Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Đề thi tuyển vào VietteL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.81 KB, 31 trang )

[Tham Khảo] - Đề thi tuyển vào Viettel
0
Vòng 1: thi kiến thức
Đề 1:
Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa OSI và TCP/IP
(2đ)
Câu 2: Trình bày cấu trúc khung các bản tin sử dụng
trong mạng GSM (2đ)
Câu 3: Trình bày các loại Fading trong vô tuyến, ảnh
hưởng của nó trong thông tin vô tuyến. Nêu các biện
pháp khắc phục ảnh hưởng của Fading trong mạng
GSM (3đ)
Câu 4: Vẽ sơ đồ nguyên lý của chuyển mạch theo thời
gian (T) (3đ)
Đề 2:
Câu 1: Tại sao mô hình OSI lại chỉ có 7 lớp mà không
phải là 6 lớp hay 8 lớp? Nó căn cứ trên cái gì? Có phải
tất cả các hệ thống đều sử dụng 7 lớp ko cho ví dụ?
Câu 2: Tại sao khi làm PCM ( pulse code modulation)
thì người ta nén rồi mới lượng tử hoá đều. Tại sao các
đường cong lối ra lại có dạng y=lnx; tại sao là hàm ln?
Vòng 2: thi IQ
Câu 1: Bạn có b cái hộp và n tờ giấy bạc một đô la.
Hãy chia tiền vào các hộp sau đó niêm phong hộp lại.
Bạn chia thế nào để không cần mở hộp ra có thể lấy
bất kỳ một số tiền nào từ 1 đến n đô la. Hỏi có những
giới hạn ràng buộc nào dành cho b và n?
Câu 2: Có bao nhiêu điểm trên trái đất: đi về phía nam
một dặm, phía đông một dặm, phía bắc 1 dặm, lại quay
về điểm đó!
Câu 3: Có bốn con chó đứng tại 4 góc của một hình


vuông. Mỗi con chó bắt đầu đuổi một con chó khác
đứng gần nó theo chiều kim đồng hồ. Những con chó
chạy với tốc độ bằng nhau và luôn đổi hướng để
nhắm thẳng đến kẻ láng giềng theo chiều kim đồng hồ
của mình. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì những con chó
gặp nhau? Và chúng gặp nhau ở đâu?
Câu 4: Trong 1 ngày thì kim h và kim phút trùng nhau
bao nhiêu lần?
Câu 5: Một người vào thư viện tìm quyển sách cần
đọc, nhưng ở thư viện không có thủ thư, và cũng chả
có mục lục, hỏi anh ta sẽ tìm cuốn sách đó như thế
nào?
Câu 6: Có 6 que diêm bằng nhau bạn hãy xếp thành 4
hình tam giác đều.
Vòng 3: phỏng vấn
1. Bạn hãy giới thiệu về mình?
2. Thất bại lớn nhất mà bạn đã trải qua?
3. Gia đình của bạn có những ai?
4. Bạn là con thứ mấy trong gia đình?
5. Kể về kỷ niệm lần đầu tiên bạn kiếm được tiền?
6. Ước mơ của bạn là gì?
7. Điểm mạnh của bạn?
8. Điểm yếu nhất của bạn là gì?
9. Bạn có lý tưởng sống không?
10. Điều gì là quan trọng nhất với bạn?
11. Nếu được ví mình như một loài hoa thì bạn sẽ là
hoa gì?
12. Con vật nào bạn thích nhất?
13. Con vật nào bạn ghét nhất?
14. Nếu trở thành một con vật, bạn muốn trở thành

con vật gì?
15. Cuốn sách bạn đọc gần đây nhất là cuốn nào?
16. Khi ra quyết định, bạn thường tham khảo ý kiến
của ai?
17. Thần tượng của bạn là ai?
18. Trong gia đình ai là người ảnh hưởng đến bạn
nhiều nhất?
19. Hãy nói về quê hương bạn?
20. Bạn thường đọc sách gì?
21. Bạn bè của bạn là những người như thế nào?
22. Sở thích của bạn?
23. Kể ra 5 thói quen tốt của bạn?
24. Kể ra 3 đặc điểm mọi người hay chê bạn?
25. Hồi còn đi học, môn nào bạn học kém nhất? Vì
sao?
26. Bạn đã từng làm việc ở những công ty nào?
27. Vì sao bạn lại bạn lại định bỏ chỗ làm hiện nay?
28. Tại sao bạn lại thay đổi nhiều nơi làm việc như
vậy?
29. Bạn nhận xét như thế nào về đồng nghiệp của
bạn?
30. Điều gì làm bạn thất vọng nhất?
31. Đồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về
bạn?
32. Đặc điểm nào ở bạn mà mọi người không thích khi
tiếp xúc với bạn?
33. Sếp cũ của bạn có thích bạn không?
34. Điều nuối tiếc nhất mà bạn chưa làm được cho sếp
của bạn?
35. Điều bạn còn trăn trở chưa làm được là gì?

36. Bạn nghĩ gì về những người sếp trước đây?
37. Bạn đã bao giờ bị buộc phải nghỉ việc?
38. Hãy kể về một số thành tích nổi trội của bạn trong
công việc?
39. Nếu chỉ được lựa chọn giữa gia đình và công việc
bạn sẽ chọn gì?
40. Bạn biết đến công ty này như thế nào?
41. Bạn đã biết gì về công ty rồi?
42. Theo bạn tại sao công ty này lại thành công?
43. Công ty này có gì chưa ổn không?
44. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
45. Công ty tôi đã có gì hấp dẫn bạn chăng?
46. Bạn đã gặp những ai ở công ty này? Họ nói gì với
bạn?
47. Bạn đã được đào tạo những gì về lĩnh vực này?
48. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này rồi?
49. Bạn có đặt mục tiêu cho buổi phỏng vấn này?
50. Bạn hãy cho biết kế hoạch công việc nếu bạn trúng
tuyển?
51. Đâu sẽ là khó khăn cản trở bạn trong công việc
này?
52. Khi làm việc nhóm bạn thường đảm nhận vị trí nào,
trưởng nhóm hay thành viên?
53. Trong nhóm làm việc, mọi người đánh giá năng lực
của bạn như thế nào?
54. Bạn thường không thích làm việc với những người
như thế nào?
55. Bạn cần thời gian bao lâu để thích nghi với công
việc?
56. Đây có phải là nghề mà bạn thực sự mong muốn

và quyết tâm theo đuổi?
57. Bạn có thích tính kỷ luật không? Vì sao?
58. Bạn đề cao yếu tố nào nhất trong công việc: kỷ
luật, trung thực, tự do?
59. Bạn thích làm việc trong môi trường kỷ luật về giờ
giấc hay tự do thời gian?
60. Bạn có ngại phải đi công tác xa nhà?
61. Theo bạn ai là người trả lương cho bạn?
62. Mức lương như thế nào thì bạn có thể làm việc?
63. Mức thu nhập như thế nào đủ để bạn trang trải
cuộc sống và yên tâm công tác?
64. Ngoài xin việc ở đây bạn còn đang nộp hồ sơ ở
những nơi nào?
65. Những điều gì khiến bạn lo lắng khi bắt đầu công
việc?
66. Bạn muốn làm việc ở đây bao lâu nếu bạn được
tuyển dụng?
67. Bạn có khả năng làm việc trong môi trường căng
thẳng, áp lực?
68. Theo bạn công việc hiện nay đòi hỏi những kỹ
năng nào?
69. Làm thế nào để tôi đánh giá bạn làm việc hiệu quả
đây?
70. Những yếu tố nào sẽ giúp bạn làm việc tốt nhất?
71. Bạn có sẵn sàng làm ngoài giờ?
72. Bạn có khả năng làm việc vào ban đêm không?
73. Trong trường hợp đột xuất phải làm việc vào ngày
nghỉ, bạn có đồng ý không?
74. Khi rời khỏi công ty bạn bàn giao như thế nào?
75. Theo bạn cá nhân phải tôn trọng tập thể hay tập

thể phải vì cá nhân?
76. Bạn có nghĩ rằng công việc này sẽ phù hợp với
bạn?
77. Bạn có kế hoạch gì để nâng cao chuyên môn?
78. Bạn tưởng tượng như thế nào về môi trường làm
việc ở đây?
79. Bạn muốn có một người sếp như thế nào?
80. Bạn có khả năng đặt mục tiêu và thực hiện mục
tiêu?
81. Triết lý của bạn trong công việc?
82. Tại sao tôi phải nhận bạn vào làm việc?
83. Các nguyên tắc của bạn trong công việc là gì?
84. Điều gì làm bạn mất tập trung trong công việc?
85. Bạn có dám đối mặt với những thử thách, khó
khăn?
86. Công việc lý tưởng của bạn là như thế nào?
87. Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn là gì?
88. Bạn đánh giá như thế nào về khả năng giao tiếp
ứng xử của bản thân?
89. Bạn có khả năng nói trước công chúng?
90. Khó khăn của bạn khi trình bày trước mọi người?
91. Bạn đã thuyết phục được bao nhiêu người làm
theo bạn?
92. Bạn có khả năng lãnh đạo không?
93. Hãy kể về công việc do bạn làm lãnh đạo?
94. Hãy kể về một tình huống khó khăn nhất và cách
giải quyết của bạn?
95. Bạn biết gì về kế hoạch của công ty trong năm
nay?
96. Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không?

97. Khi nào thì bạn có thể bắt đầu công việc?
98. Điều kiện làm việc như thế nào sẽ phù hợp với
bạn?
99. Nếu bạn có đủ tiền bạc, ai đó khuyên bạn nên nghỉ
sớm, bạn có đồng ý không?
100. Bạn nghĩ sao nếu bạn thất bại trong buổi phỏng
vấn này?
101. Theo bạn trong cuộc phỏng vấn hôm nay tỷ lệ
thành công của bạn là bao nhiêu?
1. Một số đề thi tuyển vào Viettel
Trích dẫn từ diễn đàn vntelecom.org để các bạn tham
khảo.
mạo muội post đề thi lên đây để a e cùng trao đổi
(theo những gì nhớ đc)
Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa OSI và TCP/IP (2đ)
Câu 2: Trình bày cấu trúc khung các bản tin sử dụng
trong mạng GSM (2đ)
Câu 3: Trình bày các loại Fading trong vô tuyến, ảnh
hưởng của nó trong thông tin vô tuyến. Nêu các biện
pháp khắc phục ảnh hưởng của Fading trong
mạngGSM (3đ)
Câu 4: Vẽ sơ đồ nguyên lý của chuyển mạch theo thời
gian (T) (3đ)
Nào mời cả nhà !!!
Có năm đề tuyển dụng của Viettel (Tổng Cty, hay chính
xác là công ty vì lúc đó VT mới chỉ là công ty) ra kiểu
trắc nghiệm, đề hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nó cũng có
cái hay vì sẽ loại ra được những người yếu tiếng Anh
(đọc không hiểu đề thì làm cái gì?). Năm 2004 chẳng
hạn.

còn đây là nhận xét của một thầy làm giám khảo:
"Hôm qua, nhân viên phụ trách tuyển dụng có gọi điện
thoại yêu cầu tôi tới Cty chấm bài. Cô ta nói rằng:
"Thày ơi, có bài em mới soát qua thấy đánh dấu bừa
sai nhiều lắm, nếu trừ thẳng tay thì -84 điểm!, phá mọi
kỷ lục từ trước tới nay". Tôi sẽ xem lại cẩn thận và
chấm sau.
Tôi mà ra đề thì thường không khó với những người
có kiến thức vững (không cần thuộc như một con vẹt),
hiểu vấn đề và kiến thức cơ bản tốt.
Hôm nay tôi mới chấm xong số bài thi tuyển vào
ViTech. Điểm thi viết cao nhất là 55/100, thấp nhất là
-19/100. Cái bài mà cô nhân viên phòng nhân sự đã
kiểm tra, do cô này chưa có kinh nghiệm, các câu bỏ
trắng cô ấy cũng cho điểm âm nên mới ra -84/100. Tôi
chấm lại với biểu điểm chuẩn (sai đâu trừ đó, sai nhiều
trừ nhiều, sai ít trừ ít, bỏ trắng thì không trừ và cũng
không có điểm, và nhất là phần dịch Anh-Việt kỹ thuật
thì đúng câu nào phải được điểm câu đó ), kết quả là
-9/100.
Chấm bài thì thấy rất rõ một số người rất thiếu tự tin,
kiến thức lơ mơ. Đã chọn đúng rồi mà lúc gần nộp bài
láo nháo, hỏi xiên xẹo người khác và chữa lại từ đúng
thành sai. Như thế thiệt rất lớn. Giả sử 1 câu 4 điểm,
chọn đúng thì được 4 điểm, nghe bạn bè và thiếu chắc
chắn, thiếu tự tin, chọn vào một trong hai kết quả sai
nên bị trừ 1/2 số điểm của câu, tức là -2 điểm, thế là tự
mình vứt đi 6 điểm quý báu. Nghe bừa và chọn bừa
đến cả hai đáp án sai thì bị trừ tới 4 điểm, thế là mất
những 8 điểm. Nên nhớ là số đỗ vòng thi viết cũng chỉ

từ 25-30 điểm đổ lên mà thôi mới thấy mất 6-8 điểm
một câu nó tệ hại tới mức nào. Người ta đã ra đề rất
rộng về kiến thức và đôi chỗ khá sâu, đòi hỏi phải suy
luận và tính nhẩm nhanh thì gần như chắc chắn không
ai đạt tới 100/100 được mà định cái nào cũng phải
chọn, phải trả lời, chọn bừa chọn phứa hòng ăn may.
Ra đời có ăn may được chăng? Công việc kỹ thuật có
cho phép chúng ta ứng xử kiểu ăn may như thế được
chăng? Định kiếm tiền lâu dài từ khách hàng thì liệu
làm ăn kiểu cầu may như thế bền được chăng, có hoạ
là lừa đảo chứ làm ăn nghiêm chỉnh thì chỉ có mỗi
cách bán công ty lẫn giám đốc (mang móc hàm đem ra
chợ Cửa Nam bán nhé) đi mà đền. Mà trên đề thi
người ta đã in đậm rất rõ ràng: Chọn sai bị trừ điểmcơ
mà.
Để làm tốt bài thi thì dứt khoát phải học vững kiến
thức, đến mức khá chi tiết và phải hiểu, nhất là phải
rất tự tin. Tự tin vào chính sở học của mình là một tính
cách thường thấy ở những người học tập đúng
phương pháp và đã học là có kiến thức chắc chắn, và
Cty nào mà chả cần những người như thế? Cái lối
không biết không hiểu mà cứ nói bừa là tính cách của
những người thiếu trách nhiệm với chính cả bản thân
mình, các Cty liệu có trông mong gì được vào những
người như thế chăng? Không ai biết hết mọi thứ trên
đời và quan trọng là khả năng hiểu và học nhanh
chóng vấn đề, không ai đánh giá tồi người có thể chỗ
này chỗ khác chưa biết (trừ những cái được xem là tối
thiểu) song chắc chắn người ta đánh giá thấp những
người thiếu tự tin, lại đã không biết mà cứ nói bừa

phứa.
Những khi làm việc với các đối tác nước ngoài, nhiều,
rất nhiều lần chúng tôi hỏi các chuyên gia hay nhân
viên của phía đối tác mà họ chịu không trả lời được,
dù vậy, một điều chúng tôi thấy rất rõ rằng họ nếu
không biết rõ thì bao giờ cũng trả lời là chưa rõ, sẽ tìm
hiểu và trao đổi chứ không nói bừa bao giờ. Đó là một
đức tính cần thiết tối thiểu của một người làm kỹ thuật
có trách nhiệm. Cái mà những người sắp bước vào
nghề nhất thiết phải rèn luyện cho bằng được.
Hô hô, chấm bài tuyển dụng đã nhiều năm nên nhìn
vào bài tôi đã hầu như đoán được người dự tuyển tốt
nghiệp từ trường nào (chỗ chúng tôi chỉ nhận hồ sơ
của các ứng viên tốt nghiệp từ các trường công lập:
BKHN, HVCNBCVT, ĐHQGHN, ĐHGTVT, ĐH Hàng Hải,
HVKTQS hoặc từ nước ngoài về). Hôm qua, lúc đang
chấm tôi mới "biểu diễn", nói ra một số phỏng đoán
của mình (6-7 trường hợp chọn hú hoạ), nhờ cô nhân
viên phòng tổ chức lao động thử ghép phách và xem
xem liệu tôi đoán có đúng không, kết quả là chính xác
100% (trong đó có một bác MSc đạt trên 30 điểm - hô
hô, chỉ cần thế là đủ thôi mờ, vào phỏng vấn và test IQ
sẽ còn làm kỹ hơn). Báo hại cô nhân viên hôm qua tí
nữa thì lác cả mắt, về thì cứ gọi là chết dở với cậu xã
nhẻ."
Hôm nay em thi vòng 2 bên Viettel Technologies, vòng
này là vong thi IQ có mấy câu các bác trong diễn đàn
thử làm nhé: Bạn có b cái hộp và n tờ giấy bạc một đô
la. Hãy chia tiền vào các hộp sau đó niêm phong hộp
lại. Bạn chia thế nào để không cần mở hộp ra có thể

lấy bất kỳ một số tiền nào từ 1 đến n đô la. Hỏi có
những giới hạn ràng buộc nào dành cho b và n?
- Có bốn con chó đứng tại 4 góc của một hình vuông.
Mỗi con chó bắt đầu đuổi một con chó khác đứng gần
nó theo chiều kim đồng hồ. Những con chó chạy với
tốc độ bằng nhau và luôn đổi hướng để nhắm thẳng
đến kẻ láng giềng theo chiều kim đồng hồ của mình.
Hỏi sau bao nhiêu lâu thì những con chó gặp nhau?
Và chúng gặp nhau ở đâu?
- Trong 1 ngày thì kim h và kim phút trùng nhau bao
nhiêu lần?
- Một người vào thư viện tìm quyển sách cần đọc,
nhưng ở thư viện không có thủ thư, và cũng chả có
mục lục, hỏi anh ta sẽ tìm cuốn sách đó như thế nào?
- Có 6 que diêm bằng nhau bạn hãy xếp thành 4 hình
tam giác đều.
đề làm trong 30 phút có 10 câu tất cả nhưng em chỉ
nhớ có tưng này
Bài 1 thì cách chia tốt nhất là, nói chung, hộp thứ k có
2^(k-1) tờ (k° đủ thì ít hơn cũng ok). Điều kiện có thể
suy ra dễ dàng b>f(n) nào đó. Nếu cho b khá lớn thì
dùng cơ số khác cũng được.
Bài 2 khó, mình làm trong chương trình Vật lí (động
học) năm 2 rồi Nhận xét là bất kì thời điểm nào 4 con
dog đều ở 4 góc hình vuông đồng tâm (hình vuông
này xoay liên tục), dùng hình vuông có làm trục toạ thì
hai vecto vận tốc kề nhau (2 con chó kề nhau) vuông
góc nên vuông góc, do đó thời gian đi đơn giản là t =
s/v (s = độ dài cạnh hv ban đầu), gặp ở tâm.
Bài 3 thì kim giờ quay 2 vòng, kim phút quay 24 vòng

mỗi ngày, chúng trùng nhau khi kim phút vượt kim giờ
=> 22 lần.
Bài 4 không hiểu đề Không có mục lục thì không biết
có máy tính để tra không Không có gì để tra thì phải
tìm theo lĩnh vực rồi theo tác giả (sách xếp theo thứ tự
tên tác giả).
Bài 5 xếp hình tứ diện đều.
tiếp theo là giám khảo trả lời:
Trích:
Nguyên văn bởi Conqueror
@thầy Bình: Em nghĩ việc thi tuyển kiểu này VietTel
chỉ áp dụng với sinh viên mới ra trường hoặc ít năm
kinh nghiệm (ví dụ <=2 năm) chứ ah? Thầy confirm hộ
em cái. Em mà thi cái đề như ở post đầu tiên thì chắc
chắn trượt.
Vấn đề là sau khi đi làm nhiều năm, những ai theo đuổi
làm technical/engineering/R&D (chứ không đá ngang
kiểu Sale Engineer như nhiều người đang làm ở các
vendors ở VN) thì thường sẽ di chuyên sâu về 1 lĩnh
vực nhỏ hẹp, rồi có thể thành chuyên gia về lĩnh vực
đó, trong khi nhiều kiến thức cơ bản khác sẽ không
thể nhớ được.
Em nghĩ cả department chỗ em làm (70% PhD, 30%
MSc hoặc tương đương, có người thường xuyên qua
University giảng bài, người ít năm kinh nghiệm nhất là
7 năm) chắc là trượt hết với đề thi này :-)
@ Conqueror,
Hô hô, tôi mà thi với cái đề đó thì cũng chắc gì đã đỗ
mặc dù tôi đã và đang dạy khá nhiều môn của trường
tôi. Và tôi cũng đã nói rồi, cái đề ấy không do tôi ra (hô

hô, tôi thì là cái quái gì với Viettel Corp. kia chứ) nên
tôi không bình luận được thêm gì nhiều.
Tôi mà ra đề tuyển dụng cho Viettel như trước đây và
cho ViTech hiện nay thì thường cũng ra câu hỏi khá
rộng và không dễ (à hà, trên 4R này khối bác có thể
xác nhận điều này đấy) song luôn bảo đảm lọc được
người vào phỏng vấn, người có kinh nghiệm NC (dù
chỉ có kiến thức vững vàng về một vài lĩnh vực rất hẹp
song tự tin và có khả năng ngoại ngữ tốt) là chắc chắn
đỗ. Có thể đỗ không cao - có gì đáng quan ngại đâu,
vào phỏng vấn là sẽ bảo đảm biết chính xác được
năng lực thực sự của ứng viên mà - tôi đã nhiều lần
hỏi tuyển dụng và chưa bao giờ để lọt phí mất người
có kinh nghiệm làm việc cũng như chưa bao giờ chọn
nhầm người có kiến thức à ơi song ăn may hoặc
"tăm" được đề từ đâu đó hay do trao đổi/dòm bài
người khác trong khi làm bài đủ cả 36 kiểu để có
điểm cao, thông thường người do đích thân tôi hỏi
phỏng vấn và chọn, dù rất nhanh, cũng luôn luôn làm
tốt công việc trong thực tế, chưa một lần nhầm lẫn (cái
này là có được từ cái nhìn của mình về con người/kiến
thức cũng như từ kinh nghiệm bao nhiêu năm làm việc
với đủ mọi loại người, từ học trò ta đến chuyên gia
Tây). Nói chung, tuyển dụng/đánh giá con người là cả
một kỹ năng không phải cứ hỏi vớ vẩn mà được và ai
cũng làm được tốt.
Những bài viết ngẫu nhiên trong Box:
 Mạch chuông bằng role!
 cần giúp đỡ !!!! Help me
 Cách làm 1 robot dò đường đơn giản!

 Tìm hiểu về IC 555
 [Nhật ký]Quá trình làm robot dò đường
của
 Sơ đồ điều khiển máy bơm
 Phần mềm tính toán dao động cho IC NE555
 Hình ảnh Robocon QT 2006
 Sơ đồ vom
 Hình ảnh thi đấu robocon 2007
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã
làm gì cho Tổ quốc hôm nay.
Reply With Quote
2. 23-01-09#2
pandathanh
Achievements:
Ngày tham gia
Nov 2008
Đến từ
Quy Nhon
Bài viết
226
Cảm ơn / Thích
Điểm
4.033
Cấp
40
còn nữa:
có bao nhiêu điểm trên trái đất: đi về phía nam một
dặm,phía đông một dặm, phía bắc 1 dặm, lại quay về
điểm đó!
có câu này: tại sao mô hình OSI lại chỉ có 7 lớp mà

không phải là 6 lớp hay 8 lớp?
Nó căn cứ trên cái j? có phải tất cả các hệ thống đều
sử dụng 7 lớp ko cho ví dụ?
2) Tại sao khi làm PCM ( pulse code modulation) thì
người ta nén rồi mới lượng tử hoá đều. Tại sao các
đường cong lối ra lại có dạng y=lnx; tại sao là hàm ln.
Trích:
Nguyên văn bởi smiles
Không biết bạn có còn quan tâm đến câu hỏi này
không, tiện thì cứ trả lời bạn nhé (mặc dù ngồi ở nhà
trả lời thì dễ hơn ngồi trong phòng phỏng vấn nhiều
).
Trong phương pháp PCM, nhiễu cũng được lượng tử
hoá. Với lượng tử hoá đều (uniform quantization), tín
hiệu có biên độ nhỏ và lớn sẽ cóSNR khác nhau (do
cùng mức nhiễu), do vậy tín hiệu nhỏ sẽ bị ảnh hưởng
nặng nề hơn bởi nhiễu. Đen 1 cái là tín hiệu thoại
(khách hàng chủ yếu của anh PCM) lại là tín hiệu có
phân bố nặng về phần biên độ nhỏ (có thể do sở thích
thầm thì khi nói điện thoại của chúng mình , mấy ai
quát nhau qua điện thoại đâu), do vậy rõ ràng phương
pháp lượng tử hoá đều này dễ gây lạm phát bít mã
hoá.
Người ta nghĩ đến việc nén tín hiệu rồi mới mã hoá
(gọi là non-uniform quantization). Đưa tín hiệu vào
hàm ln (nén) rồi mới thực hiện lượng tử hoá đều tín
hiệu sau nén. Nguyên nhân là vì anh hàm ln này có
đặc tính giống như 1/2 cái cổng parabol (bên phải) bị
đổ sang bên trái nên phần biên độ nhỏ của tín hiệu sẽ
được làm cho cao vống lên, phần biên độ lớn sẽ được

nâng độ cao dần dần cho đỡ chóng mặt. Khi được
lượng tử hoá đều, phần tín hiệu nhỏ sẽ được cấp
nhiều bit để tiêu hơn->bình đẳng hơn với phần tín hiệu
lớn về ảnh hưởng của nhiễu đến quá trình lượng tử
hoá.
Thế mới biết, công bằng không phải bao giờ cũng có
nghĩa là chia đều nhỉ
Hầy dà, smiles ơi,
Thế sao người ta không nén bằng một đặc tuyến nén
log có cơ số nào đó mà lại cứ là ln? trong tất cả các
biểu thức nén theo luật muy hay luật A (của Mỹ hay Âu
châu) đều có quan hệ theo kiểu nếu tín hiệu lối vào lớn
hơn một mức nào đó thì tín hiệu lối ra y sẽ tỷ lệ theo
lnx, với x là tín hiệu lối vào.
Về nguyên tắc thì có thể nén theo một đặc tuyến phi
tuyến nào đó. Tại sao lại cứ chọn là y ~ lnx?
Đoạn x nhỏ thì ylại tuyến tính chứ lại không theo hàm
lnx nữa.
Hô hô, cái câu này tôi đề ra cho tất cả 11 người về suy
nghĩ và gửi bài giải tới theo e-mail, rồi sẽ cho họ tranh
luận với nhau. Từ đó nhận ra được người nào có tư
duy sáng sủa hơn.
Cái kiểu câu hỏi này à, sau 30 năm đi dạy học tôi có cả
vài trăm, đủ để làm điêu đứng nhiều người. Hô hô, một
cậu học trò hệ QS rất giỏi của tôi sang Úc học cao
học, y mang tất cả những câu hỏi kiểu ấy của tôi xưa
kia hay hỏi các cậu ấy trong quá trình dạy ra hỏi các
thày dạy các môn tương ứng, các thày ấy bị hỏi đánh
độp theo kiểu bỏ bom như thế nói chung cũng ớ ra cả.
Á à, cũng phải nói thêm rằng cái võ này tôi học được

từ mấy ông thày dạy ĐH tôi ngày xưa, các thày ấy hay
sưu tầm các câu hỏi kiểu đó hỏi chúng tôi khi thi vấn
đáp lắm. Cái kiểu này, cứ hỏi cái độp thì mình có khi
cũng ách tạch nhở. Hôm nọ hỏi tuyển dụng, cái cậu cứ
khăng khăng đòi hỏi cho ra nhẽ cái kết luận của tôi
rằng kiến thức của cậu ta lỗ đỗ. Tôi mới bảo rằng, ừ
thì chứng minh nhé. Là tôi chỉ hỏi về cái đơn giản nhất
trong viễn thông là PCM thôi nhé (các lớp chuyển cấp,
tức là tại chức hay chuyên tu gì gì ấy nhở - đố biết
nhé, xưa kia có câu ca của SV rằng "May nhờ có bác
chuyên tu/nên ta mới biết có người ngu hơn mình" -
tôi mà hỏi thi tốt nghiệp thì những anh dốt nhất, cứ
anh nào chào cờ thì tôi cũng kíu bằng cách cho trình
bày về PCM, đến cái ấy cũng không biết thì ôi thôi thôi,
làm KS viễn thông làm gì, "về đơn vị mà làm sĩ quan
chính trị cho nhàn nhé"). Tôi hỏi cậu ta rằng, ở phía
thu, sau khi giải mã các tổ hợp PCM, người ta cho
chúng qua một mạch lọc thông thấp (về lý thuyết thì là
bộ lọc thông thấp lý tưởng - brick-wall filter) có tần số
cắt là f_max, đầu ra sẽ có tín hiệu tiếng nói khôi phục,
hãy chứng minh bằng toán học cái đó. Cậu chàng tịt.
Vài câu như thế là chịu hẳn.
Last edited by pandathanh; 23-01-09 at 10:08 PM.
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã
làm gì cho Tổ quốc hôm nay.
Reply With Quote
3. 23-01-09#3
pandathanh
Achievements:
Ngày tham gia

Nov 2008
Đến từ
Quy Nhon
Bài viết
226
Cảm ơn / Thích
Điểm
4.033
Cấp
40
Bây giờ lại xin hỏi thêm (hỏi cùng kỳ lý chỉ riêng về
PCM thôi nhá, có mà phải cả hàng vài chục câu nữa và
giải thích thì ôi thôi thôi, dài dòng văn tự lắm nhở)
rằng với các luật A và luật muy thì các giá trị A=87.6
cũng như muy=100 rồi 255 đã được chọn ra
sao? SNR của PCM-log so với lượng tử hoá đều được
cải thiện thế nào (hay nếu không nén thì lượng tử hoá
đều sẽ phải cần đến bao nhiêu bít trên một tổ hợp
PCM để có được cùng một SNR?). Hô hô, đi hỏi tuyển
dụng hả, cứ hỏi kiểu này này (là cho về nhà giở sách
nhá để kiểm tra khả năng tìm kiếm thông tin của các
ứng viên).
Tại sao mô hình OSI có 7 lớp Về mục đích đề xuất mô
hình OSI có lẽ ai cũng biết nên xin không nhắc lại ở
đây vì sẽ làm bài viết dài dòng.
Có một điều là việc phân lớp sẽ phải quy định cho
được chức năng có thể xem là tối thiểu của từng lớp
(và vì vậy, trong thực tế, khi sinh thêm ra các công
đoạn/chức năng khác trong mạng lưới, ắt sẽ dẫn đến
việc sinh ra các lớp con phụ, hệ thống báo hiệu trong

thông tin di động là một thí dụ, khi mà MSC để báo
hiệu tới MS lại phải qua mấy anh trung gian nịnh thần
là BSC và BTS, gọi chung là BSS). Lúc bắt đầu làm
việc này thì các hệ thống truyền tin cũng đã khá phức
tạp và đa dạng và việc xét tất cả mọi trường hợp cụ
thể sẽ là một điều có thể nói là nhọc công và vô bổ,
thậm chí không thể xét hết được. Vấn đề là nếu ta xét
một hệ thống vừa đầy đủ vừa đơn giản nhất của một
"hệ thống" truyền tin để dễ xét, lại có các chức năng
các lớp không thể phân chia được thì phải chọn cái hệ
thống như thế nào? Các nhà nghiên cứu đã nghĩ đến
cái "hệ thống" đơn giản nhất, nhân công, để có thể
tách biệt các chức năng các lớp theo các công đoạn
do từng-mỗi-người trong hệ thống thực hiện. Đó là hệ
thống chuyển thư. Những công-đoạn-một-người-thực-
hiện (do vậy không thể tách làm 2 công đoạn) như thế
gồm: 1. Soạn thư (sếp cơ quan hay chủ gia đình); 2.
Trình bày thư, phong bì và cho vào thùng thư (thư ký
hay con trong nhà); 3. Mở thùng thư lấy thư mỗi ngày

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×