Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân tích tình hình tài chính và định giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÔNG TY ĐẠM PHÚ MỸ (DPM)
TP Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2014
Phân tích mã chứng khoán công ty Đạm Phú Mỹ (DPM)
TỔNG QUAN KINH TẾ VI MÔ
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ
năm 2013. Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013 và cả ba
khu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013. Trong mức tăng 5,18% của
toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,96%. Đây là những dấu hiệu
tích cực, toàn diện về tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản có mức tăng cao nhất với
5,85% ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp nhất ở mức 2,25% nhưng quy mô nông nghiệp
hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong khu vực với khoảng 77%.
Cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay vẫn theo hướng tích cực. Khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
38,70%; khu vực dịch vụ chiếm 43,61%.
2. Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Trong tháng, giá của các mặt hàng thiết yếu trên thế giới tăng không nhiều cùng với nguồn
cung lương thực, thực phẩm dồi dào và nhất là việc thực hiện hiệu quả các chính sách về
kiểm soát lạm phát đã góp phần giữ ổn định giá tiêu dùng trong nước.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2014 tăng 1,38% so với tháng 12/2013 và tăng 4,98% so với
cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng trong 6 tháng đầu năm nay, CPI tăng 0,23%. Chỉ
số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 4,77% so với bình quân cùng kỳ năm
trước.
2
3. Chỉ số giá sản xuất
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng


tăng 4,53% so với cùng kỳ năm trước (Quý I tăng 5,14%; quý II tăng 3,92%). Chỉ số giá
bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp tăng 4,13% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó chỉ số giá quý I tăng 5,21%; chỉ số giá quý II tăng 3,06%. Chỉ số giá nguyên, nhiên
vật liệu dùng cho sản xuất 6 tháng đầu năm tăng 3,09% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá cước vận tải kho bãi sáu tháng đầu năm tăng 2,99% so với cùng kỳ năm trước.
4. Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa sáu tháng đầu năm tăng 1,01% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa sáu tháng đầu năm giảm 2,31% so với cùng kỳ năm trước.
Một số mặt hàng có giá nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2013, trong đó phân bón giảm
18,04%.
5. Lãi suất
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, kể từ đầu năm đến nay mặt bằng lãi suất huy
động và cho vay bằng VND đã giảm 0,5 - 1,5%/năm so với cuối năm 2013, lãi suất cho
vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1%/năm so với cuối năm 2013.
Số liệu cho thấy, đến hết tháng 7, tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền
kinh tế tăng 3,68% so với cuối năm 2013.
PHÂN TÍCH NGÀNH
6. Tình hình cung cầu thế giới:
Trong khi cầu phân bón tương đối ổn định, giá Urea thế giới liên tục giảm trong năm
2013, nguyên nhân chính do nguồn cung tăng lên. Các nhà máy mới chủ yếu ở khu vực Trung
Đông và Châu Phi nơi có nguồn khí dồi dào, dự kiến sản lượng Urea thế giới tăng thêm hơn
3 triệu tấn trong năm 2014, nâng tổng sản lượng Urea thế giới lên 168 triệu tấn. Ngoài ra
nguồn cung Urea Trung Quốc dồi dào và chính sách xuất khẩu ngày càng nới rộng cũng tác
động lớn đến thị trường phân Urea thế giới.
3
Thị trường Urea hồi phục nhẹ đầu năm 2014 nhờ nhu cầu mùa vụ tăng, tuy nhiên
nguồn cung Urea Trung Quốc dồi dào và nhu cầu Ấn Độ thấp hơn dự kiến đã không hỗ trợ
nhiều đà hồi phục này. Sản lượng Urea ngày càng tăng trong khi nhu cầu ổn định khiến xu
hướng giá nhìn chung giảm trong các năm tới. Đặc biệt là Urea Nga, Ukraine sẽ chịu cạnh
tranh gay gắt từ Urea Trung Quốc và các nguồn cung mới từ Trung Đông và Châu Phi. Lợi thế

sẽ thuộc về các nhà sản xuất có giá nguyên liệu đầu vào thấp.
Tương tự Urea, giá các loại phân bón khác như Kali, DAP, SA,… giảm mạnh trong năm
2013 và có hồi phục nhẹ trong năm 2014. Dự báo cùng xu hướng với giá Urea thế giới, giá
Urea trong nước các năm tới sẽ có xu hướng giảm, khó đạt mức trung bình của năm 2013.
4
7. Trong nước:
a Tình hình sản xuất, cung cầu phân bón trong nước:
Nông nghiệp là một những ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam, với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông. Vì vậy nhu cầu phân bón cho nông nghiệp rất
lớn. Mới đây, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho biết nhu cầu phân bón cho sản
xuất nông nghiệp nước ta năm 2014 cần gần 11 triệu tấn các loại, tăng cao hơn so với mức
10,3 triệu tấn năm 2013.
Hiện tại, nước ta đã đáp ứng được 80% nhu cầu phân bón phục vụ cho nông nghiệp trong
nước. Theo kế hoạch mở rộng công suất, dự kiến đến năm 2015, sản lượng phân bón trong
nước sản xuất cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp với 100% lượng Urea, lân
và NPK; 70% – 80% lượng phân DAP và 30% lượng SA.
Năm 2014, dự báo lượng cung phân bón sẽ tiếp tục tăng mạnh cả trên thế giới và
trong nước. Riêng ở mặt hàng Urea, hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là
2.340 triệu tấn/năm, Dự kiến cuối năm 2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 180,000 tấn lên
500,000 tấn/năm, cả nước sẽ có 2.66 triệu tấn/năm. Như vậy, về Urea đến nay, sản xuất trong
nước không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có thể để xuất
khẩu. Về giá cả, do các loại phân bón vô cơ phát triển mạnh và thay đổi cơ cấu phát triển các
chủng loại phân bón hữu cơ, NPK chất lượng cao, nhiều chế phẩm khác và do biến đổi khí
hậu nên giá thành phân bón các loại hầu hết đều không tăng, giá giảm dần đến năm 2014-
2015.
5
b Cơ cấu ngành:
Thống kê cho thấy cả nước hiện có đến 500 doanh nghiệp sản xuất phân bón và trên dưới
30.000 đại lý kinh doanh phân bón.
Nguồn cung phân bón chủ yếu của nước ta tập trung vào 15 doanh nghiệp lớn thuộc 2

tập đoàn: Vinachem (Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình, Công ty cổ phần supe Phốt Phát và
hóa chất Lâm Thao, Công ty phân bón miền Nam, Công ty cổ phần phân bón hóa chất Cần
Thơ, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Nhà máy đạm Ninh Bình…) và PVN (Tổng công
ty phân bón và hóa chất dầu khí, Nhà máy đạm Cà Mau). Thị phần của các thị trường phân bón
chủ chốt:
Thị trường Ure Thị trường Phân lân Thị trường NPK
DPM – 55% LAS – 80% LAS – 20%
c Triển vọng ngành:
Nhu cầu phân bón cho nông nghiệp rất lớn.
Trong giai đoạn mà suy thoái kinh tế đã làm giảm nhu cầu của hầu hết các ngành sản xuất
khác thì ngành phân bón vẫn có được sự tăng trưởng trong doanh thu. Xu hướng này là do
nhu cầu phân bón nội địa ổn định và sự tăng lên của diện tích canh tác.
Hiện tại, nước ta đã đáp ứng được 80% nhu cầu phân bón phục vụ cho nông nghiệp trong
nước. Dự kiến đến năm 2015, sản lượng phân bón trong nước sản xuất cơ bản đáp ứng được
nhu cầu sản xuất nông nghiệp với 100% lượng ure, lân và NPK; 70-80% lượng phân DAP và
30% lượng SA. Việc chủ động được nguồn cung phân bón có ý nghĩa quan trọng trong việc
bình ổn giá thị trường trong nước cũng như tránh được những rủi ro từ chính sách xuất khẩu ở
các nước, đặc biệt là Trung Quốc.
Từ nay đến 2018 hứa hẹn những tín hiệu tích cực trong tình hình hoạt động cũng như
phát triển của ngành phân bón. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành nhìn chung sẽ tăng trưởng với
tốc độ chậm hơn do ngành hiện đang ở thời kỳ đầu giai đoạn hậu tăng trưởng.
6
d Thách thức:
Hiện nay Mỹ đã xây dựng nhà máy urê mới tại Dakota và mở rộng nhà máy sản xuất urê
Solagan với tổng công suất hai nhà máy lên 1,6 triệu tấn/năm. Nhiều nhà máy ở Bắc Phi và
Trung Đông thay thế một loạt công nghệ mới. Do hiệu quả của công nghệ mới nên giá urê ở
hai khu vực này dự kiến sẽ rẻ hơn từ 70 - 120 USD/tấn so với các loại urê sản xuất bằng công
nghệ cũ.
Nguồn cung phân ure đang đứng trước tình trạng cung vượt cầu. Cuối năm 2014, theo dự
báo sản lượng urê sản xuất trong nước của ta sẽ dư thừa ít nhất 400.000 tấn. Cần phải xuất

khẩu cấp bách. Xuất khẩu – mở rộng thị trường được xem là hướng đi cần thiết khi có sự
cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp tại thị trường nội địa.
Yêu cầu cải tiến và đổi mới công nghệ để tạo ra được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn
quốc tế: thế giới đang có xu thế tăng cường sử dụng phân bón NPK khoáng thiên nhiên và
phân hữu cơ chất lượng cao thay thế dần dần phân hóa học. Do đó, các sản phẩm phân bón
hóa học độc hại, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và môi trường về lâu dài nếu không cải tiến
và đổi mới công nghệ sẽ bị mất thị phần, thậm chí có nguy cơ phải đóng cửa.
Sự cạnh tranh về giá từ phân bón nhập khẩu cùng với tình trạng phân bón giả, kém
chất lượng diễn ra hết sức phức tạp: phân bón nhập khẩu nhất là phân urê có nguồn gốc từ
Trung Quốc có giá bán thấp hơn so với giá urê sản xuất trong nước tràn vào Việt Nam cùng
với đó là tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, khó kiểm soát.
Việc gia nhập WTO còn là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, họ cần phải
đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và chú ý giá cả để có thể tồn tại trong một
thị trường cạnh tranh khắc nghiệt.
PHÂN TÍCH CÔNG TY
1. Giới thiệu chung
Tổng Công ty Phân bón và
Hóa chất Dầu khí ( tiền thân là
Công ty Phân đạm và Hóa chất
7
Dầu khí) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) bắt đầu đi vào hoạt động từ
ngày 19/01/2004.
Từ ngày 31/8/2007, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi Công
ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí và vận hành theo mô hình công ty cổ phần.
Ngày 05/11/2007 Công ty chính thức niêm yết 380.000.000 cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán, với mã chứng khoán DPM.
Ngày 5/4/2008, Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ-
PVFCCo) đã thống nhất chuyển công ty này thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công
ty mẹ - công ty con. Ngày 15/05/2008, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức
chuyển đổi thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần.

Tên công ty : Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí
Mã công ty: DPM
Tên quốc tế: PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation
Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà PVFCCo, Số 43 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao,
Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 38 256 258
Fax: (08) 38 256 269
Website: www.dpm.vn
Loại hình công ty: Công ty Cổ phần
Lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh phục vụ doanh nghiệp
Nhóm ngành: Sản phẩm phục vụ nông nghiệp
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh phân bón, các sản phẩm hóa chất phục vụ
ngành Dầu khí, nông nghiệp
Các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phân bón và các
sản phẩm hóa chất khác (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh);
Sản xuất và kinh doanh điện; các ngành nghề khác phù hợp với
quy định của pháp luật.
BAN ĐIỀU HÀNH CHỨC VỤ
Cao Hoài Dương Tổng giám đốc Tổng công ty
Lê Văn Quốc Việt Phó Tổng giám đốc phụ trách nội chính
Từ Cường Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất kiêm Giám đốc nhà máy
Dương Trí Hội Phó Tổng giám đốc phụ trách bán hàng và xây dựng hệ thống
phân phối
Hoàng Việt Dũng Phó Tổng giám đốc phụ trách Công nghệ - Kỹ thuật - Đầu tư xây
dựng
Nguyễn Văn Tòng Phó Tổng giám đốc phụ trách Kế toán và kiểm toán
8
Lê Thị Thu Hương - Phó Tổng giám đốc phụ trách Hợp tác quốc tế, Pháp chế, Nghiên
cứu phát triển và Đầu tư tài chính
Huỳnh Kim Nhân Kế toán trưởng

8. Tầm nhìn và sứ mệnh
TẦM NHÌN: Phát triển trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và trong khu vực về
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón và hóa chất phục vụ ngành Dầu khí.
SỨ MỆNH: Sản xuất, cung ứng nguồn phân bón và hóa chất phong phú, đáng tin cậy với giá
cả hợp lý và điều kiện tốt nhất cho khách hàng trên cơ sở đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh
doanh, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp và kinh tế đất nước.
9. Phân tích Swot
Điểm mạnh:
• Thương hiệu đã khẳng định đươc vai
trò và vị trí dẫn đầu trong ngành phân
bón VN.
• Nguồn tiền mặt dồi dào, ít vay nợ nên
không chịu áp lực lãi vay khi lãi suất
tăng cao, chủ động tiếp tục mở rộng
quy mô
• Công nghệ hiện đại, DPM có chi phí
tiêu hao nhiên liệu thấp, giá thành sản
xuất thuộc loại thấp nhấttrong ngành.
• Hệ thống công ty con, nhà phân phối
phủ khắp, tạo lợi thế phân phối sản
phẩm, xây dựng thương hiệu.
• Hệ thống sản phẩm kinh doanh đa
dạng (chủ lực là Urea).
• DPM được hưởng lợi từ thuế suất ưu
đãi đến năm 2014. Hiện tại thuế suất
thuế TNDN của DPM là 7.5% và kéo
dài tới năm 2014. Đây là một lợi thế
không nhỏ cho DPM.
Điểm yếu:
• Các quyết định đầu tư chịu nhiều chi

phối của cổ đông lớn là Tổng công ty
dầu khí Việt Nam
• Giá bán sản phẩm phụ thuộc nhiều
vào giá dầu và phân bón trên thế giới.
• Chưa xây dựng được hệ thống kho bãi
vững chắc tại các khu vực tiêu thụ
trọng điểm.
• So với hệ thống phân phối của Đạm Cà
Mau, hệ thống phân phối của DPM
phức tạp, chi phí cao.
• Do đặc thù công nghệ, mỗi nhà máy
chỉ có thể sản xuất ra một vài chủng
loại sản phẩm.
• Trình độ đội ngũ nhân viên kinh
doanh còn thiếu kinh nghiệm.
Cơ hội:
• DPM đang mở rộng đầu tư sản xuất
các loại hoá chất khác như amoniac,
nitrat amon và nước oxy già. Các dự
án này sẽ hoàn thành và giúp DPM
tăng doanh thu và lợi nhuận từ cuối
Thách thức:
• Cạnh tranh từ phân bón Trung Quốc tỏ ra
khá mạnh, đặc biệt khi nước này hạ thấp
thuế xuất khẩu phân bón. Công ty cần có
chiến lược kinh doanh đúng đắn để thị phần
không bị thu hẹp.
9
năm 2015 trở đi.
• Công ty đang đẩy mạnh xuất khẩu

sang các nước khu vực Đông Nam Á ,
trong đó Myanmar và Campuchia là 2
thị trường chủ đạo do vị trí địa lý gần
Việt Nam, đồng thời cũng là những
nước có nhu cầu tiêu thụ phân bón
lớn.
• Xuất hiện sản phẩm hàng giả làm giảm uy
tín thương hiệu và phân bón giá rẻ từ Trung
quốc làm tăng sức cạnh tranh.
• Biến động bất thường từ thị trường phân
bón thế giới và thời tiết khí hậu thất
thường.
• Lợi thế cạnh tranh của DPM có thể giảm đi
khi từ năm 2015 không còn được hưởng ưu
đãi về thuế.
• Bên cạnh đó, bể Cửu Long đã ngưng cung
cấp từ năm 2009. Từ năm 2010, công ty
phải mua toàn bộ nguyên liệu khí từ mỏ
Nam Côn Sơn với giá 3.55 USD/MMBTU.
Ước tính chi phí khí trong năm 2010 tăng
lên 60%.
10
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1. Báo cáo thu nhập:
Theo bảng báo cáo thu nhập qua các năm, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ của DPM tăng đều từ 2009 đến 2012 nhưng năm 2013 sụt giảm, thấp hơn kì vọng.
Năm 2013 doanh thu giảm 22% so với năm 2012. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ trong
2013 đạt 822.000 tấn và 835.000 tấn, giảm lần lượt 4% và 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
 Trong năm2013, giá khí- nguồn nguyên liệu chính của công ty biến động, tăng khá
cao 2% kéo theo giá vốn hàng bán tăng (chiếm 68% doanh thu). Do đó, lợi nhuận gộp

từ bán hàng của DPM bị ảnh hưởng.
 Các yếu tố chi phí (điện, xăng dầu, hóa chất, vận chuyển) tăng 5% đến 15% làm tăng
chi phí sản xuất và giá thành. Nếu như giai đoạn 2009 – 2011, tổng chi phí có xu
hướng giảm và chạm đáy vào năm 2011, thì kể từ năm 2012 tổng chi phí liên tục gia
tăng. Ngoài ra với sự cạnh tranh quyết liệt từ các công ty trong ngành, chi phí bán hàng
của Tổng công ty cũng tăng theo đế đáp ứng yêu cầu đưa sản phẩm đến tận tay người
nông dân.
 Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 24% (568 tỷ đồng, 2012 và 429 tỷ đồng,
2013), nguyên nhân do lãi suất tiền gửi giảm. Các khoản doanh thu khác chiếm tỉ trọng
thấp cho thấy công ty tập trung vào lĩnh vực chuyên môn. Điều này giúp công ty phát
11
huy hết thế mạnh trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm, hạn chế rủi ro phát sinh khi
đầu tư ngoài ngành.
 Là một trong số những công ty thuộc nhóm ngành ưu đãi về thuế, nhưng với sự thành
công và phát triển không ngừng, doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động hiệu quả này
sẽ góp một phần đáng kể vào Ngân sách Nhà nước,đặc biệt sau khi ưu đãi giảm thuế
50% không còn.
 Trong tương lai, khi những ưu đãi thuế không còn, gánh nặng thuế có thể gây sức ép,
ảnh hưởng vị thế cạnh tranh của DPM với các doanh nghiệp cùng ngành.
 Mức lợi nhuận sau thuế 2013 giảm 30% so với 2012.
10. Bảng cân đối kế toán:
a Cơ cấu tài sản:
Tổng tài sản của DPM liên tục tăng qua các năm, đánh dấu chặng đường phát triển không
ngừng của công ty.
Cả tài sản ngắn hạn lẫn tài sản dài hạn đều không ngừng tăng nhưng về cơ cấu tỷ trọng tài sản
dài hạn cũng có xu hướng giảm do phần lớn tài sản cố định đã được đầu tư từ lúc bắt đầu hoạt
động kinh doanh, công ty có sự chuyển dịch đầu tư dài hạn sang tài sản ngắn hạn.
12
 Tiền và các khoản tương đương biến động qua các năm, nhưng luôn chiếm tỉ trọng lớn
nhất, trên 40%. Năm 2012, khoản tiền và tương đương tiền đạt ở mức khá cao trên 5,500 tỷ

đồng. Năm 2013, lượng tiền mặt giảm 28% do DPM điều chỉnh kỳ hạn tiền gửi từ 1 tháng đến
3 tháng lên thành tiền gửi kỳ hạn 6 tháng đến 12 tháng tại các ngân hàng. Với lượng tiền và
các khoản tương đương tiền lớn, doanh nghiệp có lợi thế chủ động hoàn toàn về vốn.
Tình hình tài chính của DPM rất tốt và độ an toàn cao khi chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số
thanh toán nhanh qua các năm đều cao, trung bình vào khoảng 5 lần. DPM không phải chịu
sức ép về những khoản nợ ngắn hạn, tính thanh khoản của công ty là khá cao.
Năm 2013, tỉ số thanh khoản hiện hành của
doanh nghiệp đạt 6.14x và tỉ số thanh khoản
nhanh là 5.05x, các tỷ số này tăng so với năm
2012 nguyên nhân là do khoản nợ ngắn hạn
năm 2013 giảm 12% so với năm 2012 chủ yếu
do chi phí phải trả giảm.
Tính thanh khoản cao giúp khẳng định tiềm lực tài chính mạnh mẽ của DPM, đồng thời
giúp công ty thuận lợi hơn khi có nhu cầu trong vay vốn Ngân hàng để phát triển.
 Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản, trung bình từ 1%
đến 5%, đây là mức phải thu thấp do công ty không có chính sách bán trả chậm. Việc siết chặt
chính sách bán hàng giúp công ty nhanh chóng nhận tiền mặt. Tuy nhiên, điều này lại gây sức
13
ép cho hệ thống các nhà phân phối của công ty, người nông dân. Điều này có thể sẽ gây bất lợi
khi đối mặt với sự cạnh tranh trong tương lai.
 Phần lớn tài sản dài hạn là tài sản cố định. Tài sản cố định của công ty chiếm tỉ trọng cao,
bao gồm nhà máy Đạm Phú Mỹ, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị, quyền sử dụng
đất, bản quyền … Hầu hết các tài sản cố định của công ty đã khấu hao xong. Từ cuối năm
2010, nhà máy chính Đạm Phú Mỹ đã không còn khấu hao (mỗi năm gần 1,000 tỷ đồng).
b Cơ cấu nguồn vốn
DPM thuộc nhóm các doanh nghiệp có tỉ lệ nợ thấp, chiếm phần nhỏ trong cơ cấu nguồn
vốn của doanh nghiệp (dưới 16%). Điều này phản ánh rõ ở tỉ số nợ DPM nhỏ hơn nhiều so
với trung bình ngành. Từ đó, chi phí tài chính từ các khoản lãi vay chỉ chiếm phần nhỏ, không
đáng kể trong cơ cấu chí phí của doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu tổng chi phí doanh
nghiệp.

Trong cơ cấu nợ, nợ ngắn hạn chiếm phần lớn, nợ dài hạn chiếm tỉ trọng rất ít (năm 2013 là
0.24%). Cho thấy các hoạt động của công ty không có nhu cầu tài trợ dài hạn, đa số là các phát
sinh trong ngắn hạn.
Vốn chủ sở hữu luôn duy trì hơn 80% trong tổng nguồn vốn, điều này giúp nguồn vốn công
ty ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh hạn chế được rủi ro do tác động từ bên ngoài. Do
hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty liên tục có lãi, tỷ trọng lợi nhuận giữ lại ngày
căng tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm do trong 2 năm trở lại đây, công ty
liên tục chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.
14
11. Phân tích Dupont
Biến động ROE trong giai đoạn qua phần lớn do tác động của Vòng quay tài sản. Chỉ số vòng
quay thấp nhất ở năm 2010 và đạt đỉnh vào năm 2012 (tăng 1.42 lần), phản ánh được khả năng
quản lý tài sản của công ty như đã đề cập ở trên. Trong giai đoạn này, doanh thu của công ty
tăng trưởng mạnh do thuận lợi từ các yếu tố như đã nêu trên.
Như vậy, có thể thấy, tỉ số ROE của công ty biến động phần lớn các yếu tố bên ngoài (doanh
thu tăng, chi phí giảm do thị trường có biến động) chứ không phải do khả năng sinh lời hiệu
quả của công ty.
Bên cạnh đó, gánh nặng thuế và lãi suất của DPM được duy trì ổn định và chiếm tỉ lệ thấp. Tuy
nhiên, trong thời gian tới, khi chính sách thuế của công ty có sự thay đổi, hoặc khi có những
biến động về lãi suất, điều này có thể gây tác động làm giảm tỷ số ROE của công ty trong
tương lai.
Dự toán
1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( tỷ đồng )
2012 2013 2014F 2015F
Doanh thu 13321,852 10363,418 8705,271 9575,798
Chi phí 9778,253 7892,304 7247,780 7972,557
EBIT 3543,599 2471,114 1457,491 1603,241
Lãi vay 1,549 3,297 67,945 78,483
LN trước thuế 3542,050 2467,817 1389,546 1524,758
15

Thuế 474,403 288,626 169,693 182,920
LN sau thuế 3067,647 2179,191 1219,853 1341,838
12. Bảng cân đối kế toán (tỷ đồng) :
2012 2013 2014F 2015F
Tài sản
Tiền 5629,376 4032,386 6780,396 6780,396
Đầu tư ngắn hạn 62,077 1734,861 1908,347 2099,182
Phải thu 193,728 246,098 202,284 257,524
Tồn kho 1171,461 1340,683 1414,460 1800,727
TSNH khác 147,353 161,195 122,977 156,741
Tài sản cố định 2371,392 2368,444 515,096 1868,419
Tài sản dài hạn khác 1005,124 921,644 584,465 647,133
Tổng tài sản 10580,512 10805,311 11528,025 13610,122
Nguồn vốn
Vay ngắn hạn 27,738 65,406 46,814 62,096
Phải trả người bán 398,388 605,551 385,033 490,746
Phải trả khác 969,862 552,166 535,179 682,118
Nợ dài hạn 19,034 26,049 19,908 653,144
Vốn cổ phần thường 3715,530 3819,861 3819,959 3820,066
Lợi nhuận giữ lại 5244,399 5526,155 6513,290 7692,970
LN của cổ đông thiểu số 205,561 210,123 207,842 208,982
Tổng nguồn vốn 10580,512 10805,311 11528,025 13610,122
• Theo định hướng đã đề ra tại ĐHCĐ, dự kiến doanh thu năm 2014 của DPM sẽ giảm so
với năm 2013 ( giảm 16%) là khoảng 8705 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 1219 tỷ
đổng. Doanh thu và lợi nhuận dự kiến giảm chủ yếu do giá phân bón giảm mạnh, trong khi
chi phí đầu vào lại tăng, cùng với áp lực cạnh tranh từ đạm Cà Mau. Tuy nhiên, tỷ suất lợi
nhuân bình quân vẫn ở mức khá tốt so với các công ty khác.
• Thực tế cho thấy, đầu năm 2014 giá phân ure thế giới giảm 22% từ mức 410 xuống còn
320 USD/tấn và giá phân ure nội địa giảm 25% từ mức 9600 đ/kg xuống còn 7200 đ/kg.
Thêm vào đó, giá dầu khí đầu vào ( chiếm 70% giá thành sản xuất của DPM) tiếp tục tang

lên. Tình hình 6 tháng đầu năm 2014, tổng doanh thu Đạm Phú Mỹ đạt khoảng 5050 tỷ
đồng ( đạt 58% kế hoạch năm) lợi nhuân đạt 660 tỷ đồng ( chiếm 54% kế hoạch năm).
Ước tính kết quả hoạt động kinh doanh quý 3 và quý 4 sẽ đạt mức dự kiến của năm.
16
• Triển vọng của DPM trong thời gian tới: khi giá khí tăng thì giá ure cũng tăng nên vẫn
đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, thị trường hoạt động của DPM trên khắp cả
nước vẫn rất vững chắc, các nhà máy luôn vận hành hiệu quả và toàn bộ sản phẩm làm ra
đều được tiêu thụ tốt.Trong tương lai, việc hoàn thành các dự án đầu tư cũng sẽ góp phần
đẩy DPM tăng trưởng trở lại. Do đó, dự kiến kết quả kinh doanh năm 2015 của DPM sẽ
tăng trưởng khoảng 10%
Phân tích kỹ thuật
1. Nhận định thị trường
Theo đồ thị ngày Vnidex
• VN-Index hiện nay sau khi test nhiều lần vùng kháng cự 600-610. VN-Index tạo những
cây nến thân ngắn tăng giảm xen kẽ ở vùng này thể hiện tâm lý giằng co của nhà đầu tư
khi VN-Inex chạm vùng này, áp lực chôt lời luôn xảy ra.
• Chỉ báo MACD cho tín hiệu đi ngang và chưa có dấu hiệu gì tích cực lẫn tiêu cực.
• Thanh khoản tiếp tục tăng và hiện nay đã trên mức trung bình 20 ngày. Nếu thanh khoản
tiếp tục tăng như hiện tại thì đà tăng của VN-Index sẽ tiếp tục được giữ vững.
• VN-Index sẽ tiếp tục đi ngang quanh vùng 590-605 điểm, khả năng giằng co tại vùng này
là khá cao, vùng này rủi ro cũng khá cao. Nhà đầu tư có thể giải ngân 1 phần nhỏ khi thị
17
trường giảm xuống dưới 600 (tỉ trọng cổ phiếu 30% danh mục). Vùng hỗ trợ của VN-
Index lần lượt là 590-595 và 575-580 (MA100) khi thị trừơng giảm sâu.
13. Đồ thị cổ phiếu DPM:
18
• Từ khoảng đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, giai đoạn tích luỹ và giá biến động trong biên độ
hẹp với giá xấp xỉ 32500 sau khi tích luỹ thì giá có chiều hướng tiêu cực bám dãi bollinger
Band kéo giá xuống 28900 vào ngày 11/8 và chạm đường hổ trợ nên đã tăng trở lại trong 3
phiên gần đây với mức giá hiện tại là 30000.

• Khuyến nghị nhà đầu tư nên giải ngân vào cổ phiếu DPM với mức trung bình vì RSI có
phân kỳ đảo chiều và đồ thị giá đã chạm vào đường hổ trợ.
• MACD chưa có dấu hiệu mua vào hay bán ra , khối lượng giao dịch vẫn đang mức trung
bình và tích luỹ.
• Thị trường vẫn đang test tại kháng cự 630 nên việc giải ngân vào cổ phiếu DPM với lượng
trung bình khoảng 30% là hợp lý.Chốt lời tại mức giá 34000 – 35000 và cắt lỗ tại mức giá
29000 – 29500 khi đồ thị giá phá vỡ đường hỗ trợ.
Định giá cổ phiếu DPM

1. ĐỊNH GIÁ NĂM 2014
Lấy giá đóng cửa ngày 15/08/2014 ==> P 29,800
EPS 4 QUÝ LIỀN KỀ 4,984
> P/E dùng để dự báo giá là 10.80

Dự phóng kết quả hoạt động kinh doanh, ta có NI 1,219,853,000,000
Số lượng cổ phiếu lưu hành cho bằng hiện tại 379,934,260
EPS dự báo 3,211
19

Vậy giá cổ phiếu định giá trong năm 2014 là 34,676

2. ĐỊNH GIÁ NĂM 2015
Lấy giá đóng cửa ngày 15/08/2014 ==> P 29,800
EPS 4 QUÝ LIỀN KỀ 4,984
> P/E dùng để dự báo giá là 10.80

Dự phóng kết quả hoạt động kinh doanh, ta có NI 1,314,838,000,000
Số lượng cổ phiếu lưu hành cho bằng hiện tại 379,934,260
EPS dự
báo 3461


Vậy giá cổ phiếu được định giá trong năm 2015 là 37,376
Tài liệu tham khảo
Kết quả kinh doanh
Đơn vị : x 1000000000 VND
Theo năm 2009 2010 2011 2012 2013
Doanh thu thuần 6.630,06 6.618,78 9.226,53 13.321,85 10.363,42
Giá vốn bán hàng -4.644,82 -4.236,09 -5.191,25 -8.997,37 -7.011,19
Lãi gộp 1.985,24 2.382,69 4.035,28 4.324,49 3.352,23
Thu nhập tài chính 181,20 343,09 526,68 568,35 428,64
Chi phí tài chính -80,67 -81,03 -74,04 -7,00 -7,73
Trong đó: chi phí tiền lãi vay -15,59 -8,35 -27,90 -1,55 -3,30
Chi phí bán hàng -293,84 -331,85 -492,84 -637,12 -634,99
Chi phí quản lý DN -285,31 -409,86 -502,60 -673,97 -551,91
Lãi/(Lỗ từ hoạt động kinh doanh) 1.506,62 1.903,04 3.492,48 3.574,74 2.586,23
Lãi lỗ trong công ty liên doanh, liên kết 2,65 4,81 10,50 -47,70 -131,08
Thu nhập/(Chi phí khác) 10,43 13,79 7,26 15,01 12,67
Lãi/(Lỗ ròng trước thuế) 1.519,70 1.921,64 3.510,24 3.542,05 2.467,82
Thuế TNDN - Hiện thời -163,85 -227,51 -369,04 -515,15 -261,98
Thuế TNDN - Hoãn lại -4,57 12,74 -0,58 40,74 -26,64
Lãi/(Lỗ ròng sau thuế) 1.351,28 1.706,87 3.140,61 3.067,65 2.179,19
Lợi ích của cổ đông thiểu số 2,98 3,69 36,32 50,80 36,86
20
Lãi/(Lỗ thuần của cổ đông công ty
mẹ) 1.348,30 1.703,18 3.104,29 3.016,85 2.142,33
Bảng cân đối kế toán
Đơn vị : x 1000000000 VND
Theo năm 2009 2010 2011 2012 2013
TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.866,94 4.825,59 6.041,07 7.204,00 7.515,22
Tiền và tương đương tiền 2.906,13 3.748,46 4.070,46 5.629,38 4.032,39

Giá trị thuần đầu tư ngắn hạn 115,00 58,50 202,00 62,08 1.734,86
Các khoản phải thu 191,37 249,94 464,36 193,73 246,10
Hàng tồn kho, ròng 569,25 671,35 1.160,38 1.171,46 1.340,68
Tài sản lưu động khác 85,19 97,34 143,88 147,35 161,19
TÀI SẢN DÀI HẠN 2.484,26 2.592,99 3.254,10 3.376,52 3.290,09
Phải thu dài hạn 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Tài sản cố định 1.723,75 1.719,01 2.236,41 2.371,39 2.368,44
Giá trị ròng tài sản đầu tư 0,00 174,12 221,62 295,67 284,96
Đầu tư dài hạn 453,15 370,70 502,22 574,63 540,52
Lợi thế thương mại 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Tài sản dài hạn khác 307,36 329,15 293,85 134,82 96,16
TỔNG TÀI SẢN 6.351,20 7.418,58 9.295,16 10.580,51 10.805,31
NỢ PHẢI TRẢ 794,32 1.188,35 883,21 1.415,02 1.249,17
Nợ ngắn hạn 565,62 924,06 864,48 1.395,99 1.223,12
Nợ dài hạn 228,70 264,30 18,73 19,03 26,05
VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.535,40 6.193,76 8.227,08 8.959,93 9.346,02
Vốn và các quỹ 5.487,90 6.193,76 8.227,08 8.959,93 9.346,02
Các quỹ khác 0,23 0,34 0,55 0,77 1,01
Lãi chưa phân phối 1.228,17 1.288,36 2.668,82 1.975,35 2.036,38
Vốn Ngân sách nhà nước và
quỹ khác 47,50 0,00 0,00 0,00 0,00
LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ 21,47 36,46 184,88 205,56 210,12
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN 6.351,20 7.418,58 9.295,16 10.580,51 10.805,31
Lưu chuyển tiền tệ
Đơn vị : x 1000000000 VND
Theo năm 2009 2010 2011 2012 2013
Lãi trước thuế
1.519,7

0
1.921,6
4
3.510,2
4
3.542,0
5 2.467,82
21
Khấu hao TSCĐ
1.038,1
2 687,29 190,20 212,84 249,52
Chi phí dự phòng -633,65 12,64 6,80 114,20 -1,32
Lãi/(lỗ) chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 3,44 10,07 0,00 0,33 -0,06
Lãi/(lỗ) từ thanh lý tài sản cố định 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Lãi/(lỗ) từ hoạt động đầu tư -173,12 -336,13 -529,73 -519,13 -296,24
Thu nhập lãi 15,59 8,35 27,90 1,55 3,27
Thu lãi và cổ tức 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Lãi/(lỗ) trước những thay đổi vốn cố định
1.770,0
9 2.303,85
3.205,4
1 3.351,83 2.422,99
(Tăng)/giảm các khoản phải thu 395,45 682,31 -134,82 160,09 -54,94
(Tăng)/giảm hàng tồn kho
1.175,8
3 -103,52 -495,82 -15,33 -167,47
(Tăng)/giảm các khoản phải trả -117,52 422,03 -27,99 384,18 43,39
(Tăng)/giảm chi phí trả trước 65,19 -11,13 32,33 205,94 20,02
Chi phí lãi vay đã trả -15,57 -0,74 -27,90 -1,55 -3,83
Tiền thu nhập doanh nghiệp đã trả -50,94 -263,34 -359,49 -493,75 -388,79

Tiền thu khác từ các hoạt động kinh doanh 0,00 0,00 128,45 0,00 0,00
Tiền chi khác từ các hoạt động kinh doanh -67,36 -88,26 -195,50 -311,87 -342,78
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ các hoạt động
SXKD
3.155,1
7
2.941,2
0
2.124,6
7
3.279,5
4 1.528,58
Tiền mua tài sản cố định và các tài sản dài hạn
khác -759,34 -992,48 -781,68 -372,11 -267,56
Tiền thu được từ thanh lý tài sản cố định 0,00 12,30 0,21 0,41 0,73
Tiền cho vay hoặc mua công cụ nợ -135,00 0,00 -143,50 -342,38
-
1.830,00
Tiền thu từ cho vay hoặc thu từ phát hành công cụ
nợ 30,00 0,00 30,00 305,31 157,22
Đầu tư vào các doanh nghiệp khác -253,76 -616,06 -309,00 -23,13 -35,14
Tiền thu từ việc bán các khoản ĐT vào các DN
khác 0,00 0,00 0,00 0,00 5,75
Cổ tức và tiền lãi nhận được 155,54 330,80 492,21 566,53 412,01
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư -962,56
-
1.265,4
4 -711,77 134,62
-
1.556,99

Tiền thu từ phát hành cổ phiếu và vốn góp 0,00 0,00 0,00 0,00 103,81
Chi trả cho việc mua lại, trả lại cổ phiếu -8,24 -39,98 -14,18 0,00 0,00
Tiền thu được các khoản đi vay
1.141,0
0 126,13 166,65 83,58 273,33
Tiển trả các khoản đi vay -906,49 -49,51 -489,15 -56,57 -241,09
Tiền thanh toán vốn gốc đi thuê tài chính 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Cổ tức đã trả -453,52 -870,07 -753,06
-
1.881,93
-
1.704,65
Cổ tức đã nhận 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính -227,25 -833,43
-
1.089,75
-
1.854,92
-
1.568,60
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
1.965,3
5 842,33 323,15 1.559,25
-
1.597,01
Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá 942,71 2.906,13
3.748,4
6
4.070,4
6 5.629,38

Điều chỉnh ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá -1,94 0,00 -1,15 -0,33 0,02
22
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
2.906,1
3
3.748,4
6
4.070,4
6 5.629,38 4.032,39
Chỉ số tài chính
Đơn vị : x 1000000000 VND
2010 2011 2012 2013 Quý 2/2014
Cổ phiếu
Giá 38 23.8 35.8 41.5 29.7
Số lượng cổ phiếu đang lưu
hành 377.647.740 377.554.320 379.934.260 379.934.260 379.934.260
Vốn hóa (Tỷ VND) 11.286,00 11.286,00 11.286,00 11.286,00 11.284,05
Cổ tức 2 3.5 4.5 5 0
Định giá
EPS (VND) 4.482,04 8.169,19 7.939,08 5.637,71 3.354,73
P/E (x) 6,63 3,64 3,74 5,27 8,85
BVS 16.299 21.65 23.579 24.595 23.676
P/B (x) 1,82 1,37 1,26 1,21 1,25
Khả năng sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) 36,00 % 43,74 % 32,46 % 32,35 % 26,90 %
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
(%) 29,03 % 38,05 % 26,59 % 23,81 % 16,13 %
Tỷ suất lợi nhuận ròng (%) 25,79 % 34,04 % 23,03 % 21,03 % 14,16 %
EBIT (Tỷ VND) 1.929,99 3.538,14 3.543,60 2.471,11 1.493,52
EBITDA (Tỷ VND) 2.617,28 3.728,34 3.756,43 2.720,63 1.755,39

ROE (%) 29,04 % 43,05 % 35,11 % 23,41 % 13,74 %
ROA (%) 24,74 % 37,15 % 30,36 % 20,04 % 11,74 %
Hiệu quả hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
(ngày) 7 6 8 6 5
Vòng quay khoản phải thu
(ngày) 108 78 132 137 70
Vòng quay khoản phải trả
(ngày) 13 14 25 14 15
Vòng quay tổng tài sản (lần) 1 1 1 1 1
Khả năng trả lãi vay (lần) 231 127 2.288 750 568
Khả năng tài chính
Nợ/Tổng tài sản (lần) 0,16 0,10 0,13 0,12 0,11
Nợ/Vốn chủ sở hữu (lần) 0,19 0,11 0,16 0,13 0,13
Vay dài hạn/Tổng tài sản
(lần) 0,03 0,00 0,00 0,00 0,00
Vay dài hạn/Vốn chủ sở hữu
(lần) 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00
Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản
(lần) 0,12 0,09 0,13 0,11 0,11
Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu
(lần) 0,15 0,11 0,16 0,13 0,12
Tăng trưởng
Tăng trưởng doanh thu (%) -0,17 % 39,40 % 44,39 % -22,21 % -1,02 %
23
Tăng trưởng lợi nhuận ròng
(%) 26,31 % 84,00 % -2,32 % -28,96 % -28,71 %
Thanh Toán
Tỉ số thanh toán hiện hành
(lần) 5,22 6,99 5,16 6,14 6,56

Tỉ số thanh toán nhanh (lần) 4,39 5,48 4,22 4,92 5,28
Tỉ số thanh toán tiền mặt
(lần) 4,12 4,94 4,08 4,72 4,76
Nguồn tài liệu tham khảo:
www. dpm .vn
/>thang-dau-nam-2014
/>24

×