Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập cá nhân kinh tế quản lý (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.23 KB, 9 trang )

Họ và tên: Trịnh Văn Đồng
Lớp:

GaMBA.M0110

Môn học:

Kinh tế quản lý

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Câu 1. Nhận định: Doanh nghiệp cạnh tranh thu lợi nhuận dương trong
dài hạn. Đúng hay sai?
Cân bằng thị trường là trạng thái mà thị trường tương đối ổn định do
không tồn tại những áp lực buộc nó phải thay đổi. Trong ngắn hạn, thị trường
chỉ cân bằng khi tổng lượng cung của ngành bằng tổng lượng cầu của những
người tiêu dùng, đồng thời sản lượng mà các doanh nghiệp đang cung ứng
chính là sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, một trạng thái cân bằng
ngắn hạn có thể không duy trì được lâu dài. Nếu mức giá cân bằng thị trường
tương đối cao, các doanh nghiệp hiện hành trong ngành thu được lợi nhuận
kinh tế dương, thì về dài hạn, điều đó sẽ kích thích các doanh nghiệp mới gia
nhập vào ngành. Cung của ngành sẽ tăng, đường cung ngắn hạn của ngành sẽ
dịch chuyển sang phải và xuống dưới. Giá cân bằng thị trường dần dần hạ
xuống. Quá trình nhập ngành này chỉ dừng lại khi giá thị trường hạ xuống đến
mức lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp trong ngành chỉ bằng 0, tức là các
doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận kế toán thông thường.
Ngược lại, nếu giá thị trường tương đối thấp, các doanh nghiệp hiện
hành trong ngành sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ. Lợi nhuận kinh tế âm khiến cho
một số doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành. Đường cung của ngành sẽ dịch



chuyển sang trái và lên trên, biểu thị sự sụt giảm về nguồn cung. Giá cả trên thị
trường dần dần lại tăng lên. Mức thua lỗ của các doanh nghiệp trong ngành
giảm dần. Quá trình chạy ra khỏi ngành và cùng với nó là giá cả tăng dần chỉ
dừng lại khi lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp bằng 0.
Như vậy, khi lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp trong ngành bằng
0, số lượng doanh nghiệp là ổn định vì các doanh nghiệp mới không có động
cơ đi vào ngành, còn các doanh nghiệp hiện hành vẫn có thể hài lòng với mức
lợi nhuận kế toán thông thường để không rút lui khỏi ngành. Ngược lại, khi lợi
nhuận kinh tế của các doanh nghiệp khác 0, tùy theo trạng thái cụ thể mà có sự
nhập ngành của các doanh nghiệp mới hoặc sự rút lui khỏi ngành của các
doanh nghiệp cũ. Sự tự do xuất, nhập ngành này làm cho lợi nhuận kinh tế của
các doanh nghiệp thay đổi theo hướng hội tụ dần về mức bằng 0. Tóm lại, tại
mức lợi nhuận kinh tế bằng 0, ngành đạt đến trạng thái cân bằng dài hạn. Nói
cách khác, cân bằng dài hạn của ngành chỉ đạt được khi thị trường thỏa mãn
được điều kiện cân bằng ngắn hạn, đồng thời tại đó, lợi nhuận kinh tế của các
doanh nghiệp bằng 0. Mức giá cân bằng dài hạn như vậy bằng mức chi phí
bình quân dài hạn (P = LAC)
Ta có thể thấy quá trình chuyển đến cân bằng dài hạn của một thị trường
cạnh tranh hoàn hảo qua đồ thị ở Hình 1.01:


Hình 1.01: Lựa chọn sản lượng tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn
của một doanh nghiệp

Hình 1.01 biểu thị phản ứng của một doanh nghiệp trong dài hạn. Đầu
tiên, với mức giá thị trường là P1, lựa chọn sản lượng ngắn hạn của doanh
nghiệp là q1, tương ứng với điểm A, điểm cắt của đường chi phí biên ngắn hạn
SMC với đường nằm ngang tại mức giá P1. Nếu mức giá này được duy trì lâu
dài, doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô nhà máy một cách thích hợp để có thể
sản xuất được sản lượng q 2, sao cho tại đó chi phí biên dài hạn LMC bằng mức

giá P1. Tại mức giá P1, doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương cả trong ngắn
hạn và dài hạn (ví dụ, trong ngắn hạn, lợi nhuận của doanh nghiệp được biểu
thị bằng diện tích của hình chữ nhật bị gạch chéo). Nếu mức giá hạ xuống
thành P2 (bằng với mức chi phí bình quân dài hạn tối thiểu), xét về dài hạn, sản
lượng tối ưu của doanh nghiệp sẽ là q 3. Tại sản lượng đó, doanh nghiệp chỉ thu


được lợi nhuận kinh tế bằng 0.

Hình 1.02: Sự cân bằng dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Trên đồ thị Hình1.02, ở phần (a) ta thấy, nếu mức giá cân bằng thị
trường là P1 được duy trì trong thời gian dài, sản lượng tối ưu mà doanh nghiệp
lựa chọn là q1 (tại đó, LMC = P1). Tại trạng thái này, doanh nghiệp có lợi
nhuận kinh tế dương. Điều đó sẽ lôi cuốn các doanh nghiệp mới gia nhập
ngành. Vì thế, điểm A trên Hình 1.02(b) chưa phải là một điểm cân bằng dài
hạn của ngành. Sự gia nhập ngành của những người sản xuất mới sẽ khiến
đường cung thị trường dịch chuyển từ đường S 1 dần dần thành đường S2 và giá
thị trường sẽ hạ xuống dần thành P2, ngang bằng với mức LACmin. Khi giá là
P2, sản lượng tối ưu mà doanh nghiệp lựa chọn là q 2. Tại đó, doanh nghiệp chỉ
có lợi nhuận kinh tế bằng 0. Tương ứng, điểm cân bằng thị trường B sẽ là điểm
cân bằng dài hạn.
Như vậy, có thể kết luận, nhận định trên là không chính xác.
Câu 2. Liệt kê các đổi thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp. Tổng số


đối thủ cạnh tranh là bao nhiêu?

Giới thiệu chung về doanh nghiệp:
Công ty cổ phần sữa Việt Nam VINAMILK

Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu
tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là
sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và
yoghurt uống, kem và phomat. Vinamilk cung cấp cho thị trường những danh
mục sản phẩm, hương vị và quy cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Eurominitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam.
Từ khi đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối
rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như
nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương
hiệu Vinamilk, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu nổi
tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương
bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10
Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến nay.
Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, tạo điều
kiện thuận lợi để đưa sản phẩm đến với một số lượng lớn người tiêu dùng. Sản
phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất
khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irac, Philipines và
Mỹ.
Công ty có 5 đối thủ cạnh tranh lớn là Công ty sữa Abbott Việt Nam
(Abbott Vietnam Co.Ltd), Công ty sữa dinh dưỡng Mead Johnson (Mead


Johnson Nutrition), Công ty sữa Dutch Lady Việt Nam (Dutch Lady Vietnam),
Công ty sữa Nestlé Việt Nam (Nestlé Vietnam), Công ty sữa Meiji (Meiji
Dairies Corp.) và các công ty sữa có quy mô nhỏ khác như Mộc Châu,
Hanoimilk, Nutifood, Ba Vì …

Câu 3. Xác định loại hình thị trường của doanh nghiệp thông qua chỉ số
Herfindahl

Thị phần các công ty sữa tại Việt Nam theo doanh thu (2009)
STT

Công ty

Thị phần (%)

1

Abbott Vietnam Co.Ltd

23

2

Vinamilk

22

3

Mead Johnson Nutrition

18

4

Dutch Lady Vietnam

15


5

Nestlé Vietnam

10

6

Meiji Dairies Corp.

5

7

Các công ty khác

7

Tổng cộng

100%

Chỉ số Herfindahl của ngành sữa Việt Nam là:
H = 0.232 + 0.222 + 0.182 + 0.152 + 0.102 + 0.052 + 0.072 = 0.1736
Từ chỉ số H = 0.1736, có thể thấy doanh nghiệp đang cạnh tranh trên thị
trường gần như hoàn hảo với mức độ cạnh tranh tương đối gay gắt. Từ thực tế,
có thể thấy ngành sữa là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao (tốc



độ tăng trưởng bình quân từ năm 2000 đến năm 2009 đạt hơn 9% một năm).
Bên cạnh đó, ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác
động bởi chu kỳ kinh tế. Hơn thế nữa, tiềm năng của thị trường sữa vẫn còn rất
lớn khi mà tiêu dùng sản phẩm sữa của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Đây là lý do
ngày càng nhiều các công ty sữa trong nước cũng như các công ty sữa nước
ngoài thâm nhập vào thị trường.

Câu 4. Bài tập
P = 100 – (Q1 + Q2) (*)
 Xác định giá cân bằng thị trường và sản lượng sản xuất của mỗi doanh
nghiệp
Theo giả thiết ta có MC1 = MC2 = 40
Tổng doanh thu của doanh nghiệp 1 là:
Q1 = -Q12 – Q1Q2 + 100Q1

TR1 = PQ1 =
=>

MR1 = TR1’(Q1) = -2Q1 – Q2 + 100

Hãng 1 tối đa hóa lợi nhuận  MR1 = MC1  -2Q1 – Q2 + 100 = 40
 Q1 = 30 -

(Đường phản ứng của doanh nghiệp 1)

Tương tự đối với doanh nghiệp 2, ta có tổng doanh thu của doanh nghiệp 2 là:
TR2 = PQ2 =
=>

Q2 = -Q22 – Q1Q2 + 100Q2


MR2 = TR’2(Q2) = -2Q2 – Q1 + 100

Hãng 2 tối đa hóa lợi nhuận  MR2 = MC2  -2Q2 – Q1 + 100 = 40


 Q2 = 30 -

(Đường phản ứng của doanh nghiệp 2)

Theo giả thiết, đây là hai doanh nghiệp cạnh tranh, vì vậy không có trường hợp
hai doanh nghiệp cấu kết với nhau. Trong trường hợp hai doanh nghiệp không
cấu kết, sản lượng của hai doanh nghiệp là nghiệm của hệ phương trình:



Theo đó, thay Q1 = Q2 = 20 vào phương trình đường cầu (*) ta được giá cân
bằng trên thị trường là: P = 60
Như vậy, sản lượng sản xuất của mỗi doanh nghiệp là Q1 = Q2 = 20 đvsp và
mức giá cân bằng là P = 60 đvtt.

 Biểu diễn kết quả trên đồ thị


(1): Đường phản ứng của doanh nghiệp 1
(2): Đường phản ứng của doanh nghiệp 2

 Lợi nhuận của doanh nghiệp:
MC1 = 40


=>

TC1 = 40Q1

=>

Π = TR1 – TC1 = 20.60 – 40.20 = 400 (đvtt)

Vậy lợi nhuận của doanh nghiệp là 400 đvtt.



×