Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

tiểu luận môn sở hữu trí tuệ quyền bảo hộ giống cây trồng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.58 KB, 50 trang )

Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hộ giống cây trồng là hệ thống sở hữu trí tuệ đặc thù liên quan tới giống
cây trồng. Bảo hộ giống cây trồng có những nét đặc thù riêng so với các dạng sở hữu
trí tuệ khác do cây trồng là một cơ thể sống, có sự biến đổi trong quá trình tồn tại. Việc
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng đã xuất hiện ở một số quốc gia
trên thế giới gần 100 năm trước. Trên cơ sở đó, Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây
trồng được ra đời lần đầu tiên tại Paris vào năm 1961. Trải qua thời gian, sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nghiên cứu nói chung và trong chọn tạo
giống cây trồng nói riêng cùng với sự phát triển của xã hội đòi hỏi một cơ chế bảo hộ
chặt hơn để ngăn chặn sự vi phạm quyền tác giả giống cây trồng.
Việt Nam quan tâm đến bảo hộ giống cây trồng từ 1995, khi xuất hiện nhu cầu
bảo hộ giống cây trồng của các tác giả Việt Nam. Mặt khác, việc chuyển đổi kinh tế từ
bao cấp sang kinh tế thị trường với sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân trong
đó có các công ty nước ngoài tạo nên nhu cầu cần phải xây dựng một hệ thống bảo hộ
giống cây trồng quốc gia để khuyến khích nhiều giống tốt, chất lượng cao ra đời nhằm
phục vụ lợi ích xã hội tốt hơn.
Sau hơn 11 năm nỗ lực xây dựng và phát triển hệ thống bảo hộ giống cây trồng
quốc gia, tới nay bảo hộ giống cây trồng của Việt Nam gồm hệ thống các văn bản
pháp lý tương thích với Luật 1991, Công ước UPOV và hệ thống cơ quan thực thi các
văn bản pháp luật này. Vì vậy, nhóm học viên chọn đề tài liểu luận “Luật sở hữu trí tuệ
về bảo hộ giống cây trồng” nhằm đưa ra những nội dung cơ bản trong luật bảo hộ
giống cây trồng ở Việt Nam và trên thế giới cũng như thực trạng bảo hộ giống cây
trồng tại Việt Nam.
Trang 2
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT BẢO HỘ GIỐNG CÂY
TRỒNG TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về giống cây trồng
Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật
thấp nhất. Quần thể này đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có
thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của


các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng
sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
1.2. Khái niệm về giống cây trồng được bảo hộ
(Điều 158, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện
và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất,
tính ổn định và có tên phù hợp.
1.3. Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ
1.3.1. Tính mới của giống cây trồng
(Điều 159, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm
thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định tại
Điều 164 của Luật này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng
cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày
nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký
sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống
cây trồng khác.
1.3.2. Tính khác biệt của giống cây trồng
(Điều 160, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ
ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc
ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.
2. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này là
giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Trang 3
a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó
được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp
đơn đăng ký bảo hộ;
b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở

bất kỳ quốc gia nào;
c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký
vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ
chối.
1.3.3. Tính đồng nhất của giống cây trồng
(Điều 161, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về
các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính
trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.
1.3.4. Tính ổn định của giống cây trồng
(Điều 162, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của
giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi
sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống
theo chu kỳ.
1.3.5. Tên của giống cây trồng
(Điều 163, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ
quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã
đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.
2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng
phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng
một loài hoặc loài tương tự.
3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau
đây:
a) Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc
sự hình thành giống đó;
Trang 4
b) Vi phạm đạo đức xã hội;

c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;
d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
e) Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.
4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của
giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong Bằng bảo hộ, kể
cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ.
5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương
mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán
hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.
1.4. Đăng ký quyền đối với giống cây trồng
(Điều 164, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực
hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với
giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng (sau đây gọi là
người đăng ký) bao gồm:
a) Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng
công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển
giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
c) Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ
giống cây trồng.
3. Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển do sử dụng ngân
sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lý thì quyền đối với giống cây trồng
đó thuộc về Nhà nước. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký quyền đối với giống
cây trồng quy định tại khoản này.
1.5. Cách thức nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng
(Điều 165, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Trang 5
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 157 của Luật này nộp đơn đăng ký quyền
đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua
đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
2. Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện
quyền đối với giống cây trồng với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với
giống cây trồng:
a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa
học và công nghệ Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật,
trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;
b) Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được
ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);
3. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền
phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này được hành nghề
dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.
4. Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây
trồng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
b) Hoạt động trong một tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.
5. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề dịch
vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng:
a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Thường trú tại Việt Nam;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học;
d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng liên tục
từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký
quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với
giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật
về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

đ) Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền đối với giống cây trồng;
Trang 6
e) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây
trồng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
6. Chính phủ quy định cụ thể về đại diện hợp pháp nộp đơn và tổ chức dịch vụ
đại diện quyền đối với giống cây trồng.
1.6. Bằng bảo hộ giống cây trồng và Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng
được bảo hộ
(Điều 168, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở
hữu quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là chủ bằng bảo hộ), tên tác giả giống
cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ghi nhận việc
cấp Bằng bảo hộ và nội dung Bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng
được bảo hộ và lưu giữ các thông tin đó.
1.7. Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng
(Điều 169, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi
lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các
giống cây trồng khác.
Trang 7
II. LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG TRÊN THẾ
GIỚI
2.1. Công ước đa dạng sinh học (CBD – Convention on Biological
Diversity)
2.1.1. Định nghĩa đa dạng hóa sinh học
Đa đạng hóa sinh học là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi,
bao gồm: hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác,

cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,… thuật ngữ này
bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái.
2.1.2. Lịch sử ra đời
Để có thể bảo tồn và sử dung hiệu quả đa dạng sinh học nông, lâm nghiệp trong
đó tài nguyền di truyền thực vật là hạt nhân, Hội Nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất về
môi trường họp tại Stockholme, Thụy Điển năm 1972 đã kêu gọi khẩn cấp nhiệm vụ
bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật.
Tháng 05/1992, Công ước đa dạng sinh học (CBD) đã được thông qua tại
Nairobi và được đưa ra để các nước ký kết trong Hội nghị về Môi trường và Phát triển
của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro (Brazin) vào ngày 05/06/1992. Công ước bắt đầu
có hiệu lực từ ngày 29/03/1993.
Tính đến tháng 10/2010, số thành viên tham gia CBD là 192. Việt Nam trở
thành thành viên của công ước vào ngày 16/11/1994.
CBD gồm 42 điều khoản và 02 phụ lục. CBD là một công ước khung, các điều
khoản của công ước chỉ đưa ra các mục tiêu tổng quát cần đạt được chứ không phải là
các hoạt động cụ thể và bắt buộc.
2.1.3. Mục tiêu của Công ước
Điều 1 đặt ra 3 mục tiêu chính của công ước, đó là (i) bảo tồn đa dạng sinh học,
(ii) sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học, và (iii) chia sẻ công bằng
và hợp lý lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên di truyền.
2.1.4. Nội dung của Công ước
Chủ quyền quốc gia và mối quan tâm chung của nhân loại:
Công ước thừa nhận chủ quyền của các quốc gia đối với đa dạng sinh học của
mình. Đồng thời công ước cũng khẳng định rằng bảo tồn đa dạng sinh học là mối quan
Trang 8
tâm chung của nhân loại. Do vậy, mặc dù có chủ quyền đối với tài nguyên của mình,
các quốc gia cũng có trách nhiệm phải bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đó.
Bảo tồn và sử dụng bền vững:
Công ước đặt ra một loạt các điều khoản về bảo tồn và sử dụng bền vững đa
dạng sinh học. Về mặt chính sách, CBD kêu gọi các bên tham gia xây dựng các chiến

lược và kế hoạch quốc gia, lồng gép bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
vào các kế hoạch, chương trình và chính sách của các ngành khác, cũng như vào quá
trình hoạch định chính sách quốc gia. Để có cơ sở khoa học vững chắc cho quá trình ra
chính sách và quyết định, các bên cần tiến hành xác định các thành phần quan trọng
của đa dạng sinh học cũng như các ưu tiên bảo tồn đối với các thành phần đó. Các hoạt
động gây ra tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học cũng cần phải được xác định và
giám sát.
Vấn đề bảo tồn nội vi (in-situ) được nhấn mạnh trong nội dung công ước. Hàng
loạt điều khoản được đưa ra về vấn đề này bao gồm xây dựng và quản lý khu bảo tồn,
phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, khôi phục lại các loài bị đe doạ, bảo vệ nơi sống
tự nhiên và quần thể an toàn của các loài. Công ước cũng đề cập đến bảo tồn ngoại vi
(ex-situ), và coi bảo tồn ngoại vi là một biện pháp bổ trợ cho bảo tồn nội vi.
Các vấn đề liên quan đến tiếp cận và chia sẻ lợi ích:
CBD là hiệp ước quốc tế đầu tiên có các qui định về vấn đề tiếp cận nguồn gen
và chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen đó. Công ước công nhận chủ
quyền của các quốc gia đối với đa dạng sinh học, trong đó có nguồn gen, của nước
mình và có quyền quyết định cho phép tiếp cận với nguồn tài nguyên đó. Tuy nhiên,
công ước cũng kêu gọi các bên không đặt ra các rào cản, đi ngược lại với mục tiêu
công ước, đối với việc tiếp cận nguồn gen cho các mục đích sử dụng bền vững về môi
trường và hơn thế nữa phải tạo điều kiện cho việc tiếp cận đó. Nguồn gen được đề cập
trong nội dung này chỉ giới hạn ở nguồn gen của nước xuất xứ hoặc thu nhận được
theo các nguyên tắc của công ước. Việc tiếp cận nguồn gen phải được thực hiện dựa
trên các điều khoản đồng thuận chung (MAT) và trên cơ sở đồng ý với sự thông báo
trước (PIC). Lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen phải được chia sẻ với người
cung cấp nguồn gen đó. Lợi ích này có thể trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật, và cũng
có thể dưới các hình thức gián tiếp như đào tạo, tập huấn, và chuyển giao công nghệ.
2.1.5. Vấn đề bảo tồn, sử dụng và phát triển nguồn gen theo CBD
Trang 9
Điều tra và giám sát:
"Các gen và bộ gen có tầm quan trọng về kinh tế, xã hội và khoa học" là một

trong 3 nhóm đối tượng mà CBD kêu gọi các bên tham gia tiến hành điều tra và giám
sát sự biến động (Điều 7a,b). Công tác điều tra bao gồm tiến hành những nghiên cứu
mới và thu thập các thông tin đã có sẵn. Những thông tin này sẽ phục vụ cho công tác
bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Do đó, việc sắp xếp, lưu trữ và chia sẻ
thông tin là hết sức quan trọng. Các bên liên quan cần được tiếp cận với các thông tin
chính xác, thuận lợi và kịp thời. Kết quả điều tra và giám sát cũng rất quan trọng trong
quá trình thực hiện các nội dung khác của công ước như xây dựng chiến lược, kế
hoạch và chương trình; lồng ghép bảo tồn và sử dụng bền vững vào các chiến lược, kế
hoạch và chương trình ngành khác, đánh giá tác động môi trường, và thương lượng các
thoả thuận về tiếp cận và chia sẻ lợi ích.
Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích:
Vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích trong khuôn khổ CBD phải được
thực hiện dựa trên các điều khoản đồng thuận chung (MAT) và trên cơ sở đồng ý với
sự thông báo trước (PIC). Điều này có nghĩa là, giữa bên cung cấp và bên tiếp nhận
nguồn gen phải có sự thương lượng để thống nhất được các điều khoản về việc tiếp
cận nguồn gen cũng như chia sẻ lợi ích thu được. Quá trình thương lượng này phải dựa
trên nguyên tắc PIC, tức là bên cung cấp nguồn có quyền yêu cầu bên tiếp nhận cung
cấp các thông tin cần thiết về việc tiếp nhận, chẳng hạn như ai sẽ sử dụng và phát triển
nguồn gen đó, nguồn gen được sử dụng vào mục đích gì.v.v. Dựa trên những thông tin
này và qua quá trình thương lượng, bên cung cấp sẽ quyết định có cho phép tiếp cận
nguồn gen của mình hay không, tiếp cận ở mức độ nào và lợi ích sẽ được chia sẻ ra
sao. Một điểm cần lưu ý là quá trình thương lượng và nguyên tắc PIC phải được thực
hiện ở mọi cấp liên quan, nhất là phải đến tận cộng đồng địa phương, nơi có nguồn
gen đó. Hơn nữa, tuy vấn đề tri thức truyền thống không được đề cập trong các điều
khoản về tiếp cận và chia sẻ lợi ích mà nằm ở một điều khoản riêng (điều 8(j)), hai vấn
đề này luôn song hành với nhau. Việc tiếp cận nguồn gen luôn đi kèm với việc tiếp cận
với tri thức truyền thống về sử dụng nguồn gen đó. Vì vậy, quá trình tiếp cận nguồn
gen luôn phải đi kèm với việc tôn trọng và bảo vệ các tri thức truyền thống liên quan
và việc chia sẻ lợi ích thu được cũng cần tính đến lợi ích của những người sở hữu các
tri thức đó, mà trong hầu hết các trường hợp là cộng đồng địa phương.

Trang 10
Trong các điều khoản về tiếp cận và chia sẻ lợi ích, lợi ích được chia sẻ có thể dưới
nhiều hình thức. Bên sử dụng nguồn gen, trong phạm vi cho phép, phải cho phép bên
cung cấp tham gia vào các nghiên cứu khoa học về nguồn gen đó (Điều 15(6)). Các
điều khoản về tiếp cận và chuyển giao công nghệ (Điều 16), chia sẻ thông tin (Điều
17), hợp tác khoa học kỹ thuật (Điều 18), và sử dụng công nghệ sinh học và phân phối
lợi ích (Điều 19) đều kêu gọi các bên tham gia tạo điều kiện và nỗ lực để các bên tham
gia khác, nhất là các nước đang phát triển, được tiếp cận với thông tin, khoa học công
nghệ và các thành tựu thu được. Việc chia sẻ lợi ích trực tiếp về mặt tài chính cũng
được đề cập đến (Điều 15(7)) và cũng phải dựa trên các điều khoản đồng thuận chung.
Công nghệ sinh học và an toàn sinh học:
Công ước kêu gọi các bên tham gia xây dựng một nghị định thư qui định các
thủ tục cần thiết, chẳng hạn như thoả thuận với sự thông báo trước, về vấn đề chuyển
giao và sử dụng các sinh vật sống là kết quả của công nghệ sinh học có thể gây ra các
tác động bất lợi cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Các bên tham
gia cũng phải có trách nhiệm yêu cầu các cơ quan cung cấp sinh vật biến đổi gen của
nước mình cung cấp các thông tin cần thiết cho các bên tiếp nhận các loại sinh vật này.
2.2. Hiệp ước ITPGRFA (International Treaty on Plant Genetic Resources
for Food and Agriculture)
2.2.1. Lịch sử ra đời
Tại kỳ họp ngày 03/11/2011, Ủy ban về tài nguyên di truyền thực vật nông
lương của FAO đã thông qua Hiệp ước quốc tế về tài nguyền di truyền thực vật nông
lương (TNDTTVLN) phục vụ mục tiêu lương thực và nông nghiệp (viết tắt là
ITPGRFA). Hiệp ước có hiệu lực từ tháng 06/2004 và có 120 nước phê chuẩn. Việt
Nam chưa tham gia Hiệp ước này.
2.2.2. Mục tiêu của Hiệp ước
Bảo tồn và sử dụng bền vững TNDTTVLN; chia sẻ lợi ích công bằng và hợp
lý từ sử dụng TNDTTVLN trong sự thống nhất hài hoà với Công ước đa dạng sinh học
(CBD) trên cơ sở thừa nhận bản chất đặc biệt của TNDTTVLN là tất cả các quốc
gia ngày nay phụ thuộc lẫn nhau về TNDTTVLN. Có nghĩa là tất cả đều dựa

vào cây trồng có nguồn gốc từ nơi nào đó cho lương thực và nền nông nghiệp
của mình.
Trang 11
Thành tựu chính của Hiệp ước là đề xuất được hệ thống tiếp cận và chia sẻ lợi
ích đa phương, trong đó danh mục cây trồng được chọn dựa trên 7 tầm quan trọng đối
với an ninh lương thực và sự tương hỗ nhau; thỏa thuận đa phương về luật đối với tiếp
cận ưu tiên và chia sẻ lợi ích. Theo các qui định của thỏa thuận tiêu chuẩn này, lợi ích
sẽ được cùng chia sẻ đa phương dưới các hình thức: trao đổi thông tin; tiếp cận và
chuyển giao công nghệ; xây dựng năng lực; chia sẻ tiền tệ và các lợi ích khác khi
thương mại hóa chuyển giao công nghệ, tập huấn, nâng cao năng lực… theo cơ chế tài
trợ của Hiệp ước.
Cả CBD và ITPGRFA đều cho phép đăng ký sở hữu tri thức đối với những sản
phẩm tạo thành từ việc sử dụng nguồn gen được cung cấp, với điều kiện việc bảo hộ
này không cản trở việc tiếp cận nguồn gen, hoặc những phần và bộ phận của nguồn
gen nguyên trạng ban đầu. Điều này cho phép người sử dụng nguồn gen được đăng Cả
hai văn bản quốc tế quan trọng này đều thừa nhận quyền nông dân, ghi nhận đóng góp
của cộng đồng trong việc lưu giữ và phát triển TNDTTV nhưng lại đều không có
điều khoản đảm bảo việc thực thi quyền nông dân, mà chỉ đề cập “Chính phủ các Quốc
gia có nghĩa vụ thực hiện các quyền của nông dân”. Điều này có nghĩa là trên thực tế
quyền của các nhà chọn tạo giống thì được thực thi và bảo hộ, còn quyền nông dân thì
không. ITPGRFA cho phép nông dân giữ giống, sử dụng trao đổi và gieo trồng trên
diện tích đất của mình tùy thuộc luật quốc gia trong điều kiện hợp lý.
2.3. Nghị định thư Cartagena
2.3.1. Lịch sử ra đời
Nghị định thư về an toàn sinh học được thực hiện theo các điều khoản trực tiếp
liên quan đến sinh vật biến đổi gen (living modified organisms - LMO) của CBD. Điều
19(3) dẫn đến các đàm phán hình thành Nghị định thư Cartagena, Điều 8(g) và 19(4)
quy định các nghĩa vụ bắt buộc áp dụng cho tất cả Bên tham gia CBD dù các Bên này
có tham gia Nghị định thư hay không. Điều 8(g) nhìn chung đề cập đến các biện pháp
cần thực hiện ở cấp quốc gia và yêu cầu các bên tham gia quy định và quản lý những

rủi ro liên quan đến các sinh vật biến đổi GEN (LMO) tạo ra từ công nghệ sinh học có
thể có các tác động bất lợi đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, và đối
với sức khoẻ con người.
Nghị định thư được thông qua năm 2000 tiếp theo đó đã thành lập một tổ chức
liên chính phủ về nghị định thư an toàn sinh học (Intergovernmental Committee for the
Trang 12
Cartagena Protocol on Biosafety (ICCP)). Đây là Nghị định thư đầu tiên đi kèm Công
ước CBD.
Ngày 11/09/2003, Nghị định thư có hiệu lực. Đến nay có 140 nước đã phê
chuẩn. Việt Nam tham gia nghị định ngày 20/04/2004.
2.3.2. Mục tiêu của nghị định
Điều 1 của Nghị định thư khẳng định mục tiêu là “góp phần đảm bảo mức độ
bảo vệ thỏa đáng trong lĩnh vực chuyển giao, xử lý và sử dụng an toàn các sinh vật
sống biến đổi gen tạo ra từ công nghệ sinh học có thể có các tác động bất lợi đến bảo
tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, đồng thời quan tâm đến các rủi ro đối với
sức khỏe con người và chú trọng đặc biệt đến vận chuyển xuyên biên giới”.
2.3.3. Nội dung của nghị định
 Hỗ trợ các quốc gia đang phát triển xây dựng năng lực để quản lý công nghệ
sinh học hiện đại;
 Tạo ra thủ tục thỏa thuận thông báo trước (Advance Informed Agreement-AIA)
trong đó yêu cầu các nhà xuất khẩu phải được sự đồng ý của các nước nhập khẩu trước
khi vận chuyển lần đầu tiên LMOs dự kiến đưa vào môi trường (ví dụ, hạt giống để
gieo trồng, cá để nuôi và vi sinh vật cho điều trị bằng sinh học);
 Xây dựng Trung tâm trao đổi thông tin an toàn sinh học (Biosafety Clearing
House –BCH) trên mạng để hỗ trợ các quốc gia trao đổi thông tin khoa học, kỹ thuật,
môi trường và luật pháp về LMOs, yêu cầu việc vận chuyển các hàng hóa;
 LMO như ngô hoặc đậu tương dự định sử dụng trực tiếp làm thực phẩm, thức
ăn chăn nuôi hoặc cho chế biến phải kèm theo các tài liệu chỉ rõ các hàng hóa này “có
thể chứa” LMOs và “không chủ định đưa vào môi trường”. Nghị định thư bao gồm
một điều khoản chỉ rõ rằng Bên tham gia là Nghị định thư không làm thay đổi các

quyền và nghĩa vụ của các chính phủ tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (World
Trade Organization – WTO) cũng như các hiệp định quốc tế hiện có.
2.4. Hiệp định TRIPS
Hiệp định TRIPs là hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ. Hiệp định điều chỉnh các đối tượng sở hữu trí tuệ như: quyền tác giả và các
quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế (bao gồm cả bảo hộ giống cây trồng
mới), kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí
Trang 13
mật. Hiệp định được thông qua năm 1994, có hiệu lực vào năm 1995, là thỏa thuận bắt
buộc tất cả các thành viên WTO phải tuân theo.
Việc bảo hộ các giống cây được đề cập trong điều 27 của Hiệp định TRIPS,
phần liên quan đến sáng chế quy định:
i)Bằng sáng chế phải cung cấp cho bất kỳ phát minh nào dù là sản phẩm hay
qui trình trong tất cả các lĩnh vực công nghệ miễn phát minh đó là mới, có bước
sáng tạo và có khả năng ứng dụng công nghiệp;
ii) Nghĩa vụ thực hiện Bảo hộ giống cây trồng mới UPOV (Điều 27.3
(b) theo TRIPS: các thành viên phải bảo hộ giống cây trồng bằng hệ thống
bảo hộ sáng chế hoặc bằng một hệ thống riêng hữu hiệu (sui generis) hoặc bằng sự
kết hợp giữa 2 hệ thống đó dưới bất kỳ hình thức nào;
iii) Thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu - không là một hệ thống đồng nhất về bảo
hộ;
iv) Các thành viên có thể loại bỏ cây trồng, vật nuôi khỏi việc đăng
ký bản quyền;
v) Các thành viên phải bảo hộ vi sinh vật;
vi) Bảo vệ các thông tin mật;
vii) Thương mại gắn liền với tên loài của giống;
viii) Chỉ dẫn địa lý.
Như vậy, các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới có thể loại trừ
các giống cây và giống con có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế ngoài các
loại vi sinh vật và các quy trình sinh học cơ bản để sản xuất giống cây và giống động

vật không phải là các quy trình phi sinh học và vi sinh, nhưng phải quy định việc bảo
hộ giống cây hoặc là bằng sáng chế hoặc bởi một hệ thống riêng hiệu quả hoặc bằng
sự kết hợp các hình thức này.
2.5. Công ước Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng UPOV (The International
Union for the Protection of New Varieties of Plants)
2.4.1. Lịch sử ra đời
Đầu những năm 1930, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã đưa ra một hình thức độc
quyền đặc biệt được gọi là bằng sáng chế về thực vật, tuy nhiên, hình thức này chỉ áp
dụng đối với các giống cây sinh sản vô tính. Sau đó, một nhóm các quốc gia châu Âu
đã nhóm họp cùng nhau vào năm 1961 để xây dựng Công ước Quốc tế về Bảo hộ
Trang 14
giống cây trồng mới, công ước này được sửa đổi vào các năm 1972, 1978 và mới nhất
là năm 1991.
Văn kiện 1978 là một thỏa thuận theo đó các quốc gia gia nhập Công ước cam
kết ban hành hệ thống về cấp quyền của nhà tạo giống trong pháp luật quốc gia họ
theo các nguyên tắc đồng nhất và đã được thỏa thuận quốc tế. Mỗi thành viên của
UPOV phải giao phó việc cấp quyền của nhà tạo giống cho một đơn vị hành chính phù
hợp. Theo Văn kiện 1978, quyền của nhà tạo giống được cấp tại mỗi quốc gia thành
viên trên lãnh thổ riêng của quốc gia đó, và không trên cơ sở quốc tế. Văn kiện 1978
cũng thiết lập Liên minh quốc tế về Bảo hộ các giống cây trồng mới được biết đến là
UPOV
UPOV là một tổ chức độc lập, mang tính quốc tế, một tổ chức liên chính phủ với một
đặc điểm pháp lý quốc tế. Trụ sở chính của UPOV là tại Geneva và UPOV tuyển dụng
nhân viên riêng của mình.
UPOV hợp tác chặt chẽ về các vấn đề hành chính với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế
giới (WIPO), một tổ chức chuyên môn của Liên hiệp quốc. Tổng thư ký của UPOV là
Tổng Giám đốc của WIPO, trụ sở chính của UPOV nằm cùng tòa nhà với WIPO và
UPOV nhận nhiều dịch vụ hỗ trợ từ WIPO.
Vào tháng 3/1991, một Hội nghị Ngoại giao được tổ chức tại Geneva đã dẫn
đến việc nhất trí thông qua Văn kiện sửa đổi mới 1991 của Công ước UPOV (“Văn

kiện 1991”). Văn kiện mới 1991 này có hiệu lực khi năm quốc gia tham gia văn kiện.
Văn kiện chỉ ràng buộc các quốc gia đã chọn tham gia. Các quốc gia hiện thời chỉ bị
ràng buộc bởi Văn kiện 1991 khi các quốc gia này sửa đổi luật hiện hành của họ và gửi
một văn bản xin tham gia Văn kiện mới.
Tính đến ngày 08/12/2011, UPOV có tất cả 70 thành viên. Việt Nam tham gia
ngày 24/12/2006.
2.4.2. Mục tiêu
Cung cấp và hỗ trợ hệ thống bảo hộ giống cây trồng mới hoạt động một cách
có hiệu quả, với mục tiêu khuyến khích việc phát triển các giống cây trồng mới vì lợi
ích cộng đồng”.
Những yếu tố cơ bản của UPOV liên quan đến CBD, ITPGRFA, TRIPS: bảo
tồn nguồn gen cây trồng (Khuyến khích chọn tạo giống cây trồng mới, làm tăng giá trị
nguồn gen, chọn tạo giống cần duy trì các giống hiện có, phát triển các giống mới);
Trang 15
Tiếp cận nguồn gen cây trồng (coi việc tiếp cận nguồn gen là yêu cầu cơ bản hỗ trợ
công tác chọn tạo giống, cho phép sử dụng giống đã bảo hộ để tạo ra giống cây trồng
khác); Công khai về nguồn gốc( khuyến khích thông tin về nguồn gốc vật liệu đã sử
dụng để chọn tạo giống mới, DUS); Chia sẻ lợi ích (Giống mới đem lại lợi ích cho
Nông dân); Nghĩa vụ thực hiện BHGCT của thành viên WTO.
2.4.3. Vấn đề bảo hộ giống cây trồng theo văn kiện 1978
Tiêu chuẩn bảo hộ:
Văn kiện 1978 đưa ra một hệ thống bảo hộ giống cây trồng mới, tức là bộ phận
vật liệu của cây được lựa chọn bởi nhà tạo giống với các đặc tính hình thái và sinh lý
học. Khi kết luận rằng liệu vật liệu của giống cây cụ thể có tạo nên hoặc thuộc một
“giống”, người phân loại phải quyết định về phạm vi phân biệt vật liệu đó với vật liệu
khác, về tính đồng nhất theo một ý nghĩa nào đó rằng các thay đổi so với mô tả chuẩn
là thuộc giới hạn hợp lý, và sự ổn định của vật liệu giống về một ý nghĩa nào đó sẽ giữ
các đặc trưng phân biệt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều 6 yêu cầu các quốc gia
thành viên phải chấp nhận ba tiêu chuẩn phân biệt, tính thống nhất và sự ổn định về cơ
sở kỹ thuật cho việc bảo hộ các giống cây trồng, và bổ sung thêm hai yêu cầu về tính

mới thương mại và nộp một tên gọi có thể chấp nhận cho giống cây.
Một giống phải mới mang tính thương mại để bảo đảm bảo hộ. Điều 6(1)(b)
quy định rằng trước ngày nộp đơn, giống phải chưa được chào bán hoặc đưa ra thị
trường với thỏa thuận của nhà tạo giống trong lãnh thổ của quốc gia nơi đơn đã được
nộp. Tuy nhiên các quốc gia có một lựa chọn liên quan đến quy định này và được cho
phép các giống được chào bán hoặc đưa ra thị trường trong các vùng lãnh thổ riêng
của họ trong thời hạn tối đa là một năm trước ngày nộp đơn. Giống cũng không được
chào bán hoặc đưa vào thị trường với thỏa thuận của nhà tạo giống trong lãnh thổ của
bất kỳ quốc gia nào khác cho thời gian lâu hơn sáu năm, trong trường hợp các loại cây
gỗ, hoặc cho bốn năm trong trường hợp tất cả các loại cây khác. Các giai đoạn ân hạn
này liên quan đến việc thương mại hóa tại nhiều nước công nhận sự kéo dài các vụ
kiện để xác minh giá trị nông học của các giống trước khi làm đơn xin bảo hộ mà
không phương hại đến quyền bảo hộ.
Giống mới phải có tên theo các quy định của Điều 13: giống cây phải được chỉ
định bằng một tên gọi được dự định là chỉ định chung cho giống cây đó và xây dựng
các quy tắc được chỉ định để bảo đảm rằng, vì lợi ích của người trồng cây và người
Trang 16
tiêu dùng, thực tế tên gọi này đưa ra một chỉ định chung rõ ràng. Tên đó không được
gây nhầm lẫn về các đặc tính của giống hoặc giá trị của giống hoặc tính đồng nhất và
phải khác với các chỉ định mà tại bất kỳ quốc gia thành viên nào của UPOV chỉ định
một giống khác của cùng loại cây hoặc loại cây có liên quan mật thiết.
Các tiêu chuẩn phân biệt kỹ thuật, sự đồng nhất và ổn định, và các tiêu chuẩn
tiếp theo của tính mới mang tính thương mại và sự thiết lập một tên thể hiện theo đó
các điều kiện chuẩn mà cần phải hoàn thiện để bảo hộ an toàn cho một giống cây mới
theo luật của các quốc gia thành viên UPOV. Theo Điều 6(2) thì với điều kiện nhà tạo
giống tuân theo các thủ tục cần thiết, một quốc gia thành viên UPOV có thể không bảo
hộ tùy vào các điều kiện khác với năm điều kiện đã được mô tả trên đây
Quyền của nhà tạo giống (điều 5):
Quyền của nhà tạo giống bị giới hạn ở việc độc quyền sản xuất và bán các vật
liệu cây non hoặc vật liệu nhân giống thực vật của giống cây của nhà tạo giống. Ví dụ

trong trường hợp giống ngũ cốc, nhà tạo giống không được độc quyền bán ngũ cốc
giống đó mà chỉ được bán hạt. Quyền của nhà tạo giống chỉ liên quan đến việc sản
xuất vì các mục đích kinh doanh thương mại. Nếu việc sản xuất vật liệu cây non không
vì mục đích đó, hoặc nếu các vật liệu đó không được đưa vào thị trường thì điều này
không được bao gồm trong quyền của nhà tạo giống. Ví dụ, một người nông dân,
người thu hoạch hạt trên cánh đồng của họ với mục đích gieo lại hạt trên cánh đồng
của mình, có thể được tự do làm điều đó mà không có nghĩa vụ đối với nhà tạo giống.
Văn kiện 1978 chỉ xây dựng phạm vi tối thiểu của quyền mà quốc gia đó phải
cấp. Các quốc gia thành viên được cho phép, theo luật riêng của họ, trao cho nhà tạo
giống của nhiều loài cây hoặc một loại cây cụ thể một quyền rộng hơn quyền được mô
tả trên đây, thậm chí mở rộng đến sản phẩm của giống đã được đưa vào thị trường.
Tuy nhiên, trong thực tế rất ít quốc gia đã sử dụng quyền này.
Điều 5 quy định thêm rằng bất kỳ sự cho phép nào do nhà tạo giống đưa ra liên
quan đến việc sản xuất hoặc đưa vào thị trường giống cây của họ có thể là đối tượng
của các điều kiện mà người đó đề ra. Bởi vậy, nhà tạo giống được tự quyết định liệu có
khai thác độc quyền của mình bằng việc sản xuất và bán tất cả cây con hoặc vật liệu
nhân giống thực vật mà thị trường cần hoặc liệu nhà tạo giống có cấp li xăng cho
người khác, có lẽ trao đổi để lấy tiền thù lao. Thực tiễn vấn đề này thay đổi theo từng
quốc gia. Ở nhiều nước, đối với nhiều loài cây mà số lượng lớn về hạt phải được sản
Trang 17
xuất và bán, và nếu việc dễ dàng lưu giữ hạt của riêng họ ảnh hưởng đến giá cả mà
những người nông dân chuẩn bị trả, thông lệ của các nhà tạo giống là lựa chọn phương
pháp sản xuất và phân phối ít tốn kém nhất. Ví dụ trong trường hợp ngũ cốc nhỏ, ở
hầu hết các nước châu Âu, li xăng được cấp rất rộng rãi cho các tổ chức như các hợp
tác xã địa phương và những người bán ngũ cốc - người cung cấp nhiều loại dịch vụ và
cung cấp cho nông dân. Các tổ chức này sản xuất hạt tại địa phương theo hợp đồng và
bán lại cho nông dân địa phương, bởi vậy tối thiểu hóa chi phí. Trong trường hợp sản
xuất chuyên môn hóa hơn như việc sản xuất một số loài cây thụ phấn chéo, sản xuất
giống lai, hạt rau chất lượng cao hoặc các giống cây hoặc cây leo mới, thông lệ của các
nhà tạo giống là có thể kiểm soát rất chặt chẽ việc sản xuất hạt hoặc cây để duy trì chất

lượng và danh tiếng về giống của mình. Trong các trường hợp này nhà tạo giống có
thể kiếm tiền trực tiếp trong giá bán hạt. Tuy nhiên, nhiều tình huống khác nhau tồn tại
phụ thuộc vào cấu trúc thương mại của việc phân phối hạt và cây vườn ươm ở mỗi
nước và các khía cạnh hậu cần của việc sản xuất và phân phối các loài cụ thể. Văn
kiện 1978 không đề cập đến các vấn đề mang tính thị trường này. Văn kiện chỉ đơn
giản yêu cầu các quốc gia thành viên của UPOV rằng họ cho phép các nhà tạo giống
cụ thể hóa các điều kiện cấp li xăng cho các giống của họ.
Điều 5(3) quy định rằng sẽ không được đòi hỏi sự cho phép của nhà tạo giống
đối với việc sử dụng giống như một nguồn thay đổi ban đầu cho mục đích tạo ra các
giống khác. Chỉ ngoại lệ được cho phép đối với quy định này phát sinh khi việc sử dụng
giống được lặp lại là cần thiết cho việc sản xuất thương mại một giống khác. Ngoại lệ
hạn chế này liên quan đến việc sử dụng dòng lai giống trong sản xuất thương mại hạt
giống lai.
Thời hạn bảo hộ: Giai đoạn bảo hộ tối thiểu là 18 năm trong trường hợp cây
leo, cây rừng, cây ăn quả và các loại cây trang trí và 15 năm trong trường hợp các loại
cây khác.
Thực vật được bảo hộ: Các quy định của văn kiện có thể được áp dụng với tất cả
các loại cây và loài thực vật. Các quốc gia thành viên phải áp dụng Công ước với tối
thiểu 5 loài cây khi lần đầu tiên gia nhập và, qua một số năm, các quốc gia thành viên
tăng dần việc áp dụng Công ước cho nhiều loài được bảo hộ hơn. Hầu hết các quốc gia
thành viên bảo hộ tất cả các loài có tầm quan trọng về mặt kinh tế tại nước họ và, với sự
tăng lên về số lượng các trường hợp, bảo hộ toàn bộ giống cây cối.
Trang 18
Chấm dứt quyền của nhà tạo giống (Điều 10): Các nhà tạo giống được bảo hộ
sẽ bị mất quyền nếu người đó không có khả năng cung cấp cho các cơ quan chức năng
các vật liệu sinh sản hoặc vật liệu nhân giống có khả năng tái tạo lại giống được bảo
hộ với các đặc tính sinh lý học và hình thái học, như đã được định nghĩa khi quyền
được cấp. Nói cách khác, nhà tạo giống phải duy trì thành thạo giống của mình nếu
muốn giữ lợi ích của việc bảo hộ.
Quyền của nhà tạo giống không được hủy bỏ trừ khi cho thấy rằng giống cây

không đáp ứng tính mới về mặt thương mại và yêu cầu về tính phân biệt khi các quyền
đã được cấp, hoặc không được xóa bỏ trừ khi nhà tạo giống không duy trì giống cây
hoặc không trả các khoản phí cần thiết.
Hình thức bảo hộ (Điều 2): Một quốc gia thành viên có thể bảo hộ cho các
giống cây trồng theo hình thức bảo hộ giống cây trồng hoặc hình thức bằng độc quyền.
Khi đã chọn bảo hộ giống cây của các loài bằng quyền của nhà tạo giống, quốc gia
thành viên đó có thể không bảo hộ tiếp theo cho các giống của cùng loài bằng bằng
độc quyền. Đây được gọi là sự ngăn cấm về “bảo hộ kép”.
Đãi ngộ Quốc gia (Điều 3): Mỗi quốc gia thành viên phải dành cho công dân
và những người cư trú của các quốc gia thành viên khác sự đối xử tương tự như đối
với công dân nước mình.
Điều kiện cấp bảo hộ (Điều 7): Các quốc gia thành viên sẽ chỉ cấp bảo hộ sau
khi xét nghiệm giống cây theo tiêu chuẩn tính phân biệt, tính đồng nhất, tính ổn định
và tính mới về mặt thương mại được đề cập trên đây. Quy định này được hiểu với ý
nghĩa rằng các quốc gia thành viên cần quy định việc kiểm tra tăng dần được nhà nước
hoặc nhà tạo giống tiến hành với điều kiện là việc kiểm tra tuân theo các hướng dẫn
liên quan và nhà tạo giống phải cung cấp mẫu của giống vào thời điểm nộp đơn và cho
phép những người được nhà nước cho phép đến xem xét việc thử nghiệm.
Điều 14 quy định rằng việc cấp hay từ chối quyền của nhà tạo giống cho một giống
cây phải độc lập đối với các quy định tại bất kỳ quốc gia thành viên nào của UPOV
nơi có liên quan đến việc sản xuất, xác nhận và đưa vào thị trường hạt giống.
Hạn chế quyền của nhà tạo giống (Điều 9): Các quốc gia thành viên của
UPOV có thể hạn chế việc thực thi độc quyền được cho phép của nhà tạo giống vì các
lý do vì lợi ích công cộng và khi bất kỳ hạn chế nào như vậy được áp dụng, quốc gia
Trang 19
thành viên liên quan sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng nhà tạo
giống nhận được khoản tiền thù lao hợp lý.
2.4.3. Vấn đề bảo hộ giống cây trồng theo văn kiện 1991
Nhóm thực vật và các loại cây được bảo hộ:
Các quốc gia thành viên hiện thời bảo hộ tất cả các giống thực vật và loài cây

năm năm, các quốc gia thành viên mới bảo hộ tất cả các giống và loài thực vật 10 năm
sau khi bị ràng buộc bởi Văn kiện 1991.
Điều kiện để cấp quyền cho nhà tạo giống:
Điều 6 quy định, giống phải chưa được chào bán hoặc đưa vào thị trường với
thỏa thuận của nhà tạo giống trước khi nộp đơn xin bảo hộ tại lãnh thổ nộp đơn hoặc
nơi luật của quốc gia thành viên liên quan quy định, trong vòng một năm trước ngày
nộp đơn. Văn bản mới yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên đưa ra quy định trong
luật của mình về giai đoạn ân hạn một năm.
Vật liệu nhân giống hoặc vật liệu được thu hoạch của giống phải chưa được bán
hoặc bộc lộ cho người khác bởi hoặc được sự đồng ý của nhà tạo giống vì mục đích
khai thác giống. Ví dụ, có thể sử dụng một dòng tự nhiên như bố mẹ của cây lai khi
bản thân dòng tự nhiên chưa được bán hoặc đưa ra thị trường. Việc sử dụng dòng tự
nhiên theo cách này có thể được bảo hộ bằng bí mật thương mại, sẽ không ngăn cản
nhà tạo giống nộp đơn xin bảo hộ đối với dòng tự nhiên trong nhiều năm sau lần đầu
tiên được sử dụng vì mục đích thương mại.
Đoạn (3) của Điều 6 dẫn chiếu đến các quy tắc đặc biệt có thể được chấp nhận
khi việc bán hàng bị ảnh hưởng tại các quốc gia thành viên của một tổ chức liên chính
phủ. Quy định này liên quan đến tư cách thành viên UPOV của EC, và cho phép EC và
các quốc gia thành viên của EC thông qua các quy định để phù hợp với khái niệm của
thị trường đơn lẻ.
Điều 7 quy định một giống phải có khả năng phân biệt rõ ràng với bất kỳ loại
giống nào khác. Nghĩa là, một giống phải có khả năng phân biệt rõ ràng bởi một hoặc
nhiều đặc tính quan trọng với bất kỳ loại giống nào khác, đã được bãi bỏ vì ngôn ngữ
đó bị coi là mơ hồ không cần thiết.
Xét nghiệm đơn:
Các cơ quan xét nghiệm có thể được yêu cầu xét nghiệm các giống của bất kỳ
cây nào về tính phân biệt, tính đồng nhất và tính ổn định, gồm các loài hiếm hoặc chưa
Trang 20
được biết đến hoặc liên quan đến các giống mà cơ quan có ít hoặc không có kiến thức
hay kinh nghiệm. Cơ quan chức năng có thể không thực hiện được các công việc kiểm

tra cần thiết và có thể thấy cần phải yêu cầu nhà tạo giống thực hiện các công việc
kiểm tra hoặc xem xét dữ liệu xuất phát từ nhà tạo giống. Việc kiểm tra được thực hiện
bởi nhà tạo giống có thể được chấp nhận với điều kiện là các dữ liệu thắc mắc phải
được thể hiện ở dạng thông thường, và được tạo ra bởi việc kiểm tra theo các nguyên
tắc được thiết lập trong phần Chỉ dẫn chung về Hướng dẫn của UPOV để kiểm tra tính
phân biệt, tính đồng nhất và tính ổn định, và phải cung cấp cho cơ quan chức năng một
mẫu của giống vào ngày nộp đơn.
Phạm vi quyền của nhà tạo giống:
Sự cho phép trước của nhà tạo giống “sẽ được yêu cầu để: sản xuất cho các mục
đích kinh doanh thương mại; chào bán; kinh doanh; vật liệu sinh sản hoặc vật liệu
nhân giống thực vật của giống cây”.
“Vật liệu nhân giống sẽ được xem là gồm toàn bộ các loài thực vật” và “quyền
của nhà tạo giống sẽ mở rộng đến các cây dùng cho trang trí hoặc các bộ phận của
chúng, thông thường được đưa vào thị trường cho các mục đích không phải là nhân
giống, khi chúng được sử dụng thương mại như vật liệu nhân giống trong quá trình
sản xuất cây trang trí hoặc cây hoa được cắt tỉa”.
Thực tế chỉ được đòi hỏi sự cho phép của nhà tạo giống để sản xuất vật liệu
nhân giống “cho các mục đích kinh doanh thương mại” có nghĩa rằng việc sản xuất vật
liệu nhân giống không nhằm để kinh doanh mà chỉ để sử dụng trên đồng ruộng nơi vật
liệu được sản xuất, không thuộc phạm vi bảo hộ.
Đối với vật liệu nhân giống của một giống được bảo hộ, bất kỳ việc sản xuất,
tái sản xuất (nhân bản), điều kiện đối với mục đích nhân giống, chào bán, bán hoặc các
hình thức kinh doanh khác, xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc lưu kho vì bất kỳ mục đích
nào, sẽ đòi hỏi sự cho phép của nhà tạo giống. Theo đó, phạm vi bảo hộ cơ bản mở
rộng đến tất cả việc sản xuất, tái sản xuất (nhân bản) mà không cần đề cập đến mục
đích của việc đó và không có tác động tạo ra “đặc quyền của người nông dân” bởi sự
liên quan.
Điều 14(2) đưa ra quy định đối với phạm vi quyền của nhà tạo giống đối với vật
liệu đã thu hoạch, gồm toàn bộ các loại thực vật và các phần của thực vật khi chúng
được thu thông qua việc sử dụng không được phép vật liệu nhân giống của giống đã

Trang 21
được bảo hộ nhưng hạn chế phạm vi bằng việc quy định rằng phạm vi bảo hộ này tồn
tại, “trừ khi nhà tạo giống có cơ hội hợp lý thực thi quyền của mình liên quan đến vật
liệu nhân giống của giống”. Nhà tạo giống có quyền được bảo hộ đối với vật liệu được
thu hoạch “trừ khi người đó có cơ hội hợp lý để thực thi quyền của mình liên quan đến
vật liệu nhân giống”. Theo đó, người bị coi là vi phạm thường sẽ có nghĩa vụ chứng
minh rằng nhà tạo giống thực sự có các cơ hội hợp lý để thực thi quyền của mình liên
quan đến vật liệu nhân giống của giống.
Điều 14(3) quy định việc mở rộng quyền của nhà tạo giống đến các sản phẩm
được tạo ra từ vật liệu được thu hoạch. Tuy nhiên, quy định này không phải là một
phần của phạm vi bảo hộ tối thiểu bắt buộc theo Văn kiện 1991. Các quốc gia tham gia
Văn kiện 1991 có thể lựa chọn việc mở rộng quyền của nhà tạo giống theo Điều 14(3).
Theo Điều 14(3), việc sản xuất, bán, đưa vào thị trường, v.v… bất kỳ sản phẩm nào
được tạo ra trực tiếp từ vật liệu được thu hoạch đều phải xin phép nhà tạo giống trừ khi
bản thân vật liệu được thu hoạch là kết quả của hành vi vi phạm.
Chấm dứt quyền của nhà tạo giống: Quyền của nhà tạo giống (điều 16) không
mở rộng đến các hành vi liên quan tới việc nhà tạo giống hoặc người được sự cho phép
của nhà tạo giống bán hoặc đưa vào thị trường bất kỳ vật liệu nào của giống được bảo
hộ, trừ những hành vi: Liên quan đến việc nhân giống tiếp theo của giống, hoặc liên
quan đến việc xuất khẩu vật liệu của giống cho phép nhân giống, vào một nước không
bảo hộ giống của loại hoặc loài thực vật của giống đó, trừ khi vật liệu được xuất khẩu
cho mục đích tiêu dùng cuối cùng.
Thời hạn quyền của nhà tạo giống: Điều 19 quy định giai đoạn tối thiểu của
quyền của nhà tạo giống là từ 18 năm đối với thực vật và cây leo và 15 năm đối với tất
cả các loại khác, đến 25 năm và 20 năm tương ứng cho từng loại này.
Trang 22
III. NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU THÀNH CÔNG NHỜ SỰ BẢO
HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG:
3.1. 12 giống lan của Việt Nam do anh Phan Trọng Dũng lai tạo được Hiệp hội
Lan quốc tế ở Anh Royal Horticultural Society England (RHS) đã công nhận bảo

hộ sở hữu trí tuệ quốc tế.
- Tiểu sử anh Phan Trọng Dũng và quá trình nghiên cứu, lai tạo giống lan:
Anh Phan Trọng Dũng là một học trò nghèo miền núi tỉnh Đaklak. Anh Dũng đã
theo học và tốt nghiệp Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng niềm đam mê vẻ
đẹp của lan rừng đã dần gắn bó anh với loài hoa đài các này. Anh đến với hoa lan ban
đầu chỉ như một người yêu lan và chơi lan thuần túy. Ý nghĩ tự tạo ra những giống lan
cho riêng mình thôi thúc anh phải làm một điều gì đó lớn lao hơn. Được sự hướng dẫn
của người thân và sự động viên của bạn bè, năm 1997 anh Dũng bắt đầu trồng lan trên
diện rộng. Không có kiến thức chuyên môn về phong lan cũng như các cách thức lai
tạo, nuôi trồng, anh Dũng đã tự tìm đến các tài liệu chuyên ngành về hoa lan và thực
hành những gì mình tiếp thu được. Anh cũng tự trau dồi thêm ngoại ngữ để có thể hiểu
được những tài liệu chuyên ngành về lan đa phần của nước ngoài.
Anh Dũng có trang trại hoa lan Kim Ngân – Phương Trang ở thôn 8, xã Hòa
Khánh, thành phố Buôn Mê Thuột, tự đầu tư gồm phòng thí nghiệm nhân giống với
các hóa chất và dụng cụ cần thiết, vườn cấy mô, vườn ươm cây con, vườn nuôi cây
trưởng thành và khu bảo tồn nguồn gen lan rừng Việt Nam. Vườn lan của anh được
trang bị hệ thống tưới tự động giúp cho việc chăm sóc lan dễ dàng và đồng bộ hơn.
Tổng vốn đầu tư trên 3 tỉ đồng.
Quá trình lai tạo mất nhiều năm liền với nhiều công đoạn khác nhau.
Bắt đầu từ công đoạn pha chế môi trường cấy mô bằng nước cất đảm bảo tinh
khiết. Các hóa chất được tính toán, cân đo kĩ lưỡng và pha trộn theo tỉ lệ thích hợp.
Hóa chất sau khi đun sôi được cho vào chai, đậy nắp kín và tiếp tục hấp trong nồi áp
suất để đảm bảo môi trường hoàn toàn vô trùng. Mô được cấy vào từng môi trường
thích hợp và được theo dõi trong phòng nhân giống. Trong phòng có thiết bị kích thích
lan mau lên mầm. Chỉ riêng công đoạn lắc ống nghiệm để kích thích mầm lan phát
triển cũng đã mất 3 tháng.
Trang 23
Mô phát triển thành cây con, tùy theo độ lớn lại được chuyển qua các chai môi
trường khác nhau. Cây con đủ lớn được lấy ra khỏi chai, rửa trong dung dịch sát trùng
sau đó được đặt vào các chậu nhỏ và mang ra vườn. Xơ dừa được bọc xung quanh để

cây con bám rễ. Mọi việc ban đầu không thuận lợi như anh nghĩ, càng thực hiện cấy
ghép càng thất bại, nhiều lúc tưởng chừng như bế tắc. Không nản chí, anh tiếp tục vét
những đồng tiền cuối cùng, vay mượn tiền gia đình, bạn bè để thực hiện ước mơ. Bên
cạnh đó, anh đặt mua dài hạn các tạp chí nước ngoài về hoa lan để tiếp tục bổ sung
kiến thức. Chính thời gian này, anh đã được bạn bè cùng sở thích hoa lan giới thiệu gia
nhập thành viên của Hội Hoa lan quốc tế. Từ đó, anh học hỏi được rất nhiều kỹ năng,
kinh nghiệm từ bạn bè. Thành công cũng bắt đầu đến với anh, những giống lan do anh
lai tạo ngày càng phát triển nhiều hơn.
Anh đã thành công trong việc lai tạo ra nhiều giống lan mới từ việc kết hợp
nguồn gen lan rừng Việt Nam với các giống lan ngoại. Quan sát màu sắc, hình dạng
cũng như đặc tính của từng giống lan kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu chuyên
ngành, anh Dũng đã tạo ra những thế hệ lan lai tạo hội tụ những đặc tính tốt từ cây bố
mẹ. Đây là cách thức anh thụ phấn hai giống lan khác nhau để lai tạo giống mới. Sau
khi lai, cần ghi tên cây bố mẹ và ngày thực hiện. Thời gian theo dõi cây lai có khi lên
đến 6, 7 năm. Nếu cây lai phát triển mạnh, có các đặc tính tốt, đặc biệt là có hình dạng
và màu sắc lạ sẽ được giữ lại để đăng kí giống mới.
Nấm là loại bệnh thường gặp nhất ở phong lan. Nấm rất dễ lây lan nếu không
phát hiện sớm và cách li lan nhiễm bệnh. Do đó, các công đoạn thực hiện trong phòng
thí nghiệm, phòng cấy mô cùng các thiết bị luôn phải đảm bảo hoàn toàn vô trùng.
- 12 giống lan của Việt Nam do anh Phan Trọng Dũng lai tạo được Hiệp hội Lan
quốc tế ở Anh Royal Horticultural Society England (RHS) đã công nhận bảo hộ sở
hữu trí tuệ quốc tế
Sau 10 năm lai tạo với 400 cặp lai, ngày 31/12/2007, anh được Hiệp hội Lan
quốc tế ở Anh là Royal Horticultural Society England (RHS) công nhận bảo hộ sở hữu
trí tuệ quốc tế 12 giống lan mới do anh lai tạo. Đó là các giống:
1.1. Rsc. Kim Ngân Beauty được lai tạo ngày 20 tháng 6 năm 2001 từ loài Blc.
Bill Carter và Blc. Goldenzelle, cho 3 loại hoa khác nhau:
+ Rsc. Kim Ngân Beauty var Phương Trang ra hoa lần đầu ngày 15 tháng 12 năm
2007, đường kính hoa 18cm.
Trang 24

+ Rsc. Kim Ngân Beauty var Hạnh Trang ra hoa lần đầu ngày 16 tháng 10 năm
2007, đường kính hoa 17cm.
+ Rsc. Kim Ngân Beauty var Grand Lady ra hoa lần đầu ngày 25 tháng 9 năm
2007, đường kính hoa 19,5cm.
1.2. Rsc. Daklak Sunrise được lai tạo ngày 15 tháng 6 năm 2003 từ loài Sc.
Orglade’s Royal Lady và Rsc. Binghamvich, ra hoa lần đầu ngày 26 tháng 4 năm 2007
thành chùm từ 3 đến 5 hoa, đường kính hoa 10cm.
1.3. Phương Trang Beauty được lai tạo ngày 20 tháng 6 năm 2001 từ loài C. Louis
and Carla và Rsc. Star of Bethlehem, cho 2 loại hoa khác nhau:
+ Rsc. Phương Trang Beauty var Happy ra hoa lần đầu ngày 12 tháng 9 năm
2007 với đường kính 16cm.
+ Rsc. Phương Trang Beauty var :#1 ra hoa lần đầu ngày 20 tháng 10 năm 2006,
đường kính hoa 16,5cm.
1.4. Serepok River được lai tạo ngày 20 tháng 6 năm 2001 từ loài Rsc. Star of
Bethlehem và Rsc. Island Sunset, ra hoa lần đầu ngày 25 tháng 11 năm 2006, đường
kính hoa 16cm.
1.5. Phalaenopsis. Hạnh Trang Beauty được lai tạo ngày 14 tháng 5 năm 2003 từ
loài P. Coolwhip và P. Ever Spring King, ra hoa lần đầu ngày 25 tháng 10 năm 2006,
đường kính hoa 8cm.
1.6. Phalaenopsis. Phương Trang Stripes được lai tạo ngày 13 tháng 4 năm 2000
từ loài P. Sweet Nothing và P. Chih Shang’s Stripe, ra hoa lần đầu ngày 26 tháng 1
năm 2004, đường kính hoa 8cm.
1.7. Dendrobium. Phương Trang được lai tạo ngày 13 tháng 4 năm 2000 từ loài D.
Mount Kelly Beauty và D. Taysweekeng, ra hoa lần đầu ngày 24 tháng 6 năm 2003.
1.8. Renanthera. Phương Trang’s Flamboyant được lai tạo ngày 3 tháng 4 năm
2002 từ loài Ren. Kilauer và Ren. Fire Coral, ra hoa lần đầu ngày 2 tháng 6 năm 2006,
hoa phân nhánh.
1.9. Renanthera. Phương Trang Volcano được lai tạo ngày 3 tháng 4 năm 2002 từ
loài Ren. Nancy Chandler và Ren. Fire Coral, ra hoa lần đầu ngày 10 tháng 8 năm
2007, hoa phân thành 6 nhánh.

1.10.Rsc. Hà Nội được lai tạo ngày 15 tháng 8 năm 2002 từ loài Rsc. Goerge King
và Rsc. Chialin, ra hoa lần đầu ngày 11 tháng 10 năm 2007, đường kính hoa 15cm.
Trang 25
1.11.Rsc. Phan Thị Hạnh Trang được lai tạo ngày 21 tháng 3 năm 1999 từ loài Rsc.
Golden Peacoock và Rsc. Sadie Slice, cho 2 loại hoa khác nhau:
+ Rsc. Phan Thị Hạnh Trang var Sunlight ra hoa lần đầu ngày 20 tháng 6 năm
2004, đường kính hoa 10cm.
+ Rsc. Phan Thị Hạnh Trang var #1 ra hoa lần đầu ngày 12 tháng 1 năm 2007,
đường kính 16,5cm.
1.12.Ascocenda. Phương Trang Spots được lai tạo ngày 21 tháng 3 năm 1999 từ
loài V. UdomPranerm và Ascocenda. Thai Spots, ra hoa lần đầu ngày 25 tháng 11 năm
2006 với đường kính 8cm.
Phan Trọng Dũng đã đạt nhiều giải thưởng trong các hội thi phong lan trong nước
như 3 giải đặc biệt, 3 huy chương vàng và 6 giải nhất tại Hội Hoa xuân Tao Đàn, Hội
Hoa xuân Đầm Sen. Cuối năm 2007, anh đạt giải nhất hội thi Sáng tạo khoa học kĩ
thuật tỉnh Đắc Lắc lần 9 với đề tài “Nghiên cứu lai tạo tuyển chọn giống mới, ứng
dụng công nghệ sinh học trong công tác nhân giống hoa phong lan phục vụ nông
nghiệp”. Các giống lan lai tạo của anh đều thể hiện những tính trạng độc đáo của cây
bố mẹ ở đời con.
Hiện tại, anh Dũng vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, lai tạo thêm nhiều giống lan
mới để lan Việt Nam ngày càng phong phú hơn về chủng loại và đa dạng hơn về màu
sắc.
3.2. “Người mẹ” nhiều giống lúa lai
- Tiểu sử PGS, TS Nguyễn Thị Trâm và quá trình nghiên cứu tạo giống lúa lai
của Việt Nam:
“Người mẹ” nhiều giống lúa lai trong giới khoa học, PGS, TS Nguyễn Thị Trâm
tốt nghiệp trường ĐHNN I năm 1968. Sau đó, bà về công tác tại Viện Cây lương thực
dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của Giáo sư nông học Lương Định Của. Thời gian công tác
với nhà khoa học nổi tiếng đã truyền cho bà niềm say mê, tìm những giống lúa lai
mang gien trội của “bố”, “mẹ” cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, kháng

sâu bệnh Thời gian này bà đã mày mò, nghiên cứu cho ra đời nhiều giống lúa mới,
được phổ biến rộng rãi như NN-9, NN-10, NN-23…
Sau khi tốt nghiệp nghiên cứu sinh ở Liên Xô, bà Trâm trở về dạy ở ĐH Nông
nghiệp. Vừa giảng dạy, bà vừa nghiên cứu cho ra đời nhiều giống lúa mới năng suất

×