Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận quản trị ngân hàng thỏa ước basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng tmvn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.34 KB, 25 trang )

Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
A. THOẢ ƯỚC BASEL
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN BASEL:
1. Sự hành thành:
Sự sụp đổ của một số ngân hàng quốc tế vào năm 1974 (Bankhaus Herstatt,
Franklin National Bank) đã dẫn đến sự hình thành Ủy ban Basel về giám sát hoạt động
ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision – BCBS) được phối hợp từ nhóm
G-10 nước phát triển (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ),
cộng thêm với Luxembourg và Thụy Sĩ.
Hội đồng thư ký của Ủy ban bao gồm 15 thành viên là đại diện cao cấp của ngân
hàng trung ương và cơ quan giám sát ngân hàng của các thành viên được đề xuất bởi
BIS (Ngân hàng thanh toán quốc tế) có trụ sở đặt tại Basel, Thụy Sỹ, họp 4 lần một
năm. Ngân hàng BIS được sở hữu bởi các ngân hàng trung ương ra đời đã cung cấp
một địa chỉ để các thành viên gặp gỡ, trao đổi các vấn đề liên quan tới hoạt động ngân
hàng quốc tế. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các
cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước.
2. Hoạt động của Ủy ban Basel:
Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của
Uỷ ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động
ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và
những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất
trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp
chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban
khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng
can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên.
Trang 1/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
Công việc của Ủy ban Basel: trao đổi thông tin về hoạt động giám sát cấp quốc
gia, cải thiện hiệu quả kỹ thuật giám sát ngân hàng quốc tế, đặt ra những tiêu chuẩn
giám sát tối thiểu trong những lĩnh vực mà Ủy ban quan tâm.
II. BASEL I:


1.Bối cảnh ra đời Basel I :
Năm 1975, Thỏa ước Basel (Basel Concordat) đầu tiên được ra đời. Thỏa ước
này quy định trách nhiệm của các thành viên trong việc kiểm soát, quản lý tính tính
thanh khoản và khả năng trả nợ của các ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng
nước ngoài. Thỏa ước cũng nhấn mạnh tới việc sử dụng các báo cáo hợp nhất trong
kiểm soát hoạt động ngân hàng quốc tế.
Năm 1983, Ủy ban đã thông qua Bản thỏa thuận sửa đổi Basel, sau khi có vụ
scandal của ngân hàng Banco Ambrosiano. Ngân hàng này tuyên bố phá sản năm
1982. Người gửi tiền đã trở nên hoảng loạn khi nghe tin. Ngân hàng Bank of Italy đã
trợ giúp một khoản tiền là 325 triệu đô la nhưng vẫn không giúp được việc ngân hàng
này tuyên bố phá sản vào tháng 8 năm 1982. Bản thỏa thuận mới ra đời, đưa ra những
điều khoản ràng buộc trách nhiệm chung giữa cả hai hệ thống kiểm soát của ngân hàng
quốc gia sở tại có chi nhánh nước ngoài hoạt động và của quốc gia của ngân hàng mẹ.
Năm 1988, Thỏa ước Basel I ra đời (Basel Accord I).
2. Nội dung:
a. Mục tiêu của Basel I
Basel I nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng
- Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế.
- Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh
tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.
b. Nội dung chính của Basel I
b.1. Basel I phân chia vốn tự có ra thành hai loại:
Trang 2/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
Vốn tự có cơ bản/Vốn cấp 1 (Core Capital/ Tier 1 Capital) là lượng vốn dự trữ
sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản
vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích
thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế
kinh doanh (goodwill).

Vốn tự có bổ sung/Vốn cấp 2 (Supplementary Capital/ Tier 2 Capital) bao gồm
Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự
phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào
các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác.
Vốn tự có >= Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2.
b.2. Basel I còn xác định các hệ số rủi ro (Risk Weights) trong các loại rủi ro tín dụng,
rủi ro hoạt động.
RWA = Σ(Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán)
+ Σ(Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng).
b.3. Yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn theo Thỏa ước Basle
- Tỷ lệ vốn cơ bản trên tổng tài sản quy đổi rủi ro ( Risk Weighted Assets) phải ít nhất
là 4%
- Tỷ lệ vốn tự có (Tier 1 + Tier 2) trên tổng tài sản quy đổi rủi ro phải ít nhất là 8%.
Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn tự có / Tài sản quy đổi rủi ro
Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn
thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và
thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.
3. Thành tựu :
Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự
chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên
hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 1996, Bsael I đã được
sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường.
Trang 3/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế
chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng.
4. Hạn chế:
- Chưa phân loại rủi ro chi tiết theo đối tác hoặc các đặc điểm của tín dụng.
- Chưa tính đến việc đa dạng hóa hoạt động.
- Chưa tính đến rủi ro của quốc gia.

- Basel I chỉ phù hợp với mô hình ngân hàng đơn, chưa tính đến loại hình tập đoàn, các
khả năng sát nhập và quốc tế hóa các hoạt động tài chính ngân hàng như trào lưu hiện
nay.
III. BASEL II:
1. Bối cảnh ra đời Basel II:
Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Thỏa ước Basel I với bản sửa đổi năm
1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Chính vì vậy, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã nỗ
lực đưa ra một Thỏa ước mới thay thế cho Basel I, và cho đến năm 2004, bản Thỏa ước
quốc tế về vốn của Basel (Basel II) đã chính thức được ban hành.
2. Nội dung chính:
a. Mục tiêu của Basel II
- Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế;
- Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện
quốc tế;
- Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.
Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Thỏa ước vốn Basel I.
Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều
tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết
mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình.
b. Basel II sử dụng khái niệm “Ba cột trụ”
Trang 4/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
 Cột trụ 1: Yêu cầu vốn tối thiểu của mỗi ngân hàng được dựa trên việc
dự tính của ngân hàng đó về các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro
nghiệp vụ. Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như
Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối
mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với
Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị
trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành.
Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy

cảm với xếp hạng.
 Cột trụ 2: Quy định về cơ chế giám sát các thủ tục đánh giá rủi ro và vốn
tự có thích ứng của mỗi ngân hàng. Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính
sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Cột trụ này cũng cung cấp một khung giải
pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro
danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà Thỏa ước tổng hợp lại dưới cái tên
rủi ro còn lại (residual risk).
Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứ nhất, các
ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo
danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn
đó. Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ
và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ
vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ
không hài lòng với kết quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các
ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, giám sát viên
nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới
mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không
được duy trì trên mức tối thiểu.
Trang 5/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
 Cột trụ 3: Công bố rộng rãi các thông tin tài chính của mỗi ngân hàng để
bảo đảm tính kỷ luật của thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc
các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy
đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro
tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với
từng loại rủi ro này.
Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Thỏa ước mà tổ chức này đưa ra,
các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh
bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ
giảm thiểu được rủi ro.

3. Thành tựu của Basel II:
- Hướng tới việc khắc phục những khiếm khuyết của Basel I.
- Khuyến khích các ngân hàng thực hiện các phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến hơn
- Cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động ngân hàng
Cụ thể:
- Về cấu trúc và nội dung: Về tính linh động của ứng dụng: Basel I quy định chung
một chọn lựa cho tất cả các ngân hàng. Basel II linh hoạt hơn với một danh sách các
phương pháp, các biện pháp khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân
hàng chọn lựa.
- Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo đạc rủi ro quá sơ bộ. Basel II nhạy cảm hơn
với rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự
công khai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro.
- Về trọng số rủi ro: Basel I quy định từ 0 – 100 và ưu đãi hơn với các nước thuộc Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for Economic Co-operation
and Development). Basel II quy định từ 0 – 150 hoặc hơn và không có đặc quyền nào,
bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài.
Trang 6/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
- Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo. Basel II thừa nhận về
kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái
sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế.
4. Hạn chế:
Mặc dù được coi như một cơ chế quan trọng để đẩy mạnh cải cách và củng cố
toàn bộ công tác điều hành trong lĩnh vực tài chính, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính
hiện tại đã cho thấy những thiếu sót, bất cập của Basel II:
- Vấn đề các tiêu chuẩn có thể được chấp nhận rộng rãi đối với các công nghệ quản lý
rủi ro tiên tiến.
- Rủi ro và chu kì kinh doanh
- Sự cải thiện về nghiệp vụ quản lý rủi ro của các cơ quan chức năng
IV. BASEL III:

1. Lý do ra đời Basel III:
Để các ngân hàng ứng phó tốt hơn với khủng hoảng và ngăn khủng hoảng tài
chính lặp lại mà không cần đến hỗ trợ từ chính phủ. Mới đây, lãnh đạo hàng đầu của
các nền kinh tế thuộc G20 đã hối thúc Ủy ban Basel đưa ra biện pháp cải thiện chất
lượng và số lượng vốn của các ngân hàng và thắt chặt yêu cầu thanh khoản (Basel III).
Theo dự thảo đưa ra tại G20, đến cuối năm 2012, Basel khuyến cáo các nước cần áp
dụng tiêu chuẩn mới về vốn và đưa ra các biện pháp linh hoạt hơn để khuyến khích các
ngân hàng thay đổi. Lãnh đạo nhóm 20 nước phát triển và các nước mới nổi sẽ họp ở
Seoul (Hàn Quốc) vào tháng 11 này để ký thỏa thuận về Basel III, sau đó để các nước
tự thực hiện thỏa ước.
2. Một số nội dung dự thảo Basel III:
Quy định mới, gọi là Hiệp định Basel III, buộc các ngân hàng có hoạt động quốc
tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 7%, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn 2% hiện
hành và cao hơn cả tỷ lệ 4% mà các ngân hàng Mỹ áp dụng sau khi kiểm tra sức chịu
đựng của ngân hàng vào năm 2009.
Trang 7/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
Các nhà quản lý tin rằng, tỷ lệ vốn dự trữ càng cao, ngân hàng càng ít bị rủi ro
phá sản hay sụp đổ và cũng ít rủi ro gây rối loạn cho toàn hệ thống.
Quy định này cũng được cho là sẽ giúp hệ thống ngân hàng toàn cầu được kết
nối chặt chẽ với nhau tránh tích tụ nợ và rủi ro quá mức từng làm đảo lộn thị trường tài
chính Wall Street và gây chấn động nền kinh tế thế giới vừa qua, buộc các chính phủ
phải dùng tiền thuế của người dân để cứu nguy các tổ chức tài chính.
Mặc dù quy định mới liên quan tới nhiều phép tính phức tạp, nhiều sản phẩm tài
chính xa lạ, nhưng theo giới phân tích, nó sẽ có tác động lan tỏa tới mọi hoạt động tài
chính, mọi doanh nghiệp và người tiêu dùng khắp thế giới, chi phối các hoạt động cho
vay và thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, để tránh gây áp lực lên công cuộc hồi phục kinh tế đang rất chập
chờn trên khắp thế giới, các nhà quản lý ngân hàng đồng ý rằng việc tăng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc sẽ được triển khai dần dần trong khoảng thời gian tám năm, chậm hơn một

năm so với đề xuất của Mỹ nhưng sớm hơn một năm so với đề xuất của Đức. Theo
thỏa thuận này, một số thay đổi sẽ được áp dụng ngay từ năm 2013, nhưng một số thay
đổi khác sẽ chỉ có hiệu lực hoàn toàn vào năm 2019.
Từ nay đến năm 2015 chẳng hạn, các ngân hàng phải tích lũy vốn sao cho nguồn
vốn dự trữ phải bằng hoặc nhiều hơn 4,5% so với tài sản, sau năm 2015 phải xây dựng
quỹ dự phòng 2,5%, sao cho đạt được tỷ lệ dự trữ tối thiểu 7% vào ngày 1-1-2019.
Ngân hàng nào không xây dựng quỹ dự phòng hoặc tỷ lệ dự trữ không đạt mức tối
thiểu mà Basel III quy định, cơ quan quản lý sẽ bắt buộc họ phải trích lợi nhuận để gia
tăng vốn, giảm nguồn tiền dùng để chia cổ tức hay thưởng cho giới quản trị. Một số
người tin rằng, quy định mới có thể buộc nhiều ngân hàng phải thu hẹp dư nợ tín dụng
hoặc bán bớt tài sản để cải thiện tình trạng vốn.
Trang 8/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
B. TIẾN TRÌNH ÁP DỤNG VÀO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM.
I. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1999 – 2005:
Nội dung cơ bản quyết định 297 – Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước về
việc ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín
dụng:
1. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài
hạn đối với các tổ chức tín dụng như sau:
− Tổ chức tín dụng nhà nước, tín dụng liên doanh, tín dụng Ngân hàng nước
ngoài, tín dụng phi Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 25%
− Tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân: 20%
− Tổ chức tín dụng hợp tác: 10%
Tổ chức tín dụng có tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn cao
hơn tỷ lệ tối đa quy định không được tiếp tục sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay
trung hạn và dài hạn mà phải có biện pháp tăng huy động vốn trong khuôn khổ quy
định của pháp luật, thu hồi nợ cho vay trung hạn và dài hạn theo kỳ hạn trả nợ của các
khoản cho vay để trong thời hạn 3 năm phải giảm dần tỷ lệ này cho phù hợp với quy

định.
2. Tỷ lệ về khả năng chi trả:
Kết thúc ngày làm việc, Tổ chức tín dụng phải duy trì cho ngày làm việc tiếp theo
tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tài sản “Có” có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản
“Nợ” phải thanh toán ngay.
3. Tỷ lệ về an toàn tối thiểu:
Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài ) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu
8% giữa vốn tự có so với tài sản “Có”, kể cả các cam kết ngoại bảng, được điều chỉnh
theo mức độ rủi ro. Tổ chức tín dụng có mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn mức
quy định phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức tỷ lệ quy định. Mức tăng tỷ lệ
hàng năm tối thiểu bằng một phần ba (1/3) số tỷ lệ còn thiếu.
Trang 9/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
Vốn tự có của Tổ chức tín dụng bao gồm: vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã
góp) và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào Tổ chức tín dụng khác dưới
hình thức góp vốn, mua cổ phần phải trừ khỏi vốn tự có khi tính toán các tỷ lệ an toàn.
Tài sản “Có”, kể cả các cam kết ngoại bảng, được điều chỉnh theo mức độ rủi ro
(sau đây gọi tắt là tài sản “ Có” rủi ro) bao gồm giá trị các tài sản “Có” nội bảng được
điều chỉnh theo mức độ rủi ro và giá trị những cam kết ngoại bảng được điều chỉnh
theo mức độ rủi ro.
II. GIAI ĐOẠN II TỪ NĂM 2005-09/2010:
Việc ra đời Quyết Định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống Đốc
NHNN “ Ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng” là một tín hiệu đáng mừng phản ánh quyết tâm của NHNN trong việc
nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và phù hợp với
các khuyến nghị cơ bản của Basel và thông lệ quốc tế. Quyết định này qui định một số
nội dung cơ bản như sau:
1. Vốn tự có:
 Một trong những điểm mới lớn nhất của Quyết Định 457/2005/QĐ-NHNN ngày

19/4/2005 là lần đầu tiên đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ và cụ thể về “vốn
tự có” của các tổ chức tín dụng.
Theo quy định của Luật các Tổ Chức Tín Dụng, vốn tự có được định nghĩa bao
gồm “giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “Nợ” khác của tổ
chức tín dụng theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước,” và vốn tự có là căn cứ để
tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
 Quyết Định 457 lần đầu tiên cho phép các tổ chức tín dụng được phép xác định vốn
tự có của mình theo hai cấp:
a. Vốn cấp 1: được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố
định của tổ chức tín dụng, bao gồm:
Trang 10/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
 Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp).
 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
 Quỹ dự phòng tài chính.
 Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.
 Lợi nhuận không chia.
b. Vốn cấp 2
 Phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức tín dụng (bao gồm 50%
giá trị tăng thêm đối với tài sản cố định và 40% giá trị tăng thêm đối với các loại
chứng khoán đầu tư),
 Nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển đổi,
cổ phiếu ưu đãi có điều kiện ràng buộc và một số công cụ nợ thứ cấp cũng ràng
buộc về điều kiện) và
 Khoản dự phòng chung cho rủi ro tín dụng (tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có”
rủi ro).
Tuy nhiên, Quyết Định 457 đưa ra một số giới hạn xác định về vốn cấp 1 là trừ đi lợi
thế thương mại và vốn cấp 2:
 Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1.
 Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, chuyển đổi thành

cổ phiếu phổ thông giá trị các công cụ nợ khác và trái phiếu chuyển đổi được
tính vào vốn cấp 2 sẽ phải khấu trừ mỗi năm 20% giá trị ban đầu.
 Tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và các công cụ nợ khác tối đa
bằng 50% vốn cấp 1
Việc xác định vốn tự có theo hai cấp tại Quyết Định 457 sẽ cho phép các ngân hàng
thương mại trong nước tính toán cụ thể và nâng cao được mức vốn tự có của mình vốn
dĩ trước đây phần lớn chỉ được tính trên cơ sở vốn cấp 1. Do vậy, vào thời điểm áp
dụng quyết định này các tổ chức tín dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc tuân thủ các tỷ lệ
an toàn tính trên cơ sở vốn tự có.
Trang 11/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
 Các tổ chức tín dụng phải trừ khỏi vốn tự có của mình
 Toàn bộ phần giá trị giảm đi của tài sản cố định do định giá lại theo quy định
của pháp luật.
 Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu
đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật.
 Tổng số vốn của tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình
thức góp vốn, mua cổ phần.
 Phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp khác vượt
mức 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
 Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm cả các khoản lỗ luỹ kế.
2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
 Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu
8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro.
Trong quyết định này đã hướng dẫn chi tiết cách xác định tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu
so với trước.
 Tài sản “có” rủi ro các cam kết ngoại bảng:
 Cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng thì xét đến: hệ số chuyển đổi tùy theo
loại hình cam kết bảo lãnh của ngân hàng mà áp dụng hệ số: 100%, 50%, 20%
và 0%; hệ số rủi ro tùy trường hợp mà áp dụng ở mức: 0%; 50%, 100%.

 Đối với các hợp đồng giao dịch lãi suất và hợp đồng giao dịch ngoại tệ thì xét
đến: hệ số chuyển đổi phù hợp với loại hợp đồng giao dịch và kỳ hạn ở mức:
0,5%, 1%, 1% + 1% hoặc áp dụng 2%, 5%, 5% + 3%; hệ số rủi ro là 100%
Ví dụ: một khoản bảo lãnh dự thầu có giá trị 1.000.000 đồng có hệ số chuyển đổi là
50% và hệ số rủi ro là 100% thì giá trị tài sản “Có” rủi ro tương ứng sẽ là
(1.000.000 đồng x 50% x 100% = 500.000 đồng).
 Mức độ rủi ro tài sản “có”:
Tùy theo nhóm tài sản “có” sẽ được qui định hệ số rủi ro là: 0%, 20%, 50%, 100%.
Trang 12/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
 Tại thời điểm Quyết Định 457 có hiệu lực thi hành (ngày 15 tháng 5 năm 2005),
ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn mức 8% thì
trong thời hạn tối đa là 3 năm phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy
định. Mức tăng tỷ lệ hàng năm tối thiểu bằng một phần ba (1/3) số tỷ lệ còn thiếu.
3. Giới hạn tín dụng đối với khách hàng:
 Quyết Định 457 yêu cầu các tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
phải xây dựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và “nhóm
khách hàng liên quan” và các giới hạn tín dụng áp dụng cho từng loại đối tượng
này. “Nhóm khách hàng có liên quan” là một khái niệm mới theo Quyết Định 457,
đây là một khái niệm rất rộng và tiêu chí chung để xác định “nhóm khách hàng có
liên quan” được xác lập trên:
 Cơ sở quan hệ sở hữu (ví dụ, một khách hàng cá nhân sở hữu tối thiểu 25% hoặc
một khách hàng pháp nhân sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ của một khách hàng
pháp nhân khác),
 Quan hệ quản trị, điều hành (ví dụ, một khách hàng cá nhân giữ chức danh chủ
tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc trong một khách hàng pháp nhân khác),
hoặc quan hệ thành viên (ví dụ, một công ty hợp danh và thành viên hợp danh
của công ty đó cùng là khách hàng của một ngân hàng) giữa hai hay nhiều khách
hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng.
Chắc chắn là các tổ chức tín dụng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tuân thủ giới

hạn tín dụng áp dụng cho nhóm khách hàng có liên quan. Các ngân hàng sẽ phải
cập nhật các thông tin liên quan đến không chỉ khách hàng mà cả các khách hàng
"có liên quan” của khách hàng đó và bổ sung các thông tin này khi có thay đổi; với
lượng khách hàng ngày càng lớn thì các hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng trong
toàn hệ thống ngân hàng hiện nay chưa sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu này.
 Các giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng có thể tóm tắt như sau:
 Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có.
Trang 13/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
 Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá
25% vốn tự có.
 Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được
vượt quá 50% vốn tự có.
 Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan
không được vượt quá 60% vốn tự có.
 Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30%
vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
 Tổng mức cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không
được vượt quá 80% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
 Đối với hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh của các chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, các mức giới hạn tương tự cũng được áp dụng nhưng căn cứ trên vốn tự có
của ngân hàng “mẹ” nước ngoài chứ không phải trên mức vốn tự có hoặc vốn điều
lệ của chi nhánh tại Việt Nam.
4. Tỷ lệ về khả năng chi trả:
 Tổ chức tín dụng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đối với từng
loại đồng tiền, vàng như sau:
 Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và các
tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo.
 Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong
khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản Nợ phải thanh toán

trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.
 Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay bao gồm:
 Tiền mặt,
 Vàng,
 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước,
Trang 14/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
 Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác và
tiền gửi không kỳ hạn nhận của tổ chức tín dụng đó,
 Tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán,
 …
 Tài sản “Nợ” phải thanh toán gồm:
 Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi nhận của tổ chức tín dụng khác và tiền gửi
tại tổ chức tín dụng đó đến hạn thanh toán.
 15% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức (trừ tiền gửi của tổ chức tín dụng khác),
cá nhân.
 Giá trị các cam kết cho vay của tổ chức tín dụng đến hạn thực hiện.
 Tất cả các tài sản “Nợ” khác sẽ đến hạn thanh toán.
5. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài
hạn:
 Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay
trung hạn và dài hạn:
 Ngân hàng thương mại: 40%
 Tổ chức tín dụng khác: 30%
 Nguồn vốn ngắn hạn của tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung hạn và
dài hạn bao gồm:
 Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của tổ chức (kể cả của tổ chức
tín dụng khác), cá nhân.
 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của cá nhân.
 Nguồn vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn.

 Phần chênh lệch lớn hơn giữa số tiền vay của tổ chức tín dụng khác và tiền cho
tổ chức tín dụng đó vay có kỳ hạn dưới 12 tháng.
6. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần:
Trang 15/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
 Tổ chức tín dụng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để đầu tư vào các doanh
nghiệp, quỹ đầu tư, đầu tư dự án và vào các tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là
khoản đầu tư thương mại) dưới các hình thức góp vốn đầu tư, liên doanh, mua cổ
phần phải tuân thủ các qui định của pháp luật và:.
 Mức đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại của tổ chức tín dụng tối đa không
được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư hoặc 11% giá trị
dự án đầu tư.
 Tổng mức đầu tư trong tất cả các khoản đầu tư thương mại của tổ chức tín dụng
không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng.
 Tổ chức tín dụng đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại vượt quá tỷ lệ quy
định tại khoản 1 Điều này phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước
bằng văn bản.
7. Mức độ phù hợp của quyết định 457 đối với hiệp ước Basel II:
 Quyết định 457 ra đời khi Thế giới vẫn đang sử dụng Hiệp ước Basel I. Vì quý
4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) mới được hoàn thiện. Đến tháng
1/2007, Basel II mới có hiệu lực. Do đó quyết định 457 ra đời nằm trong giai đoạn
chuyển giao giữa Basel I và Basel II.
 Quyết định 457 đã đảm bảo được tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu mức 8%. Tuy nhiên,
hiện nay tỷ lệ an toàn vốn hiện thời vẫn chưa được tính theo tiêu chuẩn quốc tế, mà
chỉ dừng lại theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam. Chỉ một vài ngân hàng, ví dụ Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển thực hiện tính toán chỉ số này theo 2 cách (Chỉ số CAR %
theo VAS và chỉ số CAR % theo IFRS).
 Về quy trình quản trị rủi ro: NHNN cần tiếp tục nâng dần yêu cầu về tỷ lệ đủ vốn để
đảm bảo an toàn hoạt động khi ngày càng nhiều ngân hàng hoạt động theo hướng
công ty mẹ, con và nền kinh tế tài chính thị trường Việt Nam ngày càng mở, hoạt

động ngân hàng ngày càng trở nên rủi ro hơn và so với các nước trên thế giới, tỷ lệ
này đã đạt được mức phổ biến 12%.
Trang 16/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
 Quy định về đánh giá rủi ro đã được ban hành, quy định về hệ thống quản trị rủi ro
cũng đã có, tuy nhiên, NHNN chưa đảm bảo rằng các ngân hàng tuân thủ việc xây
dựng quy trình quản trị cũng như các mô hình quản trị có phù hợp với quy mô và
mức độ phức tạp của tổ chức vì phần lớn các ngân hàng chưa có hệ thống đánh giá
tín dụng nội bộ, do vậy, rất khó để đánh giá rủi ro để từ đó trích lập dự phòng cho
tương xứng.
 Ngoài ra, một số văn bản mang tính hành chính của NHNN cũng ảnh hưởng đến
công tác đánh giá rủi ro của các NHTM như các yêu cầu hỗ trợ các giải pháp để
thực hiện chính sách tiền tệ như giảm lãi suất cho vay, giảm dư nợ bằng USD
 Về rủi ro tín dụng: việc phân loại nợ chưa theo chuẩn kế toán quốc tế chưa cho các
cơ quan giám sát thấy hết thực chất của vấn đề rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng
cũng như mức độ cải thiện để có hướng quản trị cho phù hợp.
 Về rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi: Việt Nam chưa có công cụ hiệu quả để đo
lường và giám sát rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi.
Về rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp, rủi ro lãi suất trong sổ sách
ngân hàng: các NHTM đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro nhưng mới ở bước ban
đầu, vừa nghiên cứu tài liệu, vừa học hỏi sách vở, kinh nghiệm của những ngân hàng
nước ngoài cũng như rút kinh nghiệm về quản trị rủi ro từ những biến động trên thị
trường tiền tệ những năm vừa qua. Tuy nhiên, để có hệ thống quản lý rủi ro bài bản và
chắc chắc, cần có nhiều thời gian vì để tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro của
Basel II đòi hỏi chi phí khá cao, đội ngũ nhân viên, cán bộ có đủ kỹ năng, năng lực
quản lý các rủi ro của các ngân hàng, có hệ thống thông tin quản trị, có hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ
III. GIAI ĐOẠN TỪ 10/2010 ĐẾN NAY:
1. Nội dung cơ bản của thông tư 13/2010/TT-NHNN:
Ngày 20/05/2010, Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 13 quy định về các tỷ lệ

đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Trang 17/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng), trừ Ngân
hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và quỹ tín dụng nhân dân cơ
sở, phải thường xuyên duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động quy định tại
Thông tư này.
Các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này gồm:
a. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
b. Giới hạn tín dụng;
c. Tỷ lệ khả năng chi trả;
d. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
đ. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động.
1.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR):
Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng
CAR = Vốn tự có/Tổng tài sản “Có” rủi ro.
Nhìn vào tử số của công thức trên, vốn tự có là phép tính tổng của vốn cấp I và vốn cấp
II. So với quy định trước đây trong Quyết định 457, thành phần vốn cấp I và vốn cấp II
về cơ bản không có nhiều thay đổi, ngoại trừ ở điểm 2.2 điều 5 của Thông tư 13, theo
đó các khoản vốn góp, mua cổ phần của công ty con sẽ bị loại trừ khỏi vốn cấp I.
1.2. Giới hạn tín dụng:
 Các giới hạn Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15%
vốn tự có.
 Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá
25% vốn tự có.
 Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được
vượt quá 50% vốn tự có.
 Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan
không được vượt quá 60% vốn tự có.

Trang 18/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
 Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách
hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
1.3. Tỷ lệ khả năng chi trả:
Cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ
lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:
 Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải
trả.
 Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày
tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7
ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng
Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn
lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày).
Tổng tài sản “Có” thanh toán ngay bao gồm:
• Số dư tiền mặt, giá trị sổ sách của vàng tại quỹ;
• Số dư tiền gửi, giá trị sổ sách của vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước (trừ tiền
gửi dự trữ bắt buộc);
• Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của
vàng gửi không kỳ hạn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính
sách Xã hội và số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không
kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng;
• Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng
gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân
hàng Chính sách Xã hội và số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng có
kỳ hạn đến hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín
dụng;
• Giá trị sổ sách của các loại trái phiếu, công trái do Chính phủ Việt Nam, chính
phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc được
Trang 19/25

Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
Chính phủ Việt Nam, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc
OECD bảo lãnh thanh toán;
• Giá trị sổ sách của tín phiếu Kho Bạc, tín phiếu do Ngân hàng Nhà nước phát
hành;
• Giá trị sổ sách của trái phiếu do chính quyền địa phương, công ty đầu tư tài
chính địa phương, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành;
• Giá trị sổ sách của các chứng khoán được niêm yết trên các Sở giao dịch chứng
khoán tại Việt Nam, nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng Nợ phải trả;
• Giá trị sổ sách của các loại chứng khoán, giấy tờ có giá khác được Ngân hàng
Nhà nước chấp nhận cho tái chiết khấu hoặc lưu ký, giao dịch thực hiện nghiệp
vụ thị trường tiền tệ.
1.4. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần:
Tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần
theo quy định tại Thông tư này.
 Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ
đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều
lệ của doanh nghiệp
 Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong tất cả công ty trực
thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng,
trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác và
góp vốn, mua cổ phần của công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng không được
vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng
 Tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 và
Khoản 2 Điều này phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước bằng văn
bản và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
• Tổ chức tín dụng chấp hành đầy đủ các quy định khác về bảo đảm an toàn
trong hoạt động ngân hàng, có tỷ lệ nợ xấu (NPL) từ 3% trở xuống và hoạt
động kinh doanh có lãi liên tục trong ba (03) năm liền kề trước đó.
Trang 20/25

Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
• Là khoản góp vốn, mua cổ phần vào các tổ chức tín dụng khác nhằm hỗ trợ
tài chính cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ mất khả
năng thanh toán, ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.
1.5. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động:
 Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều
kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các
tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này và không được vượt quá tỷ
lệ dưới đây:
• Đối với ngân hàng: 80%
• Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 85%
 Cấp tín dụng quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm các hình thức cho vay, cho
thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá và công cụ
chuyển nhượng.
 Nguồn vốn huy động quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
• Tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạn;
• Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức (trừ Kho bạc Nhà nước), bao gồm cả tiền gửi
có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
• Tiền vay của tổ chức trong nước (trừ Kho bạc, tiền vay của tổ chức tín dụng
khác trong nước) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài;
• Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá.
Mục đích quan trọng của Thông tư 13 là đảm bảo khả năng thanh khoản của các
NHTM, nội dung này được phản ánh rõ nhất qua tỷ lệ cấp tín dụng.
Theo quy định tại điều 18, tỷ lệ này phải được duy trì ở mức 80% trở xuống - một tỷ lệ
hoàn toàn bình thường mà mọi ngân hàng đều đang phải đáp ứng. Song đáng chú ý ở
đây, nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn
của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác, trong khi
những nguồn này thường chiếm đến 15% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng.
Trang 21/25

Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
Như vậy cứ 100 đồng vốn huy động được, ngân hàng chỉ được cho vay khoảng 65 - 70
đồng, phần không được phép cho vay lại là phần có lãi suất rất thấp.
Việc NHNN ban hành Thông tư 13 không nằm ngoài hai mục đích: hạn chế các ngân
hàng thương mại (NHTM) tham gia quá “nhiệt tình” vào các hoạt động kinh doanh
mang nhiều rủi ro là chứng khoán và bất động sản; nâng cao khả năng thanh khoản của
các NHTM.
Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện thông tư này đã có nhiều luồng ý kiến phản hồi và
NHNN nhận thấy trong văn bản còn một số điểm bất cập, và dĩ nhiên còn bất cập thì
phải sửa, do đó, ngày 27/09/2010, một văn bản mới ra đời đó là thông tư số
19/2010/TT-NHNN nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 13/2010/TT-
NHNN.
2. Một số sửa đổi tại thông tư 19/2010/TT-NHNN:
Điểm thay đổi chính trong thông tư 19 là tăng thêm nguồn vốn cho vay cho hệ thống
ngân hàng. Thông tư 19 đã xác định thêm nguồn vốn cho vay mà thông tư 13 không
có, bao gồm:
• Điểm thay đổi thứ nhất là Ngân hàng thương mại được phép dùng "tiền gửi của
Kho bạc Nhà nước" như nguồn vốn huy động để cho vay.
• Điểm thay đổi quan trọng thứ hai là Ngân hàng thương mại được phép dùng
25% tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức trong nước làm nguồn vốn huy động
đề cho vay.
• Điểm thay đổi quan trọng thứ ba là Ngân hàng thương mai có thể dùng "vốn vay
các tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên" làm nguồn vốn huy động
để cho vay.
Chi tiết các điều khoản sửa đổi, bổ sung tại thông tư 19/2010/TT-NHNN được thể hiện
cụ thể như sau:
2.1. Thứ nhất, Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi khoản 2 điều 1:
2. Các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này gồm:
a. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
Trang 22/25

Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
b. Giới hạn tín dụng;
c. Tỷ lệ khả năng chi trả;
d. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
đ. Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động.
Trong khi đó, tại thông tư 13 thì mục đ khoản 2 là
đ. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động.
Điều này được hiểu: phần vốn còn lại như vốn chủ sở hữu, vốn tự có thì ngân hàng
thương mại được phép sử dụng vào mục đích tín dụng, nếu luật không cấm.
2.2. Thứ 2, thay đổi tại điểm 1.1.c và điểm 1.1.d khoản 1 điều 12 về tỷ lệ về khả
năng chi trả được sửa đổi như sau:
1.1 Tổng tài sản có thanh toán ngay bao gồm:
c. Số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn gửi tại
các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội
d. Số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thanh
toán gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Trong khi đó, quy định tại thông tư 13, tổng tài sản có thanh toán ngay là:
c. Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của
vàng gửi không kỳ hạn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính
sách Xã hội và số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không
kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng;
d. Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng
gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân
hàng Chính sách Xã hội và số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng có
kỳ hạn đến hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín
dụng;
Như vậy, sau khi thay đổi chuyển từ phần chênh lệch dương chuyển thành toàn bộ số
dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách hay số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách
Trang 23/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN

của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán của vàng gửi không kỳ hạn gửi tại các tổ
chức tín dụng khác sẽ làm cho phần tài sản có của Ngân hàng tăng lên đáng kể và đáp
ứng được mức yêu cầu tỷ lệ tối thiểu là 15% so với tổng nợ trong ngày.
2.3. Thứ ba, điều 18 mục 5 Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động:
1. Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều
kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ
bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này và việc cấp tín dụng từ nguồn vốn huy
động không được vượt quá tỷ lệ dưới đây:
1.1. Đối với ngân hàng: 80%
1.2. Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 85%
2. Cấp tín dụng quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm các hình thức cho vay, cho
thuê tài chính, bao thanh toán, chiết khấu giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng.
3. Nguồn vốn huy động quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
3.1. Tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạn;
3.2. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín
dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
3.3. 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng).
3.4. Tiền vay của tổ chức trong nước, tiền vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ
hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước để bù
đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định tại
Khoản 1, Điều 14) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài;
3.5. Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá.
 Tại khoản 2 điều 18: thông tư 19 đã bỏ đi các khoản “bảo lãnh” ra khỏi hình
thức cấp tín dụng và điều này cũng tạo cơ hội cho vay được nhiều hơn.
Trang 24/25
Thỏa ước Basel và tiến trình áp dụng vào hệ thống ngân hàng TMVN
 Khoản 3.2 Điều 18: thông tư 19 bỏ đi cụm từ “trừ Kho bạc Nhà nước” ,
nghĩa là nguồn vốn huy động đã tăng lên vì NH được sử dụng nguồn vốn tiền
gửi này.

 Khoản 3.3 Điều 18: thông tư 19 cho phép các TCTD được sử dụng 25% của
tổ chức kinh tế để cho vay cũng sẽ làm tăng nguồn vốn để NH cho vay. Điều
này là một cải cách rất lớn của NHNN so với thông tư 13, vì hiện nay, nguồn
tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế rất lớn, chiếm khoảng 19% tổng
nguồn
 Ngoài ra, Khoản 3.4 Điều 18: Thông tư 19 còn cho phép nguồn vốn từ tiền
vay của các TCTD khác có kỳ hạn 3 tháng trở lên được tính vào vốn huy
động để cho vay, sẽ giúp thị trường liên NH sôi động hơn.
Thông tư 13 được cho là nguyên nhân gây nên tình trạng im ắng của thị trường bất
động sản; góp phần “đẩy” chứng khoán lao dốc, làm tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm
lại Thông tư 19 tập trung sửa đổi điều 18 của Thông tư 13. Quy định về hệ số an toàn
CAR được giữ nguyên. Ngân hàng Nhà nước đã không chặt hẳn “nhánh lớn” là tiền
gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế mà cho phép các TCTD sử dụng 25% lượng tiền
gửi này vào tín dụng. Nhánh lớn thứ hai là tiền gửi của Kho bạc tại các NHTM cũng
được để lại. Những sửa đổi, bổ sung của thông tư 19 đã góp phần làm khơi thông
nguồn vốn, giúp đưa nguồn vốn ra thị trường nhiều hơn.
Trang 25/25

×