Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

skkn tích hợp tính thời sự trong đọc hiểu văn bản lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.87 KB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị………… ……….
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………
(Ghi đầy đủ tên gọi giải pháp SKKN)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Long Thành
Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP TÍNH THỜI SỰ
TRONG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN LỚP 11
Người thực hiện: ĐẶNG THỊ PHƯƠNG MAI
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục :……………………… 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 
- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013 - 2014
SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
  
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : Đặng Thị Phương Mai
2. Ngày tháng năm sinh : 10/02/1969
3. Nam, nữ : Nữ
4. Địa chỉ : số 47, Tôn Đức Thắng, ấp 4, xã Hiệp Phước, Nhơn Trạch,


Đồng Nai
5. Điện thoại : 0985325086
6. Fax:
7. Email :
8. Chức vụ : Tổ trưởng- Giáo viên
9. Đơn vị công tác : Trường THPT Long Thành
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn cao nhất ) : Cử nhân Khoa học
- Năm nhận bằng : 1992
- Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : giảng dạy chuyên môn
- Số năm kinh nghiệm : 22
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần nay :
1. Phương pháp thảo luận nhóm trong phân môn đọc văn ở
trường THPT ( năm học: 2009-2010)
2. Phương pháp đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (năm học:
2010-2011)
3. Hệ thống câu hỏi trong giáo án đọc hiểu văn bản (năm học: 2011-2012)
4. Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp vào phân môn đọc hiểu văn
bản lớp 12 để giáo dục kỹ năng sống thông qua tính thời sự của văn bản
( 2012- 2013)
CHUYÊN ĐỀ
TÍCH HỢP TÍNH THỜI SỰ TRONG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN LỚP 11
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo xu hướng hiện nay, dạy học không chỉ cung cấp kiến thức văn hóa mà
còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng sống. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, Bộ
giáo dục khi đổi mới sách giáo khoa đã chú trọng đến tính thời sự trong văn bản
văn học. Với những văn bản có tính thời sự, giáo viên có thể bằng sự tìm tòi,
hiểu biết của mình hướng học sinh đến những vấn đề nhạy cảm hiện nay. Từ đó

giúp học sinh có hứng thú hơn trong giờ học văn, cảm thụ sâu sắc ý nghĩa nghệ
thuật cũng như hiểu biết ý nghĩa xã hội, sức sống lâu bền của tác phẩm. Qua đó,
giúp học sinh hoàn thiện nhân cách và sống có trách nhiệm với bản thân, xã hội
hơn.
Trên thực tế dạy học, tôi đã nghiên cứu, ứng dụng tích hợp giáo dục học
sinh thông qua tính thời sự trong văn bản ở giờ ngữ văn. Năm học vừa qua tôi
thể nghiệm “Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp vào phân môn đọc hiểu
văn bản lớp 12 để giáo dục kỹ năng sống thông qua tính thời sự của văn bản” và
thấy đạt hiểu quả. Tuy nhiên, chuyên đề chỉ mới áp dụng tích hợp qua hình thức
câu hỏi trong khai thác bài. Tôi thấy nội dung giáo dục còn có thể mở rộng, khơi
sâu hơn khi tích hợp linh hoạt với các môn học, các hoạt động giáo dục khác
trong nhà trường. Bởi vì giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không thể chỉ ngày
môt ngày hai, không chỉ ở một lĩnh vực, một môn học riêng lẽ.
Hơn nữa, học sinh ở độ tuổi phổ thông, nhất là phổ thông trung học việc
hoàn thiện nhân cách và kỹ năng sống là rất quan trọng. Bởi đây là lứa tuổi đang
phát triển, ưa tìm tòi khám phá học hỏi nhưng cũng dễ sai lầm. Và trong ba năm
học phổ thông thì độ tuổi học sinh lớp 11 là là độ tuổi chín muồi cho quá trình
phát triển hoàn thiện nhân cách. Cho nên thông qua tích hợp học sinh hứng thú
tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động, không bị gò ép, áp đặt mà vẫn biết phân
tích, đánh giá tác phẩm một cách đúng hướng, khoa học; đồng thời giúp các em
có thêm vốn sống xã hội, hoàn thiện nhân cách.
Chính vì những lẽ trên, tôi mạnh dạn tiếp tục nghiên cứu thể nghiệm thêm
một số giải pháp cải tiến vào “Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp vào
phân môn đọc hiểu văn bản lớp 11 để giáo dục kỹ năng sống thông qua tính
thời sự của văn bản.”
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1
1. Cơ sở lý luận ( phần này có trích lại chuyên đề: “Ứng dụng phương pháp dạy
học tích hợp vào phân môn đọc hiểu văn bản lớp 12 để giáo dục kỹ năng sống
thông qua tính thời sự của văn bản”- Đặng Thị Phương Mai- đã được Hội đồng

khoa học Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai công nhận 2012-2013)
- Quan điểm về nội dung và phương pháp giáo dục của Nhà nước ta là giáo
dục toàn diện. Điều 5 Luật Giáo dục ghi rõ :
“ Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện
đại và có hệ thống “ .
“ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học.”
- Quan điểm đó được cụ thể hóa trong việc thiết lập chương trình và biên
soạn ở sách giáo khoa theo hướng tích hợp và phương pháp dạy học tích hợp
được Bộ chỉ đạo cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trực tiếp đứng lớp học
tập và áp dụng.
- Việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp là một trong những cơ sở
đánh giá hiệu quả của một tiết dạy về mặt phương pháp
- Đặc trưng bộ môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng phương
pháp dạy học tích hợp.
+ Chuyên môn: nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt ở ba phân môn Đọc
hiểu, Tiếng Việt, Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng tới mục
tiêu cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt và khả năng cảm thụ văn
học cho học sinh.
+ Giáo dục kỹ năng sống: khả năng nhận thức xã hội, lĩnh hội, sáng tạo, xử lý
các tình huống nảy sinh cuộc sống
2. Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi
- Sách giáo khoa ( SGK ) biên soạn theo hướng tích hợp các phần Ngữ và
Văn. Trong hướng dẫn học bài và dạy học, có những vấn đề SGK yêu cầu cần
phải sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong tiết dạy.
- Môn văn học thuộc khoa học xã hội, có quan hệ gắn với lịch sử, văn hóa
và xã hội. Do vậy, tích hợp dạy các kiến thức xã hội trong bộ môn văn có một
khả năng chiếm lĩnh tác phẩm cao.
- Giáo viên đã có ý thức vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn

ở trường THPT để khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế
giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kỹ năng vốn
có liên hệ, bổ sung cho nhau; tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa,
những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này.
- Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy(cơ
sở vật chất, hỗ trợ các hoạt động cho tổ chủ nhiệm, Đoàn thanh niên )
b. Khó khăn:
2
- Tích hợp tính thời sự trong giờ học văn là liên hệ tính thời sự trong văn
bản nhằm giúp học sinh tìm hiểu và có cách giải quyết vấn đề xã hội trong chính
cuộc sống xung quanh. Đó là những vấn đề thuộc các lĩnh vực: thiên nhiên, môi
trường, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội, đạo đức, nếp sống… Điều này đòi
hỏi giáo viên phải học tập rất nhiều và phải nhạy bén. Thế nhưng đâu phải ai
cũng có khả năng.
- Giáo viên có tích hợp nhưng chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu giáo
dục đề ra. Cụ thể như:
+ Giáo viên thiên về chú trọng khai thác nội dung và nghệ thuật của văn
bản hoặc lựa chọn đơn vị kiến thức tích hợp chưa trọng tâm mà bỏ qua cơ hội
tích hợp giáo dục thông qua tính thời sự. Điều đó khiến tác phẩm mất cơ hội
sống lâu trong tâm hồn các em.
Ví dụ : Dạy “ Tôi yêu em”, giáo viên hướng học sinh cảm thụ vẻ đẹp trong
sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ của Puskin. Học sinh hiểu bài thơ
thể hiện tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng qua
nghệ thuật thơ cổ điển giản dị, tinh tế, hàm súc của tác giả. Và để học sinh hiểu
sâu sắc hơn vể đẹp của tác phẩm ta thường liên hệ tình yêu trong Vội vàng- xuân
Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử. Cách liên hệ như thế có tác dụng khắc sâu
hơn kiến thức của cả ba bài. Các em đã thấy và quí cái hay, cái đẹp, cái cao
thượng của người xưa trong tình yêu. Nhưng chúng ta quên trong thực tế hiện
nay nhiều người yêu không trong sáng, cao thượng (rất dễ thấy trong đời thường
các em) và bỏ qua giáo dục thái độ nhìn nhận cuộc sống từ hiện tượng ngược với

điều các em đang học. Và như thế các em chưa thấy sức sống của tác phẩm trong
hiện tại.
+ Giáo viên quan niệm tính thời sự chỉ có trong văn bản nhật dụng mà bỏ
qua văn bản văn học. Sự thật nhiều tác phẩm văn học không chỉ có tính thời sự ở
thời điểm nó ra đời mà còn trong thời hiện tại. Ví dụ dạy Vợ chồng Aphủ (trích
Vợ chồng Aphủ- Tô Hoài) ta có thể liên hệ cho học sinh thấy tính chất bóc lột
của những kẻ cho vay nặng lãi ngày nay. Hành động của bọn họ cũng hết sức tàn
nhẫn, đáng lên án.
+ Giáo viên có tích hợp tính thời sự trong tiết học mà bỏ qua tích hợp trong
các môn học khác hoặc các hoạt động khác. Theo tôi đây cũng là cách để tác
phẩm văn học phát huy chức năng giáo dục, tình cảm thẫm mỹ
Ví dụ: Khi dạy bài Vội vàng- xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử Tôi
yêu em- Puskin, ta không chỉ tích hợp ngay trong giờ dạy mà còn tiếp tục tích
hợp trong tiết hoạt động ngoài giờ, hoạt động ngoại khóa, diễn đàn thanh niên
của học sinh.
c. Những tồn tại:
- Học sinh không nhận ra được sự gắn kết của các đơn vị kiến thức trong
SGK với vấn đề xã hội đặt ra mà người biên soạn sách rất lưu tâm.
3
- Học sinh không cảm nhận hết được chiều sâu, những vẻ đẹp riêng của mỗi
tác phẩm văn học và sức sống lâu bền trong hiện thực.
- Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn ở học sinh( cả bài nghị luận
văn học và nghị luận xã hội).
- Ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học của học sinh
dẫn đến các em càng chán giờ văn.
Vì vậy trong chuyên đề “Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp vào
phân môn đọc hiểu văn bản lớp 11 để giáo dục kỹ năng sống thông qua tính thời
sự của văn bản” này, về cơ bản vẫn tiếp tục ứng dụng thực hiện các giải pháp
của chuyên đề năm 2012-2013 cho khối lớp 11. Tuy nhiên năm nay người viết
còn mở rộng thêm một số giải pháp khác và tích hợp ngoài giờ dạy để tăng

cường giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Các giải pháp
1.1. Xác định tính thời sự trong một số văn bản lớp 11
Muốn tích hợp tốt ta phải xác định được tính thời sự của tác phẩm là gì. Từ
đó chọn cách tích hợp phù hợp. Cụ thể tính thời sự trong các văn bản. Cụ thể:
(1) Vào phủ chúa Trịnh (trích )- Lê Hữu Trác
- Kiến thức: Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền
uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa
chữa bệnh cho Trịnh Cán. Qua đó, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn
Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi .
- Tính thời sự: Đấu tranh với danh lợi để giữ gìn nhân cách. Việc giữ gìn
đạo dức nghề nghiệp. Môi trường sống và sức khỏa con người
(2) Tự tình- Hồ Xuông Hương
- Kiến thức: Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi
kịch ; vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát
được sống hạnh phúc
- Tính thời sự: Vấn đề bình đẳng giới, quyền được sống hạnh phúc của con
người nhất là người phụ nữ. Tấm lòng biết sẻ chia, đồng cảm
(3) Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến
- Kiến thức: Vẻ đẹp bức tranh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Tình
yêu thiên nhiên đất nước và tâm trạng của tác giả. Sự tinh tế tài hoa trong nghệ
thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Khuyến.
- Tính thời sự: Bài thơ gợi tình yêu quê hương đất nước. Đồng thời còn giáo
dục học sinh tình yêu tiếng mẹ đẻ.
(4) Thương vợ- Trần Tế Xương
4
- Kiến thức: Hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh và ân
tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương. Thơ Tú Xương giàu cảm
xúc chân thành, giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng.

- Tính thời sự: Bình đẳng giới. Tình yêu và hạnh phúc gia đình.
(5) Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn Công Trứ
- Kiến thức: Con người Nguyễn Công Trứ (tiêu biểu cho mẫu người tài tử ở
hậu kì văn học trung đại Việt Nam) thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng”:
từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh
mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của
lễ giáo phong kiến.
- Tính thời sự: Lý tưởng sống của người thanh niên. Bản lĩnh sống của con
người trong xã hội. Quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ.
(6) Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Cao Bá Quát
- Kiến thức: Sự bế tắc, chán ghét con đường danh lợi tầm thường đương
thời và niềm khao khát đổi thay. Thành công của tác giả trong việc sử dụng thơ
cổ thể, các biểu tượng nghệ thuật
- Tính thời sự: Lý tưởng sống của con người. Cần đổi mới trong cách học
tập, cách lập thân của thanh niên và mọi người.
(7) Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc- Nguyễn Đình Chiểu
- Kiến thức: Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước
buổi đầu chống thực dân Pháp. Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả. Thành
công của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ, thủ pháp tương phản và tính trữ
tình.
- Tính thời sự: Tình yêu đất nước của nhân dân. Từ đó gợi chúng ta phải giữ
gìn, bảo vệ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước, vì bình yên cho nhân dân. Bài thơ đặt
cho thanh niên phải sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù đang tìm cách chống phá hòa
bình của ta. Tấm lòng nhân đạo của tác giả còn đặt ra cho hôm nay tinh thần
uống nước nhớ nguồn.
( 8) Chiếu câu hiền- Ngô Thì Nhậm
- Kiến thức: Chủ trương đúng đắn của vua Quang Trung trong việc tập hợp
người hiền tài và nhận thức được vai trò, trách nhiệm của người trí thức đối với
công cuộc xây dựng đất nước. Tác phẩm thể hiện nghệ thuật lập luận và cảm xúc
của Ngô Thì Nhậm.

- Tính thời sự: Tầm nhìn chiến lược trong phát hiện, đào tạo, trọng dụng
nhân tài của đất nước. Trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng.
(9) Hai đứa trẻ- Thạch Lam
5
- Kiến thức: Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp
người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ. Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn
trước cuộc sống quẩn quanh, tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố
huyện và sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.
Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất trữ tình lãng mạn, chất
thơ; là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự
- Tính thời sự: Sự đồng cảm, xót thương đối với những hoàn cảnh sống
nghèo khổ, quẩn quanh. Lòng cảm thông, trân trọng khát vọng sống, ý thức vượt
lên hoàn cảnh để sống có ý nghĩa của con người.
(10) Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân
- Kiến thức: Hình tượng Huấn Cao : cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí
phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một
con người trọng nghĩa khinh tài. Qua đó ta thấy quan niệm về cái đẹp và tấm
lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân. Tác giả thành công trong xây dựng
tình huống truyện độc đáo; tạo không khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ
thuật tương phản, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
- Tính thời sự: giáo dục con người sống thiên lương, có lòng nhân ái, nghị
lực vươn lên trong cuộc sống. Cái thiện, cái tâm có khả năng đánh thức giá trị
thật của con người khi bị hoàn cảnh vùi lấp.
(11) Hạnh phúc của một tang gia( trích)- Vũ Trọng Phụng
- Kiến thức: Với bút pháp trào phúng đặc sắc tác giả tạo dựng mâu thuẫn và
nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu
châm biếm. Qua đó lột rõ bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch
cỡm lúc bấy giờ. Từ đó, tác giả tỏ thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời
khoác áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót
xa kín đáo trước sự băng hoại đạo đức con người.

- Tính thời sự: Từ chân dung biếm họa của các nhân vật, tuổi trẻ cần xây
dựng lối sống lành mạnh, văn minh. Chúng ta tiếp thu văn hóa, tiếp thu cái mới
nhưng phải biết chắt lọc cho phù hợp. Đừng vì danh lợi mà đánh mất nhân nghĩa
ở đời.
(12) Chí Phèo- Nam Cao
- Kiến thức: Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo
đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện. Đồng thời
nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi
tưởng như họ đã bị biến thành quỷ dữ.
- Tính thời sự: Tính thời sự chính là giáo dục con người sống cần có khát
vọng, lòng nhân ái, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Tình yêu thương có khả
năng đánh thức giá trị thật của con người khi bị hoàn cảnh vùi lấp. Con người
nếu không có ý chí phấn đấu sẽ bị hoàn cảnh vùi lấp, tha hóa trong cái xấu.
(13) Vĩnh biệt cữu trùng đài ( trích)- Vũ Như Tô
6
- Kiến thức: Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đặt ra vấn đề sâu sắc có ý
nghĩa muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân.
Đồng thời tác giả cũng bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ
tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch. Vũ Như Tô: là tính cách của
người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo Cái Đẹp.
Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể cái đẹp ấy thành ra phù phiếm, nó sang trọng,
siêu đẳng, thậm chí, “cao cả và đẫm máu” như một “bông hoa ác”. Vì thế, đi tận
cùng niềm đam mê khao khát ấy Vũ Như Tô tất phải đối mặt với bi kịch đau đớn
của đời mình. Chàng trở thành kẻ thù của dân chúng, thợ thuyền mà không hay
biết.
- Tính thời sự: Ca ngợi những khát vọng sáng tạo chân chính. Từ bi kịch Vũ
Như Tô, tác phẩm đặt ra vấn đề phải biết dung hòa quyền lợi của cá nhân và tập
thể, phải bảo vệ lợi ích chính đáng cho nhân dân.
(14) Tình yêu và thù hận(trích) Sêch-xpia
- Kiến thức: Ca ngợi tuổi trẻ và tình yêu mãnh liệt mang màu sắc lí tưởng

của Rô-mê-ô và Gui-li-ét. Ca ngợi chiến thắng của khát vọng cá nhân trước định
kiến và thù hận dòng tộc truyền kiếp; trước tất cả những gì kìm hãm tự do của
con người, tranh đấu cho con người được hưởng quyền sống chính đáng.
- Tính thời sự: Vở kịch có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa hiện thực rõ nét. Nó là
tiếng nói của khát vọng tự do, tình yêu, lòng nhân ái và của niềm tin bất diệt vào
khả năng hướng thiện của con người.
(15) Lưu biệt khi xuất dương- Phan Bội Châu
- Kiến thức: Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục,
tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong
buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước
- Tính thời sự: Lý tưởng sống của người thanh niên. Tinh thần yêu nước, ý
thức trách nhiệm của người thanh niên.
(16) Tràng giang- Huy Cận
- Kiến thức: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Tràng giang và tâm trạng của
nhà thơ. Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố
cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí
- Tính thời sự: Vấn đề bảo vệ thiên nhiên đang được thế giới hết sức quan
tâm. Bởi vô tình hay cố ý thì con người đang ngày ngày tàn phá môi trường tự
nhiên. Cho nên vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên của tác giả thể hiện trong Tràng
giang là vấn đề thời sự ta cần đặt ra cho các em cùng giải quyết. Hãy yêu và bảo
vệ thiên nhiên- môi trường sống của con người. Bài thơ còn đặt ra cho học sinh
tình yêu Tổ quốc.
(17) Vội vàng- Xuân Diệu
- Kiến thức: Bài thơ là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống
đến cuồng nhiệt. Đằng sau những tình cảm ấy là quan niện nhân sinh chưa từng
7
thấy trong thơ ca truyền thống: Một đời người chỉ có một lần tuổi trẻ. Phải biết
trân trọng , sống hết mình với tuổi trẻ, mùa xuân và thời gian.
- Tính thời sự: Từ vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Xuân Diệu,
tác phẩm đã đặt ra vấn đề bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Quan niệm

nhân sinh của nhà thơ trong tác phẩm cũng đặt ra cho thanh niên về vấn đề lối
sống, quan niệm tình yêu, hạnh phúc
(18) Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử
- Kiến thức: Cả bài thơ là một bức tranh thôn Vĩ vừa mang vẻ đẹp rất thực
với tất cả nét trong sáng, tinh khôi, thơ mộng rất đặc trưng cho xứ Huế nhưng
cũng rất mơ hồ, hư ảo…được miêu tả qua tâm tưởng của nhà thơ. Mạch tâm tư
như dòng chảy đứt nối của một niềm thiết tha gắn bó với đời, thiết tha sống đến
khắc khoải của nhân vật trữ tình.
- Tính thời sự: Tình yêu thiên nhiên. Quan niệm về tình yêu, cách hành xử
trong tình bạn, tình yêu.
(19) Chiều tối- Hồ Chí Minh
- Kiến thức: Bài thơ tả bức tranh chiều tối nơi núi rừng lúc chiều muộn.
Cảnh thiên nhiên núi rừng đang chuyển vào đêm tối khi ánh sáng ban ngày lụi
dần và tắt hẳn. Nhưng khi màn đêm buông xuống thì ánh sáng của con người trở
thành trung tâm chi phối cái nhìn và cảm xúc của nhân vật trữ tình: “lô dĩ hồng”.
Qua đó, người đọc cảm nhận được tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh: Nhạy cảm
trước thiên nhiên, cuộc sống; lòng nhân ái đến mức quên mình, tinh thần lạc
quan cách mạng luôn hướng về sự sống ánh sáng của một thi sĩ – chiến sĩ.
- Tính thời sự: Vẻ đẹp tâm hồn và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
(19) Từ ấy- Tố Hữu
- Kiến thức: Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc
trong tình cảm của người thamh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
- Tính thời sự: Lý tưởng sống của người thanh niên. Tinh thần vì nước, vì
dân, ý thức trách nhiệm của người thanh niên.
(20) Người trong bao- Sê khốp
- Kiến thức: Qua câu chuyện về Bê-li-cốp- một con người kì quái, cổ hủ -
tác giả khắc họa chân dung điển hình cho một hiện tượng xã hội, một bộ phận,
một kiểu người của chế độ phong kiến chuyên chế đang phát triển mạnh trên con
đường tư bản hóa ở nước Nga cuối thế kỉ XIX. Tính cách kiểu người và lối sống
như Bê-li-cốp chỉ có thể chấm dứt thay hoặc thay đổi tận gốc cùng với cả xã hội

với một cuộc cách mạng xã hội và tư tưởng, văn hóa.
- Tính thời sự: Lối sống trong bao có ý nghĩa toàn thế giới, lâu dài đến tận ngày
nay: an phận thủ thường, mũ ni che tai, con ốc nắm co, rụt cổ rùa, nhát như thỏ
đế, nhát như cáy…Chỉ khi xã hội loài người thực sự tự do, dân chủ, công bằng
và lành mạnh “lối sống trong bao kiểu người trong bao” mới không tồn tại. Tác
phẩm đặt ra vấn đề lối sống này cần bị tiêu diệt và tất yếu sẽ bị tiêu diệt.
8
1.2. Tích hợp trong giáo án đọc- hiểu văn bản
Là đưa nội dung tích hợp vào giáo án nhằm khắc sâu kiến thức, giáo dục rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh. Cách tích hợp thường là:
- Lồng ghép câu hỏi tích hợp.
- Giáo viên bình luận tính thời sự đặt ra qua nội dung văn bản.
- Bài tập ngắn
1.3. Tích hợp liên mơn và các hoạt động giáo dục khác
Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đồn đưa nội dung tích hợp vào
các hoạt động ngoại khóa của các em.
2. So sánh một số giáo án ứng dụng tích hợp giáo dục
Giáo án chưa ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp để giáo dục kó
năng sống cho học sinh thông qua tính thời sự của văn bản
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích “Thượng Kinh kí sự”)
Lê Hữu Trác
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Cảm nhận được giá trị hiện thực của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân
cách của Lê Hữu Trác qua ngòi bút chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ
chúa Trịnh
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi
phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tơi” khi vào phủ chúa chữa

bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của hải Thượng Lãn Ơng; lương y, nha nho thanh cao coi
thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động
những sự việc có thật; lối kể chuyện lơi cuốn hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc;
đan xen văn xi và thơ
2. Kĩ năng:
Đọc- hiểu thể kí( kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại
III. NỘI DUNG LÊN LỚP
1.Ổn định- k iểm tra
Kiểm tra vở soạn học sinh
9
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm
hiểu phần tiểu dẫn
- Cho HS đọc phần Tiểu dẫn và rút
ra những ý chính. GV bổ sung.
Hải Thượng Lãn Ơng( ơng già lười
đất Thượng Hồng). Ơng từ bỏ
nghiệp võ, theo nghiệp y, chuyển
về q ngoại sống- Hương Sơn,
Hà Tĩnh.
- Ơng là một danh y, một nhà văn,
một nhà thơ lớn, khơng chỉ chữa
bệnh mà còn soạn sách và mở
trường dạy nghề thuốc để truyền
bá y học.
- HS nêu khái niệm về thể kí ( so
với truyện); hồn cảnh ra đời;

giá trị TP
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm
hiểu văn bản
* Phân cơng HS đọc theo 4 đoạn:
+ Mồng một thuở nào
+Đi được vài trăm bước
khơng có dịp
+Đang dở câu chuyện đưa tơi
ra “phòng chè” ngồi
+Một lát sau thường tình như
thế
* Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
đọc-hiểu.
u cầu HS nêu những chi tiết
về quang cảnh nơi phủ chúa.
TIỂU DẪN
1. Tác giả:
- Lê Hữu Trác (1724 – 1797) hiệu là Hải
Thượng Lãn Ơng q ở làng Liêu Xá,
huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn
Hải Dương (nay thuộc n Mĩ, Hưng n).
- Ơng là một danh y, một nhà văn, một nhà
thơ lớn.
- Sự nghiệp của ơng tập hợp trong cơng
trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời kì
trung đại: Hải Thượng y tơng tâm lĩnh bao
gồm 66 quyển, viết trong 40 năm.
2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự”
- “Thượng kinh kí sự” là tập kí sự bằng chữ
Hán, được viết nhân chuyến đi từ Hương

Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử
Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm.
- Tác phẩm hồn thành năm 1783 và được
xếp ở cuối bộ Hải thượng y tơng tâm lĩnh
như một quyển phụ lục.
- Tác phẩm tả lại quang cảnh ở kinh đơ và
cuộc sống xa hoa, quyền uy của nhà chúa
Trịnh. Qua đó bộc lộ thái độ coi thường
danh lợi của tác giả.
II- ĐỌC-HIỂU
1. Đời sống nơi phủ chúa
a.Quang cảnh trong phủ chúa
- Từ cửa sau vào: qua nhiều lần cửa, dãy
hành lang quanh co. Vườn hoa đầy kì
hương dị thảo, chim kêu ríu rít. Điếm hậu
10
- Cảnh bên ngoài:
Mấy lần cửa , những dãy hành
lang quanh co…,vườn hoa… ;
điếm hậu mã…;những tòa nhà lớn
lộng lẫy…; Phòng chè…;Các quan
lại và người bảo vệ, phục dịch;…
- Cảnh nội cung:
+ Trướng gấm, màn là, sập vàng,
ghế rồng…
+ Đèn sáp lấp lánh, hương hoa
ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt
phấn áo đỏ,…
Anh (chị) có nhận xét gì về
quang cảnh nơi phủ chúa?

Yêu cầu HS nêu những chi tiết
về nghi thức cung cách sinh hoat
nơi phủ chúa
- Chi tiết:
+ Những loại quan và người phục
dịch;
+ Tác giả phải trải qua nhiều “thủ
tục” mới vào được trong cung;
+ Kẻ làm việc quan “qua lại như
mắc cửi”, các cung nhân xúm xít,
phi tần chầu chực, người giữ cửa,
truyền báo rộn ràng, vệ sĩ, quan
truyền chỉ, các tiểu hoàng môn…
+ Thế tử bị bệnh có đến 7,8 thầy
thuốc phục dịch; chỉ là một đứa bé
5,6 tuổi nhưng trước và sau khi
xem bệnh cho thế tử, tác giả-một
cụ già- phải quì lạy;
+Những lời lẽ nhắc đến chúa
Trịnh và thế tử đều phải hết sức
cung kính;…
+ chúa luôn có phi tần chầu
mã quân túc trực bên hồ có cây, đá lạ, cột
và bao lơn lượn vòng.
- Từ cửa lớn vào: lâu đài nguy nga, tráng lệ(
Đại đường, Quyển bổng, Gác tía…), đồ
nghi trượng, võng lọng, kiệu vàng lộng lẫy,
sơn son thếp vàng. Đồ dùng cho khách toàn
mâm vàng chén bạc.
- Cảnh nội cung: thâm cung xa hoa(trong

tối om, trướng gấm, màn là, đèn nến sáng
choang) phủ trong không khí ngào ngạt
hương thơm.
=> Chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường,
cực kì xa hoa, tráng lệ. Màu sắc chủ đạo đỏ,
vàng rực rỡ với cuộc sống hưởng lạc không
đâu sánh bằng. Không khí ngột ngạt tù
đọng, đặc hơi người cùng phấn son.
b. Những nghi thức cung cách sinh hoạt.
- Cung cách khác thường:
+ Vào phủ phải có thánh chỉ, có thẻ, có
người dẫn( người hét đường, lính cáng chạy
như ngựa lồng…)
+ Guồng máy phục vụ đông đúc, tấp nập,
chầu chực phục dịch thánh thượng và thế
tử.
- Nghi thức kiểu cách, rườm rà, phép tắc
nghiêm ngặt: xưng hô, thủ lễ kính cẩn,
khuôn phép. Lệ kị húy đặc biệt. Vào diện
kiến chúa thì cách biệt
=>
Phủ chúa là chốn thể hiện vương quyền
tối thượng.

* Tiểu kết : quang cảnh và cung cách sinh
hoạt trong phủ chúa phơi bày hiện thực
hưởng lạc, xa hoa và sự tiếm quyền của
chúa Trịnh mà không cần bất cứ lời bình
11
chực ; không được thấy mặt

chúa…
Anh (chị) có nhận xét gì về nghi
thức cung cách sinh hoạt nơi
phủ chúa?
-Gv tiểu kết, liên hệ:
“ Đấng bế trên sống thác loạn,
bệnh hoạn, sủng ái Tuyên phi, ăn
chơi sa đọa nên cuối đời sợ ánh
mặt trời, bỏ bê chính sự, giam
mình trong mật thất ở cung Thưởu
Trì, hoặc sau những lần trướng
gấm” ( Đại Việt sử kí lục biên)
Hãy cho biết cách nhìn, thái độ
của LHT đối với cuộc sống nơi
phủ chúa?
Ngạc nhiên, sững sờ: “Cảnh giàu
sang của vua chúa thực khác hẳn
ngưòi thường”,
“Khác gì ngư phủ đào tiên thuở
nào.”
 khiêm nhường: “Tôi chỉ dám
ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu
đi”, “Tôi là kẻ ở nơi quê mùa…”,
 cung kính: “Tôi nín thở đứng
chờ ở xa”, “Tôi khúm núm đến
trước sập xem mạch”.
 phê phán: “trong chốn màn che
trướng phủ, ăn quá no, mặc quá
ấm”
 dửng dưng: “bị danh lợi nó

ràng buộc, không làm sao mà về
núi được”
Sau khi thăm bệnh xong, tác giả
đã chẩn đoán và đưa ra cách
chữa bệnh ntn cho thế tử Trịnh
Cán?
- Phát hiện về Trịnh Cán:
luận nào
2. Thái độ và nhân cách của tác giả:
a. Thái độ của LHT khi quan sát phủ
chúa:
=>
Lê Hữu Trác không thiết tha gì với danh
lợi với quyền quý cao sang. không đồng
tình với lối sống hưởng thụ xa hoa của
những người nắm giữ trọng trách quốc gia.
b. Vẻ đẹp vị lương y Lê Hữu Trác
- Phát hiện về Trịnh Cán:
=>
Thế tử Trịnh Cán được chăm sóc kĩ
lưỡng nhưng nội lực bên trong thì trống
rỗng

như tập đoàn phong kiến chúa
Trịnh bên ngoài thì bề thế, bên trong thì
vụn nát.
- Nội tâm Lê Hữu Trác đấu tranh dữ dội khi
vào khám bệnh cho Thế tử Trịnh Cán:
người thầy thuốc hiểu rõ bệnh của thế tử và
có cách chữa từ cội nguồn gốc rễ. Nhưng

12
+ Lối vào: “Đi trong tối om, qua
năm, sáu lần trướng gấm.”
- Nơi ở: như một tổ kén vàng son.
- Hình hài, dáng vóc “mặc áo lụa
đỏ” nhưng “thánh thể gầy, mạch
lại tế, sác”
- Thân thể ốm yếu: “Bên ngoài
thấy cổ trướng, đó là tượng trưng
ngoài thì phù, bên trong thì
trống.”
- Tâm hồn: khô héo.
+ Chẩn đoán bệnh: Nguyên nhân:
“vì thế tử ở trong chốn màn che
trướng phủ, ăn quá no, mặc quá
ấm nên tạng phủ yếu đi…”
Nêu diễn biến suy nghĩ, tâm
trạng của LHT khi kê đơn chữa
bệnh cho thế tử.
Những chi tiết về việc chữa bệnh ở
trên đã cho thấy tác giả là người
như thế nào?
Em có nhận xét gì về bút pháp
nghệ thuật của đoạn trích?
chữa khỏi thì “danh lợi ràng buộc” không
thể “an bần lạc đạo”. Ông nghĩ đến phương
thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng, vô
thưởng vô phạt. Điều đó trái với y đức thầy
thuốc, lương tâm nho sĩ. Cuối cùng y đức,
lương tâm chiến thắng. Ông nói thẳng vào

căn bệnh của thế tử, kê đơn và bảo vệ quan
điểm của mình.
=> Cuộc đấu tranh diễn ra trong tâm
trạng Lê Hữu Trác càng chứng tỏ nhân
cách cao đẹp của ông. Ông là một một
thầy thuốc giỏi có kiến thức sâu rộng, có
y đức hơn người lấy việc trị bệnh cứu đời
làm mục đích chính dù bản thân chịu
thiệt thòi. Ông là một nhà nho có quan
điểm sống thanh bạch, hòa mình với
thiên nhiên, coi khinh danh lợi quyền
quý
3. Nhận xét nghệ thuật.
- Quan sát tỉ mỉ, tả cảnh sinh động giữa con
người với cảnh vật.
- Ghi chép trung thực.
- Ngôn ngữ giản dị mộc mạc.

Bút pháp kí sự đặc sắc khiến cho hiện
thực cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa tự
phơi bày ra mồn một.
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ Sgk.
13
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS
tổng kết
3.Hướng dẫn HS học ở nhà
- Học bài cũ
- Xem trước bài mới
Giáo án có ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp để giáo dục kó

năng sống cho học sinh thông qua tính thời sự của văn bản
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích “Thượng Kinh kí sự”)
Lê Hữu Trác
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Cảm nhận được giá trị hiện thực của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân
cách của Lê Hữu Trác qua ngòi bút chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ
chúa Trịnh
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi
phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tơi” khi vào phủ chúa chữa
bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của hải Thượng Lãn Ơng; lương y, nha nho thanh cao coi
thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động
những sự việc có thật; lối kể chuyện lơi cuốn hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc;
đan xen văn xi và thơ
2. Kĩ năng:
Đọc- hiểu thể kí( kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại
III. NỘI DUNG LÊN LỚP
1.Ổn định- k iểm tra
Kiểm tra vở soạn học sinh
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm TIỂU DẪN
14
hiểu phần tiểu dẫn
- Cho HS đọc phần Tiểu dẫn và rút
ra những ý chính. GV bổ sung.

Hải Thượng Lãn Ông( ông già lười
đất Thượng Hồng). Ông từ bỏ
nghiệp võ, theo nghiệp y, chuyển
về quê ngoại sống- Hương Sơn,
Hà Tĩnh.
- Ông là một danh y, một nhà văn,
một nhà thơ lớn, không chỉ chữa
bệnh mà còn soạn sách và mở
trường dạy nghề thuốc để truyền
bá y học.
- HS nêu khái niệm về thể kí ( so
với truyện); hoàn cảnh ra đời;
giá trị TP
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm
hiểu văn bản
* Phân công HS đọc theo 4 đoạn:
+ Mồng một thuở nào
+Đi được vài trăm bước
không có dịp
+Đang dở câu chuyện đưa tôi
ra “phòng chè” ngồi
+Một lát sau thường tình như
thế
* Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
đọc-hiểu.
Yêu cầu HS nêu những chi tiết
về quang cảnh nơi phủ chúa.
- Cảnh bên ngoài:
Mấy lần cửa , những dãy hành
lang quanh co…,vườn hoa… ;

1. Tác giả:
- Lê Hữu Trác (1724 – 1797) hiệu là Hải
Thượng Lãn Ông quê ở làng Liêu Xá,
huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn
Hải Dương (nay thuộc Yên Mĩ, Hưng Yên).
- Ông là một danh y, một nhà văn, một nhà
thơ lớn.
- Sự nghiệp của ông tập hợp trong công
trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời kì
trung đại: Hải Thượng y tông tâm lĩnh bao
gồm 66 quyển, viết trong 40 năm.
2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự”
- “Thượng kinh kí sự” là tập kí sự bằng chữ
Hán, được viết nhân chuyến đi từ Hương
Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử
Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm.
- Tác phẩm hoàn thành năm 1783 và được
xếp ở cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh
như một quyển phụ lục.
- Tác phẩm tả lại quang cảnh ở kinh đô và
cuộc sống xa hoa, quyền uy của nhà chúa
Trịnh. Qua đó bộc lộ thái độ coi thường
danh lợi của tác giả.
II- ĐỌC-HIỂU
1. Đời sống nơi phủ chúa
a.Quang cảnh trong phủ chúa
- Từ cửa sau vào: qua nhiều lần cửa, dãy
hành lang quanh co. Vườn hoa đầy kì
hương dị thảo, chim kêu ríu rít. Điếm hậu
mã quân túc trực bên hồ có cây, đá lạ, cột

và bao lơn lượn vòng.
- Từ cửa lớn vào: lâu đài nguy nga, tráng lệ
15
điếm hậu mã…;những tòa nhà lớn
lộng lẫy…; Phòng chè…;Các quan
lại và người bảo vệ, phục dịch;…
- Cảnh nội cung:
+ Trướng gấm, màn là, sập vàng,
ghế rồng…
+ Đèn sáp lấp lánh, hương hoa
ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt
phấn áo đỏ,…
Anh (chị) có nhận xét gì về
quang cảnh nơi phủ chúa?
Yêu cầu HS nêu những chi tiết
về nghi thức cung cách sinh hoat
nơi phủ chúa
- Chi tiết:
+ Những loại quan và người phục
dịch;
+ Tác giả phải trải qua nhiều “thủ
tục” mới vào được trong cung;
+ Kẻ làm việc quan “qua lại như
mắc cửi”, các cung nhân xúm xít,
phi tần chầu chực, người giữ cửa,
truyền báo rộn ràng, vệ sĩ, quan
truyền chỉ, các tiểu hoàng môn…
+ Thế tử bị bệnh có đến 7,8 thầy
thuốc phục dịch; chỉ là một đứa bé
5,6 tuổi nhưng trước và sau khi

xem bệnh cho thế tử, tác giả-một
cụ già- phải quì lạy;
+Những lời lẽ nhắc đến chúa
Trịnh và thế tử đều phải hết sức
cung kính;…
+ chúa luôn có phi tần chầu
chực ; không được thấy mặt
chúa…
Anh (chị) có nhận xét gì về nghi
(Đại đường, Quyển bổng, Gác tía…), đồ
nghi trượng, võng lọng, kiệu vàng lộng lẫy,
sơn son thếp vàng. Đồ dùng cho khách toàn
mâm vàng chén bạc.
- Cảnh nội cung: thâm cung xa hoa(trong
tối om, trướng gấm, màn là, đèn nến sáng
choang) phủ trong không khí ngào ngạt
hương thơm.
=> Chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường,
cực kì xa hoa, tráng lệ. Màu sắc chủ đạo đỏ,
vàng rực rỡ với cuộc sống hưởng lạc không
đâu sánh bằng. Không khí ngột ngạt tù
đọng, đặc hơi người cùng phấn son.
b. Những nghi thức cung cách sinh hoạt.
- Cung cách khác thường:
+ Vào phủ phải có thánh chỉ, có thẻ, có
người dẫn( người hét đường, lính cáng chạy
như ngựa lồng…)
+ Guồng máy phục vụ đông đúc, tấp nập,
chầu chực phục dịch thánh thượng và thế
tử.

- Nghi thức kiểu cách, rườm rà, phép tắc
nghiêm ngặt: xưng hô, thủ lễ kính cẩn,
khuôn phép. Lệ kị húy đặc biệt. Vào diện
kiến chúa thì cách biệt
=>
Phủ chúa là chốn thể hiện vương quyền
tối thượng.

* Tiểu kết : quang cảnh và cung cách sinh
hoạt trong phủ chúa phơi bày hiện thực
hưởng lạc, xa hoa và sự tiếm quyền của
chúa Trịnh mà không cần bất cứ lời bình
luận nào
16
thức cung cách sinh hoạt nơi
phủ chúa?
-Gv tiểu kết, liên hệ:
“ Đấng bế trên sống thác loạn,
bệnh hoạn, sủng ái Tuyên phi, ăn
chơi sa đọa nên cuối đời sợ ánh
mặt trời, bỏ bê chính sự, giam
mình trong mật thất ở cung Thưởu
Trì, hoặc sau những lần trướng
gấm” ( Đại Việt sử kí lục biên)
Hãy cho biết cách nhìn, thái độ
của LHT đối với cuộc sống nơi
phủ chúa?
Ngạc nhiên, sững sờ: “Cảnh giàu
sang của vua chúa thực khác hẳn
ngưòi thường”,

“Khác gì ngư phủ đào tiên thuở
nào.”
 khiêm nhường: “Tôi chỉ dám
ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu
đi”, “Tôi là kẻ ở nơi quê mùa…”,
 cung kính: “Tôi nín thở đứng
chờ ở xa”, “Tôi khúm núm đến
trước sập xem mạch”.
 phê phán: “trong chốn màn che
trướng phủ, ăn quá no, mặc quá
ấm”
 dửng dưng: “bị danh lợi nó
ràng buộc, không làm sao mà về
núi được”
Sau khi thăm bệnh xong, tác giả
đã chẩn đoán và đưa ra cách
chữa bệnh ntn cho thế tử Trịnh
Cán?
- Phát hiện về Trịnh Cán:
+ Lối vào: “Đi trong tối om, qua
năm, sáu lần trướng gấm.”
2. Thái độ và nhân cách của tác giả:
a. Thái độ của LHT khi quan sát phủ
chúa:
=>
Lê Hữu Trác không thiết tha gì với danh
lợi với quyền quý cao sang. không đồng
tình với lối sống hưởng thụ xa hoa của
những người nắm giữ trọng trách quốc gia.
b. Vẻ đẹp vị lương y Lê Hữu Trác

- Phát hiện về Trịnh Cán:
=>
Thế tử Trịnh Cán được chăm sóc kĩ
lưỡng nhưng nội lực bên trong thì trống
rỗng

như tập đoàn phong kiến chúa
Trịnh bên ngoài thì bề thế, bên trong thì
vụn nát.
- Nội tâm Lê Hữu Trác đấu tranh dữ dội khi
vào khám bệnh cho Thế tử Trịnh Cán:
17
- Nơi ở: như một tổ kén vàng son.
- Hình hài, dáng vóc “mặc áo lụa
đỏ” nhưng “thánh thể gầy, mạch
lại tế, sác”
- Thân thể ốm yếu: “Bên ngoài
thấy cổ trướng, đó là tượng trưng
ngoài thì phù, bên trong thì
trống.”
- Tâm hồn: khô héo.
+ Chẩn đoán bệnh: Nguyên nhân:
“vì thế tử ở trong chốn màn che
trướng phủ, ăn quá no, mặc quá
ấm nên tạng phủ yếu đi…”
Nêu diễn biến suy nghĩ, tâm
trạng của LHT khi kê đơn chữa
bệnh cho thế tử.
Những chi tiết về việc chữa bệnh ở
trên đã cho thấy tác giả là người

như thế nào?
Tích hợp: Qua việc đấu tranh
nội tâm của Lê Hữu Trác, anh
chị liên tưởng gì đến vấn đề y
đức của bộ phận y bác sĩ hiện
nay nói riêng và vấn đề đạo đức
nghề nghiệp nói chung?
(Gợi ý: -Lê Hữu Trác đấu tranh
giữa danh lợi và y đức, cuối cùng
ông chọn y đức.
- Một bộ phận y bác sĩ hiện nay
vì tiền tài, danh lợi sẵn sàng bỏ
quên y đức . Dẫn chứng: thẩm
mĩ viện Cát Tường , hoa hồng
khi kê toa, vòi tiền bồi dưỡng
của bệnh nhân …
- Trong bất kì nghề nghiệp nào
cũng cần có đạo đức nghề
nghiệp. Dẫn chứng: đạo đức
kinh doanh: không bán hàng
giả, hàng nhái…, đạo đức nghề
người thầy thuốc hiểu rõ bệnh của thế tử và
có cách chữa từ cội nguồn gốc rễ. Nhưng
chữa khỏi thì “danh lợi ràng buộc” không
thể “an bần lạc đạo”. Ông nghĩ đến phương
thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng, vô
thưởng vô phạt. Điều đó trái với y đức thầy
thuốc, lương tâm nho sĩ. Cuối cùng y đức,
lương tâm chiến thắng. Ông nói thẳng vào
căn bệnh của thế tử, kê đơn và bảo vệ quan

điểm của mình.
=> Cuộc đấu tranh diễn ra trong tâm
trạng Lê Hữu Trác càng chứng tỏ nhân
cách cao đẹp của ông. Ông là một một
thầy thuốc giỏi có kiến thức sâu rộng, có
y đức hơn người lấy việc trị bệnh cứu đời
làm mục đích chính dù bản thân chịu
thiệt thòi. Ông là một nhà nho có quan
điểm sống thanh bạch, hòa mình với
thiên nhiên, coi khinh danh lợi quyền
quý
3. Nhận xét nghệ thuật.
- Quan sát tỉ mỉ, tả cảnh sinh động giữa con
người với cảnh vật.
- Ghi chép trung thực.
- Ngôn ngữ giản dị mộc mạc.

Bút pháp kí sự đặc sắc khiến cho hiện
thực cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa tự
phơi bày ra mồn một.
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ Sgk.
18
giáo: khơng ngược đãi học
sinh…)
Em có nhận xét gì về bút pháp
nghệ thuật của đoạn trích?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS
tổng kết
3.Hướng dẫn HS học ở nhà

- Học bài cũ
- Xem trước bài mới
NHẬN XÉT
Với cách dạy học tích hợp giúp học sinh khám phá được tính thời sự trong
văn bản văn học như trên, tôi nhận thấy có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Học sinh hứng thú hơn trong học tập, lónh hội kiến thức văn học vì tác
phẩm không còn là một văn bản xa lạ với đời sống các em mà nó mang tính
thực tiễn. Điều Lê Hữu Trác đề cập đến cách nay hơn hai thế kỉ mà vẫn nóng
hổi tính thời sự, chạm đến những vấn đề nóng đối với giới trẻ hiện nay.
- Thượng kinh kí sự là một tác phẩm khó cảm thụ vì xa lạ với học sinh. Nếu
không khéo léo hướng các em tìm đến tính thời sự trong văn bản, các em sẽ
chán , học cho qua và sẽ nhanh chóng quên tác phẩm.
- Về phía giáo viên, cách lồng ghép câu hỏi tích hợp vào cuối bài sau khi
học sinh đã tìm hiểu văn bản sẽ giúp GV khắc sâu kiến thức cho các em HS .
Đồng thời, cách đặt vấn đề ngay từ đầu sẽ khiến học sinh hứng thú, kích thích
sự khám phá của các em.
- Cách lồng ghép như thế không tốn nhiều thời gian ( tối đa 5 phút) nên vẫn
đảm bảo tiến trình dạy học
- Thông qua việc dạy học tích hợp, các em hình thành nhiều kó năng sống:
kó năng nhận biết, kó năng ứng xử, kó năng trình bày trước đám đông, kó năng
sử dụng ngôn ngữ… mà quan trọng nhất là kó năng ứng xử (lựa chọn giữa đạo
đức nghề nghiệp và tiền tài danh vọng )
19
Giáo án chưa ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp để giáo dục kó
năng sống cho học sinh thông qua tính thời sự của văn bản
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Nguyễn Đình Chiểu
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nơng dân
và thái độ cảm phục xót thương của tác giả đối với những con người xả thân vì

nước
- Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế : tình trữ tình, thủ pháp tương
phản và việc sử dụng ngơn ngữ
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Bức tượng đài bi tráng về người nơng dân Nam Bộ u nước buổi đầu
chống thực dân Pháp .
- Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả .
- Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngơn ngữ .
2. Kĩ năng:
Đọc – hiểu một bài văn tế theo đặc trưng thể loại .
III. NỘI DUNG LÊN LỚP
1.Ổn định – kiểm tra
Kiểm tra việc học sinh đọc và gạch chân dẫn chứng tiêu biểu trong đoạn trích
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
H OẠT ĐỘNG 1 : tìm hiểu
tiểu dẫn
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS
tìm hiểu Tiểu dẫn SGK/60.
Nêu hồn cảnh ra đời bài văn
tế ?
Bài văn tế chia làm mấy
phần? Nội dung chính từng
phần?
I – TIỂU DẪN
- Hồn cảnh ra đời : Bài văn tế được viết theo
u cầu của Tuần phủ Đỗ Quang để đọc tại lễ
truy điệu các nghĩa sĩ Cần Giuộc; nhưng cũng là
tiếng khóc từ đáy lòng tác giả và là tiếng khóc

lớn của nhân dân trước sự hi sinh của những
người anh hùng.
- Bố cục :
+ Lung khởi : câu 1,2
+ Thích thực : câu 3  15
+ Ai vãn : câu 16  25
+ Kết : còn lại
20
- Hoạt động 2: Tổ chức HS
đọc-hiểu văn bản.
HS thảo luận nhóm theo hệ
thống câu hỏi sau:
- Nhóm 1 : Phân tích ý nghĩa
khái quát bối cảnh thời đại và
cái chết bất tử của người
nghĩa sĩ? Tác dụng nghệ thuật
trong hai câu đầu?
Nhóm cử đại diện trình bày.
GV yêu cầu nhóm khác nhận
xét và bổ sung.
GV nhận xét và chốt ý.
Nhóm 2 : Hình ảnh người
nghĩa sĩ nông dân được tái
hiện như thế nào trong bài văn
tế ?

Nhóm cử đại diện trình bày.
GV yêu cầu nhóm khác nhận
xét và bổ sung.
GV nhận xét và chốt ý.

II - ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung
a. Lung khởi
- Tình thế căng thẳng của thời đại, của đất
nước :
+ “Hỡi ôi” là tiếng than bộc lộ cảm xúc đau đớn.
+ “Súng giặc đất rền ; lòng dân trời tỏ” : nghệ
thuật đối lập giữa một bên là sự hiện diện của
thế lực vật chất bạo tàn còn bên kia chỉ là ý chí
quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.
- Ý chí kiên cường và ý nghĩa bất tử của cái chết
+ Mười năm chưa chắc còn danh nổi như phao
…>< một trận nghĩa tuy là mất tiếng vang như

 Khẳng định cách sống đẹp, hợp đạo lí là đánh
giặc cứu nước.

b. Thích thực
- Lai lịch, hoàn cảnh sống của người nông dân
nghĩa sĩ :
+ “Cui cút” : nhỏ bé, bơ vơ, không nơi nương
tựa.
+ “Toan lo nghèo khó” : làm ăn cần mẫn.
+ Nghệ thuật đối : chưa quen…>< chỉ biết… ;
…tay vốn quen làm >< … mắt chưa từng ngó :
cả đời chỉ biết quanh quẩn trong làng bộ, làm
công việc đồng áng chưa biết đến binh đao.
- Thái độ căm thù giặc sâu sắc : tâm lí căm thù
theo kiểu nhà nông
+ So sánh : trông tin quan như trời hạn trông

mưa ; ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
+ Cái gì của Pháp cũng đáng ghét, xấu xa : trắng
lốp, đen xì…
+ Ý thức trách nhiệm đối với đất nước : tự
nguyện xung vào quân đội không cần “ai đòi, ai
bắt”.
- Cơ sở, điều kiện chiến đấu : lòng mến nghĩa,
tinh thần tự nguyện
+ Vũ khí thô sơ, trang bị thiếu thốn
21
- Nhóm 3 : Tiếng khóc bi
tráng của tác giả xuất phát từ
nhiều nguồn cảm xúc. Theo
em đó là những cảm xúc gì ?
Vì sao tiếng khóc đau thương
này lại không hề bi lụy ?
Nhóm cử đại diện trình bày.
GV yêu cầu nhóm khác nhận
xét và bổ sung.
GV nhận xét và chốt ý.
- Nhóm 4 : Cái chết của
những người nghĩa sĩ có ý
nghĩa như thế nào?
Nhóm cử đại diện trình bày.
GV yêu cầu nhóm khác nhận
xét và bổ sung.
GV nhận xét và chốt ý.
Trình bày những cảm nhận
của cá nhân về cảm xúc đau
thương được thể hiện qua

bài văn tế.
+ Không được chiêu mộ, chưa từng được tập
rèn.
- Khí thế chiến đấu : khẩn trương, sôi nổi, quyết
liệt, hào hùng
+ Động từ mạnh : đâm, chém, đạp, xô ….; từ chỉ
phương hướng : ngang, ngược, trước, sau…thể
hiện khí thế tấn công dũng mãnh.
+Giọng điệu ào ạt, khẩn trương, cách ngắt nhịp
ngắn gọn.
 Bức tượng đài hoành tráng về người nông
dân nghĩa sĩ.
c. Ai vãn
- Nỗi đau đớn tiếc thương của người thân, của
nhân dân trước sự hi sinh của những người
nghĩa sĩ.
- Nỗi đau sâu nặng từ lòng người phủ trùm cả
thiên nhiên, cây cỏ.
- Xót thương, tiếc hận khi sự nghiệp của những
người nghĩa sĩ còn dang dở
- Những người thân mất mát không gì bù đắp
được
- Niềm cảm phục, tự hào đối với người dân
thường dám đứng lên chống lại kẻ thù, lấy cái
chết làm rạng ngời chân lí.
d. Kết
- Tiếp tục nỗi đau : khóc thương cho nghĩa sĩ,
cho quê hương, đất nước.
- Tiếp tục ngợi ca theo hướng vĩnh viễn hóa :
+ Biểu dương công trạng người nông dân nghĩa

sĩ, đời đời được nhân dân mến mộ, tổ quốc ghi
công.
+ Nêu cao ý chí diệt thù.
2. Nghệ thuật
22
- Sức gợi cảm mạnh mẽ của
bài văn tế chủ yếu là do
những yếu tố nào ? Hãy phân
tích một số câu tiêu biểu.
- Nêu ý nghĩa văn bản?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS
tổng kết
HS đọc ghi nhớ SGK/65.
- Chất trữ tình.
- Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn
biền ngẫu.
- Ngơn ngữ vừa trang trọng vừa dân dã, mang
đậm sắc thái Nam bộ.
3. Ý nghĩa văn bản
- Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ
nơng dân.
- Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người
nơng dân có mặt ở vị trí trung tâm và hiện ra với
tất cả vẻ đẹp vốn có của họ.
III – TỔNG KẾT : Ghi nhớ SGK/tr.65
3.H ướng dẫn HS học ở nhà
- Học bài cũ
- Xem trước bài mới
Giáo án có ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp để giáo dục kó
năng sống cho học sinh thông qua tính thời sự của văn bản

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Nguyễn Đình Chiểu
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nơng dân
và thái độ cảm phục xót thương của tác giả đối với những con người xả thân vì
nước ;
- Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế : tình trữ tình, thủ pháp tương
phản và việc sử dụng ngơn ngữ
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Bức tượng đài bi tráng về người nơng dân Nam Bộ u nước buổi đầu
chống thực dân Pháp .
- Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả .
- Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngơn ngữ .
23

×