Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

bài tập cá nhân lao động- quan hệ lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.64 KB, 4 trang )

Đề 20: Anh H gia nhập HTX thủ công mỹ nghệ X từ năm 2005. Do có chuyên môn về kế toán
nên anh được Ban chủ nhiệm HTX cử làm kế toán trưởng. Tháng 8/2008, Ban chủ nhiệm
HTX không cho anh H làm kế toán cho HTX nữa vì cho rằng anh có biểu hiện tham ô. Anh đã
làm đơn khởi kiện ra tòa án về việc HTX đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ với anh trái pháp
luật, đồng thời yêu cầu HTX phải để anh tiếp tục làm kế toán. Tòa án không thụ lí vì cho rằng
quan hệ giữa anh H và HTX không phải là quan hệ lao động. Hỏi:
a. Quan hệ giữa anh H và HTX có phải là quan hệ lao động hay không? Tại sao?
b. Theo anh chị, quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên HTX với HTX khác nhau ở
những điểm gì? Tại sao?
Bài làm
a. Quan hệ giữa anh H và HTX không phải là quan hệ lao động.
Trước hết, ta cần hiểu thế nào được coi là một quan hệ lao động? Trong quan hệ lao động,
một bên tham gia với tư cách là người lao động (NLĐ), có nghĩa vụ phải thực hiện công việc
bên kia yêu cầu và có quyền nhận thù lao từ công việc đó; bên thứ hai là người sử dụng lao
động (NSDLĐ), có quyền sử dụng sức lao động của NLĐ và có nghĩa vụ trả thù lao về việc sử
dụng lao động đó. NLĐ bao giờ cũng bị lệ thuộc vào NSDLĐ. NSDLĐ có quyền đề ra các qui
định trong đơn vị sản xuất, đề ra mức lương, thưởng và quyết định các hình thức phạt khi
NLĐ vi phạm các vấn đề liên quan đến công việc đang đảm nhận. Yếu tố quản lí của NSDLĐ
đối với NLĐ chính là yếu tố cơ bản nhất để phân biệt quan hệ lao động với các loại quan hệ
khác.
Theo đề bài, anh H gia nhập HTX thủ công mỹ nghệ từ năm 2005, vậy có nghĩa là anh H là
xã viên HTX thủ công mỹ nghệ X. Dựa vào điều 1 Luật Hợp tác xã 2003, có thể thấy HTX là
một tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân, được thành lập do các xã viên tự nguyện liên
kết lại nhằm giải quyết đáp ứng nhu cầu và lợi ích về kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua việc
thành lập một tổ chức kinh tế sở hữu tập thể, có góp vốn và quản lí dân chủ. Vậy nên anh H là
xã viên HTX, đồng thời cũng chính là một trong những người trực tiếp góp vốn góp sức lao
động vào HTX. Lợi nhuận mà HTX thu được sẽ được phân phối theo lao động, theo vốn góp
và mức độ tham gia dịch vụ. Anh H và HTX có mỗi quan hệ bình đẳng, dân chủ thể hiện qua
1
khoản 2 điều 5 Luật Hợp tác xã 2003: “xã viên hợp tác xã có quyền tham gia quản lí, kiểm tra,
giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết, thực hiện công khai phương


hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vẫn đề khác trong điều lệ HTX”.
Nhận thấy, mối quan hệ của anh H và HTX không có những đặc trưng của quan hệ lao
động (sự lệ thuộc của anh H vào HTX) nên đây không phải là quan hệ lao động.
b. Những điểm khác nhau cơ bản của quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên HTX
với HTX
Quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên HTX với HTX có một số điểm khác nhau cơ
bản sau:
• Về chủ thể
Chủ thể của quan hệ lao động là NLĐ và NSDLĐ. Trong khi đó, chủ thể của quan hệ giữa
xã viên HTX với HTX là các xã viên và tổ chức kinh tế tập thể.
• Về nội dung
Quan hệ lao động là quan hệ mua bán sức lao động, bản chất của quan hệ này là sự thỏa
thuận để kết ước cho việc mua bán hàng hóa sức lao động với các thỏa thuận về quyền và
nghĩa vụ các bên. Tuy nhiên, đã là quan hệ mua bán thì bao giờ bên bán cũng chiếm ưu thế
hơn, đó là người sử dụng lao động. Chính vì sự yếu thế hơn trong quan hệ lao động nên người
lao động bị lệ thuộc rất nhiều vào người sử dụng lao động. Còn trong quan hệ giữa xã viên và
HTX, đây là mối quan hệ giữa thành viên một tổ chức kinh tế tập thể và tổ chức kinh tế tập thể
đó. Mối quan hệ dân chủ, bình đẳng, công khai.
Trong quan hệ lao động, NLĐ không được hưởng lương đúng theo sức lao động hoặc theo
mức độ sử dụng dịch vụ như xã viên trong HTX mà phụ thuộc vào NSDLĐ. Khoản lợi nhuận
sau quá trình sản xuất sẽ được chia cho người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên,
NSDLĐ luôn muốn thu được lợi nhuận cao nhất nên sẽ tìm cách giảm số lương mà NLĐ được
nhận.
Trong quan hệ lao động, NLĐ chịu sự quản lí, tổ chức của NSDLĐ. NSDLĐ đề ra nội qui
qui định cho hệ thống sản xuất, điều động công nhân viên, đặt ra chế độ thưởng phạt và các
2
qui định khác. Còn trong quan hệ giữa xã viên HTX và HTX, xã viên tự nguyện gia nhập,
được đối xử dân chủ bình đằng, cùng hưởng lợi và cùng chịu lỗ.
Nếu không vì những lí do chính đáng theo luật định, NLĐ đơn phương chấm dứt quan hệ
lao động thì sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động tùy mức độ. Ngược lại, trong mối

quan hệ với HTX, các xã viên có quyền rút khỏi HTX một cách tự nguyện theo qui định của
Điều lệ HTX.
• Về nguồn luật điều chỉnh
Căn cứ vào hệ thống pháp luật thực định thì Điều 1, Bộ luật lao động có qui định: “Bộ luật
lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lương và NSDLĐ ”. Như vậy,
quan hệ lao động do Bộ luật lao động điều chỉnh. Bên cạnh đó, còn có thể có một số văn bản
nội bộ của đơn vị SDLĐ điều chỉnh. Còn quan hệ giữa xã viên với HTX chủ yếu do luật hợp
tác xã và các điều lệ nội bộ của mỗi HTX qui định.
• Về hoạt động
Quan hệ lao động khai thác sức lao động của người lao động, thông qua đó, người sử dụng
lao động sẽ phải trả một khoản thù lao tương ứng. Trong quan hệ giữa xã viên với HTX thì
phức tạp hơn. Các xã viên trong HTX cùng nhau thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm tại lợi nhuận cho HTX, thông qua đó, hưởng mức lợi nhuận được chia theo mức độ góp
vốn sức của mình.
• Về hình thức
Quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động, còn quan hệ giữa xã viên với
HTX được xác lập khi những cá nhân, hộ gia đình và tổ chức có đủ điều kiện theo pháp luật
nộp đơn xin gia nhập HTX.
Ngoài ra, có thể xét đến yêu cầu về độ tuổi trong mỗi quan hệ. Tại Điều 6, Bộ luật lao động
qui định: “NLĐ là người ít nhất đủ 15 tuổi ”. Trong khi đó, điều kiện để trở thành xã viên
theo khoản 1 điều 17 Luật Hợp tác xã 2003 phải là: “Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên ”.
Như vậy, ngay trong qui định về thành phần của từng quan hệ đã có sự khác biệt.
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội – 2010
2. Bộ luật lao động, Nxb Tư pháp, Hà Nội – 2010
3. Luật Hợp tác xã 2003
4

×