i
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp viết về đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” do tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Hoa. Tôi xin cam đoan bài
nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm
tòi và thu thập số liệu một cách nghiêm túc. Những trích dẫn, số liệu đƣợc sử
dụng đã đƣợc trích dẫn trong mục tài liệu tham khảo.
Nếu có gì sai với lời cam đoan trên, tôi xin chịu mọi trách nhiệm.
Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tiến Việt
ii
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Học viện Chính sách và
Phát triển đã cho em một kỳ thực tập bổ ích. Trong trƣờng em đã đƣợc học
những lý thuyết cần thiết còn trong thời gian thực tập em lại đƣợc trải nghiệp
thực tế và có thời gian để so sánh giữa thực tiễn và lý thuyết. Toàn bộ quá trình
này là trải nghiệm vô cùng cần thiết cho cả công việc và cuộc sống của em sau
này.
Em cũng xin cảm ơn tập thể lãnh đạo phòng Tài chính - Kế hoạch, toàn thể
cán bộ công nhân viên chức tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sa Pa đã giúp
đỡ và hƣớng dẫn em trong quá trình em đƣợc thực tập tại cơ quan.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sỹ Nguyễn Quỳnh
Hoa, ngƣời đã dành thời gian hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Nếu
không có sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô thì chắc chắn em sẽ không thể
hoàn thành bài báo cáo này.
Kỳ thực tập là bƣớc đầu để em đi từ lý thuyết vào thực tế nên không thể
tránh khỏi sai xót và hạn chế do còn nhiều bỡ ngỡ, do vậy em mong nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn và chỉ bảo của Thầy, Cô. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô và các cô chú đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC III
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. TINH CẤP THIẾT CỦA DỀ TAI 1
2. MỤC DICH NGHIEN CỨU CỦA DỀ TAI 1
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIEN CỨU DỀ TAI 2
4. PHƢƠNG PHAP LUẬN CỦA LUẬN VAN 2
5. KẾT CẤU LUẬN VAN 2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP 3
1.1. LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NOI CHUNG VA CƠ CẤU NGANH NOI RIENG 3
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế 3
1.1.2. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế 4
1.1.3. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp 5
1.1.4. Cơ cấu trong nội bộ ngành 5
1.2. NHỮNG ĐẶC TRƢNG CỦA CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 6
1.2.1. Cơ cấu Nông nghiệp mang tính khách quan 6
1.2.2. Cơ cấu Nông nghiệp mang tính lịch sử nhất định 7
1.2.3. Cơ cấu Nông nghiệp luôn vận động 7
1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp là một quá trình 7
1.3. VAI TRÒ CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP 8
1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp nhằm đáp ứng sự phát triển của nền
kinh tế thị trƣờng 8
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu là điều kiện và nhu cầu để mở rộng thị trƣờng 9
1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt
nông thôn nói chung và Nông nghiệp nói riêng 10
1.3.4. Chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp nhằm tạo ra một nền sản xuất
chuyên môn cao 10
1.4. XU HƢỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP 11
1.5. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
11
1.5.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 12
1.5.2. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện kinh tế xã hội 13
1.5.3. Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật 15
iv
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI 16
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP HUYỆN SA PA 16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Sa Pa, tỉnh Lào cai 16
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 23
2.1.2.3. Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện 25
2.1.3. Giới thiệu về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sa Pa 26
2.1.4. Tình hình hoạt động của phòng tài chính - kế hoạch Sa Pa 35
2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Sa Pa trong giai đoạn 2010 -
2013 38
2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO
CAI TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2013 40
2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp 40
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp huyện Sa Pa 43
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP HUYỆN
SA PA, TỈNH LÀO CAI 58
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 58
2.3.2. Những tồn tại yếu kém và nguyên nhân 61
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI TRONG
THỜI GIAN TỚI 65
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM TỚI 65
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP HUYỆN SA
PA 66
3.2.1. Nhóm giải pháp nhắm vào điều kiện tự nhiên 67
3.2.2. Nhóm giải pháp về điều kiện kinh tế - xã hội 69
3.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức kỹ thuật 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản phẩm của lĩnh vực Nông nghiệp Huyện Sa Pa
giai đoạn 2006 – 2013 …………………………………………………… … 44
Bảng2.2: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Sa Pa thời
kỳ 2010 – 2013 …………… ………………………………………… …… 46
Bảng 2.3: Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng một số loại cây
trồng chính ………………………………………………………….……… 50
Bảng 2.4: Sản lƣợng và năng suất một số câu trồng huyện Sa Pa …….… 52
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2009 – 2013 Huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai …………………………………………………………… 54
Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2009 - 2013
Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai …………………………………………………. 55
Bảng 2.7: Số lƣợng và sản lƣợng thịt gia súc, gia cầm của huyện Sa Pa …. 56
Bảng 2.8: Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu, tình hình giao đất, giao rừng và
diện tích rừng bị thiệt hại …………………………………………… ……. 59
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia, nhất là những
quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Phát triển kinh tế phải đi liền với
sự bền vững, và chuyển dịch cơ cấu là một trong những sự thay đổi cần thiết để
hƣớng tới sự phát triển kinh tế một cách bền vững.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu Nông nghiệp nói riêng là
vấn đề đang đƣợc quan tâm hiện nay của nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt là đối
với những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Để thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển, đạt hiệu quả cao và bền vững, việc xác định và hoàn thiện cơ
cấu nông nghiệp hợp lý, phù hợp với xu hƣớng phát triển của địa phƣơng là một
yêu cầu khách quan và nhiệm vụ chủ yếu trong quá trình phát triển.
Chính vì thế việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là vô cùng
cần thiết nhằm góp phần tìm ra giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp nhanh và hiệu quả hơn. Từ đó phần nào giúp định hƣớng cho việc phát
triển kinh tế của nƣớc ta một cách nhanh chóng và bền vững.
Xuất phát từ những thực tế đó em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số
giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về cơ cấu ngành nông nghiệp, phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu ngành
nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện Sa Pa. Từ đó, rút
ra những mặt đã đạt đƣợc những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
trên cơ sở đó đƣa ra những quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu và các giải pháp
2
chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Sa Pa trong những
năm tiếp theo.
3. Đối tƣợng nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung của cơ cấu ngành nông nghiệp và
sự biến đổi của các nội dung này trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp.
4. Phƣơng pháp luận của luận văn
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đề tài, có một số phƣơng pháp đƣợc áp
dụng nhƣ: Tổng hợp, kế thừa, thống kê toán những kết quả đã nghiên cứu, những
vấn đề có liên quan đến chuyên đề ở các cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp huyện Sa Pa.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu Nông
nghiệp huyện Sa Pa
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Nguyễn Quỳnh Hoa giảng
viên trực tiếp hƣớng dẫn thực hiện đề tài, cán bộ và giảng viên khoa Kế Hoạch
và Phát Triển tại Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.
3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1. Lý luận về cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt, gắn liền với sự hình thành và
phát triển của nền kinh tế trong giới hạn một địa phƣơng, một quốc gia hay một
khu vực. Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều thành phần, nhiều
nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Cơ cấu kinh
tế thể hiện mối tƣơng quan giữa các thành phần các nhân tố đó. Trong bất kỳ một
nền kinh tế quốc dân nào ngƣời ta cũng có thể định tính hoặc định lƣợng mức độ
phát triển của cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tăng trƣởng và phát triển kinh tế.
Một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ cho phép tạo nên sự cân đối, hài hoà của nền kinh tế
để sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, của cải vật chất và
lao động. Xem xét cơ cấu kinh tế là xem xét cấu trúc bên trong của quá trình tái
sản xuất và mở rộng của nền kinh tế thông qua các mối quan hệ kinh tế. Đó là
quan hệ tỷ lệ về lƣợng, chất cơ cấu kinh tế của một xã hội luôn chịu ảnh hƣởng
bởi quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lƣợng sản xuất của nền kinh tế. Mối
quan hệ kinh tế đó không phải mối quan hệ riêng lẻ, tách rời của các bộ phận
kinh tế mà là những quan hệ tổng thể của các bộ phận cấu thành nền kinh tế nhƣ:
Quan hệ giữa các ngành kinh tế (Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ…), giữa
các vùng kinh tế, giữa các thành phần kinh tế… Những quan hệ này là những
quan hệ cả về mặt lƣợng lẫn mặt chất. Cơ cấu kinh tế bao giờ cũng biểu hiện
trong những điều kiện về thời gian và không gian nhất định, trong những điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nhất định, thích hợp với điều kiện của mỗi nƣớc,
mỗi vùng, mỗi địa phƣơng hoặc doanh nghiệp. Đồng thời, cơ cấu kinh tế không
tồn tại một cách cố định lâu dài mà luôn vận động và phải có những chuyển dịch
4
cần thiết, thích hợp với sự thay đổi quá nhanh chóng cơ cấu kinh tế - xã hội đề
gây nên những thiệt hại về kinh tế. Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu kinh tế
không phải là mục tiêu mà chỉ là phƣơng tiện của việc tăng trƣởng và phát triển
kinh tế. Vì vậy, có nên biến đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay không,
chuyển dịch nhanh hay chậm không phải dựa vào mong muốn chủ quan, mà phải
dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế - xã hội nhƣ thế nào. Điều này cần thiết
cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nƣớc, cơ cấu của mỗi ngành kinh tế,
trong đó có cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
1.1.2. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tƣơng quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh
tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lƣợng
giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này đƣợc hình thành trong những
điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hƣớng vào những
mục tiêu cụ thể.
Cơ cấu ngành của nền kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền
kinh tế và các mối quan hệ tƣơng đối ổn định giữa chúng. Có nhiều cách phân
loại ngành khác nhau khi nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành. Song cho đến
nay chính thức tồn tại hai hệ thống phân ngành kinh tế: phân ngành kinh tế theo
hệ thống sản xuất vật chất và phân ngành theo hệ thống tài khoản quốc gia. Theo
hệ thống sản xuất vật chất, các ngành kinh tế đƣợc phân thành 2 khu vực: sản
xuất vật chất và không sản xuất vật chất. Các ngành cấp I của khu vực sản xuất
vật chất và không sản xuất vật chất đƣợc phân thành nhƣ: Công nghiệp, Nông
nghiệp, Dịch vụ. Các ngành cấp I lại đƣợc phân thành các ngành cấp II, chẳng
hạn ngành công nghiệp lại bao gồm các ngành sản phẩm nhƣ: điện năng, nhiên
liệu Đặc biệt trong các ngành công nghiệp ngƣời ta còn phân ra thành nhóm A
và nhóm B.
5
Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội,
biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong
quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế đƣợc phân
thành 3 khu vực hay gọi là 3 ngành gộp: khu vực I bao gồm các ngành Nông –
Lâm - Ngƣ nghiệp; Khu vực II là các ngành công nghiệp và xây dựng; khu vực
III gồm các ngành Dịch vụ.
1.1.3. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là tổ hợp các ngành kinh tế sinh học cụ thể trong lĩnh vực nông,
lâm, ngƣ nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là bộ phận cấu thành rất quan trọng
trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể các quan hệ kinh tế đó là các mối
quan hệ tỷ lệ về số lƣợng, chất lƣợng và các quan hệ tƣơng tác lẫn nhau giữa các
bộ phận cấu thành nền nông nghiệp bao gồm các ngành sản xuất nông nghiệp,
các vùng sản xuất nông nghiệp và các thành phần kinh tế nông nghiệp.
1.1.4. Cơ cấu trong nội bộ ngành
Cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế là tỉ trọng các ngành cấp II trong các
ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ mà chủ yếu là tỉ trọng trong tổng sản
lƣợng của ngành, nhƣ trong Công nghiệp thì tỉ trọng những ngành dệt may, da
giầy, cơ khí, đóng tàu v.v… trong ngành Nông nghiệp là ngành Nông nghiệp,
Lâm nghiệp và Dịch vụ. Mỗi ngành đều có đặc thù riêng tuy vậy cơ cấu trong
nội bộ ngành kinh tế là rất liên quan mật thiết với nhau, có tác động tƣơng hỗ với
nhau và thể hiện thế mạnh của từng vùng kinh tế trọng điểm.
Cũng nhƣ cơ cấu kinh tế nói chung, nội dung của cơ cấu kinh tế Nông nghiệp
bao gồm: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế, kỹ
6
thuật. Để phù hợp với giới hạn của một bài luận văn, tôi xin tập trung trình bày
về cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Cơ cấu ngành diễn ra sớm nhất, nó gắn liền với sự phát triển của phân công
lao động, phân công lao động theo ngành là cơ sở để hình thành cơ cấu ngành, sự
phân công lao động phát triển ở trình độ cao, càng tỉ mỉ thì sự phân chia ngành
càng đa dạng càng sâu sắc. Cơ cấu ngành phản ánh sự phát triển của phân công
lao động xã hội và sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Xu hƣớng chuyển dịch
cơ cấu ngành chính là một nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nƣớc.
Cơ cấu ngành Nông nghiệp đƣợc chia thành các nhóm là: Nông nghiệp, Lâm
nghiệp, Thủy sản. Trong từng nhóm lại đƣợc phân chia nhỏ hơn, chẳng hạn trong
nội bộ ngành Nông nghiệp đƣợc chia ra thành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ
nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp biểu hiện sự thay đổi các mối
quan hệ tỷ lệ giữa trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, và còn giữa cây
lƣơng thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả trong trồng trọt. Do vậy
cần phân biệt sự khác nhau trong nội bộ ngành Nông nghiệp và phải phân biệt
theo đặc trƣng kỹ thuật và kinh tế của chúng để tạo ra hệ thống phân công lao
động cho phù hợp giữa các tiểu thủ ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
1.2. Những đặc trƣng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.2.1. Cơ cấu Nông nghiệp mang tính khách quan
Cơ cấu Nông nghiệp đƣợc hình thành do sự phát triển của sản xuất, phân
công lao động xã hội chi phối, ở một trình độ phát triển nhất định của lực lƣợng
sản xuất sẽ có một cơ cấu kinh tế tƣơng ứng. Điều đó khẳng định rằng: việc xác
lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần tôn trọng tính khách quan của nó và càng
không thể áp đặt chủ quan duy ý chí. Trong quá trình phát triển của lực lƣợng
7
sản xuất và phân công lao động xã hội từ các mối quan hệ kinh tế đã có thể xác
lập những tỷ lệ nhất định mà ta gọi là cơ cấu.
1.2.2. Cơ cấu Nông nghiệp mang tính lịch sử nhất định
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhƣ đã phân tích ở trên là tổng thể các mối quan
hệ kinh tế, đƣợc xác lập theo những tỷ lệ nhất định về mặt lƣợng trong thời gian
cụ thể. Tại thời điểm đó những điều kiện về kinh tế xã hội và tự nhiên, các tỷ lệ
đó đƣợc xác lập và hình thành tạo thành một cơ cấu kinh tế nhất định. Song một
khi có những biến đổi của một điều kiện nói trên thì lập tức các mối quan hệ này
cũng thay đổi và hình thành một cơ cấu mới thích hợp hơn với điều kiện mới.
1.2.3. Cơ cấu Nông nghiệp luôn vận động
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn luôn vận động không ngừng và phát triển
theo hƣớng ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn. Lực lƣợng sản xuất ngày càng phát
triển, con ngƣời ngày càng văn minh, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển,
phân công lao động càng tỉ mỉ phức tạp tất yếu sẽ dẫn đến cơ cấu kinh tế ngày
càng hoàn thiện. Sự vận động và biến đổi không ngừng của các yếu tố, các bộ
phận trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong khu vực kinh tế nông nghiệp
nói riêng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ vận động biến đổi và phát triển
không ngừng thông qua sự chuyển dịch của ngay bản thân nó. Cơ cấu cũ sẽ mất
đi và cơ cấu mới sẽ hình thành phát triển đó là quá trình vận động không ngừng
của sự vật và khi cơ cấu mới trở thành lỗi thời lạc hậu nó lại đƣợc thay thế bởi
một cơ cấu mới tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn. Sự vận động và biến đổi là tất yếu,
phản ánh sự phát triển không ngừng của văn minh nhân loại.
1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp là một quá trình
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình làm thay đổi cấu
trúc và mối liên hệ của một nền kinh tế theo một mục đích và phƣơng hƣớng
nhất định.
8
Quá trình này tất yếu phải xảy ra bởi sự phát triển và vận động không ngừng
của sự vật do đó, không có một cơ cấu kinh tế cụ thể nào là hoàn thiện và bất
biến. Cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói
riêng sẽ vận động và chuyển hóa từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới
nhƣng việc này đòi hỏi phải có thời gian và qua các bậc thang nhất định của sự
phát triển. Đầu tiên là sự chuyển đổi về số lƣợng, khi lƣợng đƣợc tích lũy đến độ
nhất định sẽ dẫn đến sự chuyển đổi về chất. Đó là quá trình chuyển hóa dần cơ
cấu kinh tế cũ thành cơ cấu kinh tế mới phù hợp và có hiệu quả hơn. Tất nhiên
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố trong đó sự tác động của con ngƣời có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt cần
phải có những giải pháp chính sách và cơ chế quản lý thích hợp để định hƣớng
cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Tất cả mọi sự nóng vội hoặc bảo thủ sẽ dẫn
đến sự trì trệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và gây
phƣơng hại đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung. Sự chuyển
dịch nền kinh tế nông nghiệp phải là một quá trình không thể khác đƣợc nhƣng
không phải là một quá trình tự phát do con ngƣời. Trên cơ sở nhận thức, nắm bắt
đƣợc các quy luật khách quan của cơ cấu kinh tế nông nghiệp con ngƣời sẽ tác
động theo những mục tiêu đã định nhằm chuyển dịch một cách có hiệu quả và
đúng hƣớng phục vụ cho con ngƣời. Nhƣng vấn đề quan trọng là phải bắt nguồn
từ đâu và với những biện pháp nào mà khi tác động vào nó sẽ gây phản ứng dây
chuyền tạo ra bƣớc phát triển nói lên tổng thể kinh tế nông nghiệp nói riêng và
nền kinh tế quốc dân nói chung.
1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp
1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp nhằm đáp ứng sự phát triển của nền
kinh tế thị trƣờng
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế đất nƣớc ta sang nền kinh tế thị trƣờng,
sự phát triển của nền kinh tế nông thôn nói chung và của nông nghiệp nói riêng
9
đã và đang phải đối mặt với sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng của thị
trƣờng.
Trong nền kinh tế thị trƣờng thì thị trƣờng luôn là yếu tố quyết định cho sự
phát triển kinh tế và đặc biệt là nó ảnh hƣởng quyết định đến việc hình thành và
biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Trong
khi xã hội không ngừng phát triển, nhu cầu của con ngƣời về nông sản cũng theo
đó mà không ngừng tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, chủng loại điều đó
cũng chính là đòi hỏi của thị trƣờng mà sản xuất đáp ứng.
Để sản xuất nông nghiệp đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng và nhu cầu
của ngƣời tiêu dùng đòi hỏi phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ,
muốn vậy thì không thể dừng lại cơ cấu nông nghiệp truyền thống mà đòi hỏi
phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ (chuyển dịch cơ cấu Nông
nghiệp phải theo yêu cầu và tác động của thị trƣờng). Thị trƣờng và nhu cầu
càng phát triển thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp càng phải biến đổi phong phú và
đa dạng hơn. Đƣơng nhiên nền kinh tế thị trƣờng thể có thể thừa nhận một cơ
cấu kinh tế hiệu quả nghĩa là cơ cấu đó phải có khả năng vừa đáp ứng tốt nhu cầu
của thị trƣờng vừa đem lại lợi nhuận cho ngƣời sản xuất.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế ngày càng
cao cho nhân dân thì đó là nguyện vọng thiết thực. Mặt khác, với nhu cầu ngày
càng cao của nhân dân hiện nay về nông sản thì chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp phải nhằm cải thiện đời sống nhân dân và ổn định chính trị xã hội.
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu là điều kiện và nhu cầu để mở rộng thị trƣờng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp
chính là điều kiện và yêu cầu để mở rộng thị trƣờng nhằm cung cấp một khối
lƣợng nông sản hàng hóa cho xã hội, nguyên liệu cho Công nghiệp, cung cấp
hàng hóa cho xuất khẩu để mở rộng thị trƣờng quốc tế. Mặt khác nó còn là nơi
10
cung cấp một phần lực lƣợng lao động cho các ngành kinh tế quốc dân và là thị
trƣờng tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm của ngành Công nghiệp. Quá trình chuyển
dịch cơ cấu Nông nghiệp sẽ giải phóng đƣợc sức lao động sản xuất ở nông thôn
từ đó cung cấp lao động cho Công nghiệp và Dịch vụ.
1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt
nông thôn nói chung và Nông nghiệp nói riêng
Để giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thu đƣợc kết quả.
Trong thời gian qua Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều những chính sách
nhằm đầu tƣ cho Nông nghiệp để tạo điều kiện cho nhu cầu phát triển sản xuất
kinh doanh của các ngành trong Nông nghiệp.
Nhƣ vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp không chỉ
sản xuất trồng trọt chăn nuôi phát triển theo hƣớng sản xuất hang hóa trên cơ sở
khai thác lợi thế của địa phƣơng mà cơ sở hạ tầng của nông thôn cũng đƣợc tăng
cƣờng, đầu tƣ xây dựng. Vấn đề y tế giáo dục ở nông thôn cũng đƣợc cải thiện,
trình độ dân trí đƣợc nâng cao một bƣớc do đó việc chuyển dịch cơ cấu Nông
nghiệp đã và đang từng bƣớc góp phần tích cực tới quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa, Nông nghiệp nông thôn và quá trình xây dựng nông thôn mới.
1.3.4. Chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp nhằm tạo ra một nền sản xuất
chuyên môn cao
Bởi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp các địa phƣơng đã chú
ý khai thác các lợi thế so sánh của địa phƣơng mình để phát triển sản xuất hàng
hóa, cho nên ở mỗi vùng, mỗi địa phƣơng đã tạo ra các vùng sản xuất cây trồng,
vật nuôi đặc thù phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu và điều kiện sản xuất ở
những nơi đó theo hƣớng tập trung, chuyên môn hóa và sản xuất hàng hóa làm
cho sản phẩm Nông nghiệp đa dạng và phong phú.
Kết quả của việc sản xuất tập trung, chuyên môn hóa trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu Nông nghiệp đã dẫn đến sự liên kết ngày càng chặt chẽ hơn nữa giữa
11
các ngành, các nghề sản xuất ở nông thôn do đó đã tạo ra một dây chuyền sản
xuất chặt chẽ không thể tách rời nhau. Ngành nghề này hỗ trợ tác động cho
ngành nghề kia cùng nhau phát triển.
1.4. Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp
Nhƣ chúng ta đã biết, xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu Nông nghệp hện nay
nhận đƣợc sự chỉ đạo và quan tâm lớn từ các cấp lãnh đạo của nhà nƣớc ta. Xu
hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành nƣớc ta hiện nay đang hƣớng tới là sự tăng tỷ
trọng ở các ngành Công nghiệp và Dịch vụ, đồng thời là việc giảm bớt tỷ trọng
của ngành Nông nghiệp. Trong đó, xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu của nội ngành
Nông nghiệp lại hƣớng tới sự gia tăng tỷ trọng của các tiểu ngành có giá trị kinh
tế cao hơn mà lại tốn ít nhân lực, sức ngƣời hơn. Ví dụ nhƣ hiện nay, chúng ta
đang tích cực gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong
khi giảm bớt tỷ trọng ngành trồng trọt. Hơn nữa, ngay cả trong nội ngành trồng
trọt sự chuyển dịch từ việc trồng các cây có giá trị kinh tế thấp nhƣ Lúa, Ngô,
Khoai, Sắn… sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao hơn nhƣ các cây ăn quả,
hoa màu, cây công nghiệp nhằm gia tăng giá trị tạo ra. Nói chung xu hƣớng
chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp tại Việt Nam có thể cho là đang đi đúng hƣớng
và phù hợp với xu thế chung của thế giới cũng nhƣ phù hợp với điều kiện của
chúng ta.
1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố khác nhau,
mỗi nhân tố đều có vai trò, vị trí và tác động nhất định tới cơ cấu Nông nghiệp.
Có những nhân tố tác động tích cực cũng có những nhân tố tác động tiêu cực. Có
những nhân tố vào thời điểm này, vùng này đƣợc coi là năng động nhƣng vào
thời điểm khác vùng khác lại bị coi là sự trì trệ cho sự chuyển dịch. Tổng hợp
các nhân tố tác động đến cơ cấu Nông nghiệp cho phép chúng ta tìm ra lợi thế so
sánh của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng. Từ đó, có thể lựa chọn một cách sơ bộ một
12
cơ cấu kinh tế hợp lý, hài hòa thích hợp với từng địa phƣơng, từng vùng khác
nhau.
1.5.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Nhóm này bao gồm các yếu tố về vị trí địa lý, của các vùng lãnh thổ, điều
kiện đất đai, điều kiện khí hậu và thời tiết của các vùng đó. Các nguồn tài
nguyên khác của vùng (nguồn nƣớc, rừng, khoáng sản…).
Các nhân tố tự nhiên trên tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành, vận
động và biến đổi của cơ cấu Nông nghiệp, sự tác động và ảnh hƣởng của các
điều kiện trên tới cơ cấu Nông nghiệp cũng không giống nhau. Trong các nội
dung của cơ cấu Nông nghiệp thì cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ chịu sự ảnh
hƣởng lớn nhất bởi các điều kiện tự nhiên, còn các cơ cấu khác thì ảnh hƣởng ít
hơn.
Các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý có ảnh hƣởng trực tiếp
tới sự phát triển của Nông nghiệp và qua Nông nghiệp ảnh hƣởng gián tiếp tới sự
phát triển của các ngành khác.
Các nguồn tài nguyên khác cũng ảnh hƣởng tới Nông nghiệp. Giữa các vùng
khác nhau với vị trí địa lý khác nhau có điều kiện khí hậu và điều kiện đất đai,
các nguồn tài nguyên khác và hệ sinh thái khác nhau dẫn đến sự khác nhau về số
lƣợng và quy mô các ngành kinh tế Nông nghiệp nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, ngƣ nghiệp là những ngành chịu ảnh hƣởng trực tiếp hơn cả. Chính từ sự
khác nhau đó làm cho số lƣợng và quy mô của các phân ngành và chuyên ngành
sâu của nông - lâm - ngƣ nghiệp giữa các vùng có sự khác nhau dẫn tới sự khác
nhau về cơ cấu ngành. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét trong sự phân biệt về cơ
cấu ngành Nông nghiệp giữa các vùng trong cả nƣớc đặc biệt giữa đồng bằng và
miền núi. Hay ngay bản thân trong cùng một lãnh thổ thì cơ cấu ngành cũng
khác nhau do tính đa dạng và phong phú của điều kiện tự nhiên và sự phát triển
13
không đồng đều của các nguồn lực. Đây chính là cơ sở tự nhiên để hình thành
các vùng kinh tế nói chung và các vùng kinh tế nông nghiệp nói riêng. Trên cơ
sở phân vùng kinh tế, thì phân công lao động cũng diễn ra thông qua việc bố trí
các ngành sản xuất trên các vùng một cách thích hợp để khai thác hiệu quả các
tiềm năng và lợi thế của từng vùng, xây dựng lên một cơ cấu vùng kinh tế phù
hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đó.
1.5.2. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện kinh tế xã hội
Nhóm này bao gồm các yếu tố: thị trường, hệ thống các chính sách vĩ mô của
Nhà nước, vốn, cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm tập quán và truyền thống sản xuất
của dân cư, dân số và lao động…
1.5.2.1. Nhân tố thị trƣờng tiêu thụ
Trong nhóm nhân tố trên thì nhân tố thị trƣờng có ảnh hƣởng quyết định tới
sự phát triển kinh tế nói chung và sự hình thành, biến đổi cơ cấu Nông nghiệp
nói riêng, bởi vì nó chỉ tồn tại và vận động thông qua hoạt động của con ngƣời.
Những ngƣời sản xuất hàng hóa chỉ sản xuất và đem bán ra thị trƣờng những sản
phẩm mà họ cảm thấy chúng đem lại lợi nhuận thỏa đáng cho mình. Nhƣ vậy, thị
trƣờng thông qua quan hệ cung cầu mà tín hiệu là giá cả hàng hóa, chúng thúc
đẩy hay ngăn cản ngƣời sản xuất tham gia hay không tham gia vào thị trƣờng, do
đó, chính từ thị trƣờng mà ngƣời sản xuất tự xác định khả năng tham gia cụ thể
của mình vào thị trƣờng với những loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ gì với quy
mô nhƣ thế nào, thông qua đó phản ánh cơ cấu kinh tế từng vùng, từng địa
phƣơng. Tuy nhiên do mức độ tiếp nhận thông tin khác nhau, điều kiện sản xuất
khác nhau lại chi phối số lƣợng ngƣời tham gia vào việc tạo ra và tiêu thụ sản
phẩm trên thị trƣờng cũng không giống nhau.
1.5.2.2. Nhân tố công cụ pháp lý
Hệ thống chính sách kinh tế cũng tác động mạnh mẽ với các văn bản, quy
định, nghị định… cùng tác động vào nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu đã
14
định. Với các công cụ quản lý vĩ mô khác nhau, thúc đẩy việc hình thành một cơ
cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế hợp lý, trình độ công nghệ ngày
càng đƣợc nâng cao nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực,
các lợi thế của đất nƣớc và khu vực Nông nghiệp. Để làm đƣợc điều đó thì đòi
hỏi phải có những điều kiện vật chất nhất định, tƣơng ứng với yêu cầu hình
thành và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Để đáp ứng đòi hỏi về các điều kiện vật chất
trên thì nhất thiết phải đầu tƣ và phải có vốn đầu tƣ bởi vì quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải có những nguồn vốn đầu tƣ lớn. Chính vì điều này mà
vốn đầu tƣ có ảnh hƣởng trực tiếp rất lớn tới sự hình thành và phát triển của các
ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế.
1.5.2.3. Nhân tố cơ sở hạ tầng
Xây dựng và tăng cƣờng cơ sở hạ tầng là điều kiện cần thiết để phát triển
kinh tế Nông nghiệp, đảm bảo cho nền kinh tế hàng hóa phát triển nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Những vùng mà cơ sở hạ tầng phát
triển, đặc biệt là các công trình hạ tầng về kỹ thuật thì ở đó có điều kiện để phát
triển các ngành sản xuất chuyên môn hóa phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và
nguồn lực của vùng. Cơ sở hạ tầng cũng là điều kiện để ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và ngƣợc lại cơ sở hạ tầng yếu
kém thì sự hình thành và phát triển của các ngành sản xuất và các vùng kinh tế
trên cơ sở chuyên môn hóa cũng nhƣ quá trình đƣa tiến bộ kỹ thuật công nghệ
vào sản xuất bị kìm hãm.
1.5.2.4. Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố quan trọng mang tính quyết định đã nêu ở trên thì các
nhân tố nhƣ kinh nghiệm, tập quán, phong tục, dân số… khác nhau giữa các
vùng cũng ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển của các ngành trong nông
nghiệp và ảnh hƣởng tới cơ cấu Nông nghiệp. Những đặc trƣng này ảnh hƣởng
15
trực tiếp tới việc quy hoạch một cách tổng thể cho công tác chuyển dịch cơ cấu
Nông nghiệp.
1.5.3. Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật
Nhóm này gồm: các hình thức và tổ chức trong Nông nghiệp, sự phát triển
của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Cơ cấu Nông nghiệp là phạm trù khách quan nhƣng lại là sản phẩm hoạt
động của con ngƣời. Sự tồn tại vận động và biến đổi của cơ cấu Nông nghiệp
đƣợc giải quyết bởi sự tồn tại và hoạt động của các chủ thể kinh tế trong Nông
nghiệp. Bởi vì vậy, đến cùng hoạt động của các chủ thể kinh tế trong Nông
nghiệp là cơ sở của sự hình thành và phát triển các ngành kinh tế, các vùng kinh
tế, các thành phần kinh tế. Các chủ thể kinh tế tồn tại và hoạt động thông qua các
hình thức tổ chức sản xuất với quy mô tƣơng ứng. Do đó các hình thức tổ chức
sản xuất trong nông nghiệp với mô hình tƣơng ứng là một trong những nhân tố
quan trọng ảnh hƣởng tới sự hình thành và biến đổi cơ cấu Nông nghiệp.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần quyết định
việc hoàn thiện các phƣơng thức sản xuất nhằm khai thác sử dụng hợp lý hiệu
quả hơn các nguồn lực xã hội thông qua đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành
sản xuất trong đó có Nông nghiệp và các vùng kinh tế, đặc biệt là những vùng có
lợi thế.
Nhƣ vậy, ta thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp chịu ảnh hƣởng
của nhiều yếu tố hơn nữa các nhân tố đó lại tác động một cách hữu ứng và thay
đổi thƣờng xuyên. Nếu không nhận thức đúng đắn các nhân tố trên thì chúng ta
có thể dễ rơi vào chủ quan duy ý chí nhƣ đã gặp phải trƣớc đây.
16
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI
2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện có ảnh hƣởng đến
chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp huyện Sa Pa
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội
296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang;
phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc
giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới.
Vùng đất thành phố Lào Cai ngày nay xưa kia có một khu chợ, dần dần người
ta mở mang thêm một phố chợ.Vì thế phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa phương
được gọi là Lão Nhai (tức Phố Cũ). Sau này người ta mở thêm một phố chợ khác
gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Khi làm bản đồ, người Pháp viết Lao Cai
thành Lào Kay. Danh từ Lào Kay đã dược người Pháp sử dụng trong các văn
bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai.
Sau ngày tỉnh Lao Cai được giải phóng (11-1950), đã thống nhất gọi là Lào Cai
cho đến ngày nay.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Sa Pa, tỉnh Lào cai
Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc Sa Pa là một khu nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh
Lào Cai, Việt Nam. Một vùng đất khiêm nhƣờng, lặng lẽ nhƣng ẩn chứa bao
điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa đƣợc
kết hợp với sức sáng tạo của con ngƣời cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh
của rừng, nhƣ bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng
có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Sa Pa có diện tích tự nhiên 67.864 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên
của tỉnh, nằm trong tọa độ đại lý từ 22
0
07’04’’ đến 22
0
28’46’’ vĩ độ bắc và
103
0
43’28’’ đến 104
0
04’15’ độ kinh đông.
17
- Phía Bắc giáp huyện Bát Xát.
- Phía Nam giáp huyện Văn Bàn.
- Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng.
- Phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đƣờng - tỉnh Lai Châu.
Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên
trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu.
2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.2.1. Địa hình, đất đai
Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.800m, địa hình nghiêng và thoải
dần theo hƣớng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi
Păng cao 3.143m và thấp nhất là suối Bo cao 400m so với mặt biển.
Huyện Sa Pa có 6 nhóm đất chính và đƣợc chia làm 8 loại đất phụ:
- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (HA): Có diện tích 12.060 ha, chiếm
17,77% diện tích tự nhiên. Đất đƣợc hình thành trên độ cao 1700m - 2800m,
phân bố hầu hết ở các đỉnh núi cao, có nguồn gốc phát sinh từ nhiều loại đá mẹ
khác nhau. Thích nghi với các loại cây lâm nghiệp, cây đặc sản, cây dƣợc liệu và
cây lƣơng thực, thực phẩm có giá trị.
- Nhóm đất mùn thô than bùn trên núi cao (HT): Diện tích 126 ha chiếm
0,18% diện tích tự nhiên, phân bố ở đỉnh cao 2.800 - 3.143 m của đỉnh Phan Xi
Păng. Trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm rét khô, mùa đông có băng giá, vì
vậy đất mang tính ôn đới khá rõ, phù hợp các cây ăn quả xứ lạnh nhƣ Đào, Lê,
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao từ 700m - 1.700mm (HF): Diện tích
44.300 ha chiếm 65,28 % diện tích tự nhiên, đá mẹ chủ yếu là đá Granit thuộc
18
nhóm đá, tầng đất trung bình 70 - 100 cm, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm
nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dƣợc liệu, cây lƣơng thực, rau màu.
- Nhóm đất Fe ralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình (F): Phân bố ở độ cao
400m - 700m, diện tích 3.533 ha, chiếm 5,21 % diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa nƣớc (FL): Diện tích
1.065 ha chiếm 1,57 % diện tích tự nhiên, đất đƣợc hình thành trong quá trình
canh tác lúa nƣớc lâu đời, phân phố giải rác khắp nơi trong huyện.
- Nhóm đất thung lũng và sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 862 ha, chiếm
1,27 % diện tích tự nhiên.
2.1.1.2.2. Khí hậu, thời tiết
Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu
ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mƣa nhiều từ tháng 5 đến
tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mƣa kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc
đến tháng 4 năm sau.
Do ảnh hƣởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh
và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trƣng cơ bản sau:
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,4
0
C, nhiệt độ trung bình từ
18 - 20
0
C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 12
0
C. Nhiệt độ tối
cao tuyệt đối 33
0
C vào tháng 4, ở các vùng thấp. Nhiệt độ xuống thấp nhất từ
tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 0
0
C (cá biệt có những năm xuống tới
-3,2
0
C). Vào cuối năm 2013, nhiệt độ xuống thấp dƣới 0
0
kèm theo mƣa đã gây
ra mƣa tuyết với mật độ khá dày, lên tới 50cm, tạo ra khung cảnh Sa Pa đẹp và
khá huyển ảo. Hiện tƣơng tự nhiên kỳ thú này đã thu hút rất nhiều du khách hiếu
kỳ từ khắp mọi nơi trong và ngoài nƣớc tới Sa Pa.
19
* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của Sa Pa biến động trong
khoảng 1.400 - 1.460 giờ. Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số
giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất,
khoảng 30 - 40 giờ.
* Độ ẩm: Độ ẩm không khí tƣơng đối cao, bình quân hàng năm từ 85 - 90 %,
độ ẩm thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65% - 70%. Do sƣơng mù nhiều, càng lên
cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm
ƣớt hơn các khu vực khác.
* Lƣợng mƣa: Tổng lƣợng mƣa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao
nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mƣa cũng phụ thuộc vào
địa hình từng khu vực, càng lên cao mƣa càng lớn. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lƣợng mƣa cả năm. Các tháng ít mƣa có lƣợng
mƣa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng. Mƣa đá hay xảy ra vào các tháng 2,3,4 và
không thƣờng xuyên trong các năm, những năm xuất hiện mƣa đá đều gây ra
thiệt hại không nhỏ cho công tác sản xuất nông nghiệp.
* Gió: Sa Pa có hai hƣớng gió chính và đƣợc phân bố theo hai mùa, mùa hè
có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. Với địa hình đồi núi
phức tạp và nằm sâu trong lục địa, Sa Pa ít chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa
mà chủ yếu là gió địa hình diễn ra cục bộ theo từng khu vực, tốc độ gió trung
bình đạt 2,2 m/s, mạnh nhất có thể lên tới 19,7 m/s. Ngoài ra huyện Sa Pa còn
chịu ảnh hƣởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phƣơng) cũng rất khô nóng, thƣờng
xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.
* Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thƣờng có mƣa to kéo theo
lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc. Hiện tƣợng thiên nhiên
này đem lại nguy hiểm khá lớn cho con ngƣời và cả hoa màu, nông sản.
20
* Sƣơng: Sƣơng mù thƣờng xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa
đông một số nơi có mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao
và thung lũng kín gió còn có cả sƣơng muối, băng giá, tuyết. Mỗi đợt kéo dài 2 -
3 ngày, gây ảnh hƣởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.
Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam đƣợc dãy Hoàng
Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành
hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông
lâm nghiệp. Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tƣởng của
khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên các hiện tƣợng tuyết rơi, băng giá,
mƣa đá, sƣơng muối cũng ảnh hƣởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Với đặc điểm khí hậu đặc thù nhƣ ở Sa Pa rất thuận lợi cho việc trồng các cây
thuốc quý nhƣ tam thất, đƣơng quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả, actiso … Còn các
cây ăn quả phù hợp nhƣ mận, đào, lê.
Do đặc điểm của các khu vực khác nhau nên đã tạo ra các vùng sinh thái khác
nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng thời điểm.
2.1.1.2.3. Tài nguyên nƣớc
Sa Pa có mạng lƣới sông suối khá dày, trung bình khoảng 0,7 - 1,0 km/km2.
Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều. Tài nguyên nƣớc của Sa Pa
phong phú, là đầu nguồn của hệ thống sông suối Bo và suối Đum, hàng năm
đƣợc bổ sung lƣợng mƣa đáng kể, để lại một khối lƣợng nƣớc mặt và nƣớc ngầm
khá lớn.
- Nguồn nƣớc mặt: Đƣợc tiếp nhận trung bình hàng năm khoảng 1,63 tỷ m3,
lƣợng dòng chảy toàn phần là 1.873 mm, lớp dòng chảy mặt là 1.252 mm, dòng
chảy ngầm là 648 mm. Lƣợng trữ ẩm lãnh thổ 1.180 mm và lƣợng bốc hơi thực
tế 532 mm. Cùng với mạng lƣới ngòi, suối tự nhiên khá dày và hệ thống các