu vực có thể sẽ mang lại thế cân bằng hợp tác tốt hơn và đem lại lợi
ích cho cả hai bên.
− Lợi ích ổn định tỷ giá hối đoái
Khi thống nhất tiền tệ các nước với nhau có thể khắc phục được những hạn
chế của chế độ tỷ giá cố định hay thả nổi mà các nước Châu Á hiện đang sử dụng.

Chế độ tỷ giá cố định giúp cho các nước ổn định giá cả, tránh rủi ro tỷ giá nên
giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng nó cũng có thể làm giảm sức cạnh tranh
với các nước khác trong thị trường xuất khẩu. Cố định tỷ giá bằng USD, khi USD
tăng giá làm đồng tiền của quốc gia bị đánh giá cao hơn giá trị thực tế (đồng tiền
quốc gia cũng tăng giá) thì bị giảm xuất khẩu, tăng thâm hụt tài khoản vãng lai.
Chế độ thả nổi giúp đánh giá đúng giá trị đồng tiền theo qui luật cung cầu
nhưng tỷ giá dao động mạnh, dễ biến động theo nhiều yếu tố, gây khó khăn trong
việc kiểm soát giá cả.
Khi sử dụng đồng tiền chung, không cần thiết phải neo giá theo đồng tiền theo
đồng tiền lớn khác mà sử dụng trực tiếp đồng tiền chung này, các nước cùng nhau
điều hành chính sách tỷ giá nên khắc phục được hạn chế hai chế độ tỷ giá kia.
3. Chi phí của việc thống nhất tiền tệ
− Mất quyền tự chủ trong hoạch định chính sách tiền tệ
Khi có đồng tiền chung với 1 hệ thống tỷ giá cố định không điều chỉnh, không
hạn chế trong chu chuyển vốn sẽ dẫn đến hình thành mức lãi suất ngắn hạn thống
nhất giữa các nước thành viên. Mức lãi suất này có thể sẽ không thích hợp với một
số quốc gia, đây là tình trạng mất tự chủ trong chính sách tiền tệ của các quốc gia
thành viên.
− Mất tự chủ trong chính sách kinh tế vĩ mô
Các quốc gia có lựa chọn về mức độ lạm phát-công ăn việc làm khác nhau.
Có những nước chấp nhận mức lạm phát cao để giải quyết vấn đề việc làm, cũng có
nước muốn kìm hãm mức lạm phát ở mức vừa phải và chấp nhận đánh đổi bằng tỷ
lệ thất nghiệp cao hơn. Khi tham gia liên minh tiền tệ, các thành viên phải áp dụng
một chính sách kinh tế vĩ mô nhằm bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động kinh
tế. Trong ngắn hạn, điều này gây ra sự mất tự chủ của các nước thành viên khi nền
kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát và thất nghiệp ở ngoài tầm kiểm soát.
− Bất bình đẳng khu vực
Việc hình thành Liên minh tiền tệ kích thích vốn và lao động di chuyển từ khu
vực (quốc gia) có năng suất lao động thấp đến nơi có năng suất lao động cao. Điều
6

này tạo ra hậu quả xã hội khá nghiêm trọng vì lực lượng lao động ở đây là lao động
chính có tầm quan trọng trong khu vực.
− Chi phí thời kỳ quá độ
Khi quyết định sử dụng đồng tiền chung các quốc gia thành viên phải chịu chi
phí gọi là chi phí thời kì quá độ bao gồm chi phí thu hồi đồng bạc hiện hành, in
đồng bạc chung, thay đổi hệ thống thông tin phù hợp với đồng tiền chung.
4. Thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành đồng tiền chung
Thuận lợi:
Hiện nay, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vào tháng 06/2006 đã khởi
động đơn vị tiền tệ châu Á - một chỉ số có trọng số của rổ tiền tệ Châu Á, theo đó
coi đây là công cụ để giám sát những biến động về giá trị của các đồng tiền trong
khu vực. Đây là lần đầu tiên mà một tổ chức quốc tế như ADB tạo ra một chỉ số
như vậy cho Châu Á. ADB hiện đang nghiên cứu để 40 nước Châu Á đều được
tính trong chỉ số của đồng tiền chung. Tuy nhiên, ban đầu, ADB có kế hoạch để tạo
ra một chỉ số của tiền tệ Đông Á bao gồm chỉ có 15 nền kinh tế: 10 nước ASEAN
cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong và Đài Loan. Chỉ số này
có thể sau đó được mở rộng để bao gồm các quốc gia khác như Ấn Độ, Australia
và New Zealand.
Bên cạnh đó, các hội nghị và hiệp định trong khu vực về vấn đề đồng tiền
chung cũng đã và đang được tiến hành, mà gần đây nhất là hội nghị giữa các Bộ
trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương của các thành viên
ASEAN10+3 và Cơ quan tiền tệ Hồng Kông tại Manila vào ngày 3/5/2012. Tiền tệ
khu vực và hợp tác tài chính cũng đã tăng lên rõ rệt kể từ khi cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á năm 1997-1998. Tỷ lệ phần trăm của dòng vốn FDI trong khu vực đã
tăng từ khoảng 50% năm 2000 lên 79% vào năm 2005. Tương tự như vậy, tỷ lệ
phần trăm tài sản danh mục đầu tư trong khu vực được tổ chức bởi các nước trong
khu vực đã tăng gấp đôi từ 8% tổng tài sản đầu tư năm 2002 lên 16% trong năm
2007. Đông Á đã tiến nhất trong các điều khoản của hợp tác tiền tệ và tài chính.
Các nước Châu Á, đặc biệt là khối ASEAN10+3 cũng đang từng bước tiến
hành các tiền đề cho một khu vực tiền tệ chung như cắt giảm các hàng rào thuế

quan và phi thuế quan (theo hiệp định CEPT thì đến năm 2015, mức thuế suất của
các nước Asean giảm xuống còn 0% và loại bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế),
xây dựng khu vực đầu tư ASEAN (AIA), các chương trình hợp tác kinh tế trong và
ngoài khối như Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO). Tại Châu Á,
ngày càng có nhiều nền kinh tế tham gia vào các hiệp định thương mại tự do song
phương hoặc khu vực, hoặc các FTA (khu vực mậu dịch tự do). Theo ADB (số liệu
từ website ADB), ước tính rằng hiện nay có hơn 260 FTA song phương và đa
phương ở Châu Á hoặc đang có hiệu lực, hoặc đang được đề xuất, hoặc hiện đang
đang trong quá trình đàm phán.
7
Khó khăn:
Nguyên tắc tổng quát hình thành nên khối EU là hợp tác và đồng thuận. Mặc
dù các nước Châu Âu có nhiều vấn đề khác biệt, bất đồng, nhưng họ đều ngồi lại
thương thảo để đi đến những điểm chung. Trong cộng đồng Châu Âu, giữa các
nước có nhiều nét tương đồng về lịch sử, kinh tế, chính trị nên đi đến thống nhất là
không khó. Đối với các nước Châu Á, còn quá nhiều điểm chưa thống nhất để đi
đến hình thành đồng tiền chung:
− Chưa có chính sách chung, cơ quan quản lí chung: Dù các nước ASEAN có
cuộc họp cấp cao hàng năm để thảo luận các vấn đề chung về an ninh, môi trường,
kinh tế, giáo dục, thể thao… nhưng để hình thành chính sách chung, cơ quan quản
lí chung thì còn xa vời (trong khi đó khối EU đã có thượng viện, hạ viện, cơ quan
hành pháp, tư pháp).
− Vẫn còn tranh chấp giữa các quốc gia: Tranh chấp quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa trên biển Đông giữa các nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Đài
Loan, tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia, tranh chấp nguồn nước
giữa Malaysia và Singapo, mâu thuẫn về khai thác sông Mekong giữa các nước có
sông Mekong đi qua.
− Khác biệt về trình độ phát triển, trình độ dân trí, tôn giáo, sắc tộc, tội phạm,
y tế, môi trường, : Khoảng cách quá lớn về GDP giữa Trung Quốc (gần 7043 tỷ
USD), Nhật Bản (4305 tỷ USD), với Lào, Myanmar, Campuchia (dưới 18 tỷ USD)

(năm 2011) và khoảng cách về mức sống: thu nhập bình quân đầu người các nước
như Singapo, Brunây, Malaysia gấp 10-16 lần các nước như Lào, Campuchia, Việt
Nam. Cư dân các nước trong khu vực cũng ít hiểu biết về dân tộc, văn hóa các
nước láng giềng, trình độ dân trí, khoa học kĩ thuật các nước cũng chênh lệch quá
lớn.
Để khắc phục những khác biệt, bất đồng, mâu thuẫn như trên cần các quốc gia
phải có thiện ý hợp tác và tốn một khoảng thời gian dài nên việc hình thành đồng
tiền chung AMU sẽ còn xa, có thể 20 năm, 50 năm tùy thuộc tình hình kinh tế,
chính trị và sự hợp tác của các nước khu vực.
5. Định giá đồng tiền chung Châu Á
Tính giá đồng AMU theo phương pháp tính đồng ECU (đồng tiền chung
Châu Âu):
Theo phương pháp này, ta chọn đồng tiền của các nước ASEAN10+3 làm
thành phần cấu tạo nên đồng AMU. Các nước ASEAN10+3 gồm có Brunei,
Campuchia, Inđônêxia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái
Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc. Đồng AMU sau này có thể
được mở rộng thêm, gồm các nước Hồng Kông, Đài Loan và có thể cả Úc,
Newzealand, Ấn Độ.
8
Đồng AMU được coi là đại diện cho giá trị trung bình tiền tệ của các nước
ASEAN10+3. Ta tính toán đồng AMU theo các phương pháp được sử dụng để tính
toán đơn vị tiền tệ Châu Âu (ECU) được các nước EU thông qua theo Hệ thống
Tiền tệ châu Âu (EMS) trước khi có sự ra đời của đồng Euro vào năm 1999.
Tương tự cách mà ECU được định nghĩa là một rổ tiền tệ của các nước thành
viên EU, đồng AMU được coi là một rổ tiền tệ của ASEAN10 +3. Trọng lượng của
mỗi đồng tiền trong rổ được tính toán dựa trên tỷ trọng GDP tương ứng của các
quốc gia dựa vào ngang giá sức mua của tiền tệ (PPP), và khối lượng thương mại
(tổng lượng xuất khẩu và nhập khẩu) trong tổng số các nước lấy mẫu cho các quốc
gia có liên quan.
Giá trị của đồng AMU được tính so với bình quân gia quyền của đồng USD

và đồng EURO bởi vì Mỹ và các nước EU là đối tác thương mại quan trọng đối với
khu vực Đông Á. Bình quân gia quyền của USD và đồng EURO (sau đây gọi là
đồng US $-EURO) được tính dựa trên khối lượng thương mại của các nước Đông
Á với Hoa Kỳ và khu vực đồng EURO. Tỷ trọng tương ứng của đồng USD và đồng
EURO được thiết lập ở mức 65% và 35% .
Bảng 1 biểu thị các tài khoản thương mại của 13 nước Đông Á từ 1990 đến
2009, cho thấy các tài khoản thương mại gần đạt cân bằng nhất vào năm 2001. Giả
sử một khoảng thời gian một năm trước khi việc thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng
đến khối lượng thương mại, ta chọn năm 2000 - 2001 là thời kỳ chuẩn (đây là giai
đoạn mà tổng cán cân thương mại của các nước thành viên, tổng cán cân thương
mại của các nước thành viên (trừ Nhật Bản) với Nhật Bản, và tổng số dư thương
mại của các nước thành viên với phần còn lại của thế giới cần được tương đối gần
bằng không). Trong thời kỳ chuẩn, tỷ giá hối đoái của đồng AMU đối với đồng
(US $-EURO) được thiết lập thống nhất. Ta định nghĩa tỷ giá hối đoái của mỗi
đồng tiền Đông Á đối với đồng AMU trong thời kỳ chuẩn là tỷ giá chuẩn.
9
Bảng 1. Cán cân thương mại của các nước Asean10 +3
Đơn vị: Triệu USD
Ghi chú: Cán cân thương mại với Nhật Bản là tổng cán cân thương mại của12 nước còn lại
trong khối Asean10+3
10
Bảng 2. Tỷ trọng các đồng tiền trong AMU
Thời kỳ chuẩn: 2000/2001
Nước Đồng
tiền
Khối lượng
thương mại*
%
GDP đo
bằng PPP**

%
Tỷ trọng trung
bình %
Tỷ giá
chuẩn***
Tỷ trọng
AMU
(a) (b) (c) = (a+b)/2 (d) (c)/(d)
Brunei BN$ 0.35 0.12 0.24 0.589114 0.0040
Campuchia CBR 0.18 0.16 0.17 0.000270 6.2017
Trung Quốc CNY 27.14 49.84 38.49 0.125109 3.0765
Indonesia IDR 5.42 5.25 5.34 0.000113 472.2701
Nhật JPY 21.89 26.30 24.10 0.009065 26.5817
Hàn Quốc KRW 13.46 7.87 10.67 0.000859 124.1471
Lào LOK 0.14 0.08 0.11 0.000117 9.4017
Malaysia MLR 7.21 2.21 4.71 0.272534 0.1729
Myanma MYK 0.42 0.24 0.33 0.159215 0.0208
Philipin PLP 2.08 1.97 2.03 0.021903 0.9247
Singapo SP$ 12.27 1.45 6.86 0.589160 0.1165
Thái Lan THB 6.53 3.11 4.82 0.024543 1.9639
Việt Nam VND 2.91 1.39 2.15 0.000072 298.7892
Các số liệu tính đến thời điểm tháng 10/2011
*Khối lượng thương mại của từng nước được tính bằng trung bình của tổng lượng nhập khẩu và
xuất khẩu trong 3 năm 2007, 2008, 2009 (nguồn IMF)
**GDP đo bằng PPP của từng nước là trung bình của GDP đo bằng PPP vào năm 2007, 2008,
2009 theo số liệu từ Báo cáo phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới
***Tỷ giá chuẩn (US$-EURO/đồng tiền tính) là trung bình các tỷ giá hàng ngày của US$-EURO
năm 2000 và 2001
Do chưa cập nhật được số liệu năm 2010-2011 nên ta lấy số liệu trung bình trong 3 năm 2007-
2009 là 3 năm gần nhất, phản ánh các mối quan hệ thương mại gần đây nhất và điều kiện kinh tế

của 13 nước Đông Á.
Để tính tỷ giá hối đoái của đồng AMU đối với đồng US$-EUR, có thể sử dụng
tỷ trọng AMU trên theo công thức sau:
11
Trên thực tế, tỷ giá của các đồng tiền so với đồng AMU có sự dao động. Vì
vậy, ta sử dụng tỷ giá hối đoái danh nghĩa của từng loại tiền tệ Đông Á so với đồng
AMU để tính toán chỉ số độ lệch AMU danh nghĩa cho từng loại tiền tệ Đông Á so
với tỷ giá chuẩn:
Chỉ số độ lệch danh nghĩa (%)
tỷ giá thực của AMU/đồng tiền tính –tỷ giá chuẩn của AMU/đồng tiền tính
= x100
tỷ giá chuẩn của AMU/đồng tiền tính
Phương pháp tính giá đồng AMU theo Thỏa thuận đa phương hóa Sáng kiến
Chiang Mai ( CMIM):
Đồng AMU tính theo công thức mới dựa trên Tỷ lệ đóng góp của các nước
thành viên theo thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai - CMIM (AMU-
CMI).
Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM) là một thỏa thuận đa phương
giữa các Bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương của các thành
viên ASEAN +3 và Cơ quan tiền tệ Hồng Kông với mục đích cung cấp hỗ trợ tài
chính về đô la Mỹ thông qua tiền tệ giao dịch hoán đổi giữa chúng. Kích thước ban
đầu của Thoả thuận CMIM là 120 tỷ USD bao gồm các khoản đóng góp từ các Bên
CMIM. CMIM được ký vào ngày 24/12/2009 và có hiệu lực vào 24/3/2010. Tại hội
nghị lần thứ 15 tổ chức tại Manila vào 3/5/2012, CMIM đã tăng lên 240 tỷ USD.
Các đặc tính của AMU-CMI như sau:
- Rổ tỷ trọng của AMU-CMI được dựa trên tỷ lệ đóng góp của từng quốc gia
vào CMIM (tổng kích thước của CMIM là 120 tỷ USD).
- Đôla Hồng Kông tham gia trong thành phần các loại tiền tệ của AMU-CMI.
12
Bảng 3. Tỷ trọng các đồng tiền trong AMU - CMI

Năm chuẩn: 2000/2001

Đóng góp vào
CMIM*
(Tỷ USD)
Tỷ trọng
CMIM %
Tỷ giá chuẩn** Tỷ trọng AMU
(a) (b) (c) (b)/(c)
Brunei 0.03 0.025 0.589114 0.0004
Campuchia 0.12 0.100 0.000270 3.6969
Trung Quốc 34.20 28.500 0.125109 2.2780
Hồng Kông 4.20 3.500 0.132842 0.2635
Indonesia 4.77 3.975 0.000113 352.8940
Nhật 38.40 32.000 0.009065 35.3024
Hàn Quốc 19.20 16.000 0.000859 186.1856
Lào 0.03 0.025 0.000117 2.1368
Malaysia 4.77 3.975 0.272534 0.1459
Myanma 0.06 0.050 0.159215 0.0031
Philipin 3.68 3.067 0.021903 1.4001
Singapo 4.77 3.975 0.589160 0.0675
Thái Lan 4.77 3.975 0.024543 1.6196
Việt Nam 1.00 0.833 0.000072 116.4928
Tổng 120.00
*Đóng góp vào CMIM được quyết định trong Hội nghị Bộ trưởng tài chính Asean+3 lần thứ 12
vào ngày 2/5/2010. Tổng lượng đóng góp là 120 tỷ USD.
( />lease.pdf)
**Tỷ giá chuẩn (US$-EUR/đồng tiền tính) là trung bình của tỷ giá hàng ngày của US$-EUR năm
2000 và 2001
Chúng ta có thể sử dụng tỷ trọng AMU-CMI trên để tính tỷ giá hối đoái của

đồng AMU-CMI đối với đồng US$-EUR như sau:
13
Quyết định ra đời đồng AMU là một quyết định tuyệt vời giúp mở ra một
thời kỳ mới trong lịch sử hiện đại của nền kinh tế Châu Á.
Trên phương diện toàn cầu, đồng AMU sẽ đóng vai trò bảo vệ Châu Á trước
chính sách tiền tệ mới của Mỹ mà chủ yếu nhằm làm giảm tỷ giá của đồng USD-
một hành động gây thiệt hại đầu tiên đến các nước Châu Á. Khi đồng AMU trở
thành hiện thực và thay thế đồng USD trong kho dự trữ của các Ngân hàng châu Á,
Mỹ sẽ giảm bớt số lượng tiền phát hành đồng thời nâng cao mức lãi suất - một công
việc có thể làm tăng lạm phát của Mỹ. Tuy việc hình thành đồng AMU không được
coi là mối đe dọa tiềm tàng nhưng Mỹ sẽ buộc phải tính tới một trung tâm tài chính
mới ở Châu Á. Đối với Châu Âu, do luồng dự trữ EURO tại các quốc gia Châu Á
so với USD chênh lệch quá lớn nên hậu quả của việc Châu Á có một đồng tiền
chung mới sẽ không rõ ràng như đối với Mỹ. Sự hình thành thêm một trung tâm
kinh tế mới nữa sẽ đặt nhiều quốc gia vào sự lựa chọn: tham gia vào liên minh tiền
tệ nào có lợi nhất.
Trên phương diện khu vực, với AMU, khu vực Châu Á nói chung và điển
hình là khu vực ASEAN+3 nói riêng sẽ có cơ hội không chỉ là giảm đáng kể mức
độ phụ thuộc vào đồng USD mà còn là tạo ra tiền đề cho những tham vọng lớn hơn
nữa trên phạm vi toàn cầu. Châu Á sẽ nỗ lực để tìm được "vị trí danh dự" thực sự
trong nền kinh tế thế giới.
Nhưng bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng đồng tiền chung Châu Á không có
nghĩa là cứu cánh của khu vực, bởi Châu Á vẫn còn nhiều yếu kém trong hệ thống
quản lý. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 là một minh chứng cho
những bất cập của hệ thống ngân hàng, tài chính, Ngoài ra, để tiến tới một nền
kinh tế vững mạnh cũng cần có sự ổn định về chính trị. Hơn bao giờ hết, mỗi nước
Châu Á cần tự thân làm thông suốt hoạt động trong nước, từ đó tiến tới hội nhập,
đưa Châu Á trở thành trung tâm kinh tế thế giới trong thế kỷ 21.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tiến: Tài chính quốc tế hiện đại- Xuất bản lần thứ tư; Nhà xuất
bản thống kê, Hà Nội, 2005.
2. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo, Khủng hoảng Hy Lạp -thách thức cho đồng
Euro; 13/5/2010;
/>3. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
4. Các website:
− />n_in_asia/100324press_release.pdf
− />− />− />− />− />− />− />15

×