SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC
-----------oOo------------Mã số:..................................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP
GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP DI TRUYỀN”
Người thực hiện: LÊ ĐỨC LONG
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ mơn Sinh học
Lĩnh vực khác
Có đính kèm:
Mơ hình
Đĩa CD
Phim ảnh
Năm học: 2013 – 2014
1
Hiện vật khác
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
-- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -I.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LÊ ĐỨC LONG
2. Ngày, tháng, năm sinh: 22/11/1979
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Ấp Việt Kiều – Xã Xuân Hiệp – Huyện Xuân Lộc – Tỉnh Đồng
Nai
5. Điện thoại: 0912170100
6. E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Sinh học, Bí thư Đồn trường
9. Đơn vị cơng tác: Trường THPT Xn Lộc
II.
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất): Thạc sỹ
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học
III.
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: giảng dạy Sinh học
- Số năm có kinh nghiệm: 13
- Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây:
Năm 2011: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao công tác xã hội hóa
giáo dục ở trường THPT Xuân Lộc – Xuân Lộc – Đồng Nai
Năm 2012: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp
10
2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chương trình sinh học sách giáo khoa 12 ở bậc THPT gồm 3 phần kiến thức:
Di truyền học, Tiến hóa và Sinh thái học. Nội dung kiến thức trong đề kiểm tra, các
kì thi tốt nghiệp THPT hay tuyển sinh vào các trường Cao đẳng, Đại học đều nằm
trong các phần kiến thức trên. Các kiến thức mà học sinh khó tiếp thu đều thường
rơi vào phần V- Di truyền học, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến các qui luật
di truyền.
Để giúp các em học sinh học tốt được nội dung phần kiến thức di truyền học,
đặc biệt là giải quyết được các bài tập liên quan đến các qui luật di truyền, tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài “ Hướng dẫn học sinh phương pháp giải một số bài tập di
truyền”
1. Mục đích của đề tài
Hướng dẫn học sinh biện luận để nhận biết các qui luật di truyền chi phối các
tính trạng liên quan đến giả thuyết và yêu cầu của bài. Từ đó các em có thể nhận
dạng và làm được các bài tập di truyền khác nhau.
2. Phương pháp thực hiện đề tài
Hướng dẫn học sinh làm một số dạng bài tập di truyền trong phép lai một cặp và
nhiều cặp tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định.
3. Nội dung đề tài
Các bài tập di truyền liên quan đến gen nằm trên NST thường bao gồm các qui
luật Menđen, các qui luật tương tác gen không alen, các qui luật liên kết gen.
I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Di truyền là một bộ môn sinh học, nghiên cứu về tính biến dị và di truyền ở
các sinh vật. Kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống là thừa hưởng các
đặc tính của bố, mẹ truyền đạt lại cho.Tuy nhiên di truyền học hiện đại tìm hiểu về
quá trình di truyền, chỉ được ra đời vào giữa thế kỉ XIX với những cơng trình
nghiên cứu của Gregol- Men-đen. Các quy luật di truyền của Men-đen lúc đó chỉ
mới được đề cập, và thực tế di truyền đóng vai trị to lớn trong sự hình thành và
phát triển của sinh vật, ví dụ: khi nghiên cứu một gen người ta có thể xác định
được chiều dài của gen, khối lượng gen có thể có trong một cơ thể, hay nghiên cứu
màu sắc của hoa ở các thế hệ tiếp theo xuất hiện một số tính trạng khác với thế hệ
ban đầu...Như vậy với kiến thức về di truyền luôn làm cho học sinh học cảm thấy
rất khó, nhất là những bài tập về di truyền.
Thực tế cho thấy kiến thức Sinh học về di truyền và biến dị rất trừu tượng,
mỗi dạng bài tập khác nhau đều có những đặc trưng và cách giải riêng. Bên cạnh
đó nội dung SGK khơng cung cấp cho học sinh những cơng thức để giải các dạng
bài tập. Một lí do khách quan là nhiều học sinh khơng có hứng thú cao với môn
Sinh học, việc nắm bắt kiến thức và tìm hiểu các cách giải các bài tập đối với các
3
em học sinh cịn rất nhiều khó khăn. Như vậy việc rèn cho học sinh có những
phương pháp, kĩ năng cơ ản để vận dụng giải các bài tập phần di truyền đã thúc đẩy
tôi nghiên cứu sáng kiến “Hướng dẫn học sinh phương pháp giải một số bài tập di
truyền”.
2. Cơ sở thực tiễn
Kết quả kiểm tra trên lớp tôi nhận thấy đa số các em đều nắm được kiến thức
lý thuyết nhưng khi vận dụng vào giải các bài tập lại gặp khó khăn, phần lớn các
em giải bài tập dựa vào một phần hướng dẫn của SGK và hướng dẫn của giáo viên,
nhưng khi gặp một số bài tập khó hơn vẫn là các kiến thức cơ bản của chương trình
Sinh học 12 thì các em đều lúng túng, không biết giải như thế nào. Kĩ năng vận
dụng từ lý thuyết vào giải các bài tập còn nhiều hạn chế.
Nhiều nội dung và giải pháp giảng dạy về giải bài tập di truyền đã được
nhiều tác giả đưa ra nhưng để áp dụng đồng bộ vào trường THPT Xn Lộc gặp
khơng ít khó khăn, bởi các giải pháp đó mang tính chất lý thuyết chung nên cần
nghiên cứu đề ra những giải pháp cụ thể trong việc hướng dẫn cho học sinh trường
THPT Xuân Lộc – Xuân Lộc – Đồng Nai nhận dạng và giải được một số bài tập
phần quy luật di truyền. Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm này tơi xin trình
bày 2 giải pháp:
- Nhận dạng các qui luật di truyền chi phối tính trạng.
- Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập di truyền hay
Các giải pháp trên đã được áp dụng ở những đơn vị khác trên phạm vi cả
nước trong đó có thầy cơ ở trường THPT Xn Lộc mà tôi và những giáo viên
khác trong trường đã thực hiện và có hiệu quả.
II.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Ý tưởng
Giáo viên đưa ra các dạng bài tập di truyền hay thuộc các dạng khác nhau.
Hướng dẫn học sinh phân tích dữ liệu đề bài để nhận dạng các qui luật di truyền chi
phối từ đó có thể làm được bài.
2. Nội dung
2.1. Nhận dạng các qui luật di truyền chi phối tính trạng:
2.1.1. Khi lai một cặp tính trạng:
Cần xác định:
- Tính trạng đó do 1 cặp hay nhiều cặp gen chi phối.
- Nếu tính trạng do 1 cặp gen chi phối có thể xảy ra 1 trong các trường hợp
sau:
+ Tuân theo qui luật Menđen
+ Hiện tượng trội khơng hồn tồn
+ Gen gây chết
4
- Nếu tính trạng đó do nhiều gen chi phối thì tuân theo qui luật tương tác gen
Cách xác định như sau:
Trường hợp 1: Khơng phải lai phân tích
Từ tỉ lệ phân tính về kiểu hình ở thế hệ con, xác định qui luật di truyền chi phối
a. Khi tổng số tổ hợp giao tử <= 4 thì là tỉ lệ của di truyền mỗi gen quy định
một tính trạng
+ 3:1: quy luật di truyền trội lặn hoàn toàn (Theo định luật phân tính của Menđen).
+ 1:2:1: quy luật di truyền trội khơng hồn tồn (xuất hiện tính trạng trung gian do
gen nằm trên NST thường hoặc giới tính).
+ 1:1 hoặc 2:1: hiện tượng gen gây chết.
b. Khi tổng số tổ hợp giao tử > 4 thì là tỉ lệ của tương tác gen.
Trong đó, tổng có thể là 16 hoặc 8.
- Tổng các tổ hợp giao tử bằng 16 (16 = 4 x 4 => mỗi bên bố mẹ cho 4 giao
tử => bố mẹ dị hợp về 2 cặp gen => 2 cặp gen quy định 1 tính trạng =>
tương tác gen). Các tỉ lệ và quy ước gen như sau:
Tỉ lệ
Dạng tương tác
9:3:3:1
Quy ước gen
AaBb x AaBb => 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_
: 1aabb
(4 KH)
9:6:1
AaBb x AaBb =>
(3 KH)
Kiểu hình 1: 9A_B_
Bổ trợ
Kiểu hình 2: 3A_bb : 3aaB_
Kiểu hình 3: 1aabb
9:7
AaBb x AaBb =>
(2 KH)
Kiểu hình 1: 9A_B_
Kiểu hình 2: 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb
12:3:1
AaBb x AaBb =>
(3 KH)
Kiểu hình 1: 9A_B_ : 3A_bb
Kiểu hình 2: 3aaB_
Át chế trội
13:3
(2KH)
Kiểu hình 3: 1aabb
AaBb x AaBb =>
Kiểu hình 1: 9A_B_: 3A_bb : 1aabb
Kiểu hình 2: 3aaB_
5
9:3:4
(3 KH)
AaBb x AaBb =>
Át chế lặn
Kiểu hình 1: 9A_B_
Kiểu hình 2: 3A_bb
Kiểu hình 3: 3aaB_ : 1aabb
-Tổng tổ hợp giao tử bằng 8 (8 = 2 x 4 => một bên bố (mẹ) cho 4 giao tử
=> dị hợp 2 cặp gen, 2 cặp gen quy định tính trạng => tương tác gen). Các tỉ lệ và
quy ước gen tương tự quy ước của trường hợp 16 tổ hợp giao tử.
Các tỉ lệ
thường gặp:
Tỉ lệ
Dạng tương tác
3:3:1:1
3:4:1
Quy ước gen
AaBb x aaBb hoặc AaBb x Aabb
AaBb x Aabb
Bổ trợ
F: 3A_B_: 3A_bb: 1aaB_: 1aabb
3:5
AaBb x Aabb
F: 3A_B_: 3A_bb: 1aaB_: 1aabb
6:1:1
6:1:1
(4:3:1)
AaBb x Aabb
F: 3A_B_: 3A_bb: 1aaB_: 1aabb
4:3:1
AaBb x aaBb
F: 3A_B_: 1A_bb: 3aaB_: 1aabb
Át chế trội
7:1
7:1
(5:3)
AaBb x Aabb
F: 3A_B_: 3A_bb: 1aaBb: 1aabb
5:3
AaBb x aaBb
F: 3A_B_: 1A_bb: 3aaB_: 1aabb
3:3:2
(3:1:4)
Át chế lặn
AaBb x Aabb
F: 3A_B_: 3A_bb: 1aaBb: 1aabb
6
7:1
AaBb x Aabb
Cộng gộp khơng
tích lũy các gen F: 3A_B_: 3A_bb: 1aaBb: 1aabb
trội
Trường hợp 2: Lai phân tích
Tỉ lệ kiểu hình có thể thuộc các trường hợp sau:
- Khi số tổ hợp giao tử là 2, tỉ lệ 1:1 thì đó là sự di truyền 1 tính trạng do 1 gen chi
phối
- Khi số tổ hợp giao tử là 4 (4 = 1 x 4, một bên cho 4 giao tử => dị hợp 2 cặp gen
=> Tương tác gen)
+ Tỉ lệ 3:1. Thuộc một trong các trường hợp:
- Tương tác bổ trợ 9:7
- Tương tác át chế 13:3
- Tương tác cộng gộp 15:1
+ Tỉ lệ 1:2:1. Thuộc một trong các trường hợp:
- Tương tác bổ trợ 9:6:1
- Tương tác át chế lặn 9:3:4
- Tương tác át chế trội 12:3:1
+ Tỉ lệ 1:1:1:1. Thuộc một trường hợp: 9:3:3:1
2.1.2. Khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng
Bước 1: Biện luận, xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng
- Xác định mỗi tính trạng do 1 cặp gen hay nhiều cặp gen qui định
- Nếu mỗi tính trạng do 1 cặp gen qui định cần xác định:
+ Quan hệ trội lặn
+ Mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST hay nhiều cặp gen cùng nằm trên 1 NST,
phân bố trên NST thường hay NST giới tính.
Trường hợp 1: Nếu sự biểu hiện các tính trạng ở giới đực và giới cái như nhau =>
Gen phân bố trên NST thường.
- Nếu mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể: => tuân theo quy luật
phân li độc lập
- Nếu 2 cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể cần xác định liên kết hồn
tồn hay hốn vị gen. Nếu xảy ra hoán vị gen, xác định hoán vị 1 bên hay hốn vị 2
bên và tính tần số hốn vị gen.
+ Liên kết gen: Tụ thụ phấn hoặc giao phối giữa 2 cá thể dị hợp 2 cặp gen=>
đời con có tỉ lệ KH 1: 2: 1 hoặc 3: 1. Hay khi lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen
được FB có tỉ lệ KH 1: 1
+ Hoán vị gen: Nếu tỉ lệ chung của cá 2 tính trạng biểu hiện tăng biến dị tổ
hợp, và khơng bằng tích các nhóm tỉ lệ (khi xét riêng).
7
Nếu tỉ lệ giao tử ab > 25% => Cơ thể dị hợp đều.
Nếu tỉ lệ giao tử ab < 25% => Cơ thể dị hợp chéo.
Nếu cơ thể đem lai dị hợp 2 cặp gen và tỉ lệ lặn là số chính phương => Hốn
vị 2 bên, tỉ lệ lặn khơng phải là số chính phương thì là hốn vị 1 bên bố hoặc mẹ.
TH2. Nếu sự biểu hiện các tính trạng ở giới đực và giới cái khác nhau =>
Gen phân bố trên NST giới tính.
Bước 2: Kiểm chứng bằng sơ đồ lai (Hoặc tính tốn sử dụng cơng thức tính nhanh)
2.2. Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập di truyền hay
Bài 1. Ở cà chua khi lai cây thân cao quả vàng với cây thấp quả đỏ F 1 thu được
toàn là cây cao quả đỏ. F1 tự thụ phấn được F2 có 3200 cây. Biết mỗi gen quy
định một tính trạng.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Xác định số lượng mỗi loại cây.
2. Lai phân tích cây cà chua F1. Xác định kết quả lai.
3. Xác định kết quả lai của các phép lai: AaBb x aaBb; AaBb x Aabb.
Hướng dẫn tóm tắt:
1. P: cao, vàng x thấp, đỏ => F 1 cao, đỏ => Cao là trội (A), thấp là lặn (a); Đỏ
là trội (B); vàng là lặn (b); P t/c; tính trạng chiều cao cây và màu sắc quả tuân theo
quy luật di truyền phân ly độc lập của MenĐen.
=> P t/c: AAbb x aaBB => F1: AaBb x AaBb => F2: 9 : 3: 3 :1.
2. F1 AaBb x aabb => FB 1:1:1:1
3. P: AaBb x aaBb => kết quả phân ly kiểu hình ở đời con là (1 cao : 1 thấp)(3
đỏ :1 vàng)
P: AaBb x Aabb =>kết quả phân ly kiểu hình ở đời con là (3 cao : 1 thấp)(1 đỏ : 1
vàng)
Bài 2. Ở cà chua gen A: quả đỏ, gen a: quả vàng; gen B: quả tròn, gen b: quả bầu
dục. Cho lai 2 cây cà chua lai với nhau thì thu được F1 gồm: 3 cây quả đỏ-trịn, 3
cây quả đỏ-bầu dục, 1 cây quả vàng-tròn, 1 cây quả vàng-bầu dục.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai
2. Xác định số kiểu gen tối đa của quần thể với 2 cặp gen trên.
Hướng dẫn tóm tắt:
1. * Xét riêng từng cặp tính trạng ở F1
- Tính trạng màu sắc quả: Đỏ : vàng = 3 : 1 (theo ĐL phân li) => P: Aa x Aa
- Tính trạng hình dạng quả: Tròn : bầu dục = 1 : 1 (Lai phân tích) =>
P: Bb x bb
* Xét sự di truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng: (3:1)(1:1) = 3:3:1:1 =>
các cặp tính trạng tuân theo quy luật di truyền phân ly độc lập của MenĐen.
8
=> Kiểu gen của P là AaBb x Aabb.
2. Số kiểu gen tối đa = 3 x 3 =9.
Bài 3. Cá thể đực dị hợp hai cặp gen AaBb nằm trên 2 cặp NST khác nhau, cho lai
với cá thể cái. Biết 2 tính trạng trên trội hồn tồn.
1. Xác định kiểu gen của cá thể cái biết F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1.
2. Lai cá thể cái với cá thể đực khác có kiểu gen Aabb, xác định kết quả lai.
Hướng dẫn tóm tắt:
1. F 1 thu được có tỉ lệ kiểu hình là: 3:3:1:1 = (3:1)(1:1 Do đó số tổ hợp của
F1 là: 3 + 3 + 1 + 1= 8 tổ hợp giao tử = 4 x 2, các cặp tính trạng tuân theo quy luật
di truyền phân ly độc lập của MenĐen.
Cơ thể đực dị hợp hai cặp gen (AaBb) => cho 4 loại giao tử => Cơ thể cái sẽ
cho 2 loại giao tử => cơ thể cái dị hợp một cặp gen. 1 cặp gen cịn lại phải là cặp
gen lặn (Vì 1 tính trạng có tỉ lệ 1:1) => Cơ thể cái có thể có kiểu gen là Aabb hoặc
aaBb
2. Xét 2 trường hợp lai giữa cá thể cái có kiểu gen là Aabb hoặc aaBb với cá
thể đực có kiểu gen Aabb để xác định kết quả lai của mỗi trường hợp.
Bài 4. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ,
gen b- quả trắng. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, di truyền độc lập. Đời
con lai có loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16.
1. Xác định công thức lai.
2. Lai cơ thể P với một cơ thể khác thu được tỉ lệ 1:1:1:1.
Xác định công thức lai
Hướng dẫn tóm tắt:
1. Cây thấp, trắng (aabb) chiếm tỉ lệ 1/16 => suy ra số tổ hợp của phép lai
trên là 16 tổ hợp = 4 x 4 => Mỗi bên bố mẹ giảm phân đều cho 4 loại giao tử => P
dị hợp 2 cặp gen => P: AaBb x AaBb.
(Lưu ý: cần biện luận thêm trường hợp 16 tổ hợp = 8 x 2 để thấy không phù hợp
với giả thuyết và loại trường hợp này).
2. Từ giả thuyết => Lai phân tích => Kiểu gen P: AaBb x aabb
Bài 5. Ở đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A, B trong cùng kiểu gen qui định màu
hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen
đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng.
Cho biết các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Lai 2 giống đậu
hoa trắng thuần chủng, F1 thu được toàn hoa màu đỏ.
Cho F1 giao phấn với hoa trắng thu được F2 phân tính theo tỉ lệ 37.5% đỏ:
62,5% trắng. Xác định kiểu gen cây hoa trắng đem lai với F1.
9
Hướng dẫn tóm tắt:
Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng:
F2 phân tính theo tỉ lệ: 37.5% đỏ: 62,5% trắng = 3 đỏ : 5 trắng => F2 có 8 tổ hợp
giao tử = 4 x 2 => Các tính trạng tuân theo quy luật tương tác gen không alen theo
kiểu bổ trợ ( kiến thức lý thuyết tổng có 8 kiểu tổ hợp giao tử và có tỉ lệ 3: 5) => F1
AaBb ( đỏ)
=> Một bên bố hoặc mẹ giảm phân cho 4 giao tử, 1 bên giảm phân cho 2 giao tử.
Cây cho 4 giao tử =>dị hợp 2 cặp gen: AaBb
Cây cho 2 giao tử =>dị hợp 1 cặp gen => Kiểu gen cây hoa trắng đem lai với F1 là:
Aabb hoặc aaBb.
Bài 6. Lai 2 dịng bí thuần chủng quả trịn, thu được F1 toàn quả dẹt; cho F1 tự thụ
phấn F2 thu được 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Xác định kiểu gen của
bố mẹ.
Hướng dẫn tóm tắt:
- F2 có 271 quả dẹt : 179 quả trịn : 28 quả dài = 9 quả dẹt : 6 quả trịn : 1 quả
dài =>F2 có 9 + 6 + 1 = 16 tổ hợp = 4 x 4 => Các tính trạng tuân theo quy
luật tương tác gen không alen theo kiểu bổ trợ ( tỉ lệ 9:6:1)
-
F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb).
Quy ước:
A-B- (9) : quả dẹt;
A-bb (3) và aaB- (3): quả tròn;
aabb (1) : quả
dài
Vậy kiểu gen bố, mẹ thuần chủng là Pt/c: AAbb x aaBB
Bài 7. Khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, F 1 thu được
100% hoa đỏ. Cho lai F1 với cây hoa trắng thuần chủng ở trên, F2 thu được 3 hoa
trắng : 1 hoa đỏ. Sự di truyền tính trạng trên tuân theo quy luật nào?
Hướng dẫn tóm tắt:
F1 lai với cây hoa trắng thuần chủng được F2 3 trắng : 1 đỏ => F2 có 4 tổ hợp giao tử
= 4 x 1 (Vì cây hoa trắng t/c chỉ cho 1 giao tử) => F 1 cho 4 giao tử => F1 dị hợp
2 cặp gen (AaBb) => KG của hoa trắng thuần chủng là aabb, kiểu gen của cây hoa
đỏ thuần chủng là AABB.
Sơ đồ lai:
Pt/c: AABB( đỏ) x aabb( trắng) => F1: AaBb( đỏ) x aabb ( trắng)
=> F2: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
Cây có kiểu gen AaBb đồng thời có mặt 2 gen trội A và B sẽ quy định hoa đỏ
cịn cây chỉ có 1 gen trội và đồng hợp gen lặn Aabb, aaBb và 1aabb sẽ quy định
tính trạng hoa trắng
=> Sự di truyền tính trạng trên tuân theo quy luật tương tác gen không alen,
kiểu tương tác bổ trợ.
10
Bài 8.
Ở ngơ, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt tr
ắng giao
phấn với ngô hạt trắng thu được F1
962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F1 đồng hợpvề cả hai cặp gen trong tổng số h
ạt
trắng ở F1 là bao nhiêu?
Hướng dẫn tóm tắt:
F1: Trắng : vàng : đỏ = 12 : 3 : 1 => Tương tác át chế gen trội => 9 A-B-; 3
aaB-: hạt trắng; 3 A-bb: hạt vàng : 1 aabb : hạt đỏ. Cây hạt trắng đồng hợp
(AABB, aaBB) chiếm tỉ lệ 2/16.(Cây hạt trắng AABB chiếm tỉ lệ 1/16, cây hạt
trắng aaBB chiếm tỉ lệ 1/16) = 2/16 trong tổng số 12/16. => Số cây hạt trắng đồng
hợp cả 2 cặp gen trong tổng số cây hạt trắng là: 1/6.
Bài
9.
Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả trịn, 183
cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài.
1. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật di truyền nào?
2. Cho cây bí trịn AaBb lai với cây bí dài. Xác định kết quả lai
Hướng dẫn tóm tắt:
1. P quả tròn x quả tròn => F 1: Tròn : bầu dục : dài = 272 : 183 : 31 = 9 : 6 : 1
=> F1 có 16 tổ hợp giao tử = 4x4 => F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb => Các tính trạng
tuân theo quy luật tương tác gen không alen theo kiểu bổ trợ ( tỉ lệ 9:6:1)
2. Tỉ lệ 1:2:1
Bài 10. Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được
F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F 1 tự thụ phấn, thu được F 2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69
cây hoa trắng khơng xảy ra đột biến, tính (theo lí thuyết) tỉ lệ phân li kiểu gen ở
F2?
Hướng dẫn tóm tắt:
F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng ≈ 9 : 7 không xảy ra đột biến =>
Tính trạng tuân theo quy luật di truyền tương tác bổ trợ => Số tổ hợp ở F 2 = 9 + 7
= 16 => F1 AaBb x AaBb => 4 :2 : 2: 2:2 :1 :1 : 1 :1
Bài 11. Khi cho giao phấn giữa hai cây cùng lồi, người ta thu được F 1 có tỉ lệ
phân ly sau: 70% cây cao, quả tròn; 20% cây thấp, quả bầu dục; 5% cây cao, quả
bầu dục; 5% cây thấp, quả tròn. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1
Hướng dẫn tóm tắt:
Bước 1. * Xét riêng sự phân ly kiểu hình của từng tính trạng ở F1
+ Tính trạng chiều cao: cây cao : cây thấp = 3 cao : 1 thấp (phù hợp ĐL phân
tính Mendel) cây cao(A) , cây thấp (a) và P Aa x Aa
(1)
11
+ Tính trạng hình dạng quả: quả trịn : quả bầu dục = 3 quả tròn : 1 quả bầu
dục
( phù hợp ĐL phân tính Mendel)
quả trịn (B), quả bầu dục(b) và P Bb x Bb
(2)
* Xét sự phân ly đồng thời của 2 cặp tính trạng (1), (2) => P dị hợp 2 cặp
gen.
* So sánh tích các cặp tính trạng đã phân tích với dữ kiện đầu bài để nhận
diện quy luật di truyền chi phối
Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì tỉ lệ ở F 1 là: (3:1)(3:1)
= 9 : 3 : 3 : 1 mà dữ kiện bài ra (70%: 5%: 5%: 20%) khác tỷ lệ 9:3:3:1 nên hai
cặp gen phân bố trên 1 cặp NST và tính trạng di truyền tn theo qui luật hốn vị
gen. (Vì số KH tối đa của liên kết gen là 3)
Bước 2: Xác định hoán vị 1 giới hay hoán vị 2 giới, dị hợp tử đều hay dị hợp
tử chéo và tính tần số hốn vị gen f
F1 cây thấp, bầu dục (KG ab/ab ) = 20% = 40% ab x 50% ab (Vì tỉ lệ KG ab/ab =
20% khơng là số chính phương => có thể khẳng định hốn vị chỉ xảy ra 1 giới)
1 bên P cho giao tử AB = ab = 40% , Ab = aB = 10%
KG của P AB/ab xảy ra hoán vị gen với tần số f = 20%
P: AB = ab =50% , KG P AB/ab (liên kết gen)
=> 1 cây
Bước 3: Viết sơ đồ lai.
Bài 12. Cho những cây cà chua F1 có cùng kiểu gen với kiểu hình cây cao, quả đỏ
tự thụ phấn. F2 thu được tỉ lệ phân tính kiểu hình: 50,16% cao, đỏ : 24,84% cao,
vàng : 24,84% thấp, đỏ : 0,16% thấp, vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ F 1 đến F2
Hướng dẫn tóm tắt:
Bước 1: * Quy ước, nhận diện quy luật di truyền
+ F2 xuất hiện tính trạng cây thấp, quả vàng . F1 không thuần chủng dị hợp hai cặp
gen => cây cao, quả đỏ biểu hiện trong kiểu gen dị hợp là tính trạng trội.
Qui ước: gen A qui định cây cao, gen a qui định cây thấp; gen B qui định quả đỏ;
gen b qui định quả vàng
* Xét riêng sự phân ly kiểu hình của từng tính trạng ở F2:
+ Tính trạng chiều cao cây: cây cao : cây thấp =75:25 = 3 : 1 (phù hợp ĐL phân
tính Mendel)
* P: Aa x Aa
(1)
+ Tính trạng hình dạng quả: quả đỏ : quả bầu vàng = 75:25 = 3 : 1 ( phù hợp ĐL
phân tính Mendel) * P: Bb x Bb (2)
* Xét sự phân ly đồng thời của 2 cặp tính trạng (1), (2) => P dị hợp 2 cặp gen.
* So sánh tích các cặp tính trạng đã phân tích với dữ kiện đầu bài để nhận diện quy
luật di truyền chi phối.
12
Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thì tỉ lệ ở F 1 là: (3:1)(3:1) = 9 : 3 : 3 :
1 mà dữ kiện bài ra (50,16% : 28,84% : 28,84% : 0,16%) khác tỷ lệ 9:3:3:1 nên hai
cặp gen phân bố trên 1 cặp NST và tính trạng di truyền tuân theo qui luật hốn vị
gen. (Vì số KH tối đa của liên kết là 3)
Bước 2. Xác định hoán vị 1 giới hay hoán vị 2 giới, dị hợp tử đều hay dị hợp
tử chéo và tính f
F2 cây thấp, vàng(ab/ab) = 0,16% = 4% ab x 4% ab nên hoán vị gen xảy ra cả hai
bên bố mẹ F1 đem lai.
AB = ab = 4% < 25% là giao tử hoán vị => F1 dị chéo kiểu gen của F1 là Ab/aB,
f = 2 x 4% = 8%
Bước 3. Lập sơ đồ lai kiểm chứng (Hoặc tính nhanh bằng cơng thức để xác
định kết quả)
Bài 13. Khi lai thứ lúa thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt đục.
F1 thu được toàn cây thân cao, hạt gạo đục. Cho các cây F1 tự thụ với nhau ở
F2 thu được 15600 cây bao gồm 4 kiểu hình, trong đó có 3744 cây thân cao, hạt
trong. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F 2 ( Biết rằng mỗi tính trạng do một gen
tác động riêng rẽ qui định, q trình hình thành hạt phấn và nỗn giống nhau)
Hướng dẫn tóm tắt:
Bước 1. P thuần chủng hai cặp tính trạng đem lai F1 đồng tính trạng thân cao,
hạt gạo đục ( phù hợp ĐL đồng tính Mendel )
Thân cao (A ), thân thấp (a); hạt đục (B ) hạt trong (b) và kiểu gen F 1 dị hợp 2 cặp
gen (Aa, Bb)
- Tỉ lệ thân cao, hạt trong (A-bb) ở F2 = 3744: 15600 = 0,24.
- Nếu 2 cặp gen trên 1 cặp NST thì tỉ lệ F 2 là 9 : 3 : 3 : 1 trong đó cây cao,
hạt trong chiếm 3/16 = 18,75% mà đề bài thân cao, hạt trong là 24% nên 2 cặp
gen phân bố trên 1 cặp NST và qui luật di truyền chi phối hai cặp tính trạng là qui
luật di truyền hoán vị gen.
Bước 2. Gọi tỉ lệ giao tử của F1 AB = ab = x; Ab = aB = y => Cây cao, hạt
trong (Ab/Ab hoặc Ab/ab) = Ab x Ab và Ab x ab)
=>
y2 + 2xy = 0,24
(1)
x + y = 1/2
trình (1) & (2) ta có x = 0,1 ; y = 0,4 => tần số f = 0,2
(2)
Giải hệ phương
Bước 3. Lập sơ đồ lai từ P đến F2
Bài 14. : Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a
quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định
hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F 1 phân
li theo tỉ lệ : 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5%
cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết khơng có đột biến
xảy ra hãy xác định kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên.
Hướng dẫn tóm tắt:
13
- Trội lặn hồn tồn, cây thấp, hoa trắng tính trạng lặn chỉ cho 1 loại giao tử.
F1 cho 4 loại tổ hợp nên P dị hợp, cho 4 loại giao tử.
- F1 Cao : thấp = 1:1; Đỏ : trắng = 1 : 1. Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm
sắc thể thì tỉ lệ F1 là 1:1:1:1, điều này trái đề bài vậy 2 cặp gen nằm trên 1 cặp
nhiễm sắc thể và có hốn vị.
- F1 thấp, trắng = 12,5% => ab = 12,5% < 25% => Là giao tử hoán vị => P dị
chéo => Ab/aB x ab/ab
Bài 15: Cho chuột đực F1 lai với chuột cái chưa biết kiểu gen được thế hệ
lai gồm: 28 đen, xù; 20 đen, mượt; 4 trắng, xù; 12 trắng, mượt. Biết mỗi gen quy
định một tính trạng, lơng đen trội hồn tồn so với lơng trắng, lơng xù trội hồn
tồn so với lơng mượt. Biện luận, viết sơ đồ lai.
Hướng dẫn tóm tắt:
Quy ước: gen A: lơng đen, a: lông trắng. B lông xù, b: lông mượt.
- Xét riêng sự di truyền của từng cặp tính trạng :
+ Tính trạng màu sắc lơng: Lơng đen : lơng trắng = 3 : 1 (Aa x Aa)
+ Tính trạng độ mượt của lông : Lông xù : lông mượt = 1 : 1 (Bb x bb)
- Xét sự di truyền đồng thời của cả hai tính trạng: Nếu 2 cặp gen nằm trên 2
cặp NST thì sự phân li đời con là 3 đen, xù : 3 đen, mượt : 1 trắng, xù : 1 trắng,
mượt. Điều này trái với đề bài => 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST.
Nếu liên kết gen thì tối đa có 3 kiểu hình, giả thiết có 4 loại kiểu hình=> hốn vị
gen.
- Do chuột có kiểu gen Ab/ab chỉ cho 2 loại giao tử nên hoán vị gen xảy ra ở
chuột có kiểu gen dị hợp 2 cặp.
- Ta có ab/ab = ab x ab = 0.5 x ab = 0,1875 => ab = 37.5% > 25% => dị hợp
đều AB/ab => f = (50 -37.5).2 = 0.25.
3. Các điểm cần lưu ý về tổ chức thực hiện
- Các bài tập hướng dẫn trong đề tài chỉ liên quan đến 2 trường hợp: đó là
phép lai 1 hoặc nhiều cặp tính trạng.
- Các tính trạng trong phép lai 1 cặp tính trạng do gen nằm trên NST thường
qui định di truyền theo qui luật phân li của Menđen, các biến dạng theo qui luật
Menđen và các qui luật tương tác gen.
- Các tính trạng trong phép lai nhiều tính trạng do gen nằm trên NST thường
di truyền theo qui luật hân li độc lập của Menđen, qui luật di truyền hoán vị...
III.
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua nhiều năm thực hiện giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy
khả năng tiếp thu và vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập liên quan đến các qui
luật di truyền đạt được những kết quả đáng mừng:
14
+ Học sinh rất hứng thú khi làm các dạng bài tập di truyền khác nhau. Qua
hướng dẫn của giáo viên đa số các em đều có thể làm được một số bài tập di truyền
tương tự.
+ Số học sinh hiểu bài và vận dụng giải bài tập có hiệu quả tương đối cao.
+ Nhiều học sinh đã tự tin hơn khi làm các bài tập di truyền sau khi đã tiếp
cận với nội dung phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền trong đề tài này.
Từ phương pháp và cách thức này có khoảng 85,2% học sinh đã có thể vận
dụng và giải được các bài tập đơn giản trong sách giáo khoa và có khoảng 6% HS
có thể giải một số bài tập nâng cao dành cho ôn thi học sinh giỏi.
IV.
ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn trong công tác giảng dạy, tôi đề
xuất một vài kiến nghị như sau:
- Hướng dẫn học sinh giải các bài tập phần qui luật di truyền giáo viên nên
phân dạng và xây dựng phương pháp giải chung cho từng dạng thì sẽ thuận lợi cho
giáo viên khi sử dụng để dạy tiết bài tập, ôn luyện học sinh giỏi...
- Đề tài có thể áp dụng cho tất cả mọi đối tượng học sinh khối 12.
- Tất cả các giáo viên trong tỉnh hay trên phạm vi toàn quốc đều có thể
hướng dẫn học sinh cách nhận dạng bài tập di truyền theo đề tài này.
- Tiếp tục đưa thêm các dạng bài tập di truyền do gen trên NST giới tính và
gen ngồi nhân chi phối để học sinh có thể làm tốt các dạng bài tập di truyền khác
nhau.
V.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hưng - Những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, 2007.
2. Trần Dũng Hà - Phương pháp giải nhanh các bài toán Sinh học trọng tâm,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2008.
3. Huỳnh Quốc Thành - Bài tập Sinh học, NXB Đại học sư phạm, 2008.
4. Đinh Quang Báo – Lý luận dạy học Sinh học đại cương. Nhà xuất bản
Giáo dục, 2002.
5. Nguyễn Minh Công – Di truyền học tập I,II. Nhà xuất bản Giáo dục,
2001.
6. Nguyễn Xuân Hồng – Một số vấn đề cơ bản của sinh học đại cương. Đại
học Tổng hợp Hà Nội, 1984.
7. Đỗ Mạnh Hùng – Lý thuyết và Bài tập Sinh học – Nhà xuất bản Giáo
dục, 2001.
8. Đặng Hữu Lanh – Bài tập Sinh học 11 – Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.
9. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân – Cơ sở di truyền học. Nhà xuất bản Giáo
dục, 1994.
15
10. Trần Đức Lợi – Phương pháp giải toán 11,12 – Các dạng toán lai. Nhà
xuất bản Trẻ, 2002.
11. Vũ Đức Lưu – Tuyển chọn, phân loại bài tập di truyền hay và khó trong
chương trình THPT. Nhà xuất bản Giáo dục, 1996.
12. Nguyễn Duy Minh – Hợp tuyển câu hỏi và bài tập sinh học – Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm, 2001.
13. Phan Kỳ Nam – Phương pháp giải bài tập Sinh học, tập 1,2. Nhà xuất
bản TP Hồ Chí Minh, 2001.
14. Nguyễn Viết Nhân - Ơn thi tuyển sinh Đại học môn Sinh học – Nhà xuất
bản TP Hồ Chí Minh, 1999.
VI.
PHỤ LỤC
Kết quả khảo sát đầu năm 2010-2011 khi chưa thực hiện giải pháp “Hướng
dẫn học sinh phương pháp giải một số bài tập di truyền”
Khối TSHS
12
85
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
5.9
12
14,1
35
41.1
33
38.9
Kết quả kiểm tra năm học 2010-2011 sau khi áp dụng và thực hiện giải pháp:
Khối TSHS
12
85
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
8.25
16
18,8
55
64.7
7
8.25
Kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm học 2011-2012( khi bắt đầu áp dụng giải
pháp)
Khối TSHS
12
87
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
9.2
15
17.2
40
46
24
27.6
Kết quả năm học 2011-2012 sau khi thực hiện giải pháp
Khối TSHS
12
87
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
11,5
17
19.5
57
65.5
3
3.5
16
Kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm học 2012-2013( khi chưa áp dụng giải pháp)
Khối TSHS
12
43
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4
9.3
10
23.3
20
46.5
9
20.9
Kết quả năm học 2012-2013 sau khi thực hiện giải pháp.
Khối TSHS
12
43
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
11.6
14
32.6
21
48.9
3
6.9
NGƯỜI THỰC HIỆN
LÊ ĐỨC LONG
17
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Xuân Lộc, ngày 14 tháng 5 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP DI TRUYỀN
Họ và tên tác giả: Lê Đức Long
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Tổ Sinh – Công nghệ - Trường THPT Xuân Lộc
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác: ........................................................
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
Trong Ngành
1.Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ơ dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2.Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ơ dưới đây)
- Giải pháp thay thế hồn tồn mới, đã được thực hiện trong tồn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong tồn ngành có
hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế hồn tồn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3.Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phịng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
18
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi
rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc
Khá
Đạt
Không
xếp
loại
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Đã ký)
Lê Đức Long
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
Tổ trưởng
(Đã ký)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu trưởng
(Đã ký)
Hồ Văn Hiển
Trần Thị Kim Tân
19